Yếu tố ảnh hưởng đến việc nông dân tham gia mô hình sản xuất và thu mua lúa qua hợp đồng: Trường hợp mô hình của Công ty Lộc Trời

Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định các yếu tố

ảnh hưởng đến việc tham gia sản xuất và thu mua lúa qua hợp

đồng của nông dân với công ty Lộc Trời. Số liệu sử dụng cho

nghiên cứu được thu thập từ 110 hộ nông sản xuất lúa, trong đó

58 hộ có tham gia thực hiện hợp đồng với công ty và 52 hộ sản

xuất tự do. Nguyên cứu được thực hiện tại xã Vĩnh Bình, huyện

Châu Thành, tỉnh An Giang vào năm 2016. Phương pháp kiểm

định t-test và mô hình hồi qui nhị phân (probit) được áp dụng để

phân tích số liệu thu thập được. Nghiên cứu chỉ ra rằng nếu chủ

hộ có trình độ càng cao và kinh nghiệm sản xuất lúa càng nhiều sẽ

có xu hướng ít tham gia hợp đồng. Trong khi đó nếu nông hộ có

sở hữu ghe và có tham gia vào các tổ chức nông dân thì sẽ tăng

khả năng tham gia hợp đồng.

pdf 5 trang dienloan 8300
Bạn đang xem tài liệu "Yếu tố ảnh hưởng đến việc nông dân tham gia mô hình sản xuất và thu mua lúa qua hợp đồng: Trường hợp mô hình của Công ty Lộc Trời", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Yếu tố ảnh hưởng đến việc nông dân tham gia mô hình sản xuất và thu mua lúa qua hợp đồng: Trường hợp mô hình của Công ty Lộc Trời

Yếu tố ảnh hưởng đến việc nông dân tham gia mô hình sản xuất và thu mua lúa qua hợp đồng: Trường hợp mô hình của Công ty Lộc Trời
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, VOL. 17, NO. 2, 2019 21 
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC NÔNG DÂN THAM GIA MÔ HÌNH SẢN XUẤT 
VÀ THU MUA LÚA QUA HỢP ĐỒNG: TRƯỜNG HỢP MÔ HÌNH CỦA 
CÔNG TY LỘC TRỜI 
DETERMINANTS OF RICE FARMERS’ PARTICIPATION IN CONTRACT FARMING: 
A CASE OF CONTRACT SCHEME LED BY LOC TROI FIRM 
Trần Quốc Nhân 
Trường Đại học Cần Thơ; tqnhan@ctu.edu.vn 
Tóm tắt - Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định các yếu tố 
ảnh hưởng đến việc tham gia sản xuất và thu mua lúa qua hợp 
đồng của nông dân với công ty Lộc Trời. Số liệu sử dụng cho 
nghiên cứu được thu thập từ 110 hộ nông sản xuất lúa, trong đó 
58 hộ có tham gia thực hiện hợp đồng với công ty và 52 hộ sản 
xuất tự do. Nguyên cứu được thực hiện tại xã Vĩnh Bình, huyện 
Châu Thành, tỉnh An Giang vào năm 2016. Phương pháp kiểm 
định t-test và mô hình hồi qui nhị phân (probit) được áp dụng để 
phân tích số liệu thu thập được. Nghiên cứu chỉ ra rằng nếu chủ 
hộ có trình độ càng cao và kinh nghiệm sản xuất lúa càng nhiều sẽ 
có xu hướng ít tham gia hợp đồng. Trong khi đó nếu nông hộ có 
sở hữu ghe và có tham gia vào các tổ chức nông dân thì sẽ tăng 
khả năng tham gia hợp đồng. 
Abstract - This study aims at examining determinants of farmers’ 
participation in rice contract farming led by Loc Troi firm. Data used 
for this study was gathered from 110 rice growers, consisting of 58 
contract farmers and 52 independent farmers. The household 
survey was conducted in Vinh Binh commune, Chau Thanh district, 
An Giang province in September 2016. The Student’s t-test for 
mean value comparison and a probit regression were applied to 
data analysis. The findings susgest that a household head with 
higher level of education and longer experience in rice farming is 
unlikely to participate in the contract scheme. Yet a household 
owning a boat and a household being a membership of farmers’ 
organization are more likely to engage in contract farming. 
Từ khóa - hợp đồng sản xuất; lúa; sự tham gia; yếu tố. Key words - production contract; rice; participation; determinant. 
1. Đặt vấn đề 
Sản xuất nông nghiệp thông qua hợp đồng thường được 
định nghĩa là các hoạt động sản xuất nông nghiệp được 
thực hiện theo một thỏa thuận có trước giữa nông dân và 
người mua, qua đó nông dân cam kết sản xuất một loại 
hàng hóa nông sản nào đó và người mua cam kết sẽ mua 
loại hàng hóa này khi thu hoạch (Minot & Sawyer, 2016). 
Sản xuất nông nghiệp thông qua hợp đồng được xem là 
một giải pháp về mặt thể chế tổ chức nhằm giúp cho các 
nhà xuất khẩu, các nhà chế biến, nhà phân phối hay siêu 
thị đảm bảo được số lượng và chất lượng nguồn cung 
nguyên liệu đầu vào một cách ổn định (Reardon et al., 
2009; Swinnen & Maertens, 2007). Sản xuất thông qua 
hợp đồng còn giúp giải quyết những khó khăn mấu chốt 
mà nông dân hay đối diện như tiếp cận vật tư đầu vào, hạn 
chế năng lực tài chính, thiếu thông tin về giá cả thị trường, 
bấp bênh về đầu ra lúc thu hoạch (Miyata et al., 2009; 
Swinnen and Maertens, 2007). 
Nhiều nghiên cứu cho thấy sản xuất nông nghiệp qua 
hợp đồng giúp nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho 
nông hộ (Bellemare, 2012; Miyata et al., 2009; Bolwig et 
al., 2009). Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu được đề 
cập chỉ tập trung vào các ngành hàng như cây công 
nghiệp, hoa quả, gia cầm và bò sữa nhưng có rất ít nghiên 
cứu tập trung vào cây lương thực (Maertens and Velde, 
2017; Minot, 1986). 
Chính sách sản xuất và thu mua nông sản qua hợp đồng 
nói chung và lúa gạo nói riêng đã được Chính phủ nước ta 
khuyến khích và thúc đẩy áp dụng từ những năm 2000 
thông qua Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg, Quyết định số 
62/2013/QĐ-TTg (thay thế QĐ 80), và Nghị định số 
98/2018/NĐ-CP (thay thế QĐ 62) về khuyến khích phát 
triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm 
nông nghiệp. Về mặt chính sách cho thấy Chính phủ rất 
chú trọng đến việc sản xuất và thu mua nông sản qua hợp 
đồng nói chung và ngành lúa gạo nói riêng, tuy nhiên việc 
tham gia của nông dân vẫn còn hạn chế. Thật vậy, diện tích 
sản xuất lúa thông qua hợp đồng ở đồng bằng sông Cửu 
Long (ĐBSCL) chiếm khoảng 10% tổng diện tích lúa của 
toàn vùng (GSO, 2017). 
Nghiên cứu về sản xuất và thu mua nông sản qua hợp 
đồng ở nước ta đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm 
trong những năm gần đây, chẳng hạn như các nghiên cứu 
của Oanh et al. (2016), Saenger et al. (2013) và Tuan 
(2012). Tuy nhiên, các tác giả này chú trọng vào ngành 
chè, chăn nuôi bò sữa và trồng lạc. Hiện nay nghiên cứu 
về việc sản xuất và thu mua lúa gạo qua hợp đồng ở 
ĐBSCL cũng đã được thực hiện. Chẳng hạn như nghiên 
cứu của La Nguyễn Thùy Dung và Mai Văn Nam (2015) 
và Lê Nguyễn Đoan Khôi và Nguyễn Ngọc Vàng (2012). 
Các nghiên cứu này chỉ ra rằng nông dân sản xuất lúa theo 
hợp đồng thường đạt lợi nhuận cao hơn so với hộ sản xuất 
tự do. Trong một nghiên cứu của Nhan & Yutaka (2017) 
đã chỉ ra rằng việc không thống nhất được giá giữa nông 
dân và doanh nghiệp lúc thu hoạch, doanh nghiệp không 
thu gom kịp lúa của nông dân lúc thu hoạch và các qui 
định về chất lượng không rõ ràng được xem như là ba trở 
ngại chính trong việc thực thi hợp đồng sản xuất và thu 
mua lúa gạo tại đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu 
Trần Minh Vĩnh và Phạm Vân Đình (2014) đã phân tích 
một số giải pháp phát triển hợp đồng liên kết sản xuất - 
tiêu thụ lúa gạo ở tỉnh Đồng Tháp. Qua đây cho thấy phần 
lớn các nghiên cứu được đề cập chưa chú trọng làm rõ các 
yếu tố có ảnh hưởng đến việc tham gia vào sản xuất lúa 
qua hợp đồng của người dân ở ĐBSCL. 
Do đó, nghiên cứu này được thực hiện nhằm làm rõ các 
22 Trần Quốc Nhân 
yếu tố có ảnh hưởng đến việc tham gia mô hình sản xuất 
và thu mua lúa qua hợp đồng của nông dân ở ĐBSCL. 
Thông qua nghiên cứu trường hợp nông dân tham gia vào 
mô hình sản xuất và thu mua lúa gạo qua hợp đồng của 
công ty Lộc Trời (một trong những doanh nghiệp thực hiện 
mô hình liên kết sản xuất và thu mua lúa gạo có nhiều nông 
dân tham gia nhất hiện nay tại ĐBSCL cũng như của cả 
nước), nghiên cứu sẽ chỉ ra yếu tố có ảnh hưởng đến việc 
tham gia vào mô hình sản xuất và thu mua lúa qua hợp đồng 
của nông dân. Kết quả nghiên cứu sẽ bổ sung các nghiên 
cứu trước đây về sản xuất và thu mua lúa gạo qua hợp đồng 
ở ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung. Thông qua 
nghiên cứu tác giả đề xuất một số gợi ý chính sách nhằm 
thúc đẩy phát triển mô hình sản xuất và thu mua lúa qua 
hợp đồng ở ĐBSCL. 
2. Tổng quan nghiên cứu 
Lợi ích của việc sản xuất qua hợp đồng đến nông dân 
vẫn là một chủ đề còn nhiều tranh luận (Minot & Sawyer, 
2016; Minot, 1986). Tuy nhiên vẫn có nhiều lý do quan 
trọng để nông dân tham gia vào mô hình sản xuất này. 
Chẳng hạn như việc tham gia vào hợp đồng giúp nông dân 
đảm bảo được đầu ra về thị trường vì doanh nghiệp thường 
cam kết thu mua đầu ra cho nông dân với giá cả được định 
trước (Singh, 2002). Lý do thứ hai là nông dân muốn được 
hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và nắm bắt nhanh chóng các 
thông tin về tiến bộ khoa học kỹ thuật và thị trường từ 
doanh nghiệp (Eaton & Shepherd, 2001). Lý do kế tiếp 
cũng khá quan trọng là muốn ổn định về thu nhập vì họ có 
thể giảm được các rủi ro và các bất định của thị trường đầu 
ra và đầu vào so với các giao dịch trao ngay trên thị trường 
(Johnson et al., 1996). 
Bên cạnh các nghiên cứu có liên quan đến nhận thức (lý 
do) về việc tham gia hợp đồng, có không ít nghiên cứu phân 
tích các yếu tố có liên quan đến các đặc điểm của nông hộ 
ảnh hưởng đến việc tham gia vào hợp đồng của nông dân. 
Thông qua việc sử dụng mô hình probit, Mishra et al. 
(2018) đã chứng minh diện tích đất, sở hữu điện thoại và 
nông hộ thuộc nhóm khá giàu có ảnh hưởng đến việc tham 
gia hợp đồng của nông dân trồng đậu lăng ở Nepal; tuy 
nhiên nông hộ có nhiều kinh nghiệm và thành viên lại có 
xu hướng không tham gia hợp đồng. Tương tự, Maertens 
& Velde (2017) cũng sử dụng mô hình probit nghiên cứu 
trường hợp nông dân trồng lúa tham gia hợp đồng ở Benin 
cho thấy chủ hộ có trình độ càng cao thì có xu hướng ít 
tham gia hợp đồng, và nếu nông hộ là thành viên của tổ 
chức nông dân sẽ có xu hướng tham gia hợp đồng nhiều 
hơn. Trong khi đó, Arumugam et al. (2011) sử dụng mô 
hình logit để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham 
gia hợp đồng của nông dân trồng rau quả ở Peninsular 
(Malaysia). Kết quả cho thấy qui mô diện tích và trình độ 
học vấn của chủ hộ có tác động tích cực đến việc tham gia 
hợp đồng. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của Miyata et al. 
(2009) thông qua việc sử dụng mô hình probit với trường 
hợp nông dân trồng táo và hành ở Trung Quốc cho thấy 
diện tích đất không có ảnh hưởng đến việc tham gia hợp 
đồng và trình độ học vấn của chủ hộ có ảnh hưởng nghịch 
chiều đến việc tham gia. 
Qua đây cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia 
vào mô hình sản xuất và thu mua nông sản thông qua hợp 
đồng có thể không giống nhau ở các địa điểm khác nhau 
cũng như khác nhau đối với nông dân sản xuất các đối 
tượng cây trồng khác nhau. 
Nghiên cứu về sản xuất và thu mua nông sản thông qua 
hợp đồng ở nước hiện nay nói chung cũng như sản xuất lúa 
gạo thông qua hợp đồng ở ĐBSCL nói riêng đã được nhiều 
nhà nghiên cứu quan tâm, tuy nhiên chưa có nghiên cứu 
nào phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia vào 
sản xuất lúa gạo hợp đồng của nông dân. 
3. 3. Phương pháp nghiên cứu và mô tả số liệu 
3.1. Phương pháp chọn mẫu và thu thập số liệu 
Tổng số hộ được khảo sát là 110 hộ, trong đó có 58 hộ 
trồng lúa đang tham gia thực hiện hợp đồng với công ty 
Lộc Trời và 52 hộ trồng lúa chưa từng tham gia sản xuất 
theo hợp đồng. Do hạn chế về nguồn lực và thời gian nên 
nghiên cứu áp dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. 
Nhóm hộ tham gia hợp đồng được lựa chọn dựa vào danh 
sách do cán bộ hiện trường của công ty cung cấp; trong 
khi đó nhóm hộ sản xuất tự do được chọn dựa vào danh 
sách do trưởng ấp cung cấp. Hộ sản xuất tự do được chọn 
phải cư ngụ và sản xuất trên cùng một địa bàn với nhóm 
hộ sản xuất theo hợp đồng. Điều này nhằm đảm bảo tính 
đồng nhất về cơ sở hạ tầng giao thông, đặc điểm văn hóa 
cũng như điều kiện về đất đai sản xuất của cả hai nhóm. 
Nghiên cứu này được thực hiện tại xã Vĩnh Bình, huyện 
Châu Thành, tỉnh An Giang vào tháng 9 năm 2016. Vĩnh 
Bình là một trong 5 địa điểm xây dựng 5 nhà máy thu mua 
và chế biến lúa gạo của công ty Lộc Trời và cũng là địa 
bàn có nhiều nông dân tham gia qua thời gian dài (từ năm 
2012 đến nay). 
Phương pháp phỏng vấn nông hộ thông qua bản hỏi cấu 
trúc được sử dụng để thu thập các thông tin về đặc điểm 
nhân khẩu học, phương tiện sản xuất, thông tin chi tiết về 
chi phí sản xuất và việc bán lúa của nông hộ như giá bán, 
thời điểm bán và người mua. Thông tin về trở ngại và khó 
khăn trong quá trình thực hiện hợp đồng cũng được thu 
thập. Ngoài ra, tác giả cũng phỏng vấn đại diện doanh 
nghiệp và cán bộ phụ trách hiện trường để thu thập các 
thông tin có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng và các 
hoạt động mua bán lúa gạo. 
3.2. Phương pháp phân tích số liệu 
Số liệu trước khi phân tích được phân thành hai nhóm 
hộ nông dân: (1) nhóm sản xuất qua hợp đồng, và (2) nhóm 
sản xuất tự do. Phương pháp thống kê mô tả, kiểm định sự 
khác biệt trung bình t-test, và mô hình hồi qui nhị probit 
được áp dụng chủ yếu trong nghiên cứu này. 
3.3. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu 
Kết quả thể hiện ở Bảng 1 nhìn chung không có sự khác 
biệt lớn về đặc điểm kinh tế-xã hội giữa hai nhóm hộ. 
Nhóm hộ thực hiện hợp đồng có xu hướng trẻ hơn và ít 
kinh nghiệm sản xuất hơn so với nhóm hộ sản xuất tự do. 
Trình độ học vấn của chủ hộ có tham gia hợp đồng có xu 
hướng cao hơn so với nhóm hộ còn lại. Tuy nhiên, chủ hộ 
của nhóm sản xuất tự do có xu hướng trẻ hơn so với nhóm 
hộ hợp đồng. 
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, VOL. 17, NO. 2, 2019 23 
Bảng 1. Đặc điểm về kinh tế-xã hội giữa hai nhóm hộ 
Variable 
Hộ 
không 
HĐ 
Hộ có 
HĐ 
Khác 
biệt 
Tuổi của chủ hộ (tuổi) 47,71 44,72 -2,987* 
Kinh nghiệm trồng lúa (năm) 25,83 21,14 -4,689*** 
Trình độ học vấn (năm học) 6,77 5,83 -0,942 
Số thành viên của hộ (người) 4,50 4,78 0,276 
Diện tích đất nông nghiệp 
(ha) 
2,85 3,21 0,363 
Diện tích đất lúa (ha) 2,78 3,14 0,357 
Sở hữu ghe (có=1, khác=0) 0,29 0,48 0,194** 
Sở hữu kho chứa lúa (có=1, 
khác=0) 
0,03 0,10 -0,062 
Sở hữu máy cày (có=1, 
khác=0) 
0,06 0,17 0,115* 
Tham gia tổ chức nông dân 
(có=1, khác=0) 
0,08 0,24 0,164** 
Số vụ lúa đã hợp đồng (vụ) - 10,76 - 
Ghi chú: *,** và *** khác biệt ở mức ý nghĩa 10%, 5% và 1% 
Nguồn: Khảo sát tại Châu Thành, An Giang 2016 
Tổng diện tích đất sản xuất của hai nhóm hộ tương đối 
lớn, trung bình mỗi hộ có 2,97 ha diện tích đất lúa. Diện 
tích đất lúa chiếm trên 95% tổng diện tích đất sản xuất của 
hộ, cho thấy lúa là nguồn thu nhập chính yếu của họ. Tỉ lệ 
nông hộ thuộc nhóm sản xuất theo hợp đồng có xu hướng 
sở hữu ghe (xuồng) và máy cày nhiều hơn so với nhóm hộ 
sản xuất tự do. Bảng 1 cũng cho thấy nông hộ tham gia vào 
các tổ chức nông dân như hợp tác xã, tổ hợp tác và câu lạc 
bộ khuyến nông chiếm tỉ lệ khá thấp (khoảng 16%). Hộ 
tham gia hợp đồng có xu hướng là thành viên của các tổ 
chức này nhiều hơn so với nhóm hộ còn lại. 
4. Kết quả và thảo luận 
4.1. Phương thức tổ chức thực hiện hợp đồng 
Tập đoàn Lộc Trời, tiền thân là công ty cổ phần bảo vệ 
thực vật An Giang được thành lập vào năm 1993, là một 
trong những doanh nghiệp hàng đầu ở Việt Nam về lĩnh 
vực sản xuất và phân phối nông dược và lúa giống. Tuy 
nhiên, năm 2010 công ty mở rộng hoạt động sang lĩnh vực 
chế biến và xuất khẩu gạo, và trở thành một trong những 
doanh nghiệp xuất khẩu gạo hàng đầu ở nước ta hiện nay. 
Kết quả khảo sát cho thấy công ty có mạng lưới nông dân 
thường xuyên hợp tác trong việc sản xuất lúa là khoảng 
25.000 hộ với hơn 600 cán bộ hiện trường tư vấn và hỗ trợ 
kỹ thuật trực tiếp cho nông dân. Nguyên liệu lúa đầu vào 
của công ty chủ yếu được thu mua từ nông dân hợp đồng. 
Thị trường đầu ra của doanh nghiệp chủ yếu là thị trường 
xuất khẩu, chiếm trên trên 80% sản lượng và 20% còn lại 
tiêu thụ ở thị trường nội địa. 
Tiến trình thực hiện hợp đồng giữa công ty và nông dân 
có thể tóm tắt qua ba bước cơ bản. Bước 1, doanh nghiệp 
liên hệ với chính quyền địa phương để xác định khu vực có 
thể triển khai thực hiện. Bước 2, sau khi xác định được địa 
bàn tổ chức thực hiện thông qua sự hỗ trợ của địa phương, 
doanh nghiệp tiến hành tổ chức họp với nông dân trồng lúa 
ở khu vực đã xác định để thông tin về việc thực hiện hợp 
đồng. Sau cuộc họp nông dân sẽ tiến hành đăng ký tham 
gia thực hiện hợp đồng hoặc không. Lưu ý là doanh 
nghiệp sẽ chấp nhận tất cả nông dân đăng ký tham gia 
thực hiện hợp đồng mà không phân biệt qui mô diện tích. 
Cuối cùng, công ty tiến hành ký hợp đồng bằng văn bản 
với từng nông dân. 
Nội dung hợp đồng chủ yếu đề cập đến giống lúa, diện 
tích, sản lượng dự kiến, các chỉ số về ẩm độ, độ thuần, độ 
lẫn tạp chất, các hóa chất không được sử dụng và cơ chế 
giá thu mua. Nông dân phải sử dụng lúa giống và thuốc bảo 
vệ thực vật do công ty cung cấp nhưng có thể sử dụng hoặc 
không sử dụng phân bón do công ty cung cấp. Trong quá 
trình thực hiện hợp đồng, công ty phân công cán bộ kỹ 
thuật hướng dẫn trực tiếp cho nông dân. Cơ chế giá trong 
hợp đồng thường được xác định là giá theo thị trường tại 
thời điểm thu hoạch. Vào thời điểm thu hoạch nếu nông 
dân không đồng ý bán cho công ty thì có thể gởi lưu kho 
tại công ty trong thời gian 30 ngày, trong thời gian này 
nông dân không được bán lúa cho người khác sau đó nếu 
nông dân không đồng ý bán cho công ty thì phải trả tất cả 
chi phí như phí tư vấn hướng dẫn kỹ thuật, phí sấy và phí 
lưu kho. Ngược lại, nếu nông dân đồng ý bán cho công ty 
thì không phải trả chi phí tư vấn và hướng dẫn kỹ thuật 
cũng như chi phí lưu kho (nếu có). 
Công ty sẽ chịu chi phí vận chuyển lúa tươi của nông 
dân đến nhà máy, sau đó mới tiến hành cân sản lượng thực 
tế và đo ẩm độ. Dựa vào trọng lượng lúa theo ẩm độ thực 
tế, công ty sẽ qui đổi về trọng lượng lúa ở độ ẩm 15,5% 
để thanh toán tiền cho nông dân. Nếu tăng 1% độ ẩm so 
với 15,5% thì trọng lượng lúa sẽ bị giảm là 1,2% (đây là 
qui định do công ty đưa ra). Ví dụ, nếu trọng lượng lúa 
thực tế của nông dân 1.000 kg ở độ ẩm 25,5%, thì công ty 
sẽ thanh toán cho nông dân 880 kg lúa ở ẩm độ 15,5%. 
Tuy nhiên trong thực tế có nhiều nông dân không hài lòng 
với qui định này, họ cho rằng tính toán phức tạp và qui 
định do công ty đưa ra nên có thể không chính xác và có 
lợi cho họ. Trong quá trình thực hiện nhiều nông dân cũng 
cho rằng vào thời điểm thu hoạch rộ, công ty thường 
không chuyển lúa từ ghe lên lò sấy kịp nên họ phải chờ 
đợi để đến lượt của mình, làm tốn thời gian và chi phí đi 
lại cho họ. 
4.2. Yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia sản xuất qua 
hợp đồng của nông hộ 
Dựa vào kết quả nghiên cứu của các mô hình được thực 
hiện bởi Mishra et al. (2018), Maertens & Velde (2017), 
và Miyata et al. (2009) và những quan sát thực tế tại địa 
bàn nghiên cứu. Tác giả xây dựng mô hình hồi qui nhị 
phân (probit) để xác định các yếu tố có tác động đến việc 
tham gia vào sản xuất thông qua hợp đồng của nông hộ 
trồng lúa với công ty Lộc Trời. Tuy nhiên, các yếu tố 
không quan sát được nhưng có thể có ảnh hưởng đến 
quyết định tham vào hợp đồng như sở thích, thói quen, 
tính kỹ luật,..chưa được đưa vào mô hình. Mô hình hồi qui 
nhị phân có dạng như sau: 
0 1 1 2 2 3 3 4 4 5 5 6 6 7 7 8 8
( 1)
( 0)
P Y
Ln B B X B X B X B X B X B X B X B X
P Y
=
= + + + + + + + +
=
Trong đó: Y là biến phụ thuộc, thể hiện việc tham gia 
24 Trần Quốc Nhân 
sản xuất qua hợp đồng được đo lường bằng hai giá trị 1 và 
0 (1 là có tham gia hợp đồng, 0 là sản xuất tự do). Các biến 
X1, X2, X3, X4, X5, X6, X7 và X8 là các biến độc lập (biến 
giải thích) và được trình bày chi tiết ở Bảng 2. 
Bảng 2. Diễn giải các biến trong mô hình hồi qui 
Biến độc lập Diễn giải 
X1: Trình độ của chủ hộ Biến liên tục (năm) 
X2: Kinh nghiệm sản xuất Biến liên tục (năm) 
X3: Số thành viên của hộ Biến liên tục (người) 
X4: Diện tích đất lúa Biến liên tục (ha) 
X5: Sở hữu máy cày Nếu có máy cày = 1, khác = 0 
X6: Sở hữu kho chứa lúa Nếu có kho = 1, khác = 0 
X7: Sở hữu ghe (xuồng) Nếu có ghe = 1, khác = 0 
X8: Tham gia vào tổ chức 
nông dân 
Nếu có tham gia = 1, khác = 0 
Kết quả ở Bảng 3 cho thấy mức độ phù hợp của mô hình 
có mức ý nghĩa thống kê 1%. Kết quả kiểm định cho thấy 
chỉ có 4 biến độc lập tác động có ý nghĩa thống kê đến việc 
tham gia sản xuất lúa qua hợp đồng của nông dân. Các biến 
đó là trình độ học vấn của chủ hộ, kinh nghiệm sản xuất 
lúa của nông hộ, và tham gia vào tổ chức nông dân, cả ba 
biến có tác động ở mức ý nghĩa thống kê 1%, và biến nông 
hộ có sở hữu ghe ảnh hưởng đến việc tham gia hợp đồng ở 
mức ý nghĩa thống kê 5%. Bốn biến có ảnh hưởng đến việc 
tham gia vào sản xuất và thu mua lúa qua hợp đồng được 
giải thích như sau: 
Trình độ học vấn của chủ hộ (X1): đây là biến liên tục 
và có giá trị tác động biên lên mô hình là -0,0491. Kết quả 
này phản ánh nếu trình độ học vấn của chủ hộ tăng lên 1 
năm học thì khả năng tham gia hợp đồng sẽ giảm khoảng 
5% với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Hay nói cách 
khác khi chủ hộ có trình độ càng cao thì khả năng tham 
gia hợp đồng sẽ giảm, tuy nhiên tác động của biến này 
đến mô hình tương đối nhỏ. Kết quả này cũng phù hợp 
với nghiên cứu của Maertens & Velde (2017) và Miyata 
et al. (2009). 
Kinh nghiệm trồng lúa của nông hộ (X2): đây cũng là 
biến liên tục và giá trị tác động biên lên mô hình là -0,0209. 
Giá trị này ngụ ý rằng khi kinh nghiệm trồng lúa của nông 
hộ tăng thêm 1 năm thì khả năng tham gia hợp đồng sẽ giảm 
khoảng 2% với điều kiện các biến khác không đổi. Điều này 
cho thấy khi nông hộ có nhiều kinh nghiệm thì khả năng 
tham gia hợp đồng sẽ giảm, phù hợp với nghiên cứu của 
Mishra et al. (2018). Việc này có thể được lý giải là khi có 
nhiều kinh nghiệm sản xuất thì nông hộ quen với cách làm 
của mình và có thể không muốn thay đổi hoặc tiếp nhận 
những mô hình mới một cách nhanh chóng. 
Sở hữu ghe (X7): đây là biến nhị phân và có giá trị tác 
động biên lên mô hình là 0,2804, tác động cùng chiều đến 
việc tham gia vào sản xuất qua hợp đồng. Kết quả này phản 
ánh rằng nếu nông hộ có sở hữu ghe thì khả năng tham gia 
hợp đồng tăng lên khoảng 28% với điều kiện các yếu tố 
khác không đổi. Kết quả nghiên cứu của Mishra et al. 
(2018) cũng cho thấy khi nông hộ có điều kiện hay khá giả 
thường có xu hướng tham gia vào hợp đồng. 
Bảng 3. Kết quả mô hình phân tích hồi qui nhị phân 
Biến độc lập Xi 
Giá trị tác 
động biên 
S.E 
X1: Trình độ của chủ hộ -0,0491*** 0,0178 
X2: Kinh nghiệm sản xuất lúa -0,0209*** 0,0062 
X3: Số thành viên của nông hộ 0,0316 0,0368 
X4: Diện tích đất lúa 0,0102 0,0218 
X5: Sở hữu máy cày 0,3064 0,1910 
X6: Sở hữu kho chứa lúa -0,1344 0,1526 
X7: Sở hữu ghe (xuồng) 0,2804** 0,1115 
X8: Tham gia tổ chức nông dân 0,4597*** 0,1287 
Log likelihood: -59.17 
Prob > chi2: 0,000 
Pseudo R2: 0,2222 
Ghi chú: ** và *** khác biệt ở mức ý nghĩa 5% và 1% 
Nguồn: Khảo sát tại Châu Thành, An Giang 2016 
Tham gia vào tổ chức nông dân (X8): đây cũng là một 
biến định danh nhận 2 giá trị đại diện (1: có tham gia vào 
tổ chức nông dân như hợp tác xã, tổ hợp tác, hoặc câu lạc 
bộ khuyến nông; 0: không tham gia). Giá trị biên của biến 
này lên mô hình là 0,4597, lớn nhất so với tất cả các biến 
khác. Giá trị này ngụ ý rằng nếu nông hộ có tham gia vào 
các tổ chức nông dân thì khả năng tham gia hợp đồng sẽ 
tăng lên khoảng 46% với điều kiện các biến khác không 
đổi. Kết quả này hoàn toàn phù hợp trong thực tế vì khi 
nông dân là thành viên của các tổ chức sẽ có nhiều cơ hội 
được gặp các công ty, doanh nghiệp vì các đơn vị này 
thường tổ chức làm việc với tổ chức đại diện nông dân hơn 
là làm việc trực tiếp với từng nông dân riêng lẻ. Kết quả 
nghiên cứu của Maertens & Velde (2017) cũng cho thấy 
khi nông dân là thành viên của tổ chức nông dân thì sẽ có 
tác động tích cực đến việc tham gia hợp đồng. 
Mặc dù giá trị tác động biên của biến X5 và biến X6 lên 
mô hình không có ý nghĩa thống kê, tuy nhiên giá trị tác 
động của hai biến này lần lượt là 0,3064 và -0,1344, các 
giá trị này tương đối lớn so với các biến còn lại. Kết quả 
này phản ánh rằng, nếu nông hộ có sở hữu máy cày thì 
khả năng tham gia hợp đồng sẽ tăng lên khoảng 31% với 
điều kiện các yếu tố khác không đổi. Tuy nhiên, nếu nông 
hộ có nhà kho chứa lúa thì khả năng tham gia hợp đồng 
sẽ giảm khoảng 13% với điều kiện các biến khác không 
đổi. Điều này có thể được giải thích là do nông hộ có thể 
trữ lúa lại bán sau khi thu hoạch nhằm tránh thời điểm thu 
hoạch nhiều. 
5. Kết luận 
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu chủ hộ có trình độ học 
vấn cao và kinh nghiệm sản xuất nhiều thường có xu 
hướng ít tham gia vào sản xuất qua hợp đồng. Tuy nhiên, 
nếu nông hộ có sở hữu ghe và là thành viên của các tổ 
chức nông dân sẽ có xu hướng tham gia hợp đồng nhiều 
hơn. Thông qua kết quả này cho thấy không phải tất cả 
nông dân đều có xu hướng tham gia sản xuất lúa qua hợp 
đồng, chẳng hạn như nông dân có trình độ cao và nhiều 
kinh nghiệm thường không tham gia, trong khi đó nông 
dân là thành viên của các tổ chức nông dân lại có xu 
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, VOL. 17, NO. 2, 2019 25 
hướng tham gia nhiều hơn. Mô hình sản xuất và thu mua 
lúa gạo thông qua hợp đồng được thực hiện bởi công ty 
Lộc Trời cho thấy không phải doanh nghiệp nào cũng có 
thể tổ chức thực hiện được vì không ít doanh nghiệp 
không đủ nguồn lực để hỗ trợ trước vật tư đầu vào sản 
xuất và hướng dẫn kỹ thuật trực tiếp cho nông dân nên có 
thể dẫn đến sự liên kết thiếu chặt chẽ giữa nông dân và 
doanh nghiệp do ít có sự ràng buộc lẫn nhau. 
Kết quả nghiên cứu gợi ý cho các nhà xây dựng chính 
sách cũng như các nhà quản lý nông nghiệp ở địa phương 
là mô hình sản xuất lúa gạo qua hợp đồng có thể không 
thích hợp với tất cả nông dân và doanh nghiệp hay nói cách 
khác là không phải nông dân và doanh nghiệp nào cũng có 
xu hướng tham gia thực hiện. Do đó nên chú trọng đến khâu 
tổ chức thực hiện hợp đồng nhằm giúp tăng sự bền vững 
của mô hình hơn là chú trọng đến qui mô tham gia của nông 
dân. Hiệu quả sản xuất của mô hình hợp đồng mang lại đã 
được chứng minh trong thực tiễn cũng như qua nhiều 
nghiên cứu, tuy nhiên trong thực tế nhiều nông dân và 
doanh nghiệp vẫn không muốn tham gia thực hiện mô hình 
do việc tổ chức thực hiện chưa được thuận lợi so với việc 
mua bán trên thị trường trao ngay. 
Nghiên cứu này chỉ phân tích ảnh hưởng của các yếu tố 
có thể quan sát được về đặc điểm kinh tế - xã hội của nông 
hộ mà chưa phân tích các yếu tố không quan sát được như 
động lực và nhận thức của nông hộ đến việc tham gia vào 
mô hình sản xuất lúa gạo qua hợp đồng. Do đó, nghiên cứu 
về các nhân tố (lý do) ảnh hưởng đến quyết định tham gia 
hay không tham gia vào hợp đồng sản xuất lúa gạo nên 
được thực hiện trong tương lai. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Arumugam, N., Arshad, F.M., Chiew, E., Mohamed, Z., 
“Determinants of fresh fruits and vegetables farmers’ participation 
in contract farming in Peninsular Malaysia”, International Journal 
of Agricultural Management & Development, 1(2): 65-71, 2011 
[2] Bellemare, M.F. “As you sow, so shall you reap: the welfare impacts 
of contract farming?” World Developmen, 40(7): 1418-1434, 2012 
[3] Bolwig, S. Gibbon, P., Jones, S., “The economics of smallholder 
organic contract farming in tropical Africa”, World Development, 
37(6):1094-1104, 2009. 
[4] Eaton, C., A.W. Shepherd, “Contract farming: Partnerships for 
growth”, FAO agricultural services bulletin 145, Rome, 2001 
[5] GSO (2017). Báo cáo kết quả điều tra nông nghiệp, nông thôn và 
thủy sản năm 2016, Tổng cục thống kê 
[6] Johnson, J., Morehart, M., Perry, J., Banker D., “Farmers’ use of 
marketing and production contracts”. Agricultural Economic 
Report No. 747. Economics Research Service, USDA, 1996 
[7] La nguyễn Thùy Dung và Mai Văn Nam, “Phân tích hiệu quả tài 
chính của hộ sản xuất lúa theo mô hình liên kết với doanh nghiệp ở 
tỉnh An Giang”, Tạp chí Khoa học Trường ĐH Cần Thơ, 36(D): 92-
100, 2015. 
[8] Lê Nguyễn Đoan Khôi và Nguyễn Ngọc Vàng,“Giải pháp nâng cao 
hiệu quả tổ chức sản xuất lúa ở An Giang”, Tạp chí Khoa học Trường 
ĐH Cần Thơ, 23b:86-193, 2012. 
[9] Maertens, M., Velde, K.V., “Contract farming in staple food chains: 
the case of rice in Benin”, World Development, 95: 73-87, 2017. 
[10] Minot, N. & Sawyer, B., “Contract farming in developing countries: 
theory, practice and policy implications” In: Devaux, André; 
Toreto, Máximo; Donovan, Jason; Horton, Douglas, eds., 
Innovation for inclusive value-chain development: Successes and 
Challenges”, International Food Policy Research, Washington, D.C, 
2016. 
[11] Minot, N., “Contract farming and its effect on small farmers in less-
developed countries”, Working Paper No. 31, Michigan State 
University, U.S, pp.86, 1986. 
[12] Mishra, A.K, A. Kumar, P.K. Joshi & D'Souza A., “Impact of 
contract farming on yield, cost and profitability in low-value crop: 
evidence from a low-income country”, The Australian J. of 
Agricultural and Resource Economics, 62(4):1-19, 2018. 
[13] Miyata, S., Minot, N., Hu, D., “Impact of contract farming on 
income: Linking small farmers, packers, and supermarkets in 
China”, World Development, 37(11): 1781-1790, 2009. 
[14] Nhan, T.Q. and Yutaka, T., “Current status and problems of rice 
contract farming enforcement in Mekong delta, Vietnam”, 
Agricultural Marketing Journal of Japan, 26(1): 43-50, 2017. 
[15] Oanh, L.T.K., Nga, B.T., Lebailly, P., “Tea production between 
contract and noncontract farmers in Phu Tho province, Vietnam”, 
Scholars Journal of. Agricultural and Veternary Sciences, 3(2): 117-
122, 2016. 
[16] Reardon, T., Barrett. C.B., Bergeue, J.A., Swinnen, J.F.M., 
“Agrifood industry transformation and small farmers in developing 
countries”, World Development, 37(11): 1717-1727, 2009. 
[17] Saenger, C., Qaim, M., Torero, M., Viceisza, A., “Contract farming 
and smallholder incentives to produce high quality: experimental 
evidence from the Vietnamese dairy sector”, Agricultural 
Economics, 44: 297-308, 2013. 
[18] Singh, S., “Contract Farming for agricultural Diversification in India 
Punjab: A study of Performance and Problems”, Indian Journal of 
Agricultural Economics, 55(3): 283-294, 2000. 
[19] Swinnen, J.F.M., Maertens, M., “Globalization, privatization and 
vertical coordination in food value chains in developing and 
transition countries. Agricultural Economics, 37: 89-102, 2007. 
[20] Trần Minh Vĩnh và Phạm Vân Đình, “Một số giải pháp phát triển 
hợp đồng liên kết sản xuất - tiêu thụ lúa gạo ở tỉnh Đồng Tháp”, Tạp 
chí Khoa học & Phát triển, 12(6): 844-852, 2014. 
[21] Tuan, N.P., “Contract farming and its impact on income and 
livelihoods for small-scale farmers: case study in Vietnam”, J. 
Agribusiness and Rural Development, 4(26): 147-166, 2012. 
(BBT nhận bài: 22/11/2018, hoàn tất thủ tục phản biện: 18/02/2019) 

File đính kèm:

  • pdfyeu_to_anh_huong_den_viec_nong_dan_tham_gia_mo_hinh_san_xuat.pdf