Đánh giá đặc điểm dịch tễ học và kháng sinh đồ của vi khuẩn trong bệnh lý hẹp niệu đạo
Đặt vấn đề: Nhiễm khuẩn đường tiết niệu (NKĐTN) trong bệnh lý hẹp niệu đạo sẽ ảnh hưởng đến kết quả
phẫu thuật tạo hình niệu đạo. Việc khảo sát đặc điểm của vi khuẩn và tình trạng kháng thuốc trong bệnh lý này rất có ý nghĩa trong công tác điều trị.
Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm dịch tễ học và kháng sinh đồ của vi khuẩn trong bệnh lý hẹp niệu đạo.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đây là một nghiên cứu tiến cứu mô tả 207 trường hợp tạo hình
niệu đạo được cấy nước tiểu trong 5 năm của cùng một nhóm phẫu thuật viên tại bệnh viện Bình Dân.
Kết quả: Trong tất cả các trường hợp cấy dương tính (57,49%), E.coli chiếm tỷ lệ cao nhất: 29,8%;
Enterobacter fecalis và Pseudomonas luteotella chiếm tỷ lệ thấp nhất: 1,9%. Nhóm những vi khuẩn khác chiếm 8,7% gồm Klebsiella spp., Enterobacter spp., Citrobacter freundii, Aerococcus viridans, Pantoea spp.,
Pseudomonas oryzihabitans, Ravultella terrigena ESBL (+), Acinotobacter baumannii. Vi khuẩn sinh ESBL:
E.coli (54,8%), Klebsiaella pneumoniae (25%), Pseudomonas Aeruginosa (20%), 1 trường hợp Ravutella
terrigena và 1 trường hợp Pantoea spp. Kết quả kháng sinh đồ: Kháng sinh có tỷ lệ nhạy cao nhất là Imipenem: 19,4%; Kháng sinh có tỷ lệ nhạy thấp nhất là Cefoperazone + Sulbactam: 1,3%; Kháng sinh có tỷ lệ kháng cao nhất là Cefoperazone: 93,5%; Kháng sinh có tỷ lệ kháng thấp nhất là Imipenem: 80,6%. Trong đó, tỉ lệ nhạy của các vi khuẩn gram (-) cao nhất với Imipenem (chiếm 8,8%) và thấp nhất với Amikacin và Trimethoprimsulfomethoxazole (tỉ lệ nhạy đều là 0%). Tỉ lệ nhạy của các vi khuẩn gram (+) cao nhất với Nitrofuratoin (chiếm 55%) và thấp nhất với Cefoperazone +Sulbactam (chiếm 11,1%).
Kết luận: Qua 207 trường hợp trong 5 năm có kết quả cấy nước tiểu trước tạo hình niệu đạo, việc khảo sát
được đặc điểm dịch tễ và phổ kháng khuẩn của vi khuẩn trong nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên bệnh nhân hẹp niệu đạo góp phần rất lớn trong việc lựa chọn kháng sinh điều trị trước phẫn thuật. Điều này góp phần làm tăng tỷ lệ thành công của phương pháp tạo hình niệu đạo
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá đặc điểm dịch tễ học và kháng sinh đồ của vi khuẩn trong bệnh lý hẹp niệu đạo
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2014 359 ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC VÀ KHÁNG SINH ĐỒ CỦA VI KHUẨN TRONG BỆNH LÝ HẸP NIỆU ĐẠO Trà Anh Duy*, Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Nhiễm khuẩn đường tiết niệu (NKĐTN) trong bệnh lý hẹp niệu đạo sẽ ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật tạo hình niệu đạo. Việc khảo sát đặc điểm của vi khuẩn và tình trạng kháng thuốc trong bệnh lý này rất có ý nghĩa trong công tác điều trị. Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm dịch tễ học và kháng sinh đồ của vi khuẩn trong bệnh lý hẹp niệu đạo. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đây là một nghiên cứu tiến cứu mô tả 207 trường hợp tạo hình niệu đạo được cấy nước tiểu trong 5 năm của cùng một nhóm phẫu thuật viên tại bệnh viện Bình Dân. Kết quả: Trong tất cả các trường hợp cấy dương tính (57,49%), E.coli chiếm tỷ lệ cao nhất: 29,8%; Enterobacter fecalis và Pseudomonas luteotella chiếm tỷ lệ thấp nhất: 1,9%. Nhóm những vi khuẩn khác chiếm 8,7% gồm Klebsiella spp., Enterobacter spp., Citrobacter freundii, Aerococcus viridans, Pantoea spp., Pseudomonas oryzihabitans, Ravultella terrigena ESBL (+), Acinotobacter baumannii. Vi khuẩn sinh ESBL: E.coli (54,8%), Klebsiaella pneumoniae (25%), Pseudomonas Aeruginosa (20%), 1 trường hợp Ravutella terrigena và 1 trường hợp Pantoea spp. Kết quả kháng sinh đồ: Kháng sinh có tỷ lệ nhạy cao nhất là Imipenem: 19,4%; Kháng sinh có tỷ lệ nhạy thấp nhất là Cefoperazone + Sulbactam: 1,3%; Kháng sinh có tỷ lệ kháng cao nhất là Cefoperazone: 93,5%; Kháng sinh có tỷ lệ kháng thấp nhất là Imipenem: 80,6%. Trong đó, tỉ lệ nhạy của các vi khuẩn gram (-) cao nhất với Imipenem (chiếm 8,8%) và thấp nhất với Amikacin và Trimethoprim- sulfomethoxazole (tỉ lệ nhạy đều là 0%). Tỉ lệ nhạy của các vi khuẩn gram (+) cao nhất với Nitrofuratoin (chiếm 55%) và thấp nhất với Cefoperazone +Sulbactam (chiếm 11,1%). Kết luận: Qua 207 trường hợp trong 5 năm có kết quả cấy nước tiểu trước tạo hình niệu đạo, việc khảo sát được đặc điểm dịch tễ và phổ kháng khuẩn của vi khuẩn trong nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên bệnh nhân hẹp niệu đạo góp phần rất lớn trong việc lựa chọn kháng sinh điều trị trước phẫn thuật. Điều này góp phần làm tăng tỷ lệ thành công của phương pháp tạo hình niệu đạo. Từ khóa: Hẹp niệu đạo, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, dịch tễ, kháng sinh đồ. ABSTRACT EVALUATING EPIDEMIOLOGY AND ANTIMICROBIAL SUSCEPTIBILITY PROFILES OF BACTERIA CAUSING URINARY TRACT INFECTIONS IN URETHRAL STRICTURE Tra Anh Duy, Nguyen Phuc Cam Hoang * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - No 1 - 2014: 359 - 365 Introduction: Urinary tract infections in urethral stictrure will affect results urethral reconstructive surgery. The survey characteristics of bacteria and antimicrobial susceptibility in this disease is significant in the treatment. Objetive: evaluating epidemiology and antimicrobial susceptibility profiles of bacteria causing urinary tract infections in urethral stricture. Patients & method: This is a prospective study of all 207 cases being formed urine culture in 5 years with a * Khoa Tiết niệu Bệnh viện Bình Dân Tác giả liên lạc: BS. Trà Anh Duy ĐT: 0989333840 Email: traanhduy@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2014 360 team of surgeons at Binh Dan Hospital. Results: In positive cases (57.49%), the highest percentage for E. coli(29.8%), Enterobacterfecalis and Pseudomonas luteotella were the lowest percentage: 1.9%. Other bacteriagroup (8.7%) includes Klebsiella spp., Enterobacter spp., Citrobacter freundii, Aerococcus viridans, Pantoea spp., Pseudomonas oryzihabitans, Ravultella terrigena, Acinotobacter baumannii. ESBL -producing bacteria: E. coli (54.8%), Klebsiaella pneumoniae (25%), Pseudomonas aeruginosa (20%), 1 case Ravutella terrigena, 1 case Pantoea spp.. Antibiotic Results: Antibiotic sensitivity highest rate Imipenem: 19.4%; the lowest rate sensitivity cefoperazone + Sulbactam: 1.3 %; Antibiotic resistant rates as high as cefoperazone: 93.5%; Antibiotic resistance rates as low as Imipenem: 80.6%. In particular, the rate sensitivity of gram (-) Imipenem highest (8.8%) and lowest with Amikacin and Trimethoprim - sulfomethoxazole (sensitivity rates are 0%). The rate sensitivity of the Gram (+) Nitrofuratoin highest (55%) and lowest with cefoperazone + Sulbactam (11.1 %). Conclusion: By 207 cases in 5 years with urine culture results before urethral reconstruction, the surveys and epidemiological characteristics of the antibacterial spectrum of bacterial urinary tract infections in patients with urethral stenosis contributes greatly in the selection of antibiotic treatment before surgeon. This contributes to the success rate of urethral reconstruction. Keywords: urethral stricture, urinary tract infections, epidemiology, antimicrobial susceptibility profiles. ĐẶT VẤN ĐỀ NKĐTN là một trong những loại nhiễm khuẩn phổ biến, để lại gánh nặng tài chính đáng kể cho xã hội. Trong đó, tần suất NKĐTN trong số những bệnh nhân nam được chuẩn đoán hẹp đạo là 42% năm 2001, tăng so với năm 1992 là 35%(1). Nghiên cứu khác của Romero và cộng sự cho thấy tần suất 36% NKĐTN ở bệnh nhân hẹp niệu đạo(8). Tại Việt Nam, một nghiên cứu năm 2007 cho thấy NKĐTN chiếm 13% trong số những bệnh nhân nhiễm khuẩn ở bệnh viện Chợ Rẫy với trực khuẩn hiếu khí gram âm. Tỉ lệ vi khuẩn E. coli, K. pneumoniae gây NKĐTN sinh ESBL lần lượt là 54% và 60%(5). Tình trạng này đang có diễn biến phức tạp và lan rộng ra cộng đồng. Bệnh viện Bình Dân là một trong những trung tâm tiết niệu lớn của cả nước trong việc điều trị bệnh lý niệu khoa nói chung và bệnh lý hẹp niệu đạo nói riêng. Tuy nhiên, tình hình NKĐTN và sự tăng nguy cơ kháng thuốc như hiện nay đang gây khó khăn rất lớn cho các nhà niệu khoa trong việc điều trị bệnh lý hẹp niệu đạo. Chính vì vậy, việc cần thiết có một cuộc khảo sát về đặc điểm dịch tễ học và kháng sinh đồ của vi khuẩn trong bệnh lý này nhằm góp phần đưa ra hướng điều trị kháng sinh hợp lý hơn. Mục tiêu Đánh giá đặc điểm dịch tễ học và kháng sinh đồ của vi khuẩn trong bệnh lý hẹp niệu đạo tại bệnh viện Bình Dân. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng Những bệnh nhân trên 15 tuổi được chẩn đoán xác định hẹp niệu đạo có kết quả cấy nước tiểu trước phẫu thuật được theo dõi và điều trị bằng phương pháp tạo hình niệu đạo tại bệnh viện Bình Dân thành phố Hồ Chí Minh từ 2009 đến 2013 của cùng nhóm phẫu thuật viên. Thiết kế nghiên cứu Đây là nghiên cứu tiến cứu, mô tả hàng loạt trường hợp (prospective case-series study). Phương pháp Về hành chính Ghi nhận tuổi, giới, địa chỉ, nghề nghiệp, lý do khám bệnh. Lâm sàng Hỏi bệnh sử: Lưu ý các triệu chứng đau hạ vị, tắc nghẽn đường tiểu dưới, kích thích đường Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2014 361 tiểu dưới, bí tiểu, sốt. Tiền căn: hỏi về chấn thương và đã mở bàng quang ra da. Thăm khám tổng quát và hệ niệu. Cận lâm sàng Xét nghiệm thường quy và tiền phẫu. Siêu âm bụng tổng quát và hệ niệu. Chẩn đoán hình ảnh: chụp RUG và VCUG. Cấy nước tiểu trước phẫu thuật. Ghi nhận lại tất cả trường hợp có kết quả cấy và bảng kháng sinh đồ của từng trường hợp KẾT QUẢ Tuổi của bệnh nhân Tuổi nhỏ nhất là 15 tuổi và tuổi lớn nhất là 91 tuổi. Tuổi trung bình là 42,84 tuổi. Phân bố tuổi là 42,84 với độ lệch chuẩn là 17,45 tuổi. Lứa tuổi tập trung cao nhất là 21-30 tuổi với tỉ lệ 25,12% (52/207 trường hợp). Lứa tuổi 81 chiếm tỷ lệ thấp nhất 1,45% (3/207 trường hợp). Tỉ lệ nhiễm khuẩn chung Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận 207 trường hợp, trong đó tỉ lệ cấy dương tính là 57,49% (119/207 trường hợp), cấy không dương chiếm 42,51% (88/207 trường hợp). Bảng 1: Tỉ lệ các vi khuẩn gây NKĐTN Định danh Số TH % E.coli 36 30,3 Enterobacter cloacae 10 8,4 Enterobacter fecalis 3 2,5 Klebsiella pneumonia 9 7,6 Proteus mirabilis 5 4,2 Pseudomonas aeruginosa 12 10,1 Pseudomonas luteolla 2 1,7 Raoutella spp. 4 3,4 Staphylococcus aureus 9 7,6 Định danh Số TH % Staphylococcus epidermidis 5 4,2 Streptococcus coagulase (-) 7 5,9 Streptococcus agalactiae 9 7,6 VK khác 8 6,7 Nhóm những vi khuẩn khác chiếm 6,7% gồm Klebsiella spp., Enterobacter spp., Citrobacter freundii, Aerococcus viridans, Pantoea spp., Pseudomonas oryzihabitans, Ravultella terrigena, Acinotobacter baumannii với mỗi nhóm ghi nhận 1 TH chiếm 0,0084%. Kết quả kháng sinh đồ đối với các vi khuẩn gây NKĐTN Biểu đồ 1: Kết quả kháng sinh đồ của tất cả vi khuẩn trong mẫu nghiên cứu Bảng 2: Kết quả kháng sinh đồ đối với độ nhạy các vi khuẩn gram âm gây NKĐTN Kháng sinh Chung (%) E.coli E. cloacae E. faecalis Klebliella pneumoniae P. mirabilis P. aeruginosa P. luteotell a Raoutella spp Amikacin 64,5 69,0 62,50 0,0 62,50 100,0 50,0 0,0 100,0 Cefepime 42,0 29,60 66,70 0,0 25,0 100,0 55,6 0,0 100,0 Cefoperazone 24,2 13,30 44,40 0,0 14,30 100,0 20,0 0,0 66,7 Cefotaxime 23,1 14,30 37,50 0,0 12,50 75,0 20,0 0,0 66,7 Ceftazidime 30,9 23,30 33,30 50,0 12,50 100,0 30,0 0,0 66,7 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2014 362 Kháng sinh Chung (%) E.coli E. cloacae E. faecalis Klebliella pneumoniae P. mirabilis P. aeruginosa P. luteotell a Raoutella spp Ceftriaxone 20,6 10,0 33,30 50,0 25,0 75,0 0,0 0,0 66,7 Cefuroxime 10,5 10,0 22,20 0,0 0,0 25,0 0,0 KSD 0,0 Cephalexin 4,7 4,20 16,70 KSD 0,0 0,0 KSD KSD 0,0 Ciprofloxacin 12,3 3,60 22,20 0,0 0,0 25,0 33,3 0,0 33,4 Ertapenem 84,0 92,60 66,70 50,0 71,40 100,0 KSD KSD 100,0 Imipenem 89,4 100,0 75,0 100,0 62,50 100,0 90,0 50,0 100,0 Levofloxacin 14,8 3,70 12,50 0,0 25,0 25,0 25,0 0,0 66,7 Netilmicin 66,0 60,90 60,0 KSD 60,0 100,0 77,8 0,0 100,0 Nitrofurantoin 55,4 82,60 33,30 50,0 33,30 50,0 33,3 0,0 100,0 Tobramycin 33,3 21,40 25,0 0,0 28,60 100,0 62,5 0,0 66,7 Trimethoprim- sulfomethaxazole 25,0 20,0 33,30 KSD 60,0 0,0 KSD KSD 0,0 Amoxicilin/a.clavulanic 26,9 34,60 11,10 50,0 0,0 50,0 0,0 KSD 33,3 Cefoperazone/Sulbactam 55,6 40,0 25,0 100,0 50,0 100,0 100,0 KSD 50,0 Piperacillin/Tazobactam 68,8 70,40 50,0 100,0 50,0 100,0 80,0 0,0 100,0 Ticarcilin/a.clavulanic 70,3 75,0 42,90 100,0 50,0 100,0 90,0 0,0 66,7 Vi khuẩn gram âm sinh ESBL Biểu đồ 2: Kháng sinh đồ của 2 dòng vi khuẩn Gram âm sinh ESBL và không sinh ESBL Nhóm chúng tôi ghi nhận E.coli có tỷ lệ sinh ESBL cao nhất: 55,6% (20/36); tiếp sau đó là Pseudomonas aeruginosa chiếm 25,0% (3/12); Klebsiella pneumoniae chiếm 22,2% (2/9). Ngoài ra nhóm chúng tôi cũng ghi nhận được 1 trường hợp cấy ra Ravutella terrigena và 1 trường hợp Pantoea spp. có sinh ESBL. Vi khuẩn gram dương gây NKĐTN Chúng tôi ghi nhận S. aureus và Streptococcus agalactiae có tỷ lệ cao nhất chiếm 29,0%, Streptococcus coagulase (-) (22,6%); Staphylococcus epidermidis (16,1%); thấp nhất là Aerococcus viridan (3,2%). Bảng 3: Kết quả kháng sinh đồ đối với các vi khuẩn gram dương gây NKĐTN Chung S.epidermidis S.coagulase (-) S. agalactiae Amikacin 61,1 100,0 66,70 100,0 Cefepime 30,0 0,0 50,0 28,60 Cefoperazone 37,5 0,0 33,30 KSD Cefotaxime 34,8 50,0 0,0 37,50 Ceftazidime 27,8 50,0 16,70 KSD Ceftriaxone 25,0 50,0 0,0 50,0 Cefuroxime 22,2 50,0 0,0 KSD Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2014 363 Chung S.epidermidis S.coagulase (-) S. agalactiae Cephalexin 21,4 50,0 0,0 KSD Ciprofloxacin 22,2 25,0 0,0 KSD Ertapenem 50,0 66,70 0,0 KSD Imipenem 73,1 75,0 50,0 87,50 Levofloxacin 34,8 0,0 20,0 50,0 Netilmicin 64,3 75,0 66,70 KSD Nitrofurantoin 85,7 100,0 100,0 100,0 Tobramycin 23,5 50,0 0,0 KSD Trimethoprim-sulfamethaxazole 25,0 100,0 0,0 12,50 Amoxicilin/a.clavulanic 75,0 100,0 66,70 83,30 Cefoperazone/Sulbactam 33,3 KSD 0,0 100,0 Piperacillin/Tazobactam 57,1 66,70 20,0 83,30 Ticarcillin/a.clavulanic 62,5 75,0 50,0 83,30 BÀN LUẬN Tỷ lệ nhiễm khuẩn chung Mẫu nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận 207 trường hợp, trong đó tỉ lệ cấy dương tính là 57,49% (119/207 trường hợp), cấy không dương chiếm 42,51% (88/207 trường hợp). Chúng tôi tiến hành tra cứu y văn của Việt Nam nhưng không ghi nhận được công trình nào đánh giá về tỷ lệ nhiễm khuẩn đường sinh niệu ở bệnh nhân hẹp niệu đạo. Theo y văn thế giới, tác giả Romero Perez và cộng sự (1990)(8) đã xác định được tỷ lệ nhiểm khuẩn đường sinh niệu ở nam giới bị hẹp niệu đạo là 36%. Sau đó nhóm tác giả Jennifer T Anger và cộng sự đã báo cáo (2010) công bố tỷ lệ NKĐTN trên bệnh lý này là 35% (1992) và 42% (2001)(1). Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ cấy dương tính lên đến 50,97% cao hơn những tác giả trên. Vi khuẩn gram (-) gây NKĐTN Theo nghiên cứu của chúng tôi, trong các vi khuẩn gram (-) gây NKĐTN, E.coli chiếm tỷ lệ cao nhất (40,9%), Pseudomonas aeruginosa (13,6%), Enterobacter Cloacae (11,4%) và Klebsiella pneumoniae (10,2%), Proteus mirabilis (5,7%).Nhìn chung, các loại vi khuẩn phổ biến nhất trong nghiên cứu của chúng tôi là phù hợp với nghiên cứu SMART(2). Những kháng sinh có tỷ lệ nhạy nhất đối với các vi khuẩn gram (-) lần lượt là Imipenem (89,4%), Ertapenem (84%), Ticarcillin + a.clavulanic (70,3%), Piperacillin + tazobactam (68,8%). Qua trên, 3 loại kháng sinh nhạy nhất đối với cả hai nghiên cứu là nhóm Carbapenem (Ertepenem, Imipenem) và Piperacillin- tazobactam. Chúng tôi thấy rằng đối với 4 loại vi khuẩn thường gặp trong NKĐTN, kháng sinh nhóm Carbapenem (Imipenem, Ertepenem) và Piperacillin + tazobactam vẫn là những loại kháng sinh còn duy trì được độ nhạy cao nhất đối với đa số trường hợp. Riêng Nitrofuratoin vẫn có độ nhạy khá cao (82,6%) đối với E.coli. Tuy nhiên, chúng tôi ghi nhận thấy Amikacin đã không còn tính nhạy cao trong 4 loại vi khuẩn thường gặp trên. Hơn nữa, tỷ lệ nhạy của các loại kháng sinh nhạy nhất trong nghiên cứu cũng thấp hơn tương ứng trong nghiên cứu SMART(2). Điều này có thể lý giải bởi trong nghiên cứu của chúng tôi có nhiều trường hợp có nhiễm trùng niệu tái đi tái lại được điều trị nhiều lần, điều này làm ảnh hưởng đến hiệu quả của kháng sinh, tạo điều kiện phát sinh các dòng vi khuẩn kháng thuốc và làm giảm tỷ lệ nhạy của các loại kháng sinh. Vi khuẩn sinh ESBL Trong tổng số các trường hợp cấy được ghi nhận, tỷ lệ vi khuẩn sinh ESBL chiếm 29,9%. Đối với tỷ lệ sinh ESBL trong từng loại vi khuẩn, E.coli có tỷ lệ sinh ESBL cao nhất (55,6%), tiếp sau đó là Pseudomonas aeruginosa (25%) và Klebsiella pneumoniae (22,2%). Theo nghiên cứu SMART (2009-2010) tại Việt Nam về tỷ lệ sinh ESBL trong từng loại vi khuẩn, E.coli có tỷ lệ sinh ESBL là 60%, Klebsiella pneumoniae có tỷ lệ sinh ESBL là Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2014 364 54%(2). Qua đó, tỷ lệ E.coli sinh ESBL trong nghiên cứu của chúng tôi khá phù hợp với nghiên cứu SMART (2009-2010). Tỷ lệ Klebsiella pneumoniae sinh ESBL có sự khác biệt lớn giữa hai nghiên cứu, nhưng riêng trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ Pseudomonas aeruginosa sinh ESBL khá cao (25%). Tuy nhiên, tỷ lệ nhạy đối với các kháng sinh piperacillin+tazobactam, amikacin, levofloxacin giảm khá nhiều so với nghiên cứu SMART, lần lượt là 28,8%, 25%, 15,4%. Hơn nữa, nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận rằng các vi khuẩn này đã kháng hoàn toàn đối với nhóm cephalosporins. Flouroquinolones không nên được sử dụng như là một lựa chọn hàng đầu cho việc điều trị theo kinh nghiệm NKĐTN phức tạp nặng ở một số nước trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương nói chung và Việt Nam nói riêng vì tỷ lệ kháng quinolone của các vi khuẩn sinh ESBL đã được ghi nhận là gia tăng trong các báo cáo gần đây(2,7,10), kết hợp với kết quả của nghiên cứu chúng tôi về tỷ lệ kháng cao fluoroquinolones và kháng hoàn toàn với nhóm Cephalosporins thế hệ 3 và 4, cho thấy việc gợi ý điều trị bằng fluoroquinolones và nhóm Cephalosporins thế hệ 3 và 4 với các TH NKĐTN do vi khuẩn sinh ESBL là không đáng tin cậy. Định hướng điều trị kháng sinh đối với nhiễm khuẩn sinh ESBL Theo những khuyến cáo gần đây, một khi đã phân lập được dòng vi khuẩn sinh ESBL thì nên sử dụng các kháng thuộc nhóm Carbapenems (ertapenem, imipenem) hoặc kết hợp với colistin(2,4,6). Theo Paterson DL, không nên sử dụng các kháng sinh có kết hợp với chất ức chế β-lactamase khi bắt đầu điều trị(6). Trong nghiên cứu này, tỷ lệ nhạy của hai loại kháng sinh kết hợp này không còn cao (tương ứng là 70,04% và 55,52%), vì vậy chúng tôi khuyến cáo cần thật cân nhắc việc sử dụng hai dòng kháng sinh trên trong điều trị, đặc biệt là loại Piperacillin kết hợp với tazobactam. Một số kháng sinh không nên dùng: Các kháng sinh nhóm quinolone và cephalosporins không nên được sử dụng trong việc điều trị nhiễm khuẩn sinh ESBL vì tỷ lệ kháng quá cao. Theo Tumbarello M (2006), gợi ý điều trị flouroquinolones đối với vi khuẩn sinh ESBL là không đáng tin cậy ngay khi có kết quả là còn nhạy trên in vitro(9). Định danh vi khuẩn gram (+) gây NKĐTN Theo nghiên cứu của chúng tôi, Nitrofuratoin là loại kháng sinh tỷ lệ nhạy cao nhất (85,7%), Cephalexin có tỷ lệ kháng cao nhất (88,9%). Những dữ liệu về dòng vi khuẩn gram dương trong nhiễm khuẩn đường tiết niệu do hẹp niệu đạo vẫn chưa được đề cập nhiều. KẾT LUẬN Qua 207 trường hợp trong 5 năm có kết quả cấy nước tiểu trước tạo hình niệu đạo, việc khảo sát được đặc điểm dịch tễ và phổ kháng khuẩn của vi khuẩn trong nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên bệnh nhân hẹp niệu đạo góp phần rất lớn trong việc lựa chọn kháng sinh điều trị trước phẫu thuật. Điều này góp phần làm tăng tỷ lệ thành công của phương pháp tạo hình niệu đạo. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Anger JT et al. (2010), "The morbidity of urethral stricture disease among Male Medicare beneficiaries", BMC urology, vol. 10 (Suppl. 3). 2. Badal R et al (2010). Antimicrobial susceptibility of urinary tract infection pathogens in Asia-SMART 2009. In. 12th Western Pacific Congress of Chemo-therapy and Infectious Diseases, December 2-5, 2010, Singapore. Abstract no.P206 3. Foxman B. (2002) Epidemiology of urinary tract infections: incidence, morbidity, and economic costs. Am J Med Jul;113 Suppl 1A:5S-13S. 4. Hội Tiết Niệu – Thận học Việt Nam (2013). Hướng dẫn điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở Việt Nam, tr. 57-65. 5. Lê Thị Anh Thư (2009). Đánh giá tình trạng đề kháng kháng sinh cuả vi khuẩn gram âm gây nhiễm trùng bệnh viện. Y Học TP. Hồ Chí Minh, 13(1), tr. 286-94. 6. Paterson DL (2000). Recommendation for treatment of severe infection caused by Enterobacteriaceae producing extended- spectrum β-lactamases (ESBLs), Clin Microbiol Infect 2000; 6:460-463. 7. Poirel L. (2006) Prevalence and genetic analysis of plasmid- mediated quinolone resistance determinants QnrA and QnrS in Enterobacteriaceae isolates from a French university hospital. Antimicrob Agents Chemother 2006;50:3992-7. 8. Romero Perez P, Mira Llinares A (1990). “Urinary infection and urethral stenosis in males”. J Actas U rol Esp, vol. 14 (Suppl. 6), pp. 401-406. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2014 365 9. Tumbarello M (2006). Bloodstream infections caused by extended-spetrum-β-lactamase –producing Klebsiella pneumoniae: risk factors, molecular epidemiology, and clinical outcome. Anti-microb Agents Chemother; 50:498-504. 10. Võ Thị Chi Mai (2010). Trực khuẩn đường ruột tiết β- lactamase phổ rộng (ESBL) gây nhiễm khuẩn và chiếm cư đường ruột phân lập tại bệnh viện Chợ Rẫy. Y hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14-Supplement of No2 – 2010:685 – 689 Ngày nhận bài báo: 31/10/2013 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 02/12/2013 Ngày bài báo được đăng: 20/02/2014
File đính kèm:
- danh_gia_dac_diem_dich_te_hoc_va_khang_sinh_do_cua_vi_khuan.pdf