Tóm tắt Luận án Sinh khối và dự trữ các bon trên mặt đất đối với cây gỗ và quần thụ thuộc Rkx và Rtr ở khu vực Phước Bình thuộc tỉnh Ninh Thuận

Theo Hiệp định khung của LHQ về biến đổi khí hậu (UNFCCC,

1992) và Nghị định thư Kyoto (1997), những nước đã ký Nghị định thư

Kyoto đều phải có trách nhiệm báo cáo những thay đổi về sinh khối và dự

trữ các bon trong các hệ sinh thái rừng của nước mình. Việt Nam đã phê

chuẩn UNFCCC ngày 16 tháng 11 năm 1994 và Nghị định thư Kyoto

ngày 25 tháng 09 năm 2006. Vì thế, Việt Nam cũng phải có trách nhiệm

báo cáo những thay đổi về sinh khối và dự trữ các bon trong các hệ sinh

thái rừng của nước mình.

Trước đây, nhiều tác giả cũng đã xây dựng những hàm thể tích

(Đồng Sỹ Hiền, 1974; Nguyễn Ngọc Lung và Đào Công Khanh, 1999; Vũ

Tiến Hinh, 2005, 2012) và những hàm sinh khối (Lê Hồng Phúc, 1995;

Viên Ngọc Nam, 1998; Bảo Huy, 2010; Võ Đại Hải, 2008; Phạm Thế

Dũng và Vũ Đình Hưởng, 2010) đối với những loài cây gỗ và những kiểu

rừng khác nhau ở Việt Nam. Theo Kimmins (1998) và Brown (2002), bên

cạnh những nghiên cứu về sinh khối đối với các kiểu rừng ở phạm vi quốc

gia và vùng, khoa học vẫn cần phải nghiên cứu sinh khối đối với các kiểu

rừng ở phạm vi địa phương. Hiện nay vẫn còn thiếu những phương pháp

ước lượng và đánh giá sinh khối và dự trữ carbon đối với rừng tự nhiên ở

Ninh Thuận. Điều đó đã gây ra những khó khăn cho việc quản lý rừng,

xác định dự trữ năng lượng và tính toán chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Xuất phát từ đó, đề tài luận án này xây dựng những hàm sinh khối trên

mặt đất để làm cơ sở cho việc ước lượng và đánh giá sinh khối và khả

năng dự trữ carbon trên mặt đất đối với rừng kín thường xanh hơi khô

nhiệt đới (Rkx) và rừng thưa nửa thường xanh hơi khô nhiệt đới (Rtr) ở

tỉnh Ninh Thuận

pdf 24 trang dienloan 5200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Sinh khối và dự trữ các bon trên mặt đất đối với cây gỗ và quần thụ thuộc Rkx và Rtr ở khu vực Phước Bình thuộc tỉnh Ninh Thuận", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Sinh khối và dự trữ các bon trên mặt đất đối với cây gỗ và quần thụ thuộc Rkx và Rtr ở khu vực Phước Bình thuộc tỉnh Ninh Thuận

Tóm tắt Luận án Sinh khối và dự trữ các bon trên mặt đất đối với cây gỗ và quần thụ thuộc Rkx và Rtr ở khu vực Phước Bình thuộc tỉnh Ninh Thuận
1 
MỞ ĐẦU 
Đặt vấn đề 
 Theo Hiệp định khung của LHQ về biến đổi khí hậu (UNFCCC, 
1992) và Nghị định thư Kyoto (1997), những nước đã ký Nghị định thư 
Kyoto đều phải có trách nhiệm báo cáo những thay đổi về sinh khối và dự 
trữ các bon trong các hệ sinh thái rừng của nước mình. Việt Nam đã phê 
chuẩn UNFCCC ngày 16 tháng 11 năm 1994 và Nghị định thư Kyoto 
ngày 25 tháng 09 năm 2006. Vì thế, Việt Nam cũng phải có trách nhiệm 
báo cáo những thay đổi về sinh khối và dự trữ các bon trong các hệ sinh 
thái rừng của nước mình. 
Trước đây, nhiều tác giả cũng đã xây dựng những hàm thể tích 
(Đồng Sỹ Hiền, 1974; Nguyễn Ngọc Lung và Đào Công Khanh, 1999; Vũ 
Tiến Hinh, 2005, 2012) và những hàm sinh khối (Lê Hồng Phúc, 1995; 
Viên Ngọc Nam, 1998; Bảo Huy, 2010; Võ Đại Hải, 2008; Phạm Thế 
Dũng và Vũ Đình Hưởng, 2010) đối với những loài cây gỗ và những kiểu 
rừng khác nhau ở Việt Nam. Theo Kimmins (1998) và Brown (2002), bên 
cạnh những nghiên cứu về sinh khối đối với các kiểu rừng ở phạm vi quốc 
gia và vùng, khoa học vẫn cần phải nghiên cứu sinh khối đối với các kiểu 
rừng ở phạm vi địa phương. Hiện nay vẫn còn thiếu những phương pháp 
ước lượng và đánh giá sinh khối và dự trữ carbon đối với rừng tự nhiên ở 
Ninh Thuận. Điều đó đã gây ra những khó khăn cho việc quản lý rừng, 
xác định dự trữ năng lượng và tính toán chi trả dịch vụ môi trường rừng. 
Xuất phát từ đó, đề tài luận án này xây dựng những hàm sinh khối trên 
mặt đất để làm cơ sở cho việc ước lượng và đánh giá sinh khối và khả 
năng dự trữ carbon trên mặt đất đối với rừng kín thường xanh hơi khô 
nhiệt đới (Rkx) và rừng thưa nửa thường xanh hơi khô nhiệt đới (Rtr) ở 
tỉnh Ninh Thuận. 
Mục tiêu tổng quát 
Ước lượng và đánh giá sinh khối và dự trữ carbon trên mặt đất đối 
với Rkx và Rtr để làm cơ sở cho việc quản lý rừng, kỹ thuật lâm sinh, 
điều tra rừng và tính toán chi trả dịch vụ môi trường rừng ở tỉnh Ninh 
Thuận. 
Mục tiêu cụ thể 
a. Phân tích kết cấu loài cây gỗ và cấu trúc quần thụ để làm cơ sở cho 
việc chọn loài cây gỗ trong thu mẫu sinh khối và ước lượng nhanh sinh 
khối đối với Rkx và Rtr. 
2 
b. Xây dựng các hàm sinh khối trên mặt đất với những biến dự đoán thích 
hợp để làm cơ sở cho việc ước lượng sinh khối và dự trữ carbon trên 
mặt đất đối với cây gỗ và quần thụ thuộc Rkx và Rtr. 
c. Xác định sinh khối và dự trữ carbon trên mặt đất đối với Rkx và Rtr để 
làm cơ sở cho quản lý rừng, kỹ thuật lâm sinh, điều tra rừng và tính 
toán chi trả dịch vụ môi trường rừng ở tỉnh Ninh Thuận. 
Phạm vi nghiên cứu 
Sinh khối và dự trữ các bon trên mặt đất đối với cây gỗ và quần thụ 
thuộc Rkx và Rtr ở khu vực Phước Bình thuộc tỉnh Ninh Thuận. 
Ý nghĩa của đề tài 
Về lý luận, đề tài luận án cung cấp những thông tin để phân tích so 
sánh chức năng của Rkx và Rtr ở mức địa phương, vùng và quốc gia. Về 
thực tiễn, Về thực tiễn, đề tài luận án không chỉ cung cấp các hàm thống 
kê sinh khối và những số liệu về sinh khối, mà còn cả kết cấu loài cây gỗ 
và cấu trúc quần thụ của hai kiểu Rkx và Rtr. Những thông tin này là căn 
cứ khoa học cho việc xây dựng kế hoạch quản lý rừng, điều tra rừng và 
tính toán chi trả dịch vụ môi trường rừng ở khu vực Phước Bình thuộc 
tỉnh Ninh Thuận. 
Những đóng góp mới của luận án 
(1) Xây dựng được các hàm sinh khối trên mặt đất, các hệ số điều 
chỉnh sinh khối trên mặt đất và tỷ lệ giữa các thành phần sinh khối trên 
mặt đất đối với cây gỗ và quần thụ thuộc rừng kín thường xanh hơi khô 
nhiệt đới và rừng thưa nửa thường xanh hơi khô nhiệt đới ở khu vực 
Phước Bình thuộc tỉnh Ninh Thuận. 
(2) Xác định được tổng sinh khối và tổng dự trữ carbon trên mặt đất 
đối với Rkx hơi khô nhiệt đới ở VQG Phước Bình thuộc tỉnh ninh Thuận 
tương ứng dao động từ 47,9 tấn/ha và 22,5 tấn/ha ở trạng thái rừng IIIA1 
đến 147,0 tấn/ha và 69,1 tấn/ha ở trạng thái rừng IIIA3; trung bình 87,0 
tấn/ha và 41,1 tấn/ha. Đối với rừng Rtr hơi khô nhiệt đới, tổng sinh khối 
và tổng dự trữ carbon trên mặt đất tương ứng dao động từ 35,1 tấn/ha và 
16,5 tấn/ha ở trạng thái rừng IIIA1 đến 92,0 tấn/ha và 43,2 tấn/ha ở trạng 
thái rừng IIIA2; trung bình 57,0 tấn/ha và 26,8 tấn/ha. 
Bố cục của luận án bao gồm phần mở đầu, 3 chương và phần kết 
luận. Chương 1: Tổng quan. Chương 2: Đối tượng, nội dung và phương 
pháp nghiên cứu. Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Phần kết 
luận. Tổng số 160 trang; 68 bảng; 26 hình và đồ thị; 36 phụ lục. Luận án 
tham khảo 80 tài liệu trong nước và ngoài nước. 
3 
Chƣơng 1. TỔNG QUAN 
 Từ 80 tài liệu tổng quan cho thấy, có 5 phương pháp ước lượng sinh 
khối và dự trữ các bon của rừng: cân đo trực tiếp sinh khối tại rừng; hàm 
thống kê sinh khối; số liệu điều tra rừng cùng với hệ số chuyển đổi và 
điều chỉnh sinh khối (BCEF) hoặc tỷ lệ những thành phần sinh khối (Ri); 
sóng âm (Rada) và viễn thám; trong đó ba phương pháp đầu được sử dụng 
phổ biến nhất. 
Theo IPCC (2006), hệ sinh thái rừng có 5 bể các bon: sinh khối trên 
mặt đất, sinh khối dưới mặt đất, vật rụng, xác chết của thực vật và vật chất 
hữu cơ trong những lớp đất. Bể các bon trên mặt đất là to lớn nhất; trong 
đó dự trữ các bon lại tập trung chủ yếu trong sinh khối trên mặt đất của 
quần thụ. Ứớc lượng chính xác khối lượng các bon của tất cả các bể các 
bon của rừng là một công việc phức tạp và tốn kém về nhân lực, thời gian 
và kinh phí. Vì thế, đề tài luận án chỉ xây dựng những hàm thống kê sinh 
khối trên mặt đất để làm cơ sở cho việc ước lượng và đánh giá sinh khối 
và dự trữ các bon trên mặt đất đối với những cây gỗ và quần thụ thuộc 
Rkx và Rtr ở khu vực nghiên cứu. Mặt khác, để chọn những cây gỗ thích 
hợp trong nghiên cứu sinh khối đối với hai kiểu Rkx và Rtr, đề tài luận án 
đã phân tích tổ thành rừng, phân bố N/D và phân bố N/H của hai kiểu 
rừng này. Từ các hàm Bi = f(D) và phân bố N/D, có thể xác định Bi theo 
các cấp D. 
Độ chính xác của các hàm thống kê (VT, Bi, BEFi, Ri) phụ thuộc 
chặt chẽ không chỉ vào dạng hàm, số lượng và kích thước cây mẫu và ô 
mẫu, mà còn vào số lượng biến dự đoán và những tiêu chuẩn chọn hàm 
thống kê thích hợpTrong nghiên cứu này, đề tài luận án đã sử dụng ô 
mẫu thay đổi từ 0,2 – 1,0 ha để phân tích tổ thành rừng, cấu trúc và biến 
động sinh khối của rừng, còn số lượng cây mẫu được chọn điển hình theo 
những loài cây gỗ ưu thế và đồng ưu thế trong quần xã. Nhiều nghiên cứu 
đã chỉ ra rằng, hàm lũy thừa với biến dự đoán D hoặc D^2*H là hàm thích 
hợp để xây dựng các hàm sinh khối ở mức cây gỗ và quần thụ. Với quan 
niệm hàm sinh khối thích hợp là hàm mô tả đối tượng nghiên cứu với sai 
lệch nhỏ nhất, hướng giải quyết của đề tài luận án bắt đầu từ việc kiểm 
định sai lệch của nhiều hàm khác nhau, sau đó chọn những hàm thích hợp 
theo tiêu chuẩn “Tổng sai lệch bình phương nhỏ nhất” (SSRmin). Đối với 
những hàm sinh khối ở mức cây cá thể, biến dự đoán thường là D và H 
4 
hoặc tổ hợp giữa hai biến này ở dạng D*H, D2H và D3/H. Đối với những 
hàm thống kê sinh khối ở mức quần thụ, biến dự đoán là G và M. 
Bên cạnh những hàm sinh khối, đề tài luận án này cũng xây dựng 
các hệ số điều chỉnh sinh khối (BEFi) và tỷ lệ sinh khối (Ri) đối với các 
thành phần của Rkx và Rtr ở khu vực Phước Bình thuộc tỉnh Ninh Thuận. 
Chƣơng 2 
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu 
 Đối tượng nghiên cứu là cây gỗ và quần thụ thuộc Rkx và Rtr. Địa 
điểm nghiên cứu được đặt tại VQG Phước Bình thuộc tỉnh Ninh Thuận. 
Tọa độ địa lý: 11058'32" đến 12010'00’’ vĩ Bắc; 108041'00" đến 108049'05" 
kinh Đông. Khí hậu phân chia thành 2 mùa rõ rệt; trong đó mùa khô kéo 
dài 6 tháng từ 12 năm trước đến tháng 5 năm sau, còn mùa mưa từ tháng 6 
đến tháng 11. Nhiệt độ không khí trung bình 22,00C. Lượng mưa trung 
bình năm là 1.000,0 mm. Độ ẩm không khí trung bình 80%. Độ cao từ 
1.100 - 1.200 m so với mặt biển. Đất feralit đỏ vàng phát triển trên đá 
Macma chua và trung tính. 
2.2. Nội dung nghiên cứu 
(1) Kết cấu loài cây gỗ và cấu trúc của Rkx và Rtr. 
(2) Xây dựng các hàm sinh khối trên mặt đất đối với cây gỗ ở Rkx và Rtr. 
(3) Sinh khối và dự trữ các bon đối với Rkx và Rtr. 
(4) Thảo luận 
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 
2.3.1. Phƣơng pháp luận 
Hướng giải quyết của đề tài luận án bắt đầu từ việc thu thập những 
thành phần sinh khối trên những cây mẫu điển hình theo nhóm loài cây gỗ 
ưu thế và đồng ưu thế bằng cách cân đo trực tiếp tại rừng. Kế đến xây 
dựng và chọn các hàm Bi, BEFi và Ri dựa theo những biến dự đoán thích 
hợp. Sau đó sử dụng các hàm sinh khối thích hợp cùng với những ô mẫu 
để ước lượng sinh khối ở mức cây cá thể và quần thụ thuộc những trạng 
thái rừng khác nhau. Sinh khối của kiểu rừng là tổng sinh khối của các 
trạng thái rừng. 
Những giả thuyết nghiên cứu 
5 
(1) Những loài cây gỗ ưu thế và đồng ưu thế đóng góp lớn nhất về trữ 
lượng gỗ và sinh khối trong quần thụ. Giả thuyết này được kiểm chứng 
thông qua phân tích kết cấu loài cây gỗ của các quần thụ. 
(2) Những loài cây gỗ có kích thước tương đồng với nhau thì sinh khối và 
thể tích thân cây của chúng cũng tương đồng với nhau. Giả thuyết này 
dựa trên cơ sở các hàm sinh khối được xây dựng từ sinh khối trung 
bình của các loài cây gỗ ưu thế và đồng ưu thế. 
(3) Sinh khối cây gỗ và quần thụ thay đổi tùy theo kiểu rừng. Giả thuyết 
này được kiểm chứng thông qua phân tích so sánh sinh khối đối với 
cây gỗ và quần thụ thuộc hai kiểu Rkx và Rtr. 
(4) Sinh khối cây gỗ có mối quan hệ chặt chẽ với D và H. Tương tự, sinh 
khối quần thụ có mối quan hệ chặt chẽ với N, G và M. Giả thuyết được 
kiểm chứng thông qua phân tích mối quan hệ giữa thành phần sinh 
khối của cây gỗ và quần thụ với các biến dự đoán D, H, N, G và M. 
2.3.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu 
(a) Đối tương nghiên cứu là 4 trạng thái rừng IIB, IIIA1, IIIA2, IIIA3 
ở Rkx và 3 trạng thái rừng IIB, IIIA1, IIIA2 ở Rtr. 
(b) Phương pháp bố trí ô tiêu chuẩn là phương pháp rút mẫu điển 
hình. Tổng số 35 ô tiêu chuẩn; trong đó 20 ô tiêu chuẩn ở Rkx và 15 ô tiêu 
chuẩn ở Rtr. Kích thước ô tiêu chuẩn là 0,2 ha. 
(c) Xác định đặc điểm lâm học của hai kiểu rừng. Những đặc điểm 
lâm học được nghiên cứu bao gồm tổ thành rừng, N (cây/ha), G (m2/ha), 
M (m
3/ha), phân bố N/D, phân bố N/H, phân bố G/D và phân bố M/D. 
Đối với mỗi ô tiêu chuẩn, xác định chu vi thân cây (D ≥ 8 cm) bằng thước 
dây với độ chính xác 0,1 cm; sau đó quy đổi ra D (cm). Chỉ tiêu H được 
đo bằng thước đo cao Blume - Leise với độ chính xác 0,5 m. 
(d) Phương pháp thu thập sinh khối trên những cây mẫu. Đối với 
những quần thụ thuộc Rkx, số lượng cây mẫu là 47 cây; trong đó phân 
chia đều từ cấp D = 8 - 94 cm. Đối với những quần thụ thuộc Rtr, số 
lượng cây mẫu là 41 cây; trong đó phân chia đều từ cấp D = 8 - 48 cm. 
Tổng số cây mẫu của Rkx và Rtr là 88 cây. Phương pháp xác định sinh 
khối được thực hiện theo những chỉ dẫn chung của lâm học. Để xác định 
sinh khối của 2 kiểu rừng từ số liệu điều tra rừng, đề tài đã thu thập diện 
tích các trạng thái rừng thuộc 2 kiểu rừng (Si, ha) và số liệu điều tra trên 
những ô mẫu thuộc Rkx và Rtr. Diện tích các trạng thái rừng được thu 
thập từ số liệu của VQG Phước Bình (2002). 
6 
2.3.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu 
Nội dung 1. Phân tích tổ thành loài cây gỗ của Rkx và Rtr. Tổ thành 
quần thụ được xác định theo phương pháp của Thái Văn Trừng (1999). 
Cấu trúc của các trạng thái rừng được xác định thông qua phân bố N/D, 
phân bố N/H và phân bố M/D. Để dự đoán số cây theo cấp D, đề tài kiểm 
định hàm phân bố N/D ở các trạng thái rừng theo hàm phân bố mũ và 
phân bố lognormal. 
Nội dung 2. Xây dựng những hàm sinh khối đối với cây cá thể. 
Hàm ước lượng H = f(D) và V = f(D, H) được xây dựng dựa theo 3 hàm 
(2.1) – (2.3). 
H = 1/(a + b/D) (2.1) 
H = a*D^b (2.2) 
VT = a*D^b*H^c (2.3) 
 Những hàm sinh khối đối với các thành phần (Bi = BT, BC, BL và 
BCL) được xác định theo hai dạng: Bi = f(D) và Bi = f(D, H). Những hàm 
Bi = f(D) được kiểm định theo 5 hàm (2.4) – (2.8). Những hàm thích hợp 
được chọn theo tiêu chuẩn SSRmin. 
Bi = a*exp(-b*D^-c) (2.4) 
Bi = D^2/(a+b*D + c*D^2) (2.5) 
Bi = a*D^b (2.6) 
Bi = a*(1-exp(-b*D))^c (2.7) 
B = a*exp(b*D) (2.8) 
Những hàm ước lượng Bi = f(D, H) được kiểm định theo 5 hàm (2.9 
– 2.13). Những hàm thích hợp được chọn theo tiêu chuẩn SSRmin. 
B = a*D^b*H^c (2.9) 
B = a + b*D^2 + c*D^3 + d*(D^3/H) (2.10) 
B = a + b*D^2 + c*(D^2/H) (2.11) 
B = a*(D^2*H)^b (2.12) 
B = a*(D*H)^b (2.13) 
Nội dung 3. Phương pháp ước lượng sinh khối dựa theo số liệu điều 
tra rừng. Ở đây Bi được xác định theo 5 phương pháp. Phương pháp 1 xác 
định sinh khối quần thụ dựa theo số liệu của những ô mẫu kết hợp với 
hàm B = f(D). Phương pháp 2 xác định sinh khối cây gỗ dựa theo thể tích 
thân cây gỗ. Hàm Bi = f(V) thích hợp được kiểm định theo 2 hàm (2.14) 
và (2.15). Phương pháp 3 xác định sinh khối cây gỗ dựa theo hệ số điều 
7 
chỉnh sinh khối: Bi = VThân*BEFi. Hàm BEFi = f(X) (X = D và V) thích 
hợp được kiểm định theo 3 hàm (2.16) và (2.18). 
Bi = a*V^b (2.14) 
Bi = V^2/(a + b*V - c*V^2) (2.15) 
BEFi = (a + b/X)^2 (2.16) 
BEFi = a*X^b (2.17) 
BEFi = sqrt(a + b/X) (2.18) 
 Phương pháp 4 xác định sinh khối cây cá thể dựa theo tỷ lệ sinh 
khối của các thành phần: Bi = BThân*Ri. Hàm Ri = f(D) thích hợp được 
kiểm định theo 3 hàm (2.19) và (2.21). 
 Ri = a + b*ln(D) (2.19) 
 Ri = 1/(a + b*sqrt(D)) (2.20) 
Ri = a*D^b (2.21) 
 Phương pháp 5 xác định sinh khối quần thụ dựa theo hàm Bi = f(G) 
và Bi = f(M). Hàm Bi = f(X) (X = G và M) thích hợp được kiểm định theo 
3 hàm (2.22) và (2.24). 
 Bi = sqrt(a + b*X^2 (2.22) 
 Bi = a*X^b (2.23) 
 Bi = X^2/(a + b*X + c*X^2) (2.24) 
Nội dung 4. So sánh những phương pháp xác định sinh khối. Trong 
đề tài này, sinh khối ở mức cây gỗ đã được ước lượng theo 6 phương pháp 
khác nhau: Bi = f(D); Bi = f(D, H); Bi = f(V); Bi = V*BEFi với BEFi = 
f(D); Bi = V*BEFi với BEFi = f(V); Bi = BT*Ri với Ri = f(D). Sinh khối 
quần thụ được xác định theo 4 phương pháp: Sử dụng hàm sinh khối cây 
cá thể và số liệu điều tra trên những ô mẫu; Bi = f(G); Bi = f(M); Hàm 
phân bố N/D cùng với những hàm Bi = f(D). Sự khác biệt giữa các 
phương pháp ước lượng sinh khối cây gỗ và quần thụ được so sánh bằng 
bảng ANOVA. 
Nội dung 5. Ước lượng sinh khối và dự trữ C của Rkx và Rtr. Sinh 
khối bình quân trên 1 ha được xác định bằng các hàm sinh khối kết hợp 
với số liệu của các ô mẫu. Khối lượng các bon (C, tấn) dự trữ trong sinh 
khối trên mặt đất đối với Rkx và Rtr được xác định bằng cách nhân diện 
tích rừng với sinh khối 1 ha; trong đó PC = 0,47. Khối lượng CO2 (tấn) mà 
hai kiểu đã hấp thu được xác định bằng cách nhân khối lượng C (tấn/ha) 
với hệ số chuyển đổi từ CO2 thành C. 
8 
Chƣơng 3 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 
3.1. Kết cấu loài cây gỗ và cấu trúc của Rkx và Rtr 
3.1.1. Kết cấu loài cây gỗ và cấu trúc của Rkx 
Kết quả nghiên cứu cho thấy, số loài cây gỗ bắt gặp là 39 loài. Mật 
độ dao động từ 212 – 483 cây/ha; trung bình 374 cây/ha. Tiết diện ngang 
 ... hàm ước lượng Bi = f(V) đối với cây gỗ ở Rtr có dạng như hàm 
(3.55) - (3.59) (Bảng 3.21 và 3.22). 
17 
Bảng 3.21. Các hàm Bi = f(V) đối với cây gỗ ở Rtr. 
Thành phần Hàm Bi = f(V): 
(1) (2) 
Tổng số BTo = 777,839*V^0,83301 (3.55) 
Thân BT = 576,648*V^0,81357 (3.56) 
Cành BC = 176,646*V^0,86493 (3.57) 
Lá BL = 24,1928*V^1,08280 (3.58) 
Cành và lá BCL = 201,023*V^0,89003 (3.59) 
Bảng 3.22. Kiểm định các hàm Bi = f(V) đối với cây gỗ ở Rtr. 
Thành phần r2 ±Se MAE MAPE SSR 
(1) (2) (3) (4) (5) (6) 
Tổng số 99,68 22,9 15,5 4,8 17.289,6 (3.55) 
Thân 99,66 17,3 11,9 5,3 9.926,6 (3.56) 
Cành 99,72 5,0 3,6 5,3 825,2 (3.57) 
Lá 99,49 1,1 0,9 9,2 37,2 (3.58) 
Cành và lá 99,74 5,5 3,7 4,1 1036,7 (3.59) 
3.2.4.2. Xây dựng các hàm điều chỉnh sinh khối đối với cây gỗ thuộc 
Rtr 
(1) Hàm ƣớc lƣợng BEFi = f(D) 
Những phân tích thống kê cho thấy, hàm ước lượng BEFi = f(D) đối 
với cây gỗ ở Rtr có dạng như hàm (3.60) – (3.63) (Bảng 3.23 – 3.24). 
Bảng 3.23. Các hàm BEFi = f(D) đối với cây gỗ thuộc Rtr. 
Thành phần Hàm BEFi = f(D) đối với các thành phần: 
(1) (2) 
Tổng số BEFTo = 3,98667*D^-0,452887 (3.60) 
Thân BEFT = 3,5747*D^-0,505579 (3.61) 
Cành BEFC = 0,662015*D^-0,365971 (3.62) 
Cành và lá BEFCL = 0,588873*D^-0,297814 (3.63) 
18 
Bảng 3.24. Kiểm định sai lệch của các hàm BEFi = f(D) đối với cây gỗ 
thuộc Rtr. 
Thành phần r2 ±Se MAE MAPE SSR 
(1) (2) (3) (4) (5) (6) 
Tổng số 99,98 0,0030 0,0020 0,18 0,00030 (3.60) 
Thân 99,98 0,0020 0,0010 0,19 0,00020 (3.61) 
Cành 99,97 0,0007 0,0005 0,22 0,00002 (3.62) 
Cành và lá 99,97 0,0007 0,0004 0,18 0,00001 (3.63) 
Bằng cách thay thế D vào các hàm (3.60) – (3.63) ở Bảng 3.23, có 
thể nhận thấy BEFi của những thành phần cây gỗ ở Rtr đều giảm dần từ 
cấp D = 8 - 48 cm; trong đó BEFi ở cấp D < 28 cm giảm nhanh hơn so với 
cấp D = 28 – 48 cm. Nói chung, các hệ số BEFTo, BEFT, BEFC và BEFCL 
bình quân của các cây gỗ ở cấp D = 8 - 48 cm tương ứng là 0,965; 0,737; 
0,209 và 0,230 (tấn/m3). 
(2) Hàm ƣớc lƣợng BEFi = f(V) 
Những phân tích thống kê cho thấy, hàm ước lượng BEFi = f(V) đối 
với cây gỗ ở Rtr có dạng như hàm (3.64) – (3.67) (Bảng 3.25 – 3.26). 
Bảng 3.25. Các hàm BEFi = f(V) đối với cây gỗ thuộc Rtr. 
Thành phần Hàm BEFi = f(V) đối với các thành phần: 
(1) (2) 
Tổng số BEFTo = 0,778104*V^-0,166735 (3.64) 
Thân BEFT = 0,576873*V^-0,186159 (3.65) 
Cành BEFC = 0,176799*V^-0,134731 (3.66) 
Cành và lá BEFCL = 0,201092*V^-0,109643 (3.67) 
Bảng 3.26. Kiểm định sai lệch của các hàm BEFi = f(V) đối với cây gỗ 
thuộc Rtr. 
Thành phần r2 ±Se MAE MAPE SSR 
(1) (2) (3) (4) (5) (6) 
Tổng số 99,98 0,002 0,001 0,15 0,00023 (3.64) 
Thân 99,99 0,002 0,001 0,16 0,00015 (3.65) 
Cành 99,97 0,007 0,005 0,20 0,00014 (3.66) 
Cành và lá 99,97 0,006 0,004 0,17 0,00001 (3.67) 
19 
Bằng cách thay thế V vào các hàm (3.64) – (3.67) ở Bảng 3.25, có 
thể nhận thấy các hệ số BEFi đều giảm dần theo sự gia tăng V; trong đó 
BEFi giảm nhanh ở cấp V < 0,473 m
3
 (tương ứng D < 28 cm), giảm chậm 
ở cấp V = 0,473 – 2,048 m3 (tương ứng D = 28 – 48 cm). Nói chung, các 
hệ số BEFTo, BEFT, BEFC và BEFCL bình quân đối với cây gỗ ở cấp V = 
0,016 m
3
 – 2,048 m3 (tương ứng 8 cm < D < 48 cm) tương ứng là 0,965; 
0,737; 0,209 và 0,230 (tấn/m3). 
(3) Hàm ƣớc lƣợng tỷ lệ sinh khối đối với cây gỗ ở Rtr 
Những phân tích thống kê cho thấy, hàm ước lượng Ri = f(D) đối 
với cây gỗ ở Rtr có dạng như hàm (3.68) – (3.71) (Bảng 3.27 – 3.28). 
Bảng 3.27. Các hàm ước lượng Ri = f(D) đối với những cây gỗ ở Rtr. 
Thành phần Hàm Ri = f(D) đối với các thành phần: 
(1) (2) 
Tổng số RTo = 1,12951*D^0,0490917 (3.68) 
Cành RC = 0,184868*D^0,139972 (3.69) 
Lá RL = 0,00317027*D^0,716111 (3.70) 
Cành và lá RCL = 0,164518*D^0,208156 (3.71) 
Bảng 3.28. Kiểm định sai lệch của hàm Ri = f(D) đối với những cây gỗ ở 
Rtr. 
Thành phần r2 ±Se MAE MAPE SSR 
(1) (2) (3) (4) (5) (6) 
Tổng số 99,83 0,0014 0,0011 0,10 0,000060 (3.68) 
Cành 99,98 0,0003 0,0003 0,09 0,000003 (3.69) 
Lá 99,93 0,0003 0,0002 0,80 0,000003 (3.70) 
Cành và lá 99,99 0,0003 0,0002 0,07 0,000002 (3.71) 
Nói chung, RTo và RCL đều gia tăng dần từ cấp D = 8 - 48 cm. Tốc 
độ gia tăng RTo và RCL ở những cấp D = 8 – 28 cm nhanh hơn so với 
những cấp D = 28 – 48 cm. So với sinh khối thân, giá trị trung bình của 
RTo, RC, RL và RCL từ cấp D = 8 – 48 cm tương ứng là 132,2%, 29,0%, 
3,4% và 32,2%. 
3.2.4.3. Xây dựng các hàm sinh khối đối với quần thụ 
(1) Hàm ƣớc lƣợng B = f(G) 
20 
Hàm ước lượng Bi = f(G) đối với Rtr có dạng như hàm (3.72) – 
(3.74) (Bảng 3.29 – 3.30). Tương tự, hàm ước lượng Bi = f(M) có dạng 
như hàm (3.75) – (3.77) (Bảng 3.31 – 3.32). 
Bảng 3.29. Các hàm Bi = f(G) đối với Rtr. 
Thành phần Hàm Bi = f(G) đối với các thành phần: 
(1) (2) 
Tổng số BTo = G^2/(-0,015164 + 0,16361*G - 0,000802*G^2) (3.72) 
Thân BT = G^2/(-0,015068 + 0,213354*G - 0,000842*G^2) (3.73) 
Cành và lá BCL = G^2/(-0,067551+0,691491*G - 0,005003*G^2) (3.74) 
Bảng 3.30. Kiểm định các hàm Bi = f(G) đối với Rtr. 
Thành phần r2 ±Se MAE MAPE SSR 
(1) (2) (3) (4) (5) (6) 
Tổng số 99,9 1,2 0,8 1,2 18,3 (3.72) 
Thân 99,9 0,7 0,5 1,0 6,6 (3.73) 
Cành và lá 99,8 0,5 0,3 1,9 3,0 (3.74) 
(2) Hàm ƣớc lƣợng B = f(M) 
Hàm ước lượng Bi = f(M) đối với Rtr có dạng như hàm (3.75) – 
(3.77) (Bảng 3.31 – 3.32). 
Bảng 3.31. Các hàm Bi = f(M) đối với Rtr. 
Thành phần Hàm Bi = f(M) đối với các thành phần: 
(1) (2) 
Tổng số BTo = M^2/(14,6290 + 0,793641*M + 
0,001549*M^2) 
(3.75) 
Thân BT = M^2/(19,55760 + 1,02961*M + 
0,002252*M^2) 
(3.76) 
Cành và lá BCL = M^2/(60,6301 + 3,38047*M + 
0,004798*M^2) 
(3.77) 
Bảng 3.32. Kiểm định các hàm Bi = f(M) đối với Rtr. 
Thành phần r2 ±Se MAE MAPE SSR 
(1) (2) (3) (4) (5) (6) 
Tổng số 98,4 5,5 4,0 9,8 403,8 (3.75) 
Thân 98,4 4,1 3,0 9,7 230,6 (3.76) 
Cành và lá 98,5 1,3 0,9 10,1 25,0 (3.77) 
21 
3.2.5. So sánh sai lệch của các hàm sinh khối đối với Rkx và Rtr 
3.2.5.1. So sánh các hàm sinh khối cây gỗ với 2 biến D và H 
Những phân tích thống kê cho thấy, đối với Rkx, hàm BTo = f(D) có 
SSR (7.384,1) nhỏ hơn so với hàm BTo = f(D, H) (9.508,4). Trái lại, so với 
biến dự đoán D, sử dụng hai biến D và H để ước lượng BT, BC, BL và BCL 
lại nhận được SSR nhỏ hơn. Đối với Rtr, các hàm Bi = f(D) có SSR lớn 
hơn khoảng 7% so với những hàm Bi = f(D, H). Kết quả phân tích 
ANOVA (Bảng 3.33 và 3.34) cho thấy, giá trị Bi trung bình nhận được từ 
các hàm Bi = f(D) và Bi = f(D, H) ở cả Rkx và Rtr đều không có những sai 
lệch rõ rệt (P > 0,900) so với Bi của những cây không tham gia xây dựng 
hàm sinh khối. So sánh MAPE cho thấy, mặc dù các hàm Bi = f(D) ở Rkx 
và Rtr đều có MAPE lớn hơn so với các hàm Bi = f(D, H), nhưng mức độ 
sai khác nhỏ hơn 2%. Nói chung, so với sinh khối thực tế, các hàm Bi = 
f(D) và hàm Bi = f(D, H) đều nhận giá trị MAPE < 10%. Do không phải 
xác định H cây gỗ, nên các hàm Bi = f(D) có ưu điểm lớn hơn so với các 
hàm Bi = f(D, H). Vì thế, các hàm Bi = f(D) được đề xuất áp dụng để ước 
lượng sinh khối ở mức cây gỗ và quần thụ thuộc Rkx và Rtr ở khu vực 
nghiên cứu 
Bảng 3.33. Kiểm định các hàm sinh khối đối với cây gỗ ở Rkx. 
Sai lệch Hàm 
Các thành phần sinh khối: 
Tổng 
số 
Thân Cành Lá 
Cành+Lá 
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) 
SSR 
B = f(D) 7.384,1 7.409,7 952,9 20,3 913,6 
B = f(D,H) 9.508,4 6.522,2 703,8 20,6 679,4 
ANOVA 
B = f(D) 0,956 0,940 0,946 0,955 0,960 
B = f(D,H) 0,968 0,955 0,961 0,988 0,972 
MAPE 
B = f(D) 5,4 4,3 7,4 7,6 6,7 
B = f(D,H) 3,0 4,0 7,2 5,9 10,0 
Bảng 3.34. Kiểm định các hàm sinh khối đối với cây gỗ ở Rtr. 
Sai lệch Hàm 
Các thành phần sinh khối: 
Tổng số Thân Cành Lá Cành+Lá 
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) 
SSR 
B = f(D) 17.690,2 10.144,2 841,7 38,5 1.064,4 
B = f(D,H) 16.644,3 9493,9 797.0 34,3 982,8 
22 
ANOVA 
B = f(D) 0,986 0,996 0,955 0,960 0,943 
B = f(D,H) 0,983 0,993 0,954 0,944 0,944 
MAPE 
B = f(D) 5,6 7,8 3,8 10,4 7,5 
B = f(D,H) 5,0 4,9 3,9 7,6 7,5 
3.2.5.2. So sánh những phƣơng pháp xác định sinh khối đối với cây gỗ 
Sinh khối ở mức cây gỗ thuộc Rkx và Rtr đã được tính toán theo 6 
phương pháp: Bi = f(D); Bi = f(D, H); Bi = f(V); Bi = BEFi(D)*Vi; 
BEFi(V)*Vi và Bi = Ri*Vi. Đối với Rkx, hàm ước lượng Bi = f(D) và Bi = 
f(D, H) tương ứng có dạng như hàm (3.8) – (3.12) và hàm (3.13) – (3.17). 
Tương tự, các hàm (3.30) – (3.46) được chọn để ước lượng các thành 
phần sinh khối dựa theo V, BEFi và Ri. Đối với Rtr, hàm ước lượng Bi = 
f(D) và Bi = f(D, H) tương ứng có dạng như các hàm (3.18) – (3.22) và 
(3.23) – (3.27). Tương tự, các hàm (3.55) – (3.71) được chọn để ước 
lượng các thành phần sinh khối dựa theo V, BEFi và Ri. Những phân tích 
thống kê cho thấy, 6 phương pháp ước lượng các thành phần BTo, BT, BC 
và BCL đều không có những khác biệt rõ rệt về mặt thống kê (P = 1,0). 
Điều đó chứng tỏ cả 6 phương pháp này đều có thể được sử dụng để xác 
định sinh khối trên mặt đất đối với các cây gỗ ở Rkx và Rtr. 
3.2.5.3. So sánh những phƣơng pháp xác định sinh khối với quần thụ 
Sinh khối quần thụ có thể được xác định bằng các hàm Bi = f(D) kết 
hợp với phân bố N/D (Phương pháp 1). Sinh khối quần thụ cũng có thể 
được xác định bằng các hàm Bi = f(G) và Bi = f(M) (Phương pháp 2). 
Phân tích sai lệch (%) giữa hai phương pháp xác định sinh khối đối với 
Rkx cho thấy, các thành phần sinh khối ở trạng thái rừng IIB, IIIA1 và 
IIIA2 được xác định theo phương pháp 1 đều nhỏ hơn so với phương pháp 
2; trong đó sai lệch ở trạng thái rừng IIB là 17,6% đến 21,7%, còn sai lệch 
ở trạng thái rừng IIIA1 và IIIA2 từ 1,2% đến 4,8%. Trái lại, đối với trạng 
thái rừng IIIA3, sai lệch của phương pháp 1 lớn hơn từ 9,0% (BT) đến 
10,1% (BCL) so với phương pháp 2. Đối với Rtr, các thành phần sinh khối 
được xác định theo phương pháp 1 chỉ lớn hơn từ 0,3 – 2,5% so với 
phương pháp 2. Nói chung, sai lệch giữa hai phương pháp này đều nằm 
trong giới hạn cho phép của điều tra tài nguyên rừng (sai số < 10%). Vì 
thế, hai phương pháp này có thể được ứng dụng để xác định sinh khối ở 
mức quần thụ thuộc Rkx và Rtr dựa theo số liệu điều tra rừng 
3.3. Sinh khối và dự trữ các bon trên mặt đất đối với Rkx và Rtr 
23 
3.3.1. Sinh khối và dự trữ carbon trên mặt đất đối với Rkx 
Kết quả nghiên cứu cho thấy, BTo thấp nhất là trạng thái rừng IIIA1 
(47,9 tấn/ha), cao nhất là trạng thái rừng IIIA3 (147,0 tấn/ha); trung bình 4 
trạng thái rừng là 87,5 tấn/ha. Hai thành phần BT và BCL thấp nhất là trạng 
thái rừng IIIA1 (tương ứng 36,4 và 11,4 tấn/ha), cao nhất là trạng thái 
rừng IIIA3 (tương ứng 112,0 và 35,0 tấn/ha). So với BTo trung bình trên 1 
ha của 4 trạng thái rừng (87,0 tấn/ha hay 100%), BT đóng góp 66,6 tấn/ha 
(76,1%), còn lại BCL là 20,9 tấn/ha (23,9%). Tương tự, giá trị CTo trung 
bình trên 1 ha ở trạng thái rừng IIB, IIIA1, IIIA2 và IIIA3 tương ứng là 
26,2; 22,5; 46,6 và 69,1 (tấn/ha). 
Giá trị BTo (tấn) đối với Rkx là 243.714,2 tấn (100%); trong đó cao 
nhất là trạng thái rừng IIB (136.654,2 tấn hay 56,1%), thấp nhất là trạng 
thái rừng IIIA1 (5.175,0 tấn hay 4,5%). So với BTo (243.714,2 tấn hay 
100%), BT chiếm 76,0% (185.305,6 tấn), còn lại BCL là 24,0% (58.408,6 
tấn). Tương tự, giá trị CTo là 114.497,9 tấn (100%); trong đó cao nhất là 
trạng thái rừng IIB (64.163,8 tấn hay 56,1%), thấp nhất là trạng thái rừng 
IIIA1 (5.175,0 tấn hay 4,5%). 
3.3.2. Sinh khối và dự trữ carbon trên mặt đất đối với Rtr 
Kết quả nghiên cứu cho thấy, BTo trung bình trên 1 ha thấp nhất ở 
trạng thái rừng IIIA1 (35,1 tấn/ha), cao nhất ở trạng thái rừng IIIA2 (92,0 
tấn/ha); trung bình 3 trạng thái rừng (IIB, IIIA1, IIIA2) là 57,0 tấn/ha. Giá 
trị BT và BCL thấp nhất ở trạng thái rừng IIIA1 (tương ứng 26,7 và 8,4 
tấn/ha), cao nhất ở trạng thái rừng IIIA2 (tương ứng 69,5 và 22,6 tấn/ha). 
So với BTo trên 1 ha đối với 3 trạng thái rừng này (57,0 tấn/ha hay 100%), 
BT đóng góp 75,8% (43,1 tấn/ha), còn lại BCL là 24,2% (13,9 tấn/ha). 
Tương tự, giá trị CTo trung bình trên 1 ha đối với 3 trạng thái rừng IIB, 
IIIA1 và IIIA2 tương ứng là 20,6; 16,5 và 43,2 tấn/ha. 
Giá trị BTo (tấn) đối với Rtr là 85.543,4 tấn (100%); trong đó cao 
nhất ở trạng thái rừng IIB (79.518,9 tấn hay 93,0%), thấp nhất ở trạng thái 
rừng IIIA2 (2.025,1 tấn hay 2,4%). So với BTo (85.543,4 tấn hay 100%), 
BT đóng góp 75,9% (64.912,0 tấn), còn lại BCL là 24,1% (20.631,4 tấn). 
Tương tự, CTo là 40.263,8 tấn (100%); trong đó cao nhất ở trạng thái rừng 
IIB (37.430,2 tấn hay 56,1%), thấp nhất ở trạng thái rừng IIIA2 (952,6 tấn 
hay 4,5%). So với CTo (40.263,8 tấn hay 100%), CT đóng góp lớn nhất 
(30.487,4 tấn hay 75,7%%), còn lại là CCL (9.776,4 tấn hay 24,3%). 
3.3.3. Tổng sinh khối và dự trữ các bon trên mặt đất của Rkx và Rtr 
24 
Tổng sinh khối trên mặt đất đối với 2 kiểu Rkx và Rtr là 329.257,6 
tấn (100%); trong đó Rkx chiếm 74,0% (243.714,2 tấn), còn lại Rtr là 
26,0% (85.543,4 tấn). Tương tự, tổng dự trữ các bon trên mặt đất đối với 
2 kiểu Rkx và Rtr là 154.761,7 tấn (100%); trong đó Rkx chiếm 74,0% 
(114.497,9 tấn), còn lại Rtr là 26,0% (40.263,8 tấn). 
KẾT LUẬN 
Số loài cây gỗ bắt gặp ở rừng kín thường xanh hơi khô nhiệt đới 
thuộc khu vực Phước Bình của tỉnh Ninh Thuận là 40 loài thuộc 38 chi và 
31 họ; trong đó những loài cây gỗ ưu thế và đồng ưu thế thường gặp là 
Sao đen, Bằng lăng, Máu chó, Trâm, Mít nài, Cầy, Giẻ, Chân chim và Mò 
cua. Số loài cây gỗ bắt gặp ở rừng thưa nửa thường xanh hơi khô nhiệt đới 
là 25 loài thuộc 23 chi và 18 họ; trong đó những loài cây gỗ ưu thế và 
đồng ưu thế thường gặp là Dầu trà beng, Cẩm liên, Cà chít, Cầy, Giẻ, 
Thành ngạnh, Trâm. 
Phân bố N/D của trạng thái rừng IIB thuộc rừng kín thường xanh 
hơi khô nhiệt đới có dạng một đỉnh lệch trái, còn phân bố N/D của ba 
trạng thái rừng IIIA1, IIIA2 và IIIA3 có dạng giảm theo hình chữ “J”. Phân 
bố N/D của ba trạng thái rừng IIB, IIIA1 và IIIA2 thuộc rừng thưa nửa 
thường xanh hơi khô nhiệt đới có dạng giảm theo hình chữ “J”. 
Tổng sinh khối trên mặt đất đối với cây gỗ thuộc rừng kín thường 
xanh hơi khô nhiệt đới và rừng thưa nửa thường xanh hơi khô nhiệt đới 
gia tăng dần theo cấp D dưới dạng hàm lũy thừa. Sinh khối trên mặt đất 
đối với những quần thụ thuộc hai kiểu rừng này có thể được dự đoán gần 
đúng bằng hàm Korsun – Strand với biến dự đoán tiết diện ngang thân cây 
hoặc trữ lượng gỗ thân cây. 
Các thành phần sinh khối trên mặt đất đối với cây gỗ thuộc rừng kín 
thường xanh hơi khô nhiệt đới và rừng thưa nửa thường xanh hơi khô 
nhiệt đới cũng có thể được dự đoán gần đúng bằng các hàm điều chỉnh 
sinh khối và hàm tỷ lệ sinh khối với biến dự đoán đường kính thân cây 
hoặc thể tích thân cây. 
Sinh khối và dự trữ các bon trung bình trên mặt đất đối với những 
quần thụ thuộc rừng kín thường xanh hơi khô nhiệt đới ở Vườn quốc gia 
Phước Bình thuộc tỉnh Ninh Thuận tương ứng là 87,5 tấn/ha và 41,1 
tấn/ha. Tương tự, hai đại lượng này đối với những quần thụ thuộc rừng 
thưa nửa thường xanh hơi khô nhiệt đới là 57,0 tấn/ha và 26,8 tấn/ha. 

File đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_an_sinh_khoi_va_du_tru_cac_bon_tren_mat_dat_doi.pdf