Uống trà trị bách bệnh

Trong thời kỳ Tần Hán trước công nguyên, trong cuốn “Thần nông bản thảo kinh” của

Trung Quốc có ghi chép lại về trà, khi đó có tác dụng như là dược thảo. Đến cuốn “Thần nông

bản thảo” của thời Chiến quốc thì đã trần thuật lại dược tính và tác dụng của trà: trà có vị đắng,

những người uống trà rất có ích cho tâm thái, giảm béo, sáng mắt”. Lá trà có màu sắc sáng, mùi

thơm, những chất có chứa trong lá trà rất có lợi cho sức khoẻ của con người. Những người

thường xuyên uống trà có được sức khoẻ, trường thọ, “mỗi ngày uống khoảng 3 đến 5 chén trà

thơm, có lợi cho sức khoẻ, tinh thần sảng khoái”. Trà được bắt nguồn từ Trung Quốc, trong rất

nhiều sách cổ của đất nước này có vô vàn những ghi chép thú vị về trà. Có ghi chép lại rằng,

Đường Tuyên Tông năm công nguyên 849, có một hôm có một vị hoà thượng hơn trăm tuổi

đến Lạc Dương, Đường Tuyên Tông hỏi vị hoà thượng uống thuốc bổ gì mà có thể được trường

thọ như vậy. Vị hoà thượng trả lời, khi còn nhỏ cuộc sống rất nghèo khổ, không biết thuốc bổ là

gì, không có uống bất cứ loại thuốc gì, chỉ là bình sinh thích uống trà, đi khắp nơi coi trà là cầu.

Đường Tuyên Tông nghe xong liền tặng ông 50 cân trà và chúc ông sẽ luôn trường thọ.

Trà không những có công hiệu trị liệu rất tốt mà còn có thể phòng chống được rất nhiều

bệnh tật. Nhà y học đời Đường của Trung Quốc Trần Tàng Khí đã từng đánh giá cao giá trị

dược liệu của trà: các loại trà là thuốc quý đối với rất nhiều bệnh tật, trà là thuốc chữa bách

bệnh. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, dược tính thần kì của trà đã có được sự công nhận

của mọi người. Nghiên cứu khoa học cũng đã chứng minh, trà có vai trò trong việc phòng trừ

bệnh đái tháo đường, các bệnh về tim mạch, chống ung thư, chống lão hoá v.v , có thể thấy trà

là một loại thuốc tốt trong việc chữa trị các loại bệnh tật.

Vậy rốt cuộc trong trà có chứa những vật chất nào có lợi cho sức khoẻ của con người, đồng

thời lại có công hiệu trừ bệnh tật? Khoa học phát hiện ra rằng, trong trà có chứa rất nhiều hợp

chất, trong đó có protein hoà tan, axit amin, hợp chất cacbon hydrat và rất nhiều loạ vitamin,

đặc biệt là vitamin C, vitamin B và vitamin P có trong trà rất có lợi đối với cơ thể con người, là

thành phần không thể thiếu trong quá trình trao đổi chất. Công dụng của trà trong việc phát

triển trí não, phòng chống lão hoá, nâng cao khả năng miễn dịch, cải thiện tổ chức tế bào

đường ruột và tiêu hoá, giải độc tố đã được nhiều công trình nghiên cứu khoa học chứng thực,

vì thế trà cũng chính là chất điều chỉnh chức năng rất tốt.

pdf 101 trang dienloan 6560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Uống trà trị bách bệnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Uống trà trị bách bệnh

Uống trà trị bách bệnh
Uống	Trà	Trị	Bách	Bệnh
Chia sẽ ebook : 
Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree
Cộng đồng Google :
Table	of	Contents
Lời	nói	đầu
Chương	I:	Tác	dụng	như	vị	thuốc	của	trà
Chương	II:	Những	bệnh	thường	gặp	của	cơ	quan	hô	hấp
Chương	III:	Những	căn	bệnh	thường	gặp	về	hệ	thống	tuần	hoàn	và	máu
Chương	IV:	Những	bệnh	về	đường	tiêu	hóa	thường	gặp
Chương	V:	các	bệnh	thường	gặp	của	hệ	thần	kinh,	nội	tiết	và	trao	đổi	chất
Chương	VI:	Một	số	bệnh	phụ	(nam)	khoa
Chương	VII:	Một	số	bệnh	về	ngũ	quan	thường	gặp
Chương	VIII:	các	bệnh	nhi	khoa	thường	gặp
Chương	IX:	Những	bệnh	thường	gặp	khác
Phụ	lục:	Những	kiến	thức	xung	quanh	việc	uống	trà
 Hãy	trở	thành	bác	sĩ	sử	dụng	trà	điều	trị	bệnh	tật	cho	chính	mình	ăn	là	một	trong	những
việc	quan	trọng	của	đời	người,	nếu	ăn	đúng	cách	thì	có	thể	biến	thức	ăn	ngon	trở	thành	thuốc
quý.
Lời	nói	đầu
Trong	 thời	 kỳ	 Tần	Hán	 trước	 công	 nguyên,	 trong	 cuốn	 “Thần	 nông	 bản	 thảo	 kinh”	 của
Trung	Quốc	có	ghi	chép	lại	về	trà,	khi	đó	có	tác	dụng	như	là	dược	thảo.	Đến	cuốn	“Thần	nông
bản	thảo”	của	thời	Chiến	quốc	thì	đã	trần	thuật	lại	dược	tính	và	tác	dụng	của	trà:	trà	có	vị	đắng,
những	người	uống	trà	rất	có	ích	cho	tâm	thái,	giảm	béo,	sáng	mắt”.	Lá	trà	có	màu	sắc	sáng,	mùi
thơm,	những	chất	có	chứa	trong	 lá	 trà	rất	có	 lợi	cho	sức	khoẻ	của	con	người.	Những	người
thường	xuyên	uống	trà	có	được	sức	khoẻ,	trường	thọ,	“mỗi	ngày	uống	khoảng	3	đến	5	chén	trà
thơm,	có	lợi	cho	sức	khoẻ,	tinh	thần	sảng	khoái”.	Trà	được	bắt	nguồn	từ	Trung	Quốc,	trong	rất
nhiều	sách	cổ	của	đất	nước	này	có	vô	vàn	những	ghi	chép	thú	vị	về	trà.	Có	ghi	chép	lại	rằng,
Đường	Tuyên	Tông	năm	công	nguyên	849,	có	một	hôm	có	một	vị	hoà	thượng	hơn	trăm	tuổi
đến	Lạc	Dương,	Đường	Tuyên	Tông	hỏi	vị	hoà	thượng	uống	thuốc	bổ	gì	mà	có	thể	được	trường
thọ	như	vậy.	Vị	hoà	thượng	trả	lời,	khi	còn	nhỏ	cuộc	sống	rất	nghèo	khổ,	không	biết	thuốc	bổ	là
gì,	không	có	uống	bất	cứ	loại	thuốc	gì,	chỉ	là	bình	sinh	thích	uống	trà,	đi	khắp	nơi	coi	trà	là	cầu.
Đường	Tuyên	Tông	nghe	xong	liền	tặng	ông	50	cân	trà	và	chúc	ông	sẽ	luôn	trường	thọ.
Trà	không	những	có	công	hiệu	trị	liệu	rất	tốt	mà	còn	có	thể	phòng	chống	được	rất	nhiều
bệnh	tật.	Nhà	y	học	đời	Đường	của	Trung	Quốc	Trần	Tàng	Khí	đã	từng	đánh	giá	cao	giá	 trị
dược	liệu	của	trà:	các	loại	trà	là	thuốc	quý	đối	với	rất	nhiều	bệnh	tật,	trà	là	thuốc	chữa	bách
bệnh.	Trong	cuộc	sống	hiện	đại	ngày	nay,	dược	tính	thần	kì	của	trà	đã	có	được	sự	công	nhận
của	mọi	người.	Nghiên	cứu	khoa	học	cũng	đã	chứng	minh,	trà	có	vai	trò	trong	việc	phòng	trừ
bệnh	đái	tháo	đường,	các	bệnh	về	tim	mạch,	chống	ung	thư,	chống	lão	hoá	v.v	,	có	thể	thấy	trà
là	một	loại	thuốc	tốt	trong	việc	chữa	trị	các	loại	bệnh	tật.
Vậy	rốt	cuộc	trong	trà	có	chứa	những	vật	chất	nào	có	lợi	cho	sức	khoẻ	của	con	người,	đồng
thời	lại	có	công	hiệu	trừ	bệnh	tật?	Khoa	học	phát	hiện	ra	rằng,	trong	trà	có	chứa	rất	nhiều	hợp
chất,	trong	đó	có	protein	hoà	tan,	axit	amin,	hợp	chất	cacbon	hydrat	và	rất	nhiều	loạ	vitamin,
đặc	biệt	là	vitamin	C,	vitamin	B	và	vitamin	P	có	trong	trà	rất	có	lợi	đối	với	cơ	thể	con	người,	là
thành	phần	không	thể	thiếu	trong	quá	trình	trao	đổi	chất.	Công	dụng	của	trà	trong	việc	phát
triển	 trí	 não,	 phòng	 chống	 lão	 hoá,	 nâng	 cao	 khả	năng	miễn	dịch,	 cải	 thiện	 tổ	 chức	 tế	 bào
đường	ruột	và	tiêu	hoá,	giải	độc	tố	đã	được	nhiều	công	trình	nghiên	cứu	khoa	học	chứng	thực,
vì	thế	trà	cũng	chính	là	chất	điều	chỉnh	chức	năng	rất	tốt.
Đồng	thời	trà	còn	có	vai	trò	dự	phòng	và	trị	 liệu	phụ	trợ	đối	với	rất	nhiều	loại	bệnh	tật.
Muối	vô	cơ	có	trong	lá	trà,	đặc	biệt	là	các	nguyên	tố	(các	nguyên	tố	vi	lượng)	như	đồng,	phốt
pho,	sắt,	nhôm,	mangan,	kẽm,	canxi,	magiê	v.v	có	thể	bổ	sung	nhu	cầu	của	con	người	đối	với
khoáng	chất,	đối	với	sức	khoẻ	của	con	người	và	làm	chậm	lại	quá	trình	lão	hoá	cũng	có	vai	trò
quan	trọng.	Cafein	có	trong	trà	có	thể	kích	thích	thần	kinh	hưng	phấn	cao	độ,	khiến	cho	tinh
thần	của	con	người	hưng	phấn,	tư	duy	hoạt	bát,	tiêu	trừ	mỏi	mệt.	Ngoài	ra,	cafein	còn	khiến
cho	tim	mạch	hoạt	động	nhanh	hơn,	làm	cho	các	động	mạch	được	giãn	nở,	tăng	cường	sự	cung
cấp	máu	cho	tim,	có	vai	trò	trong	việc	xây	dựng	một	trái	tim	khoẻ	mạnh,	còn	có	thể	tăng	cường
sự	hô	hấp,	năng	cao	khối	lượng	làm	việc	của	các	cơ	bắp,	nhưng	lại	không	hề	làm	cho	huyết	áp
tăng	cao.	Đồng	thời	trà	cũng	có	tác	dụng	cầm	máu,	tiêu	diệt	vi	khuẩn,	giải	độc	khi	cơ	thể	hấp
thu	phải	lượng	muối	kim	loại	hoặc	chất	kiềm	sinh	vật.	Chất	cafein	và	phênol	có	trong	trà	kết
hợp	với	nhau	có	thể	phòng	trừ	sự	tăng	cao	của	cholesterol	trong	cơ	thể.	Khoa	học	thực	nghiệm
còn	phát	hiện	ra	rằng,	trà	còn	có	tác	dụng	chống	lại	sự	ngưng	tụ,	có	thể	khiến	sự	hình	thành
protein	xơ	có	độ	kết	dính	tăng	cao	được	giảm	bớt,	điều	đó	chứng	minh	trà	có	thể	khống	chế	sự
xơ	cứng	động	mạch.	Có	nghiên	cứu	còn	cho	thấy	rõ,	uống	cà	phê	khiến	hàm	lượng	cholesterol
trong	cơ	thể	tăng	cao,	nhưng	uống	trà	có	nhiều	thành	phần	phenol	và	vitamin	có	thể	có	vai	trò
tốt	trong	việc	thanh	lọc	cafein	có	hại,	vì	thế	điểm	đặc	biệt	của	trà	chính	là	ở	đây.
Vì	vậy,	từ	xưa	tới	nay	trà	luôn	được	coi	là	thực	phẩm	tốt	trong	việc	tốt	cho	sức	khoẻ	và	kéo
dài	tuổi	thọ,	có	công	hiệu	giống	như	là	“linh	đơn	huyền	diệu”.	Chính	vì	thế	nhà	thơ	nổi	tiếng
đời	Tống	là	Tô	Đông	Pha	đã	chủ	trương	khởi	xướng	nếu	bệnh	nhẹ	thì	chỉ	cần	uống	trà,	không
cần	phải	uốn	thuốc,	ông	nói:	thà	rằng	uống	mấy	bất	trà	còn	hơn	là	uống	một	viên	thuốc.
Cùng	với	 sự	phát	 triển	của	xã	hội	hiện	đại,	yêu	cầu	của	con	người	đối	với	 các	 loại	 thực
phẩm	cũng	bắt	đầu	từ	“ăn	no”	đến	“ăn	ngon”	rồi	chuyển	đến	hình	thức	“tẩm	bổ	cho	sức	khoẻ”.
Sự	huyền	diệu	do	việc	uống	trà	mang	tới	sẽ	đem	đến	rất	nhiều	điều	tốt	đẹp	cho	con	người
trong	việc	bảo	vệ	sức	khoẻ	và	kéo	dài	tuổi	thọ.
Chương	I:	Tác	dụng	như	vị	thuốc	của	trà
I.	Lịch	sử	và	sự	phát	triển	của	trà	thuốc
Trà	vốn	là	một	loại	thực	vật	hoang	dã	thuộc	loại	sơn	trà	thường	mọc	thành	bụi.	Khoảng	hơn
4000	năm	trước	vào	thời	đại	Thần	nông,	những	người	lao	động	đã	ngẫu	nhiên	phát	hiện	ra	trà
cũng	như	tác	dụng	giải	độc	của	trà,	từ	đó	trà	đã	trở	thành	thứ	đồ	uống	giải	độc.	Trà	thuốc	là
thành	phần	thuốc	quan	trọng	trong	y	học	của	Trung	Quốc,	 là	kinh	nghiệm	được	tổng	kết	lại
trong	một	thời	gian	dài	và	trong	quá	trình	chiến	đấu	với	bệnh	tật	của	người	lao	động	Trung
Quốc.	Trà	có	tác	dụng	như	một	vị	thuốc,	nó	đã	tồn	tại	trong	2700	năm	lịch	sử	của	người	Trung
Quốc.	Trong	cuốn	Bản	thảo	Thần	Nông	thời	Đông	Hán,	cuốn	Bản	thảo	bổ	sung	của	Trần	Tạng
Khí	đời	Đường,	cuốn	Trà	phổ	của	Cố	Nguyên	Khánh	đời	Minh	đều	ghi	chép	lại	một	cách	rất	cẩn
thận	công	dụng	như	một	vị	thuốc	của	lá	trà.	Tương	truyền	Thần	Nông	Thị	nếm	phải	bạch	thảo,
nhiễm	phải	72	vị	độc,	nhờ	có	lá	trà	mới	giải	được	độc.	Những	danh	y	lớn	đời	Hán	là	Trương
Trung	Cảnh,	Hoa	đều	dùng	trà	để	chữa	các	loại	bệnh.
Vào	thời	Đường	đã	có	khá	nhiều	cách	luận	giải	về	việc	phòng	bệnh	và	chữa	bệnh	khi	dùng	lá
trà.	Cuốn	Bản	thảo	đời	Đường	có	nói:	“Lá	trà	cam	thảo	có	vị	mát	lạnh	mà	không	độc,	tiêu	đờm,
trợ	tiêu	hóa,	lợi	tiểu	tiện.	Lại	nói:	“Hạ	khí	tiêu	hóa	thức	ăn,	khi	uống	cho	thêm	thủ	di,	hành	và
gừng	vào.	Lấy	trà	và	các	vị	trà	thuốc	ứng	dụng	vào	việc	chữa	đau	đầu,	đờm	nóng,	tiêu	hóa	thức
ăn	và	tiêu	nước,	từ	đó	có	tác	dụng	bổ	thận	chống	mỏi	lưng,	thính	tai	sáng	mắt,	cơ	bắp	chắc
khỏe.
Tác	dụng	giống	như	vị	thuốc	của	trà:
Do	trà	uống	rất	thuận	lợi	nên	người	ta	hay	cho	thêm	vài	vị	thuốc	vào	trà,	từ	đó	mà	tạo	nên
trà	thuốc.	Theo	sự	tích	lũy	kinh	nghiệm	của	những	người	chữa	bệnh,	cho	rằng	trà	thuốc	là	chỉ
một	loại	thuốc,	vị	tất	phải	cho	thêm	lá	trà	mới	gọi	chung	là	trà	thuốc.	Trong	cuốn	Thái	bình
thánh	huệ	vương	của	Vương	Hoài	Ân	đời	Tống	đã	kể	ra	hơn	10	phương	trà	thuốc	như	trà	thông
thị,	trà	bạc	hà,	trà	lưu	huỳnh.	Trong	cuốn	n	thiện	chính	yếu	của	Hốt	Tư	Tuệ	đời	Nguyên	cũng
ghi	chép	về	các	phương	trà	thuốc;	cuốn	Bản	thảo	cương	mục	của	Lí	Thời	Trân	đời	Minh	đã	luận
giải	rất	rõ	ràng	về	các	phương	trà	thuốc,	trong	đó	có	luận	giải	về	trà	chủ	trị	ho	khan,	tiêu	đờm.
Trà	 thuốc	 khá	 thịnh	hành	 vào	 thời	Minh	Thanh,	 là	một	 thứ	 trà	 bổ	dưỡng	 cho	 sức	 khỏe,
những	người	nghiên	cứu	về	trà	ngày	càng	nhiều,	thậm	chí	ứng	dụng	vào	trà	thuốc	càng	phong
phú,	vào	thời	đó	thịnh	hành	nhất	là	đại	trà	ẩm,	là	một	loại	trà	thuốc	bảo	vệ	sức	khỏe.	Theo
phương	pháp	chữa	bệnh	bằng	trà	 thuốc,	dùng	trà	dưỡng	sinh	kết	hợp	với	 thuốc	trung	thảo
càng	là	một	sự	phát	triển	lớn,	càng	khiến	cho	công	dụng	của	trà	thuốc	cũng	như	trà	bổ	dưỡng
sức	khỏe	lớn	hơn	nữa,	nó	đã	trở	thành	một	viên	ngọc	sáng	quý	báu	trong	y	học	cổ	truyền	của
người	Trung	Quốc.	Ví	dụ	như	trong	cuốn	Bản	thảo	cầu	chân	cũng	nói	tác	dụng	của	trà	là	lọc
phổi	tiêu	đờm,	thanh	nhiệt	giải	độc,	điều	tiết	dịch	nhầy,	giải	sạch	độc.	Phàm	là	các	chứng	thức
ăn	khó	tiêu	hóa,	đầu	mắt	không	sạch,	đờm	không	tiêu,	tiểu	tiện	khó	khăn,	cảm	giác	háo	nước,
cho	đến	nôn	ra	máu,	tiểu	tiện	ra	máu,	hỏa	thương	mục,	khi	uống	trà	đều	có	tác	dụng.
Trong	hoàng	cung	thời	nhà	Thanh,	uống	trà	thuốc	để	chữa	bệnh,	bồi	dưỡng	sức	khỏe	đã	trở
thành	tục	lệ	phổ	biến	của	các	tầng	lớp	vương	công	quý	tộc.	Các	danh	y	đời	trước	trong	một
thời	gian	dài	đã	từng	bước	tích	lũy	được	những	kinh	nghiệm	phong	phú	về	cách	chữa	bệnh	vào
việc	sử	dụng	những	loại	trà	thuốc	bồi	bổ	sức	khỏe.	Sau	khi	thống	nhất	đất	nước,	trong	phần
phụ	lục	cuốn	Dược	điển	phần	thứ	nhất	của	Trung	Quốc	đã	ghi	chép	yêu	cầu	và	cách	dùng	để
chữa	trị	của	trà	thuốc,	sự	phổ	biến	của	trà	bồi	bổ	sức	khỏe	đã	từng	bước	có	tác	dụng.	Trà	thuốc
qua	các	nhà	dưỡng	sinh	và	danh	y	thời	trước	đã	không	ngừng	hoàn	thiện,	từ	đó	đã	xuất	hiện
các	phương	trà	thuốc	nhiều	tác	dụng,	đã	trở	thành	một	nét	đặc	sắc	trong	phương	pháp	dưỡng
sinh	bảo	vệ	sức	khỏe,	phòng	bệnh	và	chữa	bệnh	của	các	danh	y	Trung	Quốc.
II.	Đông	y	với	việc	nhận	thức	về	chức	năng	bảo	vệ	sức	khỏe	của	trà	thuốc
Đông	y	với	việc	nhận	thức	về	nguyên	lí	chữa	bệnh	của	các	phương	thuốc,	chủ	yếu	là	thông
qua	việc	giải	thích	những	lí	luận	cơ	bản	về	tứ	khí,	ngũ	vị,	tăng	giảm	chìm	nổi,	quy	kinh.
1.	Tứ	khí
Bao	gồm	nóng,	lạnh,	ấm,	mát,	nó	là	sự	thông	qua	phân	loại	quy	nạp	tính	chất	các	loại	bệnh
không	giống	nhau	mà	ra.	Người	bệnh	tuy	có	các	dạng	bệnh	như	thế	nào,	biến	chứng	đến	đâu
nhưng	chung	quy	lại	cũng	chỉ	có	mấy	dạng	cơ	bản	này.	Qua	thực	tiễn	cũng	đã	tổng	kết	được
chức	năng	của	các	loại	thuốc,	phàm	là	những	loại	thuốc	chữa	những	bệnh	tính	lạnh	lại	có	thuộc
tính	 nóng,	 ấm,	 có	 chức	 năng	 ấm	nóng,	 trợ	 dương,	 giải	 lạnh,	 ích	 khí	 như	phụ	 tử,	 gừng	 khô;
những	 loại	 thuốc	chữa	những	 loại	bệnh	tính	nóng	 lại	có	 thuộc	 tính	mát,	 lạnh,	có	chức	năng
thanh	nhiệt,	hạ	hỏa,	mát	máu,	giải	độc,	tư	âm,	như	hoàng	liên,	sinh	địa;	ngoài	ra,	những	loại
thuốc	chữa	chứng	cơ	thể	suy	nhược	có	chức	năng	bổ	khí,	tráng	dương,	tư	âm,	dưỡng	huyết,	an
thần	như	nhân	sâm,	đương	quy;	những	loại	thuốc	có	chức	năng	tăng	cường	cơ	thể	hoặc	những
loại	bệnh	phát	ra	hay	ẩn	ở	bên	trong,	đều	có	chức	năng	hạ	tả,	lợi	nước,	thông	tiện,	chữa	què,
hoạt	huyết	như	đại	hoàng,	xuyên	loan	v.v
2.	Ngũ	vị
Chỉ	các	vị	không	giống	nhau	là	chua,	cay,	mặn,	ngọt,	đắng.	Cay	có	thể	tạo	chua,	hành	khí	như
ma	hoàng,	quế,	tía	tô.	Chua	có	thể	tạo	chát	như	ô	mai,	vị	đắng	có	thể	làm	hạ	tả,	dưỡng	ẩm,	giảm
nghịch	như	hoàng	liên	v.v.	Vị	ngọt	có	thể	bổ	ích	như	cam	thảo	v.v	Vị	mặn	có	thể	làm	mềm	cứng
tản	kết	như	côn	bộ	v.v
3.	Tăng	giảm	chìm	nổi
Chỉ	những	vị	thuốc	khi	vào	cơ	thể	có	thể	có	tác	dụng	bổ	dương,	hoặc	giảm	bình	nghịch,	hoặc
tăng	phát	tán,	hoặc	hạ	thông	đường	tiểu,	có	thể	làm	bệnh	tình	thuyên	giảm.	Thuốc	tăng	nổi	có
chức	năng	 thăng	dương,	phát	 tán,	giải	độc,	giảm	nôn,	 thuốc	giảm	chìm	có	chức	năng	 thanh
nhiệt,	tả	hạ,	lợi	tiểu,	giảm	nghịch,	nhịp	thở	đều,	tiềm	dương.
4.	Quy	kinh
Chỉ	những	loại	thuốc	có	tác	dụng	chữa	bệnh	đối	với	một	loại	tạng	phủ	nào	đó	của	cơ	thể,
như	hoàng	liên	có	chức	năng	thanh	tả	tâm	hỏa	khi	hoàng	liên	đi	vào	tâm	kinh.
Tóm	lại,	tác	dụng	về	nguyên	lí	của	những	loại	thuốc	là	thông	qua	cơ	chế	có	tính	tổng	hợp
của	tứ	khí,	ngũ	vị,	tăng	giảm	chìm	nổi,	quy	kinh	mà	thành,	tuy	mỗi	loại	thuốc	có	một	vài	công
dụng,	thậm	chí	 là	nhiều	công	dụng	nhưng	đều	có	thành	phần	chủ	yếu	khác	nhau,	không	thể
chọn	một	loại	thuốc	để	chữa	tất	cả	các	loại	bệnh.	Những	loại	thuốc	có	chức	năng	không	giống
nhau	theo	lí	luận	của	ng	y,	thông	qua	những	tác	dụng	biện	chứng,	cách	kết	hợp	hợp	lí	có	thể	đạt
được	những	hiệu	quả	có	tính	chỉnh	thể	rõ	rệt,	từ	đó	có	thể	chữa	được	những	căn	bệnh	thường
gặp	hoặc	những	căn	bệnh	nan	giải.
Trà	thuốc	được	sử	dụng	theo	cách	lí	 luận	của	Đông	y,	chức	năng	bảo	vệ	sức	khỏe	của	nó
cũng	giống	như	cơ	chế	chữa	bệnh	của	các	loại	thuốc	khác,	đồng	thời	thông	qua	sự	tác	động	lẫn
nhau	của	thuốc	và	bệnh	đối	với	sự	bổ	sung,	điều	tiết	chính	cơ	thể	để	đạt	tới	mục	đích	chữa
bệnh.	Ví	dụ	như	bệnh	có	tính	nóng	biểu	hiện	là	phát	nóng,	đổ	mồ	hôi,	miệng	khát,	thích	uống
nước	lạnh	hoặc	ở	trạng	thái	buốn	bực,	dùng	những	loại	thuốc	lạnh	mát	hoặc	thậm	chí	dùng
cách	uống	nước	lạnh	thì	có	thể	đạt	được	tác	dụng	trong	việc	kháng	lại	chất	độc	nóng,	cuối	cùng
sẽ	hồi	phục	được	sự	cân	bằng	âm	dương	trong	cơ	thể.
III.	Những	thành	phần	có	lợi	trong	lá	trà
Uống	trà	có	thể	bổ	sung	các	chất	protein	và	axit	amin	cần	thiết	cho	cơ	thể.	Thông	qua	uống
trà	có	thể	hấp	thụ	trực	tiếp	hàm	lượng	protein	là	2%	ở	dạng	hòa	tan	có	trong	lá	trà,	phần	lớn
protein	là	ở	dạng	hòa	tan	nằm	trong	bã	cặn	của	trà.
Qua	việc	nghiên	cứu	chứng	minh	của	các	nhà	khoa	học	trong	một	thời	kì	dài,	hàm	lượng	hóa
học	có	trong	lá	trà	vô	cùng	phong	phú,	bao	gồm	hơn	500	thành	phần	các	loại,	trong	đó	có	rất
nhiều	thành	phần	là	các	chất	dinh	dưỡng	có	lợi	cho	sức	khỏe,	có	tác	dụng	trong	việc	phòng
chữa	các	loại	bệnh.	Trà	có	nhiều	chất	phenol,	lipopolysaccharides,	axit	amin	v.v..	Hàm	lượng
phenol	có	trong	lá	trà	(chủ	yếu	là	ở	cây	nhi	trà)	thường	chiếm	20-30%,	là	một	loại	oxi	tự	do
phổ	biến	nhất	của	hợp	chất,	có	tác	dụng	giảm	lượng	mỡ	trong	máu,	giảm	huyết	áp,	giảm	lượng
đường	trong	máu,	phòng	trừ	lão	hóa,	chống	phóng	xạ,	diệt	khuẩn,	tiêu	đờm	v.v	Hàm	lượng	chất
lipopolysacchrides	trong	lá	trà	vào	khoảng	3%,	nó	có	thể	làm	tăng	khả	năng	miễn	dịch	của	cơ
thể	và	còn	có	tác	dụng	cải	thiện	chức	năng	tạo	máu,	chống	phóng	xạ,	trị	những	bệnh	liên	quan
đến	phóng	xạ.
Các	loại	axit	amin	có	trong	lá	trà	rất	phong	phú,	gồm	hơn	25	loại,	trong	đó	có	isoleucine,
leucine,	lysine,	phenylalanine,	threonine,	axit	methyl	butyric	là	sáu	trong	tám	loại	axit	amin
cần	thiết	cho	cơ	thể.	Ngoài	ra	còn	có	chất	histidine	cần	cho	trẻ	sơ	sinh	đến	khi	trưởng	thành.
Hàm	 lượng	 axit	 amin	 có	 trong	 lá	 trà	 chiếm	 từ	2-5%,	nó	 là	 đơn	vị	 chủ	yếu	 của	 thành	phần
protein	chứa	trong	tế	bào	để	tạo	nên	cơ	thể,	là	yếu	tố	không	thể	thiếu	trong	bộ	máy	trao	đổi
chất	của	cơ	thể,	có	tác	dụng	giảm	huyết	áp,	chống	mệt	mỏi	và	bảo	vệ	sức	khỏe,	có	lợi	cho	việc
hóa	trị	liệu	đối	với	người	bị	ung	thư.	Trong	những	năm	gần	đây,	người	ta	đã	tách	chất	hồng	trà
có	 trong	hồng	 trà,	 có	 tác	dụng	 chống	 lão	hóa,	 chống	 lại	 sự	di	 căn	 của	ung	 thư,	 giảm	 lượng
đường,	giảm	lượng	mỡ	v.v	Những	lợi	ích	này	rất	có	tác	dụng	về	sức	khỏe	đối	với	cơ	thể, ... ợc	nhặt	trong
tay,	lại	giữ	lấy	điểm	tựa	cũ	thêm	một	lần	nữa	rồi	đứng	lên.
IX.	Mất	ngủ	
Mất	ngủ	là	hiện	tượng	khi	ngủ	gặp	trở	ngại,	thường	do	chức	mất	chức	năng	điều	tiết	của
ngũ	tạng	gây	ra,	trong	đó	đặc	biệt	là	tim,	gan,	thận	là	chủ	yếu.	Do	nhiều	nguyên	nhân	khác	nhau
mà	dẫn	đến	hư	nhược.	Nếu	nóng	trong,	tâm	thận	không	giao	hoà,	thường	biểu	hiện	ra	ở	hiện
tượng	buồn	bực,	mệt	mỏi,	hay	quên,	giấc	ngủ	không	tốt.	Nếu	còn	bị	những	lo	lắng	sợ	hãi	từ	bên
ngoài,	gan	nóng,	thận	nóng,	tâm	trạng	bất	an,	thì	càng	thấy	biểu	hiện	nóng	nảy,	sợ	hãi	hoặc	oán
thán,	đêm	không	ngủ	được.	Loại	thứ	nhất	nên	dùng	những	loại	sản	phẩm	từ	dưỡng	an	thần,
loại	sau	nên	dùng	những	loại	vật	phẩm	để	điều	tiết	gan	thận.
Các	nhà	nghiên	cứu	cho	rằng,	mất	ngủ	là	do	giấc	ngủ	không	đủ,	hoặc	ngủ	không	sâu,	không
ngon,	thường	có	3	biểu	hiện	ban	đầu	là	mất	ngủ,	mất	ngủ	trong	thời	gian	ngắn	hoặc	mất	ngủ
lâu	dài.	Những	vấn	đề	liên	quan	đến	mất	ngủ	không	lớn	lắm,	chỉ	có	những	người	liên	tục	mất
ngủ	trong	thời	gian	dài	mới	coi	là	mất	ngủ.
1.	Những	điều	cần	ghi	nhớ	về	dưỡng	sinh
Các	phương	 thức	 truyền	 thống	 giúp	ngủ	 tốt	 thường	 lấy	 bồi	 bổ	 làm	 chính.	 Các	 loại	 thực
phẩm	thường	dùng	là	hạt	sen,	đại	táo,	táo,	táo	chua,	actiso,	long	nhãn,	sơn	dược	phối	hợp	uống
cùng	với	trà,	có	thể	làm	cho	đại	não	tiêu	tán	được	sự	mệt	mỏi,	có	lợi	trí	nhớ	cho	việc	học	hành.
2.	Các	loại	trà	nên	sử	dụng
Phương	pháp	chữa	bệnh	bằng	trà	thuốc:	5	quả	đại	táo,	50	gam	hạt	dẻ,	10	gam	phục	thần.
Cho	phục	thần	vào	đun	sôi,	lọc	lấy	nước,	bỏ	cặn	đi,	sau	đó	lấy	nước	phục	thần	cho	thêm	đại	táo,
hạt	dẻ	vào	đun	lên,	uống	ngày	2	lần	vào	buổi	sáng	và	tối	khi	ăn	cơm.
Công	dụng	chữa	trị:	Trấn	tĩnh,	giúp	ngủ	ngon.
Chú	ý:	Đại	táo	ngọt	ấm,	có	tác	dụng	tốt	trong	bổ	trung	ích	khí,	dưỡng	huyết	an	thần.	Theo
báo	cáo	của	các	nhà	khoa	học	Nhật	Bản,	từ	quả	đại	táo	có	thể	chiết	xuất	ra	một	loại	chất,	qua
các	thí	nghiệm	trên	thực	tế	thì	thấy	nó	có	tác	dụng	trấn	tĩnh,	giúp	ngủ	ngon.	Loại	tác	dụng	giúp
trấn	tĩnh	này,	cũng	tương	tự	như	hiệu	quả	“an	thần”	như	trong	Đông	y.
Phục	thần	có	chứa	nhiều	loại	vi	khuẩn	màu	trắng,	hương	vị	tương	tự	như	phục	linh,	tính	vị
can	bình,	có	tác	dụng	dưỡng	tâm	an	thần,	chuyên	được	dùng	để	trấn	tĩnh,	định	thần,	chống
chứng	hay	quên.	Trong	cuốn	“Danh	y	biệt	lục”	có	viết:	“Phục	thần	có	tác	dụng	trấn	tĩnh,	chống
buồn	bực,	nổi	nóng,	hay	quên,	tâm	trạng	cởi	mở,	an	thần,	tĩnh	tâm”.	Khi	đun	lấy	nước	uống	nó
có	tác	dụng	giúp	trấn	tĩnh	rất	tốt.
Hạt	dẻ,	nhất	là	loại	hạt	nhỏ,	thành	phần	dinh	dưỡng	cũng	tương	tự	như	gạo	tẻ,	có	tác	dụng
tốt	cho	thận	và	dạ	dày.	Cuốn	“Tuỳ	tức	cư	ẩm	thực	phổ”	cho	rằng,	công	dụng	của	hạt	dẻ	cũng
tương	tự	như	của	gạo	ăn	mà	chúng	ta	vẫn	thường	ăn,	nhưng	tính	tương	đối	mát,	người	bệnh	ăn
rất	tốt”.
Trong	phương	 thuốc	 trên,	nếu	chỉ	dùng	đại	 táo	 thì	 tác	dụng	không	mạnh	 lắm,	nên	chọn
dùng	thêm	phục	thần,	hạt	dẻ	bổ	sung	thêm	vào,	phối	hợp	lại	để	làm	cho	tác	dụng	an	thần	càng
thêm	mạnh	mẽ,	phối	hợp	với	hạt	dẻ	còn	để	tốt	cho	thận	và	dạ	dày.	Toàn	phương	thuốc	có	tác
dụng	tốt	thận	an	tâm,	an	thần	ích	trí,	tâm	thận	hư	nhược,	kinh	hoảng	sợ	hãi,	mất	ngủ	hay	quên,
tinh	thần	không	tập	trung
(2).	Trà	quả	dâu	actiso
Phương	pháp	chữa	bệnh	bằng	trà	thuốc:	100	gam	quả	dâu	tươi,	50	gam	actiso	tươi.	Cho	cả
hai	thứ	vào	rửa	sạch,	thêm	nước	đun	sôi	lên,	mỗi	ngày	uống	1	lần.
Công	dụng	chữa	trị:	Tĩnh	tâm	an	thần.
Chú	ý:	Phương	trà	trên	có	tác	dụng	nhuận	tràng	thông	tiện,	cũng	rất	tốt	cho	chứng	bí	tiện
lâu	năm.	Những	người	thận	vị	hư	hàn,	bài	tốt	không	tốt	không	nên	dùng	thuốc	này.	Quả	dâu	có
vị	chua,	tính	hàn,	cam	hàn,	từ	âm	bổ	huyết,	dễ	thanh	nhiệt,	là	một	loại	thực	phẩm	bổ	gan	thận
thường	được	dùng.	Nó	có	tác	dụng	cải	thiện	tâm	thận	hư	nhược,	yếu	ớt.	Actiso	bổ	ích	khí	huyết
và	nhuận	 tràng.	Những	người	gan	 thận	âm	hư	mà	bên	 trong	 lại	 sinh	nhiệt,	 tinh	 thần	phiền
muộn,	đêm	không	ngủ	thành	giấc,	lo	buồn	bất	an,	có	thể	dùng	quả	dâu	để	bổ	âm	trừ	khí,	actiso
an	thần,	chống	nhiệt,	định	thần	và	giúp	có	giấc	ngủ	tốt.
(3).	Trà	đại	táo	hành	trắng
Phương	pháp	chữa	bệnh	bằng	trà	thuốc:	20	quả	đại	táo,	10	gam	hành	trắng.	Cho	đại	táo	vào
rửa	sạch,	bổ	ra,	cho	vào	nồi	cùng	hành	trắng,	thêm	nước	vào	đun	sôi	lên,	sau	khoảng	15-20
phút	thì	bắc	ra,	lọc	lấy	nước	uống,	mỗi	tối	uống	1	lần,	uống	khi	nóng.
Công	dụng	chữa	trị:	Dưỡng	huyết	an	thần.
Chú	ý:	Loại	trà	trên	có	tác	dụng	bổ	trung	ích	khí,	dưỡng	huyết	an	thần,	thích	hợp	với	người
tâm	thận	hư	hàn,	mệt	mỏi	mất	sức,	ăn	 ít,	mệt	mỏi,	buồn	bực	không	ngủ	được.	Đại	 táo	cam
nhuận,	bổ	thận	ích	khí,	trấn	tĩnh	tinh	thần,	chống	hay	quên,	mất	ngủ,	nếu	muốn	bồi	bổ	hư	tổn
tâm	thận,	đa	số	người	ta	thường	dùng	đại	táo	để	điều	chỉnh.	Hành	trắng	là	một	bộ	phận	gần
với	họ	bách	hợp,	đôi	khi	còn	gọi	là	củ	hành	trắng,	tính	vị	ấm	nóng	sinh	nhiệt,	dùng	để	thông
dương	khí.	Trong	phương	thuốc	trên	dùng	hành	trắng	còn	có	một	tầng	ý	nghĩa	nữa,	đại	táo	để
nhuận	bổ,	thêm	hành	vào	để	sinh	nhiệt,	như	vậy	có	thể	phát	huy	hết	tác	dụng	của	đại	táo,	càng
có	thể	giúp	cơ	thể	nóng	lên,	làm	cho	con	người	sung	mãn.
(4).	Trà	cam	thảo	đại	táo
Phương	pháp	chữa	bệnh	bằng	trà	thuốc:	10	gam	cam	thảo,	5	quả	đại	táo,	10	gam	tiểu	mạch.
Cho	cả	3	loại	thuốc	trên	vào	nước	lạnh	ngâm,	sau	đó	đun	sôi	lên,	mỗi	lần	để	sôi	trong	khoảng
nửa	giờ,	sau	khi	đun	sôi	2	lần,	chắt	lấy	nước.	Mỗi	ngày	2	lần,	uống	vào	buổi	sáng	và	tối.	Uống
nóng	thay	trà,	ăn	đại	táo.
Công	dụng	chữa	trị:	Dưỡng	tâm	an	thần.
Chú	ý:	Loại	trà	trên	có	tác	dụng	ức	chế	thần	kinh	đại	não	hưng	phấn	bất	thường,	làm	cho
trạng	thái	quá	mẫn	cảm	của	hệ	thống	thần	kinh	được	hồi	phục	lại	trạng	thái	bình	thường,	có
thể	làm	giảm	sự	hưng	phấn	của	đại	não,	làm	cho	con	người	dễ	rơi	vào	trạng	thái	buồn	ngủ.	Nếu
là	những	người	tâm	khí	không	đầy	đủ,	âm	hư	huyết	thiếu,	gan	khí	tích	tụ	dẫn	đến	mất	ngủ,	ra
mồ	hôi	trộm,	tinh	thần	hoảng	hốt,	lo	lắng	bất	an,	bi	thương	buồn	khổ	thì	nên	dùng	loại	trà	này.
(5).	Trà	lê
Phương	pháp	chữa	bệnh	bằng	trà	thuốc:	3	quả	lê,	25	gam	đường	khô.	Lê	rửa	sạch,	bỏ	vỏ,
thái	mỏng,	thêm	nước	đun	sôi	trong	khoảng	20	phút,	sau	đó	thêm	lượng	đường	vừa	đủ	vào	ăn
vừa	miệng	là	được,	chia	làm	2	lần	dùng,	uống	thay	trà,	đồng	thời	ăn	lê.
Công	dụng	chữa	trị:	Dưỡng	tâm	an	thần.
Chú	ý:	Loại	trà	trên	có	tác	dụng	“tốt	cho	phong	nhiệt	và	tâm,	lo	âu	sợ	hãi,	tâm	tư	bất	an”.
Phong	nhiệt	và	tâm	thần	bất	định,	buồn	phiền	lo	lắng	khiến	đêm	ngủ	không	ngon	giấc.	Muốn	trị
chứng	bệnh	này,	phải	 thanh	nhiệt	 trừ	phong,	 tĩnh	tâm	an	thần.	Lê	 là	một	 loại	quả	thuộc	họ
tường	vi,	gồm	có	lê	trắng,	sa	lê,	lê	mùa	thu.	Lê	tính	ngọt,	vị	chua,	tính	mát,	thích	hợp	để	thanh
nhiệt	hoá	viêm,	sinh	nhiệt	nhuận	táo.	Phối	hợp	với	đường	khô	có	tác	dụng	bổ	thận	nhuận	gan,
từ	đó	phát	huy	tác	dụng	thanh	nhiệt	hoá	viêm,	đó	là	một	trong	những	loại	thuốc	hoà	trung	an
thần.	Nó	thích	hợp	để	điều	trị	các	chứng	viêm	nóng,	tâm	trạng	lo	âu,	tâm	tổn	thương,	dẫn	đến
mất	ngủ,	buồn	bã.	Nếu	phong	tà	rõ	rệt,	có	thể	kết	hợp	dùng	thêm	với	bạc	hà,	hoa	cúc	để	trừ
phong.
(6).	Trà	ngó	sen	tươi
Phương	pháp	chữa	bệnh	bằng	trà	thuốc:	1	cuống	sen	tươi,	1	quả	lê.	Cho	ngó	sen	rửa	sạch,
tước	vỏ.	Lê	bỏ	vỏ,	bỏ	hạt,	thái	nhỏ.	Rửa	sạch	riêng	từng	loại	rồi	cho	vào	túi	vải	buộc	lại,	đun	sôi
2	lần	lấy	nước,	trộn	2	loại	nước	đó	lại	với	nhau,	uống	nhiều	lần	thay	trà.
Công	dụng	chữa	trị:	An	thần	bổ	huyết.
Chú	ý:	Loại	trà	trên	thích	hợp	điều	trị	chứng	mất	ngủ,	có	hiệu	quả	rất	tốt	đối	với	những
chứng	như	tâm	buồn	bực,	miệng	khô	khát,	ho,	viêm	họng	dẫn	đến	đêm	ngủ	không	ngon	giấc.
Cuống	sen	khi	dùng	tươi	và	khi	dùng	chín	có	tác	dụng	khác	nhau:	Dùng	chín	thì	ngọt	ấm,	tốt
nhất	cho	tâm	thận,	kiện	thận,	khai	dạ	dày,	ích	huyết	bổ	tâm;	Dùng	chín	thì	ngọt	lạnh,	có	thể
thanh	nhiệt	chống	nóng,	mát	máu.	Cả	hai	cách	dùng	đều	có	tác	dụng	an	thần.	Phương	trà	trên,
chúng	ta	nên	dùng	loại	tươi,	vì	có	thể	thanh	nhiệt	an	thần,	phối	hợp	với	hiệu	quả	thanh	nhiệt
của	quả	lê,	thì	càng	khiến	cho	hiệu	quả	đó	được	tốt	hơn.	Đây	là	một	phương	thuốc	tốt	để	an
thần.
3.	Những	điều	cần	ghi	nhớ
Mất	ngủ	ở	một	mức	độ	tương	đối	có	thể	là	một	loại	thói	quen,	cho	nên	việc	bảo	đảm	một
thói	quen	sinh	hoạt	 tốt,	 tuân	 theo	quy	 luật	ngủ	nghỉ	 theo	đồng	hồ	sinh	học	 là	một	phương
pháp	rất	tốt	để	phòng	chống	chứng	mất	ngủ.	Một	khi	bị	mất	ngủ,	nên	theo	đúng	chỉ	dẫn	của
những	thầy	thuốc	có	kinh	nghiệm	để	dùng	thuốc.	Đồng	thời,	nên	làm	những	việc	sau	đây:
(1).	Xây	dựng	thói	quen	ăn	ngủ	đúng	giờ,	trước	khi	đi	ngủ	nên	thả	lỏng	tư	tưởng.
(2).	Trước	khi	đi	ngủ	không	nên	ăn	quá	no,	làm	việc	quá	nặng	nhọc.
(3).	ánh	sáng	phòng	ngủ	nên	dịu	nhẹ,	không	nên	quá	nóng,	cũng	không	nên	để	quá	cao.
(4).	Kiên	trì	rửa	chân	bằng	nước	ấm	hàng	ngày	trước	khi	đi	ngủ.
(5).	Khi	ăn	uống	nên	ăn	nhiều	hoa	quả,	đại	táo,	mật	ong,	tiểu	mạch,	sữa	bò	buổi	tối	có	thể
ăn	tiểu	mạch,	hạt	sen,	hồng	táo,	cháo	bách	hợp.
(6).	Sau	buổi	trưa,	nên	cố	gắng	không	uống	nước	chè,	cà	phê,	côca	côla.
(7).	Trước	khi	đi	ngủ	không	nên	uống	rượu.	Tuy	rượu	có	thể	làm	cho	chúng	ta	nhanh	chìm
vào	giấc	ngủ,	những	đồng	thời	có	cũng	làm	rối	loạn	giấc	ngủ,	ảnh	hưởng	đến	sự	hồi	phục	thể
lực.
(8).	Không	hút	thuốc.	Chất	nicotin	trong	thuốc	lá	làm	mất	sự	ổn	định	của	giấc	ngủ	và	ảnh
hưởng	đến	chất	lượng	của	giấc	ngủ,	cho	dù	trước	khi	đi	ngủ	có	hút	một	chút	thuốc	thôi	thì	giấc
ngủ	cũng	sẽ	bị	ảnh	hưởng	nhất	định.
X.	Stress	
Stress	hay	thường	gọi	là	chứng	phiền	muộn	là	do	mật	trong	cơ	thể	tiết	ra	quá	nhiều,	sau	khi
vào	não,	nó	là	nguyên	do	gây	ra	vỡ	sự	hoạt	động	của	chúng.	Nó	là	một	dạng	bệnh	do	trở	ngại	về
tâm	 lý,	còn	được	gọi	 là	 trở	ngại	về	 tình	cảm	hoặc	 tinh	 thần,	 là	một	sự	 tổng	hợp	của	những
chứng	bệnh	về	tinh	thần	phản	ánh	vào	trong	tâm	trạng,	thường	có	kèm	theo	sự	thay	đổi	về	tư
duy	và	hành	vi.	Phiền	muộn	là	chứng	bệnh	thần	kinh	thường	gặp,	tỷ	lệ	bệnh	nhân	mắc	bệnh
này	chiếm	khoảng	5%	tỷ	lệ	dân	số	thế	giới,	trong	đó	tỷ	lệ	dẫn	đến	tự	sát	là	12-15	%,	nó	là	đứng
đầu	tiên	trong	các	chứng	bệnh	thần	kinh,	và	còn	được	gọi	là	“sát	thủ	tâm	lý	hàng	đầu”.	Những
bệnh	nhân	mắc	chứng	phiền	muộn	này	thường	phải	mang	theo	những	nỗi	đau	khổ	trong	nội
tâm,	và	thường	là	những	“người	bi	thương,	tiêu	cực	nhất	trên	thế	giới”.
1.	Những	điều	cần	ghi	nhớ	về	dưỡng	sinh
Nếu	gan	khí	không	tốt	sẽ	có	thể	dẫn	đến	những	vấn	đề	về	tinh	thần	như	tâm	trạng	xuống
dốc,	phiền	muộn	v.v	cho	nên	cần	phải	biết	điều	chỉnh	tâm	lý,	điều	khí	dưỡng	gan.	Hoa	hợp
hoan	khô	có	màu	hơi	vàng	hoặc	vàng	xanh,	mùi	thơm	dịu	nhẹ.	Nó	có	vị	ngọt,	là	một	loại	thuốc
bổ	cho	hệ	thống	thần	kinh,	có	tác	dụng	hoá	giải	căng	thẳng,	giảm	mệt	mỏi.	Ngâm	hãm	hoa	hợp
hoan	làm	thành	trà	uống	có	tác	dụng	rất	tốt	trong	điều	trị	chứng	phiền	muộn.
2.	Các	loại	trà	nên	sử	dụng
(1).	Trà	hạt	sen
Phương	pháp	chữa	bệnh	bằng	trà	thuốc:	30	gam	hạt	sen,	20	gam	đường	phèn,	5	gam	lá	trà.
Lấy	tâm	sen	ra	rồi	ngâm	trong	nước	sôi	khoảng	vài	giờ	đồng	hồ,	thêm	đường	phèn	và	nước
vào	làm	thành	trà.	Trà	cho	vào	nước	tâm	sen	ngâm	hãm	trong	khoảng	5	phút,	sau	đó	cho	hạt
sen	vào	nước	trà	đó	là	được.	Mỗi	ngày	1	thang,	uống	nhiều	lần	thay	trà.
Công	dụng	chữa	trị:	Dưỡng	tâm	dưỡng	thận,	thanh	tâm	an	thần.
Chú	ý:	Loại	trà	trên	thích	hợp	với	chứng	thiếu	khí	huyết,	tâm	trạng	lo	lắng,	hoảng	loạn.	Hạt
sen	có	thể	giúp	thanh	tâm,	tiêu	phiền	muộn;	ngân	nhĩ	có	thể	bổ	hư,	phối	hợp	hai	loại	này	lại,	có
thể	trị	chứng	phiền	muộn	ở	người	già	rất	tốt.
(2).	Trà	cẩu	kỷ	tử,	dâm	dương
Phương	pháp	chữa	bệnh	bằng	trà	thuốc:	12	gam	cẩu	kỷ	tử,	9	gam	dâm	dương,	9	gam	sa
uyển	tử,	6	gam	ngũ	vị	tử,	9	gam	củ	mài.	Tất	cả	những	thứ	này	cho	vào	đun	lên	uống	thay	trà,
mỗi	ngày	1	thang.
Công	dụng	chữa	trị:	Từ	bổ	gan	thận,	trợ	dương	ích	trí.
Chú	ý:	Loại	trà	trên	thích	hợp	trị	chứng	phiền	muộn	thần	kinh	suy	nhược,	mất	sức,	trí	nhớ
giảm	sút.
(3).	Trà	hợp	hoan
Phương	pháp	chữa	bệnh	bằng	trà	thuốc:	10	gam	hoa	hợp	hoan,	10	gam	tố	hinh	hoa,	10	gam
hoàn	phúc	hoa.	Cho	cả	3	vị	trên	vào	đun	trong	15	phút	lấy	nước	uống	nhiều	lần.
Công	dụng	chữa	trị:	Mát	gan	điều	khí.
Chú	ý:	Loại	trà	trên	có	tác	dụng	mát	gan	điều	khí,	làm	cho	con	người	ta	thư	thái.	Đông	y	cho
rằng,	gan	khí	vượng	vào	mùa	xuân,	gan	khí	khai	thông	có	nghĩa	là	thông	thoáng,	mở	rộng.
3.	Những	điều	cần	ghi	nhớ
Chứng	phiền	muộn	về	cơ	bản	có	thể	chia	ra	làm	ba	loại	lớn:	phiền	muộn	đơn	phương,	phiền
muộn	song	phương,	phiền	muộn	do	các	 tật	bệnh	của	cơ	thể.	Các	 loại	phiền	muộn	này	khác
nhau,	cho	nên	các	phòng	ngừa	chúng	cũng	khác	nhau.	Cách	phòng	ngừa	chứng	phiền	muộn,	có
thể	theo	những	yêu	cầu	sau:
Những	hỗ	trợ	thuộc	nhân	tố	tâm	lý	xã	hội.	Phiền	muộn	đơn	phương	có	mối	quan	hệ	mật
thiết	đến	cá	tính	của	người	bệnh,	những	người	này	đa	số	đều	có	tính	cách	yếu	đuối,	đa	sầu	đa
cảm,	quá	quan	tâm	đến	sức	khoẻ	của	bản	thân	mình,	cho	nên	khi	gặp	phải	những	vấn	đề	xã	hội
không	tốt	ảnh	hưởng	đến	tâm	lý,	ví	dụ	như	áp	lực	công	việc	quá	lớn,	quan	hệ	xã	hội	căng	thẳng,
mâu	thuẫn	gia	đình,	cơ	thể	mắc	một	chứng	bệnh	nào	đó	v.v	thì	tự	dưng	nảy	sinh	tâm	lý	lo
lắng,	sợ	hãi,	tiêu	cực,	không	cách	nào	thoát	khỏi	cảm	giác	đó	được,	dẫn	đến	phiên	muộn,	đau
khổ,	bi	quan.	Đối	với	những	bệnh	nhân	này,	cần	hướng	dẫn	cho	người	bệnh	tìm	ra	được	các
nguyên	nhân	gây	bệnh,	những	đau	khổ	trong	lòng,	đồng	thời	cùng	với	gia	đình	và	bạn	bè	thân
thiết	cùng	hỗ	trợ	tâm	lý	cho	người	bệnh,	để	tránh	khỏi	việc	gặp	phải	những	vấn	đề	rắc	rối	đó
và	nguy	cơ	gây	bệnh.
Đối	với	bệnh	nhân	song	phương	phiền	muộn,	sự	hỗ	trợ	từ	phía	gia	đình	và	xã	hội	cũng	có
những	tác	dụng	tích	cực	nhất	định,	nên	kết	hợp	giữa	gia	đình	và	đơn	vị	công	tác,	cố	gắng	giải
quyết	những	vấn	đề	khó	khăn	tồn	tại	 trong	công	việc	và	trong	cuộc	sống	thực	tế	của	người
bệnh,	có	gắng	tạo	ra	một	môi	trường	vui	vẻ,	nhẹ	nhàng	cho	người	bệnh,	để	xoá	bỏ	hoặc	giảm
nhẹ	những	gánh	nặng	tâm	lý	hoặc	những	thứ	không	thể	đạt	được,	vì	chứng	phiền	muộn	là	một
chứng	bệnh	hoàn	toàn	có	thể	chữa	khỏi	được.	Một	khi	bệnh	tình	có	dấu	hiệu	tốt,	những	chuyện
không	hay	trong	công	việc,	học	hành	và	cuộc	sống	hàng	ngày	có	thể	đem	đến	cho	người	bệnh
những	ảnh	hưởng	tiêu	cực,	dễ	dẫn	đến	những	cảm	xúc	bi	quan,	dẫn	đến	bệnh	phiền	muộn	lại
tiếp	tục	tái	phát.
Trong	cuộc	sống	hàng	ngày,	những	người	có	xu	hướng	phiền	muộn	nên	chú	ý	mấy	điểm
sau:	Nên	tạo	cho	mình	một	giấc	ngủ	ngon.	Nếu	mất	ngủ	lâu	dài	có	thể	dẫn	đến	chứng	phiền
muộn,	nếu	bị	những	lo	lắng	do	việc	mất	ngủ	gây	ra,	cần	phải	biết	cách	để	loại	trừ	nó.	Khi	gặp
phải	khó	khăn	không	nên	quá	tức	giận.	Nên	học	cách	giảm	bớt	áp	lực	do	việc	nóng	giận	gây	ra,
bảo	đảm	sự	cân	bằng	tâm	lý.	Bình	thường,	nên	biết	cách	giải	quyết	những	khó	khăn	của	bản
thân,	nếu	gặp	phải	những	áp	lực	trong	cuộc	sống	thì	cần	phải	biết	giải	quyết	chúng.	Nên	tham
gia	nhiều	vào	 các	hoạt	động	bên	ngoài,	 chịu	khó	vận	động	 cơ	 thể	 là	một	 cách	phòng	ngừa
chứng	phiền	muộn	 tốt	nhất	và	 tự	nhiên	nhất.	Nên	áp	dụng	những	cách	bảo	vệ	bản	 thân	và
tránh	những	kích	thích	bên	ngoài,	nếu	bị	quấy	rầy,	ví	dụ	như	những	nơi	nào	có	thể	khiến	bạn	bị
tổn	thương	thì	không	nên	đi,	nên	tránh	xa	những	người	có	thể	làm	bạn	tức	giận,	từ	đó	tránh
bực	tức	xảy	đến	với	mình.	Đối	với	những	kích	thích	lớn,	nên	tự	nâng	cao	khả	năng	chịu	đựng.	
Trong	cuộc	sống	hàng	ngày	nên	sắp	xếp	cho	mình	một	số	những	hoạt	động	vui	vẻ	để	làm.

File đính kèm:

  • pdfuong_tra_tri_bach_benh.pdf