Nghệ thuật đồ họa trên gốm phùng nguyên ở Phú Thọ

Nghệ thuật đồ họa đã góp phần quan trọng tạo nên diện mạo trên gốm Phùng

Nguyên. Qua đặc điểm về thủ pháp đồ họa cho thấy tính nguyên sơ của kỹ thuật tạo hình luôn

song hành cùng nội dung chủ đề. Nó được truyền tải vào đối tượng nhằm đảm bảo nguyên

tắc thống nhất trên đồ gốm. Dưới bàn tay tài hoa của mình, người thợ Phùng Nguyên đã tạo

ra vẻ đẹp cho gốm khiến chúng ẩn chứa sự mô phỏng của vạn vật thiên nhiên, biến chúng trở

thành những tác phẩm nghệ thuật đẹp đẽ, độc đáo và có giá trị thẩm mỹ.

pdf 9 trang dienloan 4620
Bạn đang xem tài liệu "Nghệ thuật đồ họa trên gốm phùng nguyên ở Phú Thọ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghệ thuật đồ họa trên gốm phùng nguyên ở Phú Thọ

Nghệ thuật đồ họa trên gốm phùng nguyên ở Phú Thọ
55Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
NGHỆ THUẬT ĐỒ HỌA TRÊN GỐM PHÙNG NGUYÊN Ở 
PHÚ THỌ
GRAPHIC ART ON PHUNG NGUYEN POTTERY IN PHU THO
Nguyễn Quang Hưng*
Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 4/10/2019
Ngày nhận kết quả phản biện đánh giá: 6/04/2020
Ngày bài báo được duyệt đăng: 28/04/2020
Tóm tắt: Nghệ thuật đồ họa đã góp phần quan trọng tạo nên diện mạo trên gốm Phùng 
Nguyên. Qua đặc điểm về thủ pháp đồ họa cho thấy tính nguyên sơ của kỹ thuật tạo hình luôn 
song hành cùng nội dung chủ đề. Nó được truyền tải vào đối tượng nhằm đảm bảo nguyên 
tắc thống nhất trên đồ gốm. Dưới bàn tay tài hoa của mình, người thợ Phùng Nguyên đã tạo 
ra vẻ đẹp cho gốm khiến chúng ẩn chứa sự mô phỏng của vạn vật thiên nhiên, biến chúng trở 
thành những tác phẩm nghệ thuật đẹp đẽ, độc đáo và có giá trị thẩm mỹ.
Từ khóa: Đồ họa, gốm Phùng Nguyên, đặc điểm, tạo hình
Abstract: Graphic art has contributed signifi cantly to create alook on Phung Nguyen 
pottery. Through the characteristics of graphic tactics, it shows that the originality of forming 
techniques is always in line with the content of the topic. It is conveyed to the object to ensure 
uniformity on the pottery. With the Phung Nguyen craftsman talent, they create the beauty 
for the pottery, making it hidden the simulations of all natural things, making them beautiful, 
unique and aesthetic works of art 
Keywords: Graphics, pottery Phung Nguyen, characteristics, Shaping
* Trường Đại học Hùng Vương, Phú Thọ
1. Đặt vấn đề
Việt Nam là một quốc gia có nền 
văn hóa gốm đặc sắc, có truyền thống lâu 
đời. Đồ gốm đóng vai trò quan trọng trong 
mọi lĩnh vực đời sống vật chất và tinh thần 
của người Việt, với rất nhiều nền văn hóa 
gốm thời Tiền sơ sử như: Hoa Lộc, Phùng 
Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Bàu Tró... 
Trong những nền văn hóa đó, văn hóa gốm 
Phùng Nguyên được coi là nổi bật bởi 
khả năng chế tác đồ đá, đồ gốm đạt đến 
đỉnh cao về kỹ thuật và nghệ thuật, được 
phân bố ở các địa điểm: Phú Thọ, Vĩnh 
Phúc, Hà Tây (cũ) (nay thuộc Hà Nội), 
Bắc Ninh... nhưng tập trung nhiều nhất ở 
lưu vực sông Đà, sông Hồng. Nhiều công 
trình nghiên cứu về gốm Phùng Nguyên 
đã được công bố, khẳng định gốm thời kỳ 
này có giá trị đặc sắc về kỹ thuật và nghệ 
thuật. Trong những đánh giá đó, ta thấy 
các di vật gốm có giá trị tạo hình và trang 
Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Mở Hà Nội 66 (4/2020) 55-63
56 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
trí nổi bật. Vậy dưới góc độ nghệ thuật 
đồ họa, gốm Phùng Nguyên thể hiện đặc 
trưng như thế nào? Chúng có giá trị gì đặc 
biệt để các thời kỳ gốm sau học tập, kế 
thừa và phát huy?. Với bài viết này, tác giả 
muốn tìm hiểu nghệ thuật đồ họa trên gốm 
Phùng Nguyên, dựa trên một số hiện vật 
còn nguyên vẹn đến nay (chúng hiện được 
lưu giữ trong Bảo tàng quốc gia Việt Nam, 
Bảo tàng Hùng Vương) để lý giải và làm 
sáng tỏ cho những câu hỏi trên.
2. Nội dung
Theo từ điển Bách khoa toàn thư mở 
Wikipedia thì: “Văn hóa Phùng Nguyên là 
một nền văn hóa thuộc sơ kỳ thời đại đồ 
đồng, cuối thời đại đồ đá mới, cách đây 
chừng 4.000 năm đến 3.500 năm. Phùng 
Nguyên là một làng ở xã Kinh Kệ, huyện 
Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, nơi đầu tiên tìm 
ra các di chỉ của nền văn hóa này. Di chỉ 
văn hóa Phùng Nguyên đã được phát hiện 
ở Phú Thọ, Bắc Ninh, Ninh Bình, Hà Nội, 
Hải Phòng và một vài nơi khác trong lưu 
vực sông Hồng.” Giai đoạn Phùng Nguyên 
tồn tại vào khoảng nửa đầu thiên niên kỷ 
II trước công nguyên thuộc sơ kỳ thời đại 
đồng thau.
Văn hóa Phùng Nguyên phát triển 
song song cùng các nền văn hóa khác như 
Mai Pha, Hà Giang, Hạ Long, Hoa Lộc 
và các nhóm di tích Gò Con Lợn, Gò Mả 
Đống, Cồn Chân Tiên... tiếp đó là sự kết 
nối của các nền văn hóa Đồng Đậu, Gò 
Mun và Đông Sơn. 
Những cư dân Phùng Nguyên 
thường chọn nơi sinh sống trên các sườn 
đồi, gò thoải, chạy dọc theo hai bên mạn 
sông Hồng, sông Lô và sông Thao, họ chủ 
yếu làm nông nghiệp, trồng lúa nước. Cùng 
với trồng trọt, họ còn chăn nuôi gia súc, 
gia cầm dễ thuần hóa như: chó, bò, lợn, 
gà... Trong quá trình sinh kế, song song 
với việc trồng cấy, hái lượm thì nghề chế 
tác gốm luôn được người Phùng Nguyên 
quan tâm. Nghề này phát triển khá cao, 
đạt trình độ kỹ thuật khéo léo trong tạo 
dáng và trang trí. Do ở ven sông có nhiều 
thuận lợi về nguyên liệu đất sét nên các 
sản phẩm gốm được họ làm ra hết sức đa 
dạng, chế tác đẹp, cân đối, tinh xảo và cầu 
kỳ. Vì vậy nhà nghiên cứu Lê Tượng nhận 
định “...Đặc trưng nhất của các đồ gốm 
thường là: loại dùng để đựng chia làm 3 
phần: miệng rộng, thân thẳng hơi phình, 
phần đáy thường có hình nón cụt để làm 
đế cho chắc, loại để nấu miệng thu lại, 
thân phình ra, đế tròn lại... các hiện vật đồ 
gốm Phùng Nguyên có tỉ lệ hợp lý giảm độ 
cao của 3 phần ở đồ đựng, độ phình phù 
hợp ở phần thân và thu nhỏ ở phần miệng, 
kết hợp tỉ lệ độ cao và độ cong ở đáy của 
đồ gốm để nấu. Vẻ dáng xinh xắn của các 
đồ gốm cũng là đặc điểm nổi bật của nghệ 
thuật tạo dáng đồ gốm Phùng Nguyên” [8; 
tr.99]. 
2.1. Đặc trưng nghệ thuật đồ họa 
trên gốm Phùng Nguyên
Theo Từ điển thuật ngữ Mỹ thuật 
phổ thông thì nghệ thuật đồ họa: “là một 
ngành vẽ, trong đó người ta sử dụng kỹ 
thuật in ấn để thể hiện tác phẩm, sản xuất 
hàng loạt để phổ biến rộng rãi” [6; tr.67]. 
Trong Các thể loại và loại hình mỹ thuật, 
tác giả Nguyễn Trân đã đề cập: “Đặc trưng 
của đồ họa là dựa vào nét, chấm, vạch, 
mảng bẹt đen trắng để dựng nên hình 
tượng” [5; tr.86]. Còn theo Nguyễn Quân 
trong cuốn Con mắt nhìn cái đẹp nhận xét 
“Mới đầu là các đường nét khắc vạch tên 
các đồ gốm, đồ đá, đồ đồng thí dụ như trên 
trống đồng Đông Sơn. Người ta cũng vẽ 
57Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
lên vách đá, vách đất, vải, da làm áo quần, 
thậm chí trên thân người... Các tranh nét 
còn gọi là đồ họa độc bản [7; tr.78]. Như 
vậy, ta có thể nhận định, nghệ thuật đồ 
họa là hoạt động sử dụng cách vẽ thủ công 
hoặc công nghệ máy tính nhằm tạo nên 
các bản mẫu với mục đích nhân bản bằng 
phương pháp in ấn thông qua ngôn ngữ 
của mỹ thuật.
Đặc trưng nổi bật của gốm Phùng 
Nguyên là đường nét, chấm điểm, khắc 
vạch và bố cục sinh động thể hiện rõ nét 
ngôn ngữ của nghệ thuật đồ họa. Chúng ta 
có thể phân tích nhận định chúng ở một số 
điểm cơ bản sau:
2.1.1. Về bố cục 
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Sĩ 
Toản trong bài Hoa văn đồ gốm Phùng 
Nguyên - nguồn sử liệu độc đáo đề cập: 
“Tư duy nghệ thuật trong trang trí hoa 
văn gốm Phùng Nguyên thể hiện rõ ở 
nghệ thuật sắp đặt, ở ý niệm đối xứng 
qua bố cục trang trí và sự kết hợp tài tình 
giữa hàng trăm họa tiết và những đồ án 
trang trí khác nhau trên đồ gốm Phùng 
Nguyên...” Tùy theo từng thể loại gốm mà 
người thợ gốm Phùng Nguyên lại có hình 
thức bố cục khác nhau, có đồ vật được bố 
cục theo lối tự do phóng khoáng, có cái lại 
rất nghiêm cẩn, tỉ mỉ. Nó được biến điệu 
theo từng diện tích bề mặt cần trang trí. 
Hoa văn trang trí được áp dụng hài hòa, 
thống nhất với kiểu dáng đồ gốm. Họa tiết 
không quá to khiến cho diện bề mặt chật 
chội, cũng không quá nhỏ khiến cho bố 
cục lỏng lẻo mà nó được bố trí cân đối 
thuận mắt. Những đồ gốm bụng nở, miệng 
loe cong, chân đế hoặc đáy bằng thì hoa 
văn được sắp xếp bố cục ở các vị trí như: 
vai, cổ miệng. Những đồ án trang trí được 
sắp xếp bố cục theo lối đối xứng gương 
thường tạo được sự vững chãi, chắc chắn, 
cảm giác tĩnh. Người thợ Phùng Nguyên 
tuân thủ một cách chặt chẽ các quy tắc đối 
xứng gương nên hầu hết các hình chạm 
khắc trên gốm đều giống nhau. Chính vì 
vậy, từ những hình đối xứng đơn giản như 
những hoa văn khắc vạch hình chiếc lá 
đến những hình đối xứng phức tạp như 
hình tam giác đều được thực hiện một 
cách tỉ mỉ, kỹ càng. Những đồ án được 
bố cục theo lối đối xứng trục thường gây 
một cảm giác động, linh hoạt, vui vẻ rộn 
ràng, sôi nổi. Ta thấy rất ít họa tiết được bố 
trí ở phần chân đế. Các hình họa tiết đều 
mềm mại, hoàn chỉnh, khối hình không 
nằm trong những khuôn hình tĩnh tại mà 
nó chuyển động co lại, doãi ra liên tục, có 
khi tách ra thành dải vòng quanh diện gốm 
chia gốm thành 2 phần riêng biệt: miệng 
cổ và thân đế. Bất chấp là diện lớn hay 
bé, nhiều hay ít nhưng dưới bàn tay tài 
hoa của “nghệ nhân” khối hình của nó vẫn 
rất đẹp. Việc trang trí hoa văn tập trung 
ở phần thân và cổ đồ gốm là một nét đặc 
trưng của gốm Phùng Nguyên. 
2.1.2. Về ngôn ngữ đồ họa trên gốm 
Phùng Nguyên
2.1.2.1. Đường nét, điểm, chấm, vạch 
Đường nét, chấm, điểm, họa tiết, 
màu sắc, không gian... là những yếu tố 
đặc trưng của ngôn ngữ đồ họa trên gốm 
Phùng Nguyên. Trong đó, đường nét chính 
là phần quan trọng tạo nên sự đặc sắc, vẻ 
đẹp của gốm Phùng Nguyên. 
Đặc điểm của đường nét 
Qua khảo sát trên đồ gốm Phùng 
Nguyên, có thể chia làm bốn loại: Một là 
nét thẳng ngang. Hai là nét thẳng có chút 
biến hóa. Ba là nét thẳng chéo biến hóa 
58 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
tương đối nhiều. Bốn là nét cong với sự 
biến hóa đa dạng đổi hướng.
Đường nét có quan hệ chặt chẽ với 
chuyển động, trong quá trình chuyển động 
của bất kỳ vật thể nào cũng sẽ gắn kết với 
đường nét. Tùy thuộc vào quy luật trọng 
lực, khi thăng bằng của các nét thẳng, khi 
mất thăng bằng của các nét chéo. Nét đơn 
giản nhất được vạch ra, tùy theo lực mạnh 
hay yếu sẽ gợi ra sự nhẹ nhàng lả lướt hay 
mạnh bạo, cứng cỏi. Nét thể hiện có thể 
rõ, có thể mờ hoặc có phần rõ mờ nhưng 
khi nó được kết hợp bởi bốn loại nét trên 
thì sẽ tạo ra sự biến đổi từ dạng tĩnh sang 
dạng chuyển động, tạo được không gian 
trên mặt nền gốm. 
Về hình thức, đường nét trên gốm 
Phùng Nguyên có độ dài chạy đều đặn, có 
vẻ thô và tương đối đơn giản, cấu trúc rõ 
ràng. Một đường nét bao ngoài cũng có 
thể tạo ra hình thể, và đường viền là cái 
giới hạn của hình thể đó. Những đường nét 
căng, mảnh, thẳng, sắc cạnh có xu hướng 
nổi rõ lên phía trên. Những đường nét đứt 
đoạn, cong có xu hướng chìm xuống dưới. 
Nó lập nên các chỉ dấu tạo hình nhằm thể 
hiện rõ sự sắp xếp trên một bề mặt cụ thể. 
Chúng ít biến đổi về hướng và độ to nhỏ, 
chủ yếu được tạo ra bởi hai phương pháp: 
vẽ tay hoặc in ấn. 
Về so sánh đường nét hoa văn với các 
nền văn hóa gốm cùng đồng đại như Mai 
Pha, Hà Giang, Nà Hin, Hạ Long, thông 
qua quan sát, ta có thể nhận thấy chúng có 
những đặc điểm sau: hoa văn gốm Mai Pha 
và hoa văn gốm Phùng Nguyên có một số 
điểm tương đồng, được thể hiện trên các 
họa tiết hoa văn khắc vạch kết hợp với 
chấm dải mịn, đi cùng nó là các băng dải 
cuống rạ. Chúng được tạo bởi hai hay ba 
đường thẳng, đường cong song song nhau 
kiểu khuông nhạc, các lỗ thủng có hình hạt 
đậu, hình tròn, hình chữ nhật được chạm 
khắc đường nét khá tinh tế. Và với gốm 
Hà Giang, thì đường nét trên gốm Phùng 
Nguyên đã khá thanh thoát, thuần thục, 
họa tiết bố trí mạch lạc, có ý tứ rõ ràng 
hơn. Các họa tiết chữ S có đầu lõm ta bắt 
gặp giống hoa văn gốm Phùng Nguyên. 
Ngoài ra, hoa văn khắc vạch của gốm 
Phùng Nguyên xuất hiện khá phổ biến trên 
gốm Hạ Long, nhưng đường khắc vạch có 
những điểm tương đối khác, họa tiết chữ S 
không được chau chuốt, cầu kỳ như trên đồ 
gốm Phùng Nguyên.
Nếu quan sát kỹ, so sánh đường nét 
trên với một số gốm Đồng Đậu, Gò Mun, 
và Đông Sơn thuộc giai đoạn sau, sẽ thấy 
đường nét trên gốm Phùng Nguyên vẫn 
chưa thực sự tinh tế, nuột nét, nguyên nhân 
một phần do kỹ thuật sử dụng que để vạch 
tạo nét, một phần do trình độ tạo hình của 
người thợ gốm thể hiện nên chúng thường 
có sự khác biệt.
Thủ pháp tạo nét của người Phùng 
Nguyên là những dụng cụ như que nhọn 
hoặc tù đầu để phác lên các bộ phận trên 
gốm yếu tố nét đối lập như: cứng - mềm, 
thẳng - cong, dài - ngắn... Trên diện cong 
của gốm, thủ pháp tạo nét khó có được 
những mảng giá trị để phân định về độ 
dầy, mảnh, do đó phải cần tới những nét 
gạch. Những nét này cho phép gợi ý hiệu 
quả về sự thay đổi kết cấu của bề mặt cũng 
như hình diện. Các đường nét khắc vạch 
được đơn giản trong một chủ thể tạo hình 
duy nhất (một khối dáng gốm) rất mạch 
lạc, ẩn chứa sự cầu kỳ kỹ tính bên trong, 
bởi chúng được đặt vào những phần quan 
trọng nhất của hình khối đó. Để hình thể 
được rõ ràng, chính xác, hình vẽ nét phù 
59Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
hợp một cách hoàn hảo với mặt phẳng 
diện gốm, người Phùng Nguyên đã bỏ 
qua chiều sâu của không gian. Mỗi đường 
vạch, khắc đều sát mép viền, vừa độ, ranh 
giới đậm nhạt rõ ràng, nghiêng vát, thẳng, 
cong đều đặn. Chúng tạo ra sự vận động 
mạnh mẽ của hình thể, nhịp điệu, khẳng 
định một phong cách tạo hình riêng biệt. 
 Đường nét được thể hiện trên gốm 
Phùng Nguyên là ngôn ngữ, là phương tiện 
thông dụng để cho một ý tưởng chuyển 
thể thành những hình thể, thực hiện nhiều 
thay đổi, biến hóa về một chủ đề, theo óc 
quan sát, trí tưởng tượng, nắm bắt trạng 
thái tự nhiên hay cấu trúc của không gian. 
Vì vậy người thợ gốm thường áp dụng sáu 
hướng nét chính để tạo nên các hình, các 
mảng họa tiết, hoa văn đó là: nét hướng 
lên trên, nét hướng xuống dưới, nét qua 
trái, nét qua phải, nét hướng vào trung 
tâm, nét hướng ra ngoại biên. Nó được thể 
hiện ở số điểm sau:
Đường nét dùng để tạo mảng
Trên gốm Phùng Nguyên, với phần 
họa tiết, những đường cong xiên khác với 
đường chéo góc ở chỗ nó tạo ra sự không 
cân bằng hay thay đổi nhịp điệu. Những 
đường cong họa tiết gây cảm giác mềm 
mại, hài hòa, đặc biệt các đường cong 
hình chữ S. Khi nó kết hợp với đường 
cong ngược khác sẽ tạo ra sự chuyển động 
mềm mại. 
Những đường nét họa tiết khắc vạch 
chéo đi lên, điểm đầu từ góc dưới bên 
trái đi lên góc trên vạch bên phải gợi ra ý 
tưởng về sự thăng thiên, năng động hướng 
về một đích. Các đường hướng họa tiết 
khắc vạch nằm ngang tạo nên sự cân bằng 
yên tĩnh, thanh thản. Tuy nhiên nếu chỉ là 
những đường nằm ngang thì sẽ gây cảm 
giác nhàm chán nên người thợ gốm đưa 
họa tiết chữ S mềm mại vào giữa nhằm 
làm cho dải họa tiết trở nên sống động, 
kích thích thị giác hơn. 
Người Phùng Nguyên sử dụng đường 
nét tạo mảng hoa văn rất linh hoạt bằng 
nét chải, khắc, vạch vì thế các nét thường 
không đều bằng nhau, có độ nặng, nhẹ, 
có nét to, nét nhỏ, nét dài, nét ngắn khác 
nhau. Các nét chồng lên nhau được kiểm 
soát thay đổi liên tục tạo cảm giác luôn 
chuyển động trong không gian. Những nét 
sau chồng lên nét trước đã hình thành nên 
hoa văn răng lược. Thông thường sự đối 
lập giữa những hoa văn đứng bố trí trong 
đường ngang tổ chức theo dạng hình học 
và vuông góc với nhau tạo hiệu quả tĩnh 
tại trong một trật tự được nhấn mạnh và 
ổn định về mặt thị giác. Nó thỏa mãn nhu 
cầu tinh thần và tạo cảm giác bình yên cho 
đối tượng. 
Đường nét dùng để định hình họa 
tiết, hoa văn
Với lối sắp xếp những hoa văn dải 
đai được chấm những chấm nhỏ li ti, hình 
tam giác, hình chữ S ở giữa nối tiếp nhau 
liên tục bằng những nét rạch đơn được 
sáng tạo rất phổ biến. Nó được tạo hình 
đơn giản bởi sự khống chế của đường 
viền toàn phần bao ngoài. Chính sự đơn 
giản hóa các đường nét hoa văn ít nhiều 
góp phần làm nổi bật đặc trưng chủ yếu 
của chủ thể (Đây là những kiểu hoa văn 
được người Đồng Đậu tiếp thu bổ sung, 
có những thay đổi đáng kể như vạch được 
nhiều lớp, tạo ra làn sóng hay hình con 
sâu, thêm hình xoáy ốc và hình rẻ quạt... 
phong phú, đa dạng). (H2)
Tính chất định hình hoa văn còn 
được thể hiện rõ nét thông qua 2 đường 
60 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
thẳng được “bo” ở trên và dưới đường 
diềm, phần giữa là các họa tiết chữ S biến 
hóa kết hợp khéo léo với mảng đặc rỗng 
xen kẽ liên tục làm cho dải hoa văn trở 
nên thanh thoát. Chính sự phối hợp hai 
đường thẳng định hướng (đường thẳng, 
thể hiện sự bình lặng) với đường lượn ở 
trong (chữ S, đường uốn lượn, thể hiện 
sự vận động) đạt hiệu quả về việc đóng 
khung họa tiết, một mặt nó giữ chữ S 
không vượt phá khỏi khung, mặt khác nó 
làm cân bằng giữa cong mềm với thẳng, 
cứng. Đường viền chữ S được khắc vạch 
nét liên tục, bởi chức năng của nó là biểu 
tượng, tượng trưng nên đường viền rõ nét 
bao quanh để dễ phân giải với các họa 
tiết phụ xung quanh. Nhờ sự gắn kết chặt 
chẽ của đường nét bao quanh họa tiết này 
mà tạo ra hiệu ứng bất ngờ cuốn hút về 
thị giác.Trái với đường rõ nét định hình 
họa tiết chính, những đường viền mờ 
nhạt bao quanh họa tiết phụ lại tạo cảm 
giác yêm dịu, hiền hòa, nó gợi nên sự nhẹ 
nhàng của các đường cong không có sự 
đối chọi gay gắt. 
Đường nét tạo ra ảo giác thị giác
Trong nghệ thuật đồ họa người ta 
gọi cách thức này là nghệ thuật ảo thị (Op 
art), nghệ thuật này khai thác triệt để cảm 
nhận quy trình thị giác cùng với hiệu ứng 
xảy ra khi nhận thức của thị giác bị phân 
tán trong suy nghĩ cái nào là hình, cái 
nào là nền. Trong trang trí đường diềm, 
với các họa tiết hoa văn, việc tạo ra sự ảo 
giác sẽ hấp dẫn đối tượng hơn. Trên gốm 
Phùng Nguyên, trạng thái hình, nền được 
vận dụng một cách khôn khéo nhằm làm 
cho thị giác phải bối rối phân biệt. Các 
họa tiết được lắp ghép chuyển động từ bên 
trái sang bên phải, lên, xuống tạo ra nhiều 
hoạt động giữa hình với nền trong không 
gian định sẵn. Thị giác luôn hướng theo 
đường đi của nét chính họa tiết, tuy nhiên 
khi chắp nối với nhau nó tạo ra những 
khoảng rỗng bên trong để hình thành nên 
hình tưởng tượng. Nếu ta quan sát kỹ thì 
chính những khoảng trống ảo giác ấy lại 
tạo ra một thể loại họa tiết mới mềm mại 
hơn, quyến rũ hơn. (H1)
Khi quan sát dải đường diềm trang 
trí trên gốm, ta có thể dễ dàng tách hình 
với nền thông qua việc định xác định họa 
tiết chính và họa tiết phụ, nó được chỉ dấu 
bằng nét và chấm điểm bên trong nó, còn 
phần rỗng trong lòng của họa tiết nếu bóc 
tách sẽ tạo ra một dạng hoa văn ảo khiến 
cho cái nhìn phải làm việc nhiều hơn mức 
bình thường. Nếu quan sát kỹ ta sẽ bị điều 
khiển bởi sự chuyển động di chuyển điểm 
nhìn tập trung vào các họa tiết hoa văn, 
nhận biết hình ảnh và cố gắng phân định 
được trạng thái hình và nền một cách rõ 
ràng, khi đó hiệu ứng ảo của thị giác sẽ 
dần khai mở ra một dải hoa văn mới lạ, 
đẹp đẽ. 
Dưới góc độ nghệ thuật đồ họa, có 
thể thấy rằng, người Phùng Nguyên đã biết 
quy giản các nét rườm rà, vụn vặt thành hệ 
thống đường nét hoàn chỉnh, có trật tự. 
2.1.2.2. Đặc điểm chấm, điểm 
Đây là những dấu vết với chức năng 
chủ yếu đóng vai trò là họa tiết phụ. Các 
điểm, chấm, to, nhỏ được kết nhóm hoặc 
co cụm lại một cách tự do không tạo ra 
hướng khi thay đổi, di chuyển vị trí của 
nó trên nền gốm. Những chấm, điểm này 
với sự phân bố tỉ lệ và khoảng cách trong 
dải đường diềm hoặc trong hoa văn gợi ý 
về sự năng động trên bề mặt. Chúng tạo 
cho bề mặt xao động, thay đổi về chất 
(phô bày xù xì, thô nhám đối lập với trơn 
nhẵn của nền). Nó làm mất đi vẻ tĩnh tại 
của dải hoa văn. Trên dải đường diềm, nơi 
nào những điểm chấm tập trung lại thì nơi 
đó sẽ tạo ra sự mạnh mẽ về năng lượng, 
61Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
nơi nào các điểm, chấm tản mạn thì nơi 
đó năng lượng có vẻ bị phân rã và yếu đi. 
Các điểm chấm càng gần nhau thì lực tác 
động có vẻ càng nhanh hơn, mạnh hơn, 
kết nối với nhau rõ ràng hơn. Ngược lại 
các điểm chấm tản mạn trong dải hoa văn 
gốm lan rộng hơn sẽ làm phần đó trở nên 
khó đoán định về hướng và sự quy tụ. Các 
chấm tròn tạo ra sự vô hướng. Nếu so sánh 
với gốm Hà Giang thì ta thấy có xuất hiện 
hoa văn khắc vạch kết hợp với chấm giống 
kiểu trang trí trên gốm Phùng Nguyên, tuy 
nhiên nó không được thanh thoát bằng. 
Còn họa tiết hoa văn trên đồ gốm Nà Hin 
(Sơn La) có những đặc điểm trang trí hoa 
văn tương đối giống với hoa văn gốm 
Phùng Nguyên với chấm in hình vuông, 
đường nét khắc vạch chấm dải hình chữ 
S là chủ yếu. Nhưng gốm Nà Hin yếu về 
mặt sắp xếp bố cục và không gian trên 
diện gốm. Gốm Tràng Kênh (Hải Phòng) 
được trang trí hoa văn ở phần thân với văn 
thừng mịn và khắc vạch chữ S, kết hợp 
với chấm dải, vạch ngắn phía trong hoàn 
toàn giống hoa văn đặc trưng gốm Phùng 
Nguyên.
2.1.3. Đặc điểm tỉ lệ, không gian, 
bề mặt 
2.1.3.1. Đặc điểm về tỉ lệ
Tỉ lệ có vị trí quan trọng trong đồ 
họa, là nhân tố thể hiện rõ rệt trên tác phẩm, 
nó giúp người xem tóm bắt được cái tổng 
thể hình thể mà người thể hiện đưa ra. 
Trong trang trí họa tiết trên bề mặt 
gốm Phùng Nguyên, yêu cầu về tỉ lệ là 
điều bắt buộc, vì nó tạo ra điểm tương 
quan hài hòa với tổng thể. Tỉ lệ thể hiện 
thông qua mối quan hệ mật thiết giữa 
chiều cao và chiều dài của họa tiết, nhiều 
ít tương ứng của dải đường diềm, mức độ 
cao, thấp, dài, ngắn của đường diềm họa 
tiết so với thân gốm, so với tổng thể bình 
gốm. Qua quan sát, ta nhận thấy, tỉ lệ giữa 
dải đường diềm trang trí so với tổng thể 
đồ gốm tuân theo nguyên tắc chia 5, hoặc 
chia 3 tùy theo từng thể loại đồ vật. Nếu 
tính từ miệng xuống đến chân đế gốm, các 
dải đường diềm trang trí thường chiếm 2/5, 
3/5 tổng thể diện gốm. Đây là tỉ lệ tương 
đối lý tưởng trong trang trí, nó không làm 
mất đi vẻ đẹp của hình dáng, thậm chí nó 
còn tôn lên giá trị thẩm mỹ của gốm. Tuy 
nhiên, cá biệt trường hợp thố gốm hoặc 
bình dạng trống lại được trang trí gần như 
kín hết bề mặt. 
2.1.3.2. Đặc điểm không gian
Với bất kỳ đồ vật nào, khi vẽ, thiết 
kế, tạo tác, nặn thì người nghệ sĩ đều phải 
suy nghĩ để xử lý không gian một cách 
hoàn hảo nhất cho dù ít hay nhiều. Không 
gian là một phạm trù cơ bản của nghệ thuật 
thị giác, theo dạng hai chiều hay ba chiều. 
Không gian trên gốm trước hết là một bề 
mặt phẳng hai chiều. Ngay khi người thợ 
vạch một chỉ dấu nào đó lên bề mặt trống 
diện gốm như một đường cong, một vòng 
tròn hay một nét thẳng thì sẽ xuất hiện một 
cấu trúc mới về mặt không gian. Chính yếu 
tố thêm nét vạch vào đó đã giúp thị giác 
phân biệt được nó với không gian bao bọc 
nó. Vì vậy, việc tổ chức không gian trên 
diện gốm Phùng Nguyên được người thợ 
gốm tính toán tỉ lệ hợp lý. Chúng được thể 
hiện thông qua sự bố trí định hình các họa 
tiết kết hợp với những đường khắc vạch 
tạo ra tổng thể hài hòa. Đó là những vết 
khắc to đậm nổi rõ, nét khắc mảnh nhìn 
mờ hơn. Chúng di chuyển theo một hướng 
bất kỳ nhằm tạo ra một đường ranh giới 
phân chia không gian hai chiều trên mặt 
phẳng (nằm ngang, thẳng đứng hay chéo). 
Nó chiếm lĩnh và phân định ra ranh giới 
khu vực, xác lập vị trí lẫn hình dạng trên 
những khoảng trống. 
Những khoảng không gian trống trên 
bề mặt gốm khi xuất hiện các nét vẽ thì bắt 
62 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
đầu hình thành những hình thù khác nhau, 
nó tạo nên sự thay đổi theo hướng ngang, 
dọc. Không gian trên bề mặt gốm do hình 
dạng quyết định, được lấp đầy bởi các dải 
đường diềm hình hoa văn. Những không 
gian khác không hình bên ngoài của dải 
đường diềm thực hiện chức năng là chất 
dung môi bao quanh làm cho đường diềm 
nổi bật. Về mặt không gian trên diện gốm 
Phùng Nguyên có nét tương đồng với 
không gian trên gốm Nà Hin, Mai Pha, Hà 
Giang và Hạ Long ở chỗ chúng đều được 
khai thác từ ba vị trí chính là miệng cổ, 
ngang thân và phần đáy đế. Những họa tiết 
trọng tâm tạo điểm nhấn thì đều xuất hiện 
trên thân gốm, và chính điều này giúp cho 
chúng ta dễ phân biệt và nhìn ra niên đại 
các thời kỳ gốm mà không bị nhầm lẫn.
Như vậy, có thể thấy, người thợ gốm 
Phùng Nguyên đã coi không gian là một yếu 
tố tạo hình, nó đóng vai trò quan trọng bên 
ngoài vị trí đường diềm. Nó là môi trường 
làm nền cho lối diễn hình được bộc lộ. 
Người Phùng Nguyên đã biết khai thác yếu 
tố không gian nền là bề mặt hai chiều của 
gốm để trên đó thể hiện những dấu vết tạo 
hình, cho phép nó chiếm chỗ và định dạng.
2.1.3.3. Đặc điểm bề mặt (nền)
Quan hệ hình và nền là yếu tố quan 
trọng cấu thành nên sản phẩm gốm. Sự 
nhạy cảm của người thợ đối với kết cấu 
nền một đồ gốm tùy thuộc vào sự liên hệ 
giữa nhận thức và xúc giác của họ. Nó 
sần sùi, thô nhám hay trơn nhẵn, láng mịn 
đều được người thợ gốm nhận biết bằng 
thị giác và xúc giác. Vấn đề đặt ra là làm 
thế nào cho các dải đường diềm hoa văn 
họa tiết được trang trí trên bề mặt của gốm 
Phùng Nguyên mang lại cảm giác về xúc 
giác (biểu cảm) và tri giác (cảm xúc). Nó 
cần có sự kích thích được va chạm vào bề 
mặt, với các vết vạch, vẽ trên nền gốm: gồ 
ghề hay trơn tru, thô êm hay nhám ráp...
đều khiến cho chúng ta nhớ lâu. Kết quả là 
sản phẩm sẽ trở nên sống động về mặt tạo 
hình. Bề mặt gốm Phùng Nguyên thường 
có đặc điểm mịn và nhẵn giúp người thợ 
diễn đạt đúng và tỉ mỉ về hình bằng đường 
nét. Yếu tố nền trên gốm tượng trưng cho 
toàn bộ cấu trúc hình được đặt vào, do đó 
hình sẽ đóng vai trò là trung tâm, là điểm 
nhấn trên sản phẩm.
2.2. So sánh mối quan hệ giữa 
nghệ thuật đồ họa trên gốm Phùng 
Nguyên với một số nền nghệ thuật gốm 
trong khu vực
Về so sánh với khu vực vùng Đông 
Nam Á, qua nghiên cứu, có thể nhận thấy, 
hoa văn chữ S trên gốm Phùng Nguyên có 
những điểm tương đồng với hoa văn chữ 
S ở đồ gốm Đại Văn Khẩu, gốm Hà Mẫu 
Độ, gốm Lương Chử (Trung Quốc). Tại 
di chỉ Khê Đầu (Đài Loan), vùng lan tỏa 
của văn hóa Đàm Thạch Sơn cũng có dạng 
hoa văn chữ S. Hoa văn chữ S còn xuất 
hiện trên gốm thời tiền sử thuộc văn hoá 
Ngưỡng Thiều (Bán Pha,Tây An, Thiểm 
Tây - Trung Quốc). Những hoa văn gốm 
Ngưỡng Thiều này đều mượn hình ảnh 
thái cực đồ làm khung xương để biến hoá 
thành hình chữ S với hàm ý về sự thống 
nhất đối lập của vạn vật như thiên địa, 
nam nữ, nhật nguyệt, thượng hạ... Ngoài 
ra hoa văn khắc vạch, chấm dải trên gốm 
Phùng Nguyên về hình dạng cũng có sự 
gần gũi với hoa văn khắc vạch trên gốm 
New Caledoni (Thái Bình Dương) và gốm 
Lapita (đảo Fiji). Nghiên cứu so sánh trên 
cho thấy hoa văn trang trí trên gốm Phùng 
Nguyên có mối liên hệ với hoa văn trên 
gốm ở vùng Phúc Kiến, Quảng Đông, Đài 
Loan...
Như vậy, thông qua nghệ thuật đồ 
họa trên hoa văn gốm, ta biết rằng mối giao 
lưu văn hoá giữa cư dân Phùng Nguyên 
với các bộ tộc miền núi Hà Giang, Sơn La, 
63Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
với cư dân ven biển Hạ Long, Hải Phòng, 
thậm chí với các vùng Đông Nam Á tương 
đối chặt chẽ.
3. Kết luận
Nghệ thuật đồ họa tạo hình hoa văn 
đã góp phần quan trọng tạo nên diện mạo 
trên gốm Phùng Nguyên. Qua đặc điểm về 
nghệ thuật đồ họa cho thấy tính nguyên 
sơ của kỹ thuật tạo hình luôn song hành 
cùng nội dung chủ đề được truyền tải 
vào đối tượng nhằm đảm bảo nguyên tắc 
thống nhất trên đồ gốm. Dưới bàn tay tài 
hoa của mình, người nguyên thủy đã thổi 
hồn cho gốm khiến chúng ẩn chứa sự mô 
phỏng của vạn vật thiên nhiên, biến chúng 
trở thành những tác phẩm nghệ thuật. 
Những di vật gốm có hoa văn xuất hiện dù 
ít hay nhiều đã làm cho cuộc sống văn hóa 
tinh thần của người Phùng Nguyên thêm 
phong phú, đa dạng. Chúng phản ánh rõ 
nét đời sống văn hoá thẩm mỹ của người 
Phùng Nguyên.
Những họa tiết hoa văn được khắc 
vẽ trên gốm là pho sử liệu rất quý giá và 
rất cần thiết cho những người ham mê đồ 
gốm nghiên cứu tìm hiểu sự đặc biệt trong 
kỹ thuật tạo dáng cũng như nghệ thuật đồ 
họa trên gốm của cha ông xưa. Sự phát 
triển của những quan điểm thẩm mỹ trên 
gốm Phùng Nguyên gắn liền với sự phát 
triển của tư duy khoa học, thông qua nghệ 
thuật đồ họa thể hiện hoa văn đối xứng 
gương, đối xứng trục và đối xứng tịnh tiến 
cũng như số lần lặp lại của các họa tiết 
phức tạp đã cho phép chúng ta xác định về 
trình độ tạo hình của người Phùng Nguyên 
đối với những vật dụng mà họ làm ra, nó 
không chỉ nhằm thỏa mãn công năng sử 
dụng mà còn được nâng cao hơn thành 
một vật phẩm trang trí đẹp đẽ, độc đáo, 
góp phần quan trọng trong dòng chảy mỹ 
thuật Việt Nam./.
Tài liệu tham khảo:
1. Trần Lâm Biền “Trang trí trong mỹ thuật 
truyền thống của người Việt”, Nxb Văn hóa 
Dân tộc, 2001.
2. Bùi Thị Thu Phương, “Đồ gốm văn hóa 
Phùng Nguyên”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà 
Nội, 2015.
4. Hán Văn Khẩn, “Xóm Rền, một di tịch 
khảo cổ đặc biệt quan trọng của thời đại đồ 
đồng Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà 
Nội, 2009.
5. Nguyễn Trân, “Các thể loại và loại hình mỹ 
thuật”, Nxb Mỹ thuật, 2005.
6. Đặng Bích Ngân “Từ điển thuật ngữ Mĩ 
thuật phổ thông”, Nxb Giáo dục, 2002.
7. Nguyễn Quân “Con mắt nhìn cái đẹp” Nxb 
Mỹ thuật, 2005.
8. Viện khảo cổ học, Sở văn hóa thông tin 
thể thao Phú Thọ “Tìm hiểu văn hóa Phùng 
Nguyên” Sở VHTT-TT Phú Thọ xuất bản, 
2001.
Hình 1. Họa tiết hoa văn cách điệu cao 
kiểu đối xứng gương
Hình 2. Họa tiết hoa văn cách điệu cao 
kiểu đối xứng gương
Địa chỉ tác giả: Khoa Nghệ thuật và Thể 
dục thể thao, Trường Đại học Hùng Vương 
- Phú Thọ
Email: nguyenquanghung77dhhv@gmail.com

File đính kèm:

  • pdfnghe_thuat_do_hoa_tren_gom_phung_nguyen_o_phu_tho.pdf