Vai trò của báo in Việt Nam trong quá trình giao lưu, tiếp nhận và hội nhập văn hoá quốc tế
Hiện nay, thế giới có nhiều biến động phức tạp, thời cơ và thách thức đan xen, đất
nước ta lại chịu ảnh hưởng và biến động phức tạp của vấn đề toàn cầu hoá, những thách
thức khắc nghiệt của môi trường Dù hoàn cảnh nào, Đảng ta vẫn kiên trì định hướng xã
hội chủ nghĩa, đặc biệt quan tâm đến các vấn đề văn hoá, coi đây là nền tảng tinh thần, là
động lực của sự phát triển xã hội. Cùng với những thành tựu đáng tự hào của đất nước,
hoạt động báo chí của nước ta trong những năm đổi mới đã đóng vai trò hết sức quan
trọng trong quá trình giao lưu, tiếp nhận và hội nhập văn hoá quốc tế. Báo chí đã góp
phần giáo dục truyền thống tự lực tự cường, mở rộng thông tin đối ngoại, góp phần giới
thiệu đất nước, văn hoá, con người Việt Nam với bạn bè quốc tế; thực hiện đường lối tự
chủ, đa dạng, đa phương hoá các quan hệ quốc tế, góp phần nâng cao uy tín và vị thế
Việt Nam
Tóm tắt nội dung tài liệu: Vai trò của báo in Việt Nam trong quá trình giao lưu, tiếp nhận và hội nhập văn hoá quốc tế
TAÏP CHÍ ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 6 - Thaùng 6/2011 5 VAI TRÒ CỦA BÁO IN VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH GIAO LƯU, TIẾP NHẬN VÀ HỘI NHẬP VĂN HOÁ QUỐC TẾ DƯƠNG XUÂN SƠN (*) TÓM TẮT Hiện nay, thế giới có nhiều biến động phức tạp, thời cơ và thách thức đan xen, đất nước ta lại chịu ảnh hưởng và biến động phức tạp của vấn đề toàn cầu hoá, những thách thức khắc nghiệt của môi trường Dù hoàn cảnh nào, Đảng ta vẫn kiên trì định hướng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt quan tâm đến các vấn đề văn hoá, coi đây là nền tảng tinh thần, là động lực của sự phát triển xã hội. Cùng với những thành tựu đáng tự hào của đất nước, hoạt động báo chí của nước ta trong những năm đổi mới đã đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình giao lưu, tiếp nhận và hội nhập văn hoá quốc tế. Báo chí đã góp phần giáo dục truyền thống tự lực tự cường, mở rộng thông tin đối ngoại, góp phần giới thiệu đất nước, văn hoá, con người Việt Nam với bạn bè quốc tế; thực hiện đường lối tự chủ, đa dạng, đa phương hoá các quan hệ quốc tế, góp phần nâng cao uy tín và vị thế Việt Nam. ABSTRACT The world at present has gone through a lot of complicated changes with challenges and opportunities that come one after another, which affects our country with its complicated changes of globalization, harsh challenges of environmental problems. Under no circumstances should our Party stick to the socialist orientation. Special attention has also been paid by our Party to cultural matters, which serve as a spiritual basis and driving force of social development. With the great achievements made by our country during the years of reform, our press activities have played an important role in the process of internationally cultural exchange, acceptance, and integration. Our press has made a good contribution to the education of self-reliance and self-improvement tradition, expanding external information to introduce our country, culture, and people to our friends in the world, implementing the policy of independence and diversification in multi- lateral relations with other countries, thus improving the prestige and position of Vietnam. 1. NHỮNG THÀNH TỰU CỦA BÁO IN VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI.(*) Trong xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra một cách mạnh mẽ trên thế giới như hiện nay, hoạt động thông tin nói chung và báo chí nói riêng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Trong hơn 20 (*) PGS.TS, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội năm thực hiện chính sách và đường lối đổi mới do Đảng ta lãnh đạo, các phương tiện truyền thông đại chúng đóng vai trò hết sức quan trọng trên các lĩnh vực: Thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách pháp luật của Nhà nước; phát hiện và phản ánh tâm tư, nguyện vọng của quần chúng; những vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, quan liêu lãng phí và suy 6 thoái đạo đức, lối sống Báo chí cũng đã góp phần giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc, truyền thống cách mạng, góp phần nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, phong phú và đa dạng về đời sống tinh thần. Bên cạnh những vấn đề trên, báo chí nước ta trong quá trình đổi mới và hội nhập đã góp phần nâng cao chất lượng thông tin đối ngoại, góp phần quan trọng giới thiệu đất nước, văn hoá con người Việt Nam với bạn bè quốc tế; thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá các quan hệ quốc tế của Đảng, Nhà nước ta; góp phần nâng cao uy tín và vị thế Việt Nam trên trường quốc tế. Thực hiện những nhiệm vụ quan trọng đó, có sự đóng góp của tất cả các loại hình báo chí. Tuy nhiên, lĩnh vực báo in biểu hiện những kết quả rõ rệt hơn cả. Tìm hiểu về vai trò của báo in Việt Nam thời kì đổi mới trong quá trình giao lưu, tiếp nhận và hội nhập văn hoá quốc tế chính là góp phần tìm hiểu vai trò của báo chí nói riêng và các phương tiện thông tin đại chúng nói chung trong quá trình đất nước hội nhập mạnh mẽ; đồng thời, qua đó nhận ra và khắc phục những hạn chế của quá trình thông tin trên báo in Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo của quá trình giao lưu, tiếp nhận và hội nhập văn hoá quốc tế. Báo in bao gồm báo và tạp chí là những ấn phẩm định kì chuyển tải nội dung thông tin mang tính thời sự và được phát hành rộng rãi trong xã hội. Việt Nam hiện nay có 533 cơ quan báo, tạp chí với 713 ấn phẩm báo chí và hơn 1000 bản tin. Ngoài hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh tập trung nhiều cơ quan báo chí Trung ương, tất cả các tỉnh, thành phố còn lại đều có báo, tạp chí riêng. Căn cứ vào định kì xuất bản, tính chất nội dung thông tin, hiện nay báo in ở nước ta có các loại: Báo hàng ngày (là những tờ phát hành mỗi ngày một kì vào buổi sáng hoặc buổi chiều); báo nhiều kì trong tuần (là tờ báo phát hành khoảng 5 - 6 kì trong một tuần); báo một số kì trong tuần (là những tờ báo xuất bản từ 2 - 4 kì trong tuần); báo tuần (là những tờ báo xuất bản định kì 1 kì/một tuần); báo nửa tháng hay hàng tháng (chủ yếu là những ấn phẩm phụ xuất bản giữa tháng hoặc cuối tháng của các tờ báo hằng ngày, các tờ báo nhiều kì, một số kì trong tuần hoặc tuần báo). Tạp chí là những ấn phẩm định kì có nội dung chuyên sâu vào một hay một số vấn đề, lĩnh vực về đời sống xã hội, khoa học, kĩ thuật Định kì xuất bản của tạp chí có thể là một tuần, nửa tháng, 1 tháng, 2 tháng. Cũng có tạp chí xuất bản 3, 4, 5 hoặc 6 tháng/kì. Hiện cả nước có 335 tạp chí các loại. Hàng năm, số lượng bản báo được phát hành ở nước ta khoảng 600 triệu bản. Bình quân có 7,5 bản báo/người/năm. Hầu hết các trung tâm tỉnh lị đều được đọc báo phát hành trong ngày. Trong những năm qua, báo chí in nước ta không ngừng được nâng cao chất lượng cả về hình thức và nội dung, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vừa là cơ quan ngôn luận của tổ chức Đảng, Nhà nước vừa là diễn đàn của nhân dân, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cổ vũ nhân tố mới, điển hình tiên tiến, mở rộng giao lưu và hội nhập quốc tế, đấu tranh chống các hành vi tham nhũng, tiêu cực, các tệ nạn xã hội, góp phần thực hiện dân chủ hoá đời sống xã hội. Nội dung, hình thức báo chí ngày càng phong phú, đa dạng; phương tiện kĩ thuật chế bản, in ấn ngày càng hiện đại; hệ thống truyền dẫn thông tin, khai thác, thu nhận thông tin được hiện đại hoá. Giao lưu quốc tế được mở rộng tạo điều kiện cho báo chí 7 in có môi trường thuận lợi cả về nguồn tin và thị trường. Đội ngũ những người làm báo có bước phát triển nhanh cả về số lượng, chất lượng. Ngày càng có nhiều nhà báo được đào tạo cơ bản, được qua các khoá bồi dưỡng nghiệp vụ ở trong nước và nước ngoài. Công tác quản lí nhà nước đã chú trọng quy hoạch bước đầu về mạng lưới báo in trong cả nước; quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ; từng bước hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển báo chí. 2. VAI TRÒ CỦA BÁO IN VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH GIAO LƯU, TIẾP NHẬN VÀ HỘI NHẬP VĂN HOÁ QUỐC TẾ 2.1. Bối cảnh quốc tế đang tạo ra những thời cơ, thách thức đối với báo chí Việt Nam trong thời kì hội nhập Tình hình chính trị, kinh tế thế giới đã và đang diễn biến hết sức phức tạp, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực; xung đột vũ trang, sắc tộc, tôn giáo, nạn khủng bố quốc tế đã tác động mạnh mẽ và đặt ra những thách thức to lớn đối với lĩnh vực thông tin. Hiện nay, các nước tư bản có tiềm lực kinh tế, khoa học, công nghệ đã và đang thực hiện chính sách bành trướng thông tin, độc quyền thông tin theo kiểu áp đặt, bắt các nước nhỏ hoặc kinh tế yếu kém trở thành khách hàng tiêu thụ thông tin và lệ thuộc vào nguồn tin của họ. Cuộc đấu tranh của các nước đang phát triển về một “trật tự thông tin quốc tế mới” đã trở thành một bộ phận của cuộc đấu tranh giành độc lập về kinh tế, chính trị, tiến bộ và công bằng xã hội. Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đặc biệt là công nghệ thông tin đã tác động sâu sắc đến lĩnh vực thông tin, đưa thế giới từ kỉ nguyên công nghiệp sang kỉ nguyên thông tin và phát triển kinh tế tri thức. Sự hội tụ giữa thông tin, viễn thông, tin học là một xu hướng quan trọng trong xu thế phát triển thông tin trên phạm vi toàn cầu. Đầu tư cho thông tin từ chỗ được coi là đầu tư cho phúc lợi xã hội chuyển thành đầu tư cho sự phát triển. Trong xu thế khách quan của toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế, các hoạt động thông tin được mở rộng, tạo điều kiện cho giao lưu, hội nhập văn hoá, đồng thời cũng đang diễn ra cuộc đấu tranh tư tưởng gay gắt để bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc. Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đã và đang sử dụng hệ thống thông tin để chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày càng tinh vi và quyết liệt hơn. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X khẳng định hai nhiệm vụ chiến lược của nước ta là: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; sau năm 2010 đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Để đi tắt đón đầu, xây dựng nước ta thành một quốc gia công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cùng với vai trò của khoa học công nghệ, văn hoá, giáo dục, thông tin trên báo in có vị trí hết sức quan trọng. Thông tin trên báo in cung cấp, phổ biến kiến thức, nâng cao dân trí, cổ động và tổ chức phong trào cách mạng của nhân dân để thực hiện thành công mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta được tiến hành trong điều kiện tồn tại nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đã khiến nhu cầu của các đối tượng trong xã hội về tiếp nhận và cung cấp 8 thông tin ngày càng cao và đa dạng. Xu hướng hội tụ - thông tin - viễn thông - tin học đang diễn ra mạnh mẽ là yếu tố tích cực tác động đến sự phát triển thông tin ở nước ta. Thông tin trên báo in nước ta bảo đảm sự phát triển đồng bộ, đáp ứng yêu cầu của tiến trình hội nhập quốc tế, đồng thời phải đấu tranh quyết liệt với những luồng thông tin phản động, chống phá chế độ và không phù hợp với lợi ích của nhân dân, đất nước ta. Cơ sở hạ tầng thông tin ở nước ta bao gồm mạng lưới viễn thông, Internet và các dịch vụ viễn thông. Internet có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trong đó có sự phát triển của thông tin trên báo in. Thông tin trên báo in ngày càng khẳng định là nhu cầu thiết yếu, chi phối sâu sắc toàn diện mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đời sống nhân dân được cải thiện, trình độ dân trí ngày càng được nâng cao nên nhu cầu thông tin của nhân dân càng đòi hỏi cao hơn, trong khi đó, mức hưởng thụ thông tin của nhân dân vẫn còn sự không đồng đều giữa khu vực đô thị và nông thôn, miền núi, vùng xa xôi, hẻo lánh. Bối cảnh quốc tế và trong nước tạo ra thời cơ lớn, đồng thời cũng đặt ra những thách thức hết sức gay gắt cho lĩnh vực thông tin nước ta. Sự phát triển của thông tin đang diễn ra ở quy mô toàn cầu tạo cơ hội tốt để Việt Nam nhanh chóng tiếp cận với công nghệ mới, các kĩ năng, các phương tiện thông tin, kĩ thuật truyền thông hiện đại, những kinh nghiệm tổ chức hoạt động, những cơ sở lí luận mới để từ đó hỗ trợ quá trình đổi mới và phát triển của thông tin trên báo in nước ta. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta hết sức coi trọng và đánh giá cao vai trò của thông tin trên báo in. Đây không chỉ là phương tiện cung cấp thông tin, cung cấp tri thức, là một trong những công cụ giúp cho công tác chỉ đạo, điều hành đất nước mà còn là nơi để phản hồi những thông tin nhân dân đối với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần quan trọng thực hiện dân chủ hoá trong đời sống xã hội. Những khuyết điểm, yếu kém trong hoạt động thông tin và quản lí thông tin trên báo in vẫn còn tồn tại; Cuộc đấu tranh quyết liệt diễn ra trên mặt trận thông tin; xu hướng toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế về thông tin đang đặt ra những thách thức gay gắt trong việc bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia và sự bình đẳng về thông tin. Một mặt phải kiên quyết khắc phục những khuyết điểm, yếu kém để phát triển, mặt khác phải bảo đảm tính hợp lí và cân đối giữa yêu cầu phát triển và khả năng quản lí, giữa số lượng và chất lượng, giữa đa dạng và thống nhất, giữa mở cửa hội nhập quốc tế và giữ vững định hướng chính trị, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Trong thời đại bùng nổ thông tin, đòi hỏi báo in nước ta phải nhanh chóng nắm bắt, tiếp cận với những vấn đề mới để bảo đảm không bị tụt hậu, đồng thời vẫn giữ được định hướng phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lí của Nhà nước trong khuôn khổ pháp luật. Dân tộc ta vốn có truyền thống yêu nước, cần cù, sáng tạo, có năng lực tiếp thu, vận dụng tri thức và kĩ năng mới, hiện đại. Chúng ta cần phát huy những ưu thế đó để khắc phục có hiệu quả những khuyết điểm, yếu kém, vượt qua khó khăn, thách thức, tranh thủ mọi thời cơ thuận lợi để xây dựng, phát triển thông tin trên báo in Việt Nam thực sự là công cụ, vũ khí chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng, là phương tiện thiết yếu trong đời sống xã hội, góp phần quan trọng vào 9 sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. 2.2. Báo in đã trở thành một lực lượng quan trọng tham gia quản lí đất nước. Cùng với những thành tựu mới đáng tự hào của đất nước, hoạt động báo chí nói chung và báo in nói riêng của nước ta trong những năm qua đã có bước phát triển mới và trưởng thành về nhiều mặt. Báo in Việt Nam đã thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền quan điểm, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát hiện và phản ánh tâm tư, nguyện vọng của quần chúng, những vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội; tích cực tham gia và đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, quan liêu, lãng phí và suy thoái đạo đức, lối sống. Báo in đã góp phần giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc, truyền thống cách mạng, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, càng phong phú và đa dạng về đời sống tinh thần của nhân dân; đấu tranh chống những ảnh hưởng tiêu cực của văn hoá ngoại lai, bảo vệ và xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; cổ vũ tính tích cực của nhân dân trong sự nghiệp đổi mới. Báo in cũng đã đóng góp vào việc khẳng định nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, góp phần nghiên cứu lí luận, tổng kết thực tiễn làm phong phú và cụ thể hoá đường lối, chính sách của Đảng trong giai đoạn mới. Kiên quyết đấu tranh chống mọi âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hoà bình” và những luận điệu xuyên tác, vu khống của các thế lực thù địch và các phần tử cơ hội, bất mãn, phản động. Báo in đã mở rộng và nâng cao chất lượng thông tin đối ngoại, góp phần quan trọng giới thiệu đất nước, văn hoá, con người Việt Nam với bạn bè quốc tế, góp phần nâng cao uy tín và vị thế Việt Nam trên trường quốc tế. Nhiều cơ quan báo in đã trực tiếp tổ chức nhiều hoạt động văn hoá, từ thiện, đáp ứng nhu cầu lành mạnh của xã hội. Các loại hình báo chí (báo in, báo nói, báo hình) đã phát triển với tốc độ nhanh, tiếp tục có nhiều đổi mới về nội dung. Báo in Việt Nam đã có bước tiến nhanh trong việc ứng dụng những tiến bộ của khoa học công nghệ để đáp ứng kịp thời và đa dạng nhu cầu thông tin của công chứng, của xã hội, từng bước khắc phục sự tụt hậu về kĩ thuật truyền thông so với khu vực quốc tế. Có thể khẳng định, báo in Việt Nam đã vừa làm tốt nhiệm vụ công tác tư tưởng - văn hoá, vừa cung cấp một khối lượng lớn những thông tin bổ ích cho xã hội, khi thông tin đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thúc đẩy sự phát triển. Ngày nay, báo in đã trở thành một lực lượng quan trọng tham gia quản lí đất nước, quản lí xã hội, một nguồn thông tin và sinh hoạt văn hoá không thể thiếu trong đời sống tinh thần của xã hội. 2.3. Báo in Việt Nam đang tiếp tục phấn đấu thực hiện tốt chức năng vừa là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước, các tổ chức quần chúng, vừa là diễn đàn tin cậy của nhân dân. Trong bối cảnh đất nước và thế giới có nhiều biến động phức tạp, thời cơ và thách thức đan xen, đất nước ta lại chịu ảnh hưởng và biến động phức tạp của vấn đề toàn cầu hoá; những thách thức khắc nghiệt của môi trường, mặt trái của kinh tế thị trường Dù hoàn cảnh nào Đảng ta vẫn kiên trì định hướng xã hội chủ nghĩa. Đảng ta đặc biệt quan tâm đến các vấn đề văn hoá, coi đây là nền tảng tinh thần, là động lực của sự phát triển xã hội, và đã có nhiều 10 chủ trương chính sách, giải pháp để xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam. Cùng với những thành tựu đáng tự hào của đất nước, hoạt động báo in của nước ta trong những năm đổi mới đã đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình giao lưu, tiếp nhận và hội nhập văn hoá quốc tế. Báo in đã góp phần giáo dục truyền thống tự lực, tự cường; mở rộng thông tin đối ngoại, góp phần giới thiệu đất nước, văn hoá, con người Việt Nam với bạn bè quốc tế; thực hiện đường lối tự chủ, đa dạng, đa phương hoá các quan hệ quốc tế, góp phần nâng cao uy tín và vị thế Việt Nam. Báo in là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển thông tin, là một trong những yếu tố hình thành văn hoá đọc, một kênh chuyển tải, lưu giữ các giá trị văn hoá - khoa học. Báo in đã phát triển mạnh mẽ, toàn diện mạng lưới của mình trong cả nước theo phương châm không chồng chéo về tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ, đã lấy mục đích phục vụ lợi ích đất nước, lợi ích nhân dân làm mục tiêu hàng đầu cho sự phát triển. Báo in Việt Nam đã phát triển đi đôi với việc sắp xếp, quy hoạch mạng lưới báo in trong cả nước. Việc quy hoạch, sắp xếp đó đã giảm đầu mối các cơ quan báo chí theo phương thức một cơ quan báo chí quản lí một số ấn phẩm báo chí, khắc phục xu hướng thương mại hoá, tình trạng xa rời tôn chỉ, mục đích, trùng lặp về nội dung, đối tượng, lãng phí trong khâu xuất bản, phát hành, góp phần nâng cao chất lượng chính trị, chất lượng văn hoá, chất lượng khoa học, chất lượng nghiệp vụ của báo in. Báo in cũng đã thử nghiệm xây dựng tổ hợp xuất bản, tập đoàn báo chí, kết hợp với các hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật để tạo nguồn thu đầu tư cho hoạt động của báo chí. Trước hết, chính sách đối ngoại cởi mở, hội nhập quốc tế theo phương châm “làm bạn với tất cả” không chỉ mang lại cơ hội cho việc mở mang các quan hệ kinh tế, chính trị, mà còn tạo ra các điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng quan hệ, hợp tác quốc tế của hệ thống báo chí. Mặt khác, công nghệ thông tin và mạng internet đã mang đến cho báo in Việt Nam phương tiện tuyệt vời để mở ra các hình thức quan hệ, hội nhập với hệ thống báo chí toàn cầu, trực tiếp tham dự vào quá trình toàn cầu hoá truyền thông. Bản thân việc hiện diện ngày càng nhiều các đại diện của những cơ quan thông tấn báo chí nước ngoài và hoạt động tác nghiệp của họ cũng có ý nghĩa như chất xúc tác thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế của báo chí Việt Nam. Việc mở rộng quan hệ và hợp tác quốc tế của báo in thể hiện trước hết ở sự nhộn nhịp trong trao đổi thông tin và các sản phẩm báo chí truyền thông. Thứ hai là việc tăng cường trao đổi và giao lưu quốc tế của các nhà báo dưới nhiều hình thức như: gửi nhà báo đi công tác nước ngoài nhằm đưa tin về những sự kiện lớn; trao đổi với nước ngoài, các đoàn nhà báo đi tham quan, nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm nghề nghiệp; trao đổi các sản phẩm định kì, các thông tin, tư liệu Không thể bỏ qua việc báo in mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các nhà báo. Ngay từ những năm 1992 - 1993, Hội Nhà báo Việt Nam đã hợp tác với Trường đại học báo chí Lille dưới sự tài trợ của Bộ Ngoại giao Pháp để tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí ngắn hạn. Từ năm 1997, một dự án lớn có tên “Đào tạo nâng cao báo chí Việt Nam” do Bộ Văn hoá - Thông tin chủ trì với sự tài trợ của Tổ chức SIDA Thụy Điển đã được triển khai thực hiện. Trong 11 khuôn khổ những dự án này và phần truyền thông của một số dự án kinh tế - xã hội khác, mỗi năm đều có một số nhà báo được cử đi học tập, bồi dưỡng ở nước ngoài. Hàng trăm khoá học ngắn hạn có giảng viên nước ngoài đã được tổ chức, tạo ra cơ hội cho hàng ngàn nhà báo Việt Nam tiếp cận với những kinh nghiệm, phương pháp hoạt động nghề nghiệp báo chí ở những quốc gia có nền báo chí phát triển. Qua hơn 20 năm đổi mới, các phương tiện thông tin đại chúng nói chung và báo in nói riêng đã có những đóng góp hết sức quan trọng trong sự nghiệp đổi mới và quá trình giao lưu, tiếp nhận và hội nhập văn hoá quốc tế. Những thành tựu và đóng góp đó có nguyên nhân sâu xa từ quá trình đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam trong hơn 20 năm qua mà báo chí tuyền thông nói chung và báo in Việt Nam nói riêng là một biểu hiện sinh động. Xu thế hội nhập và giao lưu quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết, báo chí Việt Nam nói chung và báo in Việt Nam nói riêng phải tiếp tục đóng vai trò là công cụ tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng, định hướng công chúng và phục vụ nhu cầu thông tin của nhân dân. Bên cạnh những thành tựu, báo in Việt Nam vẫn còn những hạn chế, tồn tại cần được chỉ rõ và khắc phục. Tuy nhiên, vì giới hạn của bài báo nên tác giả xin trình bày ở một bài viết khác. Trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều diễn biễn phức tạp, hoàn thành những nhiệm vụ nói trên cũng chính là việc tạo lập cơ sở, điều kiện cho báo in phát triển theo xu hướng tích cực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định nhằm thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Dương Xuân Sơn, Đinh Hường, Trần Quang (2007), Cơ sở lí luận báo chí truyền thông, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, trang 307. 2. Lê Doãn Hợp, Quản lí báo chí trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay, Tạp chí Cộng sản, Hà Nội, số 776 tháng 6 năm 2007, trang 36 - 39. 3. Tạ Ngọc Tấn, Một số vấn đề về phát triển báo chí nước ta hiện nay. Tạp chí Cộng sản, Hà Nội, số 775, tháng 5 năm 2007, trang 41 - 47. 4. Nguyễn Thị Thanh, Báo chí Việt Nam trong tiến trình hội nhập và phát triển của đất nước, Tạp chí lí luận chính trị & Truyền thông, Hà Nội, số 7, tháng 7 năm 2007, trang 12 - 15. 5. Thủ tướng Chính phủ, Chiến lược phát triển thông tin đến năm 2010, Hà Nội, (theo Quyết định số 219/2005/QĐ -TTg, ngày 09/09/2005).
File đính kèm:
- vai_tro_cua_bao_in_viet_nam_trong_qua_trinh_giao_luu_tiep_nh.pdf