Tương quan giữa sử dụng kháng sinh và sự xuất hiện gen kháng thuốc nhân 1 trường hợp klebsiella pneumonia mang genebla NDM ‐ 1

Sự lan truyền đề kháng kháng sinh (KS) của

các vi khuẩn Enterobacteriaceae đang là vấn đề

quan trọng trong thực hành lâm sàng. Các vi

khuẩn này thường mang các gene kháng thuốc

như gene ESBL (Extended‐ spectrum beta‐

lactamase) (blaTEM, blaSHV, blaCTX‐M, blaVEB), và gene

MBL (Metallo beta‐lactamase) (blaVIM, blaIMP,

blaSPM, ), đề kháng với hầu hết các kháng sinh

β‐lactam kể cả cephalosporin (hay

carbapenem)(5,9).

Vi khuẩn mang gene blaNDM‐1

carbapenemase lần đầu tiên được mô tả năm

2009 ớ chúng Klebsiella pneumoniaephân lập từ

bệnh nhân điều trị nhiễm trùng tiểu ở một

bệnh viện Thụy Điển, có tiền sử điều trị bệnh

tại New Delhi, Ấn Độ(12,13). Từ đó đến nay, đã

có rất nhiều các nghiên cứu phát hiện các

chủng E. coli và Klebsiella mang gene blaNDM‐1 ở

nhiều quốc gia trên thế giới. Một điều đáng lo

ngại là một nghiên cứu ở khu vực Haryana

cho thấy tất cả 26 chủng Klebsiella mang gene

blaNDM‐1 ở khu vực này có cùng kiểu di truyền

genetic fingerprint, gợi ý có sự lan truyền dịch

đơn của loại vi khuẩn này(13

pdf 6 trang dienloan 5760
Bạn đang xem tài liệu "Tương quan giữa sử dụng kháng sinh và sự xuất hiện gen kháng thuốc nhân 1 trường hợp klebsiella pneumonia mang genebla NDM ‐ 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tương quan giữa sử dụng kháng sinh và sự xuất hiện gen kháng thuốc nhân 1 trường hợp klebsiella pneumonia mang genebla NDM ‐ 1

Tương quan giữa sử dụng kháng sinh và sự xuất hiện gen kháng thuốc nhân 1 trường hợp klebsiella pneumonia mang genebla NDM ‐ 1
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013  Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 613
TƯƠNG QUAN GIỮA SỬ DỤNG KHÁNG SINH VÀ SỰ XUẤT HIỆN  
GEN KHÁNG THUỐC NHÂN 1 TRƯỜNG HỢP KLEBSIELLA 
PNEUMONIA MANG GENEBLA NDM‐1 
Lê Thị Anh Thư*, Trần Thị Thanh Nga**, Nguyễn Thị Phương Lan*** 
TÓM TẮT 
Đặt vấn đề: Nhằm đánh giá mối tương quan giữa sử dụng kháng sinh (KS) và sự xuất hiện gene kháng 
thuốc, chúng tôi đã theo dõi diễn tiến điều trị KS và sự xuất hiện gene kháng thuốc trên 1 trường hợp nhiễm 
Klebsiella pneumonia mang geneblaNDM‐1. 
Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Mô tả trường hợp bệnh. Mô tả lâm sàng và đánh giá sự tương 
quan của lâm sàng, sử dụng KS, xét nghiệm KS đồ và sự xuất hiện các gene kháng KS. 
Kết quả: Bệnh nhân nam, 59 tuổi, nông dân, nhập viện với chẩn đoán: Nhiễm khuẩn mỏm cụt đùi trái sau 
phẫu thuật cắt 1/3 dưới đùi trái trên bệnh nhân bị tắc tĩnh mạch đùi mãn tính do huyết khối. Bệnh nhân vào viện 
trong tình trạng không sốt, các dấu hiệu sinh tồn trong giới hạn bình thường, mỏm cụt rỉ dịch ít.Các xét nghiệm 
thường quy trong giới hạn bình thường. Bệnh nhân được điều trị bằng nhiều loại KS bao gồm các cephalosporin 
thế hệ 3, aminoglycoside, trimethoprim. Kháng sinh sử dụng trong điều trị ban đầu hầu như không phù hợp với 
KS đồ. Theo dõi định týp gene cho thấy chủng Klebsiellapneumoniae phân lập từ vết thương có mang gene 
blaNDM‐1 và có sự gia tăng mức độ kháng KS và xuất hiện thêm các gene ESBL (blaTEM, blaSHV, blaCTX‐M, blaVEB) 
trong quá trình điều trị. Kết quả cấy vùng da vết thương còn dương tính với Klebsiellapneumoniae ngay cả khi 
vết mổ đã khô lành. 
Kết luận: Cần nghiên cứu thêm về đặc điểm các bệnh nhân nhiễm và tập trú Klebsiella pneumonia mang 
geneblaNDM‐1. Quản lý sử dụng KS là cần thiết để giảm đề kháng KS.  
Từ khóa: kháng sinh, đề kháng, Klebsiella pneumoniae, gene ESBL, gene blaNDM‐1 
ABSTRACT 
RELATIONSHIP BETWEEN ANTIBIOTIC USE AND THE PRESENCE OF MULTIDRUG RESISTANCE 
GENE‐ ACASE REPORT OF INFECTION WITH KLEBSIELLA PNEUMONIA MANG GENEBLA NDM‐1 
Le Thi Anh Thu, Tran Thi Thanh Nga, Nguyen Thi Phuong Lan 
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2013: 613 ‐ 618 
Introduction:  In order to evaluate the relationship between antibiotic using and the development of 
antibiotic resistance genes, we follow up a case infected by Klebsiella pneumoniae carrying blaNDM‐1. 
Method: Case report. Describe clinical aspects and evaluate the relationship between clinical symptoms, 
antibiogram and genotyping. 
Results: A 59 year‐old male, farmer, admitted with diagnosis wound infection after amputation of left thigh 
in patient with chronic venous stenosis due to thrombosis. Patient had no fever, vital sign in the normal range. 
Wound produced a small amount of exudate. Common tests were within normal range. Wound culture was 
positive with Klebsiella pneumonia carrying blaNDM‐1 ESBL genes. Patient was treated with many kinds of 
* Khoa Kiểm Soát Nhiễm Khuẩn, Bệnh viện Chợ Rẫy, **Khoa Vi Sinh, Bệnh viện Chợ Rẫy 
***Khoa Vi sinh‐Miễn dịch, Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh  
Tác giả liên lạc: TS.BS. Lê Thị Anh Thư ‐; ĐT:0913750074, Email: letathu@yahoo.com 
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 614
antibiotics including 3rdcephalosporins, aminoglycoside, trimethoprim. The initial antibiotic used is not 
concordant with antibiogram. Genotyping of Klebsiella pneumoniae isolated from wound showed the presence of 
gene blaNDM‐1 and the augmentation of gene ESBL (blaTEM, blaSHV, blaCTX‐M, blaVEB) during therapy. Skin culture 
was still positive with Klebsiella pneumoniae even when the wound is recovered. 
Conclusion: Further studies are required for better understanding about patients infected or colonised with 
Klebsiella pneumonia carrying geneblaNDM‐1. Antibiotic stewardship is necessary to reduce antibiotic resistance. 
Key words: antibiotic, resistance, Klebsiella pneumoniae, gene ESBL, gene blaNDM‐1 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Sự lan truyền đề kháng kháng sinh (KS) của 
các  vi  khuẩn  Enterobacteriaceae đang  là  vấn  đề 
quan  trọng  trong  thực  hành  lâm  sàng. Các  vi 
khuẩn này thường mang các gene kháng  thuốc 
như  gene  ESBL  (Extended‐  spectrum  beta‐
lactamase) (blaTEM, blaSHV, blaCTX‐M, blaVEB), và gene 
MBL  (Metallo  beta‐lactamase)  (blaVIM,  blaIMP, 
blaSPM,), đề kháng với hầu hết các kháng sinh 
β‐lactam  kể  cả  cephalosporin  (hay 
carbapenem)(5,9). 
Vi  khuẩn  mang  gene  blaNDM‐1 
carbapenemase  lần  đầu  tiên  được mô  tả năm 
2009  ớ  chúng Klebsiella pneumoniaephân  lập  từ 
bệnh  nhân  điều  trị  nhiễm  trùng  tiểu  ở một 
bệnh viện Thụy Điển, có  tiền sử điều  trị bệnh 
tại New Delhi, Ấn Độ(12,13). Từ đó đến nay, đã 
có  rất  nhiều  các  nghiên  cứu  phát  hiện  các 
chủng E. coli và Klebsiella mang gene  blaNDM‐1 ở 
nhiều quốc gia trên thế giới. Một điều đáng lo 
ngại  là một  nghiên  cứu  ở  khu  vực Haryana 
cho  thấy  tất  cả  26  chủng Klebsiella mang gene 
blaNDM‐1 ở khu vực này có cùng kiểu di  truyền 
genetic fingerprint, gợi ý có sự lan truyền dịch 
đơn của loại vi khuẩn này(13). 
Vi  khuẩn mang  gen  ESBL  được  phát  hiện 
đầu  tiên vào năm 1983 và đã  tăng nhiều  trong 
những năm gần đây. Klebsiella spp và Escherichia 
coli  tiết ESBL  đã  trở  thành một vấn  đề nghiêm 
trọng ở nhiều quốc gia trên thế giới(2,3). Tần suất 
ESBL thay đổi khác nhau theo các nghiên cứu và 
đều  có khuynh hướng gia  tăng  theo  thời gian. 
Một nghiên cứu ở Anh cho  thấy  tần suất E.coli 
mang  các  gene ESBL nói  chung  tăng  từ  0.12% 
năm  1999  lên  0.6%  năm  2005,  riêng  tỉ  lệ E.coli 
trên bệnh nhân nhiễm khuẩn bệnh viện tăng từ 
0.6/10  bệnh  nhân/ngày  năm  2002  lên  3.9  năm 
2003(1). Ở Đài Loan, năm 2006,tần suất ESBL nói 
chung  là 29.8%  đối với Klebsiella pneumoniae và 
16.7%  đối  với  E.coli(13).  Yếu  tố  nguy  cơ  quan 
trọng nhất gây gia tăng ESBL là việc sử dụng các 
KS  cephalosporin  thế  hệ  3  và  giảm  sử  dụng 
cephalosporin  thế  hệ  ba  sẽ  làm  giảm  sự  xuất 
hiện của Klebsiella  tiết ESBL(7,11). Mặc dù  tỉ  lệ đề 
kháng cao (> 80%) đã được ghi nhận qua KS đồ, 
cephalosporin thế hệ 3 vẫn  là KS chủ yếu được 
dùng trong các trường hợp nhiễm khuẩn do các 
vi khuẩn này.  
Một nghiên cứu do viện Pasteur thực hiện 
tại bệnh viện Chợ Rẫy và bệnh viện Nguyễn 
Đình Chiểu, tỉnh Bến Tre đã phân lập được 28 
chủng vi khuẩn Gram âm mang gene blaNDM‐1 
từ 181 chủng vi khuẩn Gram âm có tính kháng 
hoặc  trung  gian  với  các  kháng  sinh 
carbapenem.  Các  chủng  này  đều mang  gene 
blaNDM‐1 tương đồng 100% với các trình tự gene 
blaNDM‐1 đã được báo cáo ở nhiều khu vực  trên 
thế giới, mang đồng thời các gene ESBL (blaTEM, 
blaSHV,  blaCTX‐M,  blaVEB)  và  biểu  hiện  tính  đa 
kháng KS bao gồm CL và AZT(8) 
Việc sử dụng KS không hợp lý là một trong 
những  nguyên  nhân  quan  trọng  gây  tăng  đề 
kháng KS,  trong  từng bệnh nhân việc  sử dụng 
KS  cũng  làm  vi  khuẩn  tạo  ra  thêm  các  gene 
kháng  thuốc. Nhằm  đánh giá mối  tương quan 
giữa sử dụng kháng sinh và sự xuất hiện gene 
kháng thuốc, chúng tôi đã theo dõi diễn tiến sử 
dụng  kháng  sinh  và  sự  xuất  hiện  gene  kháng 
thuốc  trên  1  trường  hợp  nhiễm  Klebsiella 
pneumonia có mang genebla NDM‐1 . 
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  
Mô tả trường hợp bệnh 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013  Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 615
Mô tả lâm sàng và đánh giá sự tương quan 
của lâm sàng, sử dụng KS, xét nghiệm KS đồ và 
sự xuất hiện các gene kháng KS. KS đồ có điều 
chỉnh  theo CLSI  2011. Các  gene MBL  (blaNDM‐1, 
blaVIM,blaIMP, blaSPM) và ESBL  (blaTEM, blaSHV, blaCTX‐
M, blaVEB) được phát hiện bằng PCR các cặp mồi 
đặc hiệu, quy  trình  được  thiết  lập dựa vào các 
công trình đã được công bố  (4,5,6,7). Phát hiện khả 
năng  sinh men  carbapenemase  bằng  kỹ  thuật 
Hodge  cải  tiến  (Modified Hodge  test)  và  sinh 
men  metalllo‐β‐lactamases  bằng  kỹ  thuật 
khuếch tán đĩa đôi (Double Disk Synergy Test ). 
KẾT QUẢ 
Tóm tắt bệnh án 
Bệnh nhân nam, sinh năm 1952, nghề nghiệp 
làm  nông,nhập  viện  ngày  27/03/2011  với  chẩn 
đoán nhiễm khuẩn mỏm cụt đùi  trái  trên bệnh 
nhân  tắc mạch mãn  tính  do  huyết  khối.  Bệnh 
nhân có  tiền sử cắt cụt chi 1/3 dưới đùi  trái  tại 
BV Chợ Rẫy 10 ngày  trước  lần nhập viện này. 
Sau  khi  xuất  viện, mỏm  cụt  bị  nhiễm  khuẩn, 
bệnh nhân được nhập viện  lại vào BV Nguyễn 
Đình Chiểu sau đó chuyển BV.Chợ Rẫy. 
Bệnh nhân vào viện trong tình trạng không 
sốt,  các dấu hiệu  sinh  tồn  trong  giới hạn  bình 
thường.  Mỏm  cụt  rỉ  dịch  ít.Các  xét  nghiệm 
thường quy trong giới hạn bình thường.Siêu âm 
có tắc TM đùi sâu chân T từ 1/3 giữa tổn thương 
do huyết khối. Cấy vết  thương dương  tính với 
Klebsiella pneumonia có mang gene NDM‐1. Bệnh 
nhân  được  dùng  nhiều  loại  KS  bao  gồm  các 
cephalosporin  thế  hệ  3,  aminoglycoside, 
trimethoprim.Vết mổ tiếp tục bị bị hoại  tử đen, 
được mổ cắt 1/3 giữa đùi T ngày 8/4/2011. Sau 
mổ bệnh nhân ổn định, được tiếp tục điều trị KS 
và  xuất viện  sau  35 ngày nằm viện  trong  tình 
trạng bình thường, hết biểu hiện nhiễm khuẩn 
Chi tiết diễn tiến điều trị 
Bệnh  nhân  được  thay  đổi  nhiều  loại  KS 
trong quá trình điều trị như trình bày ở bảng 1 
Bảng 1: Điều trị kháng sinh và diễn tiến bệnh 
Thời gian Kháng sinh sử dụng Vấn đề Kết quả cấy vi sinh 
28/3 đến 4/4 
(8 ngày) 
- Cefoperazone + Sulbactam 2g*2 
- Amikacine sulfat 0.5g *2 
Vết mổ rỉ dịch, hoại tử 
da 
Kết quả 26/3 dương tính Klebsiella pneumoniae 
(thực hiện tại bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu) 
4/4 – 8/4 
(5 ngày) 
Clindamycine 0.3g *3 viên uống Vết mổ rỉ dịch, hoại tử 
đen 
Bn được PT cắt cụt 
1/3 giữa 
9/4 –20/4 
(12 ngày) 
Cefoperazone + Sulbactam 2g*2 
Amikacine sulfat 0.5g *2 
Hậu phẫu cắt cụt chi Kết quả 20/4 dương tính với: 
1. Klebsiella pneumoniae: nhạy với 
Ciprofloxacin, Trimethoprim/sulfamethoxazole, 
levofloxacin. Kháng với Cefoperazone + 
Sulbactam 
2. Citrobacter freundii 
nhạy với imipenem, 
trimethoprim/sulfamethoxazole. 
21/4 -25/4 Clindamycine 0.3g *3 viên uống Vết thương khô Kết quả 22/4 dương tính với: 
Klebsiella pneumoniae còn nhạy với 
Ciprofloxacin, Trimethoprim/sulfamethoxazole, 
levofloxacin. 
Kháng với Cefoperazone + Sulbactam 
26/4 – 5/5 
(11 ngày) 
Bactrim 960 mg (Trimethoprim 160 mg 
+- Sulfamethoxazole 800 mg) 3 viên 
uống 
Ciprofloxacin 0.5g *2 viên uống 
Vết thương khô Kết quả 27/4 dương tính với: 
1. Klebsiella pneumoniae: nhạy với 
Ciprofloxacin, Trimethoprim/sulfamethoxazole, 
levofloxacin. 
Kháng với Cefoperazone + Sulbactam 
2. Coagulase negative Staphylococcus 
Nhạy Vancomycine, Fosfomycin 
5/5 Xuất viện Vết thương khô 
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 616
Việc sử dụng KS điều trị hầu như không phù 
hợp với KS đồ và có sự gia tăng mức độ kháng 
với colistin theo thời gian (Bảng 2).Theo dõi định 
týp  gene  cho  thấy  chủng  Klebsiellapneumoniae 
phân lập từ vết thương có mang gene blaNDM‐1 và 
có gia  tăng mức độ kháng KS với sự xuất hiện 
thêm các gene ESBL (blaTEM, blaSHV, blaCTX‐M, blaVEB) 
trong quá trình điều trị (bảng 3). 
Bảng 2: So sánh giữa kháng sinh sử dụng và kháng sinh đồ 
 KS sử 
dụng Aminoglycosides Cephalosporin 
Fluoro-
quinone
s 
Lipo- 
peptide
s 
Carbapen
ems 
β-Lactam/ β-Lactamase 
inhibitor 
Folate 
pathway 
Inhibitor 
AN GM CPM CFP CTX CIP LVX CL IPM MEM TZP TIM SXT 
25/3 Cefoperazo
ne R R R R R S S I R R R R S 
20/4 Cefoperazo
ne/Sulbacta
m + 
Amikacin 
R R R R R S S I R R R R S 
22/4 Clindamycin 
R R R R R S S R R R R R S 
27/4 Sulfametho
zazone-
trimethoprim 
+Ciprofloxa
cin 
R R R R R S S R R R R R S 
AN: Amikacin, GM: gentamicin, CPM: cefepim, CFP:cefoperazone, CTX:cefotaxim, CIP:ciprofloxacin, LVX: levofloxacin, 
CL:colistin, IPM:imipenem, MEM:meropenem, TZP:tazobactam‐piperacillin, TIM:ticarcillin‐clavunate, SXT: 
sulfamethozazone‐trimethoprim 
Bảng 3: Diễn tiến xuất hiện gene kháng thuốc qua liệu trình điều trị 
Ngày KS sử dụng ở thời điểm định gen 
 Kiểu gene MBL Kiểu gene ESBL 
Hodge 
test 
Double disk 
synergy test NDM-1 VIM IMP SPM TEM SHV CTX-M VEB OXA
25/3 Cefoperazone + + + - - - + - - - - 
20/4 Cefoperazone/Sulbactam + Amikacin + + + - - - + - - - - 
22/4 Clindamycin + + + - - - + + - - - 
27/4 Sulfamethozazone-trimethoprim +Ciprofloxacin + + + - - - + + (w) + (w) + - 
Ghi chú: ‐Hodge test: phát hiện vi khuẩn sinh men carbapenemase. ‐Doulbe disk synergy test: phát hiện vi khuẩn sinh men 
metallo beta lactamase (MBL). ‐w: yếu (weak) 
BÀN LUẬN  
Những  nghiên  cứu  trước  đây  cho  thấy 
Klebsiella spp mang  geneblaNDM‐1  thường  kháng 
với  hầu  hết  các  loại  kháng  sinh  chỉ  trừ 
tigecycline, forfomycin và colistin. Hoạt tính của 
colistin,  fosfomycin  và  tigecycline  không  liên 
quan  đến  cơ  chế  đề  kháng  với  chủng  sinh 
carbapenemase. Một  thử nghiệm  trên 81 chủng 
NDM‐1 cho thấy colistin có hiệu quả trên 92.6% 
trường hợp (75/81 chủng)(9) Tuy nhiên, qua diễn 
tiến kháng sinh đồ ở bệnh nhân này cho thấy vi 
khuẩn chuyển tử trung gian sang đề kháng với 
colistin. Điều này cũng phù hợp với các nghiên 
cứu gần đây cho thấy colistinkhông phù hợp để 
điều trị những nhiễm khuẩn do Klebsiella NDM‐
1, do có sự kháng nội  tại của vi khuẩn này với 
colistin(4)  Điều  này  cũng  đáng  lo  ngại  vì  sẽ  có 
khả năng dẫn đến kháng hầu như với tất cả các 
kháng sinh sẵn có. 
Klebsiella spp mang gene ESBL đã  trở nên  là 
một vấn đề nghiêm trọng trong những NKBV ở 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013  Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 617
nhiều quốc gia trên thế giới(2,6). Việc điều trị các 
bệnh nguyên này ngày  càng  trở nên khó khăn 
đồng  thời  còn  làm  lan  truyền  các  gene  kháng 
thuốc sang các vi khuẩn Gram âm khác(3). Yếu tố 
nguy cơ quan trọng nhất gây gia tăng các gene 
ESBL  là việc sử dụng các KS cephalosporin  thế 
hệ 3. Do đó, việc giảm thiểu và sử dụng hợp lý 
các KS cephalosporins  thế hệ 3 sẽ  làm giảm sự 
xuất hiện của Klebsiella ESBL(7,11). 
Trường hợp này là một ví dụ điển hình cho 
thấy  sự  tăng  đề kháng kháng  sinh với  sự xuất 
hiện  thêm  nhiều  gene  mang  ESBL  trong  quá 
trình điều  trị với các cephalosporin  thế hệ 3 và 
các aminoglycosides. Thực tế cho thấy, mặc dù tỉ 
lệ đề kháng cao  (> 80%) đã được ghi nhận qua 
KS đồ, cephalosporin thế hệ 3 vẫn là KS chủ yếu 
được dùng  trong  các  trường hợp nhiễm Gram 
âm như Klebsiella spp. Việc sử dụng KS theo KS 
đồ, và sử dụng KS thay thế cephalosporin thế hệ 
3 cho những  trường hợp Gram âm mang gene 
ESBL cần được lưu ý. Giám sát việc sử dụng KS, 
và tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng KS là cần 
thiết để làm giảm sự đề kháng KS. 
Ngoài ra, điều đáng lưu ý ở bệnh nhân này 
là mặc dù  tình  trạng  ổn  định, vết  thương khô, 
việc cấy vết thương vẫn dương tính với Klebsiella 
pneumoniae. Điều này gợi ý trên bệnh nhân này, 
có  thể  có  khả  năng  có  tập  trú  (colonization) 
Klebsiella pneumoniae trên da. Hiện tượng tập trú 
trên da Klebsiella pneumoniae mang geneblaNDM‐1 là 
điều đáng lo ngại vì sẽ dẫn đến khả năng lây lan 
các vi khuẩn kháng thuốc này trong cộng đồng 
và trong bệnh viện, dễ dàng lan truyền hơn các 
gene kháng thuốc.  
KẾT LUẬN 
Cần  nghiên  cứu  thêm  về    đặc  điểm  các 
bệnh  nhân  nhiễm  và  tập  trú  Klebsiella 
pneumonia  mang  geneblaNDM‐1.    Quản  lý  sử 
dụng  KS  là  cần  thiết  để  giảm  đề  kháng  KS. 
Hạn chế sử dụng các KS có thể gây tổn hại phụ 
cận,  sử  dụng KS  khi  cần  thiết  và  theo  đúng 
kháng sinh đồ là những điểm quan trọng trong 
chương trình quản lý sử dụng KS. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Adjide  CC,  Blendo  M,  Rousseau  F,  Hamdad‐Daoudi  F, 
Thomas  D,  Laurans  G,  Canareilli  B,  Obin  O, Henicque M, 
Schmit JB, Eb F. ESBL producing Escherichia coli: a new health‐
care associated infection threat? Phathol Biol 2006; 54(8‐9):510‐7. 
2. Archibald  LK. Gram  negative,  hospital  acquired  infection:  a 
growing problem.  Infect Control Hosp Epidemiol 2004, 25: 809‐
811. 
3. Calatayud L, Dominguez C, Ardanuy F, Tubau M, Argerich J, 
Linares  C,  Pena  M,  Pujol  R,  Martin  R.  Simultaneous 
colonization  by  different  species  of  ESBL  producing 
Enterobacteraceae  in  ICU  patients.  In  abstracts  of  the  45th 
Interscience  conference  on  Antimicrobial Agents and 
Chemotherapy,  American Scoiety for Microbiology,  Washington 
DC 2005 ‐331 
4. Docobo‐Pérez F, Nordmann P, Domínguez‐Herrera  J, López‐
Rojas R, Smani Y, Poirel L, Pachón J. Efficacies of colistin and 
tigecycline  in  mice  with  experimental  pneumonia  due  to 
NDM‐1‐producing  strains  of  Klebsiella pneumoniae  and 
Escherichia coli. Int J Antimicrob Agents. 2011 Dec 7.  
5. Kumarasamy KK, Toleman MA, Walsh TR, et al. Emergence of 
a new antibiotic resistance mechanism in India, Pakistan, and 
the UK:  a molecular,  biological,  and  epidemiological  study. 
The Lancet infectious diseases. Sep 2010,10(9):597‐602. 
6. Lê  Thị Anh  Thư, Võ  thị Chi Mai, Nguyễn  Thị Ngọc  Thảo, 
Nguyễn Phúc Tiến, Đặng Thị Vân Trang. Đánh giá sự kháng 
thuốc của bệnh nguyên nhiễm khuẩn bệnh viện. Tạp chí Y học 
Thành phố Hồ Chí Minh 2009; 13(1): 286‐294 
7. Lee S, Lee ES, Park SY, Kim S, nSeo Y, Cho YK. Reduced of 
third  generation  cephalosporins  decreases  the  acquisition  of 
ESBL  producing  Klebsiella pneumoniae.  Infect Control Hosp 
Epidemiol 2004, 25: 832‐837. 
8. Nguyễn Văn Thương, Đặng Thị Mỹ Hà, Trần Thị Thanh Nga, 
Võ Thị Ngọc Điệp, Nguyễn Văn Thanh Bình, Diệp Thế Tài, Lê 
Ngọc  Sơn,  Huỳnh  Công  Lý,  Nguyễn  Hoàng  Vũ,  Nguyễn 
Quang Trường, Nguyễn Thị Ngọc Nhi, Nguyễn Trường Sơn, 
Nguyễn Văn Khôi, Masahiko Ehara, Nguyễn Thị Phương Lan, 
Trần Ngọc Hữu.  Sự  hiện  diện  của  các  vi  khuẩn Gram  âm 
mang gene blaNDM‐1 phân  lập  tại hai bệnh viện khu vực phía 
Nam, Việt nam năm 2011. Tạp chí Y học Dự Phòng  2011,  tập 
XXI, số 6 (124): 243 ‐249 
9. Poirel  L,  et  al.  Detection  of  NDM‐1‐producing  Klebsiella 
pneumoniae in Kenya. Antimicrobial agents and chemotherapy. Feb 
2011,55(2):934‐936. 
10. Poirel L, Schrenzel J, Cherkaoui A, et al Molecular analysis of 
NDM‐1‐producing  enterobacterial  isolates  from  Geneva, 
Switzerland.  The Journal of antimicrobial chemotherapy. Aug 
2011,66(8):1730‐1733. 
11. Urbanek  K,  Kolar  M,  Loveckova  Y,  Strojil  J,  Santava  L. 
Influence of third generation cephalosporins utilization on the 
occurrence of ESBL positive Klebsiella pneumoniae strains. J Clin 
Pharm Ther 2007; 32 (4):403‐8 
12. Walsh  TR,  Toleman MA.  The  new medical  challenge: why 
NDM‐1? Why Indian? Expert review of anti‐infective therapy. Feb 
2011,9(2):137‐141. 
13. Yong D, Toleman MA, Giske CG, et al. Characterization of a 
new metallo‐beta‐lactamase  gene,  bla(NDM‐1),  and  a  novel 
erythromycin  esterase  gene  carried  on  a  unique  genetic 
structure in Klebsiella pneumoniae sequence type 14 from India. 
Antimicrobial agents and chemotherapy. Dec  2009,53(12):5046‐
5054. 
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 618
14. Yu WL, Chuang YC, Walther –Rasmussen J. ESBL in Taiwan: 
epidemiology,  detection,  treatment  and  infection  control. J 
Microbiol Immunol Infect 2006;39:264‐77 

File đính kèm:

  • pdftuong_quan_giua_su_dung_khang_sinh_va_su_xuat_hien_gen_khang.pdf