Tóm tắt Luận án Xác định những đặc tính lâm học cơ bản đối với những ưu hợp cây họ Sao Dầu thuộc rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới ở khu vực Nam Cát Tiên

Rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới (Rkx) ở khu vực Nam Cát

Tiên thuộc Vườn quốc gia Cát Tiên là kho dự trữ đa dạng sinh vật, gỗ và

cây thuốc. Kiểu Rkx với ưu thế cây họ Sao Dầu là những hệ sinh thái

rừng đặc sắc của miền Đông Nam Bộ. Kiểu rừng này được hình thành

bởi nhiều loài cây gỗ khác nhau; trong đó nhiều loài cây gỗ thuộc họ Sao

Dầu có giá trị cao về khoa học và kinh tế. Tuy vậy, cho đến nay khoa

học và thực tiễn sản xuất vẫn còn thiếu những kiến thức về những đặc

tính của những ưu hợp cây họ Sao Dầu (UhSaoDau).

Khi rừng bị thoái biến, thì nhiều loài cây gỗ qúy, hiếm hoặc có giá

trị cao về kinh tế có nguy cơ bị biến mất. Vì thế, nghiên cứu bảo tồn và

phát triển những loài cây gỗ có giá trị cao về khoa học và kinh tế là một

vấn đề cần được đặt ra. Quản lý rừng, kinh doanh rừng bền vững và

những phương thức lâm sinh cũng đòi hỏi phải có những kiến thức đầy

đủ về đặc tính sinh thái của các loài cây gỗ và các loại hình quần xã thực

vật rừng (QXTV) khác nhau.

Rừng thoái biến nghèo và rừng thứ sinh nghèo có thể được cải tạo

bằng cách làm giàu rừng từ những loài cây gỗ bản địa có giá trị cao về

sinh thái và kinh tế. Cây họ Sao Dầu là những loài cây gỗ to lớn và giữ

vai trò ưu thế sinh thái. Gỗ của chúng được sử dụng để làm nhà, đóng

tàu thuyền và những công trình xây dựng khác. Vì thế, chúng là những

loài cây gỗ được ưu tiên chọn để trồng rừng và làm giàu rừng. Để đạt

được mục đích này, lâm học cần phải có những kiến thức tốt về đặc tính

sinh thái của các loài cây gỗ và quy luật hình thành rừng Sao Dầu.

pdf 24 trang dienloan 3300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Xác định những đặc tính lâm học cơ bản đối với những ưu hợp cây họ Sao Dầu thuộc rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới ở khu vực Nam Cát Tiên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Xác định những đặc tính lâm học cơ bản đối với những ưu hợp cây họ Sao Dầu thuộc rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới ở khu vực Nam Cát Tiên

Tóm tắt Luận án Xác định những đặc tính lâm học cơ bản đối với những ưu hợp cây họ Sao Dầu thuộc rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới ở khu vực Nam Cát Tiên
1 
MỞ ĐẦU 
 Rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới (Rkx) ở khu vực Nam Cát 
Tiên thuộc Vườn quốc gia Cát Tiên là kho dự trữ đa dạng sinh vật, gỗ và 
cây thuốc. Kiểu Rkx với ưu thế cây họ Sao Dầu là những hệ sinh thái 
rừng đặc sắc của miền Đông Nam Bộ. Kiểu rừng này được hình thành 
bởi nhiều loài cây gỗ khác nhau; trong đó nhiều loài cây gỗ thuộc họ Sao 
Dầu có giá trị cao về khoa học và kinh tế. Tuy vậy, cho đến nay khoa 
học và thực tiễn sản xuất vẫn còn thiếu những kiến thức về những đặc 
tính của những ưu hợp cây họ Sao Dầu (UhSaoDau). 
Khi rừng bị thoái biến, thì nhiều loài cây gỗ qúy, hiếm hoặc có giá 
trị cao về kinh tế có nguy cơ bị biến mất. Vì thế, nghiên cứu bảo tồn và 
phát triển những loài cây gỗ có giá trị cao về khoa học và kinh tế là một 
vấn đề cần được đặt ra. Quản lý rừng, kinh doanh rừng bền vững và 
những phương thức lâm sinh cũng đòi hỏi phải có những kiến thức đầy 
đủ về đặc tính sinh thái của các loài cây gỗ và các loại hình quần xã thực 
vật rừng (QXTV) khác nhau. 
Rừng thoái biến nghèo và rừng thứ sinh nghèo có thể được cải tạo 
bằng cách làm giàu rừng từ những loài cây gỗ bản địa có giá trị cao về 
sinh thái và kinh tế. Cây họ Sao Dầu là những loài cây gỗ to lớn và giữ 
vai trò ưu thế sinh thái. Gỗ của chúng được sử dụng để làm nhà, đóng 
tàu thuyền và những công trình xây dựng khác. Vì thế, chúng là những 
loài cây gỗ được ưu tiên chọn để trồng rừng và làm giàu rừng. Để đạt 
được mục đích này, lâm học cần phải có những kiến thức tốt về đặc tính 
sinh thái của các loài cây gỗ và quy luật hình thành rừng Sao Dầu. 
Xuất phát từ những lý do trên đây, đề tài này nghiên cứu điều kiện 
môi trường hình thành, kết cấu loài cây gỗ, cấu trúc quần thụ, tình trạng 
tái sinh tự nhiên, đa dạng loài cây gỗ và đa dạng cấu trúc đối với những 
ưu hợp cây họ Sao Dầu (UhSaoDau) thuộc rừng kín thường xanh ẩm 
nhiệt đới ở khu vực Nam Cát Tiên. 
2 
Mục tiêu tổng quát 
Mục tiêu chung của nghiên cứu này là xác định những đặc tính lâm 
học cơ bản đối với những ưu hợp cây họ Sao Dầu thuộc rừng kín thường 
xanh ẩm nhiệt đới ở khu vực Nam Cát Tiên. 
Mục tiêu cụ thể 
a. Xác định điều kiện môi trường hình thành những ưu hợp cây họ 
Sao Dầu. 
b. Phân tích kết cấu loài cây gỗ và cấu trúc của những ưu hợp cây họ 
Sao Dầu. 
c. Xác định tình trạng tái sinh tự nhiên, đa dạng loài cây gỗ và đa 
dạng cấu trúc đối với những ưu hợp cây họ Sao Dầu. 
Phạm vi nghiên cứu 
Phạm vi nghiên cứu là sáu ưu hợp cây họ Sao Dầu (Chò chai, Dầu 
rái, Dầu lá bóng, Dầu song nàng, Sao đen và Vên vên) thuộc kiểu phụ 
miền thực vật thân thuộc với khu hệ thực vật Malaysia – Indonesia trong 
giai đoạn ổn định. Nội dung nghiên cứu bao gồm điều kiện hình thành, 
kết cấu loài cây gỗ, cấu trúc quần thụ, tình trạng tái sinh tự nhiên, đa 
dạng loài cây gỗ và đa dạng cấu trúc đối với những UhSaoDau. Thời 
gian nghiên cứu từ năm 2012 đến 2016. 
Ý nghĩa của đề tài 
Về lý luận, đề tài cung cấp những thông tin để xác định vai trò sinh 
thái của cây họ Sao Dầu trong kiểu Rkx ở khu vực Nam Cát Tiên. Về 
thực tiễn, đề tài cung cấp những căn cứ khoa học để xây dựng những 
biện pháp quản lý rừng, bảo tồn đa dạng loài cây gỗ và kỹ thuật lâm sinh 
đối với những UhSaoDau thuộc Rkx ở tỉnh Đồng Nai. 
Những đóng góp mới của luận án 
 (1) Xác định rõ điều kiện môi trường hình thành những ưu hợp cây 
họ Sao Dầu thuộc rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới ở khu vực Nam 
Cát Tiên. 
3 
(2) Phân tích rõ kết cấu loài cây gỗ và cấu trúc quần thụ đối với 
những ưu hợp cây họ Sao Dầu thuộc rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới 
ở khu vực Nam Cát Tiên. 
 (3) Xác định rõ tình trạng tái sinh tự nhiên, đa dạng loài cây gỗ và 
đa dạng cấu trúc đối với những ưu hợp cây họ Sao Dầu thuộc rừng kín 
thường xanh ẩm nhiệt đới ở khu vực Nam Cát Tiên. 
Bố cục của luận án bao gồm phần mở đầu, 3 chương và phần kết 
luận. Chương 1: Tổng quan. Chương 2: Đối tượng, nội dung và phương 
pháp nghiên cứu. Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Phần kết 
luận. Tổng số toàn bộ luận án 218 trang kể cả Phụ Lục; Luận án gồm 67 
bảng; 15 hình và đồ thị; 60 phụ lục. Luận án tham khảo 79 tài liệu trong 
nước và ngoài nước. 
Chương 1 
TỔNG QUAN 
 Đề tài này đã tổng quan về 6 vấn đề: Những đơn vị phân loại thảm 
thực vật rừng nhiệt đới ở Việt Nam; Phạm vi nghiên cứu trong lâm học; 
Phương pháp phân tích QXTV rừng; Đa dạng loài cây gỗ và đa dạng cấu 
trúc đối với QXTV; Phương pháp thu mẫu trong nghiên cứu lâm học; 
Những nghiên cứu về rừng nhiệt đới với ưu thế cây họ Sao Dầu. Tổng 
quan này được tóm tắt từ 79 tài liệu tham khảo. Dưới đây là những nhận 
định chung. 
(1) Phạm vi nghiên cứu trong lâm học thay đổi tùy theo mục đích 
nghiên cứu. Tuy vậy, với mục đích cung cấp những thông tin cơ bản cho 
việc xây dựng lý thuyết về rừng, xây dựng những biện pháp quản lý 
rừng, những phương thức lâm sinh, chiến lược bảo vệ rừng và bảo tồn đa 
dạng sinh vật, phạm vi nghiên cứu trong lâm học thường chỉ bao gồm 
những vấn đề có liên quan đến điều kiện môi trường hình thành rừng, 
kết cấu loài cây gỗ, cấu trúc quần thụ, tái sinh tự nhiên và những yếu tố 
4 
ảnh hưởng, đa dạng loài cây gỗ và yếu tố ảnh hưởng, sinh trưởng của 
rừng và những yếu tố ảnh hưởng, diễn thế rừng và những yếu tố ảnh 
hưởngTrong đề tài luận án này, phạm vi nghiên cứu bao gồm điều 
kiện môi trường (khí hậu, địa hình và đất), kết cấu loài cây gỗ, cấu trúc 
quần thụ, tình trạng tái sinh tự nhiên, đa dạng loài cây gỗ và đa dạng cấu 
trúc đối với những UhSaoDau. 
(2) Kết quả báo cáo về các đặc tính của QXTV phụ thuộc vào 
phương pháp thu mẫu và phương pháp xử lý số liệu. Trong đề tài này, 
vai trò sinh thái của cây họ Sao Dầu được nghiên cứu ở 2 mức độ. Mức 
độ 1 là vai trò sinh thái của họ Sao Dầu trong những QXTV thuộc Rkx. 
Mức độ 2 là vai trò sinh thái của những loài cây gỗ thuộc họ Sao Dầu 
trong những QXTV thuộc Rkx. Những đặc tính của các UhSaoDau được 
phân tích dựa trên 30 ô mẫu điển hình với kích thước 0,25 ha. Chúng 
được bố trí theo mức độ tăng dần độ ưu thế của cây họ Sao Dầu trong 
cácQXTV. Trong phần phân tích số liệu, kết cấu loài cây gỗ (IVI%) 
được xác định theo phương pháp của Thái Văn Trừng (1999). Cấu trúc 
của các UhSaoDau được xác định thông qua phân bố số cây theo cấp 
đường kính (N/D) và cấp chiều cao (N/H). Tính phức tạp về cấu trúc đối 
với những UhSaoDau được đánh giá theo hệ số hỗn giao (HG) và chỉ số 
phức tạp về cấu trúc quần thụ. Đa dạng loài cây gỗ được xác định thông 
qua ba thành phần: sự giàu có về loài cây gỗ, chỉ số đồng đều (E) và đa 
dạng loài cây gỗ. Sự giàu có về loài cây gỗ được xác định theo số loài 
(S) và chỉ số phong phú về loài của Margalef (d – Margalef). Đa dạng 
loài cây gỗ được đo bằng chỉ số ưu thế Simpson (1 – λ) và chỉ số đa 
dạng Shannon - Weiner (H’). Chỉ số đồng đều được đo bằng chỉ số 
Pielou (J’). Sự tương đồng về thành phần loài cây gỗ giữa hai UhSaoDau 
được xác định theo hệ số tương đồng của Sorensen (CS). Tính ổn định 
của các UhSaoDau được đánh giá thông qua hệ số tương đồng giữa 
thành phần cây mẹ và thành phần cây tái sinh, hình thái phân bố N/D và 
phân bố N/H. 
5 
Chương 2 
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu 
Đối tượng nghiên cứu là sáu ưu hợp (Chò chai, Dầu rái, Dầu lá 
bóng, Dầu song nàng, Sao đen và Vên vên) thuộc kiểu phụ miền thực vật 
thân thuộc với khu hệ thực vật Malaysia – Indonesia, ưu hợp họ Sao 
Dầu. Kiểu phụ này thuộc kiểu rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới. Tổng 
diện tích của khu vực Nam Cát Tiên là 103.327 ha; trong đó 39.627 ha 
thuộc vùng lõi và 63.700 ha thuộc vùng đệm. Tọa độ địa lý: 11020’50” 
đến 11050’20” vĩ độ Bắc; 107009’05” đến 107035’20” kinh độ Đông. Khu 
vực nghiên cứu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Tổng lượng 
mưa trung bình năm là 2.227 mm/năm. Nhiệt độ không khí trung bình 
năm là 26,7 0C. Tổng nhiệt độ cả năm là 9.7500C/năm. Khu vực nghiên 
cứu có ba loại đất chính: đất vàng đỏ phát triển từ đá mac ma axít (FRp 
axít), đất nâu đỏ phát triển trên đá bazan (Fk) và đất đỏ vàng phát triển 
từ đá phiến sét (Fs). 
2.2. Nội dung nghiên cứu 
(1) Điều kiện hình thành những ưu hợp cây họ Sao Dầu. 
(2) Kết cấu loài cây gỗ đối với những nhóm ưu hợp cây họ Sao Dầu. 
(3) Kết cấu loài cây gỗ đối với những ưu hợp cây họ Sao Dầu. 
(4) Cấu trúc của những ưu hợp cây họ Sao Dầu. 
(5) Đặc điểm tái sinh tự nhiên đối với những ưu hợp cây họ Sao Dầu. 
(6) Đa dạng loài cây gỗ và đa dạng cấu trúc đối với những ưu hợp cây 
họ Sao Dầu. 
2.3. Phương pháp nghiên cứu 
2.3.1. Phương pháp luận 
Phương pháp luận của đề tài này dựa trên quan điểm cho rằng 
những đặc tính của các QXTV được ấn định bởi điều kiện môi trường, 
6 
kết cấu loài cây gỗ, cấu trúc quần thụ và mối quan hệ giữa những loài 
cây gỗ trong QXTV. Từ quan điểm trên đây, cách tiếp cận của đề tài 
luận án là kết hợp giữa phương pháp quan sát và mô tả với phương pháp 
thống kê trong sinh thái QXTV để nghiên cứu đặc tính của những 
UhSaoDau. Sau đó phân tích so sánh những UhSaoDau để rút ra những 
đặc tính cơ bản của chúng. 
Những giả thuyết nghiên cứu 
(1) Những ưu hợp cây họ Sao Dầu được hình thành trong những 
điều kiện môi trường khác nhau. Giả thuyết này dựa trên cơ sở QXTV và 
môi trường là một thể thống nhất. 
(2) Những loài cây gỗ thuộc họ Sao Dầu đóng vai trò khác nhau đối 
với sự hình thành QXTV. Giả thuyết này dựa trên cơ sở các loài cây gỗ 
đóng vai trò khác nhau đối với sự hình thành QXTV. 
(3) Kết cấu loài cây gỗ, cấu trúc quần thụ, tái sinh tự nhiên, đa 
dạng loài cây gỗ và đa dạng cấu trúc của những QXTV thay đổi tùy theo 
mức độ ưu thế của cây họ Sao Dầu. Giả thuyết này dựa trên cơ sở những 
đặc tính của các QXTV thay đổi tùy theo thành phần loài và vai trò của 
các loài cây gỗ trong QXTV. 
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu 
(a) Đối tương thu thập số liệu là 6 ưu hợp cây họ Sao Dầu. Chúng 
phân bố trong các QXTV đã ổn định thuộc các trạng thái rừng IIIB, IVA 
và IVB theo phân chia trạng thái rừng của Loeschau (1966). 
(b) Phương pháp bố trí ô tiêu chuẩn là phương pháp rút mẫu điển 
hình. Tổng số 30 ô tiêu chuẩn; trong đó mỗi ưu hợp là 5 ô tiêu chuẩn. 
Kích thước ô tiêu chuẩn là 0,25 ha. Cây tái sinh được đo đếm trong 600 
ô dạng bản với kích thước 16 m2; trong đó mỗi ưu hợp Sao Dầu 100 ô 
dạng bản. Phân bố trên mặt đất đối với cây tái sinh của họ Sao Dầu được 
xác định từ 1200 ô dạng bản với kích thước 4 m2; trong đó mỗi ưu hợp 
Sao Dầu là 200 ô dạng bản. 
7 
(c) Xác định đặc điểm lâm học của các UhSaoDau. Điều kiện môi 
trường hình thành những UhSaoDau được thu thập bao gồm khí hậu, địa 
hình và đất. Chỉ tiêu khí hậu được thu thập bao gồm nhiệt độ không khí 
trung bình (T,0C), lượng mưa trung bình (M, mm) và độ ẩm không khí 
trung bình (Hm,%). Tất cả những chỉ tiêu khí hậu được thống kê theo 
tháng và năm tại những trạm khí tượng gần nhất. Địa hình được xác định 
bằng máy GPS kết hợp với bản đồ địa hình 1/50.000. Tên đất được xác 
định từ bản đồ đất Đông Nam Bộ với tỷ lệ 1/250.000. Đặc tính của đất 
dưới tán mỗi UhSaoDau được khảo sát thông qua 2 phẫu diện điển hình. 
Các phẫu diện đất được bố trí tại trung tâm các ô tiêu chuẩn. Kích thước 
phẫu diện đất là 80*120*120 cm (chiều rộng, chiều dài và chiều sâu). 
Các mẫu đất (0,5 kg/mẫu) được thu thập từ tầng đất mặt (0 – 20 cm) đến 
độ sâu 100 – 120 cm. Đối với các quần thụ trên ô tiêu chuẩn 0,25 ha, chỉ 
tiêu nghiên cứu bao gồm thành phần loài cây, mật độ quần thụ (N, 
cây/ha), đường kính thân cây ngang ngực (D, cm), chiều cao toàn thân 
(H, m), chiều cao dưới cành lớn nhất còn sống (HDC, m), đường kính tán 
cây ở vị trí rộng nhất (DT, m), độ tàn che tán rừng, tiết diện ngang thân 
cây (G, m2/ha), trữ lượng gỗ thân cây (M, m3/ha). Đối với cây tái sinh, 
chỉ tiêu nghiên cứu bao gồm thành phần loài cây, mật độ (N, cây/ha), 
nguồn gốc (hạt, chồi), cấp chiều cao (H, cm) và tình trạng sức sống (tốt, 
trung bình, xấu). Phương pháp đo đếm cây gỗ lớn và cây tái sinh trong 
những ô mẫu được thực hiện theo những phương pháp thông thường 
trong lâm học. 
2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu 
Phân tích điều kiện hình thành các UhSaoDau: Điều kiện khí hậu 
được đánh giá theo phân cấp chế độ khô ẩm của Thái Văn Trừng (1999). 
Địa hình được xác định theo độ cao tuyệt đối so với mực nước biển. Chỉ 
tiêu phân tích đất bao gồm đặc tính vật lý (chiều dày tầng đất, tỷ trọng, 
dung trọng, độ xốp, thành phần cơ giới) và đặc tính hóa học (pHH2O, 
pHKCL, N tổng số và dễ tiêu; K tổng số và dễ tiêu; P tổng số và dễ tiêu). 
Những đặc tính của đất được phân tích tại phòng thí nghiệm đất thuộc 
Viện khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ. 
8 
Phân tích kết cấu loài cây gỗ trên các ô tiêu chuẩn: Kết cấu loài 
cây gỗ của những UhSaoDau trên những ô tiêu chuẩn được xác định 
theo phương pháp của Thái Văn Trừng (1999). Sau đó tập hợp theo 
nhóm UhSaoDau và từng ưu hợp cây họ Sao Dầu. Sự tương đồng giữa 
những thành phần cây gỗ của các nhóm UhSaoDau được xác định theo hệ 
số tương đồng của Sorensen (1948). 
Phân tích cấu trúc của những UhSaoDau: Trước hết xác định các 
đặc trưng thống kê mô tả đối với phân bố N/D và phân bố N/H. Kế đến 
mô hình hóa phân bố N/D bằng hàm phân bố mũ có dạng N = m*exp(-
b*D) + k. Phân bố N/H được mô hình hóa bằng hàm phân bố khoảng 
cách. Ý nghĩa của các tham số trong mô hình phân bố N/D và phân bố 
N/H được xác định thông qua phân tích tương quan giữa các tham số với 
các đặc tính của những UhSaoDau (N, S, D, H, G và M). Chiều hướng 
biến đổi của các hệ số tương quan (dấu của r) cho biết đặc tính của 
những UhSaoDau có ảnh hưởng đến các đặc trưng và hình thái phân bố 
N/D và phân bố N/H. Sau đó phân tích so sánh sự khác biệt về thành 
phần loài, đường kính bình quân, chiều cao bình quân, phạm vi biến 
động đường kính và chiều cao, hình thái phân bố N/D và phân bố N/H, 
vai trò của cây họ Sao Dầu trong cấu trúc QXTV. 
So sánh N, G và M đối với những UhSaoDau: Kết cấu N, G và M 
đối với những nhóm UhSaoDau được phân tích theo 4 nhóm D (< 20, 20 
– 40, 40 - 60 và > 60 cm) và 5 lớp H (< 10, 10 – 15, 15 – 20, 20 – 25 và 
> 25 m). Sau đó phân tích so sánh mức độ đóng góp N, G và M của cây 
họ Sao Dầu và những loài cây gỗ khác trong những nhóm D và lớp H 
khác nhau. 
Phân tích tái sinh tự nhiên của những UhSaoDau: Tái sinh tự nhiên 
của những UhSaoDau được tính toán bao gồm kết cấu loài cây gỗ, mật 
độ, nguồn gốc, phân bố N/H, tình trạng sức sống (cấp chất lượng) và 
phân bố trên mặt đất đối với cây tái sinh của họ Sao Dầu. Mật độ cây tái 
sinh được tính bình quân từ những ô dạng bản 16 m2; sau đó quy đổi ra 
đơn vị 1 ha. Kết cấu loài cây tái sinh được xác định theo N% của các 
loài cây gỗ. Phân bố N/H của cây tái sinh được phân chia thành 6 cấp: H 
9 
≤ 50, H = 50 – 100, H = 100 – 150, H = 150 – 200, 200 - 250 và H ≥ 250 
(cm). Chất lượng cây tái sinh đối với mỗi cấp H được đánh giá theo 3 
cấp: tốt, trung bình và xấu. Sự tương đồng giữa thành phần cây tái sinh 
với thành phần c ... óm UhSaoDau30% (CV = 31,4%). Đường cong phân bố N/H của cả ba 
nhóm ưu hợp này đều có dạng một đỉnh lệch trái (Sk > 0) và tù (Ku < 0). 
Phân bố N/H đối với ba nhóm UhSaoDau đều phù hợp với hàm phân bố 
khoảng cách. Hai tham số a và b thay đổi rất lớn không chỉ giữa các 
nhóm UhSaoDau, mà còn trong cùng một nhóm UhSaoDau. Đối với 
UhSauDau30%, tham số a dao động từ 0,0705 đến 0,1515; trung bình 
0,1095. Tham số b dao động từ 0,4037 đến 0,5870; trung bình 0,4696. 
Đối với UhSauDau30-40%, tham số a dao động từ 0,0745 đến 0,2286; 
trung bình 0,1957. Tham số b dao động từ 0,4138 đến 0,6146; trung bình 
0,4394. Đối với UhSauDau40%, tham số a dao động từ 0,0382 đến 
0,1484; trung bình 0,1071. Tham số b dao động từ 0,4120 đến 0,6510; 
18 
trung bình 0,4369. Sự biến động mạnh của hai tham số a và b chứng tỏ 
cấu trúc chiều cao của những UhSaoDau là không đồng nhất. 
3.4.2. Cấu trúc của những ưu hợp cây họ Sao Dầu 
3.4.2.1. Phân bố N/D đối với những ưu hợp cây họ Sao Dầu 
Kết quả nghiên cứu cho thấy, đường kính bình quân lớn nhất ở ưu 
hợp Vên vên (26,5 cm), nhỏ nhất ở ưu hợp Dầu rái (19,7 cm). Phạm vi 
biến động đường kính lớn nhất ở ưu hợp Dầu lá bóng (8 – 106 cm), thấp 
nhất ở ưu hợp Dầu rái (8 – 79 cm). Hệ số biến động đường kính lớn nhất 
ở ưu hợp Dầu lá bóng (84,4%), nhỏ nhất ở ưu hợp Vên vên (61,6%). 
Đường cong phân bố N/D của cả 6 ưu hợp thực vật này đều có dạng lệch 
trái (Sk > 0) và nhọn (Ku > 0). Hình dạng đường cong phân bố N/D đều 
có dạng giảm theo hình chữ “J” ngược và phù hợp với hàm phân bố mũ 
theo dạng N = m*exp(-b*D) + k. Ba tham số m, b và k của phân bố N/D 
thay đổi rất lớn không chỉ trong cùng một UhSaoDau, mà còn giữa các 
UhSaoDau. Điều đó chứng tỏ cấu trúc đường kính của 6 UhSaoSau là 
không thuần nhất. 
3.4.2.2. Phân bố N/H đối với những ưu hợp cây họ Sao Dầu 
Kết quả nghiên cứu cho thấy, chiều cao bình quân lớn nhất ở ưu 
hợp Vên vên (16,1 m), nhỏ nhất ở ưu hợp Dầu rái (14,1%). Phạm vi 
phân bố chiều cao lớn nhất ở ưu hợp Dầu lá bóng (4,5 – 36,0 m), thấp 
nhất ở ưu hợp Sao đen (8,5 – 27,5 m). Hệ số biến động chiều cao lớn 
nhất ở ưu hợp Dầu lá bóng (53,1%), nhỏ nhất ở ưu hợp Dầu rái (29,5%). 
Đường cong phân bố N/H đối với cả 6 UhSaoDau đều có dạng một đỉnh 
lệch trái (Sk > 0) và nhọn (Ku > 0; ưu hợp Chò chai, Dầu rái và Sao đen) 
hoặc tù (Ku < 0; ưu hợp Dầu lá bóng, Dầu song nàng và Vên vên). Phân 
bố N/H đối với 6 UhSaoDau đều phù hợp với phân bố khoảng cách. Hai 
tham số a và b của phân bố N/H thay đổi rất lớn không chỉ trong cùng 
một UhSaoDau, mà còn giữa các UhSaoDau. Điều đó chứng tỏ cấu trúc 
chiều cao của 6 UhSaoSau là không thuần nhất. 
3.5. Đặc điểm tái sinh tự nhiên đối với những UhSaoDau 
19 
3.5.1. Đặc điểm tái sinh tự nhiên đối với ba nhóm UhSaoDau 
Kết quả nghiên cứu cho thấy, số loài cây tái sinh ở hai nhóm 
UhSaoDau30% và UhSaoDau30-40% tương tự như nhau (67 loài/ha) và cao 
hơn so với nhóm UhSaoDau40% (50 loài/ha). Hệ số tương đồng giữa 
thành phần cây tái sinh và thành phần cây mẹ cao nhất ở nhóm 
UhSaoDau30% (94,3%), thấp nhất ở nhóm UhSaoDau40% (80,0%). Mật độ 
cây tái sinh cao nhất ở nhóm UhSaoDau30-40% (7.745 cây/ha), thấp nhất ở 
nhóm UhSaoDau30% (7.076 cây/ha). Cây tái sinh ở cả ba nhóm ưu hợp 
này có mặt ở mọi cấp H 250 cm. Cây tái sinh của 
họ Sao Dầu cũng có mặt ở mọi cấp H; trong đó tỷ lệ của chúng gia tăng 
dần từ UhSaoDau30% (23,5%) đến UhSaoDau40% (29,4%). Cây tái sinh 
có nguồn gốc từ hạt xuất hiện ở mọi cấp H, còn cây chồi chỉ tồn tại ở 
những cấp H < 250 cm. Tỷ lệ cây hạt thấp nhất ở UhSaoDau40% (87,7%), 
cao nhất ở UhSaoDau30% (91,9%). Cây chồi xuất hiện nhiều nhất ở cấp H 
< 50 cm; trong đó thấp nhất ở UhSaoDau30% (11,9%), cao nhất ở 
UhSaoDau40% (18,0%). Tỷ lệ cây tái sinh có chất lượng tốt ở cả ba nhóm 
ưu hợp này khá cao; trong đó thấp nhất ở nhóm UhSaoDau40% (88,4%), 
cao nhất ở UhSaoDau30-40% (90,2%). Số lượng cây có triển vọng (H ≥ 
200 cm và khỏe mạnh) thay thế cây mẹ thấp nhất ở nhóm UhSaoDau30% 
(354 cây/ha), cao nhất ở nhóm UhSaoDau40% (490 cây/ha). 
3.5.2. Đặc điểm tái sinh tự nhiên đối với những UhSaoDau 
Kết quả nghiên cứu cho thấy, số loài cây tái sinh bắt gặp ở ưu hợp 
Chò chai là 43 loài (100%); trong đó 6 loài cây gỗ ưu thế và đồng ưu thế 
(Chò chai, Cám, Cầy, Bằng lăng, Bời lời và Bứa) đóng góp 57,0% (riêng 
Chò chai 18,9%), còn lại 37 loài khác là 43,0%. Đối với ưu hợp Dầu rái, 
số loài cây tái sinh bắt gặp là 50 loài; trong đó 8 loài ưu thế và đồng ưu 
thế (Dầu rái, Cầy, Trâm, Chò chai, Làu táu, Cám, Cồng và Sao đen) 
chiếm 51,6% (riêng Dầu rái 12,6%), còn lại 42 loài khác là 48,4%. Đối 
với ưu hợp Dầu lá bóng, số loài cây tái sinh bắt gặp là 50 loài; trong đó 6 
loài ưu thế và đồng ưu thế (Trâm, Dầu lá bóng, Cám, Cầy, Cồng, Làu 
táu) đóng góp 49,1% (riêng Dầu lá bóng 13,1%), còn lại 44 loài khác 
chiếm 50,9%. Đối với ưu hợp Dầu song nàng, số loài cây tái sinh bắt gặp 
20 
là 54 loài; trong đó 6 loài ưu thế và đồng ưu thế (Dầu song nàng, Cám, 
Cầy, Trâm, Bằng lăng, Làu táu) chiếm 57,7% (riêng Dầu song nàng 
22,9%), còn lại 48 loài khác là 42,3%. Đối với ưu hợp Sao đen, số loài 
cây tái sinh bắt gặp là 34 loài; trong đó 4 loài ưu thế và đồng ưu thế 
(Trâm, Cầy, Cám và Sao đen) đóng góp 48,2% (riêng Sao đen 7,4%), 
còn lại 30 loài khác là 51,8%. Đối với ưu hợp Vên vên, số loài cây tái 
sinh bắt gặp là 44 loài; trong đó 6 loài ưu thế và đồng ưu thế (Vên vên, 
Cám, Trâm, Cầy, Làu táu, Trường) đóng góp 51,9% (riêng Vên vên 
17,8%), còn lại 38 loài khác là 48,1%. Hệ số tương đồng giữa thành 
phần cây tái sinh với thành phần cây mẹ dao động từ 86,3% ở ưu hợp 
Vên vên đến 96,2% ở ưu hợp Dầu rái. Điều đó chứng tỏ thành phần loài 
cây gỗ của 6 ưu hợp thực vật này ổn định trong quá trình phát triển. 
Mật độ cây tái sinh cao nhất ở ưu hợp Dầu song nàng (8.450 
cây/ha), kế đến ở ưu hợp Chò chai (7.464 cây/ha), thấp nhất ở ưu hợp 
Sao đen (6.900 cây/ha). Cây tái sinh tồn tại ở mọi cấp H. So với tổng số 
cây tái sinh dưới tán rừng (100%), số cây tái sinh phân bố ở lớp H < 50 
cm chiếm cao nhất ở ưu hợp Dầu song nàng (3.875 cây/ha hay 45,9%), 
kế đến ở ưu hợp Dầu lá bóng (2.815 cây/ha hay 38,9%) và ưu hợp Chò 
chai (2.690 cây/ha hay 36,0%), thấp nhất ở ưu hợp Sao đen (2.625 
cây/ha hay 38,0%). Số cây tái sinh đạt đến lớp H > 250 cm chiếm cao 
nhất ở ưu hợp Dầu song nàng (625 cây/ha hay 7,4%), kế đến ở ưu hợp 
Vên vên (500 cây/ha hay 7,1%) và ưu hợp Chò chai (455 cây/ha hay 
6,1%), thấp nhất ở ưu hợp Dầu lá bóng (375 cây/ha hay 5,2%). 
So với tổng số cây tái sinh dưới tán những UhSaoDau (100%), tỷ 
lệ cây hạt cao nhất ở ưu hợp Sao đen (94,9%), kế đến ở ưu hợp Dầu rái 
(90,8%), thấp nhất ở ưu hợp Chò chai (82,7%). Tỷ lệ cây chồi cao nhất ở 
ưu hợp Chò chai (17,3%), thấp nhất ở ưu hợp Sao đen (5,7%). Trong cả 
6 UhSaoDau, cây hạt xuất hiện ở mọi cấp H, còn cây chồi chỉ tồn tại ở 
những cấp H < 250 cm. 
Phân bố trên mặt đất đối với cây tái sinh của họ Sao Dầu đều tồn 
tại ở dạng phân bố cụm (T = -4,5 ở ưu hợp Chò chai đến T = -5,8 ở ưu 
hợp Dầu song nàng). Kiểu phân bố này có liên quan đến tính không 
21 
thuần nhất về địa hình và đất, phân bố cây mẹ trên mặt đất theo từng 
đám và tình trạng phát triển của cây tầng dưới. 
Nói chung, cả 6 UhSaoDau đều có khả năng tái sinh tốt. Số lượng 
cây có triển vọng (H ≥ 200 cm và khỏe mạnh) thay thế cây mẹ dao động 
từ 375 cây/ha ở ưu hợp Sao đen đến 625 cây/ha ở ưu hợp Dầu song 
nàng. So với mật độ trồng rừng ban đầu đối với những cây gỗ lớn (625 
cây/ha), số lượng cây tái sinh có triển vọng tốt dưới tán 6 UhSaoDau đủ 
để hình thành rừng mới khi cây mẹ đã đến tuổi thành thục. 
3.6. Đa dạng loài cây gỗ và đa dạng cấu trúc của những UhSaoDau 
3.6.1. Đa dạng loài cây gỗ đối với những ưu hợp cây họ Sao Dầu 
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tổng số loài cây gỗ bắt gặp nhiều 
nhất ở nhóm UhSaoDau30-40% (S = 83 loài), thấp nhất ở nhóm 
UhSaoDau40% (S = 75 loài). Khi sử dụng ô mẫu với kích thước 0,25 ha, 
thì mật độ quần thụ trung bình dao động từ 137 cây ở nhóm 
UhSaoDau30% đến 140 cây ở nhóm UhSaoDau40%. Số loài cây gỗ bắt gặp 
cao nhất ở nhóm UhSaoDau30% (29 loài), thấp nhất ở nhóm 
UhSaoDau30% (25 loài). Chỉ số d - Margalef trung bình dao động từ 4,46 
ha ở nhóm UhSaoDau40% đến 5,67 ở nhóm UhSaoDau30%. Phân bố độ 
phong phú (J’) trung bình của các loài cây gỗ khá đồng đều, dao động từ 
0,77 ở nhóm UhSaoDau40% đến 0,83 ở nhóm UhSaoDau30%. Chỉ số đa 
dạng H’ trung bình dao động từ 2,46 ở nhóm UhSaoDau40% đến 2,79 ở 
nhóm UhSaoDau30%. Chỉ số H’max dao động từ 3,22 ở nhóm 
UhSaoDau40% đến 3,37 ở nhóm UhSaoDau30%. Chỉ số đa dạng Gini-
Simpson (1 - λ) trung bình dao động từ 0,86 ở nhóm UhSaoDau40% đến 
0,91 ở nhóm UhSaoDau30%. Nói chung, những thành phần đa dạng loài 
cây gỗ (S, d, J’, H’ và 1 - λ) đối với 3 nhóm UhSaoDau đều không có sự 
khác biệt rõ rệt (P > 0,05). Chỉ số đa dạng β – Whittaker đều nhận giá trị 
khá cao (2,25 ở nhóm UhSaoDau30% đến 2,96 ở nhóm UhSaoDau30-40% 
và 3,0 ở nhóm UhSaoDau40%). Điều đó chứng tỏ đa dạng loài cây gỗ ở 
ba nhóm UhSaoDau thay đổi rất lớn tùy theo môi trường. 
22 
So sánh dạng loài cây gỗ đối với 6 UhSaoDau cho thấy, khi sử 
dụng ô mẫu với kích thước 0,25 ha, thì số loài cây gỗ bắt gặp dao động 
từ 25 loài ở ưu hợp Sao đen đến 30 loài ở ưu hợp Vên vên; trung bình 27 
loài. Mật độ cây gỗ dao động từ 125 cây ở ưu hợp Dầu lá bóng và Dầu 
song nàng đến 155 cây ở ưu hợp Chò chai; trung bình 139 cây. Chỉ số 
dMargalef dao động từ 4,88 ở ưu hợp Sao đen đến 5,85 ở ưu hợp Vên vên; 
trung bình 5,35. Chỉ số J’ dao động từ 0,75 ở ưu hợp Dầu rái đến 0,85 ở 
ưu hợp Dầu song nàng; trung bình 0,81. Chỉ số đa dạng Gini-Simpson (1 
- λ) dao động từ 0,84 ở ưu hợp Dầu rái đến 0,91 ở ưu hợp Chò chai, Dầu 
song nàng và Vên vên; trung bình 0,81. Chỉ số đa dạng β - Whittaker 
dao động từ 1,61 ở ưu hợp Sao đen đến 2,52 ở ưu hợp Dầu song nàng; 
trung bình 1,96. Những phân tích thống kê cho thấy, những thành phần 
đa dạng loài cây gỗ (S, d, J’, H’ và 1-λ) đối với 6 UhSaoDau không có 
sự khác biệt rõ rệt (P > 0,05). Theo chỉ số đa dạng β – Whittaker, ưu hợp 
Dầu song nàng (β = 2,52) phân bố trong những môi trường có biến động 
lớn nhất, kế đến là ưu hợp Dầu rái (β = 2,09), thấp nhất là ưu hợp Sao 
đen (β = 1,61). 
3.6.2. Đa dạng cấu trúc đối với những ưu hợp cây họ Sao Dầu 
Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi sử dụng ô mẫu với kích thước 
0,25 ha, thì chỉ số phức tạp trung bình về trúc quần thụ (CI) cao nhất ở 
nhóm UhSaoDau40% (0,60), thấp nhất ở nhóm UhSaoDau30-40% (0,45); 
trung bình 0,51. Chỉ số CI biến động lớn nhất ở nhóm UhSaoDau30-40% 
(CV = 50,7%), nhỏ nhất ở nhóm UhSaoDau30% (CV = 25,1%); trung 
bình CV = 42,5%. Chỉ số hỗn giao trung bình (HG) giảm dần từ nhóm 
UhSaoDau30% (0,213) đến nhóm UhSaoDau30-40% (0,206) và nhóm 
UhSaoDau40% (0,181); trung bình 0,200. Chỉ số HG biến động lớn nhất ở 
nhóm UhSaoDau40% (CV = 26,6%), nhỏ nhất ở nhóm UhSaoDau30-40% 
(CV = 22,2%); trung bình CV = 24,1%. 
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, chỉ số CI cao nhất ở ưu hợp 
Dầu song nàng (0,665), kế đến là ưu hợp Vên vên (0,518) và ưu hợp 
Dầu lá bóng (0,493), thấp nhất ở ưu hợp Chò chai (0,415). Chỉ số CI 
biến động lớn nhất ở ưu hợp Sao đen (58,5%), thấp nhất ở ưu hợp Vên 
23 
vên (29,0%). Chỉ số HG cao nhất ở ưu hợp Dầu song nàng (0,229), kế 
đến là ưu hợp Dầu lá bóng (0,222) và ưu hợp Sao đen (0,208), thấp nhất 
ở ưu hợp Dầu rái (0,170). Về cơ bản, những ưu hợp cây họ Sao Dầu có 
chỉ số CI cao thì chỉ số HG cũng cao. Ưu hợp Dầu song nàng có cấu trúc 
phức tạp nhất, kế đến là ưu hợp Dầu lá bóng và ưu hợp Vên vên, cuối 
cùng là ưu hợp Chò chai. 
Nói chung, sự gia tăng mức độ ưu thế của cây họ Sao Dầu trong 
các QXTV sẽ dẫn đến sự gia tăng chỉ số phức tạp về cấu trúc, nhưng làm 
giảm chỉ số hỗn giao. 
KẾT LUẬN 
(1) Những ưu hợp họ Sao Dầu ở khu vực Nam Cát Tiên được hình 
thành trên nền khí hậu ẩm nhiệt đới thuộc cấp chế độ khô ẩm II theo 
phân cấp chế độ khô ẩm ở Việt Nam của Thái văn Trừng (1999). Chúng 
phân bố trên những đồi thấp bán bình nguyên; độ cao biến động từ 120 
m đến 170 m so với mặt biển; độ dốc không quá 100. Chúng hình thành 
trên đất vàng đỏ phát triển từ đá magma, đất phù sa gley, đất đỏ vàng 
phát triển từ đá phiến, đất nâu thẫm phát triển từ sản phẩm đá bọt bazan, 
đất nâu đỏ trên đá phiến sét, đất nâu đỏ phát triển từ đá magma kiềm. 
(2) Những loài cây gỗ thuộc họ Sao Dầu hình thành những ưu hợp 
thực vật với độ ưu thế của chúng dao động từ 16,7% đến 53,9%. Số loài 
cây gỗ bắt gặp ở ba nhóm ưu hợp họ Sao Dầu với chỉ số IVI > 30%, 30 – 
40% và IVI > 40% tương ứng là 65, 83 và 75 loài; trong đó bao gồm 7 
loài cây gỗ thuộc họ Sao Dầu (Chò chai, Dầu rái, Dầu lá bóng, Dầu song 
nàng, Sao đen, Vên vên và Làu táu). Số loài cây gỗ bắt gặp cao nhất ở 
ưu hợp Dầu song nàng và ưu hợp Vên vên (58 loài), thấp nhất ở ưu hợp 
Sao đen (41 loài). 
(3) Những loài cây gỗ thuộc họ Sao Dầu đóng vai trò ưu thế về 
mật độ, tiết diện ngang và trữ lượng gỗ. Phân bố N/D có dạng phân bố 
giảm theo hình chữ “J” ngược. Phân bố N/H có dạng một đỉnh lệch trái; 
24 
trong đó số cây tập trung nhiều nhất ở cấp H = 12 m. Hình dạng đường 
cong phân bố N/D và N/H thay đổi tùy theo các đặc tính của những ưu 
hợp họ Sao Dầu. Cây họ Sao Dầu có mặt ở mọi cấp D và cấp H; trong 
đó chúng chiếm ưu thế cao ở những cấp D > 40 cm và cấp H > 20 m. 
(4) Những ưu hợp cây họ Sao Dầu đều có khả năng tái sinh tự 
nhiên rất tốt dưới tán rừng. Mật độ cây tái sinh dao động từ 6.900 cây/ha 
ở ưu hợp Sao đen đến 8.450 cây/ha ở ưu hợp Dầu song nàng; trong đó 
trên 85% số cây có chất lượng tốt. Phần lớn những loài cây gỗ ở tầng 
trên đều tái sinh dưới tán rừng. Những loài cây gỗ tái sinh tự nhiên liên 
tục dưới tán rừng, nhưng phần lớn chỉ tồn tại ở cấp H < 100 cm. Phân bố 
trên mặt đất đối với cây tái sinh có dạng phân bố theo cụm. 
(5) Những thành phần đa dạng loài cây gỗ thay đổi tùy theo ưu hợp 
cây họ Sao Dầu. Chỉ số đa dạng loài cây gỗ (H’) dao động từ 1,46 đến 
3,25 và không có sự khác biệt rõ rệt giữa ba nhóm ưu hợp họ Sao Dầu. 
Năm cấp chỉ số đa dạng loài cây gỗ (H’) từ rất thấp đến rất cao có thể 
được ước lượng dựa theo số loài (S) và chỉ số giàu có về loài (d). 
 (6) Chỉ số phức tạp về cấu trúc quần thụ và chỉ số hỗn giao thay 
đổi tùy theo ưu hợp cây họ Sao Dầu. Sự gia tăng mức độ ưu thế của cây 
họ Sao Dầu trong các QXTV dẫn đến sự gia tăng chỉ số phức tạp về cấu 
trúc, nhưng làm giảm chỉ số hỗn giao. Ưu hợp Dầu song nàng có chỉ số 
phức tạp về cấu trúc cao nhất (0,656), thấp nhất ở ưu hợp Chò chai 
(0,415). Ưu hợp Dầu song nàng có chỉ số hỗn giao cao nhất (0,229), thấp 
nhất ở ưu hợp Dầu rái (0,170). 
(7) Số cây theo cấp D và cấp H của các ưu hợp cây họ Sao Dầu có 
thể được ước lượng bằng các mô hình phân bố N/D và phân bố N/H. 
Cấp đa dạng loài cây gỗ (H’) của các ưu hợp cây họ Sao Dầu có thể 
được ước lượng dựa theo số loài (S) và chỉ số phong phú về loài 
(dMargalef). 

File đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_an_xac_dinh_nhung_dac_tinh_lam_hoc_co_ban_doi_v.pdf