Bài giảng Kỹ thuật sản xuất rong biển - Chương 5: Kỹ thuật nuôi trồng rong thực phẩm (Edible Seaweeds)

Chương 5. KỸ THUẬT NUÔI TRỒNG RONG THỰC PHẨM (EDIBLE SEAWEEDS)

1. RONG MỨT PORPHYRA.

2. RONG GIẤY MONOSTROMA.

3. RONG BÚN ENTEROMORPHA.

4. RONG NHO CAULERPA.

 

ppt 57 trang Bích Ngọc 05/01/2024 5220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kỹ thuật sản xuất rong biển - Chương 5: Kỹ thuật nuôi trồng rong thực phẩm (Edible Seaweeds)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kỹ thuật sản xuất rong biển - Chương 5: Kỹ thuật nuôi trồng rong thực phẩm (Edible Seaweeds)

Bài giảng Kỹ thuật sản xuất rong biển - Chương 5: Kỹ thuật nuôi trồng rong thực phẩm (Edible Seaweeds)
Chương 5. KỸ THUẬT NUÔI TRỒNG RONG THỰC PHẨM (EDIBLE SEAWEEDS) 
1. RONG MỨT PORPHYRA . 
2. RONG GIẤY MONOSTROMA . 
3. RONG BÚN ENTEROMORPHA . 
4. RONG NHO CAULERPA . 
1. RONG MỨT PORPHYRA . 
1.1. Đặc điểm sinh học. 
1.1.1. Phân loại và phân bố. 
Hệ thống phân loại: 
	Ngành Rhodophyta 
	 Lớp Protoflorideae 
	 Bộ Bangiales 
	 Họ Bangiaceae 
	 Giống Porphyra 
1.1.1. Phân loại và phân bố. 
Danh pháp: 
	Hiện có khoảng 70 loài trên thế giới. 
Phân bố: 
Rong bám đá vùng triều, chủ yếu phân bố ở vùng Châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt là ở Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc. 
Ở Việt Nam có các loài: 
P. crispata phân bố từ vùng trung triều đến cao triều; 
P. vietnamensis phân bố ở vùng trung triều; 
P. suborbiculata phân bố ở vùng trung, hạ triều. 
1.1.2. Hình thái cấu tạo. 
Hình thái: 
Rong dạng phiến thùy nguyên hoặc xẻ thùy dạng bông hoa. 
Phiến nhẵn, mép gấp hoặc nhăn gấp, thon nhỏ về phía gốc thành cuống nhỏ và bàn bám. 
Ở vùng biển giàu dinh dưỡng, rong có màu tím đen; ở vùng biển nghèo dinh dưỡng, rong có màu xanh vàng. 
Cấu tạo: 
Gốc, cuống và bàn bám là tập hợp các tế bào gốc dạng quả lê, dạng con nòng nọc có đuôi dài xoắn bện với nhau. 
Phiến gồm 1 – 2 lớp tế bào sắp xếp chặt khít nhau. 
1.1.3. Sinh sản – vòng đời. 
Sinh sản: 
Sinh sản vô tính bằng bào tử đơn. 
Sinh sản hữu tính bằng cách kết hợp trứng và tinh tử. 
Vòng đời: Các giao tử đực và giao tử cái hình thành dọc theo viền mép phiến rong từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Mô sinh sản này khác hẳn với mô dinh dưỡng xung quanh. 
Túi tinh tử chín muồi phóng thích tinh tử cùng lúc với số lượng lớn. 
Sau khi thụ tinh, trứng được thu tinh phân cắt để hình thành bào tử quả (carpospores). 
1.1.3. Sinh sản – vòng đời. 
Các bào tử được phóng thích từ quả bào tử nảy mầm phát triển thành dạng sợi conchocelis sống trong vỏ động vật hai mảnh vỏ. 
Từ cuối hè đến đầu thu, trên sợi conchocelis hình thành nên các túi bào tử vỏ conchosporangia. 
Bào tử vỏ được phóng thích và đính vào vật bám trong tháng 9 và tháng 10, sau đó nảy mầm và phát triển thành các tản rong con. 
Mười đến mười bốn ngày sau khi nảy mầm, các bào tử đơn được hình thành trên các viền mép trên của tản rong. Các bào tử đơn được phóng thích cũng bám vào vật bám và hình thành nên các tản rong mới. Đây là hình thức sinh sản vô tính, thường diễn ra khi môi trường sống của rong có nhiều bất lợi. 
1.2. Kỹ thuật nuôi trồng. 
1.2.1. Lựa chọn vị trí. 
Vị trí phù hợp trồng rong mứt là nơi có đáy tương đối bằng phẳng, chất đáy là cát hoặc cát bùn. 
Chọn vùng nuôi thuộc trung triều. 
Dòng chảy và hoạt động sóng gió phải ở mức trung bình, không quá yếu để tránh ảnh hưởng xấu của tảo tạp và bùn đến rong nuôi trồng. 
Nên chọn vùng biển giàu dinh dưỡng, hàm lượng đạm đạt trên 0,1 ppm. 
1.2.2. Chuẩn bị cây giống. 
Thu bào tử quả: 
Chuẩn bị vật bám là vỏ động vật thân mềm rửa sạch. Xếp vật bám lên đáy bể đã có sẵn nước biển khử trùng với mức nước khoảng 5 cm. 
Giả cây mẹ thành thục rồi lọc qua nước biển khử trùng để thu nước bào tử quả. 
Tưới nước bào tử quả vào bể vật bám để bào tử quả bám lên vỏ động vật thân mềm. 
Ương thể bào tử quả: 
Khi nảy mầm, bào tử quả hình thành thể dạng sợi, chúng có thể mọc xuyên qua vỏ động vật thân mềm. 
Sau 2 tuần, vỏ động vật thân mềm được xâu thành chuỗi và được treo lên những thanh ngang trong bể lớn. Cây thuộc những vỏ ở phía trên sẽ phát triển tốt hơn do đó phải đảo các xâu vỏ 1 đến 2 lần trong 1 tháng. 
1.2.2. Chuẩn bị cây giống. 
Cho phóng bào tử vỏ: 
Cho vỏ động vật thân mềm mang thể sợi vào bể trước khi cho phóng bào tử khoảng 5 – 7 ngày. 
Cho phóng bào tử vỏ bằng cách khuấy, sục khí mạnh, hạ thấp nhiệt độ xuống còn 18-20oC và thay nước. 
Ương bào tử vỏ: đặt 2-3 vỏ động vật thân mềm vào một túi vinyl và treo vào lưới trồng lớn. Đến lúc cây mầm phát triển cho cây giống 2-3 mm thì đem đi trồng thương phẩm. 
1.2.3. Kỹ thuật nuôi trồng thương phẩm. 
Phương pháp lưới ngang bán cố định 
Phương pháp lưới ngang bán cố định 
Hệ thống công trình: 
Mỗi đơn vị là 1 tấm lưới 2a = 30 cm, kích thước 18 x 1,5 m2. Hai đầu tấm lưới luồn 2 ống tre dài 1,6 m. Dọc theo hai bên tấm lưới là 2 dây thừng dài 19 m. 
Giữa 2 ống tre hai đầu tấm lưới có thể bố trí 3-5 ống tre tương tự song song nhằm tăng độ bền chặt của đơn vị trồng. 
Tấm lưới được treo lên trên 4-5 cọc mỗi bên. Cọc thường dùng là cọc đước chôn sâu 0,5 m, chiều cao 1 m. Lưới được treo sao cho khi triều rút, lưới chỉ lộ ra trong không khí khoảng 2-5 giờ. 
Phương pháp lưới ngang bán cố định 
Kỹ thuật ra giống: 
Cho 2-3 vỏ hàu mang conchocelis vào túi vinyl nhỏ rồi treo túi vào lưới trồng thương phẩm. 
Sự phóng thích bào tử vỏ được kích thích bởi ánh sáng ở cường độ thấp (300 – 500 lux) và cường độ ánh sáng cao hơn (800 – 1.000 lux) giúp bào tử bám vào lưới trồng, phát triển thành rong thương phẩm. 
Phương pháp lưới ngang bán cố định 
Chăm sóc – quản lý: 
Công việc chăm sóc được tiến hành hàng ngày theo những nội dung công việc dành cho phương pháp lưới ngang bán cố định. 
Sau khi bào tử bám vào lưới trồng, cần giữ lưới liên tục dưới nước ít nhất 6 giờ để tránh mất nước. Trong thời gian trồng, lưới giống dễ bị các loại tảo hại mà nhất là tảo silic bám vào và phát triển trên đó. Tuy nhiên, sức chịu đựng của tảo silic đối với việc phơi khô kém hơn mầm rong mứt. Do đó, định kỳ nâng tấm lưới giống lên trong khoảng thời gian thích hợp là biện pháp hữu hiệu tiêu diệt được nhiều loài rong hại đồng thời có thể thúc đẩy sự phát triển của các tản rong mứt. 
Phương pháp lưới ngang nổi 
Những tấm lưới được thiết kế như đối với phương pháp lưới ngang bán cố định nhưng lưới được căng nổi nhờ hai dây phao dọc theo hai bên tấm lưới. 
	− Đây là phương pháp trồng được sử dụng khi độ sâu vùng trồng lớn, thích hợp với những nơi có vùng trung triều hẹp, vực nước ven bờ. 
	− Bè rong luôn chìm trong nước. 
Phương pháp lưới ngang nổi 
1.2.4. Kỹ thuật thu hoạch và sơ chế. 
Thu hoạch: thu rong nhiều lần trước khi tiến hành tổng thu. 
Thời gian từ bào tử vỏ đến khi thu hoạch lần đầu thường là 2 tháng. Bào tử vỏ xuất hiện vào tháng 9-10, bắt đầu thu lần thứ nhất khoảng tháng 11-12, tổng thu từ tháng 3-5. 
Sau lần thu thứ nhất thì cứ 15-20 ngày thu rong một lần. Trong giai đoạn sinh trưởng mạnh (tháng 12 đến tháng 3) thì cứ 7-10 ngày thu một lần. 
Thu rong đạt 15-20 cm còn mầm 5-8 cm thì chừa lại. 
1.2.4. Kỹ thuật thu hoạch và sơ chế. 
Sơ chế: 
Rong sau khi thu đem rửa sạch, cắt rong và loại bỏ bàn bám 
Phơi khô rong đến khi đạt độ ẩm 2% 
Phân loại, đóng túi và bảo quản rong nơi khô ráo. Nhiệt độ bảo quản tốt nhất là 20oC. 
2. RONG GIẤY MONOSTROMA . 
2.1. Đặc điểm sinh học. 
2.1.1. Phân loại và phân bố. 
Hệ thống phân loại: 
	Ngành Chlorophyta 
	Lớp Chlorophyceae 
	 Bộ Ulvales 
	 Họ Monostromaceae 
	 Giống Monostroma 
Phân bố: 
− Rong phân bố ở vùng biển Châu Á, từ vùng nước lợ đến nước mặn. Rong giấy đặc biệt được tìm thấy nhiều ở vùng Châu Á – Thái Bình Dương. 
− Ban đầu rong sống bám, về sau rời khỏi vật bám sống trôi nổi trong nước. 
2.1.2. Hình thái cấu tạo. 
Hình thái: 
Rong có màu lục hoặc màu lục thẩm; 
lúc đầu có dạng hình túi, về sau rách thành nhiều phiến rộng, phẳng, dẹt hoặc thành các thùy hẹp. 
Cấu tạo: 
Trừ phần gốc, rong chỉ có một lớp tế bào. 
Tế bào có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, gồm một nhân, một hạt tạo bột và một đến hai sắc tố hình bản 
2.1.3. Sinh sản – vòng đời. 
Sinh sản: 
Sinh sản vô tính bằng bào tử động có 4 tiên mao. Bào tử này được hình thành từ giao tử một tế bào. 
Sinh sản hữu tính bằng sự kết hợp của các giao tử có 2 tiên mao hình thành từ tế bào bất kỳ trên bề mặt rong. 
Vòng đời: Vòng đời của rong giấy có sự xuất hiện của hai dạng cây là cây giao tử và cây bào tử. 
Cây giao tử đực và cây giao tử cái thành thục phóng thích giao tử (n). 
Một số giao tử đực và giao tử cái kết hợp thành hợp tử (2n). Hợp tử qua quá trình giảm phân hình thành nên túi bào tử động (n). 
Số giao tử đực và giao tử cái không kết hợp nhau phát triển thành các thể sinh sản đơn tính. Các thể sinh sản này cũng tạo ra túi bào tử động. 
Túi bào tử động phóng thích ra bào tử động 4 tiên mao, chúng phát triển thành cây giao tử đực và cây giao tử cái. 
2.2. Kỹ thuật nuôi trồng. 
2.2.1. Lựa chọn vị trí. 
Vị trí nuôi trồng là vùng biển cạn yên tĩnh, ở trong vịnh hay cửa sông, nơi có nước ngọt đổ vào. 
Bãi nuôi trồng tương đối bằng phẳng. 
Tránh xa vùng nước lợ bị ô nhiễm và vùng chịu ảnh hưởng lớn của gió bão. 
2.2.2. Chuẩn bị cây giống. 
Vớt giống tự nhiên: 
Đem lưới căng ngập trong nước ở vùng có các quần thể rong giấy xuất hiện. 
Tiến hành vào đầu mùa thu. 
Sản xuất giống nhân tạo: được bắt đầu bằng việc vớt giao tử vào tháng 4, khi cây giao tử thành thục phóng thích giao tử trong kỳ nước kém. 
Việc phóng giao tử có thể được kích thích bằng cách làm khô cây bố mẹ suốt đêm trong bóng tối. 
Một dung dịch các giao tử đực và giao tử cái được hòa trộn tạo thành hợp tử. 
Hợp tử sau đó sẽ bám vào các tấm vật bám bằng nhựa, dài 20-30 cm, rộng 10 cm có 2 mặt nhám. 
Chuyển dung dịch hợp tử vào một bể lớn có bố trí sản các tấm lưới vớt giống. 
Khi cây giống đạt kích cỡ 1-2 cm, người ta tách riêng từng lưới để trồng thương phẩm. 
2.2.3. Kỹ thuật nuôi trồng thương phẩm. 
Phương pháp lưới ngang cố định: 
Hệ thống công trình: 
Lưới có kích thước mắt lưới 2a = 15 cm, với chiều dài và chiều rộng phù hợp với điều kiện thực tế vùng trồng (thường là 18m x 1,5m). 
Lưới được căng cố định trên các cọc đước, gỗ tốt,  Cọc dài 1m, chôn sâu khoảng 50 cm 
Lưới nên được cố định ở mức sao cho cây rong lộ ra trong không khí khoảng 4 giờ khi triều rút. 
Chăm sóc – quản lý: 
Đây là công việc được tiến hành hằng ngày với các nội dung dành cho mô hình trồng rong theo phương pháp lưới ngang bán cố định. 
Phương pháp lưới ngang nổi 
Bốn góc lưới được neo giữ bằng dây nên lưới luôn được giữ chìm dưới nước. 
2.2.4. Kỹ thuật thu hoạch và sơ chế. 
Thu hoạch: 
Tùy theo loài mà kích thước rong thu hoạch có thể dao động trong khoảng từ 2-12 cm. 
Thu tỉa khi rong đạt đến kích thước thu hoạch. Mỗi vụ có thể thu tỉa 3-4 lần để thu được sản lượng lớn hơn so với tổng thu một lần. 
Sơ chế: 
Rửa sạch, phơi khô và bảo quản rong nơi khô ráo. 
3. RONG BÚN ENTEROMORPHA 
3.1. Đặc điểm sinh học. 
3.1.1. Phân loại và phân bố. 
Hệ thống phân loại: 
	Ngành Chlorophyta 
	Lớp Chlorophyceae 
	 Bộ Ulvales 
	 Họ Ulvaceae 
	Giống Enteromorpha 
Giống rong này có nhiều loài, như: E. stipitata, E. linza, E. torta,  Nhưng loài có giá trị kinh tế và đang được nuôi trồng phổ biến nhất là E. prolifera 
3.1.1. Phân loại và phân bố. 
Phân bố: 
Enteromorpha prolifera là rong bám đá, vỏ động vật thân mềm và các rong khác ở vùng trung triều. 
Xuất hiện mùa xuân – hạ. 
Ở Việt Nam, tìm thấy ở nhiều nơi nhưng tập trung nhiều ở Quảng Ninh. 
Trên thế giới, phân bố rộng từ Địa Trung Hải đến Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, đặc biệt ở Châu Á – Thái Bình Dương. 
3.1.2. Hình thái cấu tạo. 
Hình thái: 
Rong màu lục thẫm, có hình ống dẹp, chia nhánh theo kiểu lông chim hoặc mọc cách, đôi khi có nhiều nhánh phụ. 
Thân cao khoảng gần 20 cm. Thân chính mảnh hay rỗng, thường thon dần về phía gốc. Nhánh phụ dài mảnh, có chiều rộng đều nhau. 
Cơ quan bám nằm ở gốc, có dạng đĩa. 
Cấu tạo: 
Thân rong có xoang rỗng. 
Tế bào có hình chữ nhật hay hình vuông sắp xếp thành hàng dọc tương đối rõ ràng. Kích thước tế bào khoảng 10-17 μm chiều dài, thường có một thể sắc tố và một hạt tạo bột lớn. 
3.1.3. Sinh sản – vòng đời. 
Sinh sản: 
Sinh sản vô tính bằng bào tử động có 2 hoặc 4 tiên mao. 
Sinh sản hữu tính bằng đồng hoặc dị giao tử có 2 tiên mao. Giao tử có thể nảy mầm đơn tính mà không cần giao phối. 
Giao tử và bào tử động phát sinh hình thành những thể có dạng sợi chỉ chỉ gồm một hàng tế bào. Sợi có thể chia cắt thành các chồi hình ống thẳng đứng hoặc hình thành bàn bám một lớp tế bào. Trên bàn bám xuất hiện chồi thẳng đứng một hàng tế bào, sau đó tế bào phân cắt dọc và ngang hình thành dạng ống gồm nhiều hàng tế bào. 
Vòng đời: 
Vòng đời rong bún có sự luân phiên các giai đoạn cây bào tử lưỡng bội (2n) và cây giao tử đơn bội (n). 
Hình thái của các cây giao tử và cây bào tử như nhau 
3.2. Kỹ thuật nuôi trồng. 
3.2.1. Lựa chọn vị trí. 
Nên chọn những vùng nước cạn cho đến vùng có độ sâu khoảng 3 m nằm trong vịnh yên tĩnh hoặc vùng cửa sông. 
Đáy có thể là đáy cát, đá hoặc có nhiều vỏ động vật thân mềm, nơi có Enteromorpha tự nhiên đính vào. 
3.2.2. Chuẩn bị cây giống. 
Thu giống nhân tạo: 
Thu các tản rong bún thành thục xuất hiện quanh năm ở cửa sông. Giữ các tản rong thu được trong bể nhỏ chứa nước biển lọc sạch. 
Kích thích khô rong bố mẹ trong tối khoảng 20 giờ để thu dung dịch bào tử. 
Chuyển dung dịch bào tử thu được vào một bể lớn có bố trí sẳn các tấm lưới vớt giống. 
Lưới có bào tử được giữ lại một đêm trước khi đưa đến vùng trồng thương phẩm. 
3.2.2. Chuẩn bị cây giống 
Thu giống tự nhiên: 
Chọn bãi thu giống là vùng yên tĩnh, đáy cát, có nhiều đá nhỏ mà Enteromorpha đính lên. 
Lưới vớt giống được đặt chìm trong bãi thu giống ngay cả khi triều rút và được cố định theo chiều ngang. 
Việc thu giống được tiến hành suốt kỳ triều cường vào giữa tháng 9. 
Lưới vớt giống được giữ tại bãi thu giống cho đến đầu tháng 11. 
Lưới vớt giống được chuyển đến bãi trồng thương phẩm khi cây giống đạt kích cỡ 1-2 cm 
3.2.3. Kỹ thuật nuôi trồng thương phẩm. 
Phương pháp lưới ngang cố định: 
Tấm lưới được cố định vào các cọc tre cắm trên vùng nước cạn. 
Lưới được cố định ngang với mức nước thấp trong kỳ triều cường. 
Phương pháp lưới ngang nổi: 
Tấm lưới được giữ nổi khoảng 30-50 cm dưới mặt nước. 
Phương pháp này thường sử dụng cho các vùng trồng rong có độ sâu 3 m trở lên, trong các vịnh yên tĩnh hoặc vùng cửa sông. 
3.2.4. Kỹ thuật thu hoạch và sơ chế. 
Thu hoạch: 
Tiến hành thu hoạch 2-3 lần mỗi vụ nuôi đối với cả hai loại cây là cây mùa đông và cây mùa xuân. 
Có thể thu hoạch bằng tay hoặc bằng máy. Thu bằng tay cho chất lượng sản phẩm cao hơn nhưng tốn nhân công nhiều hơn. 
Sơ chế: 
Rửa rong bằng nước ngọt sau khi thu rồi phơi khô hoặc sấy khô. 
4. RONG NHO CAULERPA . 
4.1. Đặc điểm sinh học. 
4.1.1. Phân loại và phân bố. 
Hệ thống phân loại: 
	 Ngành Chlorophyta 
	 Lớp Chlorophyceae 
	 Bộ Siphonales 
	 Họ Caulerpaceae 
	 Giống Caulerpa 
Danh pháp: 
Có khoảng 20 loài thuộc giống rong này. 
Hai loài được nuôi trồng làm thực phẩm là C. lentillifera và C. racemosa . 
Phân bố: 
Rong phân bố ở các vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới. 
Ở Việt Nam, rong phân bố ở các vùng biển nước ấm phía nam, nhất là ở Khánh Hòa. 
4.1.2. Hình thái cấu tạo. 
Hình thái: 
Thân, rễ, lá giả thoạt nhìn như đã biệt hóa. 
Thân mang những quả cầu nhỏ màu xanh như chùm nho. 
Cấu tạo: 
Rong nho có cấu tạo đa dạng tùy loài, 
đặc trưng bởi các tế bào đa nhân, 
giống như một ống được lấp dầy bởi tế bào chất. 
4.1.3. Sinh sản – vòng đời 
Sinh sản: 
Sinh sản hữu tính nhờ giao tử đực và cái có hai tiên mao. 
Các giao tử này được hình thành từ toàn bộ khối tế bào chất của các u lồi hình thành trên bề mặt tản rong trong mùa nước ấm. 
Các giao tử đực và cái sau khi được phóng thích kết hợp với nhau hình thành hợp tử. 
Sau đó, hợp tử bám vào vật bám để nảy mầm. 
Rong bố mẹ nhạt màu, tàn lụi dần sau khi phóng giao tử. 
Sinh sản dinh dưỡng: 
Sự phân chia của các tản rong nho diễn ra liên tục. 
Hình thức sinh sản thích nghi với điều kiện bất lợi. 
Một phần tản rong hoặc một quả cầu cũng có thể phát triển thành một tản rong hoàn chỉnh. 
4.1.3. Sinh sản – vòng đời 
Vòng đời: 
Trong quá trình phát triển, cây bào tử (2n) hình thành các túi bào tử. 
Quá trình giảm phân trong túi bào tử hình thành nên giao tử đực và giao tử cái (n). 
Chúng kết hợp với nhau hình thành nên hợp tử (2n). 
Hợp tử phát triển thành cây bào tử (2n). 
Cây bào tử và cây hợp tử luân phiên thay thế nhau trong chu kỳ sinh sản. 
4.2. Kỹ thuật nuôi trồng. 
4.2.1. Lựa chọn vị trí. 
Với loài Caulerpa lentillifera : 
Dòng chảy thích hợp là chỉ tiêu rất quan trọng khi lựa chọn vùng trồng. Nên chọn vùng có lưu tốc dòng chảy nằm trong khoảng 20 – 30 cm/s. 
Độ mặn thích hợp từ 30 – 35 o / oo . 
Độ sâu thường ở mức 8 m. 
Đáy cát hoặc cát bùn, vùng nước yên tĩnh. 
Nhiệt độ nước thích hợp: 20 – 30 o C. 
Với loài Caulerpa racemosa : 
Có thể sinh trưởng ở các vùng nuôi có các yếu tố môi trường dễ đáp ứng hơn Caulerpa lentillifera . 
Có thể sinh trưởng và phát triển ở nhiệt độ đến 37 o C. 
Là loài rộng muối hơn Caulerpa lentillifera và đáy có thể là đáy bùn. 
4.2.2. Chuẩn bị cây giống. 
Giống Caulerpa chủ yếu được tạo ra bằng hình thức sinh sản dinh dưỡng, còn gọi là giống cây mầm. 
Rong giống thường là những đoạn rong nhỏ (khoảng 10 g) được cắt ra từ cây rong bố mẹ 
4.2.3. Kỹ thuật nuôi trồng thương phẩm. 
Phương pháp trồng lập thể: 
Hệ thống công trình: gồm các lồng hình trụ nhiều ngăn và các túi lưới buộc xung quanh được bố trí ở độ sâu khoảng 8m. 
Phương pháp ra giống: 
Cắt rong thành từng đoạn 10 cm, buộc vào vị trí trung tâm của từng ngăn lồng treo trong nước biển. 
Các túi lưới chứa các mẫu rong cũng có thể được xung quanh lồng. 
Chăm sóc – quản lý: 
Vệ sinh lồng định kỳ. 
Thu tỉa phần rong phát triển vươn ra khỏi lồng bằng dao. 
Sau khi thu hoạch, lưu giữ giống đến vụ sau. 
4.2.3. Kỹ thuật nuôi trồng thương phẩm. 
Phương pháp lưới ngang cố định: 
Sử dụng đối với những bãi nuôi trồng quá cạn, không thể treo được lồng nuôi. 
Lưới mùng kích thước 10m x 1m có sẳn các bó rong giống (10 g/bó) được căng cách đáy 0,5-1 m, song song với dòng chảy. 
Định kỳ vệ sinh công trình trồng rong. 
Phương pháp trồng trong bể 
Bể bê-tông hoặc bể composite chứa nước biển lọc sạch với mức nước khoảng 40 cm. 
Bố trí khoảng 2 viên đá bọt cho mỗi m 2 bể nuôi, sục khí nhẹ để tạo dự luân chuyên nước trong bể. 
Rong giống được buộc vào những viên đá nhỏ và xếp trên đáy bể nuôi. 
4.2.3. Kỹ thuật nuôi trồng thương phẩm. 
Phương pháp trồng trong ao: 
Sử dụng ao có diện tích khoảng 2.500 m 2 để trồng rong. Chọn ao trên đáy có phủ một lớp bùn hoặc phù sa, nước không quá trong. 
Rong giống được bố trí bên đáy ao. 
Sau 45 ngày trồng có thể thu hoạch đợt đầu tiên. Sau đó, cứ hai tuần thì thu một lần. Thu rong quanh năm. 
Khống chế các yếu tố môi trường trong khoảng thích hợp của rong. Cường độ ánh sáng mạnh hạn chế sinh trưởng của rong. Nhiệt độ nước cao trên 38 o C và pH thay đổi lớn gây hại cho rong. 
4.2.3. Kỹ thuật nuôi trồng thương phẩm. 
Trong các phương pháp trên, 3 phương pháp đầu thường được sử dụng trong nuôi trồng Caulerpa lentillifera còn phương pháp sau thường sử dụng trong nuôi trồng Caulerpa racemosa . 
4.2.4. Kỹ thuật thu hoạch và sơ chế (1). 
Thu hoạch: 
Rong thường được thu tỉa nhiều lần để đạt được sản lượng cao hơn tổng thu. 
Bè trồng rong có một lồng đặt chính giữa để lưu tạm rong thu hoạch. Rong thu được cắt tại bè, trong bóng râm. 
4.2.4. Kỹ thuật thu hoạch và sơ chế (2). 
Sơ chế: 
Phương pháp bảo quản tươi thường được sử dụng ở Nhật là cho rong vào trong chai nước biển giữ lạnh ở nhiệt độ 5-10 o C. Rong có thể được giữ tươi trong thời gian 3 tháng. 
Để bảo quản lâu hơn và phân phối rong với số lượng lớn, người ta thường muối rong. Rong nho đã được muối và khử nước sẽ nhanh chóng trở về hình dạng ban đầu khi thêm nước vào, nhưng chỉ duy trì được trong thời gian vài phút. 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_ky_thuat_san_xuat_rong_bien_chuong_5_ky_thuat_nuoi.ppt