Tóm tắt Luận án Xác định một số yếu tố liên quan tới tình trạng tăng acid uric huyết thanh tại địa bàn nghiên cứu

Tăng acid uric huyết thanh là một trong những rối loạn chuyển hóa, có

liên quan chặt chẽ đến hàng loạt các bệnh mạn tính không lây nhiễm như

nhồi máu cơ tim, đột quỵ, đái tháo đường, gút Chủ đề này đã thu hút nhiều

tác giả quan tâm nhưng các nghiên cứu mới chỉ tập trung ở các thành phố lớn

và trong bệnh viện là chủ yếu. Hiện chưa có những công trình nghiên cứu

đầy đủ về dịch tễ học tăng acid uric huyết thanh và các can thiệp dự phòng

tại cộng đồng. Trong khi đó, nhiều bằng chứng khoa học đã cho thấy hiệu

quả của các chương trình can thiệp cộng đồng trong giảm bớt nguy cơ mắc

và tử vong do các bệnh lý liên quan đến rối loạn chuyển hóa.

Thái Bình là một tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ nơi cũng đang có sự

chuyển tiếp về cơ cấu bệnh tật. Vì thế, phát hiện sớm và kiểm soát tình trạng

tăng acid uric huyết thanh khi chưa có biểu hiện lâm sàng là rất cần thiết để

góp phần giảm nguy cơ mắc một số bệnh mạn tính không lây nhiễm. Đồng

thời, việc xác định được các yếu tố liên quan sẽ là cơ sở khoa học để lựa

chọn các biện pháp can thiệp cộng đồng phù hợp và đặc thù.Với giả thiết

tăng acid uric huyết thanh cùng với các rối loạn chuyển hóa khác ở nông

thôn đang trở thành một vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng và thực hiện

tư vấn chế độ ăn sẽ góp phần kiểm soát được nồng độ acid uric huyết thanh,

đề tài luận án đã được tiến hành với 3 với mục tiêu như sau:

1. Mô tả thực trạng tăng acid uric huyết thanh ở người 30 tuổi trở

lên tại cộng đồng nông thôn Thái Bình.

2. Xác định một số yếu tố liên quan tới tình trạng tăng acid uric

huyết thanh tại địa bàn nghiên cứu.

3. Đánh giá hiệu quả can thiệp chế độ ăn cho người tăng acid uric

huyết thanh tại cộng đồng.

pdf 28 trang dienloan 5400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Xác định một số yếu tố liên quan tới tình trạng tăng acid uric huyết thanh tại địa bàn nghiên cứu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Xác định một số yếu tố liên quan tới tình trạng tăng acid uric huyết thanh tại địa bàn nghiên cứu

Tóm tắt Luận án Xác định một số yếu tố liên quan tới tình trạng tăng acid uric huyết thanh tại địa bàn nghiên cứu
 1 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Tăng acid uric huyết thanh là một trong những rối loạn chuyển hóa, có 
liên quan chặt chẽ đến hàng loạt các bệnh mạn tính không lây nhiễm như 
nhồi máu cơ tim, đột quỵ, đái tháo đường, gút Chủ đề này đã thu hút nhiều 
tác giả quan tâm nhưng các nghiên cứu mới chỉ tập trung ở các thành phố lớn 
và trong bệnh viện là chủ yếu. Hiện chưa có những công trình nghiên cứu 
đầy đủ về dịch tễ học tăng acid uric huyết thanh và các can thiệp dự phòng 
tại cộng đồng. Trong khi đó, nhiều bằng chứng khoa học đã cho thấy hiệu 
quả của các chương trình can thiệp cộng đồng trong giảm bớt nguy cơ mắc 
và tử vong do các bệnh lý liên quan đến rối loạn chuyển hóa. 
Thái Bình là một tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ nơi cũng đang có sự 
chuyển tiếp về cơ cấu bệnh tật. Vì thế, phát hiện sớm và kiểm soát tình trạng 
tăng acid uric huyết thanh khi chưa có biểu hiện lâm sàng là rất cần thiết để 
góp phần giảm nguy cơ mắc một số bệnh mạn tính không lây nhiễm. Đồng 
thời, việc xác định được các yếu tố liên quan sẽ là cơ sở khoa học để lựa 
chọn các biện pháp can thiệp cộng đồng phù hợp và đặc thù.Với giả thiết 
tăng acid uric huyết thanh cùng với các rối loạn chuyển hóa khác ở nông 
thôn đang trở thành một vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng và thực hiện 
tư vấn chế độ ăn sẽ góp phần kiểm soát được nồng độ acid uric huyết thanh, 
đề tài luận án đã được tiến hành với 3 với mục tiêu như sau: 
 1. Mô tả thực trạng tăng acid uric huyết thanh ở người 30 tuổi trở 
lên tại cộng đồng nông thôn Thái Bình. 
2. Xác định một số yếu tố liên quan tới tình trạng tăng acid uric 
huyết thanh tại địa bàn nghiên cứu. 
3. Đánh giá hiệu quả can thiệp chế độ ăn cho người tăng acid uric 
huyết thanh tại cộng đồng. 
Những đóng góp mới của luận án 
- Đã đưa ra một cơ sở dữ liệu khá phong phú về tăng acid uric huyết 
thanh được phân t ch phối hợp với một số chỉ số nhân trắc, huyết áp và lipid 
máu ở người ngoài 30 tuổi tại cộng đồng nông thôn Thái ình. ần đầu đưa 
ra được t lệ tăng acid uric huyết thanh chưa được quản lý, chăm sóc tại 
cộng đồng, trong đó đã cảnh báo về một số nhóm đối tượng thường có nguy 
cơ cao về tăng acid uric huyết thanh là nhóm thừa cân béo phì, vòng eo cao, 
chỉ số WHR cao, có tiền sử mắc bệnh tim mạch 
- Qua phân tích mối tương quan đa biến, phân tích hồi quy logistic 
bằng phương pháp ayes đã xây dựng được mô hình tiên lượng nồng độ acid 
uric huyết thanh theo tuổi, giới, BMI, béo bụng; phát hiện các yếu tố liên 
quan độc lập ở nam là tuổi, BMI, sử dụng thường xuyên thịt đỏ, phủ tạng, 
nước xương, rượu; các yếu tố liên quan độc lập ở nữ là tuổi, BMI, sử dụng 
thường xuyên thịt đỏ, phủ tạng. 
- Đã chứng minh rằng “Truyền thông dinh dưỡng, tư vấn ho i tư ng th 
hi n hế ộ ăn h p lý theo th ơn mẫu d ng d a trên khẩu phần th c 
 2 
tế và nguồn th c phẩm sẵn có tại ịa phương” đã có hiệu quả r rệt làm 
giảm nồng độ acid uric huyết thanh và giảm t lệ tăng acid uric huyết thanh. 
Bố cục của luận án 
Luận án gồm 130 trang, 30 bảng, 12 biểu đồ và 153 tài liệu tham khảo trong 
đó có 106 tài liệu nước ngoài. Phần đặt vấn đề 2 trang, tổng quan tài liệu 37 
trang, phương pháp nghiên cứu 23 trang, kết quả nghiên cứu 34 trang, bàn luận 
31 trang, kết luận 2 trang và kiến nghị 1 trang. 
CHƢƠNG I 
 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 
1. Nghiên cứu về tăng acid uric huyết thanh 
 Nghiên cứu thuần tập theo dõi dữ liệu Y khoa trong 50 năm cho thấy 
nếu như giai đoạn 1954 -1958, nồng độ acid uric huyết thanh trung bình là 
5mg/dl ở nam và 3,9mg/dl ở nữ thì đến giai đoạn 1972-1976, Giá trị trung 
bình đã tăng lên 5,7mg/dl ở nam và 4,7mg/dl ở nữ. Nghiên cứu tại Úc cho 
thấy t lệ tăng acid uric huyết thanh và bệnh gút chiếm t lệ cao so với một 
số nước trong khu vực có cùng điều kiện kinh tế. T lệ tăng acid uric đã tăng 
nhanh từ năm 1959 so với năm 1980 (17% ở nam giới độ tuổi 30-40) ở quần 
thể dân cư gốc Úc. Tương ứng, t lệ mắc bệnh gút cũng tăng từ 0% năm 
1965 đến 9,7% ở nam và 2% ở nữ năm 2002. Nghiên cứu của Chuang đánh 
giá xu hướng về tăng acid uric huyết thanh ở người trưởng thành Đài oan 
trong 2 giai đoạn 1993-1996 và 2005-2008 cho thấy một xu hướng khác. 
Giai đoạn 1993-1996, nồng độ acid uric trung bình là 6,77mg/dl ở nam và 
5,33mg/dl ở nữ thì giá trị này đã giảm xuống còn 6,59mg/dl ở nam và 
4,97mg/dl ở nữ sau 12 năm. Tương ứng t lệ tăng acid uric cũng giảm từ 
25,3% xuống còn 22% ở nam và từ 16,7% xuống còn 9,7% ở nữ. Điều này 
được giải thích do sự thay đổi chế độ ăn giảm tiêu thụ nội tạng, măng và sử 
dụng nước ngọt. 
Ở Việt Nam, điều tra trên các đối tượng là cán bộ quân đội tuổi trung 
niên năm 1999 cho thấy t lệ tăng acid uric huyết thanh là 17,96%. Doãn Thị 
Tường Vi nghiên cứu ở nhóm khám sức khỏe định kỳ tại bệnh viện 19/8, cho 
biết nhóm nam giới 30-60 tuổi có t lệ tăng acid uric là 6,2%, nữ là 2,5%; t 
lệ mắc chung là 4,9%. Các yếu tố liên quan là tần xuất tiêu thụ thực phẩm 
giàu đạm và rượu bia nhiều, cân nặng và BMI cao. Những người tăng acid 
uric huyết thanh có nguy cơ bị tăng huyết áp, cholesterol, triglycerid huyết 
thanh cao hơn so với người bình thường. Phan Văn Hợp nghiên cứu ở người 
cao tuổi tại Nam Định năm 2011 cho thấy, t lệ tăng acid uric huyết thanh là 
9,5%, trong đó nam giới 16,3%, nữ giới 5,5%, nhóm 60-90 tuổi 10,1%, 
nhóm 70-79 tuổi 9,7% và trên 80 tuổi là 8,1%. Nghiên cứu của ê Văn Đoàn 
trên các đối tượng sỹ quan quân đội tuổi trung niên tại quân khu 9 cho thấy 
t lệ tăng acid uric huyết thanh là 26,2%, t lệ mắc cũng có xu hướng tăng 
theo tuổi. Các yếu tố liên quan đến tăng acid uric huyết thanh là tuổi, chế độ 
ăn giàu đạm, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, thừa cân, béo phì. 
 3 
2. Các yếu tố liên quan đến tăng acid uric huyết thanh 
 Các yếu tố liên quan đã được ghi nhận từ các nghiên cứu trong và 
ngoài nước là tuổi, giới nam, yếu tố chủng tộc, di truyền và đột biến gen, chế 
độ ăn, hoạt động thể lực, tình trạng dinh dưỡng, rối loạn lipid máu, tăng 
huyết áp, các bệnh lý thận, tim mạch và các bệnh mạn tính không lây nhiễm 
khác. Nhiều nghiên cứu đã xác định có mối liên hệ khá rõ ràng giữa tình 
trạng tăng acid uric huyết thanh với một số bệnh mạn tính không lây nhiễm 
nhất là các bệnh lý tim mạch như suy tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Tăng 
acid uric huyết thanh được tìm thấy ở khoảng 60% bệnh nhân nhập viện vì 
suy tim mạn tính mất bù. Tăng acid uric huyết thanh liên quan tới tình trạng 
đề kháng insulin, thiếu oxy mô, tăng sản xuất cytokine và các gốc tự do nên 
có thể ảnh hưởng đến hệ thống tim mạch và làm tiên lượng ở những bệnh 
nhân này xấu đi. Nguy cơ tăng huyết áp cũng cao hơn đáng kể ở những bệnh 
nhân có acid uric huyết thanh cao trên 400µmol/l so với những người có acid 
uric huyết thanh dưới 200µmol/l. Trong số những bệnh nhân tăng huyết áp 
không điều trị, hiện tượng suy giảm dòng máu động mạch vành ở người có 
kèm tăng acid uric huyết thanh cao hơn nhiều so với người có acid uric huyết 
thanh bình thường. Một số nghiên cứu đã đưa ra những bằng chứng cho thấy 
sự kết hợp giữa tăng cholesterol, tăng triglycerid và acid uric huyết thanh. Có 
đến 80% người tăng triglycerid có tăng acid uric huyết thanh và có tới 50-
70% bệnh nhân gút có triglycerid tăng. 
3. Các biện pháp can thiệp giảm acid uric huyết thanh 
- Sử dụng thuốc: Trong trường hợp tăng acid uric không triệu chứng chỉ nên 
dùng thuốc khi nồng độ acid uric huyết thanh quá cao, trên 12mg/dl (700 
µmol/l) hoặc khi có sự tăng sản xuất acid uric cấp tính. Các trường hợp xét 
nghiệm thường xuyên có tình trạng tăng acid uric trên 10 mg/dl mà kháng 
với các biện pháp điều chỉnh chế độ ăn uống, hoặc có tiền sử gia đình bị gút, 
bị sỏi thận kèm tăng acid uric huyết thanh, có dấu hiệu tổn thương thận đều 
cần phải dùng các thuốc giảm acid uric. 
- Kiểm soát tình trạng dinh dưỡng: Nhiều nghiên cứu cho thấy tăng acid uric 
huyết thanh có liên quan tới tình trạng thừa cân béo phì, đái tháo đường, rối 
loạn chuyển hóa lipid, hội chứng chuyển hóa. Mối liên quan này nằm trong 
bệnh cảnh chung của hội chứng kháng Insulin mà bản chất là do sự tích tụ 
quá mức tế bào mỡ. Do đó, để giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính không 
lây nhiễm nói chung cần duy trì một mức cân nặng nên có với chỉ số khối cơ 
thể lý tưởng từ 21-23. Đây là một trong 8 khuyến nghị độc lập của quỹ Quốc 
tế phòng chống ung thư và Viện nghiên cứu ung thư của Mỹ công bố năm 
2007. Một số nghiên cứu đã khuyến cáo, ở người béo phì, nếu kiểm soát tốt 
trọng lượng sẽ giúp giảm acid uric huyết thanh tương tự như việc thực hiện 
một chế độ ăn thấp purin. 
-Kiểm soát chế độ ăn: Tình trạng tăng acid uric huyết thanh có mối liên quan 
mật thiết đến chế độ ăn. Hầu hết acid uric trong cơ thể có nguồn gốc từ sự 
 4 
chuyển hóa purin nội sinh nhưng chế độ ăn thực phẩm purin nguồn gốc động 
vật có thể gây tăng acid uric huyết thanh, bởi vì trên 50% purin của ARN và 
20% purin của ADN có nguồn gốc từ thức ăn. Do đó, các trường hợp tăng 
acid uric huyết thanh cần giảm sử dụng bia rượu, nước ngọt và fructose, 
giảm tiêu thụ sản phẩm nguồn gốc động vật giàu purin, tăng sử dụng rau quả, 
trái cây, tăng sử dụng sữa, bổ sung vitamin C. 
CHƢƠNG 2 
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu 
- Giai đoạn 1: Điều tra ban đầu trên đối tượng người trưởng thành từ 30 
tuổi trở lên. 
- Giai đoạn 2: Nghiên cứu can thiệp trong 6 tháng trên đối tượng tăng 
acid uric huyết thanh. Nhóm đối chứng (ĐC) thực hiện tại 2 xã Minh Khai và 
Song Lãng và nhóm can thiệp (CT) tại 2 xã Tân Phong và Việt Hùng. 
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: 
a) Giai đoạn 1: nghiên cứu dịch tễ học mô tả cắt ngang nhằm: 
- Mô tả nồng độ acid uric huyết thanh trung bình và t lệ tăng acid uric 
theo nhóm tuổi, giới tính, tình trạng dinh dưỡng, mức độ hoạt động thể lực. 
- Xác định một số yếu tố liên quan đến nồng độ acid uric huyết thanh và 
t lệ tăng acid uric huyết thanh như: giới tính, tuổi, thừa cân, béo phì, vòng 
eo, t số vòng eo/vòng mông, tăng huyết áp, tăng glucose máu, rối loạn 
chuyển hóa lipid máu, mức độ sử dụng rượu bia, tần xuất tiêu thụ thực phẩm. 
b) Giai đoạn 2: Nghiên cứu can thiệp cộng đồng có đối chứng. 
Các đối tượng tăng acid uric huyết thanh được chia làm 2 nhóm can 
thiệp (CT) và đối chứng (ĐC), theo dõi dọc trong thời gian 6 tháng để đánh 
giá hiệu quả can thiệp chế độ ăn đối với nồng độ acid uric huyết thanh. Đánh 
giá kết quả ở 2 thời điểm trước và sau nghiên cứu can thiệp. 
* Các biện pháp can thiệp: 
Bi n pháp 1: truyền thông dinh dưỡng 
Tập huấn cho đối tượng tăng acid uric huyết thanh với nội dung bao 
gồm kiến thức chung về hậu quả của tăng acid uric huyết thanh, lời khuyên 
về chế độ dinh dưỡng cho người tăng acid uric huyết thanh chú trọng hướng 
dẫn lựa chọn và sử dụng hợp lý nguồn thực phẩm thường gặp tại địa 
phương. Tổ chức tập huấn tại trạm y tế xã 3 tháng/lần: lần đầu là thời điểm 
bắt đầu can thiệp (M0), lần 2 là thời điểm sau 3 tháng triển khai nghiên cứu. 
 5 
Biên soạn cuốn tài liệu truyền thông "Tài liệu hướng dẫn cộng đồng 
tham gia phòng chống bệnh gout" và mỗi đối tượng được phát cuốn tài liệu 
này sau lần tập huấn đầu tiên. 
Bi n pháp 2: Tư vấn dinh dưỡng 
Dựa trên thói quen ăn uống, khẩu phần thực tế, căn cứ vào nguồn 
thức ăn và tập t nh dinh dưỡng của địa phương, để xây dựng và cung cấp 
thực đơn trong tuần, trong tháng cho các đối tượng. Xây dựng thực đơn cho 
người tăng acid uric huyết thanh dựa trên nhu cầu về dinh dưỡng khuyến 
nghị cho người Việt Nam theo giới tính, lứa tuổi, mức độ hoạt động thể lực, 
tình trạng dinh dưỡng, bệnh lý kèm theo trên cơ sở khẩu phần thực tế của đối 
tượng. Năng lượng xây dựng đảm bảo giữ cân nặng ổn định đối với người có 
cân nặng bình thường, tạo t ch lũy năng lượng dương với người gầy và giảm 
năng lượng với người thừa cân. Thực đơn dựa trên nguyên tắc giảm sử dụng 
protein, nhất là protein động vật, lượng protein động vật chiếm khoảng 30%. 
Định mức protein khẩu phần khuyến nghị 1g/kg/ngày và đáp ứng 12-14% 
nhu cầu năng lượng. Nhu cầu về lipid chiếm 20-25% tổng năng lượng. Thực 
hiện tư vấn dinh dưỡng 1 lần/tháng trong 6 tháng. 
 h m i chứng: Áp dụng biện pháp truyền thông dinh dưỡng 
 h m an thi p: Áp dụng cả 2 biện pháp truyền thông dinh dưỡng và tư 
vấn dinh dưỡng hàng tháng, xây dựng khẩu phần ăn cho các đối tượng. 
2.2.2. Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu 
+ Xá ịnh tỷ tăng a id uri hu ết thanh và yếu t liên quan: chọn ngẫu 
nhiên 4 xã của huyện Vũ Thư và lập danh sách chọn ngẫu nhiên đơn các đối 
tượng trong độ tuổi nghiên cứu bằng phần mềm R, cỡ mẫu như sau: 
2
2
)2/1(
)(
)1(
p
pp
Zn

 (công thức 1) 
Cỡ mẫu cho điều tra cắt ngang theo tính toán là 1727 đối tượng, thực tế 
đã nghiên cứu trên 1910 đối tượng. 
 + Nghiên cứu can thi p: chọn mẫu có mục đ ch, chọn toàn bộ đối 
tượng tăng acid uric huyết thanh. Cỡ mẫu cho 1 nhóm CT như sau: 
2
21
2
2
),(
)(
2

 
s
Zn
 (Công thức 2) 
 Tính toán cỡ mẫu tối thiểu là 68 đối tượng/nhóm. Thực tế đã lấy toàn 
bộ đối tượng đủ tiêu chuẩn tuyển chọn gồm 77 đối tượng nhóm can thiệp và 
72 đối tượng nhóm đối chứng tham gia nghiên cứu. 
2.2.3. Các kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu: 
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng qua chỉ số BMI, vòng eo, vòng eo/vòng mông. 
Điều tra khẩu phần 24 giờ qua, phỏng vấn xác định tần xuất tiêu thụ thực phẩm, 
thói quen ăn uống, tiền sử bệnh tật, khám lâm sàng, đo huyết áp, xét nghiệm hóa 
sinh máu. 
 6 
2.2.4. Xử lý số liệu: 
Số liệu được phân tích bằng phần mềm R. Sử dụng các phép tính giá trị 
trung bình, t lệ %, các test thống kê ứng dụng trong nghiên cứu y sinh học để 
phân tích kết quả. T suất chênh OR (Odds - Ratio) được t nh để đánh giá các 
yếu tố có liên quan đến tình trạng tăng acid uric huyết thanh. Sử dụng hồi quy 
tuyến t nh đa biến và hồi quy logistic để xác định các yếu tố liên quan, loại trừ các 
yếu tố nhiễu và ảnh hưởng tương tác. Nghiên cứu sử dụng phương pháp ayes 
để lựa chọn mô hình tối ưu trong phân t ch đa biến. 
2.2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 
Nghiên cứu tuân thủ theo tuyên ngôn Helsinki của hiệp hội y tế thế giới 
về vấn đề đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học. Đề cương đã được thông 
qua Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học tại Viện Vệ sinh Dịch tễ 
Trung ương trước khi tiến hành nghiên cứu. Nghiên cứu đảm bảo quyền tự 
nguyện tham gia của đối tượng. Vấn đề an toàn và lợi ích của các đối tượng 
nghiên cứu đã được đảm bảo trong suốt quá trình nghiên cứu. 
CHƢƠNG 3 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
3.1. Tình trạng tăng acid uric huyết thanh ở ngƣời 30 tuổi trở lên vùng 
nông thôn Thái Bình 
Bảng 3.1. Đặc điểm về nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu 
Nhóm tuổi 
Nam 
(n=935) 
Nữ 
(n=975) 
Chung 
(n=1.910) 
SL % SL % SL % 
30-39 
40-49 
50-59 
60-69 
70-79 
80 + 
Chung 
118 
165 
246 
245 
124 
 37 
935 
12,6 
17,6 
26,3 
26,2 
13,3 
 4,0 
49,0 
121 
178 
254 
254 
127 
 41 
975 
12,4 
18,2 
26,1 
26,1 
13,0 
 4,2 
51,0 
239 
343 
500 
499 
251 
 78 
1910 
12,5  ... hác biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,05. Nguy cơ tăng acid uric là 2,9 lần 
ở nhóm 70-79 và 4,5 lần ở độ tuổi 80 trở lên so với nhóm tuổi 30. Kết quả 
này của chúng tôi cũng phù hợp với các nghiên cứu dịch tễ học trong và 
ngoài nước. 
Đánh giá về mối liên quan giữa các đặc điểm nhân trắc thể hiện tình 
trạng dinh dưỡng với t lệ tăng acid uric huyết thanh, kết quả nghiên cứu của 
chúng tôi cho thấy thừa cân, béo phì, vòng eo và chỉ số vòng eo/vòng mông 
cao là một yếu tố nguy cơ gây tăng acid uric huyết thanh. Đối tượng thừa cân 
béo phì có nguy cơ tăng acid uric cao hơn 2,9 lần (95%CI: 2,0-4,3) so với 
nhóm bình thường, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,05. Người có 
vòng eo cao cũng có nguy cơ tăng acid uric huyết thanh gấp 3,8 lần so với 
nhóm bình thường và đối tượng có chỉ số vòng eo/vòng mông cao cũng có 
 20 
nguy cơ tăng acid uric huyết thanh cao hơn 2,8 lần so với nhóm bình thường. 
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001. 
Tăng huyết áp và tăng acid uric huyết thanh có mối liên quan chặt chẽ 
với nhau. Nhóm tăng huyết áp có nguy cơ tăng acid uric huyết thanh cao hơn 
2,4 lần so với nhóm bình thường. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p 
<0,001. Nguy cơ tăng acid uric tăng dần theo độ tăng huyết áp. Nguy cơ này 
ở nhóm tăng huyết áp độ I là 1,7 lần và tăng lên đến 2,3 lần ở nhóm độ II. Sự 
khác biệt đều có ý nghĩa thống kê tương ứng với p <0,05 và p<0,001 (bảng 
3.16). Nghiên cứu của Doãn Thị Tường Vi cũng cho biết tăng huyết áp có 
nguy cơ gây tăng acid uric lên gấp đôi so với nhóm bình thường. Kết quả này 
cũng tương tự như nghiên cứu của ê Văn Đoàn, ùi Đức Thắng và một số 
nghiên cứu khác của các tác giả trong và ngoài nước. 
Nghiên cứu mối liên quan giữa các rối loạn lipid máu với tăng acid uric 
huyết thanh, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy đối tượng tăng cholesterol có 
nguy cơ tăng acid uric cao nhất, sau đó đến tăng D -C và triglycerid (nguy 
cơ tương ứng là 3,9; 2,9 và 2,1 lần so với nhóm bình thường). Sự khác biệt 
có ý nghĩa thống kê với p <0,001. Nhóm được chẩn đoán mắc hội chứng 
chuyển hóa có nguy cơ tăng acid uric cao hơn 1,7 lần so với nhóm không 
mắc hội chứng chuyển hóa. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01. Kết 
quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của Doãn Thị Tường Vi khi tác giả 
cho biết tăng acid uric huyết thanh và rối loạn lipid máu có mối quan hệ chặt 
chẽ với nhau. Đối tượng có tăng acid uric huyết thanh có nguy cơ cholesterol 
cao gấp 4,5 lần và nguy cơ tăng triglycerid cao gấp 3,7 lần so với những 
người không tăng acid uric huyết thanh. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với 
p <0,001. So sánh nồng độ acid uric huyết thanh liên quan đến các rối loạn 
lipid máu ở nhóm nam giới trên và dưới 45 tuổi, kết quả một nghiên cứu tại 
Ấn Độ cho thấy, nam giới dưới 45 tuổi bị tăng acid uric thì có nguy cơ tăng 
cholesterol, tăng triglycerid, giảm HDL-C, tăng D và V D cao hơn so 
với nhóm có nồng độ acid uric bình thường một cách có ý nghĩa thống kê so 
với nhóm nồng độ acid uric bình thường. Nhưng ở nhóm 45 tuổi trở lên thì 
chỉ có triglycerid và VLDL là có sự khác biệt giữa nhóm tăng và không tăng 
acid uric. 
Đánh giá mối liên quan giữa tăng acid uric với tần xuất sử dụng một số 
nhóm thực phẩm, kết quả cho thấy nguy cơ tăng acid uric cũng tăng dần theo 
mức độ sử dụng rượu, bia. So với nhóm không hoặc hiếm khi uống thì sử 
dụng rượu, bia ở mức hàng tuần làm tăng nguy cơ mắc lên 2,3 và 1,8 lần. 
Nguy cơ này tăng lên tương ứng là 2,5 và 4,9 khi đối tượng sử dụng ở mức 
độ hàng ngày. Việc sử dụng thường xuyên các loại thịt đỏ và phủ tạng động 
vật và nước xương làm nguy cơ tăng acid uric lên gấp khoảng 9 lần. Sự khác 
biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Nhóm tiêu thụ thủy sản, đậu phụ, đậu 
đỗ có t lệ tăng acid uric cao hơn so với nhóm sử dụng không thường xuyên 
nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p >0,05. Sử dụng thường 
xuyên chè xanh làm giảm nguy cơ tăng acid uric 30% so với nhóm sử dụng 
 21 
không thường xuyên. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Sử dụng 
sữa là một yếu tố bảo vệ giúp giảm acid uric huyết thanh nhưng trong nghiên 
cứu của chúng tôi, t lệ đối tượng có sử dụng sữa chiếm t lệ rất thấp 
82/1910 đối tượng (4,3%) nên không phát hiện thấy sự khác biệt có ý nghĩa 
thống kê với p>0,05. Tương tự, rất nhiều nghiên cứu có quy mô đã cho thấy 
ảnh hưởng của tiêu thụ nước ngọt là loại nước thường có chứa nhiều đường 
fructose lên mức độ tăng acid uric huyết thanh nhưng trong nghiên cứu này 
của chúng tôi cũng không thấy tác động của sử dụng nước ngọt đến tình 
trạng tăng acid uric huyết thanh. 
Việc giảm tiêu thụ các sản phẩm nguồn gốc động vật giàu purin giúp 
giảm nồng độ acid uric huyết thanh một cách mạnh mẽ. Tác giả Williams đã 
cho biết, việc tăng sử dụng mỗi khẩu phần thịt/ngày sẽ làm tăng nguy cơ mắc 
bệnh lên 1,45 lần nhưng việc sử dụng nhiều hoa quả làm giảm nguy cơ mắc 
bệnh. Nghiên cứu cho biết nhóm đối tượng sử dụng trên 2 khẩu phần quả 
chín/ngày làm giảm 50% nguy cơ mắc bệnh so với nhóm sử dụng dưới 0,5 
khẩu phần mỗi ngày. 
4.3. Đánh giá hiệu quả can thiệp chế độ ăn cho ngƣời tăng acid uric 
huyết thanh 
Nghiên cứu tiến hành can thiệp cộng đồng có đối chứng trong 6 tháng 
cho thấy, nồng độ acid uric nhóm can thiệp giảm được 80,9 µmol/l còn nhóm 
đối chứng chỉ giảm được 22,9 µmol/l. Có 55,8% số đối tượng nhóm can 
thiệp và 12,5% đối tượng nhóm đối chứng có acid uric trở về bình thường 
sau 6 tháng. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Hiệu quả can 
thiệp là 43,3%. Nhóm trên 60 tuổi có mức giảm tốt hơn so với nhóm 60 trở 
xuống. Hiệu quả can thiệp sau 6 tháng ở nhóm trên 60 tuổi (45,3%) cao hơn 
so với nhóm 60 tuổi trở xuống là 39,7%. 
Sau 6 tháng can thiệp, hàm lượng protein tổng số, protein động vật, 
hàm lượng lipid của nhóm can thiệp đã giảm có ý nghĩa thống kê so với 
nhóm chứng và so với trước can thiệp ở cả nhóm dưới và trên 60 tuổi. Riêng 
nhóm can thiệp trên 60 tuổi hàm lượng vitamin C và chất xơ cũng cao hơn so 
với nhóm đối chứng và cao hơn so với trước can thiệp một cách có ý nghĩa 
thống kê với p <0,05. Nghiên cứu của tác giả Phan Văn Hợp trên đối tượng 
người cao tuổi cho biết, năng lượng khẩu phần ăn của nhóm tăng acid uric 
huyết thanh là 2073,7±178,1 kcal cao hơn nhóm bình thường là 
1997,9±186,6 kcal (p<0,05). Năng lượng cung cấp cho khẩu phần ăn từ 
protein, protein động vật và t lệ protein động vật/protein tổng số của nhóm 
tăng acid uric huyết thanh cao hơn nhóm bình thường (p<0,05). Nghiên cứu 
của Ryu tại Hàn Quốc cho thấy mức độ sử dụng thịt của nhóm tăng acid uric 
huyết thanh là 93,4g/ngày cao hơn một cách có ý nghĩa thống kê so với 
nhóm chứng là 77,2g. Như vậy, kết quả của nhiều nghiên cứu trong và ngoài 
nước đã cho thấy nhóm tăng acid uric huyết thanh có cơ cấu khẩu phần cung 
cấp từ protein cao hơn so với nhóm bình thường. Nghiên cứu của chúng tôi 
cũng cho kết quả tương tự khi so sánh với khẩu phần của các nghiên cứu trên 
cùng nhóm đối tượng khu vực nông thôn. 
 22 
Kết quả thử nghiệm can thiệp cộng đồng nhằm giảm nồng độ acid uric 
của chúng tôi cũng tương tự như hiệu quả can thiệp chế độ ăn nhằm giảm 
acid uric huyết thanh cho bệnh nhân gút tại bệnh viện của tác giả Nguyễn 
Thị Lâm. Tác giả thực hiện nghiên cứu trên nhóm đối tượng đã được chẩn 
đoán xác định là người mắc bệnh gút, lứa tuổi 40 -70. Tác giả thực hiện tư 
vấn dinh dưỡng bao gồm xây dựng thực đơn hàng ngày và hướng dẫn sử lựa 
chọn thực phẩm dựa trên thói quen ăn uống của từng đối tượng. Kết quả cho 
thấy sau 6 tháng can thiệp, tần xuất tiêu thụ rượu, bia hàng ngày và hàng 
tuần của các đối tượng nhóm can thiệp giảm. Giá trị dinh dưỡng của khẩu 
phần nhóm bệnh thấp hơn so với nhóm chứng cả về mặt năng lượng, protein 
tổng số, protein động vật, purin, cholesterol, các vitamin và chất khoáng. Số 
lượng protein của khẩu phần nhóm can thiệp đã giảm đi so với trước can 
thiệp và ở mức đáp ứng được nhu cầu khuyến nghị. Các thực phẩm giàu 
purin đã giảm tiêu thụ với tần xuất hàng ngày và từ 3 lần/tuần trở lên so với 
thời điểm trước can thiệp như: phủ tạng động vật, đậu đỗ, bia, rượu. Nhóm 
can thiệp giảm acid uric huyết thanh trung bình là 151,1 µmol/l nhiều so với 
nhóm đối chứng (chỉ giảm 27,1 µmol/l). So sánh hai nghiên cứu cùng tác 
động lên khẩu phần trong thời gian 6 tháng nhưng hiệu quả giảm acid uric 
huyết thanh trong nhóm can thiệp của chúng tôi thấp hơn (80,9mol/l so với 
151 mol/l). Sự khác biệt xuất phát do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là 
người tăng acid uric huyết thanh đơn thuần, có mức acid uric trung bình thấp 
hơn. Còn nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị âm tác động trên đối tượng là 
bệnh nhân gút có nồng độ acid uric huyết thanh cao hơn và là những người 
đã phải chịu đựng những đau đớn do cơn gút cấp gây ra nên người bệnh có ý 
thức về tình hình bệnh tật của mình hơn những đối tượng tăng acid uric 
không triệu chứng tại cộng đồng. 
 Như vậy, việc tư vấn dinh dưỡng để can thiệp khẩu phần đã giúp giảm 
tần xuất sử dụng một số thực phẩm như thịt đỏ, phủ tạng, nước xương, giảm 
sử dụng bia, rượu trong nhóm can thiệp, giúp giảm nồng độ acid uric huyết 
thanh từ đó giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tăng acid uric 
huyết thanh như bệnh gút, các bệnh lý tim mạch, bệnh thận 
 23 
KẾT LUẬN 
1. Tình trạng tăng acid uric huyết thanh 
- Nồng độ acid uric huyết thanh trung bình là 280,9 mol/l, nam 
(316,1mol/l cao hơn nữ (247mol/l) có ý nghĩa thống kê với p<0,001. T lệ 
tăng acid uric huyết thanh là 6,5% ở nữ và 12,0% ở nam. T lệ tăng acid uric 
huyết thanh chung là 9,2% (95%CI: 7,9-10,5%). 
- Nồng độ acid uric huyết thanh tăng dần theo tuổi cả ở nam và nữ. T 
lệ tăng acid uric là 4,6; 5,8; 9,8; 10,0; 12,4 và 17,9% tương ứng với các 
nhóm tuổi 30-39, 40-49, 50-59, 60-69, 70-79 và 80+ 
- T lệ tăng acid uric huyết thanh thường gặp hơn ở nhóm thừa cân béo 
phì (23,0%), vòng eo cao (24,1%), chỉ số WHR cao (14,1%), mức hoạt động 
thể lực tĩnh tại (14,7%), tiền sử bệnh tim mạch (16,5%). 
2. Một số yếu tố liên quan đến tăng acid uric huyết thanh 
- Hai mô hình hồi quy đa biến tuyến tính giải th ch được khoảng 30% 
sự khác biệt nồng độ acid uric giữa các đối tượng là: 
AU (µmol/l)= 48,7-62,2*giới (1:nam,2:nữ) + 1,17* tuổi (năm) + 
5,9*BMI (kg/m
2
) + 161,8* WHR. 
AU (µmol/l)=102,7 - 63,2*giới (1:nam,2:nữ)+ 1,22*tuổi (năm) + 
4,92*BMI(kg/m
2
) + 1,37* vòng eo (cm). 
- Các yếu tố liên quan độc lập ở nam là tuổi (OR=1,6), BMI (OR=3,8), 
sử dụng thường xuyên thịt đỏ (OR=2,2), phủ tạng (OR=4,2), nước xương 
(OR=3,9) và rượu (OR=1,8). Các yếu tố liên quan độc lập ở nữ là tuổi BMI 
(OR=2,5), BMI (OR=2,2), sử dụng thường xuyên thịt đỏ (OR=17,8), phủ 
tạng (OR=13,9). 
3. Hiệu quả can thiệp khẩu phần đến nồng độ acid uric huyết thanh 
- Sau 6 tháng, nhóm can thiệp đã giảm tần xuất tiêu thụ thịt đỏ, phủ 
tạng, nước xương so với ban đầu và so với nhóm đối chứng cùng thời điểm. 
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Nhóm can thiệp giảm tiêu thụ 
lương thực chế biến sẵn, thịt và các sản phẩm chế biến, cá, thủy sản so với 
ban đầu và so với nhóm chứng sau can thiệp. ượng rau tiêu thụ của nhóm 
can thiệp tăng lên so với trước và tăng hơn so với nhóm chứng. Sự khác biệt 
có ý nghĩa thống kê với p <0,05. Cơ cấu khẩu phần nhóm can thiệp thay đổi 
theo hướng giảm protein động vật, lipid động vật ở cả nhóm trên và dưới 60 
tuổi; tăng hàm lượng vitamin và chất xơ so với trước can thiệp ở nhóm trên 
60 tuổi. 
 - Can thiệp khẩu phần giúp giảm trung bình 80,9 mol/l acid uric 
huyết thanh ở nhóm can thiệp và 22,9 mol/l ở nhóm đối chứng. Sau can 
thiệp 6 tháng có 55,8% đối tượng nhóm can thiệp và 12,5% nhóm đối chứng 
có nồng độ acid uric trở về bình thường. Hiệu quả can thiệp là 43,3%. Nhóm 
tuổi trên 60 và nữ giới có hiệu quả giảm acid uric tốt hơn so với nhóm 60 tuổi 
trở xuống và giới nam. 
 24 
KIẾN NGHỊ 
- Cần áp dụng truyền thông cộng đồng hạn chế sử dụng rượu bia, các 
thực phẩm từ phủ tạng động vật, lựa chọn thực phẩm sẵn có tại địa 
phương để xây dựng chế độ ăn lành mạnh góp phần giảm nồng độ và t 
lệ tăng acid uric huyết thanh. 
- Chế độ ăn được xây dựng trong đề tài này có thể làm tài liệu phổ biến 
cho cộng đồng nhất là những đối tượng có nguy cơ tăng acid uric huyết 
thanh cao như nam giới, thừa cân béo phì, béo bụng 
- Nghiên cứu phân t ch hàm lượng purin của một số thực phẩm sẵn có và 
đặc thù của Việt Nam. 
 25 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ 
VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƢƠNG 
*************** 
PHẠM THỊ DUNG 
TÌNH TRẠNG TĂNG ACID URIC HUYẾT THANH, 
YẾU TỐ LIÊN QUAN VÀ HIỆU QUẢ CAN THIỆP 
CHẾ ĐỘ ĂN Ở NGƢỜI 30 TUỔI TRỞ LÊN TẠI 
CỘNG ĐỒNG NÔNG THÔN THÁI BÌNH 
Chuyên ngành: Dinh dƣỡng tiết chế 
Mã số: 62 72 73 10 
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC 
HÀ NỘI - 2014 
 26 
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI: 
VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƢƠNG 
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 
 1. PGS.TS. Lê Bạch Mai 
 2. PGS.TS. Phạm Ngọc Khái 
Phản biện 1: .. 
 ...... 
Phản biện 2: .. 
 ...... 
Phản biện 3: .. 
 ...... 
Luận án sẽ đƣợc bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Viện 
 tại Viện Vệ sinh Dịch tễ trung ƣơng 
Vào hồi .....giờ........ngày .....tháng ....năm 20. 
 Có thể tìm hiểu luận án tại: 
- Thư viện Quốc gia 
- Thư viện Viện Vệ sinh Dịch tễ trung ương 
- Thư viện trường Đại học Y Dược Thái Bình 
 27 
NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG Ố IÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 
1. Phạm Thị Dung, Lê Bạch Mai, Phạm Ngọc Khái, Nguyễn Thị Thùy 
Dương, Phan Trọng ân (2014). “Đặc điểm tăng acid urid huyết thanh 
ở người trưởng thành nông thôn Thái ình năm 2012”. Tạp chí Y học 
Việt Nam, số 2 tháng 7, tập 420, tr. 97-102. 
2. Phạm Thị Dung, Lê Bạch Mai, Nguyễn Thị Thùy Dương, Phan Trọng 
 ân (2014). “Đánh giá hiệu quả tư vấn dinh dưỡng cho người tăng 
acid uric huyết thanh tại cộng đồng”. Tạp chí Y học Việt Nam, số 1 
tháng 8, tập 421, tr. 101-106. 
3. Phạm Thị Dung, Trần Thị Giáng Hương (2014). “Phân t ch tương 
quan giữa nồng độ acid urid huyết thanh với tình trạng dinh dưỡng, 
huyết áp và một số chỉ số hóa sinh máu”. Tạp chí Y học Việt Nam, số 
1 tháng 8, tập 421, tr. 66-70. 
4. Phạm Thị Dung Lê Bạch Mai, Nguyễn Thị Thùy Dương, Phan Trọng 
Lân (2013). "T lệ tăng huyết áp ở người trưởng thành 30 tuổi trở lên 
tại nông thôn Thái Bình". Tạp chí Y học thực hành, số 900, tr.184-
189. 
 28 
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 
AU Acid uric 
BMI Body Mass Index: Chỉ số khối cơ thể 
ĐTĐ Đái tháo đường 
HATĐ Huyết áp tối đa 
HATT Huyết áp tối thiểu 
HAU High acid uric: Tăng acid uric 
HCCH Hội chứng chuyển hóa 
HDL-C High Density Lipoprotein Cholesterol: 
Cholesterol t trọng cao 
LDL-C Low Density Lipoprotein Chlesterol: 
Cholesterol t trọng thấp 
LTTP ương thực, thực phẩm 
TCBP Thừa cân, béo phì 
THA Tăng huyết áp 
TTDD Tình trạng dinh dưỡng 
RLLM Rối loạn lipid máu 
WHO World Health Organisation: Tổ chức Y tế thế giới 
WHR Waist Hip Ratio: T số vòng eo/vòng mông 

File đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_an_xac_dinh_mot_so_yeu_to_lien_quan_toi_tinh_tr.pdf