Dược thư quốc gia Việt Nam

Acarbose là một tetrasacharid chống đái tháo đường, ức chế men alpha

- glucosidase ruột đặc biệt là sucrase, làm chậm tiêu hóa và hấp thu

carbohydrat. Kết quả là glucose máu tăng chậm hơn sau khi ăn, giảm

nguy cơ tăng glucose máu, và nồng độ glucose máu ban ngày dao

động ít hơn. Khi dùng liệu pháp một thuốc, acarbose làm giảm nồng độ

trung bình của hemoglobin glycosylat (vào khoảng 0,6 đến 1%). Giảm

hemoglobin glycosylat tương quan với giảm nguy cơ biến chứng vi

mạch ở người đái tháo đường. Acarbose không ức chế men lactase và

không gây mất dung nạp lactose.

Trái với các thuốc chống đái tháo đường sulfonylurê, acarbose không

làm tăng tiết insulin. Acarbose cũng không gây giảm glucose máu lúc

đói khi dùng đơn trị liệu ở người. Vì cơ chế tác dụng của acarbose và

của thuốc chống đái tháo đường sulfonylurê khác nhau, chúng có tác

dụng cộng hợp khi dùng phối hợp; acarbose cũng làm giảm tác dụng

tăng cân và giảm tác dụng hướng đến insulin của sulfonylurê. Tuy

nhiên, vì acarbose chủ yếu làm chậm hơn là ngăn cản hấp thu glucose,

thuốc không làm mất nhiều calo trong lâm sàng và không gây sụt cân ở

cả người bình thường và người đái tháo đường. Acarbose có thể thêm

vào để giúp cải thiện kiểm soát glucose máu ở người bệnh điều trị ít kết

quả bằng các liệu pháp thông thường

pdf 1574 trang dienloan 11281
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Dược thư quốc gia Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Dược thư quốc gia Việt Nam

Dược thư quốc gia Việt Nam
Dược thư quốc gia 
Việt Nam 
Biên tập và chỉnh lí từ tài liệu “Dược thư quốc gia Việt Nam 2002” 
của Bộ Y tế Việt Nam. 
2009 
Bs. Nguyễn Đình Tuấn 
Cao Đẳng Y tế Quảng Nam 
3/2/2009 
 MỤC LỤC 
ACARBOSE .................................................................................. 18 
ACETAZOLAMID ........................................................................... 23 
ACETYLCYSTEIN ........................................................................... 29 
ACICLOVIR .................................................................................. 36 
ACID ACETYLSALICYLIC (ASPIRIN) ................................................. 44 
ACID ASCORBIC (VITAMIN C) ........................................................ 52 
ACID BORIC ................................................................................ 58 
ACID CHENODEOXYCHOLIC ........................................................... 63 
ACID FOLIC ................................................................................. 67 
ACID IOPANOIC ........................................................................... 71 
ACID NALIDIXIC .......................................................................... 77 
ACID PARA – AMINOBENZOIC ........................................................ 83 
ACID SALICYLIC ........................................................................... 87 
ACID TRANEXAMIC ....................................................................... 92 
ACID VALPROIC ........................................................................... 99 
ADENOSIN ................................................................................ 108 
ALBENDAZOL ............................................................................. 113 
ALBUMIN................................................................................... 120 
ALCURONIUM CLORID ................................................................ 126 
ALDESLEUKIN ............................................................................ 130 
ALIMEMAZIN ............................................................................. 140 
ALPRAZOLAM ............................................................................. 149 
ALTEPLASE ................................................................................ 155 
AMANTADIN .............................................................................. 162 
AMBROXOL ................................................................................ 170 
AMIKACIN ................................................................................. 174 
AMILORID HYDROCLORID ........................................................... 182 
AMIODARON .............................................................................. 188 
AMITRIPTYLIN ........................................................................... 198 
AMLODIPIN ............................................................................... 207 
AMOXICILIN .............................................................................. 213 
 AMOXICILIN VÀ CLAVULANAT ...................................................... 220 
AMPHOTERICIN B ....................................................................... 232 
AMPICILIN................................................................................. 242 
AMPICILIN VÀ SULBACTAM .......................................................... 251 
ARTEMETHER ............................................................................. 261 
ARTEMISININ ............................................................................ 267 
ASPARAGINASE ......................................................................... 272 
ATAPULGIT ................................................................................ 281 
ATENOLOL ................................................................................. 285 
ATORVASTATIN.......................................................................... 294 
ATROPIN ................................................................................... 295 
AZATHIOPRIN ............................................................................ 301 
AZITHROMYCIN ......................................................................... 309 
AZTREONAM .............................................................................. 316 
BẠC SULFADIAZIN ..................................................................... 325 
BACITRACIN .............................................................................. 329 
BARI SULFAT ............................................................................. 334 
BECLOMETASON ........................................................................ 338 
BENAZEPRIL .............................................................................. 348 
BENZATHIN PENICILIN G ............................................................ 356 
BENZOYL PEROXID ..................................................................... 362 
BENZYL BENZOAT ...................................................................... 366 
BENZYLPENICILIN ...................................................................... 369 
BETAMETHASON ........................................................................ 380 
BETAXOLOL ............................................................................... 390 
BEZAFIBRAT .............................................................................. 398 
BIOTIN ..................................................................................... 403 
BIPERIDEN ................................................................................ 406 
BISACODYL ............................................................................... 412 
BISMUTH SUBCITRAT ................................................................. 416 
BLEOMYCIN ............................................................................... 421 
BROMOCRIPTIN ......................................................................... 428 
BUDESONID .............................................................................. 436 
 BUPIVACAIN HYDROCLORID ........................................................ 446 
BUPRENORPHIN ......................................................................... 454 
BUPIVACAIN HYDROCLORID ........................................................ 462 
CÁC CHẤT ỨC CHẾ HMG - CoA REDUCTASE (CÁC STATIN) .............. 470 
CÁC GONADOTROPIN ................................................................. 482 
CALCI CLORID ........................................................................... 492 
CALCI GLUCONAT....................................................................... 498 
CALCIFEDIOL ............................................................................. 506 
CALCITONIN .............................................................................. 511 
CAPREOMYCIN ........................................................................... 519 
CAPTOPRIL ................................................................................ 527 
CARBAMAZEPIN ......................................................................... 536 
CARVEDILOL.............................................................................. 546 
CEFACLOR ................................................................................. 552 
CEFADROXIL ............................................................................. 562 
CEFALEXIN ................................................................................ 570 
CEFALOTIN ................................................................................ 578 
CEFAMANDOL ............................................................................ 587 
CEFAPIRIN ................................................................................ 595 
CEFAZOLIN ............................................................................... 603 
CEFEPIM ................................................................................... 613 
CEFOPERAZON ........................................................................... 621 
CEFOTAXIM ............................................................................... 630 
CEFPIROM ................................................................................. 637 
CEFPODOXIM ............................................................................. 644 
CEFRADIN ................................................................................. 651 
CEFTAZIDIM .............................................................................. 658 
CEFTRIAXON ............................................................................. 667 
CEFUROXIM ............................................................................... 675 
CETIRIZIN HYDROCLORID ........................................................... 687 
CHORIONIC GONADOTROPIN ...................................................... 691 
CHYMOTRYPSIN ......................................................................... 701 
CICLOSPORIN ............................................................................ 705 
 CIMETIDIN ................................................................................ 713 
CINARIZIN ................................................................................ 721 
CIPROFLOXACIN ........................................................................ 725 
CISAPRID .................................................................................. 736 
CISPLATIN ................................................................................ 742 
CLARITHROMYCIN ...................................................................... 752 
CLINDAMYCIN............................................................................ 757 
CLOFAZIMIN .............................................................................. 764 
CLOFIBRAT ................................................................................ 770 
CLOMIPHEN/CLOMIFEN ............................................................... 776 
CLOMIPRAMIN HYDROCLORID ..................................................... 782 
CLONAZEPAM ............................................................................ 796 
CLONIDIN ................................................................................. 803 
CLORAL HYDRAT ........................................................................ 812 
CLORAMPHENICOL ..................................................................... 818 
CLORHEXIDIN ............................................................................ 830 
CLOROQUIN .............................................................................. 838 
CLOROTHIAZID .......................................................................... 847 
CLORPHENIRAMIN MALEAT .......................................................... 855 
CLORPROMAZIN HYDROCLORID ................................................... 862 
CLORPROPAMID ......................................................................... 875 
CLORTALIDON ........................................................................... 882 
CLOTRIMAZOL ........................................................................... 890 
CLOXACILIN .............................................................................. 894 
CODEIN PHOSPHAT .................................................................... 901 
COLCHICIN ............................................................................... 906 
COLISTIN .................................................................................. 913 
COTRIMOXAZOL ......................................................................... 922 
CROMOLYN ................................................................................ 931 
CYANOCOBALAMIN và HYDROXOCOBALAMIN ................................ 937 
CYCLOPHOSPHAMID ................................................................... 941 
CYCLOSERIN ............................................................................. 951 
CYTARABIN ............................................................................... 956 
 DACARBAZIN ............................................................................. 964 
DACTINOMYCIN ......................................................................... 970 
DALTEPARIN .............................................................................. 977 
DANTROLEN NATRI .................................................................... 986 
DAPSON .................................................................................... 993 
DAUNORUBICIN ....................................................................... 1000 
DEFEROXAMIN ......................................................................... 1007 
DEHYDROEMETIN ..................................................................... 1013 
DESMOPRESSIN ....................................................................... 1017 
DEXAMETHASON ...................................................................... 1026 
DEXTRAN 1 ............................................................................. 1036 
DEXTRAN 40 ............................................................................ 1040 
DEXTRAN 70 ............................................................................ 1048 
DEXTROMETHORPHAN .............................................................. 1055 
DEXTROPROPOXYPHEN ............................................................. 1060 
DIATRIZOAT ............................................................................ 1066 
DIAZEPAM ............................................................................... 1076 
DICLOFENAC ........................................................................... 1084 
DIETHYLCARBAMAZIN .............................................................. 1094 
DIFLUNISAL ............................................................................ 1101 
DIGITOXIN .............................................................................. 1109 
DIGOXIN ................................................................................. 1115 
DIHYDROERGOTAMIN ............................................................... 1122 
DILOXANID ............................................................................. 1129 
DILTIAZEM .............................................................................. 1132 
DIMERCAPROL ......................................................................... 1138 
DINATRI CALCI EDETAT ............................................................ 1143 
DIPHENHYDRAMIN ................................................................... 1149 
DIPIVEFRIN ............ ... ó tiền sử phản ứng giảm bạch cầu khi dùng thuốc, ngƣời 
bệnh điều trị bằng các thuốc ức chế tủy xƣơng, điều trị phóng xạ. 
Cần chú ý dùng liều thích hợp đối với ngƣời cao tuổi. 
Thời kỳ mang thai 
Ganciclovir có thể gây quái thai hay độc cho phôi khi dùng với liều dùng 
cho ngƣời. Kinh nghiệm về việc sử dụng ở ngƣời mang thai còn rất ít. 
Ganciclovir chỉ sử dụng trong thời kỳ có thai khi lợi ích hơn hẳn rủi ro có 
thể xảy ra với bào thai. Do khả năng tiềm ẩn gây đột biến của 
ganciclovir, phụ nữ ở tuổi sinh đẻ nên dùng biện pháp tránh thai khi 
điều trị bằng ganciclovir. Cũng vì lý do đó, nam giới cũng đƣợc khuyên 
dùng biện pháp tránh thai khi điều trị và trong 90 ngày sau khi ngừng 
điều trị. 
Thời kỳ cho con bú 
Không biết ganciclovir có thải trừ qua sữa mẹ không. Tuy vậy, do có 
nhiều thuốc bài tiết vào sữa và do ganciclovir gây quái thai hay ung thƣ 
trên động vật thực nghiệm, nên có thể xảy ra các phản ứng nghiêm 
trọng ở trẻ đang bú khi ngƣời mẹ dùng ganciclovir. Cần chỉ dẫn ngƣời 
mẹ ngừng cho con bú nếu họ đang dùng ganciclovir. Không đƣợc cho 
con bú trƣớc 72 giờ sau liều cuối cùng. 
Tác dụng không mong muốn (ADR) 
Ðộc tính lâm sàng của ganciclovir là giảm bạch cầu hạt, thiếu máu (20 - 
25%), giảm tiều cầu (6%), giảm bạch cầu trung tính (5% nếu uống, 
14% nếu tiêm). Giảm bạch cầu trung tính có thể xuất hiện ở tuần đầu 
hoặc tuần thứ 2 sau khi điều trị bằng ganciclovir. Ngƣời bệnh AIDS có 
nguy cơ giảm bạch cầu trung tính nhiều hơn so với ngƣời bệnh bị suy 
giảm miễn dịch khác. Ngƣời bệnh suy giảm miễn dịch do thuốc có nhiều 
nguy cơ bị giảm tiểu cầu hơn ngƣời bệnh AIDS. 
Thường gặp, ADR > 1/100 
 GANCICLOVIR 
Toàn thân: Sốt. 
Máu: Thiếu máu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu. 
Da: Ngoại ban. 
Gan: Tăng transaminase. 
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100 
Toàn thân: Run rẩy, chán ăn, chóng mặt, đau đầu. 
Máu: Tăng bạch cầu ƣa eosin. 
Tuần hoàn: Loạn nhịp, tăng huyết áp hoặc hạ huyết áp. 
Thần kinh: Suy nghĩ không bình thƣờng, mộng, mất điều vận, hôn mê, 
lú lẫn, mất ngủ, run, dễ kích động. 
Tiêu hóa: Táo bón, ỉa chảy, chảy máu, đau bụng, buồn nôn. 
Da: Rụng tóc, ngứa, mày đay. 
Hô hấp: Khó thở. 
Mắt: Tổn thƣơng võng mạc ở ngƣời bệnh AIDS, bị viêm võng mạc do 
nhiễm CMV. 
Phần khác: Ðau và viêm tĩnh mạch ở vùng tiêm, urê và creatinin huyết 
cao, giảm glucose huyết. 
Liều lượng và cách dùng 
Cách dùng: Ganciclovir chỉ đƣợc dùng bằng đƣờng truyền tĩnh mạch; 
nếu tiêm bắp hoặc tiêm dƣới da, mô sẽ bị kích ứng nặng vì pH của 
ganciclovir cao (khoảng 11). Phải truyền tĩnh mạch chậm với tốc độ 
hằng định trong ít nhất 1 giờ, dùng dung dịch có nồng độ không quá 10 
mg/ml, và ngƣời bệnh cần đƣợc cung cấp nƣớc đầy đủ để tránh tăng 
 GANCICLOVIR 
độc tính. Dùng thiết bị tiêm truyền có màng lọc với lỗ xốp 0,22 - 5 
micromet. Thuốc viên ganciclovir phải uống vào bữa ăn. 
Ðiều trị người bệnh viêm võng mạc do CMV, có chức năng thận bình 
thường. 
Ðiều trị khởi đầu: 
Tiêm truyền tĩnh mạch chậm trong 1 giờ, với tốc độ không đổi: 5 
mg/kg, 12 giờ/lần, dùng trong 14 - 21 ngày, sau đó điều trị duy trì. 
Không dùng đƣờng uống khi điều trị khởi đầu. 
Ðiều trị duy trì: 
Tiêm truyền tĩnh mạch chậm trong 1 giờ: 5 mg/kg/ngày, 1 lần/ngày, 
dùng trong 7 ngày/tuần hoặc 6 mg/kg/ngày, dùng 5 ngày/tuần. 
Uống: 1000 mg, 3 lần/ngày, uống vào bữa ăn hoặc 500 mg/lần, 6 
lần/ngày, cách nhau 3 giờ/lần, cùng với thức ăn. 
Ðối với ngƣời bệnh đang điều trị duy trì mà viêm võng mạc do CMV tiến 
triển hoặc tái phát thì nên bắt đầu lại bằng một đợt khác bằng tiêm 
truyền tĩnh mạch nhƣ đã làm trong điều trị khởi đầu. 
Phòng bệnh nhiễm CMV cho người bệnh bị nhiễm HIV giai đoạn cuối, 
chức năng thận bình thường. 
Uống: 1000 mg, 3 lần/ngày, cùng với thức ăn. 
Phòng bệnh nhiễm CMV cho người bệnh ghép cơ quan, có chức năng 
thận bình thường: Liều đầu tiên và liều duy trì giống nhƣ điều trị viêm 
võng mạc do CMV, trừ liệu trình khởi đầu 7 - 14 ngày. Thời gian dùng 
liều duy trì phụ thuộc vào triệu chứng lâm sàng và mức độ suy giảm 
miễn dịch (nhƣ phòng cho ngƣời bệnh ghép cơ quan có huyết thanh 
dƣơng tính với CMV, thời gian điều trị cần ít nhất 1 tháng). 
Người bệnh suy thận 
 GANCICLOVIR 
Tiêm truyền tĩnh mạch: 
Uống: 
Ðộ thanh thải creatinin là 50 - 69 ml/phút: 1500 mg/ngày một lần hoặc 
500 mg, 3 lần/ngày 
Ðộ thanh thải creatinin là 25 - 49 ml/phút: 1000 mg/ngày một lần hoặc 
500 mg, 2 lần/ngày; 
Ðộ thanh thải creatinin là 10 - 24 ml/phút: 500 mg/ngày một lần. 
Ðộ thanh thải creatinin dƣới 10 ml/phút: 500 mg /lần, 3 lần/tuần sau khi 
thẩm tách máu. 
Thẩm tách phúc mạc: Liều nhƣ liều dùng với độ thanh thải creatinin 
dƣới 10 ml/phút. 
Lọc máu động - tĩnh mạch hoặc tĩnh - tĩnh mạch liên tục: Dùng với liều 
2,5 mg/kg/lần, 24 giờ/lần. 
Chú ý: Tiêm truyền thuốc trong 1 giờ, vào tĩnh mạch có lƣu lƣợng máu 
cao vì thuốc có pH khá cao. 
Pha dung dịch tiêm truyền 
Ganciclovir tiêm truyền tĩnh mạch đƣợc hòa tan trong 10 ml nƣớc cất 
pha tiêm (50 mg/ml), và sau đó đƣợc pha loãng bằng dung dịch tiêm 
truyền natri clorid 0,9%, hoặc dung dịch dextrose 5%, hoặc dung dịch 
tiêm truyền Ringer hoặc Ringer lactat để có dung dịch chứa không quá 
10 mg/ml. Không đƣợc dùng nƣớc pha tiêm có chất bảo quản paraben 
vì có thể gây tủa. 
 GANCICLOVIR 
Dung dịch tiêm truyền phải dùng trong vòng 24 giờ để giảm nguy cơ 
nhiễm khuẩn. 
Tương tác thuốc 
Giảm tác dụng: Dùng didanosin 2 giờ trƣớc khi dùng ganciclovir làm 
giảm diện tích dƣới đƣờng cong (AUC) ở nồng độ ổn định của 
ganciclovir. 
Probenecid làm giảm thải trừ ganciclovir qua thận. 
Zidovudin và ganciclovir đều có tiềm năng giảm bạch cầu trung tính và 
gây thiếu máu, do đó gây tác dụng hiệp đồng có hại. 
Dùng đồng thời ganciclovir và imipenem - cilastatin có thể gây co giật. 
Ganciclovir đƣợc khuyến cáo không dùng cùng với các thuốc sau: 
Dapson, pentamidin, flucytosin, vincristin, vinblastin, adriamycin, 
amphotericin B, cotrimoxazol, vì có thể làm tăng độc tính của thuốc. 
Ðộ ổn định và bảo quản 
Bảo quản ở nhiệt độ dƣới 300C. 
Quá liều và xử trí 
Triệu chứng: Giảm bạch cầu trung tính, nôn, tăng tiết nƣớc bọt, ỉa có 
máu, giảm tế bào máu, teo tinh hoàn. 
Xử trí: Ðiều trị hỗ trợ; thẩm tách máu (có thể loại khoảng 50% số 
thuốc); ngừng thuốc và truyền dịch nếu cần thiết. Có thể xét đến việc 
dùng yếu tố tăng trƣởng tạo máu. 
Thông tin qui chế 
Ganciclovir dạng tiêm, dạng uống phải kê đơn và bán theo đơn. 
 GEMFIBROZIL 
GEMFIBROZIL 
Tên chung quốc tế: Gemfibrozil. 
Mã ATC: C10A B04. 
Loại thuốc: Thuốc chống tăng lipid huyết. 
Dạng thuốc và hàm lượng 
Nang: 300 mg, viên nén: 600 mg. 
Dược lý và cơ chế tác dụng 
Gemfibrozil là một chất tƣơng tự acid fibric không có halogen, và là 
thuốc chống tăng lipid huyết. Gemfibrozil làm giảm nồng độ lipoprotein 
giàu triglycerid, nhƣ VLDL (lipoprotein tỷ trọng rất thấp), tăng nhẹ nồng 
độ HDL (lipoprotein tỷ trọng cao) và có tác dụng khác nhau trên LDL 
(lipoprotein tỷ trọng thấp). Tác dụng trên nồng độ VLDL có thể chủ yếu 
do tăng hoạt tính của lipoprotein lipase, đặc biệt trong cơ, dẫn đến tăng 
thủy phân lƣợng triglycerid trong VLDL và tăng dị hóa VLDL. Gemfibrozil 
còn làm thay đổi thành phần của VLDL do làm giảm sản sinh ở gan 
apoC - III là chất ức chế hoạt tính của lipoprotein lipase, và cũng làm 
giảm tổng hợp triglycerid trong VLDL ở gan. 
Cùng với tác dụng trên lipid máu, gemfibrozil còn có tác dụng giảm kết 
tập tiểu cầu, nên làm giảm nguy cơ về bệnh tim mạch. 
Tác dụng lâm sàng của gemfibrozil hoặc của bất cứ thuốc acid fibric nào 
khác trên nồng độ lipoprotein phụ thuộc vào tình trạng ban đầu của 
lipoprotein tùy theo tăng hoặc không tăng lipoprotein huyết. Ngƣời tăng 
lipid máu đồng hợp tử apoE2/apoE2 đáp ứng tốt nhất với liệu pháp 
gemfibrozil. Nồng độ cao triglycerid và cholesterol có thể giảm mạnh, 
và bệnh u vàng phát ban nhiều cục và u vàng gan bàn tay có thể giảm 
 GEMFIBROZIL 
hoàn toàn. Cũng có tác dụng tốt trên đau thắt ngực và tập tễnh cách 
hồi. 
Liệu pháp gemfibrozil ở ngƣời tăng triglycerid huyết nhẹ (ví dụ, 
triglycerid < 400 mg/dl) tức 4,5 mmol/lít thƣờng gây giảm nồng độ 
triglycerid 50% hoặc hơn, và tăng nồng độ HDL cholesterol 15% đến 
25%, đặc biệt ở ngƣời tăng lipid huyết kết hợp có tính gia đình. 
Gemfibrozil có tác dụng tốt ở ngƣời tăng triglycerid huyết nặng và có 
hội chứng vi chylomicron huyết. Trong khi liệu pháp đầu tiên là phải loại 
trừ chất béo khỏi chế độ ăn với mức tối đa có thể đƣợc, thì gemfibrozil 
giúp vừa làm tăng hoạt tính của lipoprotein lipase vừa làm giảm tổng 
hợp triglycerid ở gan. Ở ngƣời bệnh này, liệu pháp duy trì với 
gemfibrozil có thể giữ nồng độ triglycerid dƣới 600 đến 800 mg/dl tức 
6,8 - 9 mmol/lít để dự phòng biến chứng viêm tụy và u vàng phát ban. 
Dược động học 
Gemfibrozil đƣợc hấp thu nhanh và nhiều (khả dụng sinh học: 98 ± 1%) 
khi uống trong bữa ăn, nhƣng kém hơn nếu uống lúc đói. Ðạt nồng độ 
đỉnh huyết tƣơng trong vòng 2 đến 4 giờ. Hơn 97% gemfibrozil gắn với 
protein huyết tƣơng. Nửa đời là 1,1 ± 0,2 giờ. Thuốc phân bố rộng và 
nồng độ trong gan, thận và ruột cao hơn nồng độ trong huyết tƣơng. 
Thể tích phân bố: 0,14 ± 0,03 lít/kg. Gemfibrozil bài tiết chủ yếu dƣới 
dạng chất liên hợp glucuronid; 60 đến 90% liều uống bài tiết trong nƣớc 
tiểu, và lƣợng nhỏ hơn trong phân. Sự bài tiết gemfibrozil ở ngƣời suy 
thận tuy có giảm, nhƣng giảm ít hơn so với những fibrat khác. Ðộ thanh 
thải: 1,7 ± 0,4 ml/phút/kg. 
Chỉ định 
Gemfibrozil là thuốc chọn lọc để điều trị tăng lipid huyết đồng hợp tử 
apoE2/apoE2 (tăng lipoprotein - huyết typ III). Tăng triglycerid huyết 
vừa và nặng có nguy cơ viêm tụy. Tăng lipid huyết kết hợp có tính gia 
đình, có nồng độ VLDL cao; nếu nồng độ LDL cao, có chỉ định dùng 
thêm thuốc ức chế HMG CoA reductase liều thấp. 
 GEMFIBROZIL 
Gemfibrozil chỉ đƣợc chỉ định để điều trị tăng lipid huyết và làm giảm 
nguy cơ bệnh mạch vành trong tăng lipid huyết typ IIb không có tiền sử 
hoặc triệu chứng hiện tại của bệnh mạch vành, mà không đáp ứng với 
chế độ ăn kiêng, luyện tập, giảm cân hoặc việc dùng thuốc khác một 
mình và có bộ ba triệu chứng: HDL cholesterol thấp, LDL - cholesterol 
tăng và triglycerid tăng. 
Gemfibrozil đƣợc chỉ định trong điều trị tăng lipid huyết tiên phát nặng 
(tăng lipid huyết typ IV và V) có nguy cơ bệnh động mạch vành, đau 
bụng điển hình của viêm tụy, không đáp ứng với chế độ ăn kiêng hoặc 
những biện pháp khác một mình. Gemfibrozil không có tác dụng với 
tăng lipid huyết typ I. 
Chống chỉ định 
Rối loạn chức năng thận hoặc gan, bệnh túi mật, xơ gan mật tiên phát. 
Quá mẫn với gemfibrozil hoặc bất cứ thành phần nào. Không dùng 
gemfibrozil cho phụ nữ mang thai và trẻ em. 
Thận trọng 
Bắt đầu điều trị: Làm các xét nghiệm để biết chắc nồng độ lipid thực sự 
không bình thƣờng. Trƣớc khi tiến hành điều trị với gemfibrozil, phải cố 
gắng kiểm soát lipid huyết thanh bằng chế độ ăn thích hợp, luyện tập, 
giảm cân ở ngƣời béo phì, và kiểm soát những bệnh khác nhƣ đái tháo 
đƣờng và giảm năng tuyến giáp đang góp phần gây những bất thƣờng 
về lipid. 
Trong khi điều trị: Ðịnh kỳ xét nghiệm lipid huyết thanh, và ngừng 
thuốc nếu tác dụng trên lipid không thoả đáng sau 3 tháng điều trị. 
Khi ngừng gemfibrozil, cần có chế độ ăn kiêng gây giảm lipid huyết 
thanh thích hợp và theo dõi lipid huyết thanh cho tới khi ngƣời bệnh ổn 
định, vì nồng độ triglycerid và cholesterol huyết thanh có thể tăng trở 
lại mức ban đầu. 
 GEMFIBROZIL 
Thời kỳ mang thai 
Gemfibrozil qua nhau thai. Không có công trình nghiên cứu đầy đủ và có 
kiểm chứng dùng gemfibrozil cho phụ nữ mang thai; không đƣợc dùng 
gemfibrozil trong thời kỳ mang thai. 
Thời kỳ cho con bú 
Không biết gemfibrozil có phân bố vào trong sữa ngƣời hay không. Vì 
gemfibrozil có khả năng gây những ADR nghiêm trọng trên trẻ nhỏ bú 
sữa mẹ, nên tránh không cho con bú. 
Tác dụng không mong muốn (ADR) 
ADR của gemfibrozil nói chung ít gặp và nhẹ, tuy nhiên, vì có những 
điểm giống nhau về hóa học, dƣợc lý và lâm sàng với clofibrat, nên 
gemfibrozil có thể có cùng ADR nhƣ clofibrat. Những ADR thƣờng gặp 
của gemfibrozil ở đƣờng tiêu hóa đôi khi khá nặng đến mức phải ngừng 
thuốc. 
Thường gặp, ADR > 1/100 
Tiêu hóa: Khó tiêu, đau bụng, ỉa chảy, buồn nôn, nôn, táo bón, viêm 
ruột thừa cấp tính. 
Gan: Sỏi mật. 
Thần kinh trung ƣơng: Mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu. 
Da: Eczema, ban. 
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100 
Tim mạch: Rung nhĩ. 
Thần kinh trung ƣơng: Tăng cảm, chóng mặt, ngủ lơ mơ, buồn ngủ, 
trầm cảm. 
 GEMFIBROZIL 
Tiêu hóa: Ðầy hơi. 
Thần kinh, cơ và xƣơng: Dị cảm. 
Mắt: Nhìn mờ. 
Hướng dẫn cách xử trí ADR 
Những ADR nặng về tiêu hóa có thể cần phải ngừng dùng gemfibrozil. 
Khi ngƣời bệnh đang dùng gemfibrozil than phiền về đau cơ, sờ ấn đau, 
hoặc yếu cơ, cần phải đánh giá nhanh chóng về viêm cơ; qua xác định 
nồng độ creatine kinase. Nếu nghi ngờ hoặc chẩn đoán có viêm cơ, phải 
ngừng dùng gemfibrozil. 
Phải làm những xét nghiệm chẩn đoán thích hợp nếu xuất hiện những 
dấu hiệu nghi là có liên quan với hệ gan mật. Thăm dò chức năng gan 
và làm công thức máu 3 - 6 tháng sau khi bắt đầu liệu pháp gemfibrozil 
rồi sau đó làm xét nghiệm hàng năm. Phải ngừng dùng gemfibrozil và 
không tiếp tục dùng lại nếu kết quả xét nghiệm chức năng gan tăng đều 
đặn hoặc tăng quá mức, hoặc có những bất thƣờng đáng kể; những kết 
quả xét nghiệm bất thƣờng nói chung hồi phục đƣợc. Nếu thấy có sỏi 
mật, phải ngừng dùng gemfibrozil. 
Liều lượng và cách dùng 
Gemfibrozil đƣợc dùng uống. Liều thƣờng dùng cho ngƣời lớn là 600 mg 
ngày 2 lần, uống 30 phút trƣớc các bữa ăn sáng và chiều. Phải ngừng 
thuốc sau 3 tháng nếu nồng độ lipoprotein huyết thanh không tốt lên 
đáng kể. 
Tương tác thuốc 
Thuốc chống đông, dẫn xuất coumarin hoặc indandion: Dùng đồng thời 
với gemfibrozil có thể làm tăng đáng kể tác dụng chống đông của những 
thuốc này; cần phải hiệu chỉnh liều thuốc chống đông dựa trên xét 
nghiệm thời gian prothrombin thƣờng xuyên. 
 GEMFIBROZIL 
Chenodesoxycholique hoặc ursodesoxycholique: Tác dụng có thể giảm 
khi dùng đồng thời những thuốc này với gemfibrozil, là chất có xu 
hƣớng làm tăng bão hòa cholesterol ở mật. 
Lovastatin: Dùng đồng thời với gemfibrozil có thể làm tăng nguy cơ tiêu 
cơ vân: tăng đáng kể nồng độ creatine kinase, và myoglobin niệu dẫn 
đến suy thận cấp; có thể phát hiện sớm là 3 tuần và muộn là vào tháng 
sau khi bắt đầu liệu pháp phối hợp; theo dõi creatin kinase không dự 
phòng đƣợc bệnh cơ nặng hoặc thƣơng tổn thận. 
Ðộ ổn định và bảo quản 
Bảo quản gemfibrozil trong đồ đựng kín ở nhiệt độ dƣới 30oC. 
Quá liều và xử trí 
Các triệu chứng quá liều gồm đau bụng, ỉa chảy, buồn nôn, nôn. Ðiều 
trị quá liều gemfibrozil gồm điều trị triệu chứng và hỗ trợ. Trƣờng hợp 
quá liều gemfibrozil cấp tính, phải làm sạch dạ dày ngay bằng gây nôn 
hoặc rửa dạ dày. 
Thông tin qui chế 
Thuốc độc bảng B. 
Thành phẩm giảm độc: Thuốc viên có hàm lƣợng tối đa là 300 mg. 

File đính kèm:

  • pdfduoc_thu_quoc_gia_viet_nam.pdf