Tóm tắt Luận án Xác định sự phân bố và một số đặc điểm sinh học phân tử của các nhóm escherichia coli gây tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi tại địa bàn Hà Nội

Tiêu chảy là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong

ở trẻ em, đặc biệt các nước đang phát triển. Theo ước tính mỗi năm

trên thế giới có khoảng 2 tỷ trường hợp tiêu chảy trong đó có khoảng

1,9 triệu trẻ dưới 5 tuổi tử vong do tiêu chảy. Tại Việt Nam, theo

thống kê của Cục y tế dự phòng, năm 2009 Hà Nội vẫn có tới 104367

trường hơp tiêu chảy/năm cao nhất trong cả nước với tỷ lệ

1612,54/100000 dân.

Căn nguyên gây tiêu chảy rất đa dạng và Escherichia coli (E. coli) là

căn nguyên quan trọng gây tiêu chảy thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Tỷ lệ

E. coli gây tiêu chảy khác nhau ở mỗi quốc gia và thời điểm nghiên cứu,

tại Việt Nam năm 2001 - 2002 E. coli gây tiêu chảy chiếm 22,5% căn

nguyên gây tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi điều trị tại bệnh viện, tại

Trung Quốc năm 2012 - 2013 nghiên cứu tại 4 bệnh viện tỷ lệ E. coli

gây tiêu chảy chiếm 9,9% trong số các căn nguyên gây tiêu chảy.

Xác định mối liên quan giữa triệu chứng lâm sàng của bệnh tiêu

chảy với căn nguyên gây tiêu chảy giúp định hướng căn nguyên gây

bệnh để xử trí kịp thời. Những năm gần đây Enteroaggregative E. coli

(EAEC) là nhóm E. coli gây tiêu chảy mới nổi, chiếm tỷ lệ cao ở các

nước đang phát triển như tại Ấn Độ EAEC chiếm 65,4% trong số các

loại E. coli gây tiêu chảy. Việt Nam, EAEC chiếm 11,6% căn nguyên

gây tiêu chảy của trẻ dưới 5 tuổi, năm 2011 xảy ra dịch tiêu chảy ở

Đức đề cập đến vai trò của EAEC trong vụ dịch tiêu chảy này. Việc

nghiên cứu căn nguyên gây tiêu chảy, mức độ kháng kháng sinh đặc

biệt mối liên quan dịch tễ học phân tử có ý nghĩa quan trọng và cần

thiết nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác phòng và điều trị bệnh.

pdf 28 trang dienloan 6260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Xác định sự phân bố và một số đặc điểm sinh học phân tử của các nhóm escherichia coli gây tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi tại địa bàn Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Xác định sự phân bố và một số đặc điểm sinh học phân tử của các nhóm escherichia coli gây tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi tại địa bàn Hà Nội

Tóm tắt Luận án Xác định sự phân bố và một số đặc điểm sinh học phân tử của các nhóm escherichia coli gây tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi tại địa bàn Hà Nội
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ 
VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG 
-----------------*------------------- 
HOÀNG THỊ BÍCH NGỌC 
XÁC ĐỊNH SỰ PHÂN BỐ VÀ 
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC PHÂN TỬ CỦA 
CÁC NHÓM ESCHERICHIA COLI GÂY TIÊU CHẢY 
Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI TẠI ĐỊA BÀN HÀ NỘI 
Chuyên ngành : Vi sinh y học 
Mã số : 62 72 01 15 
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC 
HÀ NỘI – 2017 
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI: 
VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG 
Người hướng dẫn khoa học: 
PGS.TS. Hoàng Thị Thu Hà 
GS.TS. Phùng Đắc Cam 
Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Thị Tuyến 
 Đại học Y Hà Nội 
Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hiền 
 Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương 
Phản biện 3: PGS.TS. Hồ Bá Do 
 Học viện Quân y 
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp 
tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương. 
Vào hồi ..... giờ ...... ngày ...... tháng .... năm ....... 
Có thể tìm hiểu luận án tại 
 - Thư viện Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương 
 - Thư viện Quốc gia 
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 
1. Hoàng Thị Bích Ngọc, Nguyễn Thùy Trâm, Phùng Đắc Cam, 
Hoàng Thị Thu Hà (2014), “Xác định các nhóm E. coli gây 
tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Bệnh viện Nhi Trung ương 
bằng kỹ thuật PCR”, Tạp chí Y dọc Dự phòng , Tập XXIV, Số 
8 (157), trang 280 - 288, Hà Nội. 
2. Hoàng Thị Bích Ngọc, Đỗ Bích Ngọc, Phạm Diệu Quỳnh, 
Phùng Đắc Cam, Hoàng Thị Thu Hà (2015), “Tính kháng 
kháng sinh và mối liên quan phân tử các chủng 
Enteroaggregative E. coli phân lập từ trẻ tiêu chảy và trẻ không 
tiêu chảy bằng phương pháp Pulsed Field Gel 
Electrophoresis”, Tạp chí Y dọc Dự phòng , Tập XXV, Số 
8(168), trang 16 - 22, Hà Nội. 
3. Hoàng Thị Bích Ngọc, Nguyễn Quốc Hùng, Phùng Đắc Cam, 
Hoàng Thị Thu Hà (2016), “Xác định các nhóm Escherichia 
coli gây tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi tại bệnh viện đa khoa 
Ba Vì”, Tạp chí Y học thực hành, Số 10(1024), trang 228 - 
230, Hà Nội. 
CÁC CHỮ VIẾT TẮT 
AMC Amoxicillin/clavulanic acid 
AMP Ampicillin 
BVBV Bệnh viện Đa khoa Ba Vì 
CEP Cephalothin 
CHL Chloramphenicol 
CIP Ciprofloxacin 
CXM Cefuroxim 
DAEC Diffusely adherent E. coli (E. coli bám dính lan tỏa ở ruột) 
DEC Diarrhea Escherichia coli (E. coli gây tiêu chảy) 
EAEC Enteroaggregative E. coli (E. coli bám dính kết tập ruột) 
EHEC Enterohemorrhagic E. coli (E. coli gây xuất huyết ruột) 
EIEC Enteroinvasive E. coli (E. coli xâm nhập ruột) 
EPEC Enteropathogenic E. coli (E. coli gây bệnh đường ruột) 
ETEC Enterotoxigenic E. coli (E. coli sinh độc tố ruột) 
KBV Trẻ khỏe tại huyện Ba Vì 
KHN Trẻ khỏe tại quận Tây Hồ 
LT Heat-Labile-Toxin 
MLST Multi locus sequence typing (giải trình tự gen nhiều locus) 
NAL Nalidixic acid 
NTƯ Bệnh viện Nhi Trung ương 
PFGE Pulsed-field gel electrophoresis (điện di xung trường) 
SXT Trimethoprim/sulfamethoxazole 
ST Sequence typing (kiểu trình tự) 
TET Tetracyclin 
VT Verocytotoxin 
VTEC Verocytotoxin - producing E. coli 
 1 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Tiêu chảy là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong 
ở trẻ em, đặc biệt các nước đang phát triển. Theo ước tính mỗi năm 
trên thế giới có khoảng 2 tỷ trường hợp tiêu chảy trong đó có khoảng 
1,9 triệu trẻ dưới 5 tuổi tử vong do tiêu chảy. Tại Việt Nam, theo 
thống kê của Cục y tế dự phòng, năm 2009 Hà Nội vẫn có tới 104367 
trường hơp tiêu chảy/năm cao nhất trong cả nước với tỷ lệ 
1612,54/100000 dân. 
Căn nguyên gây tiêu chảy rất đa dạng và Escherichia coli (E. coli) là 
căn nguyên quan trọng gây tiêu chảy thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Tỷ lệ 
E. coli gây tiêu chảy khác nhau ở mỗi quốc gia và thời điểm nghiên cứu, 
tại Việt Nam năm 2001 - 2002 E. coli gây tiêu chảy chiếm 22,5% căn 
nguyên gây tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi điều trị tại bệnh viện, tại 
Trung Quốc năm 2012 - 2013 nghiên cứu tại 4 bệnh viện tỷ lệ E. coli 
gây tiêu chảy chiếm 9,9% trong số các căn nguyên gây tiêu chảy. 
Xác định mối liên quan giữa triệu chứng lâm sàng của bệnh tiêu 
chảy với căn nguyên gây tiêu chảy giúp định hướng căn nguyên gây 
bệnh để xử trí kịp thời. Những năm gần đây Enteroaggregative E. coli 
(EAEC) là nhóm E. coli gây tiêu chảy mới nổi, chiếm tỷ lệ cao ở các 
nước đang phát triển như tại Ấn Độ EAEC chiếm 65,4% trong số các 
loại E. coli gây tiêu chảy. Việt Nam, EAEC chiếm 11,6% căn nguyên 
gây tiêu chảy của trẻ dưới 5 tuổi, năm 2011 xảy ra dịch tiêu chảy ở 
Đức đề cập đến vai trò của EAEC trong vụ dịch tiêu chảy này. Việc 
nghiên cứu căn nguyên gây tiêu chảy, mức độ kháng kháng sinh đặc 
biệt mối liên quan dịch tễ học phân tử có ý nghĩa quan trọng và cần 
thiết nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác phòng và điều trị bệnh. Kỹ 
thuật điện di xung trường (pulsed-field gel electrophoresis - PFGE) đã 
được áp dụng khá rộng rãi để xác định mối liên quan dịch tễ học phân 
tử của các chủng vi khuẩn thông qua sự khác nhau của các đoạn kiểu 
gen. Gần đây kỹ thuật giải trình tự gen nhiều locus (Multilocus sequence 
typing - MLST) được đánh giá là kỹ thuật có mức độ phân loại tốt với 
 2 
một số loại vi khuẩn như Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus 
aureus. Tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào sử dụng đồng thời hai kỹ 
thuật PFGE và MLST để xác định mối liên quan dịch tễ học phân tử của 
các chủng EAEC do vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Xác 
định sự phân bố và một số đặc điểm sinh học phân tử các nhóm 
Escherichia coli gây tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi tại địa bàn Hà 
Nội” với 2 mục tiêu: 
1. Xác định tỷ lệ, sự phân bố và một số yếu tố liên quan của các nhóm 
Escherichia coli gây tiêu chảy ở trẻ dưới 5 tuổi tại bệnh viện Nhi 
Trung ương và bệnh viện Đa khoa Ba Vì năm 2010 - 2012. 
2. Mô tả một số đặc điểm sinh học phân tử của các chủng 
Enteroaggregative E. coli ở 2 bệnh viện nghiên cứu trên và trẻ 
không tiêu chảy tại huyện Ba Vì và quận Tây Hồ - Hà Nội 
2010 – 2012. 
 Những đóng góp mới của luận án 
Đây là nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam sử dụng kỹ thuật PFGE và 
MLST nghiên cứu mối liên quan dịch tễ học phân tử của các chủng 
EAEC, kết quả nghiên cứu cho thấy đối các chủng EAEC sử dụng kỹ 
thuật MLST có khả năng phân biệt tốt hơn PFGE. 
Xác định được một số yếu tố liên quan tới tiêu chảy có EAEC ở 
trẻ tiêu chảy dưới 5 tuổi. 
 Cấu trúc luận án 
- Luận án 115 trang 
- Đặt vấn đề: 2 trang, chương 1: Tổng quan (36 trang), chương 2: 
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu (17 trang), chương 3: Kết quả 
nghiên cứu (32 trang), chương 4: Bàn luận (25 trang), kết luận (1 trang), 
kiến nghị (1 trang), những đóng góp mới của luận án (1 trang). 
Trong luận án có 29 bảng, 15 biểu đồ, 17 hình. 
Luận án có 127 tài liệu tham khảo, trong đó có 13 tài liệu tiếng 
Việt, 114 tài liệu tiếng Anh. 
 3 
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 
1.1. Tiêu chảy trên thế giới và Việt Nam 
Thế giới vẫn còn gần 9 triệu trẻ chết mỗi năm, tỷ lệ tử vong ở trẻ 
dưới 5 tuổi do tiêu chảy đứng thứ hai (sau viêm phổi) chiếm 11%. 
Hơn 80% tỷ lệ tử vong xảy ra ở châu Phi và Đông Nam Á. 
Khảo sát tình hình tiêu chảy Toàn quốc trong 10 năm (2004-
2014), năm 2004 Việt Nam có 922832 trường hợp tiêu chảy, năm 
2005 tăng lên cao nhất là 1012378 trường hợp, sau đó qua các năm 
có xu hướng giảm dần đến năm 2014 còn 566215 trường hợp. 
1.2. Bệnh tiêu chảy 
Tiêu chảy là tình trạng trẻ đi ngoài phân lỏng bất thường từ 3 lần 
trở lên trong 24 giờ, kèm theo trẻ có thể xuất hiện các triệu chứng như 
sốt, nôn, đau bụng. Tiêu chảy cấp là tiêu chảy dưới 14 ngày, tiêu chảy 
trên 14 ngày là tiêu chảy kéo dài. 
Căn nguyên gây tiêu chảy rất đa dạng từ vi rút, vi khuẩn đến ký 
sinh trùng, nấm. Ở các nước đang phát triển căn nguyên vi khuẩn và kí 
sinh trùng chiếm tỷ lệ cao hơn. Triệu chứng lâm sàng của tiêu chảy đa 
dạng trẻ vật vã, kích thích quấy khóc hoặc li bì, hôn mê nếu mất nước 
nặng, buồn nôn hoặc nôn, khát nước. Tiêu chảy phân lỏng hoặc lẫn 
máu hoặc nhày máu. Điều trị tiêu chảy bằng bù nước và điện giải, kết 
hợp dùng kháng sinh nếu do vi khuẩn. 
1.3. Tiêu chảy do E. coli 
Tiêu chảy do E. coli là bệnh phổ biến trên thế giới đặc biệt ở trẻ 
em các nước đang phát triển. Tỷ lệ E. coli khác nhau tùy từng vùng 
địa lý. Châu Phi, vùng ngoại thành Sudan tiêu chảy do E. coli chiếm 
48% ở trẻ dưới 5 tuổi tiêu chảy. Trung Quốc, nghiên cứu năm 2009 - 
2013 trẻ dưới 5 tuổi tiêu chảy tại bệnh viện thì E. coli chỉ chiếm 5%. 
Năm 2011 nhiều nước châu Âu trong đó có Đức dịch tiêu chảy do 
E. coli O104:H4 xảy ra, có 3910 người mắc bệnh, 782 trường hợp có 
hội chứng tan huyết, urê huyết cao, trong đó 45 trường hợp tử vong. 
 4 
Việt Nam, theo nghiên cứu của Nguyễn Vũ Trung, Bùi Thị Thu 
Hiền trên đối tượng trẻ dưới 5 tuổi tiêu chảy, tỷ lệ E. coli gây tiêu 
chảy chiếm trên 20%. Năm 2010-2012 nghiên cứu tác nhân gây tiêu 
chảy phân lập được ở trẻ em nhập viện tỉnh Thái Bình E. coli gây tiêu 
chảy chiếm 15%. 
1.4. E. coli gây tiêu chảy (Diarrhea E. coli: DEC) 
E. coli mang gen độc lực có khả năng gây tiêu chảy, dựa vào tính 
chất gây bệnh chia E. coli gây tiêu chảy thành các nhóm chính: 
Enteropathogenic E. coli (EPEC): E. coli gây bệnh đường ruột 
Enteroaggregative E. coli (EAEC): E. coli bám dính kết tập ruột 
Enterohemorrhagic E. coli (EHEC): E. coli gây xuất huyết ruột 
Enterotoxigenic E. coli (ETEC): E. coli sinh độc tố ruột 
Enteroinvasive E. coli (EIEC): E. coli xâm nhập ruột 
Diffusely adherent E. coli (DAEC): E. coli bám dính lan tỏa ở ruột 
EPEC gây bệnh bằng bám dính tại chỗ và phá hủy vi nhung mao 
ruột làm nhung mao ruột ngắn dần. Yếu tố bám bfp được mã hóa bởi 
gen bfpA, không phải tất cả các EPEC đều có yếu tố bfp. Những 
chủng EPEC có bfp là EPEC điển hình, chủng không có bfp là EPEC 
không điển hình. EPEC truyền yếu tố thụ thể Tir vào màng tế bào 
chủ. EPEC bám vào màng tế bào chủ thông qua yếu tố intimin được 
mã hóa bởi gen eaeA. 
EAEC gây tiêu chảy cả ở người lớn và trẻ em. EAEC gây bệnh 
bằng cách bám lên bề mặt tế bào biểu mô ruột bằng các yếu tố bám 
dính được mã hóa bởi các gen aggA, aafA, agg3, agg4. Gen aggR 
điều hòa hoạt động của các gen mã hóa yếu tố bám dính. Gen aap mã 
hóa cho yếu tố phân tán, gen aatA mã hóa cho kênh vận chuyển các 
chất, gen aaiC mã hóa cho tiết protein. EAEC tiết chất nhày tạo màng 
sinh học (biofilm) lên bề mặt tế bào biểu mô. EAEC tiết độc tố tác 
động vào tế bào biểu mô ruột như độc tố EAST1 được mã hóa bởi 
gen astA, độc tố ShET1 mã hóa bởi gen set1A. 
EHEC có thể gây hội chứng tan huyết, u rê huyết. EHEC bám, 
xâm nhập, gắn vào biểu mô ruột và gây tổn thương tại chỗ tương tự 
 5 
như EPEC. EHEC tiết độc tố Stx1 và Stx2 phá hủy nhung mao ruột, 
mỗi chủng EHEC có Stx1 và/hoặc Stx2. 
ETEC gây bệnh bằng cách bám vào tế bào biểu mô ruột và tiết 
độc tố. Có 2 loại độc tố chính là LT và ST, độc tố LT được mã hóa 
bởi cụm gen eltAB gồm 2 gen là eltA và eltB. Độc tố ST gồm ST-I 
(còn gọi STa) được mã hóa bởi gen estA và ST-II (STb) được mã hóa 
bởi gen estB. Một số chủng ETEC chỉ có độc tố LT hoặc chỉ có độc 
tố ST, nhưng có chủng có cả độc tố LT và ST. 
EIEC xâm nhập vào trong tế bào biểu mô đại tràng, nhân lên trong tế 
bào làm tổn thương tế bào, sau đó xâm nhập vào đại thực bào, phá vỡ 
đại thực bào. Các gen ial, ipaH mã hóa cho yếu tố xâm nhập của EIEC. 
DAEC mới được chú ý đến trong thời gian gần đây, DAEC có yếu 
tố bám Afa được mã hóa bởi gen afa, bao gồm các gen afaA, afaB, 
afaC, afaD, afaE, gen afaBC. 
1.5. Các kỹ thuật xác định E. coli gây tiêu chảy 
1.5.1. Các kỹ thuật thông thường 
1.5.2. Các kỹ thuật sinh học phân tử 
1.6. Kỹ thuật PFGE và MLST xác định mối liên quan dịch tễ học 
phân tử của các chủng E. coli gây tiêu chảy trên thế giới và Việt Nam 
CHƯƠNG 2 
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 
Đối tượng nghiên cứu cho mục tiêu 1 
Trẻ mắc tiêu chảy đến khám, điều trị tại bệnh viện Nhi Trung 
ương và bệnh viện đa khoa Ba Vì. 
Đối tượng nghiên cứu cho mục tiêu 2 
Các chủng vi khuẩn EAEC được xác định từ nhóm trẻ dưới 5 tuổi 
tiêu chảy tại bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh viện Đa khoa Ba Vì và 
nhóm trẻ không mắc tiêu chảy tại huyện Ba Vì và quận Tây Hồ thành 
 6 
phố Hà Nội có sức khỏe bình thường, được lấy mẫu phân xét nghiệm 
E. coli gây tiêu chảy. 
Tiêu chuẩn chọn 
- Trẻ dưới 5 tuổi, có địa chỉ cư trú tại Hà Nội với thời gian cư trú 
từ 3 tháng trở lên 
- Trẻ mắc tiêu chảy: trẻ đi ngoài từ 3 lần trở lên trong 24 giờ, phân 
lỏng hoặc thay đổi tính chất bình thường của phân. Thời gian tiêu 
chảy là thời gian kể từ ngày đầu tiên trẻ bị tiêu chảy tới ngày thăm 
khám, trong khoảng thời gian đó có thể ngừng tiêu chảy trong 1 
ngày. Không đưa vào nghiên cứu những trẻ đang dùng kháng sinh. 
- Trẻ không mắc tiêu chảy: trẻ có sức khỏe bình thường, không 
mắc tiêu chảy ít nhất 1 tháng tính tới thời điểm lấy mẫu phân. 
2.2. Thời gian nghiên cứu 
Thời gian thu thập mẫu nghiên cứu từ tháng 1/2010 - 9/2012. 
2.3. Thiết kế nghiên cứu 
Nghiên cứu mô tả cắt ngang có kết hợp phân tích để xác định 
tỷ lệ và sự phân bố các loại E. coli gây tiêu chảy. 
Nghiên cứu mô tả dựa trên dữ liệu phòng thí nghiệm vi sinh và 
sinh học phân tử về E. coli gây tiêu chảy. 
2.4. Cỡ mẫu nghiên cứu 
- Cỡ mẫu cho mục tiêu 1: 
2
2
α/21
d
p)(1pZ
n
 x DE 
Trong đó n: cỡ mẫu tối thiểu, Z: hệ số tin cậy, α: độ tin cậy (α 
=95% thì Z=1,96), d: giá trị sai lệch tuyệt đối (chọn d = 0,05), p: tỷ lệ 
có DEC ở trẻ tiêu chảy từ nghiên cứu trước, lấy p = 0,225. DE: Hệ số 
thiết kế, lấy DE = 1,2. Tính ra được cỡ mẫu tối thiểu là 347 trẻ mắc 
tiêu chảy. Trên thực tế chúng tôi đã lấy 360 trẻ mắc tiêu chảy được 
điều trị tại 2 bệnh viện vào diện nghiên cứu. 
 7 
- Cỡ mẫu cho mục tiêu 2: 
Từ phân của 360 trẻ tiêu chảy tại bệnh viện và 386 trẻ không tiêu 
chảy được chọn từ các lớp mẫu giáo, nhà trẻ xác định được 33 chủng 
EAEC để xác định đặc điểm sinh học phân tử và mối liên quan của 
các chủng bằng kỹ thuật PFGE. Lấy ngẫu nhiên 10 chủng EAEC từ 
33 chủng EAEC trên (7 chủng từ trẻ có tiêu chảy và 3 chủng từ trẻ 
không tiêu chảy) để xác định đặc điểm sinh học phân tử và mối liên 
quan của các chủng bằng kỹ thuật MLST. 
2.5. Phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu 
2.5.1. Kỹ thuật thu thập mẫu phân của bệnh nhân tiêu chảy 
2.5.2. Kỹ thuật nuôi cấy, phân lập và thử nghiệm tính nhạy cảm 
kháng sinh cho vi khuẩn E. coli 
Mẫu phân được cấy trên môi trường Mac Conkey, ủ 350 C trong 18-24 
giờ, xác định tính chất sinh vật hóa học của E. coli. Sau khi được xác định 
là EAEC bằng kỹ thuật PCR được thử nghiệm độ nhạy cảm với kháng 
sinh theo phương pháp khoanh giấy khuếch tán trên môi trường thạch 
Muller Hinton với các kháng sinh: ampicillin (AMP) 10 µg, cephalothin 
(CEP) 30 µg, cefuroxim (CXM) 30 µg, amoxicillin/clavulanic acid 
(AMC) 20/10 µg, trimethoprim/sulfamethoxazol (SXT) 1,25/23,75 µg, 
chloramphenicol (CHL) 30 µg, tetracycline (TET) 30µg, nalidixic acid 
(NAL) 30 µg, ciprofloxacin (CIP) 5 µg. 
 8 
2.5.3. Kỹ thuật PCR xác định E. coli gây tiêu chảy 
Bảng 2.2. Các cặp mồi sử dụng xác định E. coli gây tiêu chảy 
Mồi 
Gen 
đích 
Trình tự ...  EAEC 2 chủng 
chiếm 16,7%, ETEC và DAEC không phát hiện được trường hợp nào 
ở nhóm tuổi này. 
3.1.3. Một số yếu tố liên quan với tình trạng tiêu chảy có DEC 
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa số lần tiêu chảy trung bình với tiêu 
chảy có DEC (n= 360) 
Yếu tố liên quan 
Có DEC 
(n = 55) 
Không có DEC 
(n = 305) 
Trung bình ± SD 
(Min - Max) 
7,22± 3,02 
(3-20) 
6,54 ± 2,2 
(3-15) 
p = 0,05 
Những trẻ có số lần tiêu chảy trung bình là 7,22 ± 3,02 có khả 
năng mang DEC cao hơn so với trẻ có số lần tiêu chảy trung bình 
là 6,54 ± 2,2, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,05. 
 14 
Bảng 3.12. So sánh triệu chứng lâm sàng giữa tiêu chảy có DEC và 
tiêu chảy không có DEC 
Triệu chứng 
lâm sàng 
Có DEC 
(n = 55) 
Không có DEC 
(n = 305) 
p 
Sốt 26 (47,3%) 86 (28,2%) p <0,001 
Nôn 21 (38,2%) 77 (25,3%) p <0,05 
Mất nước 17 (30,9%) 34 (11,1%) p <0,001 
Kết quả bảng 3.12 cho thấy tỷ lệ trẻ tiêu chảy có triệu chứng lâm 
sàng sốt, nôn, mất nước ở nhóm trẻ có DEC cao hơn ở nhóm trẻ tiêu 
chảy không có DEC ở cả 3 triệu chứng lâm sàng, sự khác biệt có ý 
nghĩa thống kê với p < 0,05. 
Bảng 3.13. So sánh tính chất phân giữa tiêu chảy có DEC và tiêu 
chảy không có DEC 
Tính chất phân 
Có DEC 
(n = 55) 
Không có DEC 
(n = 305) 
p 
Phân nhày hoặc máu 
hoặc nhày máu 
45 (81,8%) 169 (55,4%) p <0,001 
Kết quả cho thấy tỷ lệ trẻ có phân nhày hoặc máu hoặc nhày máu 
ở nhóm trẻ tiêu chảy có DEC cao hơn ở nhóm trẻ tiêu chảy không có 
DEC, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. 
3.2. Một số đặc điểm sinh học phân tử của các chủng EAEC ở trẻ 
tiêu chảy tại bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh viện Đa khoa Ba Vì 
và trẻ không tiêu chảy tại huyện Ba Vì, quận Tây Hồ - Hà Nội 
2010 - 2012 
3.2.1. Một số đặc điểm chung của các chủng vi khuẩn EAEC 
Kết quả phân tích 33 chủng EAEC xác định được từ trẻ tiêu chảy 
(24 chủng) và trẻ không tiêu chảy (9 chảy). 
 15 
3.2.2. Mức độ kháng kháng sinh và phân bố gen độc lực của các 
chủng EAEC 
Biểu đồ 3.11. Mức độ kháng kháng sinh của các chủng EAEC 
phân lập từ trẻ tiêu chảy (n=24) 
Kết quả cho thấy EAEC đã kháng cao với ampicillin 83,3%, 
trimethoprim/sulfamethoxazol 75,0%, chloramphenicol 33,3%, 
nalidixic acid 20,8%, không có chủng nào kháng với ciprofloxacin 
nhưng đã có 8,3% số chủng ở mức trung gian. 
EAEC kháng cephalothin, cefuroxim, amoxicillin/clavulanic và 
tetracyclin tương ứng 83,3%, 37,5%, 37,5% và 79,2%. 
Bảng 3.14. Tỷ lệ EAEC kháng số loại kháng sinh (n=33) 
Số loại 
kháng sinh 
Số chủng kháng 
Tổng số Trẻ tiêu chảy 
(n=24) 
Trẻ không tiêu 
chảy (n= 9) 
2 loại 3 3 6 
3 loại 4 3 7 
4 loại 4 1 5 
5 loại 5 1 6 
6 loại 7 1 8 
7 loại 1 0 1 
Tất cả các chủng EAEC đều kháng từ 2 loại kháng sinh trở lên, 
27/33 chủng EAEC (81,8%) kháng 3 loại kháng sinh trở lên. 
 16 
Bảng 3.15. Tỷ lệ mang các gen độc lực của các chủng EAEC 
Loại gen 
EAEC ở trẻ tiêu chảy 
(n=24) 
EAEC ở trẻ không tiêu 
chảy (n=9) 
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 
aggR 20 83,3 3 33,3 
aggA 9 37,5 3 33,3 
aafA 1 4,2 3 33,3 
aap 21 87,5 2 22,2 
astA 11 45,8 2 22,2 
Kết quả bảng trên cho thấy ở trẻ tiêu chảy 87,5% số chủng 
EAEC có gen aap, 83,3% có gen aggR, 45,8% có gen astA, 37,5% có 
gen aggA và chỉ có 4,2% có gen aafA. Trẻ không tiêu chảy 33,3% số 
chủng EAEC có aggR, aggA và aafA 22,2% số chủng có aap và astA. 
Bảng 3.16. Phân bố các gen độc lực của các chủng EAEC ở trẻ 
tiêu chảy (n=24) và trẻ không tiêu chảy (n=9) 
Số loại gen 
Trẻ tiêu chảy 
n (%) 
Trẻ không tiêu chảy 
n (%) 
EAEC có 1 gen 
aggR 2 (8,3) 
aggA 2 (22,2) 
aafA 3 (33,3) 
EAEC có 2 gen 
aggR, aggA 1 (11,1) 
aggR, aafA 1 (11,1) 
aggR, aap 2 (8,3) 
aggR, astA 1 (4,2) 
aggA, aap 2 (8,3) 
aafA, aap 1 (4,2) 
aap, astA 1 (11,1) 
EAEC có 3 gen 
aggR, aggA, aap 6 (25,0) 
aggR, aap, astA 9 (37,5) 1 (11,1) 
EAEC có 4 gen 
aggR, aggA, aap, astA 1 (4,2) 
 17 
Trẻ tiêu chảy có 8,3% số chủng EAEC mang 1 loại gen, 25,0% số 
chủng mang 2 loại gen, 62,5% số chủng EAEC mang 3 loại gen và 
4,2% số chủng mang 4 loại gen. Trẻ không tiêu chảy có 55,5% số 
chủng EAEC mang 1 loại gen, 33,3% số chủng mang 2 loại gen, 
11,1% số chủng EAEC mang 3 loại gen. 
3.2.3. Một số đặc điểm sinh học phân tử của các chủng vi khuẩn 
EAEC 
Hình 3.4. Hình ảnh cây phả hệ PFGE của 33 chủng EAEC phân 
lập từ phân trẻ tiêu chảy và trẻ không tiêu chảy (n=33) 
Khi phân tích bằng kỹ thuật PFGE 33 chủng EAEC lấy 
ngưỡng tương đồng về kiểu gen là 80% trở lên, có 31/33 chủng chia 
 18 
thành 5 nhóm kiểu gen tương đồng từ 80% trở lên và có 2 chủng là 
337 và 1056 không xếp vào nhóm tương đồng trên. 
Nhóm I gồm 3 chủng có mức tương đồng 80%, chung kiểu đề 
kháng AMP, SXT. Nhóm II gồm 4 chủng có mức tương đồng 87%, 
trong đó có 2 chủng 14 và 15 tương đồng 100%, chung kiểu đề kháng 
AMP, CEP, CXM, TET. Nhóm III gồm 11 chủng tương đồng 80%, 
chung kiểu đề kháng CEP. Nhóm IV gồm 7 chủng tương đồng 83%. 
Nhóm V gồm 6 chủng tương đồng 87%, chung kiểu đề kháng TET. 
Bảng 3.17. Phân tích kết quả MLST của các chủng EAEC 
Chủng 
EAEC 
Gen Kiểu 
ST adk fumC gyrB icd mdh purA recA 
Chủng 33 10 11 4 8 8 8 2 10 
Chủng 536 10 11 4 8 8 8 2 10 
Chủng 327 10 11 4 8 8 8 2 10 
Chủng 903 10 11 4 8 8 8 2 10 
Chủng 938 4 26 2 25 5 5 19 38 
Chủng 966 4 26 2 25 5 5 19 38 
Chủng 23 10 11 4 8 8 18 2 215 
Chủng 572 18 22 20 23 5 15 4 414 
Chủng 333 101 88 97 108 26 79 2 457 
Chủng 
1056 
6 6 5 136 9 7 7 678 
Kết quả MLST cho thấy 10 chủng EAEC thuộc 6 kiểu trình tự ST 
đã xác định trên thế giới, trong đó 4 chủng thuộc ST10, 2 chủng 
ST38, 1 chủng ST215, 1 chủng ST414, 1 chủng ST457 và 1 chủng 
ST678. 
 19 
Bảng 3.20. So sánh kết quả PFGE và MLST của 10 chủng EAEC 
Chủng 
Nhóm 
PFGE 
ST-
MLST 
Địa chỉ cư trú 
Thời 
gian 
Chủng 33 Nhóm III 10 Tản Hồng - Ba Vì 4/2011 
Chủng 536 Nhóm III 10 Chu Minh - Ba Vì 5/2011 
Chủng 327 Nhóm IV 10 Yên Phụ - Tây Hồ 1/2010 
Chủng 903 Nhóm III 10 Mai Đình - Sóc Sơn 10/2011 
Chủng 938 Nhóm V 38 
Nguyễn Khoái - Thanh 
Trì 
11/2011 
Chủng 966 Nhóm V 38 Tiến Thịnh - Mê Linh 3/2012 
Chủng 23 Nhóm IV 215 Chu Minh - Ba Vì 12/2010 
Chủng 572 Nhóm III 414 Cam Thượng - Ba Vì 2/2010 
Chủng 333 Nhóm III 457 Âu Cơ - Tây Hồ 2/2010 
Chủng 
1056 
Không thuộc 
5 nhóm 
678 Phù Lưu- Ứng Hòa 9/2012 
Bảng trên cho thấy: 10 chủng EAEC phân thành 3 nhóm kiểu gen 
(nhóm III, IV, V) có mức tương đồng 80% trở lên và 1 chủng không 
được xếp vào các nhóm tương đồng trên 80%. Các chủng có cùng 
nhóm kiểu gen đều xác định được từ các trẻ có địa chỉ cư trú khác 
nhau, ở các thời điểm khác nhau. 
10 chủng EAEC khi thực hiện kỹ thuật MLST chia thành 6 kiểu 
trình tự ST (10, 38, 215, 414, 457, 678). Các chủng có kiểu trình tự 
như nhau được xác định từ các trẻ có có địa chỉ cư trú khác nhau, ở 
các thời điểm khác nhau. 
 20 
Chương 4 
BÀN LUẬN 
4.1. Tỷ lệ, sự phân bố và một số yếu tố liên quan các loại E. coli 
gây tiêu chảy ở trẻ dưới 5 tuổi tại bệnh viện Nhi Trung ương và 
bệnh viện Đa khoa Ba Vì năm 2010 - 2012 
4.1.1. Đặc điểm chung của nhóm trẻ tiêu chảy 
Tỷ lệ phát hiện DEC tại 2 bệnh viện là 15,3%, tỷ lệ này thấp hơn 
nghiên cứu tại Ấn Độ năm 2003 - 2006 là 52%, I rắc năm 2009 là 
38%, nhưng cao hơn nghiên cứu tại Libya năm 2000-2001 chiếm 
8,6%, Trung Quốc năm 2009 - 2013 chiếm 5%. Một số nghiên cứu 
chỉ ra có sự đồng nhiễm giữa các loại DEC trong mẫu nghiên cứu, 
tuy nhiên trong nghiên cứu của chúng tôi không phát hiện trường hợp 
nào đồng nhiễm 2 loại DEC, kết quả này cũng tương tự kết quả 
nghiên cứu tại Ấn Độ ở 5 bệnh viện với 1826 bệnh nhân nhưng 
không phát hiện có sự đồng nhiễm các gen của DEC, nghiên cứu tại 
Trung Quốc với 2318 trẻ tiêu chảy có 7,6% là DEC nhưng cũng 
không phát hiện trẻ nào có đồng nhiễm 2 loại DEC. 
4.1.2. Phân bố các nhóm E. coli gây tiêu chảy ở trẻ tiêu chảy có DEC 
EAEC là tác nhân tiêu chảy gặp ngày càng phổ biến ở các nước 
đang phát triển, chiếm tỷ lệ cao nhất trong các loại DEC, EPEC là căn 
nguyên thường gặp thứ 2 của DEC. Trong nghiên cứu này EAEC 
chiếm cao nhất 6,7%, EPEC 4,2%. Các nhóm EIEC, EHEC, ETEC, 
EIEC, DAEC gặp tỷ lệ không cao tương ứng 2,2%, 1,1%, 0,8%, 0,3%. 
4.1.3. Một số yếu tố liên quan với tình trạng tiêu chảy có DEC 
Trẻ tiêu chảy kèm sốt, nôn, mất nước làm tình trạng tiêu chảy của 
trẻ nặng hơn, trong nghiên cứu tỷ lệ trẻ tiêu chảy có sốt, nôn, mất 
nước có DEC cao hơn ở trẻ tiêu chảy không có DEC có ý nghĩa 
thống kê. Trẻ tiêu chảy có DEC trung bình số lần tiêu chảy là 7,22± 
 21 
3,02 lần/ngày, trẻ không có DEC trung bình 6,54 ± 2,2 lần, kết quả 
cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,05. Với 6 loại 
DEC gây tiêu chảy thì EAEC, EPEC, EHEC, EIEC, DEAC đều gây 
tổn thương biểu mô đường ruột do vậy phân có thể có máu, nhày 
hoặc nhày máu. Với 55 trẻ tiêu chảy có DEC thì trẻ tiêu chảy phân có 
nhày hoặc máu hoặc nhày máu chiếm 81,8% cao hơn ở trẻ tiêu chảy 
không có DEC chiếm 55,4%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê 
với p < 0,001. 
4.2. Đặc điểm sinh học phân tử của các chủng EAEC ở trẻ tiêu chảy 
tại bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh viện Đa khoa Ba Vì và trẻ 
không tiêu chảy tại huyện Ba Vì, quận Tây Hồ - Hà Nội 2010 -2012. 
4.2.1.Một số đặc điểm chung của các chủng vi khuẩn EAEC 
Với 24 chủng EAEC xác định được từ 360 trẻ tiêu chảy (chiếm 
6,7%) và 9 chủng EAEC xác định được từ 386 trẻ không tiêu chảy 
(chiếm 2,3%), hầu hết các chủng này đều xác định ở trẻ dưới 2 tuổi 
chiếm 84,8% và ở trẻ nam chiếm 66,7% cao hơn trẻ nữ 33,3%. 
4.2.2. Mức độ kháng kháng sinh và phân bố gen độc lực của các 
chủng EAEC 
Các chủng EAEC phân lập từ trẻ tiêu chảy được thử nghiệm với 9 
loại kháng sinh, EAEC đề kháng cao với các kháng sinh thường 
dùng được khuyến cáo để điều trị tiêu chảy như ampicillin là 
83,3%, trimethoprim/sulfamethoxazol 75%. Tỷ lệ E. coli kháng 2 
kháng sinh này cũng rất cao trong các nghiên cứu Nguyễn Vũ 
Trung (86,4% và 88,3%), Peru (85% và 79%). Tại Việt Nam 
ampicillin, trimethoprim/sulfamethoxazol được dùng phổ biến, dễ 
dàng mua được trên thị trường không cần đơn của bác sĩ do vậy đây có 
thể là lý do mà tỷ lệ kháng các kháng sinh này rất cao. Kháng sinh 
nalidixic acid tác dụng tốt với trực khuẩn Gram âm ở đường tiêu hóa 
 22 
trong đó có EAEC, nhưng không được khuyến cáo rộng rãi ở trẻ em. 
Trong nghiên cứu EAEC kháng với nalidixic acid 20,8%, tương tự tỷ 
lệ kháng của EAEC ở các nghiên cứu trước tại Việt Nam. 
100% số chủng EAEC từ trẻ tiêu chảy và không tiêu chảy kháng từ 
2 loại kháng sinh trở lên, 81,8% kháng từ 3 loại kháng sinh trở lên. 
Sự kết hợp các gen độc lực làm tăng độc tính của EAEC trong tiêu 
chảy, trẻ tiêu chảy có 62,5% số chủng EAEC mang 3 loại gen và 
4,2% số chủng mang 4 loại gen. Trẻ không tiêu chảy có 33,3% số 
chủng mang 2 loại gen, 11,1% số chủng EAEC mang 3 loại gen, 
không có chủng nào mang 4 loại gen. 
4.2.3. Một số đặc điểm sinh học phân tử của các chủng EAEC 
Với 33 chủng EAEC lấy ngưỡng tương đồng về kiểu gen 80% để 
phân tích kiểu gen PFGE và kháng kháng sinh cho thấy không phải 
nhóm nào cũng tìm được kiểu hình kháng kháng sinh chung. Khi 
phân tích ở mức tương đồng cao hơn như 90%, thì các chủng có 
nhiều đặc tính kháng kháng sinh chung hơn như chủng 14 và 15, 33 
và 536, 24 và 572, 938 và 966, 39, 534 và 539. Khi nghiên cứu về 
E. coli gây nhiễm trùng tiết niệu Karen Ejimaes cũng thấy mặc 
dù một số chủng có mối tương đồng 85% về kiểu gen PFGE nhưng 
cũng không tìm thấy mối liên quan của các trường hợp nhiễm trùng. 
Phân tích kiểu gen của 10 chủng EAEC đã xác định được 6 kiểu 
trình tự là ST10, ST38, ST215, ST414, ST457 và ST678. Tỷ lệ ST10 
chiếm cao nhất 40% và tiếp đến ST38 chiếm 20%. Cả 6 kiểu trình tự 
này đều xác định được ở một số nước trên thế giới, trong đó ST 10 và 
ST 38 cũng chiếm phổ biến nhất. Với 9 loại kháng sinh thử nghiệm, 
kết quả phân tích cho thấy các chủng ST10 đều kháng ampicillin, 
cephalothin, cefuroxim, tetracyclin, đặc biệt chủng 327 và 903 đều 
cùng kháng 6 loại kháng sinh. Các chủng ST38 kháng với 
 23 
ampicillin, cephalothin, cefuroxim, trimethoprim/sulfamethoxazol 
và tetracyclin. Các chủng EAEC có kiểu ST giống nhau thì có kiểu 
kháng kháng sinh gần giống nhau. Các chủng 23, 572, 333 và 1056 
có các kiểu ST khác nhau có kiểu kháng kháng sinh khác nhau. 
Khi so sánh mối liên quan dịch tễ học phân tử của các chủng vi 
khuẩn bằng kỹ thuật PFGE và MLST được một số nghiên cứu đề cập 
tới với nhiều nhận định khác nhau, tác giả Jennifer và cộng sự nhận 
định mặc dù MLST là một kỹ thuật mới nhưng khả năng phân biệt 
các chủng Pseudomonas aeruginosa thấp hơn so PFGE, tương tự tác giả 
Noller và cộng sự cũng đánh giá Escherichia coli O157: H7 sử dụng kỹ 
thuật MLST khả năng phân biệt cũng thấp hơn so kỹ thuật PFGE. Các 
nghiên cứu về Salmonella spp, Vibrio cholerae, Enterococcus faecalis, 
E. coli và S. aureus lại cho rằng MLST có độ phân biệt cao hơn so 
PFGE. Tuy nhiên cũng có nghiên cứu chỉ ra rằng không có sự khác 
biệt rõ ràng giữa 2 phương pháp 
KẾT LUẬN 
1. Tỷ lệ, sự phân bố và một số yếu tố liên quan của các loại E. coli 
gây tiêu chảy ở trẻ dưới 5 tuổi tại bệnh viện Nhi Trung ương và 
bệnh viện Đa khoa Ba Vì năm 2010 - 2012 
- Tỷ lệ Escherichia coli gây tiêu chảy ở trẻ dưới 5 tuổi mắc 
tiêu chảy tại 2 bệnh viện nghiên cứu là 15,3%. Bệnh viện Nhi Trung 
ương có tỷ lệ 20,1%, bệnh viện Đa khoa Ba Vì là 11,4%. 
- Tỷ lệ các nhóm E. coli gây tiêu chảy: EAEC chiếm cao nhất 
6,7%, tiếp đến EPEC 4,2%, EIEC 2,2%, EHEC 1,1%, ETEC 0,8% và 
DAEC 0,3%. 
- Số lần tiêu chảy/ngày của trẻ tiêu chảy có DEC (+) cao hơn 
có ý nghĩa thống kê so với trẻ tiêu chảy không có DEC. 
 24 
- Trẻ tiêu chảy có DEC (+) có tỷ lệ xuất hiện các triệu chứng 
sốt, nôn, mất nước và phân nhày/máu/nhày máu cao hơn có ý nghĩa 
thống kê so với nhóm trẻ tiêu chảy không có DEC. 
- Không thấy mối liên quan giữa nhóm tuổi, giới và loại tiêu 
chảy với tình trạng tiêu chảy có DEC (+) ở trẻ nghiên cứu. 
2. Một số đặc điểm sinh học phân tử của các chủng EAEC ở trẻ 
tiêu chảy tại bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh viện Đa khoa Ba Vì 
và trẻ không tiêu chảy tại huyện Ba Vì, quận Tây Hồ - Hà Nội 
2010 -2012 
- Tỷ lệ EAEC phân lập từ trẻ tiêu chảy kháng một số loại 
kháng sinh thường sử dụng điều trị tiêu chảy: ampicillin 83,3%, 
trimethoprim/sulfamethoxazol 75%, nalidixic acid 20,8%; chưa có 
chủng nào kháng với ciprofloxacin. Có 81,8% số chủng EAEC kháng 
từ 3 loại kháng sinh trở lên. 
- Có 66,7% số chủng EAEC ở trẻ tiêu chảy mang 3 loại gen độc 
lực trở lên, trong đó tỷ lệ mang gen aap là cao nhất 87,5%, thấp nhất là 
gen aafA 4,2%. 
- Có 31/33 chủng EAEC với mức tương đồng kiểu gen 80% trở 
lên, trong đó có 2 chủng tương đồng 100%. 
- Phân tích 10 chủng EAEC xác định được 6 kiểu trình tự ST 
đã xác định trên thế giới, 4/10 chủng EAEC thuộc ST10 và 2/10 
chủng thuộc ST38 là các ST cũng phổ biến trên thế giới. 
- Kỹ thuật MLST có khả năng phân biệt các chủng EAEC tốt 
hơn so PFGE. 

File đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_an_xac_dinh_su_phan_bo_va_mot_so_dac_diem_sinh.pdf