Tóm tắt Luận án Nghiên cứu sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa phục vụ du lịch tại thành phố Uông bí, tỉnh Quảng Ninh
Thành phố Uông Bí nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Quảng Ninh, nơi có
hội tụ đầy đủ các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội để phát triển sản xuất nông
nghiệp hàng hóa và có nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh để phát triển
du lịch. Với những lợi thế về địa hình, thổ nhưỡng, Uông Bí có tiềm năng rất lớn
để phát triển một số sản phẩm nông nghiệp đặc thù của địa phương như Vải chín
sớm Phương Nam, Thanh long ruột đỏ, Mai vàng Yên Tử, Rượu Mơ Yên Tử,
Cơm chay, canh gà.Tuy nhiên, phương thức phát triển sản xuất chưa đa dạng,
chưa tận dụng được với các lợi thế khác để hỗ trợ thị trường tiêu thụ sản phẩm
nông nghiệp hàng hóa của địa phương trong đó có thị trường khách du lịch.
Hàng năm Uông Bí đã đón một lượng khách du lịch rất lớn đến du lịch
dưới nhiều hình thức lễ hội, tâm linh, sinh thái nghỉ dưỡng. Điển hình là khu
danh thắng tâm linh Yên Tử, trung tâm tâm linh phật giáo của tỉnh Quảng Ninh
trung bình mỗi năm đón trên 2 triệu lượt khách đến hành hương, lễ hội. Chính vì
vậy, việc nghiên cứu mối quan hệ giữa phát triển du lịch với sản xuất nông
nghiệp hàng hóa để cùng nhau hỗ trợ phát triển là việc làm rất cần thiết.
Đến nay thành phố Uông Bí chưa có công trình nghiên cứu cụ thể mang
tính hệ thống trong việc sử dụng đất nông nghiệp nhằm mục đích tạo ra các sản
phẩm hàng hóa đặc thù của địa phương gắn kết với hoạt động du lịch. Chính vì
vậy, để làm rõ những quan điểm trên và giúp cho thành phố Uông Bí có những
cơ sở khoa học trong việc lựa chọn phát triển những sản phẩm nông nghiệp hàng
hóa đặc thù phục vụ du lịch mang lại hiệu quả cao và bền vững là rất quan trọng
và cần thiết
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Nghiên cứu sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa phục vụ du lịch tại thành phố Uông bí, tỉnh Quảng Ninh
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRẦN XUÂN BIÊN NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA PHỤC VỤ DU LỊCH TẠI THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI MÃ SỐ : 62 85 01 03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI - 2016 Công trình hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn: 1. PGS.TS. NGUYỄN XUÂN THÀNH 2. PGS.TS. ĐỖ NGUYÊN HẢI Phản biện 1: PGS.TS. NGUYỄN KHẮC THỜI Học viện Nông nghiệp Việt Nam Phản biện 2: PGS.TS. NGUYỄN VĂN BỘ Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam Phản biện 3: TS. NGUYỄN ĐẮC NHẪN Tổng cục Quản lý đất đai Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ, ngày tháng năm 2016 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam 1PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Thành phố Uông Bí nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Quảng Ninh, nơi có hội tụ đầy đủ các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa và có nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh để phát triển du lịch. Với những lợi thế về địa hình, thổ nhưỡng, Uông Bí có tiềm năng rất lớn để phát triển một số sản phẩm nông nghiệp đặc thù của địa phương như Vải chín sớm Phương Nam, Thanh long ruột đỏ, Mai vàng Yên Tử, Rượu Mơ Yên Tử, Cơm chay, canh gà...Tuy nhiên, phương thức phát triển sản xuất chưa đa dạng, chưa tận dụng được với các lợi thế khác để hỗ trợ thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hàng hóa của địa phương trong đó có thị trường khách du lịch. Hàng năm Uông Bí đã đón một lượng khách du lịch rất lớn đến du lịch dưới nhiều hình thức lễ hội, tâm linh, sinh thái nghỉ dưỡng. Điển hình là khu danh thắng tâm linh Yên Tử, trung tâm tâm linh phật giáo của tỉnh Quảng Ninh trung bình mỗi năm đón trên 2 triệu lượt khách đến hành hương, lễ hội. Chính vì vậy, việc nghiên cứu mối quan hệ giữa phát triển du lịch với sản xuất nông nghiệp hàng hóa để cùng nhau hỗ trợ phát triển là việc làm rất cần thiết. Đến nay thành phố Uông Bí chưa có công trình nghiên cứu cụ thể mang tính hệ thống trong việc sử dụng đất nông nghiệp nhằm mục đích tạo ra các sản phẩm hàng hóa đặc thù của địa phương gắn kết với hoạt động du lịch. Chính vì vậy, để làm rõ những quan điểm trên và giúp cho thành phố Uông Bí có những cơ sở khoa học trong việc lựa chọn phát triển những sản phẩm nông nghiệp hàng hóa đặc thù phục vụ du lịch mang lại hiệu quả cao và bền vững là rất quan trọng và cần thiết. 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI - Đánh giá thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và một số sản phẩm nông nghiệp hàng hóa đặc thù phục vụ cho du lịch ở Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh; - Định hướng và đề xuất giải pháp sử dụng đất sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa đáp ứng cho du lịch ở thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu Người sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp và các chính sách liên quan đến sử dụng đất nông nghiệp; Đất sản xuất nông nghiệp, các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, các mô hình sản xuất nông nghiệp đặc thù phục vụ cho hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. 23.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh từ tháng 4/2011 đến tháng 12/2014. Thời điểm theo dõi mô hình, điều tra số liệu, điều tra nông hộ được tiến hành trong 2 năm 2012, 2013. 4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN - Đánh giá được lợi thế về tiềm năng phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa của 3 loại cây đặc thù phục vụ du lịch tại thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh; - Đề xuất định hướng và giải pháp phát triển 3 mô hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp hàng hóa đặc thù (mô hình Vải chín sớm; mô hình Thanh long ruột đỏ; mô hình Mai vàng Yên Tử) phục vụ du lịch cho hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường phù hợp với điều kiện sản xuất của thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. 5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI - Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu góp phần vào cơ sở khoa học nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp tạo sản phẩm hàng hóa đáp ứng nhu cầu của thị trường nói chung và ngành du lịch nói riêng. - Ý nghĩa thực tiễn: + Giúp cho các nhà quản lý, nhà kỹ thuật vạch định chiến lược sử dụng đất sản xuất nông nghiệp hợp lý trên địa bàn Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh; + Kết quả nghiên cứu đã góp phần gia tăng sản phẩm nông nghiệp hàng hóa đặc thù đáp ứng nhu cầu của ngành du lịch, tăng thu nhập cho người dân, tăng hiệu quả kinh tế trên 1 đơn vị diện tích sản xuất nông nghiệp. PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA PHỤC VỤ DU LỊCH - Các vấn đề đất nông nghiệp, sử dụng đất nông nghiệp và phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, nội dung của sản xuất nông nghiệp hàng hóa đã được luận án làm rõ thêm. Đồng thời đưa ra vai trò và tiêu chí đánh giá của phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa. - Các vấn đề về du lịch, loại hình du lịch và tiềm năng du lịch ở Việt Nam. Đánh giá mối quan hệ giữa sản xuất nông nghiệp hàng hóa với phát triển du lịch. 32.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA PHỤC VỤ DU LỊCH - Tìm hiểu chính sách, quy hoạch và chiến lược phát triển sản phẩm nông nghiệp hàng hóa phục vụ du lịch ở Thái Lan. Nghiên cứu tiềm năng nhằm làm cơ sở cho hoạch định, phát triển sản phẩm nông nghiệp hàng hóa phục vụ du lịch ở một số nước như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia. Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa phục vụ du lịch của các nước. - Tìm hiểu một số mô hình phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa phục vụ du lịch ở Việt Nam. Mặc dù còn khá mới mẻ nhưng hoạt động sản xuất nông nghiệp hàng hóa phục vụ du lịch trong những năm qua đang có chiều hướng phát triển mạnh và đã được xác định chiếm vị trí quan trọng đối với nhiều địa phương. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, du lịch ở Việt Nam hiện nay vẫn đang bó hẹp trong một số loại hình chủ yếu là du lịch tâm linh, nghỉ biển, du lịch vùng sông nước... Nhiều địa phương đã gắn kết quá trình sản xuất nông nghiệp hàng hóa với hoạt động du lịch như: Tuyên Quang với các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa đặc thù của địa phương là Cam sành (Hàm Yên), hoa, rau sạch và dâu tây ở Đà Lạt, dâu da ở Hậu Giangđã bước đầu thu hút được nhiều khách du lịch và đem lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và môi trường. 2.3. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA PHỤC VỤ DU LỊCH TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM Thống kê một số công trình, dự án do các nhà khoa học, nhà quản lý đã công bố liên quan tới vấn đề sản xuất nông nghiệp hàng hóa phục vụ du lịch trên thế giới và ở Việt Nam 2.4. NHẬN XÉT CHUNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU Ở Việt Nam trong những năm qua đã có nhiều chương trình, nhiều giải pháp được đặt ra để hỗ trợ, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa phát triển, đặc biệt là khâu tiêu thụ sản phẩm trong đó đã có nhiều địa phương đã gắn kết giữa sản xuất nông nghiệp hàng hóa với phát triển du lịch qua các đề án, công trình nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu đều tập trung phân tích vào cơ sở lý luận, mối quan hệ giữa sản xuất nông nghiệp hàng hóa với phát triển du lịch trên góc độ hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển. Cho đến nay chưa có luận án, công trình nghiên cứu nào đánh giá cụ thể một cách có hệ thống giữa vấn đề sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với phát triển du lịch. 4PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU - Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. - Thực trạng phát triển nông nghiệp ở thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh - Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch ở thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh - Đánh giá tiềm năng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa phục vụ du lịch trên địa bàn thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh - Định hướng sử dụng đất và đề xuất mô hình phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa phục vụ du lịch ở thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh - Định hướng và đề xuất một số giải pháp sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa phục vụ du lịch trên địa bàn thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh 3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu * Chọn vùng nghiên cứu: thành phố Uông Bí được chia thành 3 tiểu vùng sinh thái. Đó là: tiểu vùng đồi núi; tiểu vùng thung lũng; tiểu vùng đồng bằng chuyển tiếp. * Lựa chọn mô hình: Các mô hình sau đây được lựa chọn để theo dõi và đánh giá trong 2 năm 2012-2013: Mô hình Vải chín sớm Phương Nam; Mô hình Thanh long ruột đỏ; Mô hình Mai vàng Yên Tử; * Chọn hộ điều tra: Hộ điều tra phải là các hộ đại diện sản xuất ở các mô hình bao gồm 3 nhóm hộ là nhóm hộ sản xuất Thanh long ruột đỏ, nhóm hộ sản xuất Vải chín sớm và nhóm hộ sản xuất Mai vàng Yên Tử. Trong phạm vi đề tài, tác giả chọn 210 hộ điều tra (70 hộ/1 mô hình) theo mẫu phiếu trong TCVN 8409: 2010 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. * Chọn khách du lịch điều tra: Điều tra nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp hàng hóa đặc thù (các loại hoa quả) phục vụ khách du lịch trên địa bàn thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh (300 phiếu) được phỏng vấn khách du lịch vào đúng thời gian chính lễ hội Yên Tử năm 2012, 2013. 3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin Sử dụng phương pháp điều tra nhanh nông thôn (RRA) và phương pháp điều tra có sự tham gia của người dân (PRA). 3.2.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường Theo tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8409:2010 quy trình đánh giá đất sản xuất nông nghiệp phục vụ cho quy hoạch sử dụng đất cấp huyện. 53.2.4. Phương pháp phân tích, dự báo * Phương pháp phân tích định lượng bằng hàm sản xuất Áp dụng theo phương nghiên cứu hàm sản xuất của Lê Tấn Luật (2004), Trần Ngọc Minh (2006): Dùng để lượng hóa các mối quan hệ, tác động qua lại giữa các yếu tố đầu vào (đất đai, lao động, vốn, trình hộ canh tác) và kết quả đầu ra (thu nhập). Từ đó thấy được ảnh hưởng của từng yếu tố đầu vào và kết quả thu được. Hàm sản xuất Cobb – Douglas có dạng: Yi = X1α1X2α2.Xnαn e(γ1D1 + γ2D2 + Ui) Trong đó: Yi là biến nội sinh cần phân tích như: thu nhập, tổng thu X1X2Xn là các biến ngoại sinh tác động lên Y gồm đất đai, lao động D: là yếu tố định tính: trình độ chủ hộ, loại đất, loại hộ (D1= 1, 0; D2= 1, 0) α1 α2αn là các tham số của mô hình nó biểu hiện tỷ lệ % thay đổi của Y khi có sự thay đổi 1% của các yếu tố đầu vào X nào đó. γ1γ2 là các hệ số của biến định tính. * Phương pháp dự báo: dự báo khả năng phát triển của 03 mô hình về quy mô đất đai, năng suất, sản lượng và khả năng đáp ứng cho thị trường du lịch. 3.2.5. Phương pháp lấy mẫu và phân tích đất Điều tra lấy mẫu đất tuân thủ quy trình điều tra phân loại đất và lập bản đồ đất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Phúc tra 02 phẫu diện cho mô hình sản xuất Thanh long ruột đỏ, mô hình sản xuất Vải chín sớm Phương Nam. Các mẫu và phẫu diện đất được lấy vào thời điểm tháng 4/2012. 3.2.6. Phương pháp thống kê, so sánh, tổng hợp, xử lý thông tin số liệu Phương pháp sử dụng các phần mềm Word, Excel để thống kê, so sánh, tổng hợp và xử lý tài liệu, số liệu sơ cấp và thứ cấp. 3.2.7. Phương pháp đánh giá tiềm năng đất đai Căn cứ vào đặc điểm đất đai (điều kiện khí hậu; địa hình, địa mạo); yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất; tính chất thổ nhưỡng: Bản đồ thổ nhưỡng; độ phì; độ dốc; thành phần cơ giới (được kế thừa từ kết quả điều tra thổ nhưỡng của Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp năm 2005); Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn thành phố Uông Bí. Sử dụng công nghệ chồng xếp trên ArcGIS, MicroStation để xác định tiềm năng đất đai. 3.2.8. Phương pháp sử dụng công nghệ GIS thành lập bản đồ Sử dụng phầm mềm ArcGIS MicroStation trong hệ thống thông tin địa lý (GIS - Geographic Information Systems) xây dựng bản đồ. Kế thừa bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 tiến hành chỉnh lý và hoàn thiện bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2013, bản đồ thổ nhưỡng năm 2005 của thành phố 6Uông Bí tỷ lệ 1: 1:25.000 (UBND thành phố Uông Bí, 2010) để xây dựng bản đồ bản đồ tiềm năng đất đai cho mô hình sản xuất Vải chín sớm Phương Nam, Thanh long ruột đỏ và bản đồ định hướng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất nông nghiệp hàng hóa phục vụ du lịch trên địa bàn thành phố đến năm 2020. PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI 4.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên Uông Bí nằm từ 21o00’ đến 21o10’ vĩ độ Bắc và từ 106o40’ đến 106o52’ kinh độ Đông với tổng diện tích tự nhiên là 25.630,77 ha, bao gồm 9 phường và 2 xã. Với vị trí nằm trong cánh cung Đông Triều, có nhiều dãy núi cao ở phía Bắc và thấp dần xuống phía Nam, đã tạo cho Yên Tử một chế độ khí hậu đặc trưng, vừa mang tính chất khí hậu miền núi vừa mang tính chất khí hậu miền duyên hải. Theo tài liệu điều tra thổ nhưỡng của Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp (2005), đất đai của thành phố được chia thành 6 nhóm đất và 10 đơn vị đất (bảng 4.1) Bảng 4.1. Tổng hợp các nhóm của thành phố Uông Bí TT TÊN ĐẤT Ký hiệu DIỆN TÍCH(ha) Tỷ lệ (%) 1 Nhóm đất mặn M 505 1,97 - Đất mặn sú vẹt đước Mm 505 1,97 2 Nhóm đất phèn S 1.899 7,41 - Đất phèn hoạt động Sj 1.899 7,41 + Đất phèn hoạt động sâu Sj2 51 0,20 + Đất phèn hoạt động sâu mặn Sj2M 1.848 7,21 3 Nhóm đất phù sa P 815 3,18 - Đất phù sa không được bồi chua Pc 738 2,88 - Đất phù sa có tầng loang đỏ vàng Pf 77 0,30 4 Nhóm đất xám X 260 1,01 - Đất xám trên phù sa cổ X 72 0,28 - Đất xám glây Xg 188 0,73 5 Nhóm đất đỏ vàng F 15.724 61,35 - Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa Fl 1.640 6,40 - Đất nâu vàng trên phù sa cổ Fp 60 0,23 - Đất vàng nhạt trên đá cát Fq 14.024 54,72 6 Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi H 51 0,20 - Đất mùn vàng nhạt trên đá cát Hq 51 0,20 Diện tích điều tra 19.254 75,12 Diện tích không điều tra 6.377 24,88 Tổng diện tích tự nhiên 25.631 100 4.1.2. Điều kiện xã hội a. Điều kiện kinh tế Năm 2013, tổng sản phẩm (GDP) trên địa bàn thành phố theo giá thực tế 7đạt 16.324,65 tỉ đồng tăng 20,58% so với năm 2005 (UBND TP. Uông Bí, 2013). Giá trị sản xuất ngành công nghiệp – xây dựng đạt 11.014 tỷ đồng (tăng 17,29% so với năm 2005), ngành thương mại – dịch vụ và du lịch đạt 4.736,30 tỷ đồng (tăng 34,13% so với năm 2005), ngành nông nghiệp đạt 574,35 tỷ đồng (tăng 20,79% so với năm 2005). b. Các vấn đề xã hội - Dân số: Dân số năm 2013 là 117.197 người (chiếm 9,88% tổng số dân số của cả tỉnh Quảng Ninh) tăng 16.247 người so với năm 2005. Mật độ dân số của thành phố là 457 người/km2, gấp 2,35 lần so với mật độ dân số chung của tỉnh (194 người/km2). - Lao động, việc làm: Năm 2013 số người trong độ tuổi lao động toàn thành phố 58.186 người chiếm 49,65% tổng dân số, tăng 3.592 lao động so với năm 2005. Lao động trong ngành nông, lâm và thủy sản 15.156 người chiếm 26,05%; Công nghiệp, xây dựng 27.955 người chiếm 48,04%; Thương mại dị ... ô hình Vải chín sớm Phương Nam, Thanh Long ruột đỏ. Ln (số lượng cây) áp dụng cho mô hình Mai vàng Yên Tử. - Đối với mô hình sản xuất Vải chín sớm Phương Nam: kết quả phân tích hàm Cobb - Douglas cho thấy, các hệ số thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố đã được đề cập với hiệu quả thu được trên 1 ha đất trồng Vải chín sớm Phương Nam. Các hệ số này biểu hiện bằng mức phần trăm thay đổi về giá trị sản xuất mà 1 ha đất trồng Vải chín sớm Phương Nam mang lại do tác động của 1% thay đổi của từng yếu tố trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. - Đối với mô hình sản xuất Thanh long ruột đỏ: Các nhân tố ảnh hưởng và ý nghĩa của các chỉ tiêu đối với hiệu quả sử dụng đất cũng giống như đối với mô hình Vải chín sớm Phương Nam. Việc sử dụng đất của mô hình Thanh Long ruột đỏ thì các nhân tố như: tuổi cây, vốn đầu tư, trình độ và kỹ thuật canh tác ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả mang lại trên một đơn vị diện tích. Nếu cứ tăng 1% chi phí đầu vào thì hiệu quả mang lại là 0,11%, hoặc tuổi cây tăng 1% thì hiệu quả do đơn vị diện tích mang lại là 0,24%. - Đối với mô hình sản xuất Mai vàng Yên Tử: các yếu tố đều có tác động thuận đến việc tăng hiệu quả của mô hình, các nhân tố lao động, vốn, số lượng cây, đầu tư...là những nhân tố quan trọng. Điều đó chứng tỏ việc tác động và tăng cường các yếu tố trên là cơ bản để nâng cao hiệu quả của mô hình. 19 4.6. ĐỊNH HƯỚNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA PHỤC VỤ DU LỊCH 4.6.1. Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa phục vụ du lịch - Tuân thủ theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. - Đảm bảo các tiêu chí hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và môi trường. - Tạo ra sản phẩm chất lượng tốt để góp phần hỗ trợ cho các loại hình du lịch, đặc biệt là du lịch văn hóa lễ hội tâm linh, du lịch sinh thái, phát huy đựơc giá trị cộng hưởng của chúng. - Đóng góp vào sự phát triển kéo theo của các ngành kinh tế. Đặc biệt đóng góp vào sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy sự phát triển kinh tế và phúc lợi xã hội tại các vùng có điều kiện kinh tế khó khăn. 4.6.2. Cơ sở đề xuất sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa phục vụ du lịch 4.6.2.1. Quy hoạch sử dụng đất của thành phố đến năm 2020 Theo Quyết định số: 567/2014/QĐ – UBND ngày 19 tháng 03 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 – 2015) của thành phố Uông Bí diện tích đất nông nghiệp của thành phố còn 17.771,04 ha, chiếm 69,33% tổng diện tích tự nhiên, giảm 1.486,43 ha so với năm 2010. Trong đó, đất trồng lúa đến năm 2020 có 940,32 ha giảm 868,39 ha so với năm 2010, đất trồng cây lâu năm đến năm 2020 là 1.206,11 ha giảm 329,16 ha so với năm 2010. 4.6.2.2. Đánh giá tiềm năng khách du lịch đến thành phố Uông Bí trong tương lai Theo Nghị quyết số 142/NQ-HĐND ngày 30 tháng 5 năm 2014 về việc thông qua quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (do Tập đoàn tư vấn Boston Thái Lan xây dựng) dự báo đến năm 2020 lượng khách du lịch đến thành phố Uông Bí khoảng hơn 3,66 triệu lượt khách. Trong đó khách trong nước khoảng 3,6 triệu (chiếm trên 90%). Khách quốc tế dự kiến khoảng 60.000 lượt khách chủ yếu đến từ các nước Hàn Quốc, Trung Quốc.... 20 4.6.2.3. Dự báo nhu cầu sản phẩm nông nghiệp hàng hóa phục vụ du lịch đến năm 2020 Theo nghiên cứu đến năm 2020 sản lượng nông sản phẩm nông nghiệp hàng hóa để đáp ứng cho nhu cầu du lịch được thể hiện qua bảng 4.11. Bảng 4.11. Dự báo nhu cầu sản phẩm nông nghiệp hàng hóa phục vụ du lịch đến năm 2020 ĐVT: tấn TT Hạng mục Dự báo nhu cầu sản phẩm nông nghiệp của khách du lịch đến năm 2020 Năm 2013 Năm 2020 So sánh 2013/2020Tăng (+); giảm (-) 1 Thóc gạo 1.077 1.900 823 2 Rau các loại 3.230 4.500 1.270 3 Quả các loại 2.592 3.650 1.058 - Vải chín sớm Phương Nam 388 650 262 - Thanh long ruột đỏ 823 1.200 377 - Các loại quả khác 1.381 1.800 419 4 Tôm, cá 646 870 224 5 Thịt các loại 431 632 201 6 Mai vàng Yên Tử (cây) 10.000 25.000 15.000 4.6.3. Đề xuất sử dụng đất cho phát triển 3 mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa phục vụ du lịch a. Mô hình sản xuất Vải chín sớm Phương Nam Tại phường Phương Nam diện tích đề xuất là 350,0 ha (tăng 61,3 ha so với năm 2013). Trong đó trồng mới là 11,3 ha (được chuyển đổi từ các vị trí trồng cây hàng năm kém hiệu quả); trồng xen bổ sung là 50,0 ha; Tại xã Thượng Yên Công qua kết quả rà soát cho thấy có thể phát triển bổ sung trồng xen thêm 2,5 ha tại khu vực Khe Giang. Đến năm 2020 diện tích trồng Vải chín sớm tại khu vực này là 6,5 ha (hiện trạng năm 2013 là 4,0 ha). Bảng 4.12. Đề xuất phát triển 3 mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa phục vụ du lịch tại thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh Mô hình Hiện trạng 2013 Định hướng 2020 So sánh 2013/2020 Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn) Vải chín sớm Phương Nam 292,7 1,8 530 356,5 4,5 1.600 63,8 2,7 1.070 Thanh long ruột đỏ 35,0 8,0 281 100,0 13,0 1.300 65,0 5,0 1.019 Mai vàng Yên Tử (cây) 7,0 20.000 15,0 45.000 8,0 25.000 21 b. Mô hình sản xuất Thanh long ruột đỏ Phường Vàng Danh: 16,5 ha (tăng 14,5 ha) tại các khu vực Đồng Bồng; khu 5b; 6;7; Phường Phương Đông: 22,5 ha (tăng 13,5 ha) tại các khu vực cửa Ngăn; Dốc Đò 1; Dốc Đò 2; Tân Lập; Phường Quang Trung: 17,5 ha (tăng 9,5 ha) tại khu vực tổ 17A; Khu 5A; Phường Bắc Sơn: 10,5 ha (tăng 4,0 ha) tại khu 6; khu 9; xã Thượng Yên Công: 18,0 ha (tăng 10,5 ha) tại thôn Tập Đoàn, Năm Mẫu 1; Năm mẫu 2; Phường Thanh Sơn: 15,0 ha (tăng 13,0 ha) tại các khu 7; khu 8; khu 9; khu 10. c. Mô hình sản xuất Mai vàng Yên Tử Tại các khu vực có độ dốc từ 150 trở lên gần các khu vực tâm linh có thể trồng Mai vàng Yên Tử để tạo cảnh quan, điểm nhấn nhằm nâng cao giá trị văn hóa tâm linh Yên Tử và thu hút khách du lịch, quảng bá thương hiệu sản phẩm. Phát triển vườn ươm, tạo sản phẩm hàng hóa tại 2 địa phương là: xã Thượng Yên Công (khu vực Bãi Nản, khoảnh 3, Tiểu khu 36 và 2 bên đường từ Thiền Viện Trúc Lâm đến Hoa Hiên, Vân Tiêu, Bảo Xá) và phường Vàng Danh (khu vực Đồng Bồng). Dự kiến đến năm 2020 tổng số lượng sản phẩm Mai vàng Yên Tử đạt 45.000 cây (tăng 25.000 cây so với năm 2013) với diện tích quy đổi tương đương là 15,0 ha. 4.6.4. Dự báo khả năng đáp ứng 3 loại sản phẩm hàng hóa phục vụ du lịch đã được lựa chọn đến năm 2020 của thành phố Uông Bí - Đến năm 2020, tổng sản lượng Vải chín sớm Phương Nam dự kiến là 1.600 tấn, tăng khoảng 1.070 tấn so với năm 2013. Chất lượng sản phẩm được sản xuất và quản lý chặt chẽ nhằm đáp ứng các yêu cầu cho phục vụ du lịch. Do vậy, đến năm 2020 khả năng đáp ứng nhu cầu sản phẩm Vải chín sớm Phương Nam cho thị trường du lịch đạt 100% (khoảng 650 tấn) tăng 42,5% (427 tấn) so với năm 2013. - Đến năm 2020 nhu cầu cho du lịch khoảng 1.200 tấn Thanh long ruột đỏ tăng 377 tấn so với năm 2013 với tổng sản lượng dự kiến khoảng 1.300 tấn. Tuy nhiên, khả năng đáp ứng cho thị trường du lịch khoảng 1.150 tấn (88,5%) do yêu cầu lựa chọn về chất lượng, hình thức sản phẩm phục vụ du lịch những sản phẩm đạt tiêu chuẩn sẽ được cung cấp ra thị trường. - Mai vàng Yên Tử đang được thành phố Uông Bí đầu tư phát triển trên diện rộng. Dự kiến đến năm 2020 tổng số cây/cành được sản xuất thành hàng hóa khoảng 45.000 cây/cành tăng 25.000 cây/cành so với năm 2013. Trong đó đáp ứng cho thị trường du lịch khoảng 15.000 cây/cành đạt tỷ lệ 100% so với nhu cầu dự kiến. 22 Bảng 4.13. Dự báo khả năng đáp ứng của 3 sản phẩm đặc thù được lựa chọn phục vụ du lịch đến năm 2020 trên địa bàn thành phố Uông Bí Sản phẩm Năm 2013 Năm 2020 So sánh 2020/2013 tăng (+), giảm (-) Tổng sản lượng (tấn) Nhu cầu du lịch (tấn) Khả năng đáp ứng du lịch Tổng sản lượng (tấn) Nhu cầu du lịch (tấn) Khả năng đáp ứng du lịch Tổng sản lượng (tấn) Sản lượng (tấn) Khả năng tăng thêm Số lượng (tấn) Tỷ lệ (%) Số lượng (tấn) Tỷ lệ (%) Số lượng (tấn) Tỷ lệ (%) Vải chín sớm 530 388 223 57,5 1.600 650 650 100 1.070 262 427 42,5 Thanh long ruột đỏ 281 823 183 22,2 1.300 1.200 1.150 88,5 1.019 377 967 66,3 Mai vàng Yên Tử (cây/cành) 20.000 10.000 8.000 80,0 45.000 15.000 15.000 100 25.000 5.000 7.000 20,0 Ghi chú: Sản phẩm mai vàng Yên Tử số lượng được tính bằng cây/cành. 4.6.5. Đề xuất các giải pháp sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa phục vụ du lịch ở thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh 4.6.5.1. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách và nguồn vốn đầu tư Chính sách về sử dụng nguồn vốn; Chính sách về đất đai; Chính sách về đào tạo nguồn nhân lực; Đẩy mạnh cơ khí hoá trong sản xuất nông nghiệp. 4.6.5.2. Nhóm giải pháp về quy hoạch Trong thời gian tới cần quy hoạch phát triển vùng sản xuất nông nghiệp tập trung để có khối lượng nông sản lớn đáp ứng cho công nghiệp bảo quản chế biến và thu mua sản phẩm hàng hóa. Đặc biệt là quy hoạch sử dụng đất các vùng đệm phục vụ du lịch và các đề án phát triển chuyên sâu ngắn hạn, dài hạn mà đã khẳng định nội dung và tiêu chí cơ bản để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa đặc thù phục vụ du lịch trên địa bàn thành phố như: quy hoạch diện tích đất, địa điểm vùng sản xuất tập trung cho cây Vải chín sớm, Thanh long ruột đỏ, Mai vàng Yên Tử. 4.6.5.3. Nhóm giải pháp về tuyên truyền Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên mọi thông tin đại chúng; Tổ chức các 23 lớp tập huấn về kỹ thuật sản xuất của từng loại mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa, đào tạo đội ngũ kỹ thuật viên để hướng dẫn người dân phát triển mô 24 hình sản xuất nông nghiệp tạo hàng hóa phục vụ du lịch; Xây dựng mô hình điểm để tuyên truyền cho nông hộ đầu tư sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung phục vụ du lịch. 4.6.5.4. Nhóm giải pháp về khoa học công nghệ Ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp hàng hóa ngay từ khâu xây dựng cơ bản; Áp dụng khoa học công nghệ sau thu hoạch; Xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo kiểu Nhà vườn sinh thái kép kín làm điểm đệm cho tua du lịch thành phố Uông Bí; Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường. 4.6.5.5. Nhóm giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm Đẩy mạnh các hoạt động nắm bắt thông tin thị trường để đáp ứng cho nhu cầu của khách du lịch; Xây dựng chợ đầu mối, trung tâm thương mại, các địa điểm du lịch, đưa các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa đặc thù tham gia triển lãm, hội chợ ở các tỉnh, thành lân cận có tiềm năng phát triển du lịch để cho du khách biết đến rộng rãi sản phẩm đặc thù của thành phố Uông Bí; Triển khai xây dựng chương trình phát triển du lịch gắn với sản phẩm nông nghiệp; Xây dựng mối liên kết chặt 4 nhà trong phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa phục vụ du lịch: Nhà nông – Nhà quản lý – Nhà khoa học – Nhà doanh nghiệp. PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN 1) Thành phố Uông Bí nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh), có giao thông rất thuận lợi: có tuyến đường sắt Quốc gia, QL18A, QL18B, QL10 chạy qua. Nằm gần các trung tâm lớn như Hạ Long, Hải Phòng vì vậy rất thuận lợi cho phát triển kinh tế, du lịch, văn hóa và giao lưu hàng hóa. Tổng diện tích đất tự nhiên là 25.630,77 ha, trong đó: diện tích đất nông nghiệp là 17.600,43 ha, chiếm 68,67%, diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 3.474,54 ha, chiếm 13,56%. Di tích lịch sử của thành phố Uông Bí gồm có: 02 công trình đã được xếp hạng cấp Quốc gia (khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử; Đình Điền Công), 03 công trình được xếp hạng cấp tỉnh và 18 công trình cấp Thành phố với 5 loại hình du lịch đón tiếp hơn 2 triệu lượt khách đến tham quan. 25 2) Thành phố Uông Bí có 5 loại hình sử dụng đất, đó là: LUT1- Chuyên lúa, LUT2 – lúa + màu, LUT3 – Chuyên rau màu, LUT4 – Cây ăn quả, LUT5 – Nuôi trồng thủy sản, gồm 18 kiểu sử dụng đất. Kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng đất cho thấy có 2 loại hình sử dụng đất cho hiệu quả cao nhất, đó là: LUT 4 cây ăn quả và LUT 5 nuôi trồng thủy sản. Tiềm năng phát triển thành sản xuất nông nghiệp hàng hóa đặc thù phục vụ ngành du lịch là rất lớn, nhưng thực trạng còn rất khiêm tốn, cụ thể Thanh long ruột đỏ chỉ đạt 22,2%, Vải chín sớm đạt 57,5%, Mai vàng Yên tử đạt 80% so với nhu cầu của khách du lịch. 3) Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa đặc thù phục vụ ngành du lịch trên địa bàn thành phố Uông Bí được xác định cho 3 loại cây đó là Vải chín sớm Phương Nam, Thanh long ruột đỏ, Mai vàng Yên Tử cho hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường cao, bền vững. Quỹ đất có tiềm năng phát triển khá lớn, cụ thể: Vải chín sớm Phương Nam khoảng trên 356 ha, tăng 64 ha, sản lượng đạt 1.600 tấn, tăng 1070 tấn; Thanh long ruột đỏ khoảng 100 ha, tăng 65 ha, sản lượng đạt 1.300 tấn tăng 1.019 tấn; Mai vàng Yên tử 15 ha, tăng 8 ha, số cây thương phẩm đạt 45.000 cây, tăng hơn gấp 2 lần so với năm 2013. 4) Đề xuất 5 nhóm giải pháp để phát triển sản xuất hàng hóa nói chung và cụ thể cho phát triển 3 loại cây hàng hóa đặc thù phục vụ du lịch tại thành phố Uông Bí nói riêng, đó là: Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách và nguồn vốn đầu tư; Nhóm giải pháp về quy hoạch; Nhóm giải pháp về khoa học công nghệ; Nhóm giải pháp về tuyên truyền giáo dục cộng đồng và đào tạo nghề; Nhóm giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hàng hóa phục vụ du lịch. 5.2. KIẾN NGHỊ 1) Nhân rộng 3 mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa (Vải chín sớm Phương Nam; Thanh long ruột đỏ; Mai vàng Yên Tử) phục vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và các địa phương có điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa phục vụ cho loại hình du lịch tương tự như ở thành phố Uông Bí; 2) Thành phố cần có chính sách ưu đãi riêng cho phát triển 3 loại cây sản xuất hàng hóa đặc thù trên. Nhất là chính sách đất đai để mở rộng diện tích gieo trồng đáp ứng kịp thời nhu cầu sản phẩm nông nghiệp hàng hóa của ngành du lịch trên địa bàn thành phố Uông Bí; DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 1. Trần Xuân Biên, Nguyễn Xuân Thành và Đỗ Nguyên Hải (2015). Nghiên cứu hiệu quả một số mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa phục vụ cho du lịch trên địa bàn thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số 269 năm 2015, tr.11-17. 2. Trần Xuân Biên, Nguyễn Xuân Thành và Đỗ Nguyên Hải (2015). Nghiên cứu mối quan hệ giữa phát triển du lịch với sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Tạp chí Khoa học và Phát triển 2015, tập 13, số 7: 1222-1231. 3. Trần Xuân Biên, Nguyễn Xuân Thành và Đỗ Nguyên Hải (2016). Định hướng phát triển một số mô hình sản xuất hàng hóa phục vụ du lịch trên địa bàn thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số 3+4 năm 2016, tr. 28-35.
File đính kèm:
- tom_tat_luan_an_nghien_cuu_su_dung_dat_nong_nghiep_theo_huon.pdf