Đánh giá khả năng kháng sâu đục quả của các dòng đậu tương biến đổi gen

Sâu hại là tác nhân chủ yếu làm giảm năng suất đậu tương. Để phòng trừ sâu hại đậu tương,

sử dụng giống kháng là biện pháp hiệu quả. Khi các phương pháp truyền thống chọn tạo giống đậu

tương kháng sâu không thành công, phương pháp chuyển nạp gen đã được áp dụng trên thế giới.

Theo hướng này, chúng tôi đã nghiên cứu chuyển gen kháng sâu soycry1Ac vào giống đậu tương

Williams 82 bằng phương pháp Agrobacterium. Kết quả đã tạo ra các dòng biến đổi gen thế hệ T4.

Các dòng này được phân tích Southern blot để xác định sự hiện diện của gen soycry1Ac và phân tích

ELISA để định lượng sự biểu hiện của protein cry1Ac. Tổng cộng 26 dòng T4 mang gen soycry1Ac có

biểu hiện protein cry1Ac trong khoảng từ 358,18 to 672,63 ng/g lá tươi. Các dòng này được thử

nghiệm tính kháng sâu đục quả trong điều kiện tự nhiên ở nhà lưới. Kết quả ghi nhận 9 dòng có tỷ lệ

sâu đục quả gây hại dưới 1% so với giống đối chứng không biến đổi gen bị hại 34,25%.

pdf 7 trang dienloan 4000
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá khả năng kháng sâu đục quả của các dòng đậu tương biến đổi gen", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá khả năng kháng sâu đục quả của các dòng đậu tương biến đổi gen

Đánh giá khả năng kháng sâu đục quả của các dòng đậu tương biến đổi gen
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 
502 
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KHÁNG SÂU ĐỤC QUẢ CỦA CÁC 
DÒNG ĐẬU TƯƠNG BIẾN ĐỔI GEN 
Trần Thị Cúc Hòa1, Trần Thanh Hải1, Hà Minh Luân1, Nguyễn Trần Hải Bằng1, 
Lâm Thái Duy1, Đồng Thanh Liêm1, Phạm Thu Dung1, 
Hồ Thị Huỳnh Như1 và Phạm Thị Hường1 
1Viện Lúa ĐBSCL 
TÓM TẮT 
Sâu hại là tác nhân chủ yếu làm giảm năng suất đậu tương. Để phòng trừ sâu hại đậu tương, 
sử dụng giống kháng là biện pháp hiệu quả. Khi các phương pháp truyền thống chọn tạo giống đậu 
tương kháng sâu không thành công, phương pháp chuyển nạp gen đã được áp dụng trên thế giới. 
Theo hướng này, chúng tôi đã nghiên cứu chuyển gen kháng sâu soycry1Ac vào giống đậu tương 
Williams 82 bằng phương pháp Agrobacterium. Kết quả đã tạo ra các dòng biến đổi gen thế hệ T4. 
Các dòng này được phân tích Southern blot để xác định sự hiện diện của gen soycry1Ac và phân tích 
ELISA để định lượng sự biểu hiện của protein cry1Ac. Tổng cộng 26 dòng T4 mang gen soycry1Ac có 
biểu hiện protein cry1Ac trong khoảng từ 358,18 to 672,63 ng/g lá tươi. Các dòng này được thử 
nghiệm tính kháng sâu đục quả trong điều kiện tự nhiên ở nhà lưới. Kết quả ghi nhận 9 dòng có tỷ lệ 
sâu đục quả gây hại dưới 1% so với giống đối chứng không biến đổi gen bị hại 34,25%. 
Từ khóa: chuyển nạp gen, đậu tương biến đổi gen, kháng sâu, sâu đục quả đậu tương 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Sản lượng đậu tương nước ta hiện không 
đáp ứng đủ nhu cầu trong nước, hàng năm phải 
nhập khẩu số lượng lớn khô dầu đậu tương. 
Trong năm 2013, lượng khô dầu đậu tương 
nhập khẩu lên đến 3 triệu tấn (Cục Xúc tiến 
Thương mại, 2014). Để tăng sản lượng đậu 
tương, tăng năng suất là giải pháp chủ yếu vì 
khó mở rộng thêm diện tích, trong khi năng 
suất đậu tương ở nước ta rất thấp, hiện chỉ đạt 
1,48 tấn/ha (Tổng cục Thống kê/website) so 
với năng suất bình quân thế giới là 2,6 tấn/ha 
(FAOSTAT, 2014). 
Sâu hại là yếu tố quan trọng nhất làm 
giảm năng suất đậu tương. Ở Việt Nam, các 
sâu hại chính trên đậu tương gồm ruồi đục thân 
(Melanagromyza sojae), sâu đục quả (Etiella 
zinckenella) và sâu xanh da láng (Spodoptera 
exigua). Để quản lý sâu hại trên đậu tương, sử 
dụng giống kháng là biện pháp hiệu quả nhất. 
Nhưng vì các phương pháp truyền thống tạo 
giống đậu tương kháng sâu đã không thành 
công (Boethel, 1999), nên phương pháp chuyển 
nạp gen kháng sâu vào giống đậu tương đang 
được áp dụng trên thế giới. Để ứng dụng giống 
đậu tương biến đổi gen kháng sâu ở Việt Nam, 
việc nhập các giống đậu tương biến đổi gen bị 
lệ thuộc vào các công ty nước ngoài cũng như 
các rào cản về sở hữu trí tuệ. Vì vậy, cần có 
các nỗ lực trong nước để tự tạo giống đậu 
tương biến đổi gen kháng sâu. Từ yêu cầu nêu 
trên, Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long đã 
thực hiện đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu 
chọn tạo các giống đậu tương biến đổi gen 
kháng ruồi đục thân và sâu đục quả”. Kết quả 
đã tạo ra các dòng biến đổi gen ở thế hệ T4 
mang gen kháng sâu soycry1Ac và đã xác định 
các dòng có khả năng kháng sâu đục quả cao. 
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU 
2.1. Vật liệu 
- Vector pPTN791 mang gen kháng sâu 
soycry1Ac và gen đánh dấu chọn lọc kháng 
thuốc diệt cỏ bar, mỗi gen nằm trên một T-
DNA (Hình 1) được thiết kế để chuyển nạp gen 
kháng sâu vào giống đậu tương Williams 82 
(giống có nguồn gốc từ Mỹ, thường được dùng 
trong nghiên cứu chuyển nạp gen ở đậu tương). 
Hình 1. Vector 
pPTN791 mang gen 
soycry1Ac và gen 
chọn lọc bar 
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 
503 
- Các dòng đậu tương thế hệ T4 phát 
triển từ các dòng T3 biến đổi gen mang gen 
soycry1Ac được tạo bằng cách chuyển nạp 
vector pPTN791 mang gen soycry1Ac và gen 
bar (Hình 1) vào giống Williams 82. 
2.2. Phương pháp nghiên cứu 
Quy trình chuyển nạp gen vào đậu tương 
bằng phương pháp Agrobacterium tumefaciens 
được thực hiện theo quy trình của Olhoft và ctv 
(2003), Zeng và ctv (2004) và Trần Thị Cúc 
Hòa (2008). 
Trích DNA cơ bản theo phương pháp của 
Dellaporta và ctv (1983); phân tích Southern 
blot theo quy trình của Southern (1975); phân 
tích ELISA: hàm lượng protein Cry1Ac của 
các dòng đậu tương biến đổi gen được định 
lượng bằng phương pháp Sandwich ELISA sử 
dụng bộ kít Cry1Ac Quantiplate® kit 
(Envirologix, Portland, OR, USA) (Trần Thị 
Cúc Hòa và ctv., 2013). 
Đánh giá tính kháng sâu đục quả trong 
điều kiện tự nhiên (hoàn toàn không phun thuốc 
trừ sâu) trong nhà lưới. Dòng đậu tương chuyển 
gen được trồng xen kẽ với đối chứng không 
chuyển gen Williams 82 (WT), mỗi dòng được 
trồng 24 cây trên mỗi luống với mật độ 6 
cây/m2. Quả đậu tương chín sinh lý sẽ được thu 
hoạch và được tách vỏ để tính phần trăm quả bị 
sâu đục quả trên mỗi cây. Tỷ lệ sâu đục quả của 
mỗi dòng sẽ được tính trung bình từ phần trăm 
trái bị sâu đục quả của 24 cây/mỗi dòng. 
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
3.1. Tạo chọn các dòng đậu tương mang gen 
kháng sâu soycry1Ac 
Bằng phương pháp chuyển nạp gen sử 
dụng vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens, gen 
kháng sâu soycry1Ac được chuyển nạp vào 
giống đậu tương Williams 82. Các dòng biến 
đổi gen T0, T1, T2 và T3 được phân tích 
Southern blot để xác định sự hiện diện của gen 
soycry1Ac. Các dòng T3 mang gen soycry1Ac 
được phát triển thành các dòng T4. 
Ở thế hệ T0, qua kết quả phân tích 
Southern blot, 3 dòng biến đổi gen T0 độc lập 
mang gen soycry1Ac (sự kiện biến đổi gen) 
được chọn gồm HCW6-2, HCW3-2 và HCW4-
1. Danh sách các dòng T3 có nguồn gốc từ mỗi 
dòng T0 độc lập và các dòng T4 được trình bày 
ở Bảng 1. Từ dòng T0 HCW6-2, 5 dòng T3 
được chọn phát triển thành 13 dòng T4 (ký 
hiệu từ T4-1 đến T4-13). Từ dòng T0 HCW3-
2, 5 dòng T3 được chọn phát triển thành 6 
dòng T4 (ký hiệu từ T4-14 đến T4-19). Từ 
dòng T0 HCW4-1, 4 dòng T3 được chọn phát 
triển thành 8 dòng T4 (từ dòng T4-20 đến T4-
27). Tổng số 27 dòng T4 đã được tạo ra từ 14 
dòng T3 mang gen soycry1Ac. Các dòng T4 
này được phân tích Southern blot để xác định 
sự hiện diện của gen soycry1Ac và phân tích 
ELISA để xác định sự biểu hiện của protein 
Cry1Ac. 
Bảng 1. Các dòng T4 phát triển từ dòng biến đổi gen T3 mang gen soycry1Ac 
STT Tên dòng T0 độc lập mang gen soycry1Ac
Tên dòng T3 mang 
gen soycry1Ac 
Ký hiệu 
dòng T4 Tên dòng T4 
1 
HCW6-2 
HCW6-2-2-2-1 
T4-1 
T4-2 
T4-3 
HCW6-2-2-2-1-2 
HCW6-2-2-2-1-3 
HCW6-2-2-2-1-4 
2 HCW6-2-2-2-2 T4-4 T4-5 
HCW6-2-2-2-2-1 
HCW6-2-2-2-2-5 
3 HCW6-2-2-2-5 
T4-6 
T4-7 
T4-8 
HCW6-2-2-2-5-1 
HCW6-2-2-2-5-2 
HCW6-2-2-2-5-3 
4 HCW6-2-2-3-21 
T4-9 
T4-10 
T4-11 
T4-12 
HCW6-2-2-3-21-1 
HCW6-2-2-3-21-4 
HCW6-2-2-3-21-7 
HCW6-2-2-3-21-8 
5 HCW6-2-2-4-4 T4-13 HCW6-2-2-4-4-11 
6 HCW3-2 HCW3-2-2-3-1 T4-14 HCW3-2-2-3-1-2 7 HCW3-2-2-3-2 T4-15 HCW3-2-2-3-2-1 
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai
503
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 
504 
STT Tên dòng T0 độc lập mang gen soycry1Ac
Tên dòng T3 mang 
gen soycry1Ac 
Ký hiệu 
dòng T4 Tên dòng T4 
T4-16 HCW3-2-2-3-2-2 
8 HCW3-2-2-2-3 T4-17 HCW3-2-2-2-3-1 
9 HCW3-2-1-4-1 T4-18 HCW3-2-1-4-1-4 
10 HCW3-2-1-4-2 T4-19 HCW3-2-1-4-2-1 
11 
HCW4-1 
HCW4-1-5-9-1 
T4-20 
T4-21 
T4-22 
HCW4-1-5-9-1-1 
HCW4-1-5-9-1-2 
HCW4-1-5-9-1-16 
12 HCW4-1-6-11-1 
T4-23 
T4-24 
T4-25 
HCW4-1-6-11-1-1 
HCW4-1-6-11-1-2 
HCW4-1-6-11-1-10
13 HCW4-1-8-7-1 T4-26 HCW4-1-8-7-1-2 
14 HCW4-1-8-7-2 T4-27 HCW4-1-8-7-2-2 
Tổng cộng số dòng 3 13 27 
3.1.1. Phân tích Southern blot các dòng T4 
đậu tương mang gen soycry1Ac 
 Kết quả phân tích Southern blot đối với 
gen soycry1Ac của các dòng T4 thể hiện ở 
Hình 2. Tất cả 27 dòng T4 đều mang gen 
soycry1Ac biểu hiện bằng sự hiện diện của 
băng DNA 2985 bp. Kết quả này cho thấy ở 
thế hệ T4 có thể chọn các dòng đậu tương biến 
đổi gen mang gen soycry1Ac thể đồng hợp tử. 
Thế hệ đồng hợp tử gen soycry1Ac được sử 
dụng trong nghiên cứu, đánh giá hiệu quả của 
gen chuyển nạp, bởi sự di truyền ổn định của 
gen chuyển nạp giúp quá trình đánh giá được 
tin cậy hơn (Meyer, 1998). 
3.1.2. Phân tích ELISA các dòng đậu tương 
mang gen soycry1Ac 
Tổng số 26/27 dòng T4 được xác định 
mang gen soycry1Ac được phân tích ELISA. 
Các dòng này đều cho thấy sự biểu hiện đáng 
kể của protein Cry1Ac (Hình 3). Hàm lượng 
protein Cry1Ac của 26 dòng T4 được ghi nhận 
ở Bảng 2 như sau: 
- Hàm lượng protein Cry1Ac của các 
dòng biến đổi gen T4 dao động từ 358,18 ng/g 
đến 672,63 ng/g lá tươi, trung bình 537,42 ng/g 
lá tươi. 
- 7/26 dòng có hàm lượng protein 
Cry1Ac cao (>600,00 ng/g lá tươi) theo thứ tự 
xếp hạng gồm T4-26, T4-11, T4-12, T4-20, 
T4-22, T4-10 và T4-19, trong đó 3 dòng có 
Hình 2. Phân tích Southern blot các 27 dòng 
đậu tương T4 (Bảng 1) 
DNA được cắt đoạn bằng HindIII và SacI. Màng
lai được lai với DNA mang gen soycry1Ac. Phương
pháp đánh dấu DIG. Mũi tên chỉ chiều dài 2.985 bp
của gen soycry1Ac. (-) đối chứng (không chuyển
gen); (+): pPTN791 plasmid DNA. 
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai 
505 
nguồn gốc từ dòng T0 HCW6-2, 1 dòng có 
nguồn gốc từ dòng T0 HCW3-2 và 3 dòng có 
nguồn gốc từ dòng T0 HCW4-1. Nhóm dòng 
T4 có nguồn gốc từ dòng T0 HCW4-1 có tỷ lệ 
số dòng có hàm lượng protein Cry1Ac cao 
nhiều hơn so với 2 nhóm dòng T4 từ 2 dòng T0 
HCW6-2 và HCW3-2. 
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi 
nhận thấy hàm lượng protein Cry1Ac được tạo 
ra từ các dòng đậu tương biến đổi gen thế hệ 
T4 có chiều hướng ổn định hoặc gia tăng so với 
các thế hệ T2, T3 (Trần Thị Cúc Hòa và ctv., 
2013). 
Hình 3. Kết quả phân tích ELISA các dòng đậu tương mang gen soycry1Ac 
(A) Các giếng ELISA của các cây chuyển gen đổi sang màu xanh sau khi thêm cơ chất; (B) Giếng ELISA 
của cây chuyển gen đổi sang màu vàng sau khi thêm cơ chất HCl 1N. Các giếng trong khung là đối chứng 
gồm 2 giếng trống A1 và H12 (BL: blank), 2 giếng đối chứng dương B1 và G12 (P: positive - dương) và 2 
giếng đối chứng cây không chuyển gen E12, F12. Mỗi mẫu thí nghiệm được lặp lại hai lần theo thứ tự từ 
trên xuống được trình bày như trong danh sách Bảng 2. 
Bảng 2. Hàm lượng protein Cry1Ac (ng/g lá tươi) trên lá của các dòng đậu tương T4 chuyển gen 
mang gen soycry1Ac 
Ký hiệu 
dòng T4 Tên dòng T4 
Hàm lượng 
protein 
Ký hiệu 
dòng T4 Tên dòng T4 
Hàm lượng 
protein 
T4-1 T4HCW6-2-2-2-1-2 434,31 T4-14 T4HCW3-2-2-3-1-2 566,42 
T4-2 T4HCW6-2-2-2-1-3 506,58 T4-15 T4HCW3-2-2-3-2-1 501,42 
T4-3 T4HCW6-2-2-2-1-4 533,48 T4-16 T4HCW3-2-2-3-2-2 514,72 
T4-4 T4HCW6-2-2-2-2-1 547,19 T4-17 T4HCW3-2-2-2-3-1 502,82 
T4-5 T4HCW6-2-2-2-2-5 372,82 T4-18 T4HCW3-2-1-4-1-4 526,42 
T4-6 T4HCW6-2-2-2-5-1 538,27 T4-19 T4HCW3-2-1-4-2-1 623,13 
T4-7 T4HCW6-2-2-2-5-2 422,18 T4-20 T4HCW4-1-5-9-1-1 632,92 
T4-8 T4HCW6-2-2-2-5-3 423,18 T4-21 T4HCW4-1-5-9-1-2 601,23 
T4-9 T4HCW6-2-2-3-21-1 562,16 T4-22 T4HCW4-1-5-9-1-16 632,24 
T4-10 T4HCW6-2-2-3-21-4 629,62 T4-23 T4HCW4-1-6-11-1-1 524,24 
T4-11 T4HCW6-2-2-3-21-7 647,03 T4-25 T4HCW4-1-6-11-1-10 491,32 
T4-12 T4HCW6-2-2-3-21-8 637,29 T4-26 T4HCW4-1-8-7-1-2 672,63 
T4-13 T4HCW6-2-2-4-4-11 358,18 T4-27 T4HCW4-1-8-7-2-2 571,15 
Trung bình 537,42 
3.2. Thử nghiệm khả năng kháng sâu đục 
quả của các dòng đậu tương biến đổi gen 
Các dòng đậu tương biến đổi gen T4 
mang gen soycry1Ac và biểu hiện protein 
Cry1Ac được trồng để thử nghiệm khả năng 
kháng sâu đục quả trong nhà lưới dưới điều 
kiện tự nhiên. Tất cả 26 dòng T4 được thử 
A B
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 
506 
nghiệm, tên các dòng như ở bảng 2. Các dòng 
đậu tương biến đổi gen được trồng xen kẽ với 
giống đối chứng không chuyển gen Williams 
82 trong cùng điều kiện dinh dưỡng và môi 
trường. Ngoài ra, để đảm bảo đánh giá đúng và 
hiệu quả khả năng kháng sâu đục quả, không 
một loại thuốc bảo vệ thực vật nào được sử 
dụng trong suốt quá trình thử nghiệm. 
Tỷ lệ quả thiệt hại do sâu đục quả của 26 
dòng T4 và giống đối chứng không biến đổi 
gen Williams 82 được trình bày ở hình 4. Tỷ lệ 
quả bị thiệt hại của các dòng T4 dao động từ 
0,29% đến 13,50% so với đối chứng Williams 
82 có tỷ lệ quả bị thiệt hại là 34,25%. Kết quả 
cho thấy tất cả các dòng biến đổi gen T4 đều có 
tỷ lệ quả bị thiệt hại thấp đáng kể so với giống 
đối chứng. 
Trong 26 dòng T4, 9 dòng có tỷ lệ quả 
thiệt hại dưới 1%, trong đó nhóm các dòng T4 
có nguồn gốc từ T0 HCW6-2 chiếm 7 dòng (T4-
6, T4-7, T4-8, T4-9, T4-10, T4-11 và T4-12), 
nhóm các dòng T4 có nguồn gốc từ T0 HCW4-1 
chiếm 2 dòng (T4-22 và T4-26), nhóm các dòng 
T4 có nguồn gốc từ T0 HCW3-2 không có dòng 
nào có tỷ lệ quả thiệt hại dưới 1%. 
Kết quả ghi nhận 5 dòng T4 cho tỷ lệ quả 
thiệt hại thấp cũng là dòng có hàm lượng 
protein Cry1Ac cao gồm T4-10, T4-11, T4-12, 
T4-22 và T4-26 (Bảng 3). Dòng T4-26 
(T4HCW4-1-8-7-1-2) có tỷ lệ quả thiệt hại 
thấp nhất (0,29%) và hàm lượng protein 
Cry1Ac cao nhất (672,63 ng/g lá tươi). 
Tương quan giữa hàm lượng protein 
Cry1Ac và tỷ lệ quả thiệt hại khá chặt ở nhóm 
các dòng T4 có nguồn gốc từ dòng T0 
T4HCW4-1. 
Hình 4. Biểu đồ tỷ lệ quả thiệt hại (%) do sâu đục quả của 26 dòng T4 biến đổi gen phát triển từ 3 
dòng T0 độc lập HCW6-2, HCW3-2 và HCW4-1 và giống đối chứng Williams 82 
Bảng 3. Các dòng biến đổi gen T4 có tỷ lệ (%) quả thiệt hại thấp do sâu đục quả đồng thời có 
hàm lượng protein Cry1Ac (ng/g lá tươi) cao 
STT Ký hiệu dòng T4 Tên dòng T4 
Nguồn gốc từ 
dòng T0 
Tỷ lệ quả 
thiệt hại 
Hàm lượng 
protein Cry1Ac 
1 T4-10 T4HCW6-2-2-3-21-4 HCW6-2 0,72 629,62 
2 T4-11 T4HCW6-2-2-3-21-7 HCW6-2 0,77 647,03 
3 T4-12 T4HCW6-2-2-3-21-8 HCW6-2 0,84 637,29 
4 T4-22 T4HCW4-1-5-9-1-16 HCW4-1 0,73 632,24 
5 T4-26 T4HCW4-1-8-7-1-2 HCW4-1 0,29 672,63 
IV. KẾT LUẬN 
Đề tài nghiên cứu đã chọn tạo được các 
dòng đậu tương biến đổi gen thế hệ T4 mang 
gen soycry1Ac xác định bằng phân tích 
Southern blot và sự biểu hiện của protein 
Cry1Ac được định lượng bằng phương pháp 
ELISA. Tổng cộng 26 dòng T4 mang gen 
soycry1Ac có biểu hiện protein Cry1Ac với 
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai 
507 
nồng độ dao động từ 358,18 ng/g đến 672,63 
ng/g lá tươi, trung bình 537,42 ng/g lá tươi. 
Các dòng này được đánh giá khả năng kháng 
sâu đục quả trong điều kiện tự nhiên ở nhà 
lưới. Kết quả ghi nhận các dòng T4 có tỷ lệ quả 
thiệt hại từ 0,29% đến 13,50% so với đối 
chứng Williams 82 có tỷ lệ quả bị thiệt hại là 
34,25%. Chín dòng có tỷ lệ quả thiệt hại dưới 
1%, trong đó 5 dòng được ghi nhận cũng có 
hàm lượng protein Cry1Ac cao. Các dòng T4 
kháng sâu đục quả cao sẽ được trồng phát triển 
thế hệ T5 để được tiếp tục chọn lọc. 
LỜI CẢM ƠN 
Tác giả chân thành cảm ơn: 
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông 
thôn đã cấp kinh phí thực hiện Đề tài “Nghiên 
cứu chọn tạo các giống đậu tương biến đổi gen 
kháng ruồi đục thân và sâu đục quả”. 
- Viện Lúa ĐBSCL, Viện Khoa học 
Nông Nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện để 
thực hiện đề tài này. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Boethel, D. J., 1999. Assessment of soybean 
germplasm for multipleinsect resistance. In: S. 
L. Clement, S. S. Quisenbury (eds) Global 
plant genetic resources for insect resistant 
crops. CRC, Boca Raton. pp 101-129. 
2. Cục Xúc tiến thương mại, 2014. Ngành đậu 
tương Việt Nam năm 2014 và một số dự báo 
- Phần 1. Địa chỉ 
khac/4258-nganh-u-tng-vit-nam-nm-2013-
va-mt-s-d-bao.html. 
3. Dellaporta S. L., Wood J. and Hicks J. B. 
(1983). A plant DNA minipreparation: 
Version II. Plant Mol. Niol. Rep., 4:19-21. 
4. Food and Agriculture Organization (FAO) 
of the United Nations, 2014. FAOSTAT 
Available from  
5. Olhoft P.M., Flagel L.E., Donovan, C.M. 
and Somers D.A., 2003. Efficient soybean 
transformation using hygromycine B 
selection in the cotylendonary-node method. 
Planta, 216: 723 - 735. 
6. Meyer, P., 1998. Stabilities and instabilities 
in transgene expression. Transgenic plant 
research: 263-75. 
7. Southern, E. M., 1975. Detection of specific 
sequences among DNA fragments separated 
by gel electrophoresis. J. Mol. Biol., 98:503 
- 517. 
8. Trần Thị Cúc Hòa (2008). Tối ưu hóa quy 
trình chuyển nạp gen đậu tương bằng cải 
tiến phương pháp lây nhiễm với 
Agrobacterium tumefaciens. Tạp chí Khoa 
học Công nghệ của Bộ Nông nghiệp và Phát 
triển nông thôn, 9:8 - 11. 
9. Trần Thị Cúc Hòa, Nguyễn Trần Hải Bằng, 
Trần Thanh Hải, Hồ Thị Huỳnh Như, Hà 
Minh Luân, Nguyễn Quang Vinh, Trần Như 
Ngọc, Võ Thị Kiều Trang, Đoàn Thị Mến, 
Phạm Thị Hường và Nguyễn Đức Cương, 
2013. Nghiên cứu chọn tạo các giống đậu 
tương biến đổi gen kháng ruồi đục thân và sâu 
đục quả. Trong Hội thảo Quốc gia về Khoa 
học Cây trồng lần thứ nhất, 1: 441- 449. 
10. Tổng cục Thống kê. Địa chỉ 
11. Zeng P, Vadnais D, Zhang Z and Polacco J, 
2004. Refined glufosinate selection in 
Agrobacterium-mediated transformation of 
soybean [Glycine max (L.) Merr.]. Plant 
Cell Rep, 22:478 - 482. 
ABSTRACT 
Evaluation of the resistance ability to the pod borer of the transgenic soybean lines 
Tran Thi Cuc Hoa, Tran Thanh Hai, Ha Minh Luan, Nguyen Tran Hai Bang, 
Lam Thai Duy, Dong Thanh Liem, Pham Thu Dung, 
Ho Thi Huynh Nhu and Pham Thi Huong 
Insect pests are the major reason causing the decrease of soybean yield. To control insect 
pests of soybean, the use of resistant varieties is the most effective measure. As the conventional 
breeding method has not been successful in developing soybean varieties resistant to insect pests, 
the genetic transformation method has been applied in the world. Following this direction, our study 
was undertaken to transfer the gene soycry1Ac for insect resistance to the soybean variety Williams 
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 
508 
82 by Agrobacterium method. The resulting transgenic lines at T4 generation were subjected to 
Southern blot and ELISA analyses to confirm the presence of the gene soycry1Ac and the expression 
of the Cry1Ac protein, respectively. A total of 26 T4 lines carrying the gene soycry1Ac expressed the 
Cry1Ac protein to vary from 358.18 to 672.63 ng/g of green leaves. These lines were tested for the 
resistance ability to the pod borer under the natural conditions of the net house. The results showed 
that 9 lines had the percentage of pods damaged by the pod borer below 1% as compared to 34.25% 
in the non-transformed check variety. 
Keywords: insect resistance, genetic transformation, soybean pod borer, transgenic soybean 
Người phản biện: TS. Khuất Hữu Trung 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_kha_nang_khang_sau_duc_qua_cua_cac_dong_dau_tuong_b.pdf