Tóm tắt Luận án Nghiên cứu thành phần, đặc điểm sinh học và biện pháp phòng trừ loài mối gây hại chính đối với rừng trồng bạch đàn, keo ở một số tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam

Trong môi trường tự nhiên, mối (bộ cánh bằng - Isoptera)

thuộc sinh vật phân hủy, có vai trò chuyển hoá xác thực vật thành

mùn. Nhưng trong môi trường nhân tạo mối lại gây hại nặng nề cho

công trình kiến trúc, đê đập, cây trồng.

Trong lâm nghiệp, bạch đàn (Eucalyptus spp.) và keo

(Acacia spp.) là các loài cây trồng rừng chủ lực của nhiều nước trên

thế giới, trong đó có Việt Nam. Do diện tích trồng rừng tập trung

lớn, kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh, trong đó có mối chưa đồng bộ hoặc

còn nhiều hạn chế, dẫn đến những thiệt hại do sâu bệnh gây ra đối

với hai nhóm loài cây này. Mối gây chết cây với tỷ lệ lớn, tỷ lệ cây bị

hại 34-50% có nơi 100% (ở một số nước Nam Mỹ, Úc, Nam Phi, Ấn

Độ và Philippin. (UNEP, 2000); 20 - 30%, có nơi tới 60 - 80% (ở

Bắc Giang), 22% (ở Đắc Lắc), nhiều diện tích phải trồng dặm nhiều

lần, gây tốn kém về kinh tế và ảnh hưởng đến chất lượng rừng. Biện

pháp phòng chống mối còn nhỏ lẻ, sử dụng thuốc độc tính cao hoặc

tràn lan, mang lại hiệu quả không cao và gây ô nhiễm môi trường.

Các công trình nghiên cứu về mối ở Việt Nam tập trung chủ

yếu vào các đối tượng bị hại là công trình xây dựng và đê đập.

Những nghiên cứu về mối hại cây trồng nói chung, cây lâm nghiệp

nói riêng ít được quan tâm và còn nhiều hạn chế. Việc nghiên cứu có

hệ thống và đầy đủ về thành phần loài mối ở rừng trồng bạch đàn,

keo cũng như các biện pháp phòng chống mối nhằm lựa chọn biện

pháp có hiệu quả, thân thiện với môi trường. Vì vậy, chúng tôi tiến

hành đề tài: “Nghiên cứu thành phần, đặc điểm sinh học và biện

pháp phòng trừ loài mối gây hại chính đối với rừng trồng bạch

đàn, keo ở một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam".

pdf 24 trang dienloan 4020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Nghiên cứu thành phần, đặc điểm sinh học và biện pháp phòng trừ loài mối gây hại chính đối với rừng trồng bạch đàn, keo ở một số tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Nghiên cứu thành phần, đặc điểm sinh học và biện pháp phòng trừ loài mối gây hại chính đối với rừng trồng bạch đàn, keo ở một số tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu thành phần, đặc điểm sinh học và biện pháp phòng trừ loài mối gây hại chính đối với rừng trồng bạch đàn, keo ở một số tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam
1 
PHẦN MỞ ĐẦU 
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
Trong môi trường tự nhiên, mối (bộ cánh bằng - Isoptera) 
thuộc sinh vật phân hủy, có vai trò chuyển hoá xác thực vật thành 
mùn. Nhưng trong môi trường nhân tạo mối lại gây hại nặng nề cho 
công trình kiến trúc, đê đập, cây trồng. 
Trong lâm nghiệp, bạch đàn (Eucalyptus spp.) và keo 
(Acacia spp.) là các loài cây trồng rừng chủ lực của nhiều nước trên 
thế giới, trong đó có Việt Nam. Do diện tích trồng rừng tập trung 
lớn, kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh, trong đó có mối chưa đồng bộ hoặc 
còn nhiều hạn chế, dẫn đến những thiệt hại do sâu bệnh gây ra đối 
với hai nhóm loài cây này. Mối gây chết cây với tỷ lệ lớn, tỷ lệ cây bị 
hại 34-50% có nơi 100% (ở một số nước Nam Mỹ, Úc, Nam Phi, Ấn 
Độ và Philippin... (UNEP, 2000); 20 - 30%, có nơi tới 60 - 80% (ở 
Bắc Giang), 22% (ở Đắc Lắc), nhiều diện tích phải trồng dặm nhiều 
lần, gây tốn kém về kinh tế và ảnh hưởng đến chất lượng rừng. Biện 
pháp phòng chống mối còn nhỏ lẻ, sử dụng thuốc độc tính cao hoặc 
tràn lan, mang lại hiệu quả không cao và gây ô nhiễm môi trường. 
Các công trình nghiên cứu về mối ở Việt Nam tập trung chủ 
yếu vào các đối tượng bị hại là công trình xây dựng và đê đập. 
Những nghiên cứu về mối hại cây trồng nói chung, cây lâm nghiệp 
nói riêng ít được quan tâm và còn nhiều hạn chế. Việc nghiên cứu có 
hệ thống và đầy đủ về thành phần loài mối ở rừng trồng bạch đàn, 
keo cũng như các biện pháp phòng chống mối nhằm lựa chọn biện 
pháp có hiệu quả, thân thiện với môi trường. Vì vậy, chúng tôi tiến 
hành đề tài: “Nghiên cứu thành phần, đặc điểm sinh học và biện 
pháp phòng trừ loài mối gây hại chính đối với rừng trồng bạch 
đàn, keo ở một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam". 
2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 
2 
2.1 Mục tiêu nghiên cứu 
Nghiên cứu mối gây hại rừng trồng bạch đàn, keo ở một số 
tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam và đề xuất biện pháp phòng trừ 
chúng hợp lý, thân thiện môi trường. 
2.2 Đối tượng nghiên cứu 
- Các loài mối thuộc bộ cánh bằng ở rừng trồng bạch đàn, keo. 
2.3 Phạm vi nghiên cứu 
- Nghiên cứu mối ở rừng trồng Bạch đàn uro (Eucalyptus urophylla 
S.T.Blake), Keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculiformis) và 
Keo tai tượng (Acacia mangiumWilld) giai đoạn cây 1 đến 3 năm 
tuổi thuộc một số tỉnh miền Bắc Việt Nam. 
- Nghiên cứu hiệu quả phòng chống mối hại rừng trồng bạch đàn, 
keo mới trồng của các biện pháp lâm sinh, sinh học và hóa học. 
3 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN 
Ý nghĩa khoa học 
- Cung cấp dẫn liệu về thành phần loài mối, loài gây hại chính, mức 
độ gây hại để xác định loại rừng, tuổi cây Bạch đàn uro, Keo lai và 
Keo tai tượng ở miền Bắc Việt Nam cần quan tâm phòng chống mối; 
- Bổ sung đặc điểm sinh học, sinh thái học các loài mối gây hại chính 
ở rừng bạch đàn, keo làm cơ sở khoa học cho việc lựa chọn biện 
pháp phòng chống mối đạt hiệu quả cao. 
Ý nghĩa thực tiễn 
- Nghiên cứu các biện pháp phòng chống mối hại rừng mới trồng 
bạch đàn, keo nhằm đưa ra biện pháp phòng chống mối đạt hiệu quả 
kinh tế và thân thiện với môi trường. 
4 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 
- Phát hiện được 19 loài mối ở rừng bạch đàn và keo giai đoạn 1 đến 
3 năm tuổi tại các tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ và Hòa 
Bình. Trong đó, xác định được 8 loài gây hại nhưng chỉ có 3 loài gây 
3 
hại chính là M. annandalei, M. barneyi và Mi. pakistanicus. 
- Cung cấp dẫn liệu khoa học về quy luật gây hại của 3 loài mối hại 
chính ở rừng bạch đàn, keo giai đoạn 1 đến 3 năm tuổi và bổ sung 
các dẫn liệu khoa học mới về sinh học, sinh thái học của 3 loài. 
5 BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN 
Luận án gồm 131 trang (không kể 50 bảng và 13 hình ở phần 
phụ lục) gồm: mở đầu (3 trang), chương 1- Tổng quan tài liệu (26 
trang), chương 2 - Địa điểm, thời gian và phương pháp nghiên cứu 
(18 trang), chương 3 - Kết quả nghiên cứu (71 trang), Kết luận và 
kiến nghị (2 trang) với 21 bảng, 28 hình và 135 tài liệu tham khảo 
bằng tiếng Việt, Anh và Pháp. 
Chương 1 
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 
1.1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU MỐI HẠI CÂY TRÊN THẾ GIỚI 
1.1.1 Thành phần loài mối hại cây, đặc điểm gây hại và đặc điểm sinh 
học sinh thái học các loài thuộc giống Macrotermes và Microtermes 
* Mối hại cây nông nghiệp, công nghiệp 
 Nhiều loại cây trồng nông nghiệp, công nghiệp như Ngô, 
Mía, Lúa mì, Sắn, Cọ bị mối gây hại. Tổng số có khoảng 48 loài 
mối hại 15 loài cây nông, công nghiệp. 
 Để đánh giá mức độ hại của mối đối với cây nông, công 
nghiệp thường dựa vào tỷ lệ cây chết hoặc phần trăm sản lượng bị 
mất. Ngoài ra, phân cấp mức độ hại, cho điểm từ 0 đến 3 và quyết 
định có áp dụng hóa chất hay không (Novaretti et al., 2000). 
* Mối hại cây lâm nghiệp 
 Có khoảng 22 loài mối hại đối với 4 loài cây lâm nghiệp. 
Thành phần loài mối hại cây lâm nghiệp đa dạng, phong phú hơn cây 
công, nông nghiệp. Việc xác định loài mối hại chính cây lâm nghiệp 
chủ yếu dựa vào đặc điểm làm chết cây. 
4 
Bạch đàn là cây lâm nghiệp bị nhiều loài mối hại và tỷ lệ 
chết cao nhất. Cây vài ngày đến vài tháng sau khi trồng bị mối hại 
nghiêm trọng nhất, trồng dặm đến 3 lần như ở tỉnh Quảng Tây, 
Trung Quốc (Wylie and Brown, 1992). Nghiên cứu về mối hại keo 
còn ít, lẻ tẻ có bài báo đề cập về mối hại Keo tai tượng. 
 Cây giống, điều kiện lập địa, độ ẩm đất ảnh hưởng đến mức 
độ gây hại của mối. Để đánh giá mối hại bạch đàn, thường dựa trên 
số cây chết do mối (UNEP, 2000; Atkinson et al., 1991) 
* Nghiên cứu sinh học, sinh thái học: Nghiên cứu cấu trúc tổ các loài 
thuộc giống Macrotermes (Darlington, 1984; Collins, 1981) hoặc tỷ 
lệ đẳng cấp mối M.bellicosus (Gerber et al., 1988) hay mối M. 
subhyalinus (Baderscher et al., 1983). 
1.1.2 Tình hình nghiên cứu biện pháp phòng chống mối hại cây 
Biện pháp canh tác: phá tổ mối nổi, cung cấp thức ăn, sử dụng chất 
chiết thực vật đã được thực hiện (UNEP, 2000; Verma et al., 2009). 
Biện pháp sinh học: Có thể sử dụng kiến, vi rút, vi khuẩn, nấm, 
tuyến trùng để phòng chống mối hại cây, nhưng đáng chú ý hơn là vi 
nấm Metarhizium. Dầu cỏ Vetiver (Vetiveria zizanioides L., mới đổi 
tên là Chrysopogon zizanioides L.) làm giảm hoạt động kiếm ăn và 
xua đuổi mối nhà C. formosanus (Zhu et al., 2001; Nix et al., 2006). 
Biện pháp hóa học: Có thể sử dụng thuốc gây độc phòng chống mối 
hại cây Chlorpyrifos, Fipronil... (Logan, 1992) hoặc chất ức chế tổng 
hợp kitin (Peppuy et al., 1998;) hoặc chất diệt nấm (Wardell, 1990). 
Biện pháp quản lý tổng hợp (IPM-Integrated Pest Management): 
Chưa có công trình nào đưa ra biện pháp quản lý tổng hợp mối hại 
rừng trồng bạch đàn và keo. 
1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU MỐI HẠI CÂY Ở TRONG NƯỚC 
1.2.1 Thành phần loài mối hại cây, đặc điểm gây hại và đặc điểm 
sinh học, sinh thái học loài M. annandalei, M. barneyi và Mi. 
5 
pakistanicus 
* Mối hại cây nông nghiệp, công nghiệp 
Thành phần loài và loài hại chính cây ca cao, cà phê và cao 
su ở các tỉnh Tây Nguyên (Nguyễn Tân Vương và cs., 2007; Nguyễn 
Quốc Huy, 2011; Nguyễn Văn Quảng và cs., 2007). 
* Mối hại cây lâm nghiệp 
Chưa có nghiên cứu chuyên sâu về loài mối hại rừng trồng. 
Công bố thường nằm trong công trình điều tra về sâu bệnh hại rừng 
trồng nói chung (Nguyễn Văn Bích, 1995; Hà Văn Hoạch, 1995). 
* Nghiên cứu sinh học, sinh thái học 
Cấu trúc tổ của và tỷ lệ đẳng cấp của M. annandalei, 
Mi.pakistanicus đã được công bố (Nguyễn Tân Vương, 1997; 
Nguyễn Văn Quảng, 2003) nhưng tỷ lệ đẳng cấp mối M.barneyi chưa 
được nghiên cứu. Cần nghiên cứu trong điều kiện rừng trồng bạch 
đàn và keo ở miền Bắc có khác với những sinh cảnh khác hay không. 
1.2.2 Tình hình nghiên cứu biện pháp phòng chống mối hại cây 
Biện pháp tưới xung quanh gốc cây, bả (Trịnh Văn Hạnh, 
2008; Nguyễn Quốc Huy, 2011); phun thuốc PMC vào mối trong hố 
nhử (Nguyễn Chí Thanh và cs., 1990) hoặc tưới thuốc tồn dư lâu 
DDT, HCH (Nguyễn Đức Khảm, 1985), Aldrex (Đào Xuân Trường, 
1992). Biện pháp sinh học sử dụng vi nấm Metarhizium (Tạ Kim 
Chỉnh, 1996; Trịnh Văn Hạnh, 2008). 
Chương 2 
ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1 ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU 
2.1.1 Địa điểm nghiên cứu 
4 tỉnh: Bắc Giang; Thái Nguyên; Phú Thọ; Hòa Bình. 
2.1.2 Thời gian nghiên cứu: từ năm 2010 đến năm 2014. Một phần 
kết quả nghiên cứu từ năm 2009. 
6 
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.2.1 Phương pháp điều tra thành phần loài mối 
Thu mẫu mối: theo tuyến điều tra (Nguyễn Đức Khảm, 1976). Phân 
tích, định loại mẫu mối bằng hình thái: theo Ahmad (1965), Thapa 
(1981). Phân tích ADN ty thể: theo Miura et al., 1998). 
2.2.2 Phương pháp xác định loài gây hại, đặc điểm và mức độ 
hại, loài gây hại chính 
- Phương pháp xác định thành phần loài mối gây hại rừng trồng 
Bạch đàn uro, Keo lai và Keo tai tượng: Quan sát trực tiếp khi điều 
tra, ghi chú loài bắt được trên cây, phương thức gây hại ... 
 - Phương pháp xác định đặc điểm và mức độ gây hại của mối đối 
với rừng trồng Bạch đàn uro, Keo lai và Keo tai tượng 
* Tỷ lệ cây bị hại: theo TCVN 8927: 2012, Phạm Quang Thu, 2009. 
* Mức độ bị hại: Chia 4 cấp độ bị hại cho từng cây, được đánh số từ 
0 đến 3: 
Cấp 0: cây không bị hại, cây khỏe mạnh, phát triển bình thường 
Cấp 1: cây bị mối đắp đường mui, ăn vỏ cây, cây vẫn sống 
Cấp 2: cây bị mối ăn vào lớp gỗ hoặc đục thành hang, cây vẫn sống 
Cấp 3: cây bị vàng lá hoặc héo hoặc chết với nhiều dấu hiệu mối hại. 
Kết quả mức độ bị hại của cây do mối trong khu vực: 
R (%) = 100
3
3
0 x
Nx
nivi
i

 (2.1) 
Trong đó : R là mức độ bị hại; ni: là số cây bị hại ở mỗi cấp 
hại i; vi: là trị số của cấp hại thứ i; N: là tổng số cây điều tra; 3: là số 
cấp bị hại cao nhất. 
* Phân cấp mức độ bị hại: 
Hại nhẹ có trị số R(%) < 20%; Hại vừa có trị số R(%) từ 20 
đến < 35%; Hại nặng có trị số R(%) từ 35 đến < 50%; Hại rất nặng 
có trị số R(%) ≥ 50%. 
7 
* Xác định loài mối gây hại chính: Tính mức độ bị hại (R’%) do từng 
loài mối theo công thức: 
R’ (%) = 100
'
3
0 x
N
nivi
i

 (2.2) 
Trong đó: R’ là mức độ bị hại do từng loài mối (%); ni: số cây bị hại 
ở mỗi cấp hại i; vi: trị số của cấp hại thứ i; N’: tổng số cây bị hại; 
Vì có thể nhiều loài mối cùng gây hại trong một khu vực nên 
1 loài có R’ >15% được xác định là loài gây hại chính. 
2.2.3 Phương pháp nghiên cứu bổ sung đặc điểm sinh học, sinh 
thái học các loài mối gây hại chính 
- Nghiên cứu đặc điểm gây hại, tỷ lệ đẳng cấp trong đàn mối kiếm 
ăn của 3 loài, cấu trúc tổ loài M. annandalei, Mi. pakistanicus 
+ Nghiên cứu đặc điểm gây hại: Quan sát các cây đang bị mối hại. 
+ Nghiên cứu tỷ lệ đẳng cấp trong đàn mối kiếm ăn: Đào hố nhử 
mối, cho cành lá keo và thực bì. Sau 4 tuần, đếm mối từng đẳng cấp. 
- Nghiên cứu loại thức ăn phù hợp để nhử mối 
Bốn loại thức ăn bã mía, vỏ keo, cỏ guột, cành lá keo có phủ 
cỏ guột đặt ở độ sâu 20 cm, tính hao hụt khối lượng sau 5 tuần. 
- Nghiên cứu độ sâu nhử mối 
Cành lá keo phủ cỏ guột được đặt ở các độ sâu 10, 20, 30, 40 
và 50cm, tính hao hụt khối lượng sau 5 tuần. - Nghiên cứu điều kiện 
gây hại của mối đối với rừng trồng Bạch đàn uro, Keo lai và Keo 
tai tượng 
+ Mức độ bị hại theo loại rừng, mùa vụ, loài cây: Tính toán mức độ 
bị hại R% như công thức 2.1. 
- Phân tích hóa lý tính đất xác định mối liên quan với mức độ hại 
Đất được phân tích pH (TCVN 5979 : 2007), hàm lượng 
mùn (%) (TCVN 8941: 2011), thành phần cơ giới đất (TCVN 8567: 
2010, độ ẩm (TCVN 4048: 2011). 
8 
2.2.4 Phương pháp thử nghiệm các biện pháp phòng mối cho 
rừng trồng Bạch đàn uro, Keo lai và Keo tai tượng 
- Phương pháp nghiên cứu khả năng xua đuổi mối Microtermes 
pakistanicus của cỏ Vetiver trong phòng thí nghiệm 
+ Tách dầu từ rễ cỏ: sử dụng phương pháp ngâm lạnh (Luu, 2006). 
+ Thử hoạt tính xua đuổi mối (Manzoor et al., 2011, 2012). 
- Thử nghiệm các biện pháp phòng mối cho rừng bắt đầu trồng 
Bố trí các ô thí nghiệm diện tích 200m2, trồng 30 cây. Mỗi ô 
tác động riêng lẻ từng biện pháp phòng mối. Tổng số 17 công thức. 
- Thử nghiệm các biện pháp phòng mối cho rừng mới trồng đang bị hại 
 Biện pháp cung cấp thức ăn cho mối kết hợp tưới thuốc gốc cây: 
Cung cấp thức ăn: Xếp thực bì vào các hố nhử mối kích thước 30 x 
25x 20cm, 50 hố/ha; Tưới xung quanh gốc cây: thuốc Lenfos 50 EC 
pha nước ở nồng độ 0,2%, tưới 1 lít/cây. Sau 2 tuần xử lý kép. 
 Biện pháp cung cấp thức ăn cho mối kết hợp nhúng bầu cây: 
 Cung cấp thức ăn. Cây chuẩn bị trồng dặm được nhúng bầu vào 4 
nồng độ: 0,5%; 1%; 1,5%; 2%. Các cây đã trồng dùng thuốc Lenfos 
50 EC nồng độ 0,2%, tưới 1 lít/cây. Sau 2 tuần xử lý kép. 
* Thu thập số liệu: Hiệu quả phòng chống mối (%) được tính bằng tỷ 
lệ % cây bị mối giảm so với đối chứng theo Henderson- Tilton. 
- Đề xuất biện pháp phòng mối hại rừng trồng bạch đàn, keo 
* Sơ bộ tính hiệu quả kinh tế: Tính trữ lượng rừng và chi phí phòng mối. 
* Đề xuất biện pháp phòng mối gây hại rừng trồng bạch đàn và keo 
2.2.5 Phương pháp xử lý số liệu 
Xử lý trên phần mềm SPSS và Microsoft excell 2007. 
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 
3.1 THÀNH PHẦN LOÀI MỐI VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ Ở 
RỪNG TRỒNG BẠCH ĐÀN VÀ KEO 
3.1.1 Điều tra xác định thành phần loài mối ở rừng trồng Bạch 
9 
đàn uro, Keo lai và Keo tai tượng 
Bảng 3.1 Danh sách thành phần loài mối theo khu vực nghiên cứu 
TT Đơn vị phân loại Địa điểm 
 Họ Termitidae 1 2 3 4 
Phân họ Macrotermitinae 
1 Hypotermes makhamensis Ahmad, 1965 
+
*
 +
* 
2 Hypotermes obscuricep (Wasmann, 1902) + +
* 
3 Hypotermes sumatrensis Holmgren, 1913 + + 
4 Odontotermes angustignathus Tsai et Chen, 1963 + 
5 Odontotermes hainanensis (Light, 1924) + + 
6 Odontotermes yunnanensis Tsai et Chen, 1963 + + 
7 Macrotermes malaccensis (Haviland, 1898) +
* 
+
*
 + 
8 Macrotermes maesodensis Ahmad, 1965 +
* 
+
*
 +
* 
9 Macrotermes chaiglomi Ahmad, 1965 +
* 
10 Macrotermes annandalei (Silvestri, 1914) +
+ + 
11 Macrotermes barneyi Light, 1924 + + + 
12 Microtermes pakistanicus Ahmad, 1955 + + + 
Phân họ Termitinae 
13 Pericapritermes latignathus (Holmgren, 1914) + 
14 Pericapritermes semarangi Holmgren, 1913 + 
15 Discuspiditermes garthwaitei (Gardner, 1944) +
* 
Họ Rhinotermitidae 
Phân họ Coptotermitinae 
16 Coptotermes formosanus Shiraki, 1909 + 
Phân họ Rhinotermitinae 
17 Schedorhinotermes javanicus Kemner, 1934 +
* 
+
*
18 Schedorhinotermes medioobscurus (Holmgren, 1914) +
* 
Phân họ Heterotermitinae 
19 Reticulitermes assamensis (Gardner, 1944) +
*
 Tổng số 6 7 10 12 
Ghi chú: Dấu * là những loài lần đầu tiên phát hiện ở địa phương. 
1: Bắc Giang, 2: Thái Nguyên, 3: Phú Thọ, 4: Hòa Bình 
Kết quả điều tra 62 tuyến tại 4 tỉnh đã thu được 250 mẫu mối 
thuộc 19 loài mối của 9 giống, 5 phân họ trong 2 họ Termitidae và 
Rhinotermitidae (Bảng 3.1). Họ Termitidae có số lượng loài nhiều 
10 
hơn họ Rhinotermitidae. Giống Macrotermes có số lượng loài nhiều 
nhất (5 loài); tiếp đến là giống Odontotermes và Hypotermes 
Pericapritermes và Schedorhinotermes; 4 giống còn lại chỉ có 1 l ...  trước 
đây (Nguyễn Đức Khảm, 1976; Nguyễn Văn Quảng, 2003; Nguyễn 
Tân Vương et al., 2007) 
3.3.1.2 Đặc điểm gây hại của loài Macrotermes barneyi 
Đặc điểm gây hại cây trồng của loài Macrotermes barneyi: đắp 
đường mui lên thân cây, ăn lớp vỏ rễ, đặc biệt chóp rễ gây chết cây ở 
giai đoạn 1 năm tuổi. Mối thường ăn phần rễ ngay dưới đất. 
3.3.1.3 Đặc điểm gây hại, cấu trúc tổ loài Mi. pakistanicus 
- Đặc điểm gây hại cây trồng của loài Mi. pakistanicus: gặm một 
phần rễ dưới đất hoặc gặm thân cây lấy nước, làm héo và chết cây. 
- Đặc điểm cấu trúc tổ loài Mi.pakistanicus: Tương tự công bố của 
Trịnh Văn Hạnh (2008). 
3.3.2 Tỷ lệ đẳng cấp trong đàn mối kiếm ăn của 3 loài hại chính 
Mối thợ lớn giữ nhiệm vụ kiếm ăn chính trong đàn mối kiếm 
ăn. Tổng số cá thể mối thợ chiếm khoảng 80%, còn tổng số cá thể 
mối lính chỉ chiếm khoảng 20%. Như vậy có thể sử dụng thức ăn hấp 
dẫn mối tập trung vào hố nhử để lôi cuốn mối, tránh mối hại cây. 
16 
3.3.2 Chủng loại thức ăn phù hợp để nhử 3 loài mối 
Thức ăn bị mối khai thác nhiều nhất là bã mía (hao hụt 
66,8%) và cỏ guột (hao hụt 65,6%), đến cành lá keo phủ cỏ guột (hao 
hụt 54,7%), cuối cùng là vỏ keo (chỉ hao hụt 20,7%). Tuy nhiên cỏ 
guột không có nhiều trên hiện trường, bã mía không có sẵn trên hiện 
trường. Để đảm bảo hấp dẫn mối nhanh và dễ dàng thu với khối 
lượng lớn, cành lá keo phủ cỏ guột được chọn cho các nội dung theo, 
có cả biện pháp phòng mối. 
3.3.3 Nghiên cứu độ sâu để nhử 3 loài mối 
Độ sâu 10 cm có thể nhử 3 loài mối hại chính, đạt 83,3% hộp 
có mối vào.Ở độ sâu 20-40 cm, tỷ lệ hộp nhử có mối vào đạt 66,7% 
và ở độ sâu 50cm, tỷ lệ mối vào ít hơn (đạt 41,7%). Hao hụt khối 
lượng thức ăn trung bình ở các độ sâu10 - 30 cm cao hơn so với độ 
sâu 40-50 cm, sai khác có ý nghĩa với mức 0,05. Để giảm công đào 
hố và hấp dẫn nhiều mối, nên bố trí hố nhử sâu khoảng 10-30 cm. 
3.3.4 Đặc điểm mối gây hại cây trồng ở các điều kiện khác nhau 
*Đặc điểm mối gây hại cây trồng ở các điều kiện lập địa khác nhau 
Hình 3.7 So sánh tỷ lệ cây bị hại và mức độ bị hại của mối đối với 
Keo tai tượng và Bạch đàn uro luân kỳ đầu và luân kỳ sau 
Tỷ lệ % 
17 
Qua hình 3.7 cho thấy tỷ lệ cây bị hại và mức độ bị hại của 
mối đối với rừng trồng luân kỳ đầu (mới chuyển đổi từ rừng tự 
nhiên) cao hơn hẳn so với luân kỳ sau (trồng nhiều luân kỳ). 
* Mức độ bị hại chung do mối ở các mùa vụ, loài cây khác nhau 
Đặc điểm mối gây hại vào mùa mưa và mùa khô thể hiện ở 
hình 3.8. Kết quả cho thấy, cây 1 năm tuổi bị mối hại nhiều hơn vào 
mùa mưa so với mùa khô. Kết quả về thời điểm mối hại Bạch đàn 
uro, Keo lai, Keo tai tượng ở miền Bắc Việt Nam tương tự mối hại 
bạch đàn mới trồng ở Ấn Độ (Nair and Varma, 1981). 
Hình 3.8 Mức độ bị mối hại của cây Bạch đàn uro, Keo lai và 
Keo tai tượng tuổi 1 vào mùa mưa và mùa khô 
Địa điểm 
Loài cây 
Tỷ lệ % 
18 
3.3.4.3 Mức độ bị hại riêng do từng loài mối hại chính ở các mùa 
vụ, loài cây 
Loài M. annandalei và M. barneyi có xu hướng hại mạnh 
hơn vào mùa mưa, giảm đi vào mùa khô. Ngược lại loài Mi. 
pakistanicus lại có xu hướng hại mạnh hơn vào mùa khô so với mùa 
mưa. Điều này là do đặc điểm gây hại của các loài mối khác nhau. 
Loài Mi. pakistanicus xâm nhập vào cây chủ yếu để lấy nước, trong 
khi hai loài còn lại thường gặm ăn thân và rễ cây. 
3.3.5 Mối liên quan giữa đặc tính hóa lý đất và mức độ mối hại 
Chỉ số pH và loại đất giữa rừng luân kỳ đầu và luân kỳ sau 
tương tự nhau, đều là đất sét. Hàm lượng mùn ở rừng luân kỳ đầu 
cao hơn sau. Độ ẩm ở rừng luân kỳ đầu gấp 1,3 lần so với luân kỳ 
sau. Như vậy, lượng mùn và độ ẩm là yếu tố quan trọng ảnh hưởng 
đến hoạt động của mối và qua đó ảnh hưởng đến mức độ hại của 
mối. Tỷ lệ mối vào hố nhử 92,5% (luân kỳ đầu) và 69,8% (luân kỳ 
sau). Như vậy có thể dựa vào mức độ phổ biến của các loài mối hại 
chính để dự đoán khả năng gây hại. Điều này là rất quan trọng trong 
công tác phòng chống mối cho rừng trồng cây lâm nghiệp. 
3.4 THỬ NGHIỆM CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG MỐI HẠI 
RỪNG BẠCH ĐÀN URO, KEO LAI VÀ KEO TAI TƯỢNG 
 3.4.1 Nghiên cứu khả năng xua đuổi mối của cỏ Vetiver trong 
phòng thí nghiệm 
Kết quả cho thấy ở không gian phần giấy thấm dịch cỏ là 8,9 
con mối trong khi ở phần giấy nhỏ nước cất là 21,2 con mối. Ở đĩa 
đối chứng, không gian phần giấy thấm cồn là 12,6 con mối, trong khi 
ở phần giấy nhỏ nước cất là 17,4 con mối. Như vậy dịch cỏ có khả 
năng xua đuổi mối Mi. pakistanicus. 
3.4.2 Kết quả các biện pháp phòng mối cho rừng bắt đầu trồng 
Kết quả sau 12 tháng được tổng hợp ở bảng 3.4. 
19 
Bảng 3.4 Hiệu quả phòng chống mối hại Bạch đàn uro, Keo lai, 
Keo tai tượng của các biện pháp lâm sinh, sinh học, hóa học 
 Kết quả cho thấy biện pháp vệ sinh cho hiệu quả phòng mối 
thấp (chỉ giảm tỷ lệ cây bị mối nhiều nhất đến 30%). Biện pháp cung 
cấp thức ăn cho mối chính là lôi cuốn mối, hướng dẫn mối đến hố 
thức ăn tránh vào cây, làm giảm tỷ lệ cây bị mối khoảng 50%. Biện 
pháp này đơn giản, dễ thực hiện, vừa phòng mối lại giúp trả lại mùn 
cho đất góp phần quản lý rừng bền vững. Đây là tiêu chí mà Việt 
Nam và thế giới đang hướng tới. 
Sử dụng 3 chế phẩm sinh học có nguồn gốc từ vi nấm 
Metarhizium cho hiệu quả phòng mối không cao. Chế phẩm Dimez, 
Metavina 90 DP, Metavina 10 DP làm giảm tỷ lệ cây bị mối 11,8% 
đến 36,8%; 29,4% đến 50%; 5,9% đến 31,8%, một cách tương ứng. 
Biện pháp thử nghiệm Tỷ lệ % cây bị mối giảm so với đối chứng 
Bạch đàn Keo lai Keo tai 
tượng 
Bắc 
Giang 
Hòa 
Bình 
Thái 
Nguyên 
Hòa 
Bình 
Hòa Bình 
Thuốc 
hóa 
học 
Lenfos 
50EC 
0,1% 76,5 72,7 72,2 68,4 73,7 
0,2% 88,2 86,4 94,4 84,2 94,7 
0,3% 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 
Lentrek 
40EC 
0,1% 82,4 72,7 72,2 68,4 73,7 
0,2% 94,1 77,3 77,8 78,9 84,2 
0,3% 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 
Termidor 
25EC 
0,1% 88,2 77,3 83,3 89,5 89,5 
0,2% 100,0 90,9 100,0 94,7 100,0 
0,3% 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 
PMC 64,7 68,2 66,7 52,6 57,9 
Lenfos 50EC 1% 70,6 77,3 77,8 84,2 84,2 
Lâm 
sinh 
Cc thức ăn 64,7 54,5 55,6 47,4 52,6 
Vệ sinh thực bì 5,9 31,8 11,1 15,8 31,6 
Chế 
phẩm 
vi sinh 
Dimez 11,8 36,4 27,8 26,3 36,8 
Meta 90DP 29,4 50,0 33,3 31,6 42,1 
Meta 10DP 5,9 31,8 22,2 21,1 31,6 
20 
Kết quả này tương tự như công bố về mối hại mía ở Brazil (Hussain 
et al., 2011), mối hại cà phê ở Tây Nguyên. 
Sử dụng các loại thuốc Termidor 25EC, Lenfos 50EC và 
Lentrek 40EC có hiệu quả phòng chống mối tốt. Đặc biệt, sử dụng 
nồng độ dung dịch thuốc Termidor 25EC, Lenfos 50EC nồng độ 0,2 
- 0,3% giảm tỷ lệ cây bị mối từ 84,2% đến 100%. Kết quả tương tự 
như hiệu quả phòng mối hại cà phê ở Tây Nguyên (Nguyễn Tân 
Vương và Nguyễn Quốc Huy, 2008). Thuốc dạng bột PMC 90 có ưu 
điểm là phương pháp xử lý đơn giản, vì không cần nước để pha cho 
hiệu quả phòng chống mối tương đối tốt, giảm tỷ lệ cây bị mối từ 
52,6% đến 68,2%. Phương pháp nhúng hoặc tưới bầu cây bằng dung 
dịch thuốc tiến hành thuận tiện, xử lý nhiều cây cùng lúc, giảm lượng 
thuốc sử dụng cho hiệu quả phòng mối tốt, giảm tỷ lệ cây bị mối từ 
70,6% đến 84,2% nhưng cần áp dụng tùy điều kiện cụ thể. 
3.4.3 Kết quả biện pháp phòng chống mối cho rừng mới trồng 
đang bị hại 
 Thí nghiệm được bố trí tại đồi Xóm Coi, xã Mãn Đức, huyện 
Tân Lạc, Hòa Bình, tỷ lệ cây chết do mối là 70%, đã trồng dặm lại 
lần 2 vẫn bị mối gây chết khoảng 40%. 
Biện pháp cung cấp thức ăn và nhúng bầu cây chuẩn bị trồng 
dặm (thuốc Lenfos 50 EC nồng độ 1% đến 1,5%), đồng thời tưới 
thuốc cho các cây còn lại trên rừng (thuốc Lenfos 50 EC nồng độ 
0,2%) giảm tỷ lệ cây bị mối 90%. Nếu nhúng cây vào dung dịch 
Lenfos 50 EC nồng độ cao (2%) thì cây chết do nguyên nhân khác 
cao. Biện pháp cung cấp thức ăn và tưới dung dịch thuốc Lenfos 50 
EC nồng độ 0,2% cho hiệu quả tốt phòng chống mối hại (giảm tỷ lệ 
cây bị mối 100%). 
3.4.4 Đề xuất biện pháp phòng chống mối gây hại rừng trồng 
bạch đàn và keo 
21 
3.4.4.1 Sơ bộ tính toán hiệu quả kinh tế của biện pháp phòng 
chống mối 
* Trữ lượng rừng của lô có và không xử lý phòng mối (lô đối chứng) 
 Xử lý biện pháp phòng mối năm 2011. Sau 1 tháng, tỷ lệ cây 
bị mối ở lô đối chứng như sau: Bạch đàn uro ở Bắc Giang 20,9%, 
Keo lai ở Phú Thọ 20,4%, Keo tai tượng ở Hòa Bình 28,1%. 
Năm 2014 đánh giá sinh trưởng và trữ lượng rừng. Kết quả: 
ở lô đối chứng giảm 17,7%, tương đương 14,2 triệu đồng (ở Bắc 
Giang), giảm 11,2%, tương đương 5,2 triệu đồng (ở Phú Thọ) và 
14,4%,tương đương 5,8 triệu đồng (ở Hòa Bình). 
* Chi phí trồng dặm 
Qua tính toán cho thấy chi phí trồng dặm nhỏ hơn so với 
phần năng suất bị mất, nhưng việc trồng dặm phải được tiến hành vài 
tháng đầu, nếu để muộn sẽ qua mùa mưa, tỷ lệ cây sống thấp. Hơn 
nữa nhiều trường hợp trồng dặm sau 2 lần vẫn bị mối gây hại 40%. 
* Chi phí phòng mối: cho rừng bắt đầu trồng là 900.000 đồng/ha, 
cho rừng mới trồng đang bị hại là 3.600.000 đồng/ha. 
Như vậy chi phí phòng mối thấp hơn so với số tiền bị mất do 
mối hại (14,2 triệu đồng; 5,2 triệu đồng; 5,8 triệu đồng, tương ứng 
với rừng Bạch đàn uro ở Bắc Giang, Keo lai ở Phú Thọ, Keo tai 
tượng ở Hòa Bình). Vậy việc giảm năng suất 17,7%; 11,2%; 14,4 %, 
tương ứng với rừng Bạch đàn uro ở Bắc Giang, Keo lai ở Phú Thọ, 
Keo tai tượng ở Hòa Bình có ảnh hưởng đến kinh tế. 
Việc xử lý phòng mối cho cây bắt đầu trồng mang lại hiệu 
quả kinh tế cao hơn so xử lý khi cây đã bị hại. Vì vậy cần giám sát 
hoạt động của mối để có phương án phòng mối thích hợp cho từng 
khu rừng cụ thể. 
3.4.4.2 Đề xuất biện pháp phòng chống mối hại rừng trồng bạch 
đàn và keo 
22 
* Đề xuất biện pháp phòng mối hại rừng trồng bạch đàn và keo bắt 
đầu trồng, luân kỳ đầu 
Đối với rừng bạch đàn và keo bắt đầu trồng luân kỳ đầu, cần 
lưu ý thực hiện các biện pháp phòng mối. Các bước thực hiện gồm: 
+ Đào các hố nhử mối, cung cấp thức ăn. Trồng và chăm sóc đúng. 
+ Nhúng hoặc tưới bầu cây chuẩn bị trồng vào thuốc Lenfos 50 EC 
nồng độ 1%-1,5% (2 lít thuốc đã pha nhúng 100 bầu cây). 
+ Sau 2 tuần tưới bổ sung thuốc Lenfos 50 EC nồng độ 0,2% vào gốc 
cây với liều lượng 1 lít dung dịch thuốc đã pha/gốc. 
* Đề xuất biện pháp phòng mối hại rừng bắt đầu trồng, luân kỳ sau 
Đối với rừng bạch đàn và keo bắt đầu trồng luân kỳ sau, cần 
theo dõi giám sát các hoạt động của mối. Các bước thực hiện gồm: 
Đào các hố nhử mối, 30 x 25x 20cm, 50 hố/ha. Thu dọn thực bì, cành 
lá xung quanh gốc cây xếp chặt và đầy vào các hố nhử để lôi cuốn 
mối, tránh vào cây. Hàng tháng theo dõi sự sinh trưởng của cây và 
mật độ mối để có biện pháp xử lý kịp thời. 
*Đề xuất biện pháp phòng chống mối cho rừng mới trồng đang bị hại 
Qua sơ bộ tính toán hiệu quả kinh tế cho thấy, đối với rừng 
Bạch đàn uro mới trồng ở Bắc Giang bị mối hại 20,9%, rừng Keo lai 
ở Thái Nguyên bị mối hại 20,4%, rừng Keo tai tượng ở Hòa Bình bị 
mối hại 28,1% đã ảnh hưởng đến kinh tế, cần tiến hành các biện 
pháp phòng chống mối. Các bước thực hiện gồm: 
+ Đào hố, kỹ thuật trồng, chăm sóc: tương tự trên. 
+ Nhúng hoặc tưới bầu các cây chuẩn bị trồng dặm bằng dung dịch 
thuốc Lenfos 50 EC nồng độ 1%-1,5% (2 lít thuốc đã pha nhúng 
hoặc tưới 100 bầu cây). Khi trồng cây, xé túi bầu ở phần dưới, phần 
phía trên để 2-3 cm nhô lên mặt đất. Đối với các cây đã trồng trên 
hiện trường, tưới thuốc Lenfos 50 EC nồng độ 0,2% vào gốc cây với 
liều lượng 1 lít dung dịch thuốc đã pha/gốc. Sau 2 tuần tưới bổ sung 
23 
thuốc Lenfos 50 EC nồng độ 0,2% vào gốc các cây với liều lượng 1 
lít dung dịch thuốc đã pha/gốc. 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
KẾT LUẬN 
1. Đã xác định được thành phần loài mối ở rừng trồng Bạch 
đàn uro, Keo lai, Keo tai tượng ở 4 tỉnh miền Bắc Việt Nam (Hòa 
Bình, Bắc Giang, Phú Thọ và Thái Nguyên) gồm 19 loài thuộc 9 
giống của 2 họ mối Termitidae và Rhinotermitidae, trong đó có 8 
loài hại cây. Kết quả điều tra đã bổ sung cho Hòa Bình và Thái 
Nguyên 5 loài mối, cho Bắc Giang 3 loài và cho Phú Thọ 1 loài. 
2. Tỷ lệ cây bị hại và mức độ bị hại đối với Bạch đàn uro, 
Keo lai và Keo tai tượng cao nhất ở năm thứ nhất, cụ thể tỷ lệ cây bị 
hại với Bạch đàn uro là 21,7% (ở Bắc Giang) và 32,0% (ở Hòa 
Bình); với Keo lai là 15,7% (ở Thái Nguyên) và 21,9% (ở Phú Thọ); 
với Keo tai tượng là 25,8% (ở Hòa Bình); mức độ bị hại cũng có các 
giá trị tương ứng là 20,0%; 29,6%; 12,3%, 20,6%; 22,4%. Sang năm 
thứ 2, năm thứ 3 các chỉ số này giảm hẳn (chỉ còn 1/2 - 1/4 so với 
năm 1). Xác định được 3 loài mối gây hại chính cho rừng Bạch đàn 
uro, Keo lai, Keo tai tượng làMacrotermes annandalei, Macrotermes 
barneyi và Microtermes pakistanicus, thuộc nhóm mối có vườn nấm. 
3. Mối hại mạnh hơn ở rừng trồng luân kỳ đầu so với luân kỳ 
sau và hại cây Bạch đàn mạnh hơn so với cây Keo. Đối với rừng Keo 
tai tượng luân kỳ đầu có tỷ lệ cây bị hại 40,6%, mức độ bị hại 37,1% 
so với rừng luân kỳ sau các chỉ số tương ứng là 25,8% và 22,4%. Đối 
với rừng Bạch đàn uro luân kỳ đầu và luân kỳ sau có các chỉ số 
tương ứng là 52,7% và 51,8% so với 36,1% và 34,6%. 
4. Nhóm mối thợ lớn giữ nhiệm vụ kiếm ăn chính trong đàn 
mối kiếm ăn của 3 loài (chiếm 56,9% đến 80,9%). Cành lá keo phủ 
cỏ guột là thức ăn phù hợp, với tỷ lệ mối vào hộp nhử 86,7%; hao 
24 
hụt khối lượng thức ăn 54,7%. Độ sâu 10-30 cm phù hợp nhử 3 loài 
mối. Đây là cơ sở cho giải pháp tập trung mối để phòng chống. 
5. Đối với rừng bắt đầu trồng, sử dụng biện pháp vệ sinh 
hoặc sinh học cho hiệu quả phòng mối thấp (giảm tỷ lệ cây bị mối từ 
10% đến 50%); tưới thuốc hóa học Lenfos 50 EC, Termidor 25 EC ở 
nồng độ 0,2 - 0,3% xung quanh hố trồng cây cho hiệu quả phòng mối 
tốt (giảm tỷ lệ cây bị mối khoảng90%); nhúng (hoặc tưới) bầu cây 
bằng dung dịch thuốc Lenfos 50 EC cho hiệu quả tương đối tốt (giảm 
tỷ lệ cây bị mối từ 70,6% đến 84,2%). Đặc biệt sử dụng biện pháp 
đào hố nhử cung cấp thức ăn có sẵn trên rừng, theo hướng quản lý 
rừng bền vững, đã làm giảm tỷ lệ cây bị mối trên 50%. 
6. Biện pháp khả thi trong phòng chống mối cho rừng đang 
bị hại là sử dụng kết hợp biện pháp đào hố nhử cung cấp thức ăn và 
nhúng (hoặc tưới) bầu cây trồng dặm bằng dung dịch thuốc Lenfos 
50 EC nồng độ 1% - 1,5%, tưới thuốc Lenfos 50 EC nồng độ 0,2% 
cho cây đã trồng hoặc tưới toàn bộ. Xử lý kép sau 2 tuần. 
 7. Từ những kết quả thử nghiệm, bước đầu nhận thấy rừng 
Bạch đàn uro mới trồng ở Bắc Giang bị mối hại 20,9%, rừng Keo lai 
ở Thái Nguyên bị mối hại 20,4%, rừng Keo tai tượng ở Hòa Bình bị 
mối hại 28,1% đã ảnh hưởng đến kinh tế. Việc xử lý phòng mối cho 
cây bắt đầu trồng mang lại hiệu quả cao hơn xử lý khi cây đã bị hại. 
KIẾN NGHỊ 
Để mở rộng và hoàn thiện một số vấn đề liên quan đến mối gây 
hại cây lâm nghiệp, trước tiên là bạch đàn và keo và biện pháp phòng 
chống mối, chúng tôi thấy cần tiếp tục nghiên cứu: 
- Mở rộng vùng nghiên cứu để xác minh rõ hơn mối quan hệ giữa 
mức độ gây hại của mối với rừng trồng luân kỳ đầu và luân kỳ sau. 
- Trên cơ sở các biện pháp đã thử nghiệm, nghiên cứu để xây dựng 
quy trình kỹ thuật phòng chống mối hại rừng trồng bạch đàn, keo. 

File đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_an_nghien_cuu_thanh_phan_dac_diem_sinh_hoc_va_b.pdf