Giáo trình Kế toán tài chính 1 - Trường Đại học SPKT Hưng Yên
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 . 3
TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP . 3
1.1. Tổng quan về kế toán tài chính 1 1
1.2. Vai trò, nhiệm vụ của kế toán tài chính trong doanh nghiệp . 5
1.2.1 Khái niệm . 5
1.2.2. Vai trò . 5
1.2.3. Các yêu cầu có bản đối với kế toán tài chính . 5
1.2.4. Nhiệm vụ kế toán . 6
1.3. Những khái niệm và nguyên tắc kế toán tài chính . 6
1.3.1.Các khái niệm . 6
1.3.2. Các nguyên tắc kế toán cơ bản . 7
1.4. Tổ chức công tác kế toán tài chính trong doanh nghiệp . 8
1.4.1. Nguyên tắc tổ chức kế toán tài chính trong doanh nghiệp . 8
1.4.2. Nội dung tổ chức công tác kế toán tài chính trong doanh nghiệp . 9
CHƯƠNG 2KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU . 29
2.1. Kế toán vốn bằng tiền . 29
2.1.1. Nhiệm vụ của kế toán . 29
2.1.2. Kế toán tiền mặt . 29
2.1.2.1 Nguyên tắc kế toán . 29
2.2. Kế toán các khoản phải thu . 43
2.2.1. Kế toán phải thu của khách hàng . 44
2.2.2 Kế toán thuế giá trị gia tăng được khấu trừ . 49
2.2.3. Kế toán Phải thu nội bộ . 52
2.2.4. Kế toán Phải thu khác . 56
2.3. Kế toán các khoản tạm ứng và trả trước . 61
2.3.1. Kế toán các khoản tạm ứng . 61
2.3.2. Kế toán Chi phí trả trước . 62
2.3.3. Kế toán Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược . 67
BÀI TẬP ÔN TẬP CHƯƠNG 2 . 69
CHƯƠNG 3: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ . 74
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Kế toán tài chính 1 - Trường Đại học SPKT Hưng Yên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA KINH TẾ ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 1 (Tài liệu lưu hành nội bộ) Hưng Yên 1 MỤC LỤC CHƯƠNG 1 ............................................................................................................... 3 TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP ...................... 3 1.1. Tổng quan về kế toán tài chính 11 1.2. Vai trò, nhiệm vụ của kế toán tài chính trong doanh nghiệp ........................ 5 1.2.1 Khái niệm .......................................................................................................... 5 1.2.2. Vai trò ............................................................................................................... 5 1.2.3. Các yêu cầu có bản đối với kế toán tài chính ................................................. 5 1.2.4. Nhiệm vụ kế toán ............................................................................................. 6 1.3. Những khái niệm và nguyên tắc kế toán tài chính ......................................... 6 1.3.1.Các khái niệm ................................................................................................... 6 1.3.2. Các nguyên tắc kế toán cơ bản ....................................................................... 7 1.4. Tổ chức công tác kế toán tài chính trong doanh nghiệp ................................ 8 1.4.1. Nguyên tắc tổ chức kế toán tài chính trong doanh nghiệp ........................... 8 1.4.2. Nội dung tổ chức công tác kế toán tài chính trong doanh nghiệp ............... 9 CHƯƠNG 2KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU .... 29 2.1. Kế toán vốn bằng tiền ..................................................................................... 29 2.1.1. Nhiệm vụ của kế toán .................................................................................... 29 2.1.2. Kế toán tiền mặt ............................................................................................. 29 2.1.2.1 Nguyên tắc kế toán ....................................................................................... 29 2.2. Kế toán các khoản phải thu ............................................................................ 43 2.2.1. Kế toán phải thu của khách hàng ................................................................ 44 2.2.2 Kế toán thuế giá trị gia tăng được khấu trừ .................................................... 49 2.2.3. Kế toán Phải thu nội bộ .................................................................................. 52 2.2.4. Kế toán Phải thu khác ................................................................................... 56 2.3. Kế toán các khoản tạm ứng và trả trước ............................................................ 61 2.3.1. Kế toán các khoản tạm ứng .......................................................................... 61 2.3.2. Kế toán Chi phí trả trước .............................................................................. 62 2.3.3. Kế toán Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược .................................................. 67 BÀI TẬP ÔN TẬP CHƯƠNG 2 ............................................................................ 69 CHƯƠNG 3: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ ......... 74 2 3.1. Những vấn đề chung về kế toán nguyên vật liệu và công cụ, dụng cụ trong doanh nghiệp sản xuất ................................................................................................. 74 3.1.1. Khái niệm và đặc điểm của nguyên vật liệu( NVL) và công cụ dụng cụ (CCDC) .......................................................................................................................... 74 3.1.2. Nhiệm vụ của kế toán ................................................................................... 74 3.2. Phân loại, đánh giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ................................. 75 3.2.1. Phân loại NVL, CCDC ................................................................................. 75 3.2.2. Đánh giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ................................................ 77 3.3. Kế toán chi tiết NVL, CCDC ......................................................................... 79 3.3.1 Chứng từ sử dụng .......................................................................................... 79 3.3.2 Sổ kế toán chi tiết NVL, CCDC ..................................................................... 79 3.3.3 Các phương pháp kế toán chi tiết NVL, CCDC ........................................... 79 3.4. Kế toán tổng hợp NVL, CCDC theo phương pháp kê khai thường xuyên 85 3.4.1. Tài khoản sử dụng ........................................................................................ 86 3.4.2. Phương pháp hạch toán ............................................................................... 88 3.5. Kế toán toán tổng hợp NVL, CCDC theo phương pháp kiểm kê định kỳ 97 3.5.1. Tài khoản sử dụng ........................................................................................ 98 3.5.2. Phương pháp hạch toán ............................................................................... 99 3.6. Các nghiệp vụ kinh tế khác về NVL, CCDC .............................................. 100 3.6.1. Kế toán NVL, CCDC thuê chế biến ........................................................... 100 3.6.2. Kế toán NVL, CCDC thừa thiếu khi kiểm kê ............................................ 101 3.6.3. Kế toán đánh giá lại NVL, CCDC .............................................................. 102 BÀI TẬP ÔN TẬP CHƯƠNG 3 ......................................................................... 103 CHƯƠNG 4: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH .................................................. 110 4.1. Khái niệm, đặc điểm, nhiệm vụ kế toán TSCĐ .......................................... 110 4.1.1. Khái niệm, tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ ..................................................... 110 4.1.2. Đặc điểm và yêu cầu quản lý ...................................................................... 111 4.1.3. Nhiệm vụ của kế toán TSCĐ ...................................................................... 111 4.2. Đánh giá và phân loại TSCĐ ...................................................................... 112 4.2.1. Đánh giá TSCĐ .......................................................................................... 112 4.2.2. Phân loại TSCĐ .......................................................................................... 116 4.3. Kế toán chi tiết TSCĐ ................................................................................. 118 3 4.3.1. Chứng từ kế toán sử dụng ........................................................................... 118 4.3.2. Xác định đối tượng ghi TSCĐ..................................................................... 119 4.3.3. Nội dung kế toán chi tiết TSCĐ ................................................................. 119 4.4. Kế toán tổng hợp tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình ... 119 4.4.1. Kết cấu tài khoản ......................................................................................... 119 4.4.2. Phương pháp kế toán .................................................................................. 121 4.5. Kế toán sửa chữa TSCĐ ................................................................................ 133 4.5.1. Kế toán sửa chữa thường xuyên TSCĐ ...................................................... 134 4.5.2. Kế toán sửa chữa lớn TSCĐ ....................................................................... 135 4.6. Kế toán khấu hao và hao mòn TSCĐ .......................................................... 137 4.6.1. Nội dung Khấu hao tài sản cố định ............................................................ 137 4.6.2. Phương pháp Kế toán khấu hao TSCĐ ...................................................... 143 4.7. Kế toán TSCĐ đi thuê ................................................................................... 145 4.7.1. Kế toán TSCĐ đi thuê tài chính ................................................................ 145 4.7.2. Kế toán TSCĐ đi thuê hoạt động ............................................................... 148 BÀI TẬP ÔN TẬP CHƯƠNG 4 .......................................................................... 150 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 157 CHƯƠNG 1 TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Tổng quan về kế toán tài chính 1 1.1.1. Vị trí của học phần Học phần kế toán tài chính 1 là môn chuyên ngành của chương trình đào tạo trình độ đại học và cao đẳng ngành kế toán của khoa Kinh tế - Trường ĐHSP Kỹ thuật Hưng Yên. Kế toán tài chính 1 cung cấp những kiến thức tổng hợp về kế toán tài chính và sự vận dụng thực tiễn trong các doanh nghiệp của nó như: Những khái niệm và phương pháp hạch toán về tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp; kế toán vốn bằng tiền, kế toán nguyên vật liệu và kế toán tài sản cố định 1.1.2.Mục tiêu của học phần Học xong học phần này, người học có khả năng: * Về kiến thức: 4 + Hiểu được các khái niệm, đặc điểm vai trò, nhiệm vụ của các yếu tố vốn bằng tiền, nguyên vật liệu, tài sản cố định. + Trình bày được kết cấu tài khoản, phương pháp hạch toán của các tài khoản vốn bằng tiền, nguyên vật liệu, tài sản cố định. * Về kỹ năng: + Hạch toán được các nghiệp vụ kế toán phát sinh trong công tác kế toán vốn bằng tiền, nguyên vật liệu và tài sản cố định; + Ứng dụng những vấn đề lý thuyết được trình bày trong học phần vào việc hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp. * Về thái độ: Rèn luyện khả năng tư duy, tính cẩn thận, trung thực trước các vấn đề kế toán. 1.1.3 Đối tượng nghiên cứu Kế toán tài chính 1 tập trung nghiên cứu về tổ chức công tác kế toán nói chung bao gồm tổ chức chứng từ, tổ chức tài khoản, tổ chức bộ máy và tổ chức ghi sổ kế toán; nghiên cứu các phần hành cơ bản như kế toán vốn bằng tiền, kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và kế toán tài sản cố định. 1.1.4 Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp khoa học: Quan sát, lý thuyết và tiếp tục quan sát + Quan sát: Mục đích quan sát là phát triển các lý thuyết nên trong quá trình quan sát, các nhà khoa học thường chú ý: Thứ nhất, họ định nghĩa các từ ngữ sao cho chúng được hiểu theo một nghĩa và bao hàm được tất cả các kết quả quan sát. Các từ ngữ này là các khái niệm, thuật ngữ chuyên môn để phân biệt với từ ngữ thông dụng. Thứ hai, họ thu thập số liệu về hiện tượng quan sát + Lý thuyết: Thực chất là các quan điểm, nhận định về các hiện tượng quan sát được trong tự nhiên và xã hội. + Tiếp tục quan sát: Đối với các lý thuyết kinh tế, chúng ta buộc phải chấp nhận cái gọi là quy luật thống kê. Quy luật này nói lên rằng, một lý thuyết chỉ cần đúng với một số lớn các hiện tượng chứ không nhất thiết phải đúng với các hiện tượng. Việc kiểm định lý thuyết đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục quan sát. Nếu kết quả quan sát cho thấy một lý thuyết đúng với mọi hiện tượng hoặc số lớn các hiện tượng, chúng ta khẳng định rằng nó đúng và ngược lại nếu thấy một lý thuyết nó không đúng với mọi hiện tượng hoặc chỉ đúng với số nhỏ các hiện tượng chúng ta nói rằng chúng không đúng và bác bỏ chúng. - Vai trò của các giả định 5 Mục đích của các giả định là đơn giản hóa hiện thực nên việc chọn giả định nào thực sự là một nghệ thuật trong tư duy khoa học. Các nhà khoa học nói chung và nhà kinh tế nói riêng sử dụng các giả định khác nhau để lý giải các vấn đề khác nhau. 1.2. Vai trò, nhiệm vụ của kế toán tài chính trong doanh nghiệp 1.2.1 Khái niệm Theo luật kế toán: Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động. - Kế toán tài chính: Là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính bằng BCTC cho đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin của doanh nghiệp. - Kế toán quản trị: Là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ doanh nghiệp. 1.2.2. Vai trò Kế toán là công cụ quan trọng trong công tác quản lývà điều hành các hoạt động kinh tế tài chính Kế toán cung cấp thông tin kinh tế tài chính của đơn vị kế toán cho các đối tượng sử dụng thông tin. Thông qua quá trình thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin của kế toán là cơ sở để kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, kiểm tra việc chấp hành các chính sách, chế độ về quản lý kinh tế tài chính. 1.2.3. Các yêu cầu có bản đối với kế toán tài chính Trung thực: Các thông tin và số liệu kế toán phải đư ợc ghi chép và báo cáo trên cơ sở các bằng chứng đầy đủ khách quan và đúng với thực tế về hiện trạng, bản chất nội dung và giá trị nghiệp vụ kinh tế phát sinh Khách quan: Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo, đúng với thực tế không bị xuyên tạc, không bị bóp méo Đầy đủ: Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh lien quan đến kỳ kế toán, phải được ghi chép báo cáo đầy đủ không bị bỏ sót Kịp thời: Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo kịp thời, đúng hoặc trước thời hạn quy định không được chậm trễ Dễ hiểu: Các thông tin và số liệu kế toán trình bày trong báo cáo tài chính phải rõ rang, dễ hiểu đối với người sử dụng. Thông tin về những vấn đề phức tạp trong báo cáo tài chính phải được trình bày trong phần thuyết minh. Có thể so sánh được: Các thông tin và số liệu kế toán giữa các kỳ kế toán trong một doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp chỉ có thể so sánh được khi tính toán và trình bày nhất quan 6 1.2.4. Nhiệm vụ kế toán Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán. Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về kế toán. Phân tích thông tin, số liệu kế toán tham mưu đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và ra quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán. Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật. 1.3. Những khái niệm và nguyên tắc kế toán tài chính 1.3.1.Các khái niệm Đơn vị kế toán Đơn vị kế toán là những đối tượng áp dụng luật kế toán có lập BCTC. Bao gồm: - Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí NSNN - Đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí NSNN - Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam, chi nhánh và văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Na ... ành, số còn lại DN đã thanh toán bằng tiền gửi thuộc nguồn vốn khấu hao cơ bản. 7. Gửi một thiết bị SX đi tham gia liên doanh dài hạn với công ty B, nguyên giá 300.000; giá trị hao mòn lũy kế 55.000. Giá trị vốn góp được công ty B ghi nhận là 310.000; tương đương 10% quyền kiểm soát. 8. Trích khấu hao TSCĐ dùng ở bộ phận SX: 85.000 (trong đó, khấu hao TSCĐ hữu hình: 70.000, vô hình: 15.000), TSCĐ hữu hình dùng ở bộ phận bán hàng: 10.000. TSCĐ hữu hình dùng ở bộ phận quản lý DN: 20.000. Yêu cầu: 1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh 2. Xác định các chỉ tiêu sau: 151 - Nguyên giá TSCĐ đầu kỳ, tăng, giảm trong kỳ và dư cuối kỳ Cho biết căn cứ và cách thức xác định các chỉ tiêu trên. Bài số 2: Tài liệu tại một DN tháng 8/N ( 1.000đ) I. Số dư đầu tháng trên một số TK: - TK 242 : 45.000 trong đó + Chi phí sửa chữa lớn thiết bị H dùng cho SX còn lại chưa phân bổ 20.000 + Tiền thuê cửa hàng còn lại chưa phân bổ: 30.000 - TK 335: 70.000 trong đó + Trích trước chi phí sửa chữa lớn thiết bị I dùng cho SX 21.000 + Trích trước chi phí sửa chữa lớn thiết bị K dùng cho QL: 28.000 + Trích trước tiền thuê văn phòng đại diện 21.000 II. Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng: 1. Công nhân bộ phận sản xuất tiến hàng sửa chữa bảo dưỡng một thiết bị sản xuất và đã hoàn thành trong tháng. Chi phí bao gồm: - Phụ tùng thay thế: 200 - VLP : 50 - Tiền lương: 500 - Các khoản trích theo lương( BHXH, BHYT, KPCĐ) tính vào chi phí theo quy định: 19% 2. Thuê ngoài sửa chữa thương xuyên TSCĐ của bộ phận bán hàng và đã hoàn thành trong tháng. Chi phí sửa chữa đã trả bằng tiền mặt ( cả thuế GTGT 10%) là 210 3. Tiến hnàh trích trước chi phí sữa chữa lớn theo kế hoạch của thiết bị K 40.000 và trích trước tiền thuê văn phòng đại diện: 30.000 4. Phân bổ chi phí sữa chữa lớn thiết bị H 10.000; tiền thuê cửa hàng 15.000 5. Tiến hành sửa chữa lớn đột xuất thiết bị L và đã hoàn thành trong tháng. Chi phí sửa chữa bao gồm: - Phụ tùng thay thế: 10.000 - VLP : 500 - Tiền lương: 2.000 - Các khoản trích theo lương( BHXH, BHYT, KPCĐ) tính vào chi phí theo quy định: 19% - Dịch vụ mua ngoài đã trả bằng tiền mặt ( cả thuế GTGT 10%) 2.200 Kế toán tiên hành phân bổ 50% chi phí sửa chữa thực tế, còn lại sẽ phân bổ trong năm(N+1) 6. Tiến hành sữa chữa lớn thiết bị I và đã hoàn thành trong tháng. Chi phí sữa chữa bao gồm - Phụ tùng thay thế: 16.000 - Tiền công sửa chữa phải trả công ty A ( Cả thuế GTGT 5%) 6.300 152 - Chi phí khác đã trả băng tiền mặt ( Cả thuế GTGT 10%) 4.400. Phế liệu thu hồi nhập kho 500 7. Tiến hành sửa chữa nâng cấp văn phòng quản lý công ty bằng nguồn vốn đầu tư XDCB và đã hoàn thành trong tháng. Chi phí sữa chữa bao gồm: - Phụ tùng thay thế: 16.000 - Vật liệu XDCB : 100.000 - Tiền lương CN sửa chữa 16.000 - Các khoản trích theo lương( BHXH, BHYT, KPCĐ) tính vào chi phí theo quy định: 19% - Chi phí khác đã trả băng tiền mặt ( Cả thuế GTGT5%) 4.400. Phế liệu bán thu bằng tiền mặt (cả thuế GTGT 10%) 2.200 8. TRích trước chi phí sửa chữa lớn phân xưởng sản xuất theo kế hoạch 30.000 Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ phát sinh Giả sử chi phí sửa chữa thực tế thiết bị I ( NV6) là 20.000 thì phần chênh lệch được xử lý như thế nào? Bài số 3 Có tài liệu tại một DN trong tháng 11/N (1.000 đồng): 1. Dùng quỹ đầu tư phát triển mua một ô tô vận tải theo tổng giá thanh toán 385.000 (trong đó thuế GTGT 35.000). Chi phí mới chi ra để chạy thử, giao dịc là 2.000. Toàn bộ tiền mua và chi phí liên quan đã chi bằng tiền gửi ngân hàng. 2. Nhượng bán một ô tô vận tải cho công ty Q theo giá thanh toán (cả thuế GTGT 10%) là 165.000, chưa thu tiền. Được biết nguyên giá ô tô 285.000, giá trị hao mòn lũy kế 145.000. 3. Tiến hành thanh lý một nhà kho, nguyên giá 300.000, giá trị hao mòn lũy kế 265.000. Phế liệu thu hồi bán thu bằng tiền mặt (cả thuế GTGT 10%) là 15.400. Chi phí thanh lý đã chi bằng tiền mặt 1.000. 45. Mua một thiết bị SX của công ty N theo tổng giá thanh toán (cả thuế GTGT 10%) là 495.000. Công ty đã vay dài hạn để thanh toán 50%, số còn lại sau khi trừ chiết khấu thanh toán 1% được hưởng tính trên tổng giá thanh toán, đơn vị đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng thuộc vốn đầu tu XDCB. 5. Nhượng bán một TSCĐ hữu hình dùng cho bộ phận quản lý, nguyên giá 70.000, hao mòn 30.000. Giá bán được người mua (công ty L) chấp nhận 50.600 (trong đó thuế GTGT 4.600). Chi phí bỏ ra sửa chữa thuê ngoài trước khi nhượng bán gồm giá trị phụ tùng xuất kho 5.000; tiền công sửa chữa (cả thuế GTGT 10%) là 3.960 đã trả bằng tiền mặt. 6. Người nhận thầu (công ty X) bàn giao cho DN một khu nhà xưởng mới. Tổng số tiền phải trả theo hợp đồng gồm cả thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ với thuế 153 xuất 10% là 379.500. Số tiền DN đã ứng cho người nhận thầu tính đến thời điểm bàn giao là 150.000. Sau khi giữ 5% giá trị công trình để bản hành , số còn lại DN đã thanh toán bằng chuyển khoản. Được biết TSCĐ này đầu tư bằng nguồn vốn khấu hao cơ bản. 7. Người nhận thầu sửa chữa lớn bàn giao một thiết bị SX đã sửa song theo giá phải trả (cả thuế GTGT 10%) là 11.000. DN đã thanh toán bằng tiền mặt. Được biết, việc sửa chữa TSCĐ này tiến hành theo kế hoạch. 8. Tiến hành thuê công ty Y sửa chữa nâng cấp một thiết bị dùng cho bộ phận bán hàng và đã hoàn thành trong kỳ. Số tiền phải trả cho công ty Y là 112.200 (trong đó thuế GTGT 10.200). Được biết nguyên giá TSCĐ này trước lúc sửa 288.000 và DN đã sử dụng 50% thời gian. Trong kỳ DN đã trả toàn bộ tiền công sửa chữa cho công ty Y bằng tiền mặt (thuộc quỹ đầu tư phát triển). Dự kiến sau khi sửa chữa song. TSCĐ này sẽ sử dụng trong thời gian 8 năm. Công ty Y đã sửa song , bàn giao đưa vào sử dụng. Yêu cầu: 1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và phản ánh tình hình trên vào sơ đồ tài khoản? 2. Xác định tình hình biến động ( tăng, giảm ) TSCĐ trong kỳ theo nguyên giá Bài số 4 Tài liệu tại một Công ty Q tháng 6/N (1.000 đồng): Biết công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, có tình hình trong tháng 6 như sau: 1. Ngày 9/6, tiến hành mua sắm một thiết bị văn phòng của Công ty N và đã đưa vào sử dụng theo giá thanh toán (cả thuế GTGT 10%) là 220.000. Các chi phí liên quan đến vận chuyển, lắp đặt, chạy thử đã chi bằng tiền mặt là 4.400 (trong đó thuế GTGT 400). Thuết bị này được bù đắp bằng quỹ đầu tư phát triển 40%, còn lại bằng nguồn vốn xây dựng cơ bản. Dự kiến số thiết bị này sử dụng trong 5 năm. 2. Ngày 10/6, Nhận vốn góp liên doanh bằng một thiết bị sản xuất, giá trị được hồi đồng đánh giá là 200.000. Biết tỷ lệ khấu hao là 10%/năm. 3. Ngày 15/6, Dùng tiền gửi ngân hàng thuộc nguồn vốn XDCB mua một dây chuyền công nghệ sản xuất của Công ty H theo tổng giá thanh toán (cả thuế GTGT 10%) là 550.000 và hiện đang thuê Công ty X tiến hành lắp đặt. 4. Ngày 21/6, Người nhận thầu sửa chữa lớn bàn giao một thiết bị sản xuất đã sửa xong theo giá phải trả (cả thuế GTGT 10%) là 22.000. DN đã thanh toán bằng tiền mặt. Được biết, việc sửa chữa TSCĐ này tiến hành theo kế hoạch số đã trích trước là 25.000 154 5. Ngày 26/6, thanh lý 1 thiết bị của bộ phận sản xuất. Nguyên giá 180.000; khấu hao luỹ kế 145.000, tỷ lệ khấu hao tài sản cố định là 12% năm. Thu nhập về thanh lý thu bằng tiền mặt (cả thuế GTGT 10%) là 15.400, chi phí thanh lý 500 bằng tiền mặt. 6. Ngày 27/6. Công ty X tiến hành bàn giao dây chuyền công nghệ đã lắp đặt xong, đưa vào sử dụng. Chi phí lắp đặt phải trả theo giá chưa có thuế 24.800; thuế GTGT 2.480. Doanh nghiệp đã dùng tiền mặt thuộc quỹ đầu tư phát triển để thanh toán chô Công ty X. Theo dự kiến, TSCĐ này sẽ dùng trong vòng 10 năm. Yêu cầu: Hãy tính khấu hao TSCĐ tăng, giảm trong tháng 6/N biết tháng 6/N có 30 ngày. 2. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng. Bài số 5 Công ty ABC kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, khấu hao tài sản theo phương pháp đường thẳng, có tài liệu sau đây về TSCĐ trong tháng 4/N (1.000 đồng): 1. Ngày 10, tiến hành mua một dây chuyền SX của công ty K dùng cho phân xưởng SX. Giá mua phải trả theo hóa đơn (cả thuế GTGT 10%) 330.000 khấu hao trong 8 năm. Chi phí lắp đặt, chạy thử thiết bị đã chi bằng tiền tạm ứng (cả thuế GTGT 5%) là 12.600. Tiền mua công ty đã thanh toán bằng tiền vay 50%, còn lại thanh toán bằng chuyển khoản thuộc quỹ đầu tư phát triển. 2. Ngày 12, thanh lý một nhà kho của phân xưởng SX, đã khấu hao hết từ tháng 3/N, nguyên giá 48.000, tỷ lệ khấu hao bình quân năm 12%. Chi phí thanh lý đã chi bằng tiền mặt 5.000. Phế liệu bán thu bằng tiền mặt 8.000 3. Ngày 13, công ty tiến hành thuê ngắn hạn của công ty M một thiết bị dùng cho bộ phận bán hàng. Giá trị TSCĐ thuê 140.000. Thời gian thuê hết tháng 8/N. Tiền thuê đã trả toàn bộ (cả thuế GTGT 10%) bằng tiền vay 13.200. 4. Ngày 17, nghiệm thu nhà văn phòng quản lý do bộ phận XDCB bàn giao. Giá quyết toán của ngôi nhà 1.000.800; vốn XD công trình là nguồn vốn đầu tư XDCB. Thời gian tính khấu hao; 20 năm. 5. Ngày 19, mua một thiết bị quản lý sử dụng cho bán hàng. Giá mua (cả thuế GTGT 10%) là 330.000, đã trả bằng tiền gửi ngân hàng.. Tỷ lệ khấu hao bình quân năm của TSCĐ là 15% và thiết bị đầu tư bằng nguồn vốn kinh doanh. 6. Ngày 28, tiền hành nghiệm thu một thiết bị SX thuê ngoài sửa chữa lớn đã hoàn thành, bàn giao cho bộ phận sử dụng. Chi phí sửa chữa lớn thuê ngoài chưa trả cho công ty A (cả thuế GTGT 10%) là 59.400. Được biết DN đã trích trước chi phí sửa chữa lớn theo kế hoạch của thiết bị này là 50.000. Yêu cầu: 1. Định khoản các nghiệp vụ phát sinh 155 2. Xác định mức khấu hao TSCĐ trích trong tháng 4/N biết: Tháng 3/N không có biến động tăng, giảm TSCĐ; Mức khấu hao TSCĐ đã trích trong tháng 3/N ở bộ phận SX 20.000, bán hàng : 7.000, quản lý DN: 10.000 và DN tính khấu hao theo ngày và tháng 4/N có 30 ngày. Bài số 6 Công ty Sumiden kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, khấu hao tài sản theo phương pháp đường thẳng, có tài liệu sau đây về TSCĐ trong tháng như sau (đvt 1.000 đồng): 1. Mua một ôtô dùng để đưa đón cán bộ công nhân viên đi làm việc (không lấy tiền) theo tổng giá thanh toán (cả thuế GTGT 10%) là 550.000. Chi phí dao dịch là 500. Toàn bộ tiền mua và chi phí liên quan đã chi bằng tiền gửi ngân hàng. Thiết bị này đầu tư bằng quỹ phúc lợi. TSCĐ này sẽ sử dụng trong vòng 10 năm 2. Đem một thiết bị SX đi góp vốn liên doanh đồng kiểm soát theo giá trị thỏa thuận 105.000. Được biết nguyên giá của thiết bị đem đi góp vốn 150.000, đã khấu hao hết 3.000. thời gian sử dụng của Thiết bị 10 năm 3. Nhượng bán cho công ty L một thiết bị dùng cho bộ phận quản lý, nguyên giá 30.000, hao mòn 15.000. thời gian sử dụng của Thiết bị 3 năm Giá bán được công ty L chấp nhận 22.000 (cả thuế GTGT 10%). Chi phí bỏ ra sửa chữa trước khi nhượng bán gồm: giá trị phụ tùng xuất kho 5.000; tiền công sửa chữa thuê ngoài (cả thuế GTGT 10%) là 5.500 đã trả bằng tiền mặt. 4. Ngày 25, tiến hành nghiệm thu công trình sửa chữa nâng cấp một quầy hàng của bộ phận bán hàng bằng tiền vốn khấu hao. Chi phí sửa chữa nâng cấp thuê ngoài chưa trả cho công ty V (cả thuế GTGT 10%) là 198.000. Dự kiến sau khi sửa chữa song, TSCĐ này sẽ sử dụng trong vòng 5 năm nữa. Được biết nguyên giá TSCĐ trước khi sửa chữa là 300.000, hao mòn lũy kế 240.000, tỷ lệ khấu hao bình quân năm 10%. 5. Mua một thiết bị văn phòng của công ty N theo tổng giá thanh toán (cả thuế GTGT 10%) là 330.000. Công ty đã vay dài hạn để thanh toán 50%, số còn lại sau khi trừ chiết khấu thanh toán 1% được hưởng tính trên tổng giá thanh toán, đơn vị đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng thuộc vốn đầu tư XDCB. 6. Tiến hành sửa chữa lớn đột xuất thiết bị L và đã hoàn thành trong tháng. Chi phí sửa chữa bao gồm: Phụ tùng thay thế: 10.000; VLP : 600; Tiền lương: 2.000; Các khoản trích theo lương( BHXH, BHYT, KPCĐ) tính vào chi phí theo quy định: 24% ; Dịch vụ mua ngoài đã trả bằng tiền mặt (cả thuế GTGT 10%) 2.200 Kế toán tiến hành phân bổ bắt đầu kỳ này, thời gian phân bổ 10 tháng. Yêu cầu: 1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh 2. Xác định nguyên giá TSCĐ tăng và giảm trong kỳ? 156 Bài số 7 Công ty Phương Đông nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ trong tháng 4/N có tình hình về TSCĐ sau đây (đơn vị tính 1.000 đồng). 1. Mua một thiết bị SX của công ty X, số tiền ghi trên hóa đơn GTGT số 124 ngày 02/4 là : 1.100.000 (trong đó thuế GTGT phải nộp là: 100.000), chưa trả tiền. Phiếu chi số 345 ngày 02/4 chi tiền vận chuyển lắp đặt thiết bị này là: 5.000. Thiết bị đã bàn giao cho phân xưởng SX số 1 (biên bản giao nhận số 200 ngày 03/4 tài sản được đầu tư bằng nguồn vốn XDCB 50%, quỹ đầu tư phát triển 50%). 2. Mua ô tô dùng để đưa đón công nhân viên đi làm việc (không lấy tiền), số tiền ghi trên hóa đơn GTGT số 263 ngày 6/4 là: 550.000 (trong đó thuế GTGT là: 50.000), đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng, phiếu chi số 355 ngày 6/4 chi vận chuyển là: 500 và thuế trước bạ: 20.000. Ô tô này được đầu tư bằng quỹ phúc lợi của công ty. 3. Mua thiết bị bán hàng cho công ty theo HĐGTGT số 400 ngày 10/4, giá ghi trên hóa đơn GTGT là: 770.000 đã trả bằng tiền gửi ngân hàng, chi phí vận chuyển lắp đặt, chạy thử: 29.200 đã trả bằng tiền tạm ứng. Ô tô này được đầu tư bằng vốn đầu tư của chủ sở hữu 4. Nhận một thiết bị SX của công ty L góp vốn theo hình thức liên kết kinh doanh, giá trị TS hội đồng đánh giá là: 600.000 (theo biên bản đánh giá số 210 ngày 12/4). 5. Công ty nhượng bán một thiết bị SX theo biên bản bàn giao số 230 ngày 18/4. - Nguyên giá: 1.600.000 đã khấu hao 600.000. - HĐGTGT số 259 ngày 18/4, giá bán chưa có thuế GTGT: 800.000 thuế GTGT phải nộp: 80.000. - Đã thu bằng tiền gửi ngân hàng, thiết bị này trước đây đầu tư bằng nguồn vốn vay dài hạn ngân hàng. 6. Mua một TSCĐ bằng quỹ đầu tư phát triển, tổng tiền thanh toán theo HĐGTGT số 345 ngày 25/4 là: 660.000 trong đó thuế GTGT là 60.000, chưa trả tiền người bán. Yêu cầu: Tính toán, lập định khoản các nghiệp vụ trên. 157 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bộ tài chính, 2006, Chế độ kế toán doanh nghiệp, quyển 1 – Hệ thống tài khoản kế toán (Ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính), NXB Tài chính. [2]. Bộ tài chính, 2006, Chế độ kế toán doanh nghiệp, quyển 2 – Báo cáo tài chính (Ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính), NXB Tài chính. [3]. Bộ tài chính, 2014, TT200/ TT-BTC ngày 22/12/2014 [4]. TS.Phan Đức Dũng, 2010, Bài tập và bài giải kế toán tài chính, NXB Lao động - Xã hội [5]. Tổng cục thuế, 2015, Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp, NXB Khoa học Xã hội [6]. Tổng cục thuế, 2015, Chế độ kế toán doanh nghiệp, NXB Khoa học Xã hội 158
File đính kèm:
- giao_trinh_ke_toan_tai_chinh_1_truong_dai_hoc_spkt_hung_yen.pdf