Tóm tắt Luận án Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm human papilloma virus, một số yếu tố liên quan và kết quả điều trị các tổn thương cổ tử cung ở phụ nữ thành phố Cần Thơ

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, ung thư cổ tử cung (CTC) là nguyên

nhân gây tử vong hàng đầu cho phụ nữ, chiếm 12% trong các ung thư ở

nữ giới và 85% trường hợp xảy ra ở nước đang phát triển. Năm 2012,

có 528.000 ung thư mới được chẩn đoán và 266.000 phụ nữ tử vong,

nên cứ mỗi phút có 2 phụ nữ chết vì ung thư CTC. Cùng năm này, Việt

Nam có 5.664 phụ nữ mắc bệnh và tỷ lệ mới mắc là 13,6/ 100.000 dân.

Tại Cần Thơ và Đồng bằng sông Cửu Long có tỷ lệ mắc mới là

17,1/100.000 dân; tỷ lệ hiệu chỉnh là 19/100.000 dân nên bệnh đang có

xu hướng gia tăng nhưng bệnh thường phát hiện ở giai đoạn muộn nên

biện pháp can thiệp sẽ không có hiệu quả. Một chương trình tầm soát

ung thư CTC giúp phát hiện sớm, điều trị các tổn thương tiền ung thư

bằng tế bào cổ tử cung, quan sát CTC bằng mắt thường sau bôi acid

acetic, xét nghiệm Human Papilloma virus (HPV), soi CTC, sinh thiết để

chẩn đoán là nhiệm vụ quan trọng nhằm giảm tỷ lệ tử vong do ung thư

CTC. Qua chương trình sàng lọc này, các tổn thương CTC được điều trị

bằng nhiều phương pháp như đặt thuốc âm đạo, áp lạnh, đốt bằng hóa

chất, đốt điện CTC, đốt nhiệt, bức xạ quang nhiệt, phẫu thuật khoét chóp,

cắt cụt CTC hoặc cắt tử cung toàn phần. nhằm điều trị các tổn thương từ

lành tính đến ác tính, với tỷ lệ thành công của mỗi phương pháp đạt từ

80% đến 97%

pdf 27 trang dienloan 3000
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm human papilloma virus, một số yếu tố liên quan và kết quả điều trị các tổn thương cổ tử cung ở phụ nữ thành phố Cần Thơ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm human papilloma virus, một số yếu tố liên quan và kết quả điều trị các tổn thương cổ tử cung ở phụ nữ thành phố Cần Thơ

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm human papilloma virus, một số yếu tố liên quan và kết quả điều trị các tổn thương cổ tử cung ở phụ nữ thành phố Cần Thơ
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
ĐẠI HỌC HUẾ 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC 
LÂM ĐỨC TÂM 
NGHIÊN CỨU TỶ LỆ NHIỄM HUMAN PAPILLOMA VIRUS, 
MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN VÀ KẾT QUẢ 
ĐIỀU TRỊ CÁC TỔN THƯƠNG CỔ TỬ CUNG 
Ở PHỤ NỮ THÀNH PHỐ CẦN THƠ 
Chuyên ngành: PHỤ KHOA 
Mã số: 62 72 13 05 
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC 
HUẾ - 2017 
 Công trình hoàn thành tại 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ 
Người hướng dẫn khoa học 
PGS.TS.BS. Nguyễn Vũ Quốc Huy 
Phản biện 1: GS.TS.BS. Trần Thị Phương Mai 
Phản biện 2: PGS.TS.BS. Ngô Thị Kim Phụng 
Phản biện 3: PGS.TS.BS. Nguyễn Duy Ánh 
Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận án cấp Đại học 
Huế họp tại Đại học Huế 
Vào hồi giờ, ngày tháng năm 2017 
Có thể tìm thấy luận án tại 
Thư viện Quốc gia Việt Nam 
Thư viện Tường Đại học Y Dược Huế 
Thư viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ 
1 
GIỚI THIỆU LUẬN ÁN 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, ung thư cổ tử cung (CTC) là nguyên 
nhân gây tử vong hàng đầu cho phụ nữ, chiếm 12% trong các ung thư ở 
nữ giới và 85% trường hợp xảy ra ở nước đang phát triển. Năm 2012, 
có 528.000 ung thư mới được chẩn đoán và 266.000 phụ nữ tử vong, 
nên cứ mỗi phút có 2 phụ nữ chết vì ung thư CTC. Cùng năm này, Việt 
Nam có 5.664 phụ nữ mắc bệnh và tỷ lệ mới mắc là 13,6/ 100.000 dân. 
Tại Cần Thơ và Đồng bằng sông Cửu Long có tỷ lệ mắc mới là 
17,1/100.000 dân; tỷ lệ hiệu chỉnh là 19/100.000 dân nên bệnh đang có 
xu hướng gia tăng nhưng bệnh thường phát hiện ở giai đoạn muộn nên 
biện pháp can thiệp sẽ không có hiệu quả. Một chương trình tầm soát 
ung thư CTC giúp phát hiện sớm, điều trị các tổn thương tiền ung thư 
bằng tế bào cổ tử cung, quan sát CTC bằng mắt thường sau bôi acid 
acetic, xét nghiệm Human Papilloma virus (HPV), soi CTC, sinh thiết để 
chẩn đoán là nhiệm vụ quan trọng nhằm giảm tỷ lệ tử vong do ung thư 
CTC. Qua chương trình sàng lọc này, các tổn thương CTC được điều trị 
bằng nhiều phương pháp như đặt thuốc âm đạo, áp lạnh, đốt bằng hóa 
chất, đốt điện CTC, đốt nhiệt, bức xạ quang nhiệt, phẫu thuật khoét chóp, 
cắt cụt CTC hoặc cắt tử cung toàn phần... nhằm điều trị các tổn thương từ 
lành tính đến ác tính, với tỷ lệ thành công của mỗi phương pháp đạt từ 
80% đến 97%. 
Nguyên nhân gây ung thư CTC là do nhiễm HPV sinh dục nguy cơ 
cao mạn tính. Nghiên cứu cộng đồng tỷ lệ nhiễm HPV khoảng 10% 
nhưng kết quả này khác nhau tùy theo từng vùng, quốc gia như tỷ lệ tại 
Châu Phi là 22,12%, Châu Mỹ chiếm 12,95%; Châu Âu và Châu Á 
khoảng 8%. Việt Nam, tỷ lệ nhiễm HPV dao động từ 2% đến 19,57% 
như Hà Nội tỷ lệ nhiễm từ 2% đến 9,73%, tại Huế là 0,9% đến 19,57%, 
tỷ lệ tại Thành phố Hồ Chí Minh từ 10,82% đến 12%, tại Cần Thơ là 
3,3% đến 10,9%. Có hơn 150 týp HPV được phát hiện, trong đó, týp16, 
18, 31, 33, 35, 45, 52 và 58 là nhóm týp nguy cơ cao thường gặp ở 
CTC. Virus xâm nhập vào biểu mô CTC tạo nên các biến đổi của tế bào 
và diễn tiến này kéo dài từ 10 đến 20 năm với biểu hiện từ tổn thương 
2 
viêm nhiễm đơn giản đến tân sinh trong biểu mô, ung thư tại chỗ và 
xâm lấn. Do đó, việc phát hiện sớm bằng tế bào học, xét nghiệm HPV là 
cần thiết, giúp tăng khả năng dự phòng, điều trị sớm tổn thương CTC 
nhằm giảm tỷ lệ tử vong của bệnh và nghiên cứu triển khai vaccine 
phòng ngừa HPV ở phụ nữ trẻ tuổi. 
Thành phố Cần Thơ là trung tâm văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội của 
Đồng bằng sông Cửu Long. Nền văn hoá Cần Thơ vừa mang nét chung 
của khu vực, vừa thể hiện đặc thù của địa phương như ẩm thực, lối 
sống, tín ngưỡng, văn nghệ... có nhiều dân tộc sinh sống như Kinh, Hoa, 
Khmer kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, công nghiệp, thủy hải sản 
dân số khoảng 1.188.435. Y tế của Cần Thơ có 20 bệnh viện điều trị cho 
người dân. Hằng năm, bệnh viện phát hiện nhiều trường hợp ung thư 
CTC mới và điều trị, tỷ lệ mắc bệnh đang có xu hướng gia tăng nhưng 
tình hình nhiễm HPV trong cộng đồng, kết quả điều trị các thương tổn 
CTC là vấn đề chưa được quan tâm đúng mức tại Cần Thơ và khu vực 
này nên chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm Human 
Papilloma virus, một số yếu tố liên quan và kết quả điều trị các tổn 
thương cổ tử cung ở phụ nữ Thành phố Cần Thơ” với mục tiêu: 
1. Xác định tỷ lệ nhiễm Human Papilloma virus; một số yếu tố liên 
quan ở phụ nữ từ 18 đến 69 tuổi tại Thành phố Cần Thơ. 
2. Mô tả và đánh giá kết quả điều trị các tổn thương cổ tử cung bằng 
phương pháp áp lạnh. 
2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 
Hiện nay, HPV được xem là nguyên nhân gây ung thư CTC ở phụ nữ, 
chiếm trên 90% trường hợp ung thư và hơn 70% do HPV týp 16 và 18. 
Tỷ lệ nhiễm HPV trong cộng đồng khoảng 10% nhưng tỷ lệ này khác 
nhau theo địa phương, từng quốc gia. Tại Việt Nam, HPV được nghiên 
cứu tại Bệnh viện và Thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí 
Minh, chưa có nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm HPV ở phụ nữ Cần Thơ, điều 
kiện cơ sở y tế còn hạn chế nên các tổn thương CTC được phát hiện 
điều trị chưa đạt hiệu quả cao nên tỷ lệ ung thư CTC tại Cần Thơ và 
Đồng bằng sông Cửu Long đang có xu hướng gia tăng, do đó, chúng tôi 
tiến hành nghiên cứu này. 
3. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 
- Nêu được tỷ lệ nhiễm HPV và một số yếu tố liên quan đến nhiễm 
3 
HPV ở phụ nữ Thành phố Cần Thơ trong độ tuổi 18- 69 tuổi. Phát hiện 
được12 týp HPV nguy cơ cao như 52,16, 51, 39, 18, 56, 58, 35, 31, 33, 
45, 59, trong đó, týp 52 chiếm cao nhất (29%), týp 16 (16%), týp 51 
(13%); týp 39 (8%), týp 18, 56, 58 là 7%, týp 35 (5%), nhiễm đơn týp 
(83,53%) và HPV có liên quan đến độ tuổi, nơi cư trú, trình độ học vấn 
trên trung học phổ thông, số lần mang thai, quan hệ tình dục với nhiều 
người của phụ nữ và người chồng. 
- Nêu được đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của tổn thương CTC, 
đánh giá kết quả điều trị tổn thương này bằng phương pháp áp lạnh. 
Đây là phương pháp được Bộ Y tế cho phép thực hiện nơi có điều kiện 
y tế còn hạn chế. Qua nghiên cứu kết quả điều trị thành công cao, là 
phương pháp độ an toàn, ít tác dụng không mong muốn và được sự 
chấp nhận của phụ nữ. 
4. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN 
Luận án gồm 132 trang gồm: Đặt vấn đề (2 trang). Chương 1: Tổng 
quan tài liệu (38 trang). Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên 
cứu (24 trang). Chương 3: Kết quả nghiên cứu (23 trang). Chương 4: 
Bàn luận (41 trang). Kết luận và kiến nghị (3 trang). Luận án có 46 
bảng, 1 biểu đồ, 27 hình, 2 sơ đồ. Có 147 tài liệu tham khảo (62 tiếng 
Việt; 85 tiếng Anh). Phụ lục: 10 trang. 
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 
1.1. Giải phẫu- sinh lý cổ tử cung 
Giải phẫu: Cổ ngoài: Phủ biểu mô lát tầng, từ 15-20 lớp, gồm: Tế bào 
đáy, tế bào cận đáy, tế bào trung gian, lớp sừng hoá nội của Dierks, lớp 
bề mặt. Cổ trong: Phủ lớp tế bào tuyến gồm lớp tế bào hình trụ có nhân to 
nằm cực dưới tế bào, đỉnh chứa nhiều tuyến nhầy. Bên dưới lớp tế bào trụ 
thỉnh thoảng có tế bào nhỏ, dẹt, ít bào tương. Vùng chuyển tiếp: có nhiều 
tế bào khác nhau, thường biểu mô lát nhiều hơn biểu mô trụ tuyến. 
Sinh lý: Cổ ngoài phủ biểu mô lát tầng, ống CTC phủ bởi biểu mô 
trụ với tế bào biệt hóa cao, chế nhầy và nhiều rãnh gồ ghề. Vùng tiếp 
giáp có tế bào dự trữ nhân to, ưa kiềm, có khả năng tăng sinh và biệt 
hoá thành lát hay trụ, nhằm tái tạo tổn thương CTC. pH dịch âm đạo có 
tính acid nhẹ (3,8- 4,6), giúp bảo vệ môi trường âm đạo. Môi trường 
4 
này liên quan đến Doderlein, lượng glycogen, estrogen. 
1.2. Các tổn thương CTC gồm tổn thương lành tính: gồm viêm, lộ 
tuyến, vùng tái tạo, u lành tính. Do nhiễm nấm, Gardenella vaginalis, 
Trachomonas vaginalis, Chlamydia trachomatis,. Các tổn thương tiền 
ung thư và ung thư: Hình ảnh tái tạo không bình thường của lộ tuyến. 
Để phát hiện tổn thương CTC cần dựa vào phương pháp sàng lọc và 
chẩn đoán qua tế bào CTC, VIA, soi CTC, sinh thiết. 
1.3. Human Papilloma virus và tổn thương CTC 
Cấu tạo HPV là virus có cấu trúc DNA thuộc họ Papova-viridae, 
không vỏ, đối xứng xoắn ốc, hình vòng, đường kính từ 52- 55nm, vỏ 
gồm 72 đơn vị capsomer, chứa khoảng 7800- 8000 cặp base, có 10 
khung đọc mở ORF. Bộ gen HPV có 3 vùng: Vùng điều hòa thượng 
nguồn. Vùng gen sớm (E1, E2, E4, E5, E6, E7). Vùng gen muộn (L1 và 
L2). Mỗi gen có chức năng riêng để gây nên tổn thương CTC. HPV 
chia 2 nhóm: Nguy cơ thấp: 6, 11, 13, 34, 40, 42, 43... gây mụn cóc. 
Nhóm nguy cơ cao gồm 16, 18, 31, 33, 34, 35, 39, 45, 51, 52, 56, 58, 
59 trong đó, HPV 16, 18 chiếm 70% ung thư. Phương pháp phát hiện 
HPV dựa vào công nghệ sinh học phân tử. Yếu tố nguy cơ: tuổi giao 
hợp lần đầu, lập gia đình, sinh đẻ nhiều, nghiện thuốc lá, vệ sinh sinh 
dục kém, bao cao su, thuốc ngừa thai, dụng cụ tử cung... 
1.4. Phương pháp điều trị tổn thương CTC như đặt thuốc âm đạo, áp 
lạnh, đốt bằng hóa chất, đốt điện, đốt nhiệt, bức xạ quang nhiệt, phẫu 
thuật khoét chóp hoặc cắt cụt hoặc cắt tử cung toàn phần... nhằm điều 
trị các bệnh lý tổn thương lành tính và ác tính CTC. 
 1.5. Tình hình nghiên cứu của HPV và điều trị tổn thương CTC 
Tình hình nghiên cứu về HPV: Tại Việt Nam, tỷ lệ nhiễm HPV 
dao động từ 0,9% đến 19,97% ở phụ nữ trong tuổi sinh đẻ. Các týp 
HPV ở nhóm nguy cơ thấp là HPV6, 11, 42, 43, 61, 62, 70, 71, 81,... và 
nguy cơ cao gồm 16, 18, 31, 33, 35, 39, 45, 51, 52, 53, 56, 58, 59, 66, 
68... nước ngoài: Tỷ lệ HPV dao động từ 2 đến 44% ở phụ nữ có tế bào 
bình thường. Theo Hiệp hội Quốc tế Nghiên cứu về ung thư có 10,41% 
nhiễm HPV. Nghiên cứu khác của IARC trên 1000 phụ nữ ở 22 quốc 
gia là ung thư CTC và kiểm soát bằng xét nghiệm sinh học phân tử; 
HPV-DNA hiện diện trong 99,7% khối u này. Các týp HPV giảm dần là 
5 
HPV16, 31, 58, 18, 33, 52, 35, 51, 56, 45, 66. 
Tình hình điều trị tổn thương CTC bằng áp lạnh: Tỷ lệ thành 
công dao động từ 80%- 94% tùy vào tổn thương tiền ung thư CTC 
(CIN), Tỷ lệ thành công cao khi CIN I là 90,9% đến 100%, 75%- 95,9% 
khi CIN II và CIN III là 71% đến 91,7%. Là phương pháp điều trị có 
hiệu quả, an toàn và áp dụng ngay lần khám đầu tiên khi phát hiện bất 
thường qua tầm soát bệnh lý CTC (VIA, Pap’s, HPV DNA, soi CTC, 
sinh thiết có kết quả bất thường) và khuyến khích áp dụng ở quốc gia 
đang phát triển, không trang thiết bị hiện đại. 
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 
Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu 
Mục tiêu 1: Tất cả phụ nữ tuổi từ 18- 69 đã có quan hệ tình dục, có 
hộ khẩu thường trú tại Thành phố Cần Thơ từ 1 năm trở lên và đồng ý 
tham gia trong thời gian tháng 12.2011 đến 4.2015. Cỡ mẫu được tính 
theo ước lượng tỷ lệ với p = 10%, cỡ mẫu là 1430 đối tượng. 
Mục tiêu 2: Chọn bệnh nhân được phát hiện qua tầm soát bệnh lý 
CTC từ mẫu ở mục tiêu 1. Đối tượng được chọn vào điều trị khi có lộ 
tuyến CTC và kết hợp 1 trong bất thường sau 
- Tế bào CTC bất thường: ASCUS, AGUS, LSIL, HSIL,và/ hoặc 
- VIA dương tính, và/ hoặc 
- HPV DNA dương tính, và/ hoặc 
- Soi CTC có tổn thương: vết trắng, lát đá, mạch máu bất thường... 
- Mô bệnh học: Condyloma, CIN I, CIN II, CIN III. 
Tiêu chuẩn loại trừ: Chống chỉ định làm tế bào CTC; soi CTC hoặc 
sinh thiết như có thụt rửa âm đạo, đặt thuốc, giao hợp trong vòng 24 
giờ; đang hành kinh; viêm nhiễm âm đạo, viêm CTC nặng. Trường hợp 
điều trị tổn thương CTC nhưng không theo dõi. Không điều trị khi có 
tổn tương tiền ung thư CTC. Đã cắt tử cung toàn phần và phần phụ hoặc 
có chỉ định cắt tử cung, cắt cụt CTC. Phụ nữ đang có bệnh cấp, mạn 
tính. Đang mang bệnh lý tâm thần, không giao tiếp. 
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Mục tiêu 1: Thực hiện nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích 
6 
Mục tiêu 2: Nghiên cứu tiến cứu mô tả- theo dõi dọc 
Chọn mẫu mục tiêu 1: Chọn mẫu cụm phân tầng ngẫu nhiên với 20 
cụm rải đều toàn Thành phố Cần Thơ theo khu vực thành thị (phường), 
khu vực nông thôn (xã). Qui trình chọn mẫu gồm: 
Bước 1: Chọn cụm quần thể nghiên cứu gồm 12 cụm ở thành thị và 
8 cụm ở nông thôn theo tỷ lệ dân số chung cộng dồn. 
Bước 2: Chọn danh sách địa phương theo tỷ lệ dân số cộng dồn. 
Bước 3: Danh sách phụ nữ ở độ tuổi 18- 69 theo cụm được chọn. 
Đối với mục tiêu 2 Chọn tất cả các trường hợp bất thường qua sàng 
lọc tầm soát CTC có lộ tuyến để điều trị bằng áp lạnh. 
2.2.1. Phương tiện nghiên cứu 
Dụng cụ, hóa chất sử dụng để làm tế bào CTC, soi CTC, sinh thiết 
Dụng cụ và phương tiện xét nghiệm Human Papilloma virus 
Phương tiện điều trị tổn thương cổ tử cung: Máy áp lạnh. 
2.2.2. Các bước tiến hành nghiên cứu 
Quy trình khám là phỏng vấn khám lâm sàng lấy mẫu thực hiện 
realtime PCR+PAP’s+VIA soi CTC và sinh thiết CTC để đọc giải 
phẫu bệnh khi sàng lọc bất thường điều trị khi có tổn thương CTC 
bằng phương pháp áp lạnh theo dõi 3,6 tháng, 12 tháng. 
Các đặc điểm chung về dịch tễ học của phụ nữ nghiên cứu 
Các đặc điểm về lâm sàng của phụ nữ nghiên cứu 
Các phương pháp sàng lọc cổ tử cung: Tế bào cổ tử cung. Quan sát 
CTC bằng mắt thường sau khi bôi acid acetic (VIA). Xét nghiệm HPV 
Các phương pháp chẩn đoán tổn thương CTC: Soi, sinh thiết 
2.2.3. Điều trị các thương tổn cổ tử cung: Các trường hợp có tổn 
thương CTC như lộ tuyến và hoặc kèm các bất thường qua sàng lọc tế 
bào học CTC, VIA, HPV dương tính với týp nguy cơ cao và hoặc soi 
CTC, sinh thiết bất thường. Bệnh nhân được điều trị theo phương pháp 
áp lạnh. Đánh giá kết quả sau 3- 6-12 tháng và theo dõi biến chứng. 
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
3.1. Đặc điểm chung của phụ nữ nghiên cứu 
Có 1490 phụ nữ ở độ tuổi 18- 69 tại 20 phường, xã thuộc 9 quận- 
huyện Thành phố Cần Thơ: Độ tuổi là 42,28±10,32 tuổi; nhóm 30-49 
7 
tuổi (61,41%), từ 50- 60 tuổi là 21,61%. Phụ nữ sống thành thị và nông 
thôn tương đương nhau, trình độ dưới trung học phổ thông, nội trợ, 
buôn bán và nông dân chiếm đa số. 
Phụ nữ đang sống chung với chồng là 91,68%. Số lần mang thai là 
3,07± 1,76 lần; mang thai ≤ 2 lần (40,87%), trên 2 lần là 56,85%. Có 
26,85% phụ nữ có từ 2 con trở lên, trung bình là 2,13 con. 
Quan hệ tình dục lần đầu trên 18 tuổi là 96,51%. Số bạn tình chồng: 
Có trên 1 bạn tình là 8,79%. Có 23,49% dùng bao cao su, 45,43% dùng 
thường xuyên, 54,47% không thường xuyên. có 63,76% chồng hút thuốc. 
Cả 2 vợ chồng không có hút thuốc lá chiếm 35,17%. 
3.2. Tỷ lệ nhiễm HPV, một số yếu tố liên quan phụ nữ từ 18- 69tuổi 
3.2.1. Tỷ lệ nhiễm HPV ở phụ nữ Thành phố Cần Thơ 
Tỷ lệ nhiễm HPV tại Cần Thơ là có 99 trường hợp dương tính với 
HPV, chiếm tỷ lệ 6,64%, Khoảng tin cậy 95%: 5,45% đến 7,28%. 
Tỷ lệ nhiễm HPV theo địa phương: Ninh Kiều chiếm cao nhất 
(3,22%); 0,6% ở Thốt Nốt; 0,54% ở Cờ Đỏ; 0,47% phụ nữ Cái Răng và 
Bình Thủy; 0,4% ở Vĩnh Thạnh và Phong Điền. Quận Ô Môn là 0,34% 
và 0,2% phụ nữ Thới Lai. 
Định týp HPV: 85 phụ nữ phân lập týp HPV, 14 trường hợp không 
xác định, đạt 5,7%. Có 12 loại týp là 52, 16, 51, 39, 18, 56, 58, 35, 31, 
33, 45, 59. HPV52 chiếm cao nhất (29%), týp 16(16%), týp 51 (13%); 
týp 39 (8%), týp 18, 56, 58 chiếm 7%, týp HPV35 (5%), týp HPV khác 
≤ 3%. Nhiễm đơn týp (88,53%). 
3.2.2. Một số yếu tố liên quan đến nhiễm HPV ở phụ nữ 
3.2.2.1. Liên quan với tuổi của phụ nữ nghiên cứu 
Bảng 3.9. Liên  ... ng vào phụ nữ đang ở độ tuổi 
sinh đẻ, khả năng QHTD còn nhiều. 
Phân bố nhiễm HPV với địa bàn cư trú, trình độ học vấn: Tỷ lệ 
nhiễm HPV ở thành thị cao hơn so nông thôn, phụ nữ có trình độ kiến 
thức trên THPT có trình độ tương đối tốt để có thể tiếp cận với kiến 
thức khi nhân viên y tế trao đổi, tìm hiểu các thông tin liên quan đến 
bệnh lý. Phù hợp với Trần Thị Lợi, Tran L.T.H, Vu L.T.H. Các phụ nữ 
có trình độ học vấn từ THPT trở lên có tỷ lệ nhiễm HPV cao hơn học 
vấn thấp hơn (p<0,01). Điều này có thể do phụ nữ có trình độ cao, có ý 
thức về chăm sóc sức khỏe, họ thường xuyên đến cơ sở y tế khám sức 
khỏe và từ đó, có thể phát hiện các bất thường, được tư vấn và điều trị. 
HPV với số lần mang thai, quan hệ tình dục: Số lần mang thai là 3 
lần, nguy cơ ung thư CTC gia tăng khi có đa sản, đa rạ. Phụ nữ Costa 
Rica: Phụ nữ có số lần mang thai cao hơn nghiên cứu này (mang thai 
khoảng 4,5 lần) và có nguy cơ lây nhiễm HPV. Tuổi giao hợp lần đầu là 
23,07± 4,33 tuổi, (14- 44 tuổi), tương tự kết quả của Trần Thị Lợi, Vu 
L.T.H. Phụ nữ có QHTD sớm là trước 18 tuổi, phù hợp với Pháp luật 
Việt Nam chiếm 3,49% (52 phụ nữ trong 1490 người). Kết quả Liu tại 
Trung Quốc và Alibegashvili T tại Georgia chưa ghi nhận mối liên quan 
đến độ tuổi lần đầu QHTD nên có kết quả phù hợp với kết quả nghiên 
cứu này. Nhưng các nghiên cứu khác cho thấy đây là yếu tố nguy cơ lây 
nhiễm HPV như nghiên cứu của Đoàn Trọng Trung, Lê Thị Thanh Hà, 
Bùi Thị Hồng Nhu; Piana A tại Italy, Castro FA và Schluterman N.N. 
Như vậy, tỷ lệ nhiễm HPV sẽ tăng khi phụ nữ QHTD sớm. Ngoài ra, 
phụ nữ lập gia đình nhiều lần hoặc có số bạn tình nhiều là yếu tố nguy 
cơ lây nhiễm HPV và có nguy cơ mắc ung thư CTC hơn, do đây là sự 
lây nhiễm qua đường tình dục. Kết quả nghiên cứu ghi nhận phụ nữ 
quan hệ với nhiều bạn tình ngoài chồng có nguy cơ nhiễm HPV so phụ 
nữ chỉ có quan hệ với chồng, chồng có nhiều bạn tình có nguy cơ nhiễm 
HPV. Kết quả này tương tự các nghiên cứu khác trong và ngoài nước. 
HPV với phụ nữ dùng bao cao su: Có 76,51% trường hợp không 
19 
dùng bao cao su trong sinh hoạt tình dục. Phụ nữ không sử dụng bao 
cao su có tỷ lệ nhiễm HPV cao hơn so với phụ nữ có sử dụng bao cao su 
mà bị nhiễm HPV (79,8% so với 20,2%). Theo Trần Thị Lợi, sử dụng 
bao cao su thường xuyên, tỷ lệ nhiễm HPV là 5,32% chỉ bằng ½ so với 
người không sử dụng hoặc sử dụng bao cao su không thường xuyên nên 
phụ nữ thường xuyên dùng bao cao su vừa có tránh thai ngoài ý muốn, 
phòng chống bệnh lây truyền qua đường tình dục; giảm tỷ lệ nhiễm 
HPV. Thuốc tránh thai, Bosch F.E: Phụ nữ từng sử dụng thuốc tăng 
nguy cơ ung thư CTC là 1,47 lần, thời gian sử dụng càng lâu, nguy cơ 
càng tăng, sử dụng dưới 5 năm không có liên quan nhưng nếu sử dụng 
từ 5- 9 năm tăng 2,72 lần, tăng lên 4,48 lần khi dùng trên 10 năm. 
HPV với hút thuốc lá: chưa ghi nhận liên quan này, nhưng phụ nữ 
có hút hoặc hút thuốc lá thụ động từ chồng có tỷ lệ nhiễm HPV cao hơn 
nhóm phụ nữ và chồng không hút thuốc lá. Kết quả này tương tự một số 
nghiên cứu trong và ngoài nước nhưng phụ nữ Việt Nam rất ít hút thuốc 
lá nhưng họ thường hút thuốc lá thụ động từ người xung quanh. 
Nhiễm HPV với đặc điểm lâm sàng: phụ nữ có viêm âm đạo hoặc 
có tổn thương CTC nghi ngờ ung thư có tần suất nhiễm HPV khá cao so 
với phụ nữ CTC bình thường hoặc tổn thương CTC khác. Qua đó, biểu 
hiện lâm sàng không phản ảnh được tình trạng lây nhiễm mà chỉ có thể 
biết thông qua thực hiện các xét nghiệm HPV. Khi tổn thương CTC, 
quá trình diễn tiến đòi hỏi có thời gian dài để HPV tồn tại lâu dài, gây ra 
những rối loạn sinh sản tế bào, tổn thương từ tân sinh trong biểu mô 
mức độ nhẹ đến ung thư CTC, khoảng 10- 20 năm. 
Nhiễm HPV với cận lâm sàng: sàng lọc bệnh lý CTC bằng Pap’s, 
VIA, soi CTC khi có bất thường và sinh thiết CTC. Qua đó, VIA có 
phát hiện các tổn thương bất thường CTC nhiều hơn so với Pap’s, do 
tổn thương CTC khi nhiễm HPV có sự tăng sinh tế bào CTC làm cho 
lượng protein tăng nên biểu bắt màu trắng với acid acetic nên 
Chumworathayi B điều trị bằng áp lạnh đạt 85,5% sau 1 năm. 
4.3. Đặc điểm và kết quả điều trị tổn thương CTC bằng áp lạnh 
4.3.1. Chẩn đoán bệnh lý CTC qua lâm sàng và cận lâm sàng 
Chẩn đoán lâm sàng: Triệu chứng cơ năng hoặc thực thể trong bệnh 
lý tiền ung thư- ung thư CTC không rõ ràng, phát hiện qua khám định 
20 
kỳ, tầm soát tại cộng đồng. Đối với nghiên cứu này được thực hiện tại 
cộng đồng phụ nữ Thành phố Cần Thơ nên không biểu hiện lâm sàng. 
Cận lâm sàng: VIA có kết quả tôi tương tự nghiên cứu trong và 
ngoài nước. Đây là phương pháp mà Bộ Y tế cho phép sử dụng quan sát 
CTC bằng mắt thường sau khi bôi acid acetic (VIA) trong tầm soát ung 
thư CTC. Tế bào CTC: đạt 0,4%, tương đương tỷ lệ tế bào CTC bất 
thường trong nước là 0,2%- 13%. Kết quả này thấp hơn so Cathro H.P 
là 4,1%. Tại Iran, Eghbali S.S: 5% phụ nữ. Depuydr CE là 2,54%. Soi 
CTC có kết quả là vết trắng, chấm đáy chiếm 63,64%. Sinh thiết: 3 
trường hợp chẩn đoán condyloma, chiếm 6,82%, là hình thái được xem 
là CIN I. Đây là kết quả của Cần Thơ thực hiện chương trình tầm soát 
bệnh lý CTC có hiệu quả tại Trạm Y tế 
4.3.2. Đánh giá kết quả điều trị tổn thương CTC bằng áp lạnh 
4.3.2.1. Tỷ lệ khỏi bệnh theo thời gian 
Tỷ lệ điều trị khỏi tăng dần theo thời gian theo dõi, đạt từ 95,45% 
sau 3 tháng điều trị đến 100% sau sáu tháng theo dõi. Thời điểm 3 tháng 
sau điều trị là thời gian để đánh giá sự thành công chung cho mẩu. Bệnh 
nhân được đánh giá qua khám định kỳ sau áp lạnh với các dấu hiệu lâm 
sàng, xem VIA, tế bào CTC, soi CTC. Tiêu chuẩn chẩn đoán khỏi là 
khả năng tái tạo hoàn toàn của tổn thương được điều trị về lâm sàng 
như CTC trơn láng, màu hồng nhợt ở CTC, có khí hư sinh lý, tế bào 
CTC bình thường, VIA âm tính Với kết quả đó, chúng tôi nhận thấy 
hiệu quả của điều trị áp lạnh khá cao, có thể áp dụng lâu dài tại Bệnh 
viện. Kết quả này phù hợp với kết quả của Hồ Thị Phương Thảo, Lê 
Minh Toàn, Hoàng Việt, Lewis KDC, Castro Wendy, Jacob M, Kamar 
N. có tỷ lệ thành công khoảng 90%. 
4.3.2.2. Phân bố về mức độ tổn thương cổ tử cung 
Đường kính tổn thương CTC ở mức độ từ 3 cm trở lên là 36,36%, từ 
2- 3cm, chiếm 31,82%, trung bình là 2,21± 1,15 cm và tỷ lệ khỏi bệnh 
có liên quan đến mức độ tổn thương CTC và kết quả này phù hợp với 
nghiên cứu Lê Minh Toàn, Hồ Thị Phương Thảo. 
4.3.2.3. Thời gian tiết dịch sau điều trị 
Thời gian tiết dịch trung bình là 7,68 ngày, tương đương từ 1 đến 2 
tuần. Phù hợp với nghiên cứu Lê Minh Toàn, Hồ Thị Phương Thảo, 
21 
Hoàng Việt, Charmot E nên thời gian tiết dịch sau điều trị khoảng 2 
tuần và là thời gian giúp cho bác sĩ lâm sàng tư vấn, theo dõi sau điều 
trị áp lạnh. Với các dấu hiệu sau điều trị là đau, chảy máu, tiết dịch, 
nhiễm trùng, đau mạn tính, chít hẹp CTC... 
Sau 12 tháng theo dõi sau điều trị bằng áp lạnh bằng tế bào CTC, 
chúng tôi có 24 trường hợp tế bào không có bất thường biểu mô 
(54,54%) và 20 phụ nữ có tế bào biến đổi viêm lành tính (45,56%). 
Không có trường hợp diễn biến bất thường, có thể do mức độ tổn 
thương chỉ ở tổn thương nhẹ nên hiệu quả điều trị cao và biến đổi sau 
điều trị bằng áp lạnh rất tốt, điều này phù hợp với kết quả Chirenje Z.M. 
tỷ lệ thành công sau 6 tháng đến 12 tháng theo dõi là 88,3% đến 92,5%. 
Tương tự, tỷ lệ trở về bình thường của Doh A.S là 90,9% đến 97,5% tùy 
theo mức độ tổn thương tiền ung thư CTC. 92% là kết quả của Vet JNI. 
Như vậy, việc điều trị áp lạnh CTC có hiệu quả cao cho các tổn thương 
tiền ung thư CTC, giúp cho các cơ sở y tế có nguồn lực y tế hạn chế có 
thể áp dụng và phương pháp theo dõi sau điều trị dễ thực hiện, nhanh 
chóng và giá thành tương đối thấp. 
4.3.2.5. Thái độ bệnh nhân sau điều trị áp lạnh tại Cần Thơ 
Theo bảng 3.36 cho thấy, tỷ lệ hài lòng của bệnh nhân sau áp lạnh 
tăng dần theo các lần tái khám, trong đó ngay khi điều trị có 75% cho là 
hài lòng, có 25% cho là bình thường, không có trường hợp nào lo lắng. 
Qua đó, phương pháp áp lạnh có thể áp dụng trong điều trị tổn thương 
CTC. Điều này thể hiện rõ cho những lần tái khám sau là bệnh nhân có 
mức độ hài lòng với phương pháp càng nhiều, dù rằng trong quá trình 
điều trị, chúng tôi có nhiều trường hợp xuất hiện biến chứng đau nhưng 
họ vẫn chấp nhận đây là phương pháp điều trị tương đối tốt nên mức độ 
hài lòng tăng theo thời gian. Tuy nhiên, kết quả của chúng tôi có một 
bệnh nhân hơi lo lắng, chiếm 2,27% ở lần tái khám thứ 2, sau 4 tuần điều 
trị. Đây là bệnh nhân có thời gian tiết dịch kéo dài, tiết dịch đến ngày thứ 
15, với triệu chứng đó làm cho bệnh nhân không an tâm với phương pháp 
này, dù rằng ở tái khám vào tuần thứ 2, bệnh nhân cho là bình thường. 
Theo Hồ Thị Phương Thảo khi điều trị bằng áp lạnh, lần tái khám đầu 
tiên có tỷ lệ hài lòng là 28,4%, khám lần hai là 57,4%, khám lần ba là 
88,3%, tương tự, Blumenthal P.D. ghi nhận tỷ lệ rất hài lòng là 87,2% và 
22 
12,5% hài lòng. Một nghiên cứu tại Thái Lan cho thấy thái độ của bệnh 
nhân rất hài lòng với tỷ lệ rất cao (> 90%), với kết quả đó, mức độ hài 
lòng của bệnh nhân tăng dần theo thời gian theo dõi tái khám. 
Tóm lại, tỷ lệ nhiễm HPV và týp HPV nguy cơ cao được phân lập 
bằng kỹ thuật realtime PCR DNA ở phụ nữ Cần Thơ là nghiên cứu 
bước đầu về HPV tại Đồng bằng sông Cửu Long, tiến tới xét nghiệm 
HPV trên cả nước nhằm xây dựng bản đồ dịch tể học về tình hình 
nhiễm HPV tại Việt Nam. Đồng thời, kết quả sẽ giúp cho những nghiên 
cứu về sự tồn tại của HPV ở các phụ nữ dương tính với HPV để có thể 
theo dõi và xử trí phù hợp. Ngoài ra, khi phát hiện các trường hợp tổn 
thương cổ tử cung có thể sử dụng phương pháp áp lạnh cổ tử cung là 
phương pháp điều trị tổn thương tiền ung thư cổ tử cung có hiệu quả 
cao, đơn giản, dễ thực hiện và có thể áp dụng cho cơ sở y tế có nguồn 
lực y tế không dồi dào, nhất là những quốc gia đang phát triển. Tại Cần 
Thơ, việc triển khai phương pháp áp lạnh sẽ giúp giảm tỷ lệ ung thư cổ 
tử cung, góp phần cho thành công của chương trình phòng chống ung 
thư cổ tử cung Quốc gia đạt hiệu qua cao hơn. 
KẾT LUẬN 
Qua nghiên cứu 1490 phụ nữ trong độ tuổi 18 đến 69 tại Thành phố 
Cần Thơ, chúng tôi có một vài kết luận 
1. Tỷ lệ nhiễm Human Papilloma virus, các yếu tố liên quan ở phụ 
nữ từ 18 đến 69 tuổi tại Thành phố Cần Thơ 
- Có 99 trường hợp dương tính với Human Papilloma virus, chiếm 
tỷ lệ 6,64%. Khoảng tin cậy 95% là 5,45% đến 7,28%. 
- Có 85 trường hợp dương tính phân lập HPV, chiếm 5,7%. 
- Có 100 týp Human Papillomav irus được phân lập, với 12 týp là 
52,16, 51, 39, 18, 56, 58, 35, 31, 33, 45, 59, trong đó, týp 52 chiếm cao 
nhất (29%), týp 16 (16%), týp 51 (13%); týp 39 (8%), nhiễm týp 18, 56, 
58 là 7% mỗi týp, týp 35 chiếm 5%. 
- Phần lớn các phụ nữ nhiễm đơn týp, 83,53%. 
- Các yếu tố liên quan nhiễm Human Papilloma virus ở Cần Thơ bao 
gồm độ tuổi, nơi cư trú, trình độ học vấn trên trung học phổ thông, số lần 
mang thai, quan hệ tình dục với nhiều người của phụ nữ và người chồng. 
23 
- Nghiên cứu chưa ghi nhận được liên quan về nhiễm Human 
Papilloma virus với sử dụng bao cao su, tuổi quan hệ tình dục trước 18 
tuổi, tình trạng hút thuốc lá, dùng thuốc ngừa thai và biểu hiện lâm 
sàng- cận lâm sàng ở phụ nữ. 
2. Đặc điểm và đánh giá kết quả điều trị tổn thương cổ tử cung 
bằng áp lạnh tại Thành phố Cần Thơ 
- Đặc điểm lâm sàng tổn thương cổ tử cung: 73,29% phụ nữ có cổ tử 
cung bình thường, lộ tuyến là 22,42%, còn lại là polype, viêm âm đạo, 
viêm cổ trong cổ tử cung. 
- Đặc điểm cận lâm sàng: 
+ Quan sát cổ tử cung bằng mắt thường sau bôi acid acetic là 8,99% 
+ Tế bào cổ tử cung bất thường là 0,4%, còn lại là không có bất 
thường biểu mô hoặc ác tính, tế bào biến đổi viêm lành tính. 
+ Có 44 bệnh nhân được soi cổ tử cung: Có 28 trường hợp bất 
thường chiếm 63,44%. Kết quả mô bệnh học là viêm cổ tử cung, có 3 
trường hợp là condyloma. 
Kết quả điều trị tổn thương CTC bằng phương pháp áp lạnh. 
- Có 44 phụ nữ đồng ý điều trị, tỷ lệ điều trị khỏi tăng dần theo thời 
gian, đạt 100% sau sáu tháng theo dõi. Đến 12 tháng sau điều trị, chưa 
ghi nhận các bất thường tổn thương cổ tử cung. 
- Tỷ lệ khỏi bệnh tập trung nhiều ở nhóm trên 35 tuổi ( 73,81%. 
- Mức độ tổn thương tập trung từ 2 centimet đến 3centimet; trung 
bình là 2,21± 1,15 (dao động từ 0- 4 centimet). Đường kính tổn thương 
cổ tử cung càng lớn, tỷ lệ khỏi bệnh càng giảm. Tỷ lệ khỏi bệnh cao 
nhất là nhóm 2- 3 centimet chiếm 33,33%; 26,19% ở đường kính dưới 1 
centimet. từ 1- 2 centimet chiếm 23,81%. 
- Thời gian tiết dịch là 7,68 ngày, có 1 trường hợp tiết dịch 15 ngày, 
50% phụ nữ có tiết dịch từ 8 đến 14 ngày, 47,73% tiết dịch dưới 7 ngày. 
- Đường kính tổn thương cổ tử cung càng nhỏ ≤2 centimet có thời 
gian tiết dịch dưới 7 ngày cao. Khi tổn thương càng lớn (> 2 centimet), 
tỷ lệ thời gian tiết dịch từ 5 đến 15 ngày cao hơn. Sự khác biệt này có ý 
nghĩa với p< 0,001. 
- Điều trị tổn thương cổ tử cung bằng áp lạnh có 54,55% bị đau. 
- Phụ nữ hài lòng với phương pháp áp lạnh để điều trị. 
24 
KIẾN NGHỊ 
Qua nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm Human Papilloma virus và đánh giá 
kết quả điều trị tổn thương cổ tử cung bằng áp lạnh, chúng tôi có kiến 
nghị sau 
1. Cần nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm Human Papilloma virus các địa 
phương khác trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và trên cả nước 
nhằm xây dựng bản đồ dịch tễ học về tình hình nhiễm Human 
Papilloma virus tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và Việt Nam. 
2. Nghiên cứu về sự tồn tại của Human Papilloma virus ở các phụ 
nữ dương tính với Human Papilloma virus để có thể theo dõi và xử trí 
phù hợp. 
3. Triển khai ứng dụng phương pháp áp lạnh trong điều trị tổn 
thương cổ tử cung tại các quận huyện ở Thành phố Cần Thơ. 
 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÔNG BỐ CỦA 
TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 
1. Lâm Đức Tâm, Trần Ngọc Dung, Nguyễn Vũ Quốc Huy, (2013), 
“Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm Human Papilloma virus và các yếu tố liên 
quan của phụ nữ từ 18 đến 69 tuổi tại Thành phố Cần Thơ”, Tạp chí Y 
Dược học, Trường Đại học Y Dược Huế, số 15, tr. 151- 158. 
2. Lâm Đức Tâm, Trần Ngọc Dung, Nguyễn Vũ Quốc Huy, (2013), 
“Nghiên cứu tỷ lệ và một số yếu tố liên quan đến nhiễm Human 
Papilloma virus ở phụ nữ tại 4 huyện Thành phố Cần Thơ”, Tạp chí 
Phụ Sản, 11(3), tr. 58- 63. 
3. Lâm Đức Tâm, Nguyễn Vũ Quốc Huy, (2013), “Nghiên cứu tỷ lệ 
nhiễm Huaman Papilloma virus và các yếu tố liên quan tổn thương 
tiền ung thư cổ tử cung ở phụ nữ 18- 60 tuổi”, Y học Thành phố Hồ 
Chí Minh, Chuyên đề Sức khỏe Sinh sản và Bà mẹ Trẻ em, Tập 17, 
phụ bản số 1, tr. 213- 220. 
4. Lâm Đức Tâm, Nguyễn Vũ Quốc Huy, (2015), “Khảo sát đặc điểm 
của các phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung tại Thành phố Cần 
Thơ”, Tạp chí Phụ Sản, 13(1). tr. 64- 69. 
5. Lâm Đức Tâm, Nguyễn Vũ Quốc Huy, (2016), “Đánh giá kết quả 
điều trị tổn thương cổ tử cung bằng phương pháp áp lạnh tại Cần 
Thơ”, Tạp chí Phụ Sản, 13(4), tr. 52- 57. 

File đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_an_nghien_cuu_ty_le_nhiem_human_papilloma_virus.pdf