Tóm tắt Luận án Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin đất đai phục vụ quản lý sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Đoan hùng, tỉnh Phú Thọ

Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là

thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây

dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng an ninh (Quốc Hội nước

CHXHCNVN, 2013).

Quản lý đất đai (QLĐĐ) được xác định là một khoa học tổng hợp về tự nhiên,

kinh tế, xã hội, pháp lý và kỹ thuật liên quan đến quản lý, sử dụng đất đai. Hệ thống

QLĐĐ gồm các thành phần: pháp luật đất đai, quy hoạch sử dụng đất, thanh tra đất đai,

hồ sơ địa chính, đăng ký đất đai, định giá đất và hệ thống thông tin (HTTT) đất đai.

Trong đó pháp luật đất đai, quy hoạch sử dụng đất và thanh tra đất đai là nền tảng, cơ sở

pháp lý, kinh tế và xã hội của hệ thống. Còn hồ sơ địa chính, đăng ký đất đai, định giá

đất và HTTT đất đai là cơ sở kỹ thuật của hệ thống (Tôn Gia Huyên và Nguyễn Đình

Bồng, 2007). Hiện tại HTTT trong QLĐĐ của Việt Nam còn nhiều bất cập: Bản đồ địa

chính (BĐĐC) chưa được lập hoàn chỉnh, những nơi đã có thì không đồng nhất về hệ

tọa độ và các yếu tố thể hiện trên bản đồ; các loại sổ sách không đầy đủ và phần lớn ở

dạng giấy; công tác QLĐĐ mới chỉ tập trung vào công tác địa chính, chưa quan tâm

hoặc thiếu thông tin về chất lượng đất; chưa chú ý đến các thông tin và dữ liệu đặc thù

đối với mỗi loại đất, thông tin đất đai còn nhiều tồn tại chưa đáp ứng được yêu cầu

QLĐĐ theo hướng chính quy, hiện đại.

Nhận thức rõ tầm quan trọng trên Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định

1892/QĐ-TTg ngày 14 tháng 12 năm 2012 về việc phê duyệt đề án nâng cao năng lực

quản lý Nhà nước Ngành Quản lý đất đai giai đoạn 2011-2020, trong đó mục tiêu đặt ra

“Quản lý chặt chẽ về số lượng, chất lượng và giá trị kinh tế nguồn tài nguyên đất đai.”

và “đến năm 2020 cơ bản hoàn thành việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai (CSDL) và

HTTT đất đai”.

pdf 27 trang dienloan 4840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin đất đai phục vụ quản lý sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Đoan hùng, tỉnh Phú Thọ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin đất đai phục vụ quản lý sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Đoan hùng, tỉnh Phú Thọ

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin đất đai phục vụ quản lý sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Đoan hùng, tỉnh Phú Thọ
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 
PHAN VĂN KHUÊ 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT ĐAI 
PHỤC VỤ QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG 
NGHIỆP HUYỆN ĐOAN HÙNG, TỈNH PHÚ THỌ Chuyên ngành: Quản lý đất đai Mã số: 62 85 01 03 
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ 
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017 
Công trình hoàn thành tại: 
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 
Người hướng dẫn khoa học: 
1. PGS.TS. Nguyễn Văn Dung 
2. TS. Nguyễn Xuân Thành 
Phản biện 1: PGS.TS. Chu Văn Thỉnh 
 Hội Khoa học đất Việt Nam 
Phản biện 2: TS. Trần Quốc Vinh 
 Học viện Nông nghiệp Việt Nam 
Phản biện 3: TS. Trần Thùy Dương 
 Trường Đại học Mỏ - Địa chất 
Luận án đã được bảo vệ trước Hội đồng Đánh giá luận án cấp Học viện 
họp tại: 
Học viện Nông nghiệp Việt Nam 
Vào hồi giờ phút, ngày tháng năm 2017 
 Có thể tìm hiểu luận án tại: 
Thư viện Quốc gia Việt Nam 
Thư viện Lương Định Của - Học viện Nông nghiệp Việt Nam 
 1 
Phần 1. MỞ ĐẦU 
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là 
thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây 
dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng an ninh (Quốc Hội nước 
CHXHCNVN, 2013). 
Quản lý đất đai (QLĐĐ) được xác định là một khoa học tổng hợp về tự nhiên, 
kinh tế, xã hội, pháp lý và kỹ thuật liên quan đến quản lý, sử dụng đất đai. Hệ thống 
QLĐĐ gồm các thành phần: pháp luật đất đai, quy hoạch sử dụng đất, thanh tra đất đai, 
hồ sơ địa chính, đăng ký đất đai, định giá đất và hệ thống thông tin (HTTT) đất đai. 
Trong đó pháp luật đất đai, quy hoạch sử dụng đất và thanh tra đất đai là nền tảng, cơ sở 
pháp lý, kinh tế và xã hội của hệ thống. Còn hồ sơ địa chính, đăng ký đất đai, định giá 
đất và HTTT đất đai là cơ sở kỹ thuật của hệ thống (Tôn Gia Huyên và Nguyễn Đình 
Bồng, 2007). Hiện tại HTTT trong QLĐĐ của Việt Nam còn nhiều bất cập: Bản đồ địa 
chính (BĐĐC) chưa được lập hoàn chỉnh, những nơi đã có thì không đồng nhất về hệ 
tọa độ và các yếu tố thể hiện trên bản đồ; các loại sổ sách không đầy đủ và phần lớn ở 
dạng giấy; công tác QLĐĐ mới chỉ tập trung vào công tác địa chính, chưa quan tâm 
hoặc thiếu thông tin về chất lượng đất; chưa chú ý đến các thông tin và dữ liệu đặc thù 
đối với mỗi loại đất, thông tin đất đai còn nhiều tồn tại chưa đáp ứng được yêu cầu 
QLĐĐ theo hướng chính quy, hiện đại. 
Nhận thức rõ tầm quan trọng trên Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 
1892/QĐ-TTg ngày 14 tháng 12 năm 2012 về việc phê duyệt đề án nâng cao năng lực 
quản lý Nhà nước Ngành Quản lý đất đai giai đoạn 2011-2020, trong đó mục tiêu đặt ra 
“Quản lý chặt chẽ về số lượng, chất lượng và giá trị kinh tế nguồn tài nguyên đất đai..” 
và “đến năm 2020 cơ bản hoàn thành việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai (CSDL) và 
HTTT đất đai”. 
Đặc biệt trong giai đoạn phát triển nhanh và mạnh mẽ như hiện nay thì nhiều địa 
phương trong đó có huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ công tác quản lý dữ liệu đất đai 
của huyện còn chưa đồng bộ, các tư liệu đất đai chủ yếu là tư liệu địa chính ở dạng giấy, 
tư liệu về chất lượng đất và các cơ sở dữ liệu khác được sử dụng theo kiểu phân tán, 
không có hệ thống; việc tra cứu thông tin về đất đai rất hạn chế nên khả năng hỗ trợ ra 
quyết định cũng như khai thác thông tin đất đai chưa được hiệu quả. 
 Để hoàn thành mục tiêu trên cũng nhu nâng cao năng lực của hệ thống QLĐĐ, 
phục vụ tra cứu thông tin đối với người sử dụng đất, hỗ trợ các nhà quản lý, các nhà 
chuyên môn trong hoạch định chính sách, định hướng QLSD đất đai một cách hiệu quả 
nhất, thu hút nguồn lực từ bên ngoài và phát huy tiềm năng của địa phương cần thiết 
đổi mới và nâng cao năng lực của hệ thống QLĐĐ, trong đó việc xây dựng HTTT đất 
đai theo hướng đa mục tiêu và chia sẻ thông tin là việc làm quan trọng. Vì vậy, cần phải 
hoàn thiện CSDL với đầy đủ các thông tin về số lượng, chất lượng đất và quản lý các 
thông tin trong một hệ thống phục vụ QLSD đất. 
 2 
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 
- Xây dựng CSDL chất lượng đất để tích hợp, hoàn thiện CSDL đất đai góp phần 
tăng cường năng lực QLSD đất sản xuất nông nghiệp (SXNN) một cách đầy đủ về số 
lượng và chất lượng đất. 
- Xây dựng HTTT đất đai phục vụ QLSD đất SXNN cho huyện Đoan Hùng. 
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu 
- Toàn bộ diện tích đất SXNN huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ; 
- Hệ thống CSDL phục vụ quản lý diện tích, chất lượng đất SXNN huyện Đoan Hùng. 
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 
- Phạm vi không gian: trong phạm vi địa giới huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. 
- Phạm vi nghiên cứu cụ thể: Xây dựng CSDL chất lượng đất tích hợp vào CSDL 
đất đai trong HTTT đất đai phục vụ QLSD đất SXNN của huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú 
Thọ. Cơ sở dữ liệu đất đai gồm ba phân hệ CSDL: CSDL địa chính; CSDL chất lượng 
đất; và CSDL HTSD đất. 
1.3.3. Một số câu hỏi nghiên cứu 
- Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Đoan Hùng? 
- Tình hình QLSD đất và HTSD đất SXNN của huyện? 
- Thực trạng HTTT đất đai và công tác QLSD đất SXNN của huyện? 
- Để phục vụ QLSD đất SXNN trên địa bàn huyện Đoan Hùng, cần thiết phải xây 
dựng HTTT đất đai như thế nào? Cơ sở dữ liệu cần những thông tin gì? Hệ thống thông 
tin đất SXNN sẽ phục vụ cho đối tượng nào? 
- Giải pháp để triển khai HTTT đất SXNN trên địa bàn huyện? 
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI 
Xây dựng HTTT đất đai tích hợp CSDL địa chính, CSDL HTSD đất và CSDL 
chất lượng đất SXNN nhằm tăng cường năng lực quản lý và sử dụng hiệu quả đối với 
đất SXNN quy mô cấp huyện, góp phần QLĐĐ theo hướng đa mục tiêu và định hướng 
xây dựng Chính phủ điện tử. 
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 
1.5.1. Ý nghĩa khoa học 
Kết quả nghiên cứu góp phần hoàn thiện cơ sở khoa học về xây dựng CSDL chất lượng 
đất tích hợp với CSDL đất đai trong HTTT đất đai phục vụ QLSD đất SXNN cấp huyện. 
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn 
Sử dụng ArcGIS và WebGIS để tích hợp CSDL và vận hành HTTT đất đai phục 
vụ QLSD đất SXNN tại huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ và khả năng áp dụng đối với 
cấp huyện của các địa phương có điều kiện tương tự. 
 3 
Phần 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG 
NGHIÊP 
Các vấn đề về đất đai và QLĐĐ, tư liệu và CSDL phục vụ QLSD đất đai; Đất 
SXNN và các yếu tố tác động đến QLSD đất SXNN; Quản lý nhà nước đối với đất 
SXNN; Chất lượng đất SXNN, đánh giá chất lượng đất SXNN, CSDL chất lượng đất. 
2.2. HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT ĐAI 
Khái quát về HTTT đất đai trên cơ sở các nội dung về cấu trúc HTTT đất đai, yêu 
cầu đối với HTTT đất đai, vai trò của HTTT đất đai trong QLSD đất; Quản lý đất đai 
trên cơ sở HTTT đất đai; 
Khái quát HTTT đất đai của một số nước trên thế giới như: Thụy Điển, Úc, 
Malaysia, Trung Quốc. 
Khái quát về CSDL đất đai và hạ tầng HTTT đất đai của Việt Nam; Các công 
trình nghiên cứu ứng dụng HTTT đất đai phục vụ QLSD đất ở Việt Nam; Định hướng 
phát triển HTTT đất đai ở Việt Nam. 
Ở Việt Nam, trước lợi ích và vai trò của HTTT đất đai thì xây dựng HTTT đất đai 
được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của quốc gia (Ban chấp hành 
Trung ương Đảng khóa XI, 2012) nhằm QLĐĐ theo hướng hiện đại, công khai, minh 
bạch, phục vụ đa mục tiêu, từng bước chuyển sang giao dịch điện tử trong lĩnh vực đất 
đai. Phát triển HTTT đất đai sẽ giúp nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ QLĐĐ, cải 
thiện năng suất nghiệp vụ hành chính và đóng góp vào quá trình nâng cao năng lực cạnh 
tranh quốc gia. Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn kinh phí cũng như cần có sự chuẩn bị 
về nhân sự để vận hành hệ thống thì trước mắt cần xây dựng HTTT đất đai tại các địa 
phương. 
Hiện nay, mô hình QLĐĐ ở nước ta được lập ở 4 cấp Trung ương, tỉnh, huyện và 
xã. Trong đó cấp huyện là nơi tiếp nhận và xử lý rất nhiều các thủ tục chuyên môn về 
đất đai cũng như công tác lập và tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất, vì vậy nghiên 
cứu xây dựng HTTT phục vụ QLĐĐ cả về số lượng và chất lượng áp dụng tại quy mô 
cấp huyện là vấn đề cấp thiết. 
Phần 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 
- Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội huyện Đoan Hùng; 
- Thực trạng HTTT đất đai huyện Đoan Hùng; 
- Xây dựng HTTT đất phục vụ QLSD đất SXNN nghiệp huyện Đoan Hùng; 
- Giải pháp hoàn thiện HTTT đất đai huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. 
 4 
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
3.2.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu, tài liệu 
3.2.1.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp 
Thu thập tài liệu, dữ liệu liên quan đến nội dung đề tài, bao gồm: tài liệu về kinh 
tế - xã hội; tài liệu về HTSD đất, cơ cấu sử dụng đất SXNN, tình hình SXNN; tài liệu về 
khí tượng, các loại bản đồ như bản đồ hành chính, bản đồ HTSD đất, bản đồ địa hình, 
bản đồ thổ nhưỡng, BĐĐC... và các số liệu thống kê khác theo yêu cầu của đề tài với 
các thời điểm khác nhau. 
3.2.1.2. Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp 
- Điều tra, phúc tra bản đồ đất, xây dựng bản đồ đơn vị đất đai. 
- Điều tra thực địa để xác định các loại sử dụng đất (LUT) trên địa bàn huyện 
Đoan Hùng để lựa chọn các LUT chính. 
- Điều tra phỏng vấn về tình hình sử dụng đất. Nội dung điều tra được xây dựng 
trên phiếu điều tra thông qua bảng câu hỏi in sẵn. 
3.2.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 
Nghiên cứu chọn 3 xã điểm đó là xã Vân Du, Chí Đám và Phong Phú. Tiêu chí 
chọn điểm nghiên cứu: (1) các xã đặc trưng về các loại đất, các LUT và tình hình sử 
dụng đất SXNN của huyện; (2) là các xã có điều kiện về tư liệu để thực hiện việc xây 
dựng hệ thống CSDL đất đai và HTTT đất đai. 
3.2.3. Phương pháp thiết kế mô hình hệ thống 
3.2.3.1. Khởi đầu hệ thống 
Khởi đầu của hệ thống là việc xác định yêu cầu của hệ thống, đánh giá các yêu 
cầu để đưa ra quyết định về thời cơ, tính khả thi và hiệu quả của việc phát triển hệ 
thống. Giai đoạn này gồm các công đoạn: (1) Lập kế hoạch đánh giá yêu cầu; (2) Làm 
rõ yêu cầu; (3) Đánh giá khả năng thực thi. 
3.2.3.2. Phân tích hệ thống 
Phân tích hệ thống được tiến hành sau khi có sự đánh giá thuận lợi về yêu cầu. 
Các giai đoạn phân tích chi tiết gồm: (1) Nghiên cứu môi trường của hệ thống đang tồn 
tại; (2) Nghiên cứu hệ thống thực tại; (3) Đưa ra chẩn đoán và xác định các yếu tố giải 
pháp; (4) Đánh giá lại tính khả thi; (5) Thay đổi đề xuất của dự án. 
3.2.3.3. Thiết kế mô hình 
a. Thiết kế logic 
Mô hình logic của hệ thống mới sẽ bao hàm thông tin mà hệ thống mới sẽ tạo ra 
(nội dung của Outputs), nội dung của CSDL (các tệp, các quan hệ giữa các tệp), các xử 
lý và hợp thức hoá sẽ phải thực hiện (các xử lý) và các dữ liệu sẽ được nhập vào (các 
Inputs). Thiết kế logic bao gồm những công đoạn sau: (1) Thiết kế CSDL; (2) Thiết kế 
xử lý; (3) Thiết kế các luồng dữ liệu vào; (4) Chỉnh sửa tài liệu cho mức logic; (5) Hợp 
thức hoá mô hình logic. 
 5 
b. Thiết kế vật lý ngoài 
Thiết kế vật lý bao gồm: (1) Tài liệu bao chứa tất cả các đặc trưng của hệ thống 
mới sẽ cần cho việc thực hiện kỹ thuật; (2) Tài liệu cho người sử dụng và nó mô tả cả 
phần thủ công và những giao diện với những phần tin học hoá. 
Những công đoạn chính của thiết kế vật lý ngoài: (1) Lập kế hoạch thiết kế vật lý 
ngoài; (2) Thiết kế chi tiết các giao diện (vào/ra); (3) Thiết kế cách thức tương tác với 
phần tin học hoá; (4) Thiết kế các thủ tục thủ công; (5) Chuẩn bị và trình bày báo cáo về 
thiết kế vật lý ngoài. 
3.2.3.4. Triển khai kỹ thuật hệ thống 
Kết quả quan trọng nhất của giai đoạn thực hiện kỹ thuật là phần tin học hoá của 
HTTT, có nghĩa là phần mềm. Các hoạt động triển khai: (1) Lập kế hoạch thực hiện 
kỹ thuật; (2) Thiết kế vật lý trong; (3) Lập trình; (4) Thử nghiệm hệ thống; (5) Chuẩn 
bị tài liệu. 
3.2.3.5. Cài đặt và khai thác hệ thống 
Cài đặt hệ thống là thiết lập môi trường vận hành cho hệ thống, để người sử dụng 
làm việc được trong hệ thống. Gồm: (1) Lập kế hoạch cài đặt; (2) Cài đặt phần mềm 
ứng dụng; (3) Thiết lập thông số cấu hình của hệ thống; (4) Thiết lập quyền sử dụng; (5) 
Khai thác và bảo trì. 
3.2.4. Phương pháp phân tích, thống kê, xử lý số liệu, thông tin 
Phương pháp phân tích, thống kê, xử lý số liệu, thông tin được dùng sau khi đã 
thu thập được toàn bộ tài liệu, số liệu, thông tin cần thiết và phiếu điều tra từ các 
phương pháp được được dùng trong luận án. 
3.2.5. Phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu chất lượng đất 
3.2.5.1. Phương pháp xây dựng bản đồ đất 
Phúc tra bản đồ đất để xác định các loại đất chính của huyện theo tiêu chuẩn 
TCVN 8409-2010 về xây dựng bản đồ đất cấp huyện và TCVN 9487-2012 về xây dựng 
bản đồ đất tỷ lệ trung bình và lớn. Việc phúc tra bản đồ đất huyện Đoan Hùng được 
thực hiện trên bản đồ đất tỷ lệ 1/25.000 được lập năm 2008. 
Căn cứ vào kết quả phân loại đất, bản đồ đất cũ và bản chú giải kèm theo để xác 
định phẫu diện bổ sung và vị trí khảo sát. Kết quả khảo sát tại 11 phẫu diện phẫu diện 
chính; vị trí các điểm lấy phẫu diện được định vị bằng GPS phục vụ cho việc chính lý và 
kiểm tra các tính chất đất. Các chỉ tiêu phúc tra: pHKCl; OC; P2O5 tổng số; P2O5 dễ tiêu; 
K2O tổng số; K2O dễ tiêu; CEC; TPCG. 
3.2.5.2. Phương pháp đánh giá đất theo FAO 
Trên địa bàn nghiên cứu, chọn 6 chỉ tiêu phân cấp để xây dựng bản đồ đơn vị đất 
đai, gồm: loại đất, TPCG, độ dầy tầng đất, chế độ tưới, địa hình tương đối, độ dốc và độ 
phì của đất. 
- Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai bằng kỹ thuật GIS. 
- Sử dụng phần mềm ArcGIS, Microsoft Access để quản trị CSDL. 
 6 
3.2.5.3. Phương pháp đánh giá mức độ thích hợp theo yêu cầu sử dụng đất 
Xác định mức độ thích hợp cho các LUT theo yêu cầu sử dụng đất trên địa 
bàn nghiên cứu được thực hiện theo FAO-UNESCO. 
Trong điều kiện cụ thể của huyện Đoan Hùng, mức độ tích hợp của các LUT theo 
yêu cầu sử dụng đất được phân thành các mức: Đất rất thích hợp (S1); Đất thích hợp 
(S2); Đất ít thích hợp (S3); và đất không thích hợp (N). 
3.2.5.4. Phương pháp đánh giá đa chỉ tiêu MCE 
Sử dụng để đánh giá phân cấp độ phì đất. 
3.2.5.5. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất 
Theo cẩm nang sử dụng đất nông nghiệp – Bộ Nông nghiệp và PTNT (2009). 
3.2.6. Phương pháp quản lý cơ sở dữ liệu 
3.2.6.1. Phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu 
Cơ sở dữ liệu đất SXNN huyện Đoan Hùng được xây dựng bằng các phần mềm 
GIS. Quá trình xây dựng được thực hiện theo trình tự sau: 
- Xử lý, tổng hợp thông tin, tài liệu, số liệu và bản đồ thu thập đã thu thập; 
- Xây dựng CSDL: (1) Chuẩn hóa định dạng dữ liệu; (2) Thiết kế cấu trúc dữ liệu; 
(3) Nhập các thông tin thuộc tính; (4) Tích hợp các lớp thông tin. 
3.2.6.2. Phương pháp chuẩn hóa cơ sở dữ liệu 
Việc chuẩn hóa phải dựa trên các tiêu chuẩn, quy định, quy chuẩn trực tiếp hoặc 
gián tiếp có liên quan đến công tác xây dựng CSDL đất đai. Thứ tự ưu tiên như sau: (1) 
Các quy chuẩn trực tiếp liên quan đến công tác xây dựng CSDL đất đai; (2) Các quy định 
thành lập các nguồn tư liệu hiện hành và các quy định hướng dẫn cụ thể của thông tư. 
Sau khi hoàn thành công tác chuẩn hóa, toàn bộ CSDL đất ... CSDL của hệ thống được chia thành hai nhóm dữ liệu, gồm dữ 
liệu hiện trạng (gồm CSDL HTSD đất và CSDL địa chính) và dữ liệu chất lượng đất. 
 19 
4.3.7.4. Khai thác các chức năng của hệ thống phục vụ quản lý sử dụng đất sản xuất 
nông nghiệp trên địa bàn huyện Đoan Hùng 
a. Tra cứu thông tin phục vụ các đối tượng sử dụng đất 
- Tra cứu thông tin địa chính: Việc tra cứu thông tin được xác định theo các 
trường dữ liệu: “số tờ bản đồ”; “số thửa”; “tên chủ sử dụng”; “số chứng minh thư nhân 
dân/số thẻ căn cước”... được thực hiện theo một hoặc nhiều điều kiện khác nhau, để tra 
cứu cần nhập các thông tin cần tìm, với mục tình trạng pháp lý cho phép tra cứu theo 3 
lựa chọn: (1) lựa chọn theo điều kiện mặc định, (2) có pháp lý, (3) chưa có pháp lý. 
Giao diện và kết quả tra cứu thông tin địa chính được thể hiện qua hình 4.4. 
Kết quả thông tin tra cứu đối với thửa đất số 35, tờ bản đồ 01 tại xã Vân Du (hình 
4.4). Ngoài những thông tin hiển thị kết quả, vị trí và hình thể của thửa đất được hiển thị 
trên màn hình khi tra cứu trực tiếp từ giao diện hệ thống và nội dung phiếu kết quả tra 
cứu thông tin có thể được xuất ra máy in theo tùy chọn. 
- Tra cứu thông tin chất lượng đất 
Tương tự như tra cứu thông tin địa chính, các thông tin cần tra cứu và cách thức 
nhập thông tin để tra cứu đối với chất lượng đất của một thửa đất hoặc các thửa đất của 
một chủ sử dụng đất cũng được thực hiện như đối với tra cứu thông tin địa chính. Giao 
diện và phiếu kết quả tra cứu thông tin về chất lượng đất trên hệ thống được thể hiện 
qua hình 4.5. 
Hình 4.4. Giao diện tra cứu thông tin địa chính 
Hình 4.5. Giao diện tra cứu thông tin chất lượng đất 
 20 
Thông tin về thửa đất số 35, tờ bản đồ số 01 bao gồm: thông tin về chủ sử dụng 
(Đào Việt Hồng); diện tích (239 m2); độ phì đất (trung bình); LUT (chuyên lúa)... 
Ngoài ra, trong phiếu kết quả tra cứu thông tin còn thể hiện các mức độ thích hợp theo 
yêu cầu sử dụng đất với một số LUT khác; những yếu tố hạn chế của loại sử dụng hiện 
tại để giúp cho người sử dụng đất cũng như nhà quản lý, nhà đầu tư có hướng cải tạo 
hoặc thay đổi hướng sử dụng để nâng mức độ thích hợp (đó là yếu tố về chế độ tưới và 
độ phì...) và hiệu quả sử dụng đối với thửa đất cần tra cứu (hình 4.5). 
Để xem chi tiết và đầy đủ các thông tin về chất lượng đất của thửa đất, người sử 
dụng có thể click chuột trực tiếp vào thửa đất đang hiển thị hoặc chọn chức năng xuất 
chi tiết từ giao diện của hệ thống hoặc vào bảng thuộc tính của thửa đất trong phần 
CSDL. 
Ngoài ra, hệ thống đảm bảo quản lý thông tin đất đai không chỉ theo mục đích sử 
dụng (HNK) mà còn cung cấp cả về loại sử dụng (chuyên màu) đối với mỗi thửa đất 
(thửa 35, tờ bản đồ 01), do vậy nó đem lại thuận tiện đối với các nhà quản lý trong quản 
lý nhà nước cũng như QLSD đất. 
b. Khai thác thông tin phục vụ nhà quản lý, nhà chuyên môn 
Báo cáo thống kê đất đai là một nội dung quan trọng trong công tác QLĐĐ nhằm 
giúp các nhà quản lý, các nhà chuyên môn biết được diện tích, cơ cấu và chất lượng các 
loại đất trong phạm vi quản lý: (1) Thống kê theo đơn vị hành chính (thống kê tổng hợp 
diện tích theo đơn vị hành chính xã và của toàn huyện về: Loại sử dụng đất; Loại đất; 
Mức độ thích hợp của mỗi LUT theo yêu cầu sử dụng đất); (2) Thống kê theo HTSD đất 
(Thống kê theo hiện trạng và mức độ thích hợp của các LUT); (3) Thống kê theo loại 
đất (theo loại đất và LUT; theo loại đất và mức độ thích hợp với LUT). 
(1) Thống kê theo đơn vị hành chính 
- Thống kê theo LUT: Kết quả sẽ cho bảng thống kê diện tích hiện trạng của từng 
loại sử dụng của mỗi xã, thị trấn trong huyện và cho phép xuất kết quả thành file excel 
hoặc máy in để lập báo cáo. 
Hình 4.6. Tổng hợp diện tích và mức độ thích hợp các LUT toàn huyện 
 21 
Diện tích mỗi loại đất và sự phân bố các loại đất trên ở mỗi xã trong huyện. Đây 
cũng là những thông tin quan trọng để các nhà quản lý, các nhà chuyên môn bố trí sử 
dụng đất hợp lý đối với mỗi LUT phù hợp để phát huy lợi thế của mỗi xã trong huyện. 
- Thống kê theo mức độ thích hợp của các loại sử dụng đất: Thông qua hệ thống, 
mức độ thích hợp của các LUT được thống kê tổng hợp cho toàn huyện (hình 4.6) hoặc 
theo đơn vị hành chính xã (hình 4.7). 
Đối với mỗi mức độ thích hợp cho mỗi LUT, hệ thống cho phép xuất kết quả chi 
tiết theo danh sách tất cả các thửa đất (theo tờ bản đồ), điều này rất quan trọng đối công 
tác QLSD đất cũng như công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. 
Căn cứ vào diện tích ở mức thích hợp trung bình và mức ít thích hợp, các nhà 
quản lý có thể cân nhắc chuyển đổi diện tích đất này sang các loại sử dụng thích hợp 
hơn để mang lại hiệu quả sử dụng đất tốt hơn (Hình 4.7). 
(2) Thống kê theo loại đất 
Nội dung thống kê theo loại đất được thể hiện chi tiết theo nhóm: Loại đất và 
LUT hoặc loại đất và mức độ thích hợp của các LUT. 
- Thống kê theo mức độ thích hợp của các loại sử dụng đất 
Hình 4.7. Thống kê mức độ thích hợp của các loại sử dụng đất 
Kết quả thống kê theo mức độ thích hợp của các LUT sẽ cho kết quả chi tiết đối 
với mỗi loại đất đang được sử dụng cho LUT hiện trạng. Đây là những thông tin quan 
trọng để các nhà chuyện môn có căn cứ để tư vấn cho các nhà quản lý về mức độ hợp lý 
đối với mỗi LUT và định hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng. 
- Thống kê theo loại sử dụng đất: Kết quả thống kê được tổng hợp từ ba nhóm yếu 
tố: diện tích của từng loại đất đang được sử dụng cho mỗi LUT và mức độ thích hợp 
tương ứng. Kết quả tổng hợp đã chỉ ra mối quan hệ và mức độ hợp lý đối với sự phân 
bố các LUT trên các loại đất khác nhau. Đây cũng là cơ sở khoa học để khẳng định rằng 
loại đất nào thì thích hợp cho LUT nào. 
 22 
4.3.8. Giải pháp hoàn thiện hệ thống thông tin đất đai huyện 
Căn cứ thực trạng HTTT đất đai của huyện, để hoàn thiện HTTT đất đai huyện 
Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ cần thực hiện các giải pháp sau: 
4.3.8.1. Giải pháp về chính sách 
Trong quá trình vận hành, khai thác và nâng cấp hệ thống cần áp dụng các quy 
chuẩn theo quy định hiện hành, cập nhật, áp dụng các văn bản pháp lý mới ban hành 
quy định về quy chế, cách thức cập nhật, chia sẻ, sử dụng thông tin cũng như đưa ra quy 
định có tính pháp lý về việc cung cấp và khai thác CSDL của hệ thống. 
Khi xây dựng bổ sung các phân hệ dữ liệu khác, áp dụng đúng các chuẩn dữ liệu 
đất đai cho nội dung và cấu trúc dữ liệu; hệ quy chiếu không gian và thời gian; siêu dữ 
liệu; chất lượng dữ liệu; trình bày và trao đổi, phân phối dữ liệu. 
4.3.8.2. Giải pháp về hạ tầng, công nghệ thông tin 
- Sử dụng phần mềm GIS là công nghệ chính cho HTTT đất đai của huyện 
để đảm bảo có thể tích hợp CSDL của hệ thống lên CSDL của các cấp trên và tra 
cứu thông tin trực tuyến. Thực hiện cung cấp thông tin trên mạng Internet. 
- Thiết lập hệ thống cơ sở hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin có tốc độ cao 
và đủ mạnh, đảm bảo an toàn an ninh phục vụ việc triển khai HTTT đất đai trên địa bàn 
huyện cũng như toàn tỉnh. Tham chiếu thiết kế kỹ thuật của “Hệ thống thông tin quốc 
gia và mô hình giao dịch đất đai điện tử” theo đề án của Bộ Tài nguyên và Môi trường. 
- Bổ sung, hoàn thiện CSDL và các chức năng của hệ thống: Tiếp tục bổ sung và 
thiết kế cấu trúc mô hình dữ liệu cho các CSDL thành phần khác... trên cơ sở các dữ 
liệu hiện có. Thiết kế chi tiết mô hình dữ liệu phải đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, 
đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn quy định hiện hành của Nhà nước và của ngành theo 
hướng mô hình CSDL không gian hướng đối tượng. 
- Thiết kế và hình thành kho dữ liệu đất đai cho huyện khi đã thiết lập được hệ 
thống máy chủ và đường truyền dữ liệu đến các cấp. Thiết lập phân quyền truy nhập 
vào hệ thống thông qua cổng thông tin điện tử; Thiết lập bảo mật hệ thống và đảm bảo 
an toàn, an ninh cho hệ thống và CSDL trong hệ thống. 
4.3.8.3. Giải pháp về tài chính 
Hệ thống thông tin đất đai huyện Đoan Hùng có thể hoàn thiện được cần có nguồn 
tài chính bằng vốn sự nghiệp kinh tế có tính chất đầu tư từ ngân sách Nhà nước ở cấp 
tỉnh hoặc nguồn ngân sách đối ứng từ cấp huyện. Quá trình đầu tư phụ thuộc vào hình 
thức triển khai hệ thống: 
- Vận hành nội bộ trong huyện, đảm bảo liên kết đến các xã trong huyện: 
Với hệ thống đã thiết kế, có thể vận hành ngay tại cấp huyện thông qua hệ thống 
mạng LAN kết nối đến các đơn vị máy tính nội bộ của huyện. Do vậy chỉ cần đầu tư hệ 
thống máy tính, máy chủ và mạng Internet nội bộ theo quy mô cấp huyện, tại các xã cần 
kết nối Internet là hệ thống đã có thể vận hành được. 
- Vận hành thông suốt, đảm bảo liên kết hệ thống từ xã đến cấp Trung ương: 
 23 
Để hệ thống vận hành thông suốt, đảm bảo tính liên kết và tính “mở” cần có sự 
đầu tư đồng bộ trên quy mô cấp tỉnh hoặc Trung ương về: Hạ tầng phần cứng và dịch vụ 
điện tử; Đường truyền dữ liệu; Phần mềm hệ thống và hệ thống phần mềm ứng dụng. 
Nhu cầu tài chính và các hạng mục đầu tư cần được thiết lập thành một dự án riêng. 
4.3.8.4. Giải pháp về nhân lực 
Việc đào tạo được thực hiện cho các cấp hành chính về quản lý đất đai (hiện tại là 
cấp huyện và cấp xã) nhằm nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn và tin học chuyên 
ngành, tập trung vào cả hai bộ phận gồm cán bộ lãnh đạo và cán bộ chuyên môn, cụ thể: 
- Cấp huyện: cán bộ Văn phòng Đăng ký đất đai và cán bộ chuyên trách về công 
nghệ thông tin; cán bộ chuyên môn phòng Tài nguyên và Môi trường; 
- Cấp xã: Cán bộ chuyên môn phụ trách công tác QLĐĐ (địa chính xã). 
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
5.1. Kết luận 
1) Huyện Đoan Hùng nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Phú Thọ, bao gồm 27 xã và 01 thị 
trấn. Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 30.285,20 ha, trong đó chủ yếu là đất nông 
nghiệp (chiếm 85,66% diện tích tự nhiên); Toàn huyện có 107.646 người với 29.981 hộ, 
mật độ dân số 365 người/km2; dân số trong độ tuổi lao động là 58.300 người, lao động 
chủ yếu là SXNN; Tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt 5,28%/năm. 
2) Kết quả nghiên cứu cho thấy, thông tin và tư liệu phục vụ công tác QLĐĐ 
của huyện còn nhiều hạn chế, đó là HTTT đất đai chưa được thiết lập; các tư liệu đất 
đai thiếu đồng bộ cả về dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính đã làm giảm khả 
năng tra cứu, khai thác thông tin đất đai; các tư liệu, dữ liệu đất đai của huyện đang 
sử dụng gồm: 
- Tư liệu bản đồ địa chính của toàn huyện có 334 tờ bản đồ địa chính tỷ lệ 1/1.000 
và 146 tờ bản đồ tỷ lệ 1/5.000 (dạng giấy) phần lớn được thành lập từ năm 1992, nay đã 
được số hóa, ghép thành file gồm 263 file bản đồ tỷ lệ 1/1.000 và 51 file bản đồ tỷ lệ 
1/5.000; các hồ sơ liên quan (sổ địa chính; sổ mục kê; sổ cấp giấy chứng nhận và sổ cấp 
GCNQSDĐ) được lập ở dạng giấy. 
- Tư liệu chất lượng đất của huyện gồm bản đồ đất tỷ lệ 1/25.000 (sử dụng dạng 
giấy, không có file số) được lập năm 2008 và các số liệu thể hiện chất lượng đất ở dạng 
bảng số liệu kèm theo. Bản đồ này được thành lập từ bản đồ nền địa hình và bản đồ hiện 
trạng cùng tỷ lệ kết hợp với điều tra khoanh vẽ bổ sung, kết quả điều tra đánh giá đất 
năm 2008, do vậy ranh giới thể hiện các đơn vị đất đai có sự biến động lớn so với 
HTSD của các LUT năm 2015. 
- Tư liệu HTSD đất gồm: bản đồ HTSD đất năm 2015, tỷ lệ 1/25.000, hệ tọa độ 
VN-2000 hiện được dùng ở cả dạng giấy và dạng file số; các bảng số liệu thống kê 
kèm theo. 
 24 
 3) Thiết kế mô hình cấu trúc hệ thống và xây dựng CSDL đất đai phục vụ QLSD 
đất SXNN huyện Đoan Hùng: 
- Mô hình HTTT đất đai phục vụ QLSD đất SXNN huyện Đoan Hùng được thiết 
kế theo mô hình tập trung tại huyện. Cơ sở dữ liệu gồm ba phân hệ: CSDL địa chính; 
CSDL chất lượng đất; và CSDL HTSD đất. Mô hình cấu trúc hệ thống và CSDL của hệ 
thống đảm bảo các quy định về chuẩn hệ thống, chuẩn dữ liệu đất đai hiện hành của Bộ 
Tài nguyên và Môi trường ban hành, có thể tích hợp vào HTTT đất đai tập trung tại tỉnh 
theo yêu cầu QLĐĐ thống nhất từ Trung ương đến địa phương. 
- Xây dựng CSDL địa chính, CSDL HTSD đất trên cơ sở chuẩn hóa tư liệu địa 
chính, tư liệu HTSD đất; 
- Xây dựng CSDL chất lượng đất tích hợp vào CSDL đất đai 
Cơ sở dữ liệu chất lượng đất được xây dựng từ dữ liệu phúc tra hoàn thiện bản đồ 
đất, các dữ liệu về yêu cầu sử dụng đất, mức độ thích hợp và hiệu quả sử dụng đất của 
các LUT trên cơ sở các chỉ tiêu và bộ chỉ tiêu phân cấp đánh giá chất lượng đất. Các dữ 
liệu được phân theo các lớp thông tin chuyên đề về đất, địa hình, chế độ nước, độ phì 
nhiêu của đất, tình hình sử dụng đất. Cơ sở dữ liệu chất lượng đất gồm bản đồ chất 
lượng đất và các thông tin thuộc tính thể hiện chất lượng đất được chuẩn hóa theo quy 
chuẩn hiện hành của CSDL đất đai do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành. Tích hợp 
CSDL chất lượng đất với CSDL đất đai trong HTTT đất đai phục vụ QLSD đất SXNN 
huyện Đoan Hùng. 
4) Xây dựng mô hình HTTT đất đai và CSDL trên hệ thống phần mềm ArcGIS, 
các modul chương trình được thiết kế thuận tiện cho việc cập nhật, khai thác và chia sẻ 
thông tin đất đai, phù hợp với điều kiện hạ tầng công nghệ thông tin của huyện. Thông 
qua hệ thống, yêu cầu tra cứu thông tin về địa chính của thửa đất; thông tin về chất 
lượng đất của thửa đất hoặc khoanh đất được cung cấp một cách nhanh chóng, đơn giản 
trên mạng WebGIS. 
5) Đề xuất các giải pháp hoàn thiện HTTT đất đai góp phần tăng cường năng lực 
QLSD đất SXNN tại huyện Đoan Hùng, bao gồm: (1) Giải pháp về chính sách; (2) Giải 
pháp về hạ tầng, công nghệ thông tin; (3) Giải pháp về tài chính; (4) Giải pháp về nhân 
lực. Trước mắt ưu tiên giải pháp về hạ tầng thông tin, công nghệ để hệ thống có thể vận 
hành phục vụ công tác QLSD đất SXNN trên địa bàn huyện trong thời gian sớm nhất. 
5.2. Kiến nghị 
1) Cần có thêm những nghiên cứu cho việc hoàn thiện CSDL đất đai ở quy mô 
cấp huyện. Đưa CSDL chất lượng đất thành một CSDL thành phần bắt buộc trong xây 
dựng CSDL đất đai cấp huyện đối với khu vực nông thôn; 
2) Để đảm bảo tính hệ thống, đầy đủ và chính xác, các thông tin đất đai cần được 
thiết lập, chuẩn hóa và quản lý trên hệ thống. Cần có những khảo sát cụ thể về hạ tầng 
công nghệ thông tin, tư liệu để có sự đầu tư cho hệ thống, thiết lập liên kết tới các đơn 
vị có liên quan nhằm nâng cao tính sử dụng và chia sẻ của hệ thống. Có quy định cụ thể 
về mức phí đối với việc khai thác thông tin từ hệ thống. 
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 
1. Phan Van Khue, Nguyen Xuan Thanh and Nguyen Van Dung (2015). Soil 
characteristics of some land use types for agricultural production in Doan Hung district, 
Phu Tho province. International symposium between Vietnam and Japan, 21st 
November, 2015, pages 129-135. 
2. Phan Văn Khuê, Nguyễn Văn Dung và Nguyễn Xuân Thành (2016). Đánh giá 
hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. Tạp chí 
Khoa học đất, số 47/2016, trang 84-89. 
3. Phan Văn Khuê, Nguyễn Văn Dung và Nguyễn Xuân Thành (2016). Tính chất 
đất và CSDL chất lượng đất của các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Đoan 
Hùng, tỉnh Phú Thọ. Tạp chí Khoa học và Phát triển, số 3 (tập 14), trang 422-431. 

File đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_an_nghien_cuu_xay_dung_he_thong_thong_tin_dat_d.pdf