Xác định giá trị và tính khả thi của phương pháp quan sát với acid acetic (via) trong sàng lọc ung thư cổ tử cung tại bắc ninh và cần thơ, một số yếu tố liên quan đến ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung (UTCTC) là loại ung thư thường gặp ở nữ giới, đứng hàng

thứ ba trong các loại ung thư chung và đứng thứ tư trong số các nguyên nhân gây tử

vong ở phụ nữ trên toàn thế giới. Tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung có xu hướng gia tăng

trong những năm gần đây, đặc biệt tại các quốc gia nghèo gây nên gánh nặng bệnh tật

rất lớn đối với phụ nữ tại các quốc gia này [67].

Tại Việt Nam, ung thư cổ tử cung được ghi nhận là loại ung thư có tỷ lệ mắc và tử

vong cao ở nữ giới. Theo ghi nhận tình hình mắc ung thư tại 6 tỉnh, thành phố giai đoạn

2001-2004 cho thấy, ung thư cổ tử cung là một trong 5 loại ung thư phổ biến ở nữ giới

[5]. Năm 2010, tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung là 13,6/100.000 dân đứng thứ 3 trong số

các ung thư ở nữ giới [10].

Các yếu tố nguy cơ gây ung thư cổ tử cung đã được các nghiên cứu trên thế giới

ghi nhận. Trong đó nguyên nhân trực tiếp, chủ yếu là việc nhiễm vi rút HPV, bên

cạnh đó một số yếu tố về điều kiện kinh tế xã hội, hành vi tình dục không an toàn,

quan hệ tình dục sớm, quan hệ với nhiều đối tượng, tình trạng sinh nhiều con, sử

dụng viên thuốc uống tránh thai, tiếp xúc khói thuốc lá, chế độ dinh dưỡng, tuổi,

chủng tộc, tiền sử gia đình được xác định có liên quan chặt chẽ đến sự xuất hiện ung

thư cổ tử cung ở phụ nữ.

Ung thư cổ tử cung là hậu quả cuối cùng của một quá trình diễn biến tự nhiên

qua nhiều giai đoạn [13, 63], bệnh có thể dự phòng và phát hiện sớm, trong đó việc

thực hiện các chương trình sàng lọc nhằm kịp thời phát hiện các tổn thương cổ tử

cung ở giai đoạn sớm được đánh giá là biện pháp có hiệu quả góp phần làm giảm tỷ

lệ mắc và tử vong do ung thư cổ tử cung, làm giảm gánh nặng ung thư cổ tử cung

tại các nước trên thế giới [13, 63, 75, 93, 99].

Các quốc gia trên thế giới hiện đang sử dụng một số kỹ thuật sàng lọc ung thư cổ

tử cung khác nhau, trong đó quan sát cổ tử cung bằng mắt thường với dung dịch Acid

acetic 5% (phương pháp VIA) được coi là phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung

phù hợp với các quốc gia có nguồn lực thấp do đáp ứng được các yêu cầu về kỹ thuật

và phù hợp với hệ thống y tế, giá thành thấp [89].

pdf 157 trang dienloan 6020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Xác định giá trị và tính khả thi của phương pháp quan sát với acid acetic (via) trong sàng lọc ung thư cổ tử cung tại bắc ninh và cần thơ, một số yếu tố liên quan đến ung thư cổ tử cung", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xác định giá trị và tính khả thi của phương pháp quan sát với acid acetic (via) trong sàng lọc ung thư cổ tử cung tại bắc ninh và cần thơ, một số yếu tố liên quan đến ung thư cổ tử cung

Xác định giá trị và tính khả thi của phương pháp quan sát với acid acetic (via) trong sàng lọc ung thư cổ tử cung tại bắc ninh và cần thơ, một số yếu tố liên quan đến ung thư cổ tử cung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG 
NGUYỄN THANH BÌNH 
XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA 
PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT VỚI ACID ACETIC 
(VIA) TRONG SÀNG LỌC UNG THƯ CỔ TỬ CUNG 
TẠI BẮC NINH VÀ CẦN THƠ, MỘT SỐ YẾU TỐ 
LIÊN QUAN ĐẾN UNG THƯ CỔ TỬ CUNG 
LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG 
Hà Nội, năm 2015 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG 
NGUYỄN THANH BÌNH 
XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA 
PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT VỚI ACID ACETIC 
(VIA) TRONG SÀNG LỌC UNG THƯ CỔ TỬ CUNG 
TẠI BẮC NINH VÀ CẦN THƠ, MỘT SỐ YẾU TỐ 
LIÊN QUAN ĐẾN UNG THƯ CỔ TỬ CUNG 
CHUYÊN NGÀNH Y TẾ CÔNG CỘNG 
MÃ SỐ: 62.72.03.01 
LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG 
Giáo viên hướng dẫn: 1. PGS-TS Bùi Thị Thu Hà 
 2. PGS-TS Vũ Thị Hoàng Lan 
Hà Nội, 2015 
i
MỤC LỤC 
ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................................... 1 
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................... 3 
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN .................................................................................... 4 
1.1. Khái niệm về ung thư cổ tử cung. ..................................................................... 4 
1.2. Dịch tễ học ung thư cổ tử cung ......................................................................... 8 
1.3. Các phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung ................................................ 18 
1.4. Sàng lọc ung thư cổ tử cung bằng phương pháp VIA ...................................... 26 
1.5. Kết quả nghiên cứu về hiệu quả của các chương trình sàng lọc ung thư cổ tử 
cung trên thế giới và tại Việt Nam. ........................................................................ 33 
CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 39 
2.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 39 
2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu ....................................................................... 39 
2.4. Cỡ mẫu nghiên cứu và phương pháp chọn mẫu. .............................................. 40 
2.5. Các hoạt động thu thập số liệu ........................................................................ 44 
2.6. Các chỉ số nghiên cứu ..................................................................................... 49 
2.7. Các phân loại tổn thương cổ tử cung được sử dụng trong nghiên cứu .................. 52 
2.8. Sai số và khống chế sai số ............................................................................... 54 
2.9. Đạo đức nghiên cứu ........................................................................................ 54 
2.10. Phân tích số liệu ............................................................................................ 55 
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................. 56 
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu sàng lọc ung thư cổ tử cung bằng 
phương pháp VIA. ................................................................................................. 56 
3.2. Xác định tỷ lệ các tổn thương bất thường cổ tử cung qua sàng lọc bằng phương 
pháp VIA, tế bào học và mô bệnh học. .................................................................. 61 
3.3. Xác định tính giá trị của VIA trong sàng lọc ung thư cổ tử cung. .................... 65 
3.4. Tìm hiểu khả năng thực thi triển khai sàng lọc ung thư cổ tử cung tại tuyến y tế 
cơ sở bằng phương pháp VIA. ............................................................................... 69 
3.5. Xác định một số yếu tố liên quan đến ung thư cổ tử cung. .............................. 77 
ii
CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN .................................................................................. 87 
4.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu sàng lọc ung thư cổ tử cung bằng 
phương pháp VIA .................................................................................................. 87 
4.2. Tỷ lệ các tổn thương bất thường cổ tử cung qua sàng lọc. ............................... 91 
4.3. Xác định tính giá trị của phương pháp VIA trong sàng lọc ung thư cổ tử cung.96 
4.4. Bàn luận về khả năng thực thi triển khai thực hiện sàng lọc ung thư cổ tử cung 
tại tuyến y tế cơ sở bằng phương pháp VIA. ........................................................ 100 
4.5. Một số yếu tố liên quan đến ung thư cổ tử cung . .......................................... 106 
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 116 
KHUYẾN NGHỊ ................................................................................................. 118 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 120 
iii
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ 
Hình 1. 1. Cấu tạo giải phẫu tử cung, cổ tử cung và âm đạo. ................................... 4 
DANH MỤC SƠ ĐỒ 
Sơ đồ 1. 1. Diễn tiến tự nhiên của ung thư cổ tử cung .............................................. 8 
Sơ đồ 2. 1: Quy trình xử lý sau sàng lọc ung thư cổ tử cung .................................. 48 
Sơ đồ 3. 1: Sơ đồ tóm tắt kết quả thu thập số liệu nghiên cứu ................................ 56 
DANH MỤC BIỂU ĐỒ 
Biểu đồ 1. 1: Tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi của 10 loại ung thư phổ biến nhất ở nữ giới, 
Việt Nam, 2010. ..................................................................................................... 11 
Biểu đồ 3. 1: Tiền sử mắc bệnh phụ khoa của đối tượng nghiên cứu ...................... 59 
Biểu đồ 3. 2: Tiền sử khám sàng lọc ung thư cổ tử cung. ....................................... 60 
Biểu đồ 3. 3. Phân bố kết quả khám lâm sàng của đối tượng nghiên cứu ............... 60 
Biểu đồ 3. 4: Phân bố kết quả dương tính theo các phương pháp sàng lọc. ........... 61 
iv
DANH MỤC BẢNG 
Bảng 1. 1. Tỷ lệ thoái lui và tiến triển của các tổn thương nội biểu mô vảy ..................... 7 
Bảng 1. 2. Giá trị của phương pháp PAP trong sàng lọc ung thư cổ tử cung. ................ 22 
Bảng 1. 3. Độ nhạy, độ đặc hiệu của VIA và PAP qua một số nghiên cứu. .................. 24 
Bảng 1. 4: VIA và thái độ xử trí được khuyến cáo tại tuyến y tế cơ sở. .................. 32 
Bảng 3. 1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ................................ 57 
Bảng 3. 2: Kết quả VIA, tế bào học và mô bệnh học dương tính phân theo địa danh. . 62 
Bảng 3. 3: Phân loại mức độ tổn thương cổ tử cung theo các phương pháp VIA, tế 
bào học và mô bệnh học. ....................................................................................... 62 
Bảng 3. 4: Kết quả sàng lọc VIA (+), PAP (+) theo nhóm tuổi. ............................. 63 
Bảng 3. 5: Kết quả xét nghiệm mô bệnh học (+) theo nhóm tuổi. ........................... 64 
Bảng 3. 6. Phân bố mức độ tổn thương tiền ung thư bằng sàng lọc tế bào học theo 
nhóm tuổi. ............................................................................................................. 64 
Bảng 3. 7. Phân bố mức độ tổn thương tiền ung thư bằng xét nghiệm mô bệnh học 
theo nhóm tuổi. ...................................................................................................... 65 
Bảng 3. 8. Giá trị của VIA so với tiêu chuẩn mô bệnh học là CIN I ....................... 66 
Bảng 3. 9. Giá trị của xét nghiệm VIA so với tiêu chuẩn mô bệnh học là CIN II ............... 66 
Bảng 3. 10: Giá trị của xét nghiệm VIA so với tiêu chuẩn mô bệnh học là CIN III. 67 
Bảng 3. 11. Giá trị của xét nghiệm PAP so với tiêu chuẩn GPB là CIN I ............... 68 
Bảng 3. 12. Giá trị của xét nghiệm PAP so với tiêu chuẩn GPB là CIN II .............. 68 
Bảng 3. 13: Giá trị của xét nghiệm PAP so với tiêu chuẩn GPB là CIN III ............ 69 
Bảng 3. 14: Phân bố tuổi của đối tượng trong nghiên cứu bệnh chứng ................... 78 
Bảng 3. 15: Kết quả phân tích đặc điểm kinh tế - xã hội giữa nhóm bệnh và chứng78 
Bảng 3.16: Kết quả phân tích về tiền sử sinh đẻ giữa nhóm bệnh và chứng. ................... 80 
Bảng 3. 17: Kết quả phân tích các yếu tố liên quan đến hành vi tình dục và tiền sử 
sản phụ khoa giữa nhóm bệnh và nhóm chứng. ...................................................... 80 
Bảng 3. 18. Kết quả phân tích về các yếu tố liên quan đến tình trạng kinh nguyệt 
giữa nhóm bệnh và chứng. ..................................................................................... 82 
Bảng 3. 19. Kết quả phân tích về các yếu tố vệ sinh, môi trường khác. .................. 83 
v
Bảng 3. 20. Kết quả phân tích đa biến mô hình hồi quy logistic các yếu tố gây ung 
thư cổ tử cung. ....................................................................................................... 84 
1
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Ung thư cổ tử cung (UTCTC) là loại ung thư thường gặp ở nữ giới, đứng hàng 
thứ ba trong các loại ung thư chung và đứng thứ tư trong số các nguyên nhân gây tử 
vong ở phụ nữ trên toàn thế giới. Tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung có xu hướng gia tăng 
trong những năm gần đây, đặc biệt tại các quốc gia nghèo gây nên gánh nặng bệnh tật 
rất lớn đối với phụ nữ tại các quốc gia này [67]. 
Tại Việt Nam, ung thư cổ tử cung được ghi nhận là loại ung thư có tỷ lệ mắc và tử 
vong cao ở nữ giới. Theo ghi nhận tình hình mắc ung thư tại 6 tỉnh, thành phố giai đoạn 
2001-2004 cho thấy, ung thư cổ tử cung là một trong 5 loại ung thư phổ biến ở nữ giới 
[5]. Năm 2010, tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung là 13,6/100.000 dân đứng thứ 3 trong số 
các ung thư ở nữ giới [10]. 
Các yếu tố nguy cơ gây ung thư cổ tử cung đã được các nghiên cứu trên thế giới 
ghi nhận. Trong đó nguyên nhân trực tiếp, chủ yếu là việc nhiễm vi rút HPV, bên 
cạnh đó một số yếu tố về điều kiện kinh tế xã hội, hành vi tình dục không an toàn, 
quan hệ tình dục sớm, quan hệ với nhiều đối tượng, tình trạng sinh nhiều con, sử 
dụng viên thuốc uống tránh thai, tiếp xúc khói thuốc lá, chế độ dinh dưỡng, tuổi, 
chủng tộc, tiền sử gia đình được xác định có liên quan chặt chẽ đến sự xuất hiện ung 
thư cổ tử cung ở phụ nữ. 
Ung thư cổ tử cung là hậu quả cuối cùng của một quá trình diễn biến tự nhiên 
qua nhiều giai đoạn [13, 63], bệnh có thể dự phòng và phát hiện sớm, trong đó việc 
thực hiện các chương trình sàng lọc nhằm kịp thời phát hiện các tổn thương cổ tử 
cung ở giai đoạn sớm được đánh giá là biện pháp có hiệu quả góp phần làm giảm tỷ 
lệ mắc và tử vong do ung thư cổ tử cung, làm giảm gánh nặng ung thư cổ tử cung 
tại các nước trên thế giới [13, 63, 75, 93, 99]. 
Các quốc gia trên thế giới hiện đang sử dụng một số kỹ thuật sàng lọc ung thư cổ 
tử cung khác nhau, trong đó quan sát cổ tử cung bằng mắt thường với dung dịch Acid 
acetic 5% (phương pháp VIA) được coi là phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung 
phù hợp với các quốc gia có nguồn lực thấp do đáp ứng được các yêu cầu về kỹ thuật 
và phù hợp với hệ thống y tế, giá thành thấp [89]. 
2
Tại Việt Nam, sàng lọc ung thư ung thư cổ tử cung được thực hiện chủ yếu tại 
các cơ sở y tế, sàng lọc ung thư tại cộng đồng còn rất hạn chế. Phương pháp quan 
sát cổ tử cung bằng mắt thường với dung dịch Acid acetic 3%-5% được Bộ Y tế hướng 
dẫn và quy định là phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung đầu tay thực hiện tại các 
tuyến y tế từ tuyến Trung ương, tuyến tỉnh đến tuyến huyện, xã [1]. Tuy nhiên, thực tế 
tại các tuyến y tế cơ sở trong những năm gần đây việc sử dụng phương pháp VIA trong 
sàng lọc ung thư cổ tử cung chưa được triển khai thực hiện. 
 Cho đến hiện tại, có một số nghiên cứu tại Việt Nam xác định giá trị thực hiện 
sàng lọc ung thư cổ tử cung bằng phương pháp VIA. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu 
nào xác định giá trị của phương pháp sàng lọc tại tuyến y tế cơ sở cũng như khả 
năng triển khai thực hiện và những yếu tố đảm bảo để duy trì và thự hiện sàng lọc 
ung thư cổ tử cung bằng phương pháp VIA trong thực tiễn, các yếu tố liên quan đến 
ung thư cổ tử cung. Câu hỏi nghiên cứu đặt ra: Vậy giá trị của phương pháp VIA 
trong sàng lọc ung thư cổ tử cung tại Việt Nam như thế nào? Liệu phương pháp 
VIA triển khai tại tuyến y tế cơ sở có khả thi không? Những yếu tố ảnh hưởng đến 
việc triển khai thực hiện phương pháp VIA tại tuyến y tế cơ sở? Những yếu tố có 
liên quan đến việc mắc nguy cơ ung thư cổ tử cung tại Việt Nam?... Để trả lời cho 
những câu hỏi trên và đánh giá kết quả thực hiện sàng lọc ung thư cổ tử cung của 
phương pháp VIA tại tỉnh Bắc Ninh và Thành phố Cần Thơ, nhằm cung cấp những 
bằng chứng khoa học góp phần định hướng chính sách sàng lọc ung thư cổ tử cung 
tại Việt Nam trong thời gian tới, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Xác định tính giá 
trị và khả thi của phương pháp quan sát với acid acetic (VIA) trong sàng lọc ung thư 
cổ tử cung tại Bắc Ninh và Cần Thơ, một số yếu tố liên quan đến ung thư cổ tử 
cung”. 
3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 
1. Xác định tỷ lệ các tổn thương bất thường cổ tử cung qua sàng lọc bằng 
phương pháp VIA, tế bào học và mô bệnh học. 
2. Xác định tính giá trị của VIA trong sàng lọc ung thư cổ tử cung đối chiếu với 
phương pháp tế bào học và mô bệnh học. 
3. Tìm hiểu khả năng thực thi triển khai sàng lọc ung thư cổ tử cung tại tuyến 
y tế cơ sở bằng phương pháp VIA. 
4. Xác định một số yếu tố liên quan đến ung thư cổ tử cung. 
4
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN 
1.1. Khái niệm về ung thư cổ tử cung. 
1.1.1. Cấu tạo giải phẫu của CTC. 
Hình 1. 1. Cấu tạo giải phẫu tử cung, cổ tử cung và âm đạo. 
(Nguồn: Bùi Diệu, Một số bệnh ung thư phụ nữ, 2011) 
Cổ tử cung là một phần đặc biệt của tử cung, tiếp nối giữa thân tử cung và âm 
đạo. Dựa vào chỗ bám của âm đạo, cổ tử cung được chia thành 3 phần [6, 20, 27]: 
Phần trên âm đạo: Mặt trước tiếp xúc với mặt sau dưới của bàng quang; mặt 
sau là một phần của cùng đồ Douglas; hai bên là phần đáy của dây chằng rộng, ở đó 
có niệu quản và bó mạch thần kinh đi qua. 
Phần âm đạo: Là chỗ bám của đỉnh âm đạo vào CTC được chia làm 4 phần: 
trước, sau và hai bên. 
Phần trong âm đạo: hình nón, đỉnh tròn có lỗ ngoài mở vào âm đạo, lỗ trong 
mở vào cổ tử cung, giữa lỗ trong và lỗ ngoài là buồng CTC, buồng CTC dẹt theo 
chiều trước sau, tạo nên một khoang ảo. 
5
Về giải phẫu, cổ tử cung được chia thành cổ trong và cổ ngoài. Phần cổ ngoài 
được che phủ bằng biểu mô vảy không sừng hóa, phần cổ trong được lót bằng biểu 
mô trụ tiết nhày gọi là biểu mô trụ cổ tử cung. Kết nối 2 vùng biểu mô trên là biểu 
mô vùng chuyển tiếp. Chiều dày của biểu mô vảy của CTC, vị trí của vùng chuyển 
tiếp thay đổi tùy theo tuổi của mỗi phụ nữ. Ở tuổi dậy thì và tuổi sinh đẻ, vùng 
chuyển tiếp lộ rõ ra ngoài, có chiều dài khoảng 0,5 cm viền xung quanh lỗ CTC. 
Khi mãn kinh, kích thước CTC thu nhỏ hơn và vị trí của vùng chuyển tiếp cũng thu 
hẹp và sâu hơn [20, 27]. 
1.1.2. Khái niệm cơ bản về ung thư cổ tử cung. 
Ung thư là bệnh lý “ác tính” của tế bào. Khi bị kích thích bởi các tác nhân sinh 
ung thư, tế bào tăng si ... ......................lần 
 Nạo hút thai 
C311 
Chị đã từng can thiệp bỏ thai bao 
giờ chưa? (bao gồm cả hút điều 
hòa kinh nguyệt/hút thai và phá 
thai) 
Có 1 
Chưa 2 
C401
C312 Nếu có, số lần can thiệp bỏ thai của ...........................lần 
C313 
Chị bỏ thai bằng cách nào? 
Hút, nạo thai 1 
Phá thai bằng thuốc 2 
Khác: Ghi 96 
 Tiền sử phụ khoa 
C401 Chị đã bao giờ đi khám phụ khoa 
chưa? 
Đã từng đi khám 1 

Chưa 2 
C405 
C402 
Nếu đã khám rồi, chị thường đi 
khám bao lâu 1 lần? 
Tháng một lần 1 
Quý một lần 2 
Năm hai lần 3 
Năm một lần 4 
Vài năm /1 lần 5 
Khi có triệu chứng bất thường 6 
1 lần duy nhất 7 
C403 
Chị đã bao giờ được bác sĩ chẩn 
đoán là có mắc các bệnh phụ khoa 
chưa ? 
Rồi 1 
Chưa 2 
Không để ý/Không nhớ 97 
C405
Từ chối trả lời 98 
C404 Nếu có, đó là bệnh gì? Viêm âm đạo do Trùng roi 1 (1-3) 
137
Ghi chú: viêm không đặc hiệu có 
nghĩa viêm do tạp khuẩn hoặc 
không xác định nguyên nhân 
(1-3: nhiễm khuẩn đường sinh sản) 
(4-14: bệnh lây truyền qua đường 
tình dục) 
Viêm âm đạo do nấm 2 
Viêm âm đạo không đặc hiệu 3 
Candida âm đạo 4 (4-14) 
Mụn rộp sinh dục (Herpes sinh 
dục) 
5 
Sùi mào gà 6 
Viêm gan B 7 
Hột xoài 8 
HIV/AIDS 9 
Hạ cam 10 
U hạt bẹn 11 
 U mềm lây 12 
 Lậu 13 
 Giang mai 14 
 Không có bệnh gì 15 
 Khác (ghi rõ............................) 96 
 Không nhớ 97 
 Từ chối trả lời 98 
C405 Trong 1 năm qua, chị có những 
triệu chứng nào sau đây không? 
(ĐTV đọc lần lượt, đánh dấu vào 
câu trả lời, nhiều lựa chọn) 
Đau, sưng đỏ, rát BPSD 1 
 Ngứa nhiều 2 
 Nổi mẩn âm hộ 3 
 Giao hợp đau 4 
 Kinh nguyệt hôi, kéo dài 5 
 Ra máu bất thường 6 
 Đau bụng dưới bất thường 7 
Khí hư nhiều, bẩn, có mùi hôi 8 
 Không có dấu hiệu nào 9 
 Khác: Ghi 96 
 Không nhớ 97 
 Từ chối trả lời 98 
 Kinh nguyệt 
C501 Tình trạng kinh nguyệt hiện tại của 
chị? 
Vẫn đang có kinh bình thường 1 
138
Tiền mãn kinh 2 
Đã mãn kinh (không có kinh 
nguyệt > 12 tháng) 
Tuổi khi mãn kinh: .tuổi 
3 
C502 Bình thường, kinh nguyệt của chị 
có đều hay không ? 
Đều 1 
Không đều 2 
C503 Chị có bao giờ gặp phải các dấu 
hiệu sau? 
ĐTV đọc lần lượt, đánh dấu vào 
câu trả lời.Nhiều lựa chọn 
Chảy máu giữa hai kỳ kinh bình 
thường 
1 
Chảy máu sau quan hệ tình dục, 
khi thụt rửa âm đạo 
2 
Kỳ kinh kéo dài/ra nhiều máu hơn 
kì kinh bình thường 
3 
Rong kinh, rong huyết (kinh 
nguyệt kéo dài > 10 ngày + lượng 
máu ra nhiều hơn bình thường) – 
khoanh lựa chọn này nếu đối 
tượng nhớ được số ngày kéo dài 
4 
Chảy máu sau mãn kinh 5 
Dấu hiệu bất thường khác liên quan 
tới kinh nguyệt (ghi rõ):.... 
6 
 Tiền sử quan hệ tình dục 
C601 Chị có quan hệ tình dục LẦN ĐẦU 
năm bao nhiêu tuổi? 
. Tuổi 
Không nhớ rõ 97 
Từ chối trả lời 98 
C602 Người mà chị quan hệ tình dục 
LÂN ĐẦU có quan hệ thế nào với 
chị? 
Chồng 1 
Người chị định lấy làm chồng 2 
Người yêu khác 3 
Bạn bè/bạn học 4 
Người mới gặp, mới quen 5 
Khác: Ghi 96 
Không nhớ 97 
Từ chối trả lời 98 
139
C603 Từ trước đến nay chị đã có quan hệ 
tình dục với bao nhiêu người? (ghi 
0 nếu không quan hệ TD với ai) 
. người 
97 Không nhớ rõ 
Từ chối trả lời 98 
C604 Trong 12 tháng qua, chị đã có quan 
hệ tình dục với bao nhiều 
người?(ghi 0 nếu không quan hệ TD 
với ai) 
. người 
97 Không nhớ rõ 
Từ chối trả lời 98 
C605 Những người mà chị quan hệ tình 
dục (cả từ trước đến nay và 12 
tháng qua) có quan hệ thế nào với 
chị? 
(Nhiều lựa chọn) 
Chồng 1 
Người chị định lấy làm chồng 2 
Người yêu khác 3 
Bạn bè/bạn học 4 
Người mới gặp, mới quen 5 
Khác (ghi 96 
Không nhớ 97 
Từ chối trả lời 98 
C606 Chị đã bao giờ sử dụng thuốc uống 
tránh thai chưa? 
Đã từng 1 
Đang dùng 2 
Chưa 3 
C610
Không nhớ 97 
Không trả lời 98 
C607 Thời gian chị sử dụng thuốc uống 
tránh thai liên tục là bao lâu? 
tháng 
Không nhớ 
1 
2 
C608 Chị sử dụng thuốc uống tránh thai 
lần đầu tiên năm chị bao nhiêu tuổi 
? (bắt đầu sử dụng thường xuyên) 
tuổi 
C609 Chị sử dụng thuốc uống tránh thai 
lần cuối cùng năm chị bao nhiêu tuổi 
? (đợt sử dụng thường xuyên cuối 
cùng) 
tuổi 
C610 Chị có thường xuyên dùng bao cao 
su khi quan hệ tình dục không? 
Luôn luôn 1 
Thường xuyên 2 
Thỉnh thoảng 3 
Hiếm khi 4 
Không dùng bao giờ 5 
Không biết/không nhớ rõ 97 
Từ chối trả lời 98 
140
C611 Lý do khiến chị sử dụng bao cao su 
là gì? (Nhiều lựa chọn) 
Tránh thai 1 
C614 
Phòng các bệnh lây truyền qua 
đường tình dục 
2 
C614 
Khác: ghi 
rõ.. 
96 
C614 
Không biết/không nhớ rõ 97 
C614 
Từ chối trả lời 98 
C612 Lý do khiến chị không sử dụng bao 
cao su là gì? (Nhiều lựa chọn) 
Đã sử dụng biện pháp tránh thai 
khác 
1 
Bạn tình/chồng không muốn dùng 2 
Khác 
Ghi rõ.. 
96 
Không biết/không nhớ rõ 97 
Từ chối trả lời 98 
C613 Trong 12 tháng qua, chị thường 
xuyên sử dụng biện pháp tránh thai 
nào? 
Không dùng 1 
Bao cao su 2 
Thuốc uống tránh thai 3 
Thuốc tiêm, thuốc cấy 4 
Vòng tránh thai 5 
Đình sản 6 
Biện pháp truyền thống (tính vòng 
kinh, xuất tinh ngoài) 
7 
Khác: Ghi 96 
Không nhớ 97 
Từ chối trả lời 98 
C614 Chị đã bao giờ sử dụng các liệu 
pháp điều trị hocmon (ví dụ trong 
điều trị vô sinh nguyên phát, thứ 
phát, điều trị hormon sau mãn kinh) 
Có 1 
 Không 2 
 Không biết/không nhớ rõ 97 
 Từ chối trả lời 98 
PHẦN III. THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG UTCTC 
141
 Thực hành phòng bệnh UTCTC 
C701 Chị đã từng đi tiêm phòng vắc xin 
phòng virus HPV/UTCTC chưa? 
Rồi 1 
 Chưa 2 C703
 Không nhớ 88 
C702 Nếu có, Chị bắt đầu tiêm phòng lúc 
bao nhiêu tuổi? 
tuổi 
 Không nhớ 88 
C703 Nếu không, tại sao chị không tiêm 
phòng? 
Chi phí vắc xin cao 1 
 Không biết 2 
 Đi lại không thuận tiện 3 
 Không cần thiết 4 
 Khác (ghi rõ)....................... 96
C704 Chị đã từng đi khám sàng lọc ung 
thư cổ tử cung chưa? 
Rồi 1 
 Chưa 2 Cảm 
 Không nhớ 88 Cảm 
C705 Bao lâu chị đi khám 1 lần? 1 năm/lần 1 
 2-3 năm/ lần 2 
 >3 năm/lần 3 
C706 Trong 3 năm gần đây, chị đã khám 
sàng lọc bao nhiêu lần? 
1 lần 1 
 ≥ 2 lần 2 
 Không khám 3 
 Không nhớ 88 
C707 Nếu có, chị đã đi khám ở đâu? Bệnh viện tuyến Trung ương 1 
 Bệnh viện tuyến tỉnh 2 
 Bệnh viện huyện 3 
 Khám trong chiến dịch sàng lọc 4 
 Khác (ghi rõ)....................... 9
Cảm ơn chị/cô/bác đã tham gia vào nghiên cứu 
Chị/cô/bác vui lòng mang phiếu xét nghiệm tới trạm y tế để được khám và xét 
nghiệm! 
142
PHỤ LỤC II: 
PHIẾU KHÁM SÀNG LỌC 
 Mã số:../KSL 
I. Thông tin chung 
- Họ và tên: .Tuổi:  
- Địa chỉ: .. 
II. Kết quả khám lâm sàng : 
- Âm đạo: Bình thường: □ ; Viêm: □ 
- Cổ tử cung: Bình thường: □ ; Bất thường: □ 
+ Viêm loét: Có: □ Không: □ ; 
+ Lộ tuyến: Có: □ Không: □ 
+ Tổn thương u: Có: □ Không: □ 
+ Chảy máu: Có: □ Không: □ 
+ Polyp: Có: □ Không: □ 
- Chẩn đoán lâm sàng: ... 
III. Kết quả nghiệm pháp VIA: 
 Âm tính: □ ; Dương tính: □ Dương tính nghi ngờ ung 
thư: □ 
 IV. Kết luận:  
 V . Yêu cầu xét nghiệm: 
 1. PAP □ 
 2. GPB □ 
 Ngày..tháng. năm 2013 
Đối tượng nghiên cứu Bác sỹ khám bệnh 
143
PHỤ LỤC III: 
PHIẾU XÉT NGHIỆM 
 Mã số:.../XN 
- Họ và tên: ........................................................................................................ 
- Tuổi:. 
- Địa chỉ: ........ 
- Điện thoại: 
- Chẩn đoán lâm sàng: ... 
YÊU CẦU XÉT NGHIỆM 
1. PAP □ 
2. Giải phẫu bệnh □ 
Ngày tháng năm 201. 
 BÁC SĨ KHÁM 
 Họ và tên: . 
KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM 
Mô tả :. 
.
. 
144
.
.... 
KẾT QUẢ PHIẾN ĐỒ PAP: 
Bệnh phẩm không thỏa đáng (nêu cụ thể): ............. 
Tế bào thay đổi lành tính phản ứng (nêu cụ thể):  
Tế bào bất thường:.... 
hệ phân loại Bethesda 
1.Bất thường tế bào biểu mô vảy 
 Tế bào biểu mô vảy không điển hình ý nghĩa chưa xác định (ASCUS) 
 Tế bào biểu mô vảy không điển hình chưa loại trừ HSIL (ASCUS – H) 
 Tổn thương tế bào nội biểu mô vảy mức độ thấp (LSIL) 
 Ung thư tế bào biểu mô vảy 
2. Bất thường tế bào biểu mô tuyến 
 Tế bào biểu mô tuyến nội mạc tử cung 
 Tế bào biểu mô tuyến không điển hình ý nghĩa chưa xác định (AGUS) 
 Tế bào biểu mô tuyến không điển hình liên quan tân sản ác tính (AGC – AIS) 
 Ung thư tế bào biểu mô tuyến 
 Ung thư tế bào (chưa định loại) 
KẾT QUẢ MÔ BỆNH HỌC 
Tổn thương lành tính: □ Dị sản □ 
Mô tả: ... 
. 
. 
2. Tổn thương tiền ung thư: □ 
 Phân độ: CIN1: □ CIN2: □ CIN3: □ 
3. Codyloma: □ 
4. Ung thư biểu mô: □ 
145
- Ung thư biểu mô vi xâm nhập: □ 
- Ung thư biểu mô xâm nhập: □ 
Ngày.. Tháng  Năm 2013 
BÁC SỸ XÉT NGHIỆM 
146
PHỤ LỤC IV 
HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU CÁN BỘ Y TẾ 
(Thời gian: 30 -60 phút) 
I. CHUẨN BỊ 
Chuẩn bị: 
 Hướng dẫn phỏng vấn sâu, 
 Matrix kết quả phỏng vấn sâu 
 Máy và băng ghi âm, bút 
 Đối tượng : Cán bộ y tế trực tiếp tham gia đào tạo, giám sát, thực hiện sàng 
lọc ung thư cổ tử cung bằng phương pháp VIA . 
 Lưu ý: Tắt điện thoại di động và hỏi câu hỏi theo mục hướng dẫn 
Giới thiệu: 
- ĐTV tự giới thiệu về bản thân 
- Nêu mục đích của cuộc phỏng vấn, thời gian phỏng vấn, nội dung khái quát 
của cuộc phỏng vấn, những điều mong muốn người trả lời cộng tác. 
- Cam đoan giữ bí mật 
- Xin phép được ghi âm cuộc phỏng vấn 
II. NỘI DUNG PHỎNG VẤN 
1. Thông tin chung: Trước hết chúng tôi xin phép anh/ chị giới thiệu tên, tuổi ,vị 
trí công tác của mình 
2. Các hoạt động sàng lọc ung thư cổ tử cung tại địa phương 
1. Trước đây tại địa phương của anh chị đã có các quy định nào liên quan đến sàng 
lọc, chẩn đoán và điều trị và dự phòng ung thư cổ tử cung chưa? Đó là các quy 
định, chính sách nào? Và nó đã được áp dụng trên thực tế như thế nào? Theo 
anh chị vấn đề nổi cộm nhất trong việc sàng lọc ung thư cổ tử cung tại địa 
147
phương là gì? Công tác theo dõi, giám sát dịch vụ khám sàng lọc, chẩn đoán và 
điều trị ung thư cổ tử cung hiện nay diễn ra như thế nào? 
2. Trong thời gian qua, anh/chị đã tham gia vào hoạt động sàng lọc ung thư cổ tử 
cung bằng phương pháp VIA, xin cho biết anh/chị tham gia vào trong khâu nào 
của những hoạt động ấy? anh/chị có nhận xét chung gì về quá trình triển khai 
thực hiện? 
3. Tìm hiểu sâu hơn về thực hiện sàng lọc ung thư cổ tử cung. Xin anh/chị cho biết 
ý kiến của bản thân về những nội dung sau: 
a. Đào tạo cán bộ về sàng lọc ung thư cổ tử cung: Nội dung đào tạo, thời 
gian đào tạo, so sánh trình độ cán bộ trước và sau đào tạo? nhu cầu về đào 
tạo sàng lọc ung thư cổ tử cung của bản thân và đơn vị (có cần thiết 
không? Bao lâu một lần? đào tạo những nội dung gì? Tài liệu?...)? . 
b. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ sàng lọc ung thư cổ tử cung bằng 
phương pháp VIA tại cơ sở? có đảm bảo để triển khai thực hiện sàng lọc 
hay không? Có cần bổ sung những gì? Có khó khăn trong đáp ứng hay 
không?... 
c. Để tiếp tục thực hiện sàng lọc ung thư cổ tử cung bằng phương pháp VIA 
tại cơ sở, theo anh/chị chương trình cần có những đáp ứng gì đối với đơn 
vị? về đào tạo cán bộ? về thông tin tuyên truyền? về giám sát hỗ trợ của 
tuyến trên? Về kinh phí thực hiện và các nguồn lực khác 
4. Anh/chị đánh giá như thế nào về quy trình thực hiện sàng lọc ung thư cổ tử 
cung bằng phương pháp VIA đã triển khai tại cơ sở trong thời gian qua? Cách 
thức tổ chức thực hiện đã phù hợp chưa? Việc thực hiện sàng lọc ung thư cổ tử 
cung bằng phương pháp VIA tại cơ sở có được người dân ủng hộ không? Thực 
hiện chuyển tuyến như vậy đã phù hợp chưa? Có những thuận lợi, khó khăn gì? 
4. Định hướng trong thời gian tới 
1. Theo anh/chị trong thời gian tới, địa phương có nên tiếp tục triển khai sàng lọc 
ung thư cổ tử cung bằng phương pháp VIA tại tuyến cơ sở hay không? Nếu có – 
vì sao?; Nếu không – vì sao? 
148
2. Nếu có, thì theo anh/chị cần quan tâm đến những nội dung gì khi triển khai thực 
hiện? anh/chị có đề xuất gì về các chính sách, quy định liên quan đến sàng lọc, 
chẩn đoán và điều trị ung thư cổ tử cung không? (lưu ý đến khuyến nghị cho 
tuyến huyện và xã) 
III. KẾT THÚC CUỘC PHỎNG VẤN. Cảm ơn người trả lời. 
149
PHỤ LỤC V 
HƯỚNG DẪN THẢO LUẬN NHÓM PHỤ NŨ 30-65 
(Thời gian: 60 phút) 
I. THÔNG TIN CHUNG 
- Ngày thảo luận nhóm 
- Người hướng dẫn TLN 
- Địa điểm TLN. 
- Đối tượng tham gia TLN: 
1....................................... Tuổi.................. 4........................................ Tuổi............. 
2....................................... Tuổi.................. 5........................................ Tuổi............. 
3....................................... Tuổi.................. 6........................................ Tuổi............. 
7....................................... Tuổi.................. 8........................................ Tuổi............. 
9....................................... Tuổi.................. 10...................................... Tuổi............. 
II. CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ 
- Giới thiệu người hướng dẫn TLN (người hướng dẫn thảo luận và 1 người 
làm thư kí ghi chép các ý thảo luận chính) 
- Giới thiệu các thành viên trong nhóm 
- Nêu mục đích, nội dung cuộc thảo luận 
- Khuyến khích các thành viên tham gia thảo luận 
- Xin phép được ghi âm 
(chuẩn bị: Matrix kết quả thảo luận, máy và băng ghi âm, sổ ghi chép, bút) 
II. NỘI DUNG PHỎNG VẤN 
150
2. Thông tin chung: Trước hết chúng tôi xin phép các chị tự giới thiệu tên, tuổi, 
địa chỉ của mình 
II. NỘI DUNG THẢO LUẬN 
1. Các chị đã bao giờ nghe nói về ung thư cổ tử cung hay chưa? Nghe từ nguồn 
thông tin nào? Biết được những gì về ung thư cổ tử cung? 
2. Theo chị, ung thư cổ tử cung có thể phòng được không? Bằng cách nào? 
Trước đây chị đã bao giờ đi sàng lọc ung thư cổ tử cung? Tại sao? 
3. Trong thời gian qua, chị đã đi khám sàng lọc ung thư cổ tử cung tại trạm y tế 
xã? Chị biết thông tin để đi khám sàng lọc từ nguồn nào? Kết quả sàng lọc 
của chị ra sao? Chị có yên tâm với kết luận của bác sỹ về kết quả sàng lọc 
không? Chị đến khám sàng lọc, thấy quy trình khám như vậy có hợp lý 
không? Chị có thấy khó chịu trong và sau khi được khám sàng lọc không 
(cảm nhận chung và tại vị trí khám)? Chị có góp ý gì không cho cán bộ y 
tế và trạm y tế xã nơi chị đến khám sàng lọc? 
4. Theo chị, để phụ nữ có thể đi khám sàng lọc ung thư cổ tử cung thường 
xuyên, thì nơi nào các chị muốn được đến để khám sàng lọc nhất? Chị có 
muốn được sàng lọc ung thư cổ tử cung tại trạm y tế không? Tại sao? Theo 
chị, để trạm có thể thực hiện sàng lọc, phát hiện sớm ung thư cổ tử cung cho 
chị em thì các trạm y tế cần phải có những gì? Về trình độ cán bộ? về cơ sở 
vật chất? 
5. Chị có nhu cầu được biết về ung thư cổ tử cung hay không? Nếu có thì đó là 
những thông tin gì? Chị muốn được nghe từ đâu? Tại sao? Chị có đề xuất gì 
không? 
6. Cuối cùng, các chị có đề xuất, kiến nghị gì đối với chính quyền địa phương, 
Cơ sở y tế, cán bộ y tế trong việc đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe phụ nữ 
nói chung và phòng chống ung thư cổ tử cung nói riêng? Đề nghị các chị có 
những kiến nghị cụ thể 
III. KẾT THÚC BUỔI THẢO LUẬN. Cảm ơn người tham gia TLN. 

File đính kèm:

  • pdfxac_dinh_gia_tri_va_tinh_kha_thi_cua_phuong_phap_quan_sat_vo.pdf
  • pdftom tat luan an_nguyen thanh binh.pdf
  • pdfTrang thong tin luan an_nguyen thanh binh.pdf