Các loại hình nghệ thuật của đồng bào Khmer Nam Bộ - Thực trạng và giải pháp
Tóm tắt
Bài tham luận đề cập đến tất cả các loại hình nghệ thuật biểu diễn của đồng bào Khmer Nam Bộ
hiện hữu, trong đó nhấn mạnh quá trình phát triển của nghệ thuật Dù kê, để thấy được tính tương tác, hỗ
trợ, bổ sung lẫn nhau trong quá trình bảo tồn, phát triển nền nghệ thuật độc đáo này (bao gồm cả vấn đề
sưu tầm, dàn dựng, biểu diễn, quản lý, đào tạo, sử dụng nguồn lực.). Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất các
nhóm giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển di sản nghệ thuật biểu diễn của đồng bào Khmer Nam Bộ.
Từ khóa: Nghệ thuật biểu diễn của đồng bào Khmer Nam Bộ, Nghệ thuật Dù kê, di sản văn hoá, loại
hình nghệ thuật, Văn hoá Khmer.
Bạn đang xem tài liệu "Các loại hình nghệ thuật của đồng bào Khmer Nam Bộ - Thực trạng và giải pháp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Các loại hình nghệ thuật của đồng bào Khmer Nam Bộ - Thực trạng và giải pháp
Tạp chí Khoa học Chuyên đề “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc” Soá 13, thaùng 3/201418 Soá 13, thaùng 3/2014 19 CÁC LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT CỦA ĐỒNG BÀO KHMER NAM BỘ - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Thạch Muni1 Tóm tắt Bài tham luận đề cập đến tất cả các loại hình nghệ thuật biểu diễn của đồng bào Khmer Nam Bộ hiện hữu, trong đó nhấn mạnh quá trình phát triển của nghệ thuật Dù kê, để thấy được tính tương tác, hỗ trợ, bổ sung lẫn nhau trong quá trình bảo tồn, phát triển nền nghệ thuật độc đáo này (bao gồm cả vấn đề sưu tầm, dàn dựng, biểu diễn, quản lý, đào tạo, sử dụng nguồn lực...). Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất các nhóm giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển di sản nghệ thuật biểu diễn của đồng bào Khmer Nam Bộ. Từ khóa: Nghệ thuật biểu diễn của đồng bào Khmer Nam Bộ, Nghệ thuật Dù kê, di sản văn hoá, loại hình nghệ thuật, Văn hoá Khmer. Abstract This paper is to mention all types of current performing art of Southern Khmer, which focuses on the development of Du ke art in order to find out its interaction and supplement during the preservation and development of this original art (including collection, performance, management, training and usage of sources). Then, the solutions are proposed in order to preserve and develop the intangible cultural heritage of Southern Khmer theatre. Keywords: Performing art of Southern Khmer, Du ke art, Cultural heritage, Form of art, Khmer culture. 1 Soạn giả, Phó Vụ trưởng Vụ Dân tộc - Tôn giáo, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ 2 Số liệu thống kê của Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, 2013. 1. Khái quát các loại hình nghệ thuật của đồng bào Khmer Nam Bộ Đồng bào Khmer Nam Bộ có nền văn hoá phong phú, đa dạng. Về văn hoá vật chất, nét nổi bật nhất là các ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer, các ngôi tháp trong phum sróc với lối kiến trúc độc đáo cùng mô típ trang trí khá đặc thù (hiện nay cả vùng Nam Bộ có 460 chùa Phật giáo Nam tông Khmer2). Về văn hoá tinh thần cũng phong phú và đa dạng, điển hình như: - Ngôn ngữ của đồng bào Khmer được hình thành từ lâu đời, hoàn thiện dần trong quá trình phát triển. Hiện nay, tiếng nói và chữ viết ấy cơ bản hoàn chỉnh sau nhiều cuộc cải cách, đủ khả năng sử dụng trên mọi phương diện. - Kho tàng văn học Khmer phong phú, đa dạng. Có nhiều thể loại văn học với nhiều công trình đồ sộ về thần thoại, cổ tích, ngụ ngôn, truyện kể dân gian, truyện thơ, trường ca, văn xuôi, ca dao, tục ngữ, ngạn ngữ, thành ngữ - Đồng bào Khmer có nhiều lễ hội, gồm lễ hội truyền thống của dân tộc, lễ hội đặc trưng của Phật giáo và lễ tục dân gian. Những nét văn hoá đặc trưng ấy là cơ sở, là nền tảng, là chất liệu dồi dào hình thành nên nghệ thuật biểu diễn đặc trưng của đồng bào Khmer, đó là: - Sân khấu Rô băm là loại hình ca, múa, nhạc, kịch tổng hợp do chính đồng bào Khmer Nam Bộ sáng tạo từ lâu đời, đến nay vẫn chưa có công trình khoa học nào nói về thời gian, hoàn cảnh ra đời của loại hình nghệ thuật này. Loại hình sân khấu Rô băm phổ biến chủ yếu ở tỉnh Trà Vinh và tỉnh Sóc Trăng (đồng bào Khmer tỉnh Trà Vinh quen gọi là “Dăk Rom”, còn đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng quen gọi là “Rô băm”). - Sân khấu Dù kê (hay còn gọi là L’khôn Ba Sắc) do chính đồng bào Khmer Nam Bộ sáng tạo từ những thập niên của đầu thế kỷ XX, được phổ biến rộng khắp vùng Nam Bộ và cả nước bạn Campuchia láng giềng. - Loại hình sân khấu Dì kê có xuất xứ từ Campuchia, chủ yếu phổ biến trong vùng đồng bào Khmer ở huyện Tri Tôn và huyện Tịnh Biên của tỉnh An Giang. - Loại hình ca múa nhạc có nhiều thể loại: (1) Thể loại múa gồm có: múa cổ điển và múa dân gian; (2) Thể loại múa hát sinh hoạt cộng đồng dựa trên các làn điệu Rom Vong, Rom K’bach, Lam Liêu, Saravan... với hàng trăm bài hát đặc trưng, rất phong phú và vui nhộn, được sử dụng trong các dịp lễ, tết và trong sinh hoạt cộng đồng; (3) Thể loại ca, nhạc gồm nhiều dòng nhạc như: dòng nhạc Mahôry, nhạc cưới, nhạc lễ, nhạc tang, các điệu ru, làn điệu À day đối đáp... Các loại hình nghệ thuật trên được giữ gìn và phổ biến rộng rãi qua phong trào văn nghệ quần chúng, được các nghệ nhân, các đội văn nghệ quần chúng tổ chức dàn dựng và biểu diễn từ thế hệ này sang thế hệ khác. Song, kể từ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước đến nay, có 04 đoàn nghệ thuật Khmer và 01 đội thông tin văn nghệ Khmer (cụ thể là: Đoàn Nghệ thuật Khmer Ánh Bình Minh tỉnh Trà Vinh, Đoàn Nghệ thuật Khmer tỉnh Sóc Trăng, Đoàn Nghệ thuật Khmer tỉnh Kiên Giang, Đoàn Nghệ thuật Khmer tỉnh Bạc Liêu, Đội Thông tin Văn nghệ Khmer tỉnh Cà Mau) là đơn vị nghệ thuật của Nhà nước đã góp phần rất lớn trong việc giữ gìn và phát huy các loại hình nghệ thuật Khmer. Song song đó, chương trình truyền hình tiếng Khmer của Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại thành phố Cần Thơ, chương trình phát thanh tiếng Khmer của Cơ quan Thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và chương trình phát thanh, truyền hình tiếng Khmer của các Đài Phát thanh - Truyền hình: Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, An Giang, Kiên Giang cũng đã góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Khmer, trong đó có các loại hình nghệ thuật. Trong các loại hình nghệ thuật nêu trên, thì loại hình sân khấu Dù kê có ưu thế vượt trội nhất, được đồng bào Khmer Nam Bộ ưa chuộng nhất, vì ngoài đặc trưng riêng của sân khấu Dù kê, nó còn tiếp nhận những tinh hoa của nghệ thuật Dì kê, Rô băm, ca, múa, nhạc của chính dân tộc Khmer và cả những tinh hoa nghệ thuật của đồng bào Kinh, đồng bào Hoa, của các nước như Ấn Độ, Indonesia, của châu Âu, châu Mỹ La tinh... để bổ sung làm phong phú thêm tính nghệ thuật, bởi lẽ loại hình sân khấu Dù kê đến nay vẫn là ở trạng thái “mở”, không khép kín như sân khấu Dì kê, Rô băm, Chèo, Tuồng... Về mặt nội dung kịch bản, sân khấu Dù kê vừa thể hiện được đề tài cổ điển, dân gian vừa thể hiện được đề tài xã hội đương đại. Chính ưu thế vượt trội ấy, nên sân khấu Dù kê được đồng bào Khmer Nam Bộ ưa chuộng từ gần 100 năm qua. Các đoàn nghệ thuật Khmer (cả chuyên và không chuyên) từ lâu nay đều chọn loại hình sân khấu Dù kê làm nền tảng nghệ thuật cho đơn vị mình (chỉ trừ ở An Giang chọn loại hình sân khấu Dì kê). 2. Thực trạng về nghệ thuật biểu diễn của đồng bào Khmer Nam Bộ 2.1. Về mặt tích cực, tiến bộ Các loại hình nghệ thuật biểu diễn của đồng bào Khmer Nam Bộ là sản phẩm văn hoá của quần chúng nhân dân hình thành và phát triển trong quá trình lao động, sáng tạo, chinh phục thiên nhiên, đấu tranh chống lại những bất công xã hội, chống giặc ngoại xâm. Nó đã góp phần rất lớn trong việc giáo dục đồng bào Khmer Nam Bộ về lòng nhân ái, vị tha, tình yêu đôi lứa trong sáng, tình yêu quê hương nồng nàn, khẳng định chân lý: chính nghĩa luôn thắng hung tàn... Thời gian qua cũng như hiện nay, nghệ thuật biểu diễn của đồng bào Khmer Nam Bộ có một số mặt tiến bộ và từng bước phát triển, thể hiện qua một số kết quả sau đây: 2.1.1. Đối với sân khấu Dù kê Các đoàn nghệ thuật Khmer (cả chuyên và không chuyên) đã và đang khai thác các tác phẩm văn học, thần thoại, cổ tích, ngụ ngôn, truyện kể dân gian, truyện thơ, trường ca của dân tộc Khmer... làm chất liệu để biên kịch và dàn dựng thành vở Dù kê, góp phần phổ biến giá trị văn học, nghệ thuật của dân tộc. Riêng Đoàn Nghệ thuật Khmer Ánh Bình Minh tỉnh Trà Vinh xây dựng cả đề tài cổ điển, dân gian và đề tài hiện đại, được đông đảo khán giả chấp nhận và khen ngợi, từng bước đáp ứng nhu cầu thưởng thức và thị hiếu ngày càng cao của công chúng. Một minh chứng cụ thể: Đoàn Nghệ thuật Khmer Ánh Bình Minh tỉnh Trà Vinh là đơn vị nghệ thuật Khmer đầu tiên mang vở diễn Dù kê “Mối tình Bô Pha Rạng Xây” - đề tài hiện đại tham gia Hội diễn Sân khấu Chuyên nghiệp Toàn quốc năm 1985, được tặng giải thưởng Huy chương Vàng và được Bộ Văn hóa Thông tin lúc bấy giờ công nhận nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ là một trong những loại hình sân khấu ở Việt Nam. Tạp chí Khoa học Chuyên đề “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc” Soá 13, thaùng 3/201418 Soá 13, thaùng 3/2014 19 CÁC LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT CỦA ĐỒNG BÀO KHMER NAM BỘ - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Thạch Muni1 Tóm tắt Bài tham luận đề cập đến tất cả các loại hình nghệ thuật biểu diễn của đồng bào Khmer Nam Bộ hiện hữu, trong đó nhấn mạnh quá trình phát triển của nghệ thuật Dù kê, để thấy được tính tương tác, hỗ trợ, bổ sung lẫn nhau trong quá trình bảo tồn, phát triển nền nghệ thuật độc đáo này (bao gồm cả vấn đề sưu tầm, dàn dựng, biểu diễn, quản lý, đào tạo, sử dụng nguồn lực...). Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất các nhóm giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển di sản nghệ thuật biểu diễn của đồng bào Khmer Nam Bộ. Từ khóa: Nghệ thuật biểu diễn của đồng bào Khmer Nam Bộ, Nghệ thuật Dù kê, di sản văn hoá, loại hình nghệ thuật, Văn hoá Khmer. Abstract This paper is to mention all types of current performing art of Southern Khmer, which focuses on the development of Du ke art in order to find out its interaction and supplement during the preservation and development of this original art (including collection, performance, management, training and usage of sources). Then, the solutions are proposed in order to preserve and develop the intangible cultural heritage of Southern Khmer theatre. Keywords: Performing art of Southern Khmer, Du ke art, Cultural heritage, Form of art, Khmer culture. 1 Soạn giả, Phó Vụ trưởng Vụ Dân tộc - Tôn giáo, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ 2 Số liệu thống kê của Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, 2013. 1. Khái quát các loại hình nghệ thuật của đồng bào Khmer Nam Bộ Đồng bào Khmer Nam Bộ có nền văn hoá phong phú, đa dạng. Về văn hoá vật chất, nét nổi bật nhất là các ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer, các ngôi tháp trong phum sróc với lối kiến trúc độc đáo cùng mô típ trang trí khá đặc thù (hiện nay cả vùng Nam Bộ có 460 chùa Phật giáo Nam tông Khmer2). Về văn hoá tinh thần cũng phong phú và đa dạng, điển hình như: - Ngôn ngữ của đồng bào Khmer được hình thành từ lâu đời, hoàn thiện dần trong quá trình phát triển. Hiện nay, tiếng nói và chữ viết ấy cơ bản hoàn chỉnh sau nhiều cuộc cải cách, đủ khả năng sử dụng trên mọi phương diện. - Kho tàng văn học Khmer phong phú, đa dạng. Có nhiều thể loại văn học với nhiều công trình đồ sộ về thần thoại, cổ tích, ngụ ngôn, truyện kể dân gian, truyện thơ, trường ca, văn xuôi, ca dao, tục ngữ, ngạn ngữ, thành ngữ - Đồng bào Khmer có nhiều lễ hội, gồm lễ hội truyền thống của dân tộc, lễ hội đặc trưng của Phật giáo và lễ tục dân gian. Những nét văn hoá đặc trưng ấy là cơ sở, là nền tảng, là chất liệu dồi dào hình thành nên nghệ thuật biểu diễn đặc trưng của đồng bào Khmer, đó là: - Sân khấu Rô băm là loại hình ca, múa, nhạc, kịch tổng hợp do chính đồng bào Khmer Nam Bộ sáng tạo từ lâu đời, đến nay vẫn chưa có công trình khoa học nào nói về thời gian, hoàn cảnh ra đời của loại hình nghệ thuật này. Loại hình sân khấu Rô băm phổ biến chủ yếu ở tỉnh Trà Vinh và tỉnh Sóc Trăng (đồng bào Khmer tỉnh Trà Vinh quen gọi là “Dăk Rom”, còn đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng quen gọi là “Rô băm”). - Sân khấu Dù kê (hay còn gọi là L’khôn Ba Sắc) do chính đồng bào Khmer Nam Bộ sáng tạo từ những thập niên của đầu thế kỷ XX, được phổ biến rộng khắp vùng Nam Bộ và cả nước bạn Campuchia láng giềng. - Loại hình sân khấu Dì kê có xuất xứ từ Campuchia, chủ yếu phổ biến trong vùng đồng bào Khmer ở huyện Tri Tôn và huyện Tịnh Biên của tỉnh An Giang. - Loại hình ca múa nhạc có nhiều thể loại: (1) Thể loại múa gồm có: múa cổ điển và múa dân gian; (2) Thể loại múa hát sinh hoạt cộng đồng dựa trên các làn điệu Rom Vong, Rom K’bach, Lam Liêu, Saravan... với hàng trăm bài hát đặc trưng, rất phong phú và vui nhộn, được sử dụng trong các dịp lễ, tết và trong sinh hoạt cộng đồng; (3) Thể loại ca, nhạc gồm nhiều dòng nhạc như: dòng nhạc Mahôry, nhạc cưới, nhạc lễ, nhạc tang, các điệu ru, làn điệu À day đối đáp... Các loại hình nghệ thuật trên được giữ gìn và phổ biến rộng rãi qua phong trào văn nghệ quần chúng, được các nghệ nhân, các đội văn nghệ quần chúng tổ chức dàn dựng và biểu diễn từ thế hệ này sang thế hệ khác. Song, kể từ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước đến nay, có 04 đoàn nghệ thuật Khmer và 01 đội thông tin văn nghệ Khmer (cụ thể là: Đoàn Nghệ thuật Khmer Ánh Bình Minh tỉnh Trà Vinh, Đoàn Nghệ thuật Khmer tỉnh Sóc Trăng, Đoàn Nghệ thuật Khmer tỉnh Kiên Giang, Đoàn Nghệ thuật Khmer tỉnh Bạc Liêu, Đội Thông tin Văn nghệ Khmer tỉnh Cà Mau) là đơn vị nghệ thuật của Nhà nước đã góp phần rất lớn trong việc giữ gìn và phát huy các loại hình nghệ thuật Khmer. Song song đó, chương trình truyền hình tiếng Khmer của Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại thành phố Cần Thơ, chương trình phát thanh tiếng Khmer của Cơ quan Thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và chương trình phát thanh, truyền hình tiếng Khmer của các Đài Phát thanh - Truyền hình: Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, An Giang, Kiên Giang cũng đã góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Khmer, trong đó có các loại hình nghệ thuật. Trong các loại hình nghệ thuật nêu trên, thì loại hình sân khấu Dù kê có ưu thế vượt trội nhất, được đồng bào Khmer Nam Bộ ưa chuộng nhất, vì ngoài đặc trưng riêng của sân khấu Dù kê, nó còn tiếp nhận những tinh hoa của nghệ thuật Dì kê, Rô băm, ca, múa, nhạc của chính dân tộc Khmer và cả những tinh hoa nghệ thuật của đồng bào Kinh, đồng bào Hoa, của các nước như Ấn Độ, Indonesia, của châu Âu, châu Mỹ La tinh... để bổ sung làm phong phú thêm tính nghệ thuật, bởi lẽ loại hình sân khấu Dù kê đến nay vẫn là ở trạng thái “mở”, không khép kín như sân khấu Dì kê, Rô băm, Chèo, Tuồng... Về mặt nội dung kịch bản, sân khấu Dù kê vừa thể hiện được đề tài cổ điển, dân gian vừa thể hiện được đề tài xã hội đương đại. Chính ưu thế vượt trội ấy, nên sân khấu Dù kê được đồng bào Khmer Nam Bộ ưa chuộng từ gần 100 năm qua. Các đoàn nghệ thuật Khmer (cả chuyên và không chuyên) từ lâu nay đều chọn loại hình sân khấu Dù kê làm nền tảng nghệ thuật cho đơn vị mình (chỉ trừ ở An Giang chọn loại hình sân khấu Dì kê). 2. Thực trạng về nghệ thuật biểu diễn của đồng bào Khmer Nam Bộ 2.1. Về mặt tích cực, tiến bộ Các loại hình nghệ thuật biểu diễn của đồng bào Khmer Nam Bộ là sản phẩm văn hoá của quần chúng nhân dân hình thành và phát triển trong quá trình lao động, sáng tạo, chinh phục thiên nhiên, đấu tranh chống lại những bất công xã hội, chống giặc ngoại xâm. Nó đã góp phần rất lớn trong việc giáo dục đồng bào Khmer Nam Bộ về lòng nhân ái, vị tha, tình yêu đôi ... dục thường xuyên. Đối với chương trình đào tạo, các trường thực hiện hai nhóm nội dung đào tạo: (1) Giảng dạy kiến thức chung theo quy định hiện hành; (2) Giảng dạy kỹ năng biểu diễn nghệ thuật dân tộc do nghệ nhân Khmer trực tiếp giảng dạy và mời giảng viên có kinh nghiệm khác nếu thấy cần thiết. Chỉ khi đào tạo được đội ngũ diễn viên, nhạc công thì mới giải quyết được những vấn đề khó khăn, bức xúc, bất cập hiện nay: Một là, có đội ngũ kế thừa được đào tạo cơ bản, nhất là luôn trẻ hóa được đội ngũ diễn viên, nhạc công tại các đoàn nghệ thuật Khmer. Hai là, có đủ tiêu chuẩn, đủ điều kiện để tuyển dụng vào các đoàn nghệ thuật Khmer theo quy định hiện hành, theo Luật Công chức. Ba là, có đội ngũ đáp ứng cho nhu cầu phát động, nuôi dưỡng, phát triển phong trào văn hóa, văn nghệ ở cơ sở. 3.1.3. Mở rộng không gian, hình thức phổ biến nghệ thuật Các đoàn nghệ thuật Khmer cần tăng cường mở rộng địa bàn biểu diễn sang các tỉnh/thành trong vùng, không nên chỉ bó hẹp trong tỉnh của mình, tức là đoàn của tỉnh nào thì chỉ chú trọng biểu diễn trên địa bàn của tỉnh đó như thời gian qua. Việc mở rộng địa bàn lưu diễn sẽ tăng thêm thu nhập, đồng thời tạo sự phong phú, đa dạng cho khán giả, tức là được xem nhiều tiết mục của nhiều đoàn nghệ thuật. Đồng thời, việc mở rộng địa bàn biểu diễn, giao lưu nghệ thuật giữa các địa phương cũng là yếu tố tác động đến việc nâng cao chất lượng, hiệu quả nghệ thuật. Tăng cường phổ biến nghệ thuật qua băng đĩa, trên phương tiện thông tin đại chúng mang tính rộng rãi phục vụ được nhiều khán, thính giả hơn. 3.1.4. Phát động viết kịch bản Một trong những khó khăn trong thời gian qua đối với nghệ thuật biểu diễn dân tộc Khmer là thiếu kịch bản cả về số lượng lẫn chất lượng. Do đó, cần thiết phải mở các trại sáng tác viết kịch bản sân khấu Khmer, chủ yếu là kịch bản sân khấu Dù kê. Có thể Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại thành phố Cần Thơ chủ trì, phối hợp với Đài Phát thành - Truyền hình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Văn học Nghệ thuật các tỉnh/thành Tây Nam Bộ định kỳ tổ chức các trại sáng tác viết kịch bản Dù kê, Dì kê. Các kịch bản có được qua trại sáng tác sẽ là nguồn kịch bản dồi dào để các đoàn nghệ thuật Khmer, các đài phát thanh, truyền hình trong vùng biên tập, chuyển thể, dàn dựng thành kịch bản Dù kê. Trong đó, khi biên tập, chuyển thể, dàn dựng thành kịch bản Dù kê, chú ý biên tập, chuyển thể, dàn dựng sao cho phù hợp với hình thức thể hiện: kịch bản phát thanh, kịch bản truyền hình, kịch bản biểu diễn lưu động ngoài trời, vì mỗi hình thức thể hiện có thời lượng và lối dàn dựng khác nhau. 3.1.5. Phát động và nuôi dưỡng phong trào văn nghệ ở cơ sở Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch các tỉnh/ thành với chức năng, nhiệm vụ của mình chỉ đạo việc phát động, tạo điều kiện, nuôi dưỡng phong trào văn nghệ quần chúng ở cơ sở vùng đồng bào Khmer; định kỳ tổ chức liên hoan, hội thi văn nghệ quần chúng hoặc hình thức ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch dân tộc Khmer vừa tạo sân chơi, vừa khuyến khích, nuôi dưỡng phong trào. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các bộ, ngành có liên quan và các địa phương có đồng đồng bào Khmer sinh sống tổ chức hiệu quả hơn nữa, chất lượng hơn nữa Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch Dân tộc Khmer Nam Bộ. Một trong những nội dung hoạt động của ngày hội là tổ chức liên hoan nghệ thuật dân tộc Khmer, nhưng mới tổ chức được liên hoan nghệ thuật tổng hợp, chưa liên hoan theo từng loại hình nghệ thuật cụ thể. Do đó, có thể nâng liên hoan nghệ thuật dân tộc Khmer mang tính tổng hợp như trước đây của ngày hội thành liên hoan nghệ thuật sân khấu dân tộc Khmer, nghệ thuật ca múa nhạc dân tộc Khmer mang tính độc lập (mời Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam tham gia Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức ngày hội để cùng thực hiện hoạt động này). 3.2. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách 3.2.1. Đầu tư cho Khoa Ngôn ngữ - Văn hóa - Nghệ thuật Khmer Nam Bộ của Trường Đại học Trà Vinh Khoa Ngôn ngữ - Văn hóa - Nghệ thuật Khmer Nam Bộ của Trường Đại học Trà Vinh đã được thành lập, đi vào hoạt động trong những năm gần đây. Ngày 08/10/2013, Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương giao Trường Đại học Trà Vinh thực hiện nhiệm vụ trọng điểm quốc gia đào tạo nguồn nhân lực về Ngôn ngữ - Văn hóa - Nghệ thuật Khmer Nam Bộ, đáp ứng nhiệm vụ phát triển văn hóa - xã hội ở Nam Bộ. Do đó, nhất thiết phải đầu tư thêm cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện đáp ứng nhiệm vụ giảng dạy, học tập. 3.2.2. Chọn và đầu tư một số trường văn hóa nghệ thuật các tỉnh/thành có điều kiện để tào tạo đội ngũ diễn viên, nhạc công cho nghệ thuật dân tộc Khmer Hiện nay, hầu hết các tỉnh/thành vùng Tây Nam Bộ đều có trường văn hóa nghệ thuật đào tạo nguồn nhân lực về văn hóa, văn nghệ bậc sơ cấp, trung cấp cho từng địa phương mình. Trên cơ sở sẵn có này, đề xuất thêm: Giao nhiệm vụ cho Trường Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Trà Vinh, Trường Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Sóc Trăng, Trường Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Kiên Giang đào tạo đội ngũ diễn viên, nhạc công cho nghệ thuật dân tộc Khmer bậc sơ cấp, trung cấp. Nâng Trường Văn hóa Nghệ thuật thành phố Cần Thơ thành Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật để đào tạo cho cả vùng, trong đó có nhiệm vụ đào tạo đội ngũ diễn viên, nhạc công cho nghệ thuật dân tộc Khmer bậc cao đẳng (sau khi được đào tạo bậc trung học ở các tỉnh). Đi kèm với nhiệm vụ đào tạo đào tạo đội ngũ diễn viên, nhạc công cho nghệ thuật dân tộc Khmer, nhất thiết phải đầu tư thêm cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện đáp ứng nhiệm vụ giảng dạy, học tập tại các trường này. 3.2.3. Tăng cường đầu tư các đoàn, đội nghệ thuật Khmer Hiện nay toàn vùng Tây Nam Bộ có 04 đoàn nghệ thuật Khmer và 01 đội thông tin văn nghệ dân tộc Khmer. Đề xuất tăng cường đầu tư: - Tăng biên chế cho các đoàn để thực hiện được nhiệm vụ: xây dựng, biểu diễn nghệ thuật tổng hợp. - Xây dựng cơ sở vật chất của các đoàn, đội để đảm bảo làm việc, tập luyện. - Xây dựng rạp biểu diễn (rạp hát) cho các đoàn nghệ thuật Khmer để dàn dựng và biểu diễn được các chương trình nghệ thuật mang tính quy mô lớn, hoành tráng, có chất lượng về mặt nghệ thuật. 3.2.4. Nâng cấp, thành lập đoàn, đội nghệ thuật Khmer Nâng một số đoàn nghệ thuật Khmer hiện có thành nhà hát. Có thể là nhà hát nghệ thuật tổng hợp dân tộc Khmer (Nhà hát ca múa nhạc dân tộc Khmer) hoặc nhà hát chuyên biệt về nghệ thuật dân tộc Khmer (Nhà hát Dù kê, Nhà hát Dì kê, Nhà hát Rô băm) để đảm bảo việc giữ gìn và phát huy các loại hình nghệ thuật dân tộc Khmer ở tầm cao hơn trong bối cảnh nghệ thuật của cả nước, của khu vực và của thế giới. Thành lập một số đội thông tin văn nghệ Khmer ở các tỉnh có điều kiện và có nhu cầu như: Vĩnh Long, Hậu Giang, An Giang, thành phố Cần Thơ do nhà nước đầu tư, quản lý. Sau thời gian phát triển, khi đủ điều kiện thì nâng thành đoàn nghệ thuật Khmer cấp tỉnh/thành. 3.3. Lập hồ sơ đề nghị công nhận các loại hình nghệ thuật dân tộc Khmer Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch các tỉnh/thành vùng Tây Nam Bộ nghiên cứu, sưu tầm, lập hồ sơ đề nghị công nhận loại hình nghệ thuật dân tộc Khmer là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thế giới. Nếu loại hình nghệ thuật nào liên quan đến cả vùng Nam Bộ thì Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp thực thực hiện. 4. Thay lời kết Đồng bào Khmer Nam Bộ là dân tộc giàu bản sắc, có tiếng nói và chữ viết riêng, có nền văn hóa phong phú, đa dạng, phát triển từ lâu đời. Song, do đời sống của phần lớn đồng bào Khmer còn gặp khó khăn cùng những yếu tố, điều kiện bất cập khác làm cho việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Khmer, trong đó có các loại hình nghệ thuật dân tộc Khmer chưa được thuận lợi, suông sẻ và có nguy cơ bị mai một, lu mờ, pha tạp, tiếp biến phát triển theo hướng khác. Tạp chí Khoa học Chuyên đề “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc” Soá 13, thaùng 3/201426 Soá 13, thaùng 3/2014 27 Do đó, đẩy mạnh việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Khmer, trong đó có các loại hình nghệ thuật dân tộc Khmer là việc làm cấp bách và lâu dài, là cách ứng xử tốt đẹp của toàn xã hội đối với một dân tộc đã từng có nhiều đóng góp cho sự phát triển của vùng đất Nam Bộ, đồng thời là cách giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi dành cho dân tộc thiểu số đã, đang và sẽ chung sống gần gũi, xen kẽ lâu dài với dân tộc đa số, nghĩa là tạo điều kiện thuận lợi nhất để dân tộc thiểu số phát triển, hòa nhập với xu thế phát triển chung, nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc của mình, nói nôm na là: “hòa nhập được, nhưng không bị hòa tan”. Đẩy mạnh việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Khmer, trong đó có các loại hình nghệ thuật dân tộc Khmer không phải tạo ra các chính sách riêng, quy định riêng, điều kiện riêng mà dựa vào các chính sách chung, quy định chung, điều kiện sẵn có, nhưng chỉ là sự quan tâm nhiều hơn, có định hướng rõ ràng hơn, có cách thức thực hiện cụ thể hơn và đảm bảo hài hòa giữa một bên là sự sáng tạo, nỗ lực, vươn lên của chính đồng bào Khmer và một bên là sự hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước bằng các chính sách, quy định chung hiện hành. Ví dụ: Đào tạo đội ngũ nghiên cứu về ngôn ngữ - văn hóa - nghệ thuật Khmer Nam Bộ tại Trường Đại học Trà Vinh đáp ứng nhiệm vụ phát triển văn hóa - xã hội ở Nam Bộ là nhiệm vụ chung, là cách thức đào tạo chung theo quy định hiện hành như các trường đại học khác được giao nhiệm vụ đào tạo đội ngũ này, nhưng ở đây chỉ có thêm sắc thái văn hóa dân tộc Khmer Nam Bộ. Đào tạo đội ngũ diễn viên, nhạc công để có kỹ năng diễn xướng, diễn tấu các loại hình nghệ thuật Khmer tại một số trường văn hóa nghệ thuật hiện có ở các tỉnh/thành Tây Nam Bộ là nhiệm vụ chung, là cách thức đào tạo chung theo quy định hiện hành như cách đào tạo đội ngũ diễn xướng, diễn tấu các loại hình hình nghệ thuật của đồng bào Kinh (chèo, tuồng, kịch, Cải lương, ca, múa, nhạc, hát xoan, hát chầu văn, hát bài chòi, múa rối nước). Việc nâng một số đoàn nghệ thuật Khmer hiện có thành nhà hát là việc làm theo quy định chung, mô hình chung, nhưng ở đây chỉ mang sắc thái văn hóa, nghệ thuật dân tộc Khmer mà thôi. Việc thành lập một số đội thông tin văn nghệ Khmer ở một số địa phương có điều kiện và có nhu cầu là trách nhiệm chung, là việc làm theo quy định chung, mô hình chung (như mô hình Đội Thông tin Lưu động của Trung tâm Văn hóa thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh/thành trong cả nước). Tài liệu tham khảo Huỳnh Thanh Quang. 2011. Giá trị văn hóa Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long. NXB Chính trị Quốc gia. Nguyễn Công Bình, Lê Xuân Diệm, Mạc Đường.1990. Văn hóa và cư dân Đồng bằng sông Cửu Long. NXB Khoa học Xã hội. Hà Nội. Nguyễn Mạnh Cường. 2002. Vài nét về người Khmer Nam Bộ. NXB KHXH Nhiều tác giả. 2004. Xây dựng đời sống văn hóa vùng dân tộc Khmer Nam Bộ (Kỉ yếu hội thảo khoa học). Bộ VHTT và Vụ Văn hóa-Dân tộc. Hà Nội. Nhiều tác giả. 2013. Về sân khấu truyền thống Khmer Nam Bộ. NXB Sở Văn hóa Thông tin. Sóc Trăng. Trường Lưu. 1993. Văn hóa người Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long. NXB Văn hóa Dân tộc. HN. Viện Văn hoá.1998. Tìm hiểu vốn văn hoá dân tộc Khmer Nam Bộ. NXB Tổng hợp Hậu Giang. BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU DÙ KÊ KHMER NAM BỘ - DI SẢN VĂN HÓA CỦA DÂN TỘC Lê Tiến Thọ1 Tóm tắt Bài viết giới thiệu một số đặc trưng tiêu biểu của nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ, một số khó khăn hiện nay của loại hình nghệ thuật này. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng nghệ thuật sân khấu Dù kê, góp phần bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer Nam Bộ, tạo tiền đề vững chắc cho bước phát triển, hòa nhập cùng với cộng đồng thế giới và thời đại. Từ khoá: Nghệ thuật Sân khấu Dù kê, dân tộc Khmer Nam Bộ Abstract This paper is to introduce some typical features of Southern Khmer Du ke theatre and show its current facing difficulties. Since then, the paper will propose solutions to improve quality of Du ke theatre, contributing to preserve and develop traditional values of Southern Khmer people and creating an important premise for the development and integration into the world community. Keywords: Du ke theatre, Southern Khmer people 1 Nghệ sĩ Nhân dân, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam 1. Đặt vấn đề Từ bao đời nay, mảnh đất Đồng bằng sông Cửu Long cây xanh trái ngọt, lúa gạo trĩu bông, ruộng đồng cò bay thẳng cánh với những con người trọng nghĩa, khinh tài, chân chất, sống thân tình giữa các dân tộc: Kinh, Khmer, Hoa, Chăm đã tạo nên một bản sắc văn hóa độc đáo, phong phú. Xuất phát từ nhu cầu sinh hoạt văn hóa và tín ngưỡng thờ cúng thần linh mà mỗi dân tộc nơi đây hình thành những loại hình nghệ thuật diễn xướng và sân khấu dân gian riêng biệt. Người dân Khmer Nam Bộ có quyền tự hào vì đã góp vào bản sắc văn hóa dân tộc với nhiều loại hình nghệ thuật độc đáo, trong đó có nghệ thuật sân khấu Dù kê. Nghệ thuật Dù kê Khmer với đặc trưng có tính cốt truyện, nghệ thuật biểu diễn tinh tế, ý nghĩa nhân văn sâu sắc nên được người dân yêu thích, trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống xã hội của cộng đồng dân tộc Khmer nên được bà con luôn bảo tồn và phát triển. Việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc đang gặp nhiều khó khăn, đặt ra trách nhiệm cho các nhà quản lý và các nghệ sĩ trên lĩnh vực nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer. Làm cách nào để giữ gìn và phát triển nghệ thuật sân khấu truyền thống trong cơ chế thị trường, làm sao để tìm ra các giải pháp cho sáng tạo để có nhiều tác phẩm nghệ thuật sân khấu Dù kê có chất lượng phục vụ nhân dân góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong xu thế hội nhập. 2. Bảo tồn và phát triển nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hoá của dân tộc Nghệ thuật sân khấu Dù kê ra đời trên cơ sở kế thừa những loại hình nghệ thuật đã có trước đó của dân tộc Khmer như Rô băm. Hình thành và phát triển ở vùng đất mới, nơi có đời sống cộng cư, nên nghệ thuật sân khấu Dù kê đã có những ảnh hưởng bởi sự giao thoa văn hóa giữa người Khmer với người Kinh và người Hoa trên địa bàn... Với những đặc điểm của vùng miền, của sự hội tụ và lan tỏa, nghệ thuật sân khấu Dù kê ra đời đã nhanh chóng được phổ biến khắp các tỉnh đồng bằng Nam Bộ. Chúng ta thấy có nhiều đơn vị nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer lần lượt ra đời, trong đó phải kể tới các tỉnh có sự phát triển mạnh như: Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Cà Mau
File đính kèm:
- cac_loai_hinh_nghe_thuat_cua_dong_bao_khmer_nam_bo_thuc_tran.pdf