Tóm tắt Luận án Phát triển bưởi đoan hùng và hồng gia thanh ở tỉnh phú thọ theo hướng sản xuất hàng hóa ế

Nông nghiệp là ngành chủ chốt và đóng vai trò quan trọng đối với

vấn đề xóa đói, giảm nghèo. Ở Việt Nam, để ngành nông nghiệp tồn tại

và phát triển, bên cạnh việc đầu tư cho sản xuất cây lương thực, một yêu

cầu bức thiết với nền nông nghiệp nước ta cần phải đa dạng các sản

phẩm cây trồng, đặc biệt với các loại cây ăn quả thế mạnh cần thay đổi

thói quen sản xuất tự nhiên, manh mún sang hướng sản xuất hàng hóa,

sản xuất theo yêu cầu thị trường.

Phú Thọ là một tỉnh nghèo thuộc trung tâm của mười bốn tỉnh vùng

Trung du miền núi phía Bắc Việt Nam. Nhà nước và địa phương đã có

những chính sách cụ thể nhằm khuyến khích đầu tư cho phát triển sản xuất

nông, lâm nghiệp trên cơ sở phát huy lợi thế vùng, đặc biệt chú trọng đến

các vùng có các loại cây ăn quả đặc sản. Cụ thể là những chính sách như:

Quyết định số 99/2008/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ ký ngày

14/7/2008, Phú Thọ dần từng bước chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, kinh

tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa phù hợp với tiềm năng và lợi

thế so sánh của tỉnh trong đó có cây bưởi Đoan Hùng, cây hồng Gia

Thanh, hồng Hạc Trì.

pdf 27 trang dienloan 5060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Phát triển bưởi đoan hùng và hồng gia thanh ở tỉnh phú thọ theo hướng sản xuất hàng hóa ế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Phát triển bưởi đoan hùng và hồng gia thanh ở tỉnh phú thọ theo hướng sản xuất hàng hóa ế

Tóm tắt Luận án Phát triển bưởi đoan hùng và hồng gia thanh ở tỉnh phú thọ theo hướng sản xuất hàng hóa ế
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN 
–––––––––––––––– 
NGUYỄN THỊ THU HƢƠNG 
PHÁT TRIỂN BƢỞI ĐOAN HÙNG 
VÀ HỒNG GIA THANH Ở TỈNH PHÚ THỌ 
THEO HƢỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA 
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp 
Mã số: 62 62 01 15 
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP 
THÁI NGUYÊN - 2014 
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI: 
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH - 
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN 
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐỖ THỊ BẮC 
Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên 
Phản biện 1:................................................... 
...................................................................... 
Phản biện 2:................................................... 
...................................................................... 
Phản biện 3:................................................... 
...................................................................... 
Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận án Tiến sĩ 
cấp.................họp tại Trƣờng Đại học Kinh tế và Quản trị 
Kinh doanh Thái Nguyên 
Vào hồi  giờ  ngày  tháng  năm 2014 
Có thể tìm hiểu luận án tại: 
- Trung tâm Học liệu Đại học Thái Nguyên 
- Thƣ viện Trƣờng Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh 
- Thƣ viện Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng 
 1 
MỞ ĐẦU 
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 
Nông nghiệp là ngành chủ chốt và đóng vai trò quan trọng đối với 
vấn đề xóa đói, giảm nghèo. Ở Việt Nam, để ngành nông nghiệp tồn tại 
và phát triển, bên cạnh việc đầu tư cho sản xuất cây lương thực, một yêu 
cầu bức thiết với nền nông nghiệp nước ta cần phải đa dạng các sản 
phẩm cây trồng, đặc biệt với các loại cây ăn quả thế mạnh cần thay đổi 
thói quen sản xuất tự nhiên, manh mún sang hướng sản xuất hàng hóa, 
sản xuất theo yêu cầu thị trường. 
Phú Thọ là một tỉnh nghèo thuộc trung tâm của mười bốn tỉnh vùng 
Trung du miền núi phía Bắc Việt Nam. Nhà nước và địa phương đã có 
những chính sách cụ thể nhằm khuyến khích đầu tư cho phát triển sản xuất 
nông, lâm nghiệp trên cơ sở phát huy lợi thế vùng, đặc biệt chú trọng đến 
các vùng có các loại cây ăn quả đặc sản. Cụ thể là những chính sách như: 
Quyết định số 99/2008/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ ký ngày 
14/7/2008, Phú Thọ dần từng bước chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, kinh 
tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa phù hợp với tiềm năng và lợi 
thế so sánh của tỉnh trong đó có cây bưởi Đoan Hùng, cây hồng Gia 
Thanh, hồng Hạc Trì... 
Tuy nhiên, hiện nay tại Phú Thọ chưa thực sự phát triển bưởi Đoan 
Hùng và hồng Gia Thanh theo hướng sản xuất hàng hóa, manh mún 
chưa có dự báo và chưa theo kịp với sự thay đổi của nhu cầu thị trường. 
Làm thế nào giữ được tên xuất xứ hàng hóa và phát triển bưởi Đoan 
Hùng và hồng Gia Thanh theo hướng sản xuất hàng hóa là bài toán đang 
cần lời giải đối với các nhà quy hoạch, chính sách, nhà khoa học, nhà 
vườn là các hộ nông dân và toàn thể các đối tượng có liên quan trong 
nông nghiệp, nông thôn trong vùng. Từ những lý do thực tế trên, đề tài 
“Phát triển bưởi Đoan Hùng và hồng Gia Thanh ở tỉnh Phú Thọ theo 
hướng sản xuất hàng hóa”. 
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 
2.1. Mục tiêu chung 
Phân tích đánh giá thực trạng phát triển bưởi Đoan Hùng và hồng 
Gia Thanh theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ từ đó 
đề xuất định hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển 
bưởi Đoan Hùng và hồng Gia Thanh theo hướng sản xuất hàng hóa, bền 
vững phù hợp với điều kiện thực tiễn ở tỉnh Phú Thọ trong thời điểm 
hiện tại và tương lai. 
 2 
2.2. Mục tiêu cụ thể 
- Góp phần hệ thống hóa và làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn về 
phát triển sản xuất và phát triển bưởi và hồng theo hướng sản xuất hàng hóa, 
- Đánh giá thực trạng sản xuất và phát triển bưởi Đoan Hùng và 
hồng Gia Thanh ở tỉnh Phú Thọ theo hướng sản xuất hàng hóa, 
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng và ngành hàng bưởi Đoan Hùng, 
hồng Gia Thanh theo hướng sản xuất hàng hóa ở tỉnh Phú Thọ, 
- Đề xuất định hướng và một số nhóm giải pháp nhằm phát triển 
bưởi Đoan Hùng và hồng Gia Thanh theo hướng sản xuất hàng hóa ở 
tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới. 
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu 
- Khách thể nghiên cứu của đề tài là hoạt động phát triển bưởi Đoan 
Hùng và hồng Gia Thanh ở tỉnh Phú Thọ theo hướng sản xuất hàng hóa. 
- Các hoạt động này được biểu hiện trên các đối tượng khảo sát sau: 
Một là: Các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, tiêu thụ bưởi Đoan 
Hùng, hồng Gia Thanh: Hộ nông dân, các hợp tác xã, doanh nghiệp, đại 
lý (người thu gom), các cửa hàng của thương lái, bán lẻ và người tiêu 
dùng. 
Hai là: Các cơ quan quản lý Nhà nước các cấp liên quan đến việc hoạch 
định chính sách phát triển bưởi Đoan Hùng, hồng Gia Thanh theo hướng 
sản xuất hàng hóa từ Trung ương đến các xã tại huyện Đoan Hùng, Phù 
Ninh tỉnh Phú Thọ. 
Ba là: Các cơ quan viện nghiên cứu, trường Đại học với các nghiên 
cứu có liên quan đến phát triển bưởi Đoan Hùng và hồng Gia Thanh ở 
Phú Thọ theo hướng sản xuất hàng hóa. 
Bốn là: Các tổ chức kinh tế - xã hội khác có ảnh hưởng phát triển 
bưởi Đoan Hùng và hồng Gia Thanh ở tỉnh Phú Thọ theo hướng sản xuất 
hàng hóa. 
3.2. Phạm vi nghiên cứu 
- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. 
- Phạm vi thời gian 
+ Số liệu thứ cấp của đề tài: Từ năm 2008 đến năm 2012. 
+ Số liệu sơ cấp của đề tài chủ yếu được thu thập vào năm 2012. 
- Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu phát triển sản xuất 
hàng hóa với hai loại đặc sản của tỉnh là bưởi Đoan Hùng (gồm 02 giống 
đã được đăng ký bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ: Bưởi Sửu, bưởi Bằng 
Luân) và hồng Gia Thanh. 
 3 
4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 
4.1. Về mặt lý luận 
Luận án góp phần hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề về cơ sở lý 
luận và thực tiễn về phát triển bưởi, hồng theo hướng sản xuất hàng hóa 
trên thế giới và ở Việt Nam, rút ra những bài học kinh nghiệm để vận 
dụng một cách phù hợp vào thực tiễn phát triển bưởi Đoan Hùng và 
hồng Gia Thanh ở tỉnh Phú Thọ theo hướng sản xuất hàng hóa. Luận án 
làm rõ các yếu tố ảnh hưởng và mối liên kết giữa các điều kiện để phát 
triển sản xuất bưởi, hồng theo hướng sản xuất hàng hóa. 
4.2. Về mặt thực tiễn 
Thông qua việc tổng hợp các nguồn dẫn liệu phong phú có được qua 
điều tra, nghiên cứu từ thực tiễn, luận án đã đánh giá một cách khách 
quan, tương đối toàn diện về thực trạng phát triển bưởi Đoan Hùng và 
hồng Gia Thanh ở tỉnh Phú Thọ theo hướng sản xuất hàng hóa, những kết 
quả và hiệu quả sản xuất, giá trị sản phẩm hàng hóa, tỷ suất hàng hóa, 
phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bưởi Đoan Hùng, hồng Gia 
Thanh theo hướng sản xuất hàng hóa; là rõ điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội 
và thách thức với việc phát triển bưởi Đoan Hùng và hồng Gia Thanh ở 
tỉnh Phú Thọ theo hướng sản xuất hàng hóa. 
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích thực trạng, đánh giá các yếu tố ảnh 
hưởng, luận án đã đề xuất các quan điểm, định hướng và một số giải 
pháp nhằm phát triển bưởi Đoan Hùng và hồng Gia Thanh ở tỉnh Phú 
Thọ theo hướng sản xuất hàng hóa. 
Luận án là tài liệu tham khảo hữu ích cho cơ quan quản lý Nhà nước 
ở địa phương, các cơ quan chỉ đạo chuyên môn chỉ đạo phát triển bưởi 
Đoan Hùng, hồng Gia Thanh theo hướng sản xuất hàng hóa. 
Luận án có thể làm tư liệu tham khảo cho các nhà quản lý, nhà 
hoạch định chính sách, những người quan tâm đến phát triển bưởi Đoan 
Hùng và hồng Gia Thanh ở tỉnh Phú Thọ theo hướng sản xuất hàng hóa. 
5. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN 
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo luận án gồm 4 chương: 
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển bưởi, hồng theo 
hướng sản xuất hàng hóa 
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu 
Chương 3: Thực trạng phát triển bưởi Đoan Hùng và hồng Gia 
Thanh ở tỉnh Phú Thọ theo hướng sản xuất hàng hóa 
Chương 4: Giải pháp phát triển bưởi Đoan Hùng và hồng Gia Thanh 
ở tỉnh Phú Thọ theo hướng sản xuất hàng hóa 
 4 
Chƣơng 1 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN BƢỞI, 
HỒNG THEO HƢỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA 
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BƢỞI, HỒNG THEO 
HƢỚNG SẢN XUẤT HẦNG HÓA 
1.1.1. Phát triển bƣởi, hồng theo hƣớng sản xuất hàng hóa 
1.1.1.1. Phát triển và phát triển sản xuất 
a. Khái niệm về phát triển, phát triển sản xuất 
* Phát triển: Hiện nay xã hội tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về 
phát triển: 
Theo từ điển Tiếng Việt phát triển là sự biến đổi hoặc làm cho biến 
đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp lên cao, đơn giản đến phức tạp. 
Phát triển là một quá trình, một xã hội phát triển chỉ khi xã hội đó 
đạt được sự thoả mãn các nhu cầu cơ bản. Trong khi chỉ tiêu thu nhập 
bình quân/người thể hiện sức sản xuất của xã hội thì quan điểm phát 
triển nhấn mạnh tới việc xã hội phân phối và sử dụng những nguồn của 
cải đó như thế nào để thoả mãn các nhu cầu mà xã hội ấy coi là cơ bản 
(Hoàng Thị Chỉnh, 2005). 
Raman Weitz cho rằng: “Phát triển là một quá trình thay đổi liên tục 
làm tăng trưởng mức sống của con người và phân phối công bằng những 
thành quả tăng trưởng trong xã hội” (Raman Weitz, 1995). 
Từ các quan điểm khác nhau về phát triển, chúng tôi cho rằng, phát 
triển có hàm ý nghĩa rộng hơn tăng trưởng, nó thể hiện không chỉ là 
những thay đổi về số lượng như tăng trưởng kinh tế mà còn gồm cả 
những thay đổi về chất lượng cuộc sống con người. 
* Sản xuất và phát triển sản xuất: 
Sản xuất là một quá trình hoạt động có mục đích của con người để 
tạo ra những sản phẩm hữu ích nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của 
dân cư và xã hội (Đỗ Quang Qúy, 2001). 
- Phát triển sản xuất bao gồm: Phát triển sản xuất theo chiều rộng và 
phát triển sản xuất theo chiều sâu. 
+ Phát triển sản xuất theo chiều rộng: Tức là huy động mọi nguồn 
lực vào sản xuất như tăng diện tích, tăng thêm vốn, bổ sung thêm lao 
động và khoa học công nghệ mới, mở mang thêm nhiều ngành nghề, xây 
dựng thêm những xí nghiệp tạo ra những mặt hàng mới. 
+ Phát triển sản xuất theo chiều sâu: Nghĩa là xác định cơ cấu đầu 
tư, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu loại hình hợp lý, đẩy mạnh ứng dụng các 
thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, cải tiến tổ chức sản xuất, phân 
 5 
công lại lao động, sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn lực (Mai 
Thanh Cúc, 2005). 
Tóm lại, phát triển sản xuất cả theo chiều rộng và chiều sâu là yêu 
cầu của phát triển toàn diện với mọi quốc gia, mọi nền kinh tế và doanh 
nghiệp, trong đó cần chú trọng đến phát triển theo chiều sâu là điều rất 
cần thiết. 
b. Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất 
Trong quá trình sản xuất và phát triển sản xuất, các đơn vị sản xuất 
(doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình) chuyển hoá những đầu vào 
(yếu tố sản xuất) thành đầu ra (sản phẩm). 
1.1.1.2. Hàng hóa, sản xuất hàng hóa và bưởi, hồng quả hàng hóa 
a. Hàng hóa và bưởi, hồng quả hàng hóa 
- Hàng hóa là những đồ vật do lao động của con người tạo ra nhằm 
đáp ứng những nhu cầu nhất định cho người (Binswanger, 1974). 
 - Bưởi, hồng quả hàng hóa là sản phẩm do con người tạo ra thông qua 
hệ thống cây trồng và tư liệu sản xuất. 
b. Sản xuất hàng hóa, sản xuất bưởi, hồng quả hàng hóa và thị trường 
tiêu thụ bưởi, hồng hàng hóa 
* Sản xuất hàng hóa: Sản xuất hàng hóa là sản xuất để trao đổi theo 
nhu cầu thị trường. Điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất bưởi, hồng 
quả hàng hóa là phải có sự phân công lao động xã hội và hình thành chế 
độ đa sở hữu về tư liệu sản xuất (Chu Hữu Quý, 1998). 
* Sản xuất bưởi, hồng quả hàng hóa là sản xuất đáp ứng về số 
lượng, chất lượng bưởi, hồng quả theo yêu cầu thị trường thông qua trao 
đổi. Sản xuất bưởi, hồng quả hàng hóa vận hành theo cơ chế riêng của 
nó, chịu tác động của các quy luật chi phối, điều tiết sản xuất và trao đổi. 
* Đặc điểm kinh tế kỹ thuật trong sản xuất bưởi, hồng 
+ Cây bưởi và hồng xếp vào nhóm tư liệu sản xuất, thường là loại 
cây sinh trưởng trải qua hai thời kỳ: Kiến thiết cơ bản và kinh doanh. 
Giai đoạn kiến thiết cơ bản có chi phí lớn, không thu được lợi nhuận 
(Trần Đình Tuấn, 2003). 
+ Phát triển sản xuất bưởi, hồng tập trung trên quy mô lớn sẽ tạo 
được công ăn việc làm và thu hút được khá nhiều lao động trong vùng, 
nâng cao đời sống của các hộ gia đình, phân bố lại cơ cấu cây trồng. 
+ Bưởi, hồng thường được trồng rải rác trong các vườn đồi của các 
hộ gia đình 
* Thị trường bưởi, hồng quả hàng hóa: Là tổng thể các quan hệ thực 
hiện về bưởi, hồng quả hàng hoá, là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, 
thoả thuận giữa người mua và người bán nhằm đi tới thống nhất về giá 
 6 
cả và số lượng quả hàng hóa được mua bán (Phạm Vân Đình, 1997). 
- Chức năng của thị trường cây bưởi và cây hồng ăn quả hàng 
hóa: Chức năng thừa nhận và thực hiện, chức năng điều tiết, kích 
thích và chức năng thông tin (Vũ Đình Thắng, 2006). 
- Phân tích về cung cầu bưởi, hồng hàng hóa: Cầu bưởi, hồng hàng 
hoá là số lượng bưởi hồng mà người mua có khả năng và sẵn sàng mua ở 
các mức giá trong một thời gian nhất định. Cung bưởi, hồng hàng hoá là 
số lượng bưởi, hồng hàng hoá hay dịch vụ mà người cung cấp có khả 
năng và sẵn sàng đưa ra thị trường để bán ở các mức giá trong một thời 
gian nhất định. 
Thị trường bưởi, hồng quả hàng hóa chịu sự điều tiết bởi các 
quy luật cơ bản như: Quy luật giá trị giá cả, quy luật cung cầu và 
quy luật cạnh tranh. (Trần Hoàng Kim, 1998). 
1.1.1.3. Phát triển bưởi, hồng quả theo hướng sản xuất hàng hóa 
a. Khái niệm phát triển bưởi, hồng quả theo hướng sản xuất hàng hóa 
Phát triển bưởi, hồng quả theo hướng sản xuất hàng hóa là quá 
trình tăng lên về số lượng và chất lượng bưởi, hồng quả đáp ứng theo 
yêu cầu thị trường. Cụ thể: Mở rộng diện tích trồng bưởi, hồng; tăng 
sản lượng, nâng cao năng suất bưởi, hồng trong một thời kỳ nhất định; 
sự nâng cao chất lượng sản phẩm bưởi, hồng đáp ứng yêu cầu cao của 
thị trường; là sự hoàn thiện về cơ cấu cây trồng theo quy hoạch phát 
triển kinh tế - xã hội của các địa phương trồng bưởi, hồng, đảm bảo 
tăng tỷ lệ đóng góp trong GDP, nâng cao hiệu quả kinh tế; tạo ra sự 
liên kết sản xuất - tiêu thụ bền vững và phải xây dựng chuỗi giá trị 
bưởi, hồng cũng như sự phân phối công bằng về giá trị gia tăng giữa 
các tác nhân trong ngành hàng. 
b. Những điều kiện cơ bản để sản xuất bưởi, hồng theo hướng sản 
xuất hàng hóa 
Thứ nhất, người trồng bưởi, hồng phải chủ động chuyển hướng 
sản xuất, dám đầu tư nguồn lực vào sản xuất theo nhu cầu thị 
trường. Thứ hai, người sản xuất phải nắm bắt được nhu cầu thị 
trường với khối lượng và giá bán cụ thể. Thứ ba, các sản phẩm 
bưởi, hồng phải được lưu thông bằng các kênh tiêu thụ nhất định. 
c. Nội dung của phát triển bưởi, hồng theo hướng sản xuất hàng hóa 
- Mở rộng diện tích trồng bưởi, hồng theo nhu cầu thị trường là phát triển 
sản xuất theo chiều rộng. 
- Thay đổi cấu trúc vườn bưởi, hồng, tăng cường đầu tư thâm canh tăng 
năng suất nhằm đạt số lượng và chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn chất 
lượng là phát triển sản xuất theo chiều sâu. 
 7 
- Nâng cao hiệu quả kinh tế: Phát tr ... ản xuất hàng hóa ở Việt Nam. 
4.2.2. Định hƣớng, mục tiêu phát triển bƣởi Đoan Hùng, hồng Gia 
Thanh ở tỉnh Phú Thọ theo hƣớng sản xuất hàng hóa 
- Tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng 
hoá đem lại hiệu quả kinh tế cao. 
- Tỷ suất quả hàng hóa bưởi Đoan Hùng 97,25% (cây bưởi Bằng 
Luân đạt 96,5%, cây bưởi Sửu 98%) và cây hồng Gia Thanh đạt 91%, 
tương ứng với giá trị sản phẩm hàng hóa là 297,22 tỷ đồng; 71,874 tỷ 
đồng và 66,07 tỷ đồng. 
- Phát triển sản xuất bưởi Đoan Hùng gồm bưởi Bằng Luân và bưởi 
Sửu theo hướng hàng hóa có một trình độ tương đương với phát triển 
cây bưởi da xanh theo hướng GlobalGap nhằm xuất khẩu sang các thị 
trường khó tính như ở tỉnh Bến Tre. 
4.3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BƢỞI ĐOAN HÙNG VÀ HỒNG 
GIA THANH Ở TỈNH PHÚ THỌ THEO HƢỚNG SẢN XUẤT 
HÀNG HÓA ĐẾN NĂM 2020 
4.3.1. Quy hoạch phát triển bƣởi Đoan Hùng và hồng Gia Thanh 
theo hƣớng sản xuất hàng hóa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 
4.3.1.1. Quy hoạch nguồn lực đất đai của tỉnh Phú Thọ 
- n định diện tích cây ăn quả theo quy hoạch, cải tạo diện tích đất 
vườn tạp hiện hộ gia đình đang quản lý; thay đổi cơ cấu giống và tăng 
cường quản lý giống cây bưởi Đoan Hùng, hồng Gia Thanh mới. 
- Quy hoạch tạo thị trường đầu vào cung cấp các yếu tố sản xuất cho phát 
triển cây ăn quả: Vốn, lao động, vật tư, cây giống, dịch vụ nông nghiệp... 
- Mở rộng diện tích bưởi Đoan Hùng trái vụ hộ sẽ thu thêm 74,6 
triệu đồng/ha. 
4.3.1.2. Quy hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho sản xuất bưởi Đoan 
Hùng và hồng Gia Thanh của tỉnh Phú Thọ 
- Mở rộng các hình thức đào tạo kỹ thuật nghề: Qua các chương 
 20 
trình thông tin đại chúng, khuyến nông, các đợt tập huấn ngắn ngày về 
nghiệp vụ kỹ thuật nhằm đảm bảo cho người lao động hiểu biết những 
vấn đề cơ bản về kỹ thuật trồng chăm sóc theo quy trình chuẩn bưởi 
Đoan Hùng, hồng Gia Thanh. 
- Nâng cao năng lực quản lý kinh doanh: Nâng cao hiệu quả kinh tế sản 
xuất cây bưởi Đoan Hùng, cây hồng Gia Thanh đòi hỏi các hộ không chỉ 
hiểu biết về mặt kỹ thuật, mà còn phải có kiến thức về quản lý kinh doanh 
để sản xuất cái gì thị trường cần phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội. 
4.3.2. Hoàn thiện chính sách đầu tƣ công, dịch vụ công, khuyến nông 
và xúc tiến thƣơng mại tạo ra vùng trồng bƣởi Đoan Hùng, hồng 
Gia Thanh ở tỉnh Phú Thọ theo hƣớng sản xuất hàng hóa 
4.3.2.1. Hoàn thiện chính sách dầu tư công, dịch vụ công 
- Đảm bảo các chính sách về đầu tư công và dịch vụ công là điều kiện 
tiên quyết trong phát triển sản xuất cây ăn quả một cách ổn định, bền vững. 
- Nâng cao năng lực cho các chủ thể tham gia phát triển sản xuất cây 
ăn quả trọng điểm của tỉnh. Hiện nay công tác đào tạo, bồi dưỡng cho 
nông dân đang trong tình trạng cầu lớn hơn cung. 
- Tăng cường công tác hỗ trợ cho nông dân tiếp cận với các thông 
tin thị trường. 
4.3.2.2. Coi trọng đầu tư công, khuyến nông và xúc tiến thương mại 
Tăng cường đầu tư xây dựng và phát triển đội ngũ khuyến nông, 
khuyến công cơ sở: Nâng cao trình độ của cán bộ làm công tác khuyến 
nông ở các xã và thôn bản, thông qua mở các lớp bồi dưỡng ngắn ngày 
và thường xuyên đổi mới. 
4.3.3. Giải pháp kỹ thuật sản xuất bƣởi Đoan Hùng và hồng Gia 
Thanh ở tỉnh Phú Thọ 
Cây ăn quả, đặc biệt là cây bưởi Đoan Hùng và cây hồng Gia Thanh 
hiện nay chưa được đầu tư thoả đáng, từ chọn giống, quy trình trồng, 
chăm sóc chưa được hướng dẫn tới nông dân. Cây bưởi Đoan Hùng, 
hồng Gia Thanh phát triển nhờ tự nhiên, tác động của con người chủ yếu 
là lao động, xới cỏ, bắt sâu, hầu hết các vườn cây chưa được đầu tư 
phân bón đúng loại phân chuyên dùng đúng mức, thiếu các nguyên tố vi 
lượng nên quả có hiện tượng nhỏ đi, dị hình mẫu mã không đẹp mà chất 
lượng không còn giữ được nguyên bản, diện tích không được mở rộng. 
4.3.4. Tổ chức các tác nhân phân phối sản phẩm quả trong phát 
triển bƣởi Đoan Hùng, hồng Gia Thanh theo hƣớng sản xuất hàng 
hóa tại tỉnh Phú Thọ 
Để nâng cao giá trị gia tăng trong chuỗi, các chủ thể này phải liên kết với 
nhau vì lợi ích của mình và tôn trọng lợi ích của các chủ thể khác trong chuỗi. 
 21 
- Thiết lập thêm các hình thức thành viên thương mại: 
+ Cần tăng cường thiết lập các hiệp hội bưởi Đoan Hùng, hồng Gia Thanh. 
 + Tranh thủ kêu gọi các công ty xuyên quốc gia để xây dựng và giữ 
gìn thương hiệu chỉ dẫn địa lý về bưởi Đoan Hùng đã được đăng kí. 
+ Xây dựng hợp đồng mua bán hàng hoá người buôn bán với từng 
nhóm hộ và hợp đồng với các cơ sở chế biến, tiêu thụ sản phẩm. 
- Đối với thương lái, bán lẻ: Nhận dạng và phân loại quả các cấp các 
đối tượng trung gian này chưa phân biệt được nên còn gặp rủi ro trong 
việc kinh doanh quả. Do vậy, các thương lái, bán lẻ cần có chi phí học 
hỏi kiến thức phân loại nhận dạng các loại quả các cấp. 
- Đối với các Doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, các doanh 
nghiệp ngoài quốc doanh không chỉ bảo đảm việc tiêu thụ sản phẩm cho 
nông dân, HTX, các trang trại mà còn hướng dẫn nông dân thực hiện 
theo quy trình VietGAP, tiến tới GlobalGap. 
4.3.5. Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, liên kết sản xuất-
tiêu thụ bƣởi Đoan Hùng, hồng Gia Thanh ở tỉnh Phú Thọ 
- Nâng cao vai trò của hình thức hợp tác x , hiệp hội bưởi Đoan 
Hùng, hồng Gia Thanh, xây dựng cơ chế quản lý phù hợp, tìm kiếm và 
chủ động hơn trong cung ứng nguồn vật tư đầu vào, hỗ trợ bao tiêu sản 
phẩm đầu ra cho các hộ xã viên hợp tác xã. Trong sản xuất, tạo điều kiện 
để các hộ chủ động đầu tư cải tạo, chăm sóc vườn bưởi Đoan Hùng, 
hồng Gia Thanh tốt hơn. 
- Hình thức hộ gia đình 
+ Các hộ gia đình với diện tích nhỏ lẻ, manh mún cần liên kết lại 
với nhau, tham gia vào các hợp tác xã, các hiệp hội để tự bảo vệ quyền 
lợi khi buôn bán và cùng nhau trao đổi học hỏi kinh nghiệm sản xuất. 
+ Các hộ sản xuất bưởi Đoan Hùng phải tự nâng cao nhận thức bỏ đi 
các thói quen tùy tiện trong canh tác để thích ứng với sự thay đổi của 
nhu cầu thị trường. 
+ Các hộ sản xuất cũng cần thực hiện liên kết một cách chủ động 
với các nhà khoa học trong công tác nhân giống, liên kết với các nhà 
doanh nghiệp trong việc cung ứng các yếu tố đầu vào và tiêu thụ sản 
phẩm đầu ra, lên tiếng để thay đổi công tác quy hoạch, thay đổi cách 
thức đầu tư xây dựng vùng sản xuất hướng tới phát triển sản xuất bưởi 
Đoan Hùng, hồng Gia Thanh theo hình thức trang trại hàng hóa. 
4.3.6. Nhóm giải pháp phát triển ngành hàng bƣởi quả Đoan 
Hùng,hồng quả Gia Thanh ở tỉnh Phú Thọ 
4.3.6.1.Giải pháp chung để quản lý ngành hàng của tỉnh Phú Thọ 
 22 
- Quản lý diện tích vườn bưởi, vườn hồng đã cho thu hoạch ổn định 
thông qua hệ thống hồ sơ sổ sách ghi chép của hộ và bản đồ giải thửa. 
- Chuẩn hoá các qui trình chăm sóc cho từng nhóm cây phân theo các 
độ tuổi và hình thức canh tác khác nhau, xây dựng các tiêu chí đánh giá chất 
lượng bưởi Đoan Hùng, Hồng Gia Thanh một cách đơn giản và hiệu quả. 
- Hoàn thiện các quy trình quản lý chất lượng đồng bộ từ sản xuất - 
tiêu thụ và triển khai áp dụng rộng rãi cho mọi tác nhân tham gia. 
4.3.6.2. Giải pháp đối với từng tác nhân ngành hàng bưởi quả Đoan 
Hùng, hồng quả Gia Thanh 
- Hộ trồng bưởi Đoan Hùng, hồng gia Thanh cần tăng cường các 
hình thức khuyến nông (hội nghị đầu bờ, tập huấn kỹ thuật, các kiến 
thức về thông tin thị trường và ý thức tự giác với sự thay đổi trong điều 
kiện hội nhập kinh tế quốc tế). 
- Thương lái: Hỗ trợ vốn và vận động các hộ kinh doanh tham gia 
vào Hiệp hội sản xuất và kinh doanh bưởi Đoan Hùng, hồng Gia Thanh 
để đảm bảo nguồn cung ứng ổn định nhằm tổ chức tốt hoạt động thương 
mại sản phẩm của Hiệp hội và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhóm hộ 
trong ngành hàng. 
- Bán lẻ: Các cơ quan cần cung cấp thông tin cho các hộ bán lẻ về 
các tiêu chí đánh giá chất lượng bưởi Đoan Hùng, hồng Gia Thanh. 
Thông qua đó người bán lẻ có vai trò hướng dẫn người tiêu dùng trong 
việc lựa chọn chủng loại sản phẩm theo các nhu cầu khác nhau một cách 
chất lượng tương ứng giá mua sản phẩm. 
- Thực hiện liên kết trong chuỗi bằng quy trình VietGap, GlobalGap. 
4.3.6.3. Giải pháp về thị trường các yếu tố sản xuất bưởi Đoan Hùng, 
hồng Gia Thanh của tỉnh Phú Thọ 
Giống là yếu tố quan trọng nhất trong sản xuất nông nghiệp nói chung 
và trong phát triển cây ăn quả nói riêng. Nên phải đảm bảo chất lượng. Thị 
trường các yếu tố đầu vào phải cạnh tranh hoàn hảo nhằm cân bằng giá 
phân bón (giá phân kali, NPK) thuốc trừ sâu, giá xăng dầu tăng lên ....giúp 
ổn định sản xuất. Thị trường lao động cần ổn định đủ số cung lao động. 
4.3.6.4. Giải pháp về thị trường đầu ra cho phát triển sản xuất bưởi 
Đoan Hùng, hồng Gia Thanh của tỉnh Phú Thọ 
Nâng cao năng lực của các tác nhân trong việc tiếp cận và liên kết 
với thị trường thông qua đào tạo và phổ biến kiến thức. Xác định các thị 
trường tiềm năng và thị trường mục tiêu trên cơ sở phân tích đầy đủ thực 
 23 
trạng về thị trường và ngành hàng. Mở rộng các kênh hàng dài, xây dựng 
các điểm bán hàng cố định tại các thị trường trên để người tiêu dùng dễ 
tiếp cận. Hỗ trợ Hiệp hội sản xuất và kinh doanh bưởi Đoan Hùng, hồng 
Gia Thanh và các công ty xuyên quốc gia có tiềm lực kinh tế lớn với các 
công cụ tổ chức hoạt động và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ, ký kết 
các hợp đồng tiêu thụ bưởi vào các siêu thị lớn ở Hà Nội, Việt Trì, nhằm 
tạo lập đầu ra và mạng lưới phân phối ổn định và có uy tín. 
4.3.6.5. Giải pháp về hoàn thiện hệ thống giám sát nội bộ và hệ thống giám 
sát từ bên ngoài với bưởi Đoan Hùng và hồng Gia Thanh của tỉnh Phú Thọ 
Ngoài hình thức tổ chức Hiệp hội bưởi Đoan Hùng hiện nay, trong 
tương lai cũng cần thiết xây dựng các hình thức hợp tác khác: Tổ hợp tác, 
hợp tác xã sản xuất và kinh doanh bưởi Đoan Hùng và hồng Gia 
Thanh...Hệ thống kiểm soát bên ngoài được xây dựng và vận hành bởi các 
cơ quan chuyên môn như: sở Khoa học và công nghệ, sở Nông nghiệp và 
phát triển nông thôn, sở Công Thương... 
4.3.7. Hoàn thiện một số chính sách kinh tế vĩ mô nhằm phát triển 
sản xuất bƣởi Đoan Hùng, hồng Gia Thanh ở tỉnh Phú Thọ 
* Chính sách đất đai 
Khi địa phương giao đất cho các hộ, các trang trại, cần có sự hướng 
dẫn cụ thể, gắn liền giữa quy hoạch các vùng trồng cây bưởi Đoan Hùng, 
hồng Gia Thanh và phải xây dựng các cơ sở chế biến và tiêu thụ sản 
phẩm sau thu hoạch. Khắc phục tình trạng manh mún về ruộng đất hiện 
tại, địa phương phải coi đất đai là hàng hóa đặc biệt, được mua bán theo 
luật, tạo điều kiện cho các hộ nông dân có thể sử dụng giá trị quyền sử 
dụng đất để góp vốn cổ phần, ... 
* Chính sách vốn 
Tổ chức tín dụng cho vay phải chú ý đến đặc điểm đặc thù của sản 
xuất, đến thực trạng của kinh tế hộ. Hình thức cho vay bằng hiện vật 
cũng nên được nghiên cứu áp dụng, nghĩa là, ngân hàng kiểm tra giá cả, 
chất lượng vật tư, thiết bị của chủ hàng mà nông dân cần mua. 
* Chính sách phát triển khoa học, công nghệ 
Nhà nước cần đầu tư mạnh hơn nữa cho Trung tâm giống cây trồng, 
Viện Khoa học, trường Đại học. Để có được những tiến bộ khoa học 
công nghệ mới trong trồng và bảo quản, chế biến bưởi Đoan Hùng, hồng 
Gia Thanh, nhằm chuyển giao công nghệ đến các hộ gia đình, trang trại, 
hợp tác xã và doanh nghiệp tại Phú Thọ. 
4.4. KIÊN NGHỊ 
Đề nghị Nhà nước hỗ trợ hơn nữa cho các huyện nằm trong vùng 
trồng cây ăn quả trọng điểm như huyện Đoan Hùng, Phù Ninh xây dựng 
 24 
và hoàn thiện cơ sở vật chất, hạ tầng như đường giao thông liên thôn 
phục vujcho phát triển bưởi Đoan Hùng, hồng Gia Thanh ở tỉnh Phú Thọ 
theo hướng sản xuất hàng hóa 
KẾT LUẬN 
Tỉnh Phú Thọ có lợi thế so sánh lớn trong sản xuất nông lâm nghiệp, 
theo quy hoạch các loại cây bưởi Đoan Hùng, hồng Gia Thanh đang dần 
từng bước hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung. 
Tỉnh Phú Thọ có triển vọng cung cấp một khối lượng quả lớn, chất 
lượng đồng đều, đảm bảo an toàn thực phẩm cho nhu cầu của thị trường 
trong nước và tiến tới xuất khẩu. Vì vậy, phát triển bưởi Đoan Hùng và 
hồng Gia Thanh theo hướng sản xuất hàng hóa là một nhu cầu khách 
quan, một hướng đi tích cực để chuyển đổi cơ cấu kinh tế tỉnh, nâng cao đời 
sống người dân và nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp. 
Qua việc thực hiện đề tài phát triển bưởi Đoan Hùng và hồng Gia 
Thanh ở tỉnh Phú Thọ theo hướng sản xuất hàng hóa, đã hệ thống hóa và 
làm rõ về lý luận và thực tiễn về phát triển bưởi, hồng theo hướng sản 
xuất hàng hóa. Dựa trên các phương pháp nghiên cứu hợp lý và với hệ 
thống lý luận, đề tài đánh giá thực trạng phát triển bưởi Đoan Hùng, 
hồng Gia Thanh theo hướng sản xuất hàng hóa về các mặt sản xuất - tiêu 
thụ, hộ nông dân đầu tư sản xuất bưởi Đoan Hùng, hồng Gia Thanh, 
ngành hàng và liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm, và các nhóm yếu tố 
ảnh hưởng tới sản xuất bưởi Đoan Hùng, hồng Gia Thanh. 
Giá trị sản phẩm quả bưởi Bằng Luân, bưởi Sửu, hồng Gia Thanh 
hàng hóa qua 2008-2012 tăng bình quân tương ứng 38,04%; 49,35% và 
19,88%. Đề tài đề xuất các nhóm giải pháp quan trọng: (1) Giải pháp 
quy hoạch phát triển bưởi Đoan Hùng và hồng Gia Thanh theo hướng 
sản xuất hàng hóa, (2) Nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách đầu tư 
công, dịch vụ công, khuyến nông và xúc tiến thương mại, (3) Nhóm giải 
pháp kỹ thuật sản xuất bưởi Đoan Hùng, hồng Gia Thanh, (4) Nhóm giải 
pháp tổ chức các tác nhân phân phối sản phẩm quả, (5) Phát triển các 
hình thức tổ chức sản xuất, liên kết sản xuất-tiêu thụ bưởi Đoan Hùng, 
hồng Gia Thanh, (6) Nhóm giải pháp phát triển ngành hàng bưởi quả 
Đoan Hùng, hồng quả Gia Thanh, (7) Nhóm giải pháp hoàn thiện một số 
chính sách kinh tế vĩ mô nhằm phát triển bưởi Đoan Hùng và hồng Gia 
Thanh ở tỉnh Phú Thọ theo hướng sản xuất hàng hóa. Trong đó coi trọng 
giải pháp quy hoạch hướng vào vừa thúc đẩy sản xuất vừa tăng cường 
liên kết sản xuất -tiêu thụ theo nhu cầu thị trường. 
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 
1. Nguyễn Thị Thu Hƣơng, Đỗ Thị Bắc (2014), “Phát triển ngành 
hàng hồng quả tại xã Gia Thanh, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ”, 
Tạp chí Kinh tế & Phát triển, số 199 (II), tháng 1/2014, Trường 
Đại học Kinh tế quốc dân, tr. 72-78. 
2. Nguyễn Thị Thu Hƣơng, Đỗ Thị Bắc, Nguyễn Ngọc Sơn Hải 
(2014), “Phát triển bưởi Đoan Hùng theo hướng sản xuất hàng 
hóa ở tỉnh Phú Thọ”, Tạp chí Khoa học & Công nghệ, số 123 
(09), tháng 9/2014, Đại học Thái Nguyên, tr. 11-16. 
3. Nguyễn Thị Thu Hƣơng, Đỗ Thị Bắc, Nguyễn Thị Ngọc Dung 
(2014), “Phát triển Hồng Gia Thanh ở tỉnh Phú Thọ theo hướng 
sản xuất hàng hóa”, Tạp chí Khoa học & Công nghệ, số 124 (10), 
tháng 9/2014, Đại học Thái Nguyên, tr. 13-18. 
4. Nguyễn Thị Thu Hƣơng, Đỗ Thị Bắc, Nguyễn Ngọc Sơn Hải 
(2014), “Phát triển sản xuất bưởi Đoan Hùng và hồng Gia Thanh 
ở tỉnh Phú Thọ”, Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 12, số 6, 
năm 2014, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, tr. 920 - 927. 
5. Nguyễn Thị Thu Hƣơng (2013), “Phương pháp nghiên cứu phát 
triển cây ăn quả theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn tỉnh 
Phú Thọ”, Tạp chí Khoa học công nghệ số 27, Trường Đại học 
Hùng Vương, tr. 47 - 53 

File đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_an_phat_trien_buoi_doan_hung_va_hong_gia_thanh.pdf