Dược lí - Dược động học
Gentamicin sulfat là một kháng sinh thuộc nhóm aminoglycosid có tác
dụng diệt khuẩn qua ức chế quá trình sinh tổng hợp protein của vi
khuẩn. Phổ diệt khuẩn của gentamicin thực tế bao gồm các vi khuẩn
hiếu khí Gram âm và các tụ cầu khuẩn, kể cả các chủng tạo ra
penicilinase và kháng methicilin.
Gentamicin ít có tác dụng đối với các khuẩn lậu cầu, liên cầu, phế cầu,
não mô cầu, Citrobacter, Providencia và Enterococci. Các vi khuẩn kỵ
khí bắt buộc nhƣ Bacteroides, Clostridia đều kháng gentamicin.
Trong những năm gần đây, thế giới quan tâm nhiều đến sự kháng thuốc
đối với gentamicin. Ở Việt Nam các chủng E. aerogenes, Klebsiella
pneumoniae, trực khuẩn mủ xanh đều đã kháng gentamicin. Nhƣng
gentamicin vẫn còn tác dụng với H. influenzae, Shigella flexneri, tụ cầu
vàng, S. epidermidis đặc biệt Staphylococcus saprophyticus, Salmonella
typhi và E. coli
Tóm tắt nội dung tài liệu: Dược lí - Dược động học
GENTAMICIN GENTAMICIN Tên chung quốc tế: Gentamicin. Mã ATC: D06A X07, J01G B03, S01A A11, S03A A06. Loại thuốc: Kháng sinh nhóm aminoglycosid. Dạng thuốc và hàm lượng Gentamicin sulfat là một phức hợp sulfat của gentamicin C1, gentamicin C1A và gentamicin C2. Dung dịch tiêm 2 mg/ml; 10 mg/ml; 40 mg/2 ml; 80 mg/2 ml; 160 mg/2 ml. Dược lý và cơ chế tác dụng Gentamicin sulfat là một kháng sinh thuộc nhóm aminoglycosid có tác dụng diệt khuẩn qua ức chế quá trình sinh tổng hợp protein của vi khuẩn. Phổ diệt khuẩn của gentamicin thực tế bao gồm các vi khuẩn hiếu khí Gram âm và các tụ cầu khuẩn, kể cả các chủng tạo ra penicilinase và kháng methicilin. Gentamicin ít có tác dụng đối với các khuẩn lậu cầu, liên cầu, phế cầu, não mô cầu, Citrobacter, Providencia và Enterococci. Các vi khuẩn kỵ khí bắt buộc nhƣ Bacteroides, Clostridia đều kháng gentamicin. Trong những năm gần đây, thế giới quan tâm nhiều đến sự kháng thuốc đối với gentamicin. Ở Việt Nam các chủng E. aerogenes, Klebsiella pneumoniae, trực khuẩn mủ xanh đều đã kháng gentamicin. Nhƣng gentamicin vẫn còn tác dụng với H. influenzae, Shigella flexneri, tụ cầu vàng, S. epidermidis đặc biệt Staphylococcus saprophyticus, Salmonella typhi và E. coli. Dược động học GENTAMICIN Gentamicin không đƣợc hấp thu qua đƣờng tiêu hóa. Gentamicin đƣợc sử dụng tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp. Ðối với ngƣời bệnh có chức năng thận bình thƣờng, sau khi tiêm bắp 30 đến 60 phút liều 1 mg/kg thể trọng, nồng độ đỉnh huyết tƣơng đạt đƣợc khoảng 4 microgam/ml, giống nhƣ nồng độ sau tiêm truyền tĩnh mạch. Thuốc ít gắn với protein huyết tƣơng. Gentamicin khuếch tán chủ yếu vào các dịch ngoại bào và khuếch tán dễ dàng vào ngoại dịch tai trong. Nửa đời huyết tƣơng của gentamicin từ 2 đến 3 giờ, nhƣng có thể kéo dài ở trẻ sơ sinh và ngƣời bệnh suy thận. Gentamicin không bị chuyển hóa và đƣợc thải trừ (gần nhƣ không thay đổi) ra nƣớc tiểu qua lọc ở cầu thận. Ở trạng thái ổn định có ít nhất 70% liều dùng đƣợc bài xuất ra nƣớc tiểu trong 24 giờ và nồng độ trong nƣớc tiểu có thể vƣợt quá 100 microgam/ml. Tuy vậy, gentamicin tích lũy với một mức độ nào đó ở các mô của cơ thể, nhất là trong thận. Vì khoảng cách giữa liều điều trị và liều gây độc của gentamicin tƣơng đối nhỏ, do đó đòi hỏi phải có sự theo dõi cẩn thận. Hấp thu gentamicin qua đƣờng tiêm bắp có thể bị hạn chế ở ngƣời bệnh nặng nhƣ trong tình trạng sốc, sự tƣới máu giảm, hoặc ở ngƣời bệnh tăng thể tích dịch ngoại tế bào, hoặc giảm độ thanh thải của thận bao gồm cả cổ trƣớng, xơ gan, suy tim, suy dinh dƣỡng, bỏng, bệnh nhày nhớt và có thể trong bệnh bạch cầu. Chỉ định Gentamicin thƣờng đƣợc dùng phối hợp với các kháng sinh khác (beta - lactam) để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nặng toàn thân gây ra bởi các vi khuẩn Gram âm và các vi khuẩn khác còn nhạy cảm, bao gồm: Nhiễm khuẩn đƣờng mật (viêm túi mật và viêm đƣờng mật cấp), nhiễm Brucella, các nhiễm khuẩn trong bệnh nhày nhớt, viêm nội tâm mạc, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm Listeria, viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn ngoài da nhƣ bỏng, loét, nhiễm khuẩn xƣơng, khớp, nhiễm khuẩn trong ổ bụng (bao gồm viêm phúc mạc), các nhiễm khuẩn về đƣờng tiết niệu (viêm thận bể thận cấp) cũng nhƣ trong việc phòng GENTAMICIN nhiễm khuẩn khi mổ và trong điều trị các ngƣời bệnh suy giảm miễn dịch và ngƣời bệnh trong đơn nguyên chăm sóc tăng cƣờng... Gentamicin thƣờng đƣợc dùng cùng với các chất diệt khuẩn khác để mở rộng phổ tác dụng và làm tăng hiệu lực điều trị. Thí dụ gentamicin đƣợc phối hợp với penicilin trong các nhiễm khuẩn do cầu khuẩn đƣờng ruột và liên cầu gây ra, hoặc phối hợp với một beta - lactam kháng trực khuẩn mủ xanh trong các nhiễm khuẩn do trực khuẩn mủ xanh gây ra, hoặc với metronidazol hay clindamycin trong các bệnh do hỗn hợp các khuẩn ƣa khí - kỵ khí gây ra. Chống chỉ định Ngƣời bệnh dị ứng với gentamicin và với các aminoglycosid khác. Thận trọng Tất cả các aminoglycosid đều độc hại đối với cơ quan thính giác và thận. Tác dụng không mong muốn quan trọng thƣờng xảy ra với ngƣời bệnh cao tuổi và/hoặc với ngƣời bệnh đã bị suy thận. Cần phải theo dõi rất cẩn thận đối với ngƣời bệnh đƣợc điều trị với liều cao hoặc dài ngày, với trẻ em, ngƣời cao tuổi và ngƣời suy thận, ở họ, cần phải giảm liều. Ngƣời bệnh có rối loạn chức năng thận, rối loạn thính giác... có nguy cơ bị độc hại với cơ quan thính giác nhiều hơn. Phải sử dụng rất thận trọng nếu có chỉ định bắt buộc ở những ngƣời bị nhƣợc cơ nặng, bị Parkinson hoặc có triệu chứng yếu cơ. Nguy cơ nhiễm độc thận thấy ở ngƣời bị hạ huyết áp, hoặc có bệnh về gan hoặc phụ nữ. Thời kỳ mang thai Tất cả các aminoglycosid đều qua nhau thai và có thể gây độc thận cho thai. Với gentamicin chƣa có nghiên cứu đầy đủ trên ngƣời nhƣng vì các aminoglycosid khác đều có thể gây điếc cho thai, cần phải cân nhắc lợi và hại khi phải dùng gentamicin trong những bệnh đe dọa tính mạng hoặc nghiêm trọng mà các thuốc khác không thể dùng đƣợc hoặc không hiệu lực. GENTAMICIN Thời kỳ cho con bú Các amoniglycosid đƣợc bài tiết vào sữa với lƣợng nhỏ. Tuy nhiên các aminoglycosid, kể cả gentamicin, đƣợc hấp thu kém qua đƣờng tiêu hóa và chƣa có tƣ liệu về vấn đề độc hại đối với trẻ đang bú mẹ. Tác dụng không mong muốn (ADR) Thường gặp, ADR >1/100 Nhiễm độc tai không hồi phục và do liều tích tụ, ảnh hƣởng cả đến ốc tai (điếc, ban đầu với âm tần số cao) và hệ thống tiền đình (chóng mặt, hoa mắt). Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100 Nhiễm độc thận có hồi phục. Suy thận cấp, thƣờng nhẹ nhƣng cũng có trƣờng hợp hoại tử ống thận hoặc viêm thận kẽ. Ức chế dẫn truyền thần kinh cơ, có trƣờng hợp gây suy hô hấp và liệt cơ. Tiêm dƣới kết mạc gây đau, sung huyết và phù kết mạc. Tiêm trong mắt: Thiếu máu cục bộ ở võng mạc. Hiếm gặp, ADR < 1/1000 Phản ứng phản vệ. Rối loạn chức năng gan (tăng men gan, tăng bilirubin máu). Hướng dẫn cách xử trí ADR Ngừng sử dụng thuốc. Không đƣợc dùng chung với các thuốc gây độc hại cho thính giác và thận. GENTAMICIN Phải theo dõi nồng độ thuốc trong huyết tƣơng để tránh nồng độ gây ngộ độc. Liều lượng và cách dùng Thƣờng dùng tiêm bắp. Không dùng tiêm dƣới da vì nguy cơ hoại tử da. Khi không tiêm bắp đƣợc, có thể dùng đƣờng tiêm truyền tĩnh mạch không liên tục. Trƣờng hợp này, pha gentamicin với dung dịch natri clorid hoặc glucose đẳng trƣơng theo tỷ lệ 1 ml dịch truyền cho 1 mg gentamicin. Thời gian truyền kéo dài từ 30 - 60 phút. Với ngƣời bệnh có chức năng thận bình thƣờng, cứ 8 giờ truyền 1 lần; ở ngƣời suy thận, khoảng cách thời gian truyền phải dài hơn. Liều lƣợng phải điều chỉnh tùy theo tình trạng và tuổi tác ngƣời bệnh. Gentamicin thƣờng phối hợp với các kháng sinh khác để mở rộng phổ tác dụng hoặc tăng tính hiệu quả nhƣ phối hợp với penicilin để điều trị nhiễm khuẩn do Enterococcus và Streptococcus, hoặc với 1 beta - lactam kháng Pseudomonas để chống nhiễm khuẩn Pseudomonas hoặc với metronidazol hoặc clindamycin đối với nhiễm khuẩn hỗn hợp hiếu khí - yếm khí. Ở người bệnh có chức năng thận bình thường: Ngƣời lớn 3 mg/kg/ngày, chia làm 2 - 3 lần tiêm bắp. Trẻ em: 3 mg/kg/ngày, chia làm 3 lần tiêm bắp (1 mg/kg cứ 8 giờ 1 lần). Kinh nghiệm gần đây cho thấy cả liều trong ngày có thể tiêm một lần (tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch quãng ngắn) cho ngƣời bệnh dƣới 65 tuổi, có chức năng thận bình thƣờng, điều trị không quá 1 tuần, và khi không bị nhiễm khuẩn do Enterococci hoặc Pseudomonas spp. Trong những trƣờng hợp này, hiệu quả ít nhất là tƣơng đƣơng và dung nạp đôi khi tốt hơn, nếu tiêm ngày 1 lần so với cách tiêm cổ điển (8 giờ 1 lần). Trong trƣờng hợp khác, tiêm 2 lần mỗi ngày là cách hay đƣợc khuyến cáo nhất, trừ trƣờng hợp suy thận thì cần duy trì các biện pháp thông thƣờng. Khi điều trị kéo dài quá 7 - 10 ngày, nên định lƣợng nồng độ gentamicin trong huyết tƣơng. Nếu nồng độ còn lại (đo ngay trƣớc khi GENTAMICIN tiêm liều tiêm tiếp sau) dƣới 2 microgam/ml chứng tỏ khoảng cách dùng là phù hợp với khả năng đào thải của ngƣời bệnh. Người bệnh suy thận: Cần thiết phải điều chỉnh liều lƣợng, theo dõi đều đặn chức năng thận, chức năng ốc tai và tiền đình, đồng thời cần kiểm tra nồng độ thuốc trong huyết thanh (nếu điều kiện cho phép). Cách điều chỉnh liều theo nồng độ creatinin huyết thanh: Có thể giữ liều duy nhất 1 mg/kg và kéo dài khoảng cách giữa các lần tiêm. Tính khoảng cách (tính theo giờ) giữa 2 lần tiêm bằng cách nhân trị số creatinin huyết thanh (mg/lít) với 0,8; hoặc có thể giữ khoảng cách giữa 2 lần tiêm là 8 giờ, nhƣng giảm liều dùng. Trong trƣờng hợp này, sau khi tiêm 1 liều nạp là 1 mg/kg, cứ 8 giờ sau lại dùng 1 liều đã giảm bằng cách chia liều nạp cho một phần mƣời (1/10) của trị số creatinin huyết thanh (mg/lít). Cách điều chỉnh liều theo độ thanh thải creatinin nội sinh: Dùng liều khởi đầu là 1 mg/kg. Các liều tiếp theo đƣợc tiêm cứ 8 giờ một lần, và tính theo công thức: giá trị độ thanh thải creatinin của ngƣời bệnh 1mg/kg x ------------------------------------------------------------------ giá trị bình thƣờng của độ thanh thải creatinin (100) Các giá trị của độ thanh thải creatinin đƣợc biểu thị bằng ml/phút. Trường hợp thẩm tách máu định kỳ: Tiêm tĩnh mạch chậm liều khởi đầu 1 mg/kg vào cuối buổi thẩm tách máu. Trường hợp thẩm tách phúc mạc: Liều khởi đầu 1 mg/kg tiêm bắp. Trong khi thẩm tách, các lƣợng bị mất đƣợc bù bằng cách thêm 5 - 10 mg gentamicin cho 1 lít dịch thẩm tách. GENTAMICIN Tương tác thuốc Việc sử dụng đồng thời gentamicin với các thuốc gây độc cho thận bao gồm các aminoglycosid khác, vancomycin và một số thuốc họ cephalosporin, hoặc với các thuốc tƣơng đối độc đối với cơ quan thính giác nhƣ acid ethacrynic và có thể furosemid sẽ làm tăng nguy cơ gây độc. Nguy cơ này cũng tăng lên khi dùng gentamicin đồng thời với các thuốc có tác dụng ức chế dẫn truyền thần kinh cơ. Indomethacin có thể làm tăng nồng độ huyết tƣơng của các aminoglycosid nếu đƣợc dùng chung. Việc sử dụng chung với các thuốc chống nôn nhƣ dimenhydrinat có thể che lấp những triệu chứng đầu tiên của sự nhiễm độc tiền đình. Ðộ ổn định và bảo quản Bảo quản ở nhiệt độ từ 2 đến 30OC. Tránh để đông lạnh. Không dùng nếu dung dịch tiêm biến mầu hoặc có tủa. Tương kỵ Aminoglycosid bị mất hoạt tính in vitro bởi các penicilin và cephalosporin khác nhau do phản ứng với vòng beta - lactam; mức độ mất hoạt tính phụ thuộc vào nhiệt độ, nồng độ và thời gian tiếp xúc. Các aminoglycosid có độ ổn định khác nhau Amikacin là chất vững bền nhất, tobramycin bị bất hoạt nhạy nhất, gentamicin có độ bất hoạt trung gian. Gentamicin tƣơng kỵ với furosemid, heparin, natri bicarbonat và một vài dung dịch dinh dƣỡng dùng ngoài đƣờng tiêu hóa. Gentamicin có phản ứng với các chế phẩm có pH kiềm hoặc với các thuốc không ổn định ở pH acid. Không đƣợc trộn lẫn gentamicin và các aminoglycosid với các thuốc khác trong cùng một bơm tiêm hoặc trong cùng một dịch truyền và không đƣợc tiêm chung cùng một đƣờng tĩnh mạch. Khi các aminoglycosid đƣợc tiêm phối hợp với một beta - lactam thì phải tiêm ở những vị trí khác nhau. GENTAMICIN Quá liều và xử trí Vì không có thuốc giải độc đặc hiệu, điều trị quá liều hoặc các phản ứng độc của gentamicin là chữa triệu chứng và hỗ trợ. Cách điều trị đƣợc khuyến cáo nhƣ sau: Thẩm tách máu hoặc thẩm tách phúc mạc để loại aminoglycosid ra khỏi máu của ngƣời bệnh suy thận. Dùng các thuốc kháng cholinesterase, các muối calci, hoặc hô hấp nhân tạo để điều trị chẹn thần kinh cơ dẫn đến yếu cơ kéo dài và suy hô hấp hoặc liệt (ngừng thở) có thể xảy ra khi dùng hai hoặc nhiều aminoglycosid đồng thời. Thông tin qui chế Gentamicin có trong danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam ban hành lần thứ tƣ năm 1999. Thuốc dạng tiêm phải kê đơn và bán theo đơn. GIẢI ĐỘC TỐ UỐN VÁN HẤP PHỤ GIẢI ĐỘC TỐ UỐN VÁN HẤP PHỤ (VACCIN UỐN VÁN) Tên chung quốc tế: Vaccinum tetani adsorbatum. Mã ATC: J07A M01, J06A A02. Loại thuốc: Vaccin. Dạng thuốc và hàm lượng Dung dịch để tiêm: Lƣợng độc tố sản xuất từ dịch lọc nuôi cấy vi khuẩn, dao động từ 20 đến 80 Lf/ml (Lf = giới hạn độ lên bông) tùy thuộc điều kiện nuôi cấy. Ðộ tinh khiết các chế phẩm hiện hành dao động trong khoảng từ 1700 đến 3000 Lf/mg nitrogen - protein. Các thành phần khác: Nhôm hydroxyd, nhôm phosphat hoặc calci phosphat, natri mercurothiolat (chất bảo quản) và dung dịch natri clorid. Dược lý và cơ chế tác dụng Giải độc tố uốn ván cũng có loại không hấp phụ, nhƣng loại hấp phụ thông dụng hơn. Giải độc tố uốn ván đƣợc điều chế bằng cách dùng formaldehyd xử lý độc tố của vi khuẩn Clostridium tetani. Môi trƣờng để sản xuất độc tố không đƣợc có các chất có nguồn gốc từ ngựa hoặc ngƣời hoặc bất cứ một thành phần nào có thể gây các phản ứng dị ứng cho ngƣời. Vaccin uốn ván kích thích sản sinh kháng độc tố có tính chất bảo vệ. Khả năng đáp ứng miễn dịch thứ phát nhanh tiếp tục sản xuất kháng độc tố ít nhất trong 10 năm sau khi hoàn thành các lần tiêm chủng cơ bản. Tuy nhiên, ngƣời ta khuyên cứ 10 năm nên tiêm nhắc lại 1 lần để duy trì hàm lƣợng kháng độc tố trong cơ thể. Khi một cá nhân đã từng GIẢI ĐỘC TỐ UỐN VÁN HẤP PHỤ đƣợc tiêm phòng vaccin uốn ván đúng theo lịch tiêm chủng mà bị thƣơng thì cần tiến hành tiêm nhắc lại nếu nhƣ lần tiêm gần nhất cách đó đã quá 5 năm. Chỉ định Ðƣợc dùng để gây miễn dịch chủ động phòng bệnh uốn ván. Chống chỉ định Có tiền sử dị ứng với vaccin hay với bất cứ thành phần nào của chế phẩm. Tránh dùng cho những ngƣời đã từng xảy ra các dấu hiệu hay triệu chứng thần kinh sau lần tiêm trƣớc. Giảm tiểu cầu hoặc rối loạn chảy máu khác. Cần hoãn tiêm vaccin khi đang xảy ra dịch bại liệt. Trong trƣờng hợp đang sốt vừa hoặc nặng, đang có nhiễm trùng đƣờng hô hấp hoặc các nhiễm trùng đang tiến triển khác thì có thể tạm đình chỉ tiêm vaccin lần đầu theo thƣờng quy, nhƣng vẫn phải dùng trong các trƣờng hợp khẩn cấp. Thận trọng Không đƣợc tiêm vào mạch máu. Không dùng vaccin để điều trị nhiễm trùng uốn ván. Những ngƣời bị suy giảm miễn dịch thì đáp ứng sinh kháng thể sẽ bị giảm, tuy nhiên vẫn có thể tiêm vaccin cho ngƣời bị nhiễm HIV có hoặc không có các triệu chứng lâm sàng. Dùng epinephrin 1:1000 để xử lý các trƣờng hợp bị dị ứng xảy ra. Ðối với trẻ nhỏ có tiền sử rối loạn hệ thần kinh trung ƣơng nên hoãn dùng vaccin cho đến khi trẻ lớn hơn 1 tuổi; đối với ngƣời cao tuổi, hiệu giá kháng thể có thể không tăng cao sau khi tiêm vaccin. Thời kỳ mang thai Vaccin uốn ván đƣợc chỉ định cho mọi ngƣời kể cả ngƣời mang thai do tính an toàn và hiệu quả của thuốc. Mặc dù không có bằng chứng về tác GIẢI ĐỘC TỐ UỐN VÁN HẤP PHỤ dụng gây quái thai của vaccin uốn ván, nên chờ sang ba tháng thứ nhì của thai kỳ mới tiêm chủng vaccin này. Ðó là sự thận trọng hợp lý để giảm thiểu bất kỳ nguy ... en đƣợc hấp thu tốt từ đƣờng tiêu hóa. Tại các mô, xanh methylen nhanh chóng bị khử thành xanh leukomethylen, bền vững dƣới dạng muối, dạng phức hoặc dƣới dạng kết hợp trong nƣớc tiểu, nhƣng không bị khử trong máu. Xanh methylen thải trừ qua nƣớc tiểu và mật. Khoảng 75% liều uống đƣợc thải trừ qua nƣớc tiểu, hầu hết dƣới dạng leukomethylen không màu ổn định. Khi tiếp xúc với không khí, nƣớc tiểu chuyển sang màu xanh lá cây hoặc xanh da trời do sản phẩm oxy hóa là xanh methylen sulfon. Một phần thuốc không biến đổi cũng đƣợc thải trừ qua nƣớc tiểu. Chỉ định Ðiều trị methemoglobin huyết mắc phải, hoặc không rõ nguyên nhân. Giải độc cyanid, nitroprusiat và các chất gây methemoglobin huyết. Sát khuẩn đƣờng niệu sinh dục. Dùng tại chỗ để điều trị nhiễm virus ngoài da nhƣ Herpes simplex. Ðiều trị chốc lở, viêm da mủ. Làm thuốc nhuộm các mô trong một số thao tác chẩn đoán (nhuộm vi khuẩn, xác định lỗ dò...). Chống chỉ định Ngƣời bệnh thiếu hụt glucose - 6 phosphat dehydrogenase vì có thể gây tan máu cấp cho những ngƣời bệnh này. Ngƣời bệnh suy thận. Phụ nữ mang thai và cho con bú. Không tiêm trong ống cột sống. Không điều trị methemoglobin huyết do ngộ độc clorat vì có thể biến đổi clorat thành hypoclorit có độ độc cao hơn. XANH METHYLEN Thận trọng Giảm liều cho ngƣời bệnh có chức năng thận yếu. Dùng xanh methylen kéo dài có thể dẫn đến thiếu máu do tăng phá hủy hồng cầu. Xanh methylen gây tan máu đặc biệt ở trẻ nhỏ và ngƣời bệnh thiếu glucose - 6 - phosphat dehydroge- nase. Thời kỳ mang thai Chống chỉ định hoặc chỉ dùng sau khi cân nhắc giữa lợi và hại do thuốc. Thời kỳ cho con bú Chƣa biết thuốc có bài tiết ra sữa mẹ không, nhƣng cần tạm ngừng cho con bú khi bà mẹ phải điều trị với xanh methylen. Tác dụng không mong muốn (ADR) Xanh methylen thƣờng dùng trong thời gian ngắn. Thuốc có thể gây thiếu máu và một số triệu chứng ở đƣờng tiêu hóa khi uống hoặc tiêm tĩnh mạch liều cao. Thường gặp, ADR > 1/100 Huyết học: Thiếu máu, tan máu. Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100 Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, đau bụng. Thần kinh trung ƣơng: Chóng mặt, đau đầu, sốt. Tim mạch: Hạ huyết áp, đau vùng trƣớc tim. Tiết niệu: Kích ứng bàng quang. Da: Da có màu xanh. XANH METHYLEN Liều lượng và cách dùng Liều tiêm tĩnh mạch cho ngƣời lớn và trẻ em là: 1 - 2 mg/kg, tiêm chậm trong vài phút. Nếu cần, có thể dùng thêm liều sau 1 giờ. Khi không khẩn cấp hoặc dùng kéo dài để điều trị methemoglobin huyết do di truyền, uống 3 - 6 mg/kg (150 - 300 mg/ngày cho ngƣời lớn) chia nhiều lần trong ngày, kèm 500 mg vitamin C mỗi ngày. Uống với cốc nƣớc đầy để làm giảm rối loạn tiêu hóa và khó tiểu tiện. Chú ý: Ðiều trị methemoglobin huyết do dùng liều cao những chất gây methemoglobin kéo dài hoặc liên tục (nhƣ dapson): dùng xanh methylen tiêm truyền tĩnh mạch với tốc độ 0,1 - 0,15 mg/kg thể trọng/giờ, sau khi dùng liều khởi đầu 1 - 2 mg/kg. Khi tiêm xanh methylen phải tiêm chậm để tránh tạo nồng độ thuốc cao tại chỗ có thể gây tăng thêm methemoglobin huyết. Cần theo dõi chặt chẽ nồng độ methemoglobin trong quá trình điều trị. Pha dung dịch tiêm Dung dịch tiêm truyền cần pha với nƣớc muối đẳng trƣơng 0,9% để có nồng độ xanh methylen 0,05%. Ðộ ổn định và bảo quản Bảo quản dƣới 25oC và tránh ánh sáng. Tương kỵ Xanh methylen tƣơng kỵ với các chất kiềm, iodid, dicromat, các chất oxy hóa và chất khử. Quá liều và xử trí Triệu chứng Xanh methylen liều cao có thể oxy hóa hemoglobin thành methemoglobin huyết, do vậy càng làm tăng methemoglobin huyết. Một XANH METHYLEN số tác dụng phụ không đặc hiệu khi dùng liều cao nhƣ: đau vùng trƣớc tim, khó thở, bồn chồn, lo lắng, run và kích ứng đƣờng tiết niệu. Có thể có tan máu nhẹ kèm tăng bilirubin huyết và thiếu máu nhẹ. Ðiều trị Không có thuốc giải độc đặc hiệu. Ðiều trị hỗ trợ và loại bỏ chất độc là chính. Gây nôn hoặc rửa dạ dày, dùng than hoạt hoặc thuốc tẩy và thẩm tách máu nếu cần. Truyền máu và thậm chí (nếu có thể) cho truyền thay máu và thở oxy. ZIDOVUDIN ZIDOVUDIN Tên chung quốc tế: Zidovudine. Mã ATC: J05A F01. Loại thuốc: Chống virus. Dạng thuốc và hàm lượng Viên nén 300 mg; viên nang 100 mg, 250 mg; siro chứa 50 mg/5 ml. Dung dịch tiêm truyền: Chứa 10 mg zidovudin/ml nƣớc cất tiêm. Dung dịch đƣợc điều chỉnh đến pH 5,5 bằng acid hydrocloric hoặc natri hydroxyd. Dược lý và cơ chế tác dụng Zidovudin (azidothymidin, AZT) là một chất tƣơng tự thymidin có tác dụng ức chế in vitro sự sao chép của các retrovirus, bao gồm cả virus gây suy giảm miễn dịch ở ngƣời (HIV). Thuốc đƣợc chuyển thành zidovudin monophosphat bởi thymidin kinase của tế bào, rồi sau cùng thành zidovudin triphosphat nhờ một số enzym khác của tế bào. Dạng này tác dụng trên polymerase DNA của virus (enzym phiên mã ngƣợc) bằng cách cạnh tranh với các deoxynucleosid khác của tế bào và bằng cách tác dụng nhƣ một chất kết thúc chuỗi tổng hợp DNA. Sự ức chế cạnh tranh enzym phiên mã ngƣợc của retrovirus (HIV) mạnh hơn gấp 100 lần so với sự ức chế polymerase DNA của tế bào. Kháng thuốc: Một số chủng HIV phân lập từ ngƣời bệnh điều trị bằng zidovudin đã thấy giảm nhạy cảm với zidovudin in vitro. Phân tích di truyền học các chủng cho thấy có đột biến dẫn đến thay thế 5 amino acid trong enzym phiên mã ngƣợc của virus. Hiện tƣợng kháng ZIDOVUDIN thuốc này là một nguy cơ cần phải xem xét để sử dụng zidovudin hợp lý. Tiềm năng kháng chéo giữa các chất ức chế enzym phiên mã ngƣợc của HIV và các chất ức chế protease thƣờng thấp, vì những thuốc này tác dụng trên những enzym đích khác nhau. Phối hợp điều trị zidovudin với zalcitabin hoặc didanosin cũng không ngăn chặn đƣợc các chủng kháng zidovudin. Chú ý: Tên viết tắt AZT đã đƣợc dùng để chỉ thuốc azathioprin (có mã ATC là L04A X01). Dược động học Zidovudin đƣợc hấp thu qua đƣờng tiêu hóa. Khả dụng sinh học đƣờng uống từ 60 - 70% và có thể bị giảm khi ăn nhiều chất béo. Nồng độ đỉnh huyết thanh xấp xỉ 1,2 mg/lít trong vòng 0,5 - 1,5 giờ sau khi uống liều 250 mg. Từ 34 - 38% thuốc liên kết với protein; Thể tích phân bố khoảng 1,6 ± 0,6 lít/kg và thấm đáng kể vào dịch não tủy (bằng 60% nồng độ trong huyết tƣơng) sau khi dùng liều uống nhắc lại 5 mg/kg. Zidovudin chuyển hóa nhanh ở gan thành dẫn xuất glucuronid không hoạt tính. Ở ngƣời bệnh xơ gan, chuyển hóa thuốc bị giảm, diện tích dƣới đƣờng cong và nửa đời thải trừ tăng lên. Thuốc đƣợc bài tiết qua nƣớc tiểu sau khi uống. Khoảng 70% liều uống (40 - 60% liều tiêm truyền) đƣợc bài tiết qua nƣớc tiểu dƣới dạng chuyển hóa và 10 - 20% (15 - 30% liều tiêm truyền) dƣới dạng không đổi. Ðộ thanh thải thận 0,2 - 0,3 lít/kg/giờ. Sự bài tiết giảm ở ngƣời rối loạn chức năng thận; thẩm tách máu có thể loại đƣợc glucuronid zidovudin nhƣng không loại đƣợc zidovudin. Nửa đời của thuốc là 1,1 ± 0,2 giờ; 1,4 - 2,1 giờ ở ngƣời bệnh urê huyết cao; 2,4 giờ ở ngƣời bệnh xơ gan. ZIDOVUDIN Có thể có nguy cơ tích lũy zidovudin và gây phản ứng có hại cả ở ngƣời suy thận và ngƣời có bệnh gan. Chỉ định Ðiều trị ngƣời nhiễm HIV, có số tế bào CD4 dƣới hoặc bằng 500/mm3; Ngƣời bệnh có triệu chứng liên quan đến HIV hoặc những ngƣời tuy không có triệu chứng, nhƣng có các chỉ số xét nghiệm bất thƣờng cho thấy có suy giảm miễn dịch do HIV. Zidovudin không phải là thuốc chữa khỏi đƣợc nhiễm HIV, ngƣời bệnh vẫn có thể mắc các bệnh liên quan đến nhiễm HIV. Do vậy, cần phải thông báo cho ngƣời bệnh để khi tình hình sức khỏe thay đổi thì đến cơ sở y tế chăm sóc và điều trị. Chống chỉ định Quá mẫn cảm với zidovudin có nguy hiểm đến tính mạng. Không dùng zidovudin cho ngƣời có lƣợng bạch cầu trung tính thấp, dƣới 0,75 X 109/lít, hoặc có hemoglobin thấp, dƣới 75 g/lít. Thận trọng Với ngƣời suy giảm chức năng gan hoặc thận. Cần giảm liều hoặc điều trị ngắt quãng với ngƣời thiếu máu và/hoặc giảm bạch cầu hạt (bạch cầu trung tính dƣới 1 x 109/lít), bệnh cơ. Với ngƣời có bệnh về máu nhƣ giảm bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu và thiếu máu nặng cần phải truyền máu. Với ngƣời cao tuổi vì chức năng thận giảm. Với phụ nữ mang thai, cho con bú. Thời kỳ mang thai ZIDOVUDIN Zidovudin cũng đƣợc chỉ định để dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang thai. Ðộ an toàn của việc dùng zidovudin cho ngƣời mẹ và thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ chƣa đƣợc xác định. Tuy nhiên, nguy cơ lây truyền dọc HIV (từ mẹ sang con) cao tới mức đƣợc coi là quan trọng để cần điều trị cho ngƣời mang thai dƣơng tính HIV. Thời kỳ cho con bú Phụ nữ bị nhiễm HIV không nên cho con bú để tránh lây truyền cho trẻ lúc đó có thể chƣa bị nhiễm. Tác dụng không mong muốn (ADR) Ðộc tính chủ yếu của zidovudin là giảm bạch cầu trung tính hoặc thiếu máu. Tỷ lệ mắc và mức độ trầm trọng sẽ lớn hơn khi bệnh đang tiến triển hoặc đƣợc điều trị muộn. Ở ngƣời nhiễm HIV nặng, nguy cơ độc với máu từ 25 - 30%. Phản ứng có hại thƣờng gặp nhất là giảm bạch cầu hạt và thiếu máu nặng. Những phản ứng thƣờng gặp khác là đau bụng, khó chịu, buồn nôn, nôn, mất ngủ, đau đầu. Ðôi khi xảy ra bệnh cơ và nhiễm sắc tố móng khi dùng lâu dài. Thường gặp, ADR > 1/100 Máu: Thiếu máu hồng cầu khổng lồ, giảm bạch cầu hạt, giảm bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính. Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, ỉa chảy, khó tiêu. Thần kinh trung ƣơng: Ðau đầu nặng, mất ngủ, khó chịu, chóng mặt, hội chứng hƣng cảm, co giật, loạn tâm thần, lú lẫn, sốt. Gan: Viêm gan ứ mật, thoái hóa mỡ. Da: Nổi ban, nhiễm sắc tố móng, rụng lông tóc, hoại tử biểu bì. Thần kinh cơ, xƣơng: Run, đau cơ, bệnh khớp, hội chứng viêm đa cơ. ZIDOVUDIN Chú ý: Thƣờng gặp giảm bạch cầu trung tính, giảm bạch cầu và thiếu máu khi dùng liều cao (1200 - 1500 mg/24 giờ) và trong số những ngƣời bệnh đã có tiền sử giảm bạch cầu trung tính hoặc thiếu máu, đặc biệt ở ngƣời suy tủy và có số lƣợng lymphocyt CD4 dƣới 100/mm3. Hướng dẫn cách xử trí ADR Trong số các triệu chứng và phản ứng có hại đã đƣợc thông báo, nhƣng chƣa đƣợc chứng minh là có phải do zidovudin hay không, nhiều triệu chứng này có thể là do bệnh gây nên, do vậy khó đánh giá đƣợc mối liên quan với thuốc. Thay đổi điều trị với zidovudin khi có những triệu chứng trên cần phải xem xét dựa vào đánh giá kỹ lƣỡng ở từng ngƣời bệnh. Liều lượng và cách dùng Nhiễm HIV có triệu chứng hoặc không: Trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 12 tuổi: Uống: 90 - 180 mg/m2/lần, 6 giờ một lần, tối đa 200 mg/lần. Truyền tĩnh mạch: 1 - 2 mg/kg/lần, 6 lần/ngày, truyền trong 1 giờ. Ngƣời lớn: Nhiễm HIV không triệu chứng: Uống 100 mg, 4 giờ một lần, khi thức (500 mg/ngày). Nhiễm HIV có triệu chứng: Uống: Bắt đầu 200 mg, 6 lần/ngày; sau 1 tháng thì dùng 100 mg, 6 lần/ngày. Truyền: 1 - 2 mg/kg/lần, dùng 6 lần/ngày (truyền trong 1 giờ). Chỉ nên truyền tĩnh mạch khi ngƣời bệnh không thể uống đƣợc và chỉ truyền đến khi có thể điều trị đƣợc bằng thuốc uống. Ðể giảm nguy cơ ZIDOVUDIN kích ứng và loét thực quản, khi uống nang zidovudin, ngƣời bệnh nên ở tƣ thế thẳng ngƣời và uống với nhiều nƣớc (ít nhất 120 ml nƣớc). Phòng lây truyền từ mẹ sang bào thai khi phụ nữ mang thai bị nhiễm HIV Trƣớc lúc đẻ: Bắt đầu vào tuần 14 của thai kỳ, uống 100 mg, 5 lần hàng ngày, 4 giờ một lần khi thức. Khi đẻ: Liều đầu, truyền tĩnh mạch 2 mg/kg, sau đó 1 mg/kg/giờ cho đến khi đẻ. Trẻ sơ sinh: Uống 2 mg/kg/lần, 6 giờ một lần, bắt đầu ngay 8 - 12 giờ sau khi sinh và kéo dài trong 6 tuần. Giảm liều Ngƣời suy thận: Giảm 50% ở ngƣời bệnh có độ thanh thải creatinin dƣới 25 ml/phút. Ngƣời suy gan: Giảm 75% liều bình thƣờng hoặc tăng gấp đôi khoảng cách dùng thuốc bình thƣờng ở ngƣời xơ gan. Với ngƣời bệnh thiếu máu/giảm bạch cầu hạt: Cần điều trị với khoảng cách giữa các liều xa hơn. Nếu hemoglobin còn 75 - 90 g/lít hoặc bạch cầu trung tính dƣới 1 X 109/lít, nên dùng thuốc 8 giờ một lần. Ngừng điều trị nếu hemoglobin dƣới 75 g/lít hoặc bạch cầu trung tính dƣới 0,75 X 109/lít. Thƣờng có sự hồi phục trong vòng 2 tuần và có thể điều trị lại với khoảng cách dùng thuốc 8 giờ một lần. Sau 2 đến 4 tuần tiếp, khoảng cách giữa các liều có thể giảm dần, tùy thuộc vào khả năng dung nạp của ngƣời bệnh. Nên kiểm tra huyết học 2 tuần một lần, trong vòng 3 tháng đầu điều trị và sau đó mỗi tháng một lần. ZIDOVUDIN Cần thông báo cho ngƣời bệnh biết dùng thuốc không theo đơn hoặc tự điều trị cũng có thể làm tăng nguy cơ độc tính. Các thông số cần theo dõi khi điều trị: Hemoglobin, hematocrit, bạch cầu, thể tích trung bình hồng cầu (MCV). Theo dõi các dấu hiệu lâm sàng, triệu chứng, những xét nghiệm về diễn biến của HIV để thay đổi chế độ điều trị. Mức CD4 và test thử tải lƣợng virus bằng phản ứng chuỗi polymerase RNA của HIV - 1 thƣờng có ích cho việc đánh giá hiệu quả điều trị trên lâm sàng. Nên thử lại sau 1 tháng và mỗi 3 - 4 tháng. Pha dung dịch tiêm Pha loãng liều dùng với dung dịch tiêm dextrose 5% để có nồng độ không lớn hơn 4 mg/ml. Tương tác thuốc Thuốc làm giảm chuyển hóa zidovudin: Atovaquon, methadon, probenecid, acid valproic. Thuốc làm giảm bài tiết zidovudin qua thận: Dapson, pentamidin và amphotericin B. Dùng đồng thời với những thuốc độc với thận, độc với tế bào hoặc thuốc gây suy tủy nhƣ: Dapson, pyrimethamin, ganciclovir, flucytosin, ribavirin, interferon, vincristin, vinblastin, doxorubicin sẽ làm tăng nguy cơ phản ứng có hại. Dùng đồng thời với paracetamol làm tăng tai biến về máu, tăng nguy cơ thiếu máu, giảm bạch cầu trung tính, đặc biệt khi dùng thời gian dài, có thể do giảm chuyển hóa zidovudin. Ðộ ổn định và bảo quản Bảo quản ở 15 - 25oC. Tránh ánh sáng. ZIDOVUDIN Sau khi pha loãng, dung dịch tiêm truyền bền vững 24 giờ ở nhiệt độ phòng hoặc 48 giờ nếu bảo quản trong tủ lạnh 2 - 8 oC. Nhƣng vì không có chứa chất bảo quản, các dung dịch đã pha loãng nên dùng trong vòng 8 giờ nếu để ở 25oC hoặc 24 giờ nếu bảo quản trong tủ lạnh, để giảm thiểu khả năng nhiễm khuẩn. Không dùng nếu dung dịch biến màu. Tương kỵ Không đƣợc trộn dung dịch tiêm zidovudin với các dung dịch sinh học hoặc dung dịch keo (thí dụ chế phẩm máu, dung dịch có chứa protein). Quá liều và xử trí Những trƣờng hợp quá liều cấp cả ở trẻ em lẫn ngƣời lớn, đã đƣợc thông báo ở mức liều lên tới 50 g. Triệu chứng: Buồn nôn, nôn. Thay đổi về máu thƣờng là nhất thời và không nặng. Một số ngƣời bệnh có những triệu chứng thần kinh trung ƣơng không đặc hiệu nhƣ nhức đầu, chóng mặt, ngủ lơ mơ, ngủ lịm và lú lẫn. Xử trí: Rửa dạ dày trong vòng 1 giờ hoặc cho dùng than hoạt Ðiều trị hỗ trợ: Truyền máu, dùng vitamin B12 giúp cho phòng thiếu máu, có thể điều trị co giật bằng diazepam hoặc lorazepam. Tăng thải trừ: Dùng nhiều liều than hoạt có thể có hiệu quả. Thẩm tách máu có thể loại đƣợc các chất chuyển hóa nhƣng không có hiệu quả với zidovudin và nói chung không phải là cách thƣờng dùng. Thông tin qui chế Thuốc độc bảng A.
File đính kèm:
- duoc_li_duoc_dong_hoc.pdf