Đào tạo mỹ thuật ứng dụng ở Việt Nam hiện nay tầm nhìn và định hướng phát triển

Lĩnh vực đào tạo mỹ thuật ứng dụng (MTUD) ở Việt Nam hiện nay đã đạt

được những thành tựu to lớn sau nhiều thập kỷ phát triển. Nhưng trong thành tựu đó, vẫn

còn rào cản và thách thức đến từ nhiều mặt, của xã hội, của cơ chế, của nền kinh tế. Thực

tại này buộc các cơ sở đào tạo MTUD cần có những giải pháp, tầm nhìn, chiến lược nhằm

đưa công tác đào tạo MTUD nói riêng và nền giáo dục đại học nói chung phát triển mạnh

mẽ. Tầm nhìn, chiến lược đó nằm ở các lĩnh vực liên quan đến công tác đào tạo như chương

trình, liên kết đào tạo, người dạy, người học, cơ sở vật chất. Đối mặt với rào cản, với thách

thức để từ đó tìm ra những hướng đi, tháo gỡ khó khăn, tiến về phía trước, tạo ra những thay

đổi phát triển, giúp nâng cao vị thế công tác đào tạo MTUD là hướng đi đúng đắn, là chìa

khóa chính thống, góp phần mở cửa sự phát triển của nền kinh tế và của dân tộc.

pdf 7 trang dienloan 5220
Bạn đang xem tài liệu "Đào tạo mỹ thuật ứng dụng ở Việt Nam hiện nay tầm nhìn và định hướng phát triển", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đào tạo mỹ thuật ứng dụng ở Việt Nam hiện nay tầm nhìn và định hướng phát triển

Đào tạo mỹ thuật ứng dụng ở Việt Nam hiện nay tầm nhìn và định hướng phát triển
1Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
 ĐÀO TẠO MỸ THUẬT ỨNG DỤNG Ở VIỆT NAM HIỆN 
NAY TẦM NHÌN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN 
ART TRAINING APPLICATION IN VIETNAM TODAY VISION AND 
DEVELOPMENT ORIENTATION
Nguyễn Lan Hương*
Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 4/04/2019
Ngày nhận kết quả phản biện đánh giá: 4/10/2019
Ngày bài báo được duyệt đăng: 25/10/2019
Tóm tắt: Lĩnh vực đào tạo mỹ thuật ứng dụng (MTUD) ở Việt Nam hiện nay đã đạt 
được những thành tựu to lớn sau nhiều thập kỷ phát triển. Nhưng trong thành tựu đó, vẫn 
còn rào cản và thách thức đến từ nhiều mặt, của xã hội, của cơ chế, của nền kinh tế... Thực 
tại này buộc các cơ sở đào tạo MTUD cần có những giải pháp, tầm nhìn, chiến lược nhằm 
đưa công tác đào tạo MTUD nói riêng và nền giáo dục đại học nói chung phát triển mạnh 
mẽ. Tầm nhìn, chiến lược đó nằm ở các lĩnh vực liên quan đến công tác đào tạo như chương 
trình, liên kết đào tạo, người dạy, người học, cơ sở vật chất... Đối mặt với rào cản, với thách 
thức để từ đó tìm ra những hướng đi, tháo gỡ khó khăn, tiến về phía trước, tạo ra những thay 
đổi phát triển, giúp nâng cao vị thế công tác đào tạo MTUD là hướng đi đúng đắn, là chìa 
khóa chính thống, góp phần mở cửa sự phát triển của nền kinh tế và của dân tộc.
Từ khóa: Đào tạo MTUD, tầm nhìn, chiến lược phát triển
Abstract: The fi eld of applied arts training in Vietnam now has achieved great 
achievements after decades of development. But in that achievement, there are still barriers 
and challenges coming from many aspects, of society, mechanism, economy... This reality 
forces applied art training institutions to apply solutions., vision, strategy to bring the 
training of applied arts in particular and the higher education in general to develop strongly. 
Vision, that strategy is located in the fi elds related to the training such as programs, joint 
training, teachers, learners, facilities... Facing barriers, with challenges to words then fi nd 
the directions, remove diffi culties, move forward, make development changes, help improve 
the position of applied art training is the right direction, is the key key, contribute to opening 
up the development of the economy and the nation.
Keywords: Applied art training, vision, development strategy
* Trường Đại học Mở Hà Nội
Tạp chí Khoa học - Viện Đại học Mở Hà Nội 60 (10/2019) 1-7
2 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
1. Đặt vấn đề
Xã hội phát triển đã tác động nhiều 
đến các lĩnh vực của đời sống như: văn 
hóa, kinh tế, khoa học, chính trị, xã hội 
và giáo dục... Phát triển đào tạo gắn với 
nhu cầu xã hội là nhiệm vụ trọng tâm, là 
chiến lược hàng đầu mà các cơ sở đào 
tạo MTUD trên cả nước đang nỗ lực thực 
hiện, nhất là khi xu hướng toàn cầu hoá 
đang diễn ra ngày càng sâu rộng trên hầu 
hết các lĩnh vực... nề n kinh tế thay đổ i, 
nhu cầ u tiêu dù ng củ a con ngườ i trong xã 
hộ i ngà y cà ng phá t triể n, đò i hỏ i lớ n hơn 
và cù ng vớ i sự phá t triể n củ a khoa họ c, sự 
ra đờ i mộ t ngà nh đà o tạ o Design - Thiết kế 
(Mỹ thuật ứng dụng) là nhu cầ u thiế t yế u 
củ a nề n Công nghiệ p hiệ n đạ i. Việc chấp 
nhận một sản phẩm thiết kế mới vào thị 
trường phụ thuộc rất nhiều vào đối tượng 
tiêu dùng trong xã hội, chúng ta không 
thể quên rằng mọi thiết kế sáng tác của 
chúng ta là nhằm tạo nên một cuộc sống 
chất lượng hơn bằng các sản phẩm phục 
vụ cho cuộc sống, con người nhìn thấy và 
cảm nhận mọi thứ tạo ra xung quanh cuộc 
sống được hiển thị bởi các ngành thiết kế - 
vì vậy thiết kế không thể xa rời cuộc sống.
Thiết kế luôn gắn liền với cuộc 
sống, gắn liền với sự phát triển của xã hội, 
để làm được điều này đòi hỏi công tác 
đào tạo cần có sách lược, chiến lược phù 
hợp như: “Học đi đôi với hành”, “Đào 
tạo phải gắn với thực tiễn”, “Lý thuyết 
đi đôi thực hành” những cụm từ này gắn 
liền công tác đào tạo với doanh nghiệp, và 
chúng ta cũng thấy rõ: Đại học là nơi tập 
hợp các đội ngũ các nhà khoa học hàng 
đầu, trong khi đó doanh nghiệp có thế 
mạnh trong nắm bắt thị trường - đầu tư và 
triển khai thương mại hóa để chuyển giao 
công nghệ, các kết quả nghiên cứu. Do 
vậy việc gắn kết đào tạo với doanh nghiệp 
được coi là mô hình kết hợp nghiên cứu và 
sản xuất kinh doanh đúng hướng trong xu 
hướng phát triển hiện nay.
Bên cạnh việc kết hợp đào tạo với 
doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo MTUD 
còn cần đẩy mạnh các giải pháp về chất 
lượng đào tạo, về chương trình giảng dạy, 
về người học, về cơ sở vật chất, về các 
phương thức liên kết với các cơ sở đào tạo 
cùng ngành nghề... để có thể đưa công tác 
đào tạo MTUD phát triển có tầm nhìn và 
có chiến lược mạnh mẽ.
2. Tầm nhìn, chiến lược đào tạo 
kết hợp doanh nghiệp
Hợp tác giữa trường đại học và doanh 
nghiệp là một xu hướng quan trọng trong 
sự phát triển của giáo dục đại học hiện đại. 
Các doanh nghiệp có vai trò quyết định 
trong tạo lập các liên kết và đưa các hoạt 
động hợp tác cụ thể từ liên kết đó vào các 
chương trình thực tiễn. Doanh nghiệp cần 
quảng bá, phổ biến nâng cao nhận thức, 
coi hợp tác với đại học là phương tiện góp 
phần thức đẩy và phát triển doanh nghiệp, 
đóng góp cho phát triển doanh thu, kinh 
tế - xã hội đất nước. Xây dựng mối liên kết 
lâu dài để chia sẻ, phát triển tri thức công 
nghệ mới.
Nhận thức được như vậy thì liên kết 
doanh nghiệp với đào tạo có vai trò xây 
dựng các chính sách, quản lý quyền sở 
hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ... thúc 
đẩy sáng tạo trong sinh viên bằng các hình 
thức hoạt động mang tính sáng tạo design 
trong cuộc sống, xây dựng các phong trào 
thi sáng tác, xây dựng khởi nghiệp... cụ thể 
về vai trò của doanh nghiệp xây dựng các 
chính sách, tiến hành các biện pháp thích 
hợp trong triển khai các mục tiêu liên kết.
3Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
Hiện nay, trong thực tiễn hợp tác giữa 
doanh nghiệp và nhà trường ở một số cơ sở 
đào tạo, một số doanh nghiệp thường gặp 
phải vấn đề là họ không muốn hợp tác với 
doanh nghiệp nhà trường hoặc việc hợp tác 
giữa nhà trường và doanh nghiệp bị gián 
đoạn ngay từ đầu. Tại sao một số doanh 
nghiệp không muốn hợp tác với cơ sở đào 
tạo? Bởi: Thứ nhất, chất lượng của sinh 
viên còn chưa đáp ứng được yêu cầu, và rất 
khó thích ứng với nhu cầu phát triển doanh 
nghiệp; Thứ hai, doanh nghiệp không có 
được hoặc quá ít lợi nhuận trong các dự án 
hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp, 
hoặc không thể mang lại lợi nhuận rõ 
ràng; Thứ ba, thiếu sự bảo vệ pháp lý; Thứ 
tư, nhận thức về trách nhiệm xã hội của 
doanh nghiệp là không đủ. Vì những yếu tố 
này, việc các doanh nghiệp thiếu động lực và 
nhiệt huyết khi tham gia vào sự hợp tác, đã 
hạn chế nhiều sự hợp tác giữa các trường đại 
học và doanh nghiệp,, từ đó tác động không 
nhỏ ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nhân 
sự có tay nghề. Do đó, cần phải cải thiện 
hơn nữa cơ chế hoạt động lâu dài của sự hợp 
tác giữa nhà trường và doanh nghiệp, tăng 
cường động lực nội bộ của doanh nghiệp 
tham gia hợp tác giữa nhà trường và doanh 
nghiệp. Đối với trường đại học môi trường 
cạnh tranh, hội nhập quốc tế, sứ mệnh đào 
tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, các 
trường phải quan tâm đến thương mại hóa 
sản phẩm thiết kế sáng tạo, quan tâm đến 
phát minh sáng chế...Vì vậy vai trò của nhà 
trường ngày càng trở nên quan trọng trong 
kết nối với doanh nhân và các tổ chức, các 
ngành nghề truyền thông và công nghiệp 
Các hình thức hợp tác giữa trường 
đại học và doanh nghiệp
Doanh nghiệp tiếp nhận sinh viên 
đến thực tập, thực tế, doanh nghiệp cung 
cấp thiết bị, công nghệ, kỹ thuật hỗ trợ 
thao tác, chế tác, thực hiên sản phẩm, hỗ 
trợ kinh phí.
Doanh nghiệp cung cấp thiết bị 
công nghệ, hỗ trợ kinh phí cho việc giảng 
dạy, nghiên cứu khoa học và học tập cho 
trường đại học.
Tuyển các nhà khoa học từ trường 
đại học vào doanh nghiệp tư vấn, sáng tác 
theo thời hạn chiến lược của chương trình 
công ty.
Doanh nghiệp tham gia hội đồng tư 
vấn chuyên môn trong trường đại học.
Doanh nghiệp khai thác giá trị 
thương mại từ các sản phẩm sáng tạo nghệ 
thuật, các nghiên cứu khoa học của giảng 
viên, sinh viên các cấp theo hợp đồng 
chuyển giao công nghệ.
Xây dựng các xưởng thực hành, 
trung tâm trong trường để đầu tư nghiên 
cứu, sáng tác sản phẩm mẫu và chuyển 
giao công nghệ.
Trường xây dựng các xưởng thực 
hành, trung tâm triển khai các bản vẽ nắm 
sát ý tưởng sáng tác và thực thi các công 
trình, sản phẩm theo nhu cầu xã hội (gọi 
xưởng tạo nguồn nhân lực, có các doanh 
nghiệp hỗ trợ thực tế).
Doanh nghiệp và nhà trường thường 
xuyên có những tương tác hỗ trợ sinh viên 
thư giãn tạo tinh thần tốt, lấy được lửa 
sáng tác. Cùng sinh viên tác nghiệp nghề 
tại các địa phương, các tỉnh hoặc các nơi 
di tích lịch sử, danh lam phong cảnh đặc 
trưng, các làng nghề truyền thống...
Doanh nghiệp có thể thực hành kỹ 
năng, thao tác các sản phẩm theo tiêu 
chuẩn công nghệ cao phát triển nhu cầu xã 
hội (thao tác tại trường các giờ chuyên đề, 
giờ thực hành và ngoại khóa...)
4 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
Dựa vào các chiến lược công ty phát 
động, các chương trình thi sáng tác để tất 
cả các sinh viên tham gia như là một động 
lực bên lề trường học (hoạt động chuyên 
môn có quà, thưởng, hoặc giải khích lệ...)
Doanh nghiệp có thể tạo điều kiện 
cho các sinh viên học giỏi, có hoàn cảnh 
khó khăn bằng nhiều hình thức (cho học 
bổng cả 5 năm học với mức học theo quy 
định, thông tư chính phủ, cung cấp công 
việc làm tại công ty, thăm hỏi với các lớp 
các sinh viên...)
Doanh nghiệp có thể có các suất học 
bổng định kỳ nhất định theo tiêu chí của 
Bộ giáo dục & Đào tạo.
Doanh nghiệp tạo điều kiện tốt về 
công nghệ cho các nhà khoa học, các 
giảng viên uy tín các phương tiện giảng 
dạy cập nhật tiên tiến.
Tham gia các buổi hội thảo, tọa 
đàm, xây dựng chương trình đào tạo theo 
hướng thực hành 
Lợi ích của trường đại học và 
doanh nghiệp
Kiến thức và công nghệ là hai yếu 
tố quan trọng nhất cho việc phát triển 
trường đại học và doanh nghiệp. Về kiến 
thức, trường đại học luôn phong phú, đi 
đầu trong nghiên cứu, sáng chế, sáng tạo 
và ngược lại công nghệ với doanh nghiệp 
là không ngừng phát triển cải tiến kỹ 
thuật, áp dụng công nghệ mới trong sản 
xuất, trong kinh doanh nhằm đem lại lợi 
nhuận cao nhất - trường đại học là trung 
tâm nghiên cứu sáng tạo ra các sản phẩm 
mới đẹp, thẩm mỹ cao hữu dụng - công 
nghệ mới là nơi doanh nghiệp phát triển 
bền vững để đưa các sản phẩm thiết kế đẹp 
hữu dụng vào cuộc sống tiêu dùng.
Việc gắn kết với trường đại học 
doanh nghiệp còn quảng bá được thương 
hiệu. Việc tuyển chọn người tài vào công 
ty, đáp ứng nhu cầu tuyển chọn nhân lực 
chất lượng cao phục vụ sản xuất phát triển 
kinh doanh. Đây cũng là thuận lợi trong 
phát triển cạnh tranh thương hiệu của 
công ty, xây dựng chiến lược cạnh tranh 
bền vững cho sự phát triển của công ty.
Đối với trường đại học nâng cao 
nghiên cứu, tăng cường đội ngũ cán bộ, 
giảng viên, nghiên cứu viên chuyên môn 
sâu, tăng cả về chất lượng, số lượng, khẳng 
định được các giá trị sáng tác thiết kế trên 
thị trường phục vụ nhu cầu đời sống trong 
xã hội - nâng cao uy tín ngành, thương 
hiệu nhà trường.
3. Luôn cập nhập và nâng cấp 
phương pháp giảng dạy từ phía người dạy
Giáo viên giảng dạy được coi là trái 
tim của các trường nói chung và của các 
trường đào tạo MTUD nói riêng. Sinh 
viên ngành MTUD thường coi giáo viên 
là những người “am hiểu giấc mơ”, và 
là người góp phần rất lớn để sinh viên 
MTUD đạt được ước mơ, kỳ vọng đó. 
Để làm được điều này và hơn hết là 
thức đẩy đào tạo phát triển, chức năng và 
nhiệm vụ của người giáo viên là vô cùng 
lớn, là trái tim của mọi chiến lược. Người 
giáo viên giảng dạy trên lớp là người lãnh 
đạo trong quá trình giảng dạy. Do đó, giáo 
viên cần có ý tưởng sáng tạo trong việc cập 
nhật cấu trúc kiến thức, thay đổi ý tưởng 
phương pháp giảng dạy theo tình hình thực 
tế, liên tục hoàn thiện và cải tiến phương 
pháp để kích thích sự quan tâm tích cực của 
sinh viên. Việc cập nhật phương pháp và ý 
tưởng giảng dạy xuất phát từ nền tảng kiến 
thức rộng, thu thập kỹ lưỡng, quan điểm 
5Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
chuyên nghiệp, nhiều kinh nghiệm giảng 
dạy, làm chủ các phương pháp. Bên cạnh 
đó, giảng đường là nơi sinh viên học tập, 
trong nhiều tình huống, giáo viên nên thay 
đổi vai trò là người lãnh đạo trong lớp học 
và truyền đạt sáng kiến cho sinh viên, để 
sinh viên lãnh đạo lớp học. Việc này không 
chỉ có lợi cho vấn đề giao tiếp giữa giáo 
viên và sinh viên, mà còn giúp sinh viên có 
những tư duy, suy nghĩ đột phá, sâu sắc, có 
hệ thống. Cách trao vai trò nhiều khi làm 
cho sinh viên nghĩ rằng giáo viên đã mang 
lại luồng gió mới và nuôi dưỡng cách tư 
duy đa chiều cho sinh viên. Tăng khả năng 
tư duy toàn diện và có hệ thống trong việc 
nghiên cứu và phát triển ý tưởng. 
Giáo viên cần phát triển phương 
pháp giảng dạy theo hướng tư duy có hệ 
thống bằng cách phối kết hợp các thành 
phần khác nhau của bài giảng như: chương 
trình, nội dung, phương pháp giảng dạy, 
công nghệ, truyền thông. Sự phối kết hợp 
một cách có hệ thống này là điều rất cần 
thiết cho các giáo viên trong việc đào tạo 
mỹ thuật ứng dụng hiện nay.
4. Xây dựng các mô hình học tập 
song hành và gắn liền với thực tiễn
Học tập đi đôi với thực hành là cách 
thực tế nhất từ trước đến nay nền giáo dục 
nước ta hướng đến. Trong đào tạo MTUD, 
việc học và hành này càng trở nên quan trọng. 
Các cơ sở đào tạo luôn hướng đến việc mở 
các xưởng thực hành để sinh viên có thể thực 
tập ngay sau những giờ học lý thuyết. 
Trong quá trình tiếp thu lý thuyết tại 
xưởng, sinh viên có điều kiện để thấy người 
thầy thị phạm, thao tác trên máy móc, thiết 
bị. Đây là những bài học từ thực tế sinh 
động, giúp cho người học dễ nắm bắt kiến 
thức hơn là những bài giảng lý thuyết khô 
khan trên các giảng đường. Dạy và học hiện 
nay mang tính truyền bá kiến thức đại trà, 
do đó mô hình học tại xưởng hướng đến đào 
tạo từng con người về kỹ năng hành nghề. 
Trong quá trình học tại xưởng, các kỹ năng 
của sinh viên sẽ được bộc lộ và được tôi 
luyện. Được chứng kiến cách làm việc của 
các chuyên gia giúp cho sinh viên có những 
hứng thú trong công việc. Bởi lẽ, một hành 
vi sáng tạo nhiều khi gây nên niềm cảm 
hứng cho một hành vi sáng tạo khác.
Học tập trong các môi trường sản 
xuất của các doanh nghiệp mang lại lợi ích 
thiết thực. Những kiến thức mà sinh viên 
thu được xuất phát từ thực tế cuộc sống. 
Đó là những bài học sống động, bổ ích mà 
họ mang theo trong hành trang của mình 
sau khi tốt nghiệp [1]
5. Kết luận
Có thể nói, trong nhiều năm qua, công 
tác đào tạo MTUD đã góp phần nâng cao 
chất lượng cuộc sống, góp phần vào sự thành 
công cho tăng trưởng, phát triển kinh tế và 
thay đổi bộ mặt xã hội. Mặc dù công tác đào 
tạo MTUD còn phải đối mặt với nhiều khó 
khăn, rào cản và thách thức như hiện nay, 
nhưng những thách thức đó đồng thời cũng 
mang đến nhiều cơ hội cho công tác đào tạo 
MTUD, để tìm ra những tầm nhìn, những 
hướng đi mới, mang lại nhiều giá trị hơn cho 
sinh viên và nguồn nhân lực MTUD. Bằng 
cách “bắt tay” với doanh nghiệp; Luôn cập 
nhập và nâng cấp phương pháp giảng dạy 
từ phía người dạy; Xây dựng các mô hình 
học tập song hành và gắn liền với thực tiễn; 
Tận dụng thành tựu của công nghệ mới, hợp 
tác với các lực lượng công nghiệp hiện có 
để đưa ra chiến lược xây dựng một mô hình 
đào tạo MTUD mới, có hiệu quả, giúp nhà 
trường, và sinh viên định hình một cách làm 
việc và học tập mới.
6 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
Thời điểm hiện tại chính là thời 
khắc tái tạo hệ thống đào tạo ở các trường 
đại học tại Việt Nam, từ đó xây dựng công 
tác đào tạo MTUD trở thành bệ đỡ, là nền 
tảng chuẩn bị đầy đủ hành trang về kiến 
thức, về kỹ năng cho sinh viên MTUD 
thành công trong một tương lai mới, trong 
một thế giới phát triển./.
Tài liệu tham khảo:
1. Trần Thanh Nam (2019). Đào tạo ngành 
tạo dáng công nghiệp với mô hình học tập tại 
xưởng. Kỷ yếu hội thảo khoa học, Trường Đại 
học Mở Hà Nội, tháng 5 năm 2019.
2. Nguyễn Lan Hương (2018). Đào tạo ngành 
MTUD trong bối cảnh cuộc cách mạng công 
nghiệp lần thứ 4 (4.0). Kỷ yếu hội thảo khoa học, 
Trường Đại học Mở Hà Nội, tháng 8 năm 2018
3. Nguyễn Lan Hương (2019). Đào tạo ngành 
Design gắn kết doanh nghiệp. Kỷ yếu hội thảo 
khoa học, Trường Đại học Mở Hà Nội, tháng 
5 năm 2019.
Địa chỉ tác giả:Trường Đại học Mở Hà Nội
Email: huongnttdcn@gmail.com
PHỤ LỤC ẢNH
Một số hoạt động đào tạo gắn với thực tiễn của Khoa Tạo dáng Công nghiệp, Trường 
Đại học Mở Hà Nội
Đào tạo kết hợp với doanh nghiệp
Sinh viên trong giờ học chuyên đề với doanh nghiệp Vĩnh Tường, Việt Nam
Sinh viên trong giờ học chuyên đề với 
Công ty Koei Temo
Sinh viên trong giờ học chuyên đề với 
Công ty Elle Việt Nam
7Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
Đào tạo kết hợp với nhà thiết kế nổi tiếng 
Sinh viên chuyên ngành thiết kế thời trang trong buổi học chuyên đề với nhà thiết kế 
Vũ Trần Đức Hải
Đào tạo kết hợp với việc thực hành tại xưởng
Sinh viên thực hành sáng tác định kỳ thường niên tại làng nghề Gốm Phù Lãng
Sinh viên thực hành tại làng nghề Gốm Bát Tràng

File đính kèm:

  • pdfdao_tao_my_thuat_ung_dung_o_viet_nam_hien_nay_tam_nhin_va_di.pdf