Giáo trình Luật hải quan Thuế xuất nhập khẩu - Vũ Thúy Hòa

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ THUẾ

1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THUẾ

1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA THUẾ

Thuế ra đời tồn tại và phát triển là một tất yếu khách quan, nó gắn liền với

sự ra đời, tồn tại và phát triển của nhà nước.

Trong chế độ phong kiến phân quyền ý niệm về thuế rất đơn giản chỉ mang

tính tượng trưng, nhưng trong chế độ phong kiến tập quyền thuế là sự đóng góp

tiền bạc của dân chúng nhằm cung cấp lương bổng cho bộ máy cai trị.

Khi giai cấp tư sản lên nắm chính quyền và thực hiện mô hình nhà nước

không can thiệp vào kinh tế, thuế chỉ đóng vai trò huy động nguồn lực tài chính

tối thiểu để nuôi sống bộ máy nhà nước và đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho quốc

phòng an ninh.

Sau khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 mô hình này không đáp ứng nhu cầu

phát triển của xã hội do đó mô hình kinh tế mới ra đời, đó là nền kinh tế thị

trường có sự can thiệp của nhà nước, thuế được nhà nước tư bản sử dụng như là

công cụ sắc bén để điều tiết nền kinh tế

C. Mác định nghĩa về thuế như sau: “Thuế là cơ sở kinh tế của bộ máy nhà

nước, là thủ đoạn giản tiện cho kho bạc thu tiền” (22, tr. 493), luận bàn về thuế

Ph. Ăng Ghen viết “đặc trưng thứ hai của nhà nước là sự thiết lập một trật tự

công cộng để duy trì quyền lực công cộng đó cần có sự đóng góp của công

dân, của nhà nước, đó là thuế má ” (23, tr.262). Lênin lại cho rằng “thuế là cái

nhà nước thu của dân mà không bù lại ” (21, tr.177).

pdf 30 trang Bích Ngọc 03/01/2024 620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Luật hải quan Thuế xuất nhập khẩu - Vũ Thúy Hòa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Luật hải quan Thuế xuất nhập khẩu - Vũ Thúy Hòa

Giáo trình Luật hải quan Thuế xuất nhập khẩu - Vũ Thúy Hòa
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA 
QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET 
In .000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần , ngày tháng năm 2007. Lưu 
hành nội bộ. 
GIÁO TRÌNH 
LUẬT HẢI QUAN 
THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU 
ThS. VŨ THÚY HÒA 
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA 
QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET 
In .000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần , ngày tháng năm 2007. Lưu 
hành nội bộ. 
PHẦN 1 
LUẬT VỀ THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU 
CHƯƠNG 1 
TỔNG QUAN VỀ THUẾ 
1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THUẾ 
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA THUẾ 
Thuế ra đời tồn tại và phát triển là một tất yếu khách quan, nó gắn liền với 
sự ra đời, tồn tại và phát triển của nhà nước. 
Trong chế độ phong kiến phân quyền ý niệm về thuế rất đơn giản chỉ mang 
tính tượng trưng, nhưng trong chế độ phong kiến tập quyền thuế là sự đóng góp 
tiền bạc của dân chúng nhằm cung cấp lương bổng cho bộ máy cai trị. 
Khi giai cấp tư sản lên nắm chính quyền và thực hiện mô hình nhà nước 
không can thiệp vào kinh tế, thuế chỉ đóng vai trò huy động nguồn lực tài chính 
tối thiểu để nuôi sống bộ máy nhà nước và đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho quốc 
phòng an ninh. 
Sau khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 mô hình này không đáp ứng nhu cầu 
phát triển của xã hội do đó mô hình kinh tế mới ra đời, đó là nền kinh tế thị 
trường có sự can thiệp của nhà nước, thuế được nhà nước tư bản sử dụng như là 
công cụ sắc bén để điều tiết nền kinh tế 
C. Mác định nghĩa về thuế như sau: “Thuế là cơ sở kinh tế của bộ máy nhà 
nước, là thủ đoạn giản tiện cho kho bạc thu tiền” (22, tr. 493), luận bàn về thuế 
Ph. Ăng Ghen viết “đặc trưng thứ hai của nhà nước là sự thiết lập một trật tự 
công cộng để duy trì quyền lực công cộng đó cần có sự đóng góp của công 
dân, của nhà nước, đó là thuế má” (23, tr.262). Lênin lại cho rằng “thuế là cái 
nhà nước thu của dân mà không bù lại” (21, tr.177). 
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA 
QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET 
In .000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần , ngày tháng năm 2007. Lưu 
hành nội bộ. 
Ở nước ta có một số khái niệm về thuế như sau: 
 “Thuế là một phần thu nhập mà mỗi tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ đóng góp 
cho nhà nước theo luật định để đáp ứng yêu cầu chi tiêu theo chức năng của 
nhà nước; người đóng thuế được hưởng hợp pháp phần thu nhập còn lại” 
 “Thuế là khoản nộp mang tính chất bắt buộc, được nhà nước quy định thành 
luật để mọi thành viên trong xã hội phải thực hiện trong từng thời kỳ nhất 
định nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của ngân sách nhà nước”. 
 Theo Từ điển Tiếng Việt “Thuế là một khoản tiền hay hiện vật mà người 
dân hoặc các tổ chức kinh doanh tuỳ theo tài sản, thu nhập, nghề nghiệp 
buộc phải nộp cho nhà nước theo mức quy định” 
Từ các khái niệm trên ta thấy thuế có 3 đặc trưng cơ bản sau: 
 Tính cưỡng chế: người nộp thuế phải nộp một khoản thuế theo quy định của 
pháp luật. 
 Tính không hoàn lại: thuế là một khoản thu của nhà nước không hoàn lại 
trực tiếp cho người nộp. 
 Tính ổn định: số thuế phải nộp được giữ ổn định một thời gian. 
1.2. BẢN CHẤT CỦA THUẾ 
 Nhìn nhận từ góc độ kinh tế: thuế có tính chất kinh tế bởi vì nó được xây 
dựng dựa trên cơ sở giá trị hàng hoá, dịch vụ đã được tiêu thụ, hoặc tính 
trên cơ sở doanh thu của các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc tính trên cơ sở 
quy mô và tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh. 
 Nhìn từ góc độ pháp luật: Thuế là một đạo luật do cơ quan quyền lực cao 
nhất của nhà nước ban hành. Nó thể hiện quyền lực của nhà nước trong lĩnh 
vực tài chính được hiến pháp quy định. 
 Nhìn trên giác độ chính trị - xã hội: xét về bản chất, thuế ra đời là do sự đòi 
hỏi của nhà nước. Nhà nước đại diện cho quyền lợi giai cấp thống trị xã hội, 
do đó bản chất của nhà nước quyết định bản chất của thuế. Nhà nước mang 
bản chất giai cấp nào thì thuế cũng mang bản chất giai cấp đó. 
1.3. CHỨC NĂNG CỦA THUẾ 
Khi nói đến chức năng của thuế là nói đến công dụng vốn có của nó đối với 
đời sống kinh tế - xã hội, có nhiều ý kiến bàn về các chức năng của thuế: 
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA 
QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET 
In .000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần , ngày tháng năm 2007. Lưu 
hành nội bộ. 
 Có ý kiến cho rằng thuế có 2 chức năng: 
 Chức năng phân phối 
 Chức năng kiểm tra, giám đốc; 
 Hoặc có ý kiến cho rằng thuế có 4 chức năng, đó là: 
 Tạo lập nguồn thu cho ngân sách nhà nước. 
 Điều tiết vĩ mô nền kinh tế 
 Điều hoà thu nhập 
 Hướng dẫn tiêu dùng 
Ở góc độ tổng quát nhất có thể nhận thấy rằng chức năng quan trọng nhất 
của thuế là chức năng phân phối và phân phối lại thu nhập để hình thành quỹ tập 
trung của nhà nước và chức năng Điều tiết vĩ mô nền kinh tế. 
1.3.1 Chức năng phân phối và phân phối lại 
Thuế chỉ phát sinh khi có “thu nhập”. Vậy, thu nhập do đâu mà có? Xét 
tổng thể trong quy trình sản xuất vật chất (từ sản xuất, phân phối, trao đổi đến 
tiêu dùng) thì thuế tác động vào quá trình phân phối. Phân phối ở đây được hiểu 
là phân chia thu nhập ra cho các bên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá 
trình sản xuất đó là nhà nước, tập thể và người lao động. 
Đây là chức năng cơ bản, đặc thù nhất của thuế mà tất cả các nước đều phải 
sử dụng. Thông qua chức năng này của thuế, các quỹ tiền tệ của nhà nước được 
hình thành và trên cơ sở đó tạo nguồn lực cho sự hoạt động và tồn tại của nhà 
nước. Chính chức năng phân phối và phân phối lại của thuế đã tạo tiền đề cho 
nhà nước thực hiện phân phối lại một bộ phận GDP, GNP nhằm huy động nguồn 
thu vào ngân sách nhà nước. 
1.3.2 Chức năng Điều tiết vĩ mô nền kinh tế 
Phạm vi ảnh hưởng của thuế liên quan trực tiếp đến tổng thể nền kinh tế, 
liên quan trực tiếp đến SX và tiêu dùng, nó luôn có mối quan hệ hữu cơ với 
nhau. Sản xuất là tiền đề của tiêu dùng, tiêu dùng là mục tiêu của SX, sản xuất - 
tiêu dùng được kết nối với nhau thông qua quan hệ phân phối và trao đổi. Nếu 
mục đích bên ngoài của SX là phục vụ tiêu dùng thi mục đích bên trong của sản 
xuất là thu lợi nhuận. 
Thuế có vị trí quan trọng trong việc hướng dẫn và khuyến khích sản xuất 
phát triển, góp phần Điều chỉnh các cân đối lớn của nền kinh tế quốc dân (giữa 
tích lũy và tiêu dùng, giữa tiền và hàng, giữa cung và cầu). 
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA 
QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET 
In .000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần , ngày tháng năm 2007. Lưu 
hành nội bộ. 
Thông qua việc thu thuế, nhà nước định hướng luồng đầu tư vào những hoạt 
động SX kinh doanh có hiệu quả, có lợi thế cạnh tranh và ngược lại. 
Thuế có khả năng làm thay đổi quan hệ cung - cầu hàng hoá trên thị trường, 
từ đó làm thay đổi cả sản xuất và tiêu dùng. Thuế góp phần đảm bảo sự công 
bằng, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, thông qua việc áp dụng một hệ 
thống thuế được thống nhất. 
1.4. CÁC SẮC THUẾ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 
1.4.1 Nhóm thuế gián thu bao gồm 
 Thuế giá trị gia tăng 
 Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 
 Thuế tài nguyên 
 Thuế môn bài 
 Thuế sử dụng đất nông nghiệp 
1.4.2 Nhóm thuế trực thu 
 Thuế thu nhập doanh nghiệp 
 Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao 
 Thuế nhà đất 
 Thuế trước bạ đối với tài sản. 
2. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU 
2.1. KHÁI NIỆM 
Thuế xuất nhập khẩu là một loại thuế gián thu, một yếu tố cấu thành nên giá 
cả hàng hoá, áp dụng cho tất cả hàng hoá đươc phép xuất khẩu, nhập khẩu qua 
cửa khẩu, biên giới của một quốc gia hoặc từ thị trường nội địa vào khu phi thuế 
quan, khu chế xuất hoặc ngược lại. 
Những điểm khác biệt của thuế xuất nhập khẩu với các loại thuế khác “nó” 
không áp dụng đối với hàng hoá sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ ở thị trường 
trong nước mà chỉ đánh vào hàng hoá xuất nhập khẩu và luôn luôn gắn với hoạt 
động xuất nhập khẩu, để quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, do vậy thuế xuất 
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA 
QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET 
In .000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần , ngày tháng năm 2007. Lưu 
hành nội bộ. 
nhập khẩu là một công cụ trong chính sách thương mại quốc tế của một quốc 
gia. 
2.2. ĐẶC ĐIỂM VÀ TÁC DỤNG CỦA THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU 
Khác với các loại thuế khác và với phí, lệ phí, thuế xuất nhập khẩu có một 
số đặc điểm cơ bản sau: 
 Thứ nhất: thuế xuất nhập khẩu là loại thuế gián thu, có nghĩa là người tiêu 
dùng hàng hoá xuất nhập khẩu phải gánh chịu loại thuế này. Người nộp thuế 
xuất nhập khẩu nếu không đồng thời là người tiêu dùng hàng hoá xuất nhập 
khẩu thì không phải gánh chịu mà chỉ nộp thuế thay cho người tiêu dùng 
hàng hoá xuất nhập khẩu đó. 
 Thứ hai: thuế nhập khẩu chỉ thu vào ở khâu nhập khẩu, không thu vào hàng 
hoá sản xuất hoặc hàng lưu thông trong nước (thuế giá trị gia tăng cũng là 
thuế gián thu, nhưng là một loại thuế đánh vào các loại hàng hoá, dịch vụ 
trong quá trình lưu thông cho đến khi tới tay người tiêu dùng cuối cùng). 
Thuế xuất khẩu chỉ thu vào hàng hoá xuất khẩu, không thu vào hàng hoá 
tiêu dùng trong nước. 
 Thứ ba: thuế xuất nhập khẩu gắn chặt với hoạt động xuất nhập khẩu, do đó 
cũng là bộ phận không thể tách rời đối với hoạt động kinh tế đối ngoại của 
mỗi quốc gia trong từng thời kỳ. 
Thuế xuất nhập khẩu luôn vận động và gắn chặt với hoạt động đối ngoại và 
thay đổi theo các mối quan hệ đối ngoại giữa các quốc gia. 
 Thứ tư: thuế xuất nhập khẩu chỉ do cơ quan Hải quan thu và quản lý ở khâu 
xuất khẩu, nhập khẩu đầu tiên (thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt 
vừa do cơ quan Hải quan thu vừa do cơ quan thuế thu ở khâu lưu thông.) 
Thuế xuất nhập khẩu có tác dụng là một nguồn thu quan trọng cho NSNN 
chiếm khoảng từ 13% đến 20% trên tổng số thu ngân sách của nhà nước hàng 
năm (năm 1988 chiếm 6,1%; năm 1991 là 12,7%; nắm 1993 lên đến 22,35% 
năm 2006 chiếm tỷ trọng khoảng 13%.) 
Thuế xuất nhập khẩu còn góp phần quan trọng trong việc quản lý và hướng 
dẫn hoạt động xuất nhập khẩu theo hướng có lợi cho sự phát triển kinh tế đất 
nước, ngoài ra nó còn góp phần bảo vệ, kích thích nền sản xuất trong nước phát 
triển, đồng thời tham gia hướng dẫn SX, hướng dẫn tiêu dùng phù hợp với Điều 
kiện kinh tế trong từng thời kỳ. 
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA 
QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET 
In .000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần , ngày tháng năm 2007. Lưu 
hành nội bộ. 
2.3. PHÂN LOẠI THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU 
2.3.1 Phân loại thuế theo xu hướng vận động của hàng hoá 
Hiện nay thường được phổ biến dưới ba hình thức đó là: xuất khẩu, nhập 
khẩu, quá cảnh, chuyển khẩu. Gắn liền với 3 hình thức này có 3 loại thuế: thuế 
xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế quá cảnh, mượn đường, thuế chuyển khẩu. 
Trong đó: 
 Thuế xuất khẩu: là loại thuế đánh vào hàng hoá được phép xuất khẩu từ thị 
trường trong nước ra nước ngoài hoặc vào khu chế xuất. 
 Thuế nhập khẩu: là loại thuế đánh vào hàng hoá được phép nhập khẩu từ 
nước ngoài vào thị trường trong nước hoặc từ khu chế xuất vào thị trường 
nội địa, khu phi thuế quan. 
 Thuế quá cảnh, mượn đường, chuyển khẩu: là loại thuế đánh vào hàng hoá 
đươc phép đi qua một vùng lãnh thổ, hoặc một khu vực thương mại tự do 
này tới một quốc gia, một vùng lãnh thổ hoặc một khu vực thương mại tự 
do khác (ở nước ta theo quy định tại khoản 1, khoản 3 – Điều 3 – luật thuế 
xuất khẩu, thuế nhập khẩu không thuộc đối tượng chịu thuế) 
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA 
QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET 
In .000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần , ngày tháng năm 2007. Lưu 
hành nội bộ. 
2.3.2 Phân loại thuế xuất nhập khẩu dựa trên mục đích đánh thuế 
Theo cách phân loại này có thể có các loại thuế XNK sau: 
 Thuế xuất nhập khẩu để tạo nguồn thu: loại thuế này thường dựa trên nhu 
cầu của xã hội và mức cung của sản xuất để đánh thuế. Thông thường người 
ta thường đánh với mức thuế suất cao đối với các mặt hàng nhập khẩu mà 
trong nước có nhu cầu cao hoặc các mặt hàng xuất khẩu mà thế giới có nhu 
cầu cao nhưng lượng cung còn thấp để tạo nguồn thu cho ngân sách nhà 
nước. 
 Thuế xuất nhập khẩu để bảo hộ: loại này thường được quy định có lựa chọn 
theo khả năng, định hướng phát triển sản xuất theo hướng có lợi cho mỗi 
quốc gia. Bảo hộ tạm thời bằng thuế quan để cho các “ngành sản xuất non 
trẻ” có đủ Điều kiện và tiềm năng để phát triển, đủ sức cạnh tranh với hàng 
hoá nhập khẩu. 
 Thuế xuất nhập khẩu để tự vệ: biện pháp này được áp dụng đối với một loại 
hàng hoá nhất định được nhập khẩu quá mức vào thị trường nội địa nhằm 
ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong 
nước 
2.3.3 Phân loại dựa trên cách thức đánh thuế 
Để đánh thuế đối với hàng hoá xuất nhập khẩu, chúng ta có thể căn cứ vào 
trị giá hoặc dựa vào đơn vị tính của hàng hoá. Trên cơ sở này có các loại thuế 
xuất nhập khẩu sau: 
 Thuế xuất nhập khẩu tuyệt đối: loại thuế này ghi rõ một số tiền thuế nhất 
định cho mỗi đơn vị tính của hàng hoá xuất nhập khẩu, không phân biệt 
chủng loại, giá trị của hàng hoá. 
 Thuế xuất nhập khẩu theo tỷ lệ %: đây là loại thuế tính theo tỷ lệ % trên trị 
giá hàng hoá xuất nhập khẩu thực tế của mỗi đơn vị hàng hoá xuất nhập 
khẩu. 
Ví dụ: quy định thuế nhập khẩu cho mặt hàng lúa mì là 10%, ngược lại với 
thuế tuyệt đối, số thuế nhập khẩu theo tỷ lệ % sẽ thay đổi tuỳ theo giá trị của 
hàng hoá thực tế nhập khẩu. 
 Thuế xuất nhập khẩu hỗn hợp: là trường hợp áp dụng kết hợp đồng thời cả 
hai loaị thuế xuất nhập khẩu tuyệt đối và thuế xuất nhập khẩu theo tỷ lệ % 
đối với cùng một chủng loại hàng hoá. 
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA 
QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET 
In .000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần , ngày tháng năm 2007. Lưu 
hành nội bộ. 
Ví dụ: quy định thuế nhập khẩu lúa mì là 10%; thuế tuyệt đối là 50USD/tấn. 
Giả sử 1 tấn lúa mì có gía nhập khẩu là 300USD, thì người nhập khẩu 1 tấn 
lúa mì phải nộp: 300USD x 10% + 50USD = 80USD 
 Thuế xuất nhập khẩu theo lượng thay thế: là trường hợp một mặt hàng được 
quy định đồng thời theo tỷ lệ % và thuế theo một số tiền tuyệt đối, nhưng 
khi tính và nộp thuế phải tính và nộp theo số thuế nào cao hơn. 
Ví dụ: quy định thuế nhập khẩu ngô (bắp) là 20% hoặc 30 USD/tấn. Giả sử 
1 tấn ngô hạt (bắp hạt) có giá 100 USD, thì người nhập khẩu một tấn ngô sẽ phải 
nộp 30 USD (vì 20% x 100 USD thấp hơn 30 USD/tấn). 
 Thuế xuất nhập khẩu biến thiên: sắc thuế này thường được ấn định ở một 
mức, nhằm triệt tiêu ưu thế về giá cả của nước xuất khẩu đối với hàng hoá 
sản xuất trong nước. Loại thuế nhập khẩu kiểu này được các nước trong nội 
bộ liên minh Châu Âu (EU) áp dụng đối với các sản phẩm nông nghiệp 
3. VAI TRÒ CỦA THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU 
3.1. KIỂM SOÁT HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU 
Thông qua việc kiểm tra, thu thuế xuất nhập khẩu để nhà nước có chính 
sách phù hợp trong việc hoạch định cơ chế Điều hành hàng hoá xuất nhập khẩu 
trong từng giai đoạn nhằm kiểm soát lượng hàng hoá nhập khẩu vào thị trường 
nội địa. 
3.2. KIỂM SOÁT HÀNG XUẤT KHẨU 
Cũng như đối với hàng nhập khẩu, trong một số trường hợp nhất định các ... ờ khai Hải quan xuất khẩu để 
người xuất khẩu làm căn cứ thanh khoản. 
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA 
QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET 
In .000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần , ngày tháng năm 2007. Lưu 
hành nội bộ. 
2.3.6 Thông quan hàng hoá 
 Lô hàng thông quan bình thường là lô hàng đã hoàn thành các bước thủ tục 
theo quyết định của lãnh đạo chi cục Hải quan và đã tính thuế, nộp thuế. 
 Lô hàng chưa làm xong thủ tục Hải quan có thể được thông quan nếu thuộc 
1 trong các trường hợp sau: 
 Thiếu 1 số chứng từ thuộc bộ hồ sơ Hải quan nhưng được chi cục trưởng 
HQCK đồng ý cho nộp chậm theo quy định; 
 Chưa nộp, chưa nộp đủ tiền thuế trong thời hạn quy định phải nộp nhưng 
được tổ chức tín dụng bảo lãnh về số thuế phải nộp; 
 Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong thời gian chờ kết quả giám định để 
xác định có được xuất khẩu hoặc nhập khẩu, nếu chủ hàng có yêu cầu 
đưa hàng hoá về bảo quản thì chi cục trưởng Hải quan chỉ chấp nhận 
trong trường hợp đã đáp ứng các Điều kiện về giám sát Hải quan; 
 Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu nhưng phải xác định giá, trưng cầu giám 
định, phân tích phân loại để xác định chính xác số thuế phải nộp thì được 
thông quan sau khi chủ hàng thực hiện các nghĩa vụ về thuế trên cơ sở tự 
kê khai, tính thuế và nộp thuế hoặc được tổ chức tín dụng bảo lãnh số tiền 
thuế phải nộp. 
 Trường hợp hàng hoá được thông quan theo kết quả giám định thì kết quả 
giám định này được áp dụng cho tất cả các lô hàng giống hệt nhập khẩu sau 
đó của các doanh nghiệp làm thủ tục qua chi cục Hải quan đó. Hướng dẫn 
này không áp dụng cho việc giám định để xác định lượng hàng. 
2.3.7 Lấy mẫu, lưu mẫu, lưu hình ảnh hàng hoá nhập khẩu 
 Mẫu chỉ lấy trong trường hợp cần thiết và ở mức tối thiểu đủ để phục vụ cho 
việc phân tích, giám định. 
 Các trường hợp lấy mẫu 
 Người khai Hải quan có yêu cầu lấy mẫu để phục vụ việc khai Hải quan; 
 Nguyên vật liệu nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng xuất khẩu; 
 Hàng hoá nhập khẩu phải lấy mẫu để phục vụ phân tích, giám định theo 
yêu cầu của cơ quan Hải quan; 
2.3.8 Giám định hàng hoá 
 Trường hợp chi cục Hải quan không xác định được chính xác tên hàng, mã 
số hàng hoá do mặt hàng cần phân tích trong phòng thí nghiệm mới xác 
định được thành phần, hàm lượng, các chất cấu thành, bản chất, công dụng 
của hàng hoá thì chi cục Hải quan cùng chủ hàng lấy mẫu gửi đến trung tâm 
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA 
QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET 
In .000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần , ngày tháng năm 2007. Lưu 
hành nội bộ. 
phân tích, phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của Hải quan (dưới đây 
gọi tắt là trung tâm) để phân tích, phân loại. Căn cứ kết quả phân tích, phân 
loại của trung tâm và các thông tin khác, chi cục Hải quan nơi tiếp nhận và 
xử lý hồ sơ Hải quan quyết định mã số hàng hoá. 
 Trường hợp người khai Hải quan không đồng ý với tên và mã số hàng hoá 
do cơ quan Hải quan xác định thì cùng với cơ quan Hải quan lấy mẫu, thống 
nhất lựa chọn cơ quan, tổ chức giám định chuyên ngành (GĐCN) để giám 
định. Kết quả phân tích giám định của cơ quan, tổ chức GĐCN là căn cứ để 
các bên thực hiện. Cơ quan, tổ chức GĐCN chịu trách nhiệm về kết luận 
giám định của mình. phí giám định do bên yêu cầu giám định trả. 
 Trường hợp người khai Hải quan và cơ quan Hải quan không thống nhất 
được trong việc lựa chọn tổ chức giám định thì cơ quan Hải quan lựa chọn 
tổ chức giám định và căn cứ vào kết quả giám định này để kết luận. Nếu 
người khai Hải quan không đồng ý với kết luận này thì thực hiện khiếu nại 
theo quy định của pháp luật. 
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA 
QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET 
In .000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần , ngày tháng năm 2007. Lưu 
hành nội bộ. 
2.3.9 Thời hạn đăng ký tờ khai Hải quan 
 Hàng hoá nhập khẩu được thực hiện trước ngày hàng hoá đến cửa khẩu 
hoặc trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hàng hoá đến cửa khẩu; TKHQ có 
giá trị làm TTHQ trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày đăng ký; 
 Hàng hoá xuất khẩu được thực hiện chậm nhất là 08 giờ trước khi PTVT 
xuất cảnh; TKHQ có giá trị làm TTHQ trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày 
đăng ký; 
 Đối với hàng hoá xuất khẩu qua cửa khẩu đường sông quốc tế, đường bộ, 
đường hàng không, bưu điện quốc tế, thời gian đăng ký TKHQ chậm nhất là 
02 giờ trước khi hàng hoá được xuất khẩu. 
2.3.10 Quy định về nộp chậm chứng từ thuộc bộ hồ sơ Hải quan và bổ 
sung, sửa chữa TKHQ đã đăng ký 
 Trường hợp có lý do chính đáng, chi cục trưởng Hải quan quyết định gia 
hạn thời gian nộp bản chính một số chứng từ kèm theo tờ khai Hải quan (trừ 
giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu đối với hàng hoá phải có giấy phép xuất 
khẩu, nhập khẩu) trong thời hạn không quá 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày 
đăng ký tờ khai Hải quan. 
 Trước thời điểm kiểm tra thực tế hàng hoá hoặc quyết định miễn kiểm tra 
thực tế hàng hoá, nếu người khai Hải quan có lý do chính đáng, có văn bản 
đề nghị và được chi cục trưởng Hải quan chấp nhận thì được bổ sung, sửa 
chữa tờ khai Hải quan đã đăng ký; trường hợp thay đổi loại hình xuất khẩu, 
nhập khẩu thì được thay tờ khai Hải quan khác. 
2.3.11 Xuất xứ hàng hoá (C/O) 
 Trường hợp người khai Hải quan có yêu cầu được hưởng thuế suất thuế 
nhập khẩu ưu đãi đặc biệt mới phải nộp C/O. Nếu hàng hoá nhập khẩu có 
tổng trị giá lô hàng (FOB) không vượt quá 200 USD thì không phải nộp 
hoặc xuất trình C/O; 
 Trường hợp có khác biệt nhỏ giữa việc khai trên C/O và chứng từ thuộc hồ 
sơ Hải quan nhưng cơ quan Hải quan không có nghi ngờ về tính xác thực 
của xuất xứ hàng hoá và việc khai đó vẫn phù hợp với hàng hoá thực tế 
nhập khẩu thì C/O đó vẫn được coi là hợp lệ; 
 C/O đã nộp cho cơ quan Hải quan thì không được thay thế hoặc sửa đổi nội 
dung, trừ trường hợp có lý do chính đáng và do chính cơ quan hay tổ chức 
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA 
QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET 
In .000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần , ngày tháng năm 2007. Lưu 
hành nội bộ. 
có thẩm quyền cấp C/O sửa đổi, thay thế trong thời hạn quy định của pháp 
luật. 
 Khi kiểm tra giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O) cơ quan Hải quan 
kiểm tra các nội dung sau: 
 Các tiêu chí cơ bản trên C/O, sự phù hợp về nội dung trên C/O và các 
chứng từ thuộc hồ sơ Hải quan; 
 Mẫu dấu, tên và mẫu chữ ký, tên cơ quan hoặc tổ chức có thẩm quyền 
cấp C/O thuộc chính phủ của nước hoặc vùng lãnh thổ đã có thoả thuận 
ưu đãi đặc biệt trong quan hệ thương mại với Việt Nam; 
 Thời hạn hiệu lực của C/O. 
2.3.12 Hồ sơ Hải quan 
Khi làm thủ tục Hải quan, người khai Hải quan nộp cho cơ quan Hải quan 
bộ hồ sơ Hải quan gồm các chứng từ sau: 
 Đối với hàng xuất khẩu: 
 Hồ sơ cơ bản gồm: Tờ khai Hải quan: 02 bản chính 
 Tuỳ trường hợp cụ thể dưới đây, bộ hồ sơ Hải quan được bổ sung thêm 
các chứng từ sau: 
 Trường hợp hàng hoá có nhiều chủng loại hoặc đóng gói không đồng 
nhất: bản kê chi tiết hàng hoá: 01 bản chính và 01 bản sao; 
 Đối với hàng hoá nhập khẩu: 
 Hồ sơ cơ bản gồm: 
 Tờ khai Hải quan: 02 bản chính 
 Hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương 
đương hợp đồng: 01 bản sao (trừ hàng gia công, nhập khẩu biên giới 
và hàng PMD); 
 Hoá đơn thương mại (trừ hàng PMD): 01 bản chính, và 01 bản sao; 
 Vận tải đơn (trừ hàng xuất nhập khẩu biên giới) hoá nêu tại điểm 7, 
mục i phần b): 01 bản sao chụp từ bản gốc hoặc bản chính của các bản 
vận tải đơn có ghi chữ copy; 
 Trường hợp hàng hoá phải có giấy phép xuất khẩu theo quy định của 
pháp luật: giấy phép xuất khẩu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm 
quyền: 01 bản (là bản chính nếu xuất khẩu một lần hoặc bản sao khi 
xuất khẩu nhiều lần và phải xuất trình bản chính để đối chiếu); 
 Đối với hàng xuất khẩu theo loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất 
hàng xuất khẩu, hàng gia công: bản định mức sử dụng nguyên liệu 
của mã hàng: 01 bản chính (chỉ phải nộp một lần đầu khi xuất khẩu 
mã hàng đó); 
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA 
QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET 
In .000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần , ngày tháng năm 2007. Lưu 
hành nội bộ. 
 Các chứng từ khác theo quy định của pháp luật liên quan phải có: 01 
bản chính 
 Tuỳ trường hợp cụ thể dưới đây, bộ hồ sơ Hải quan được bổ sung thêm 
các chứng từ sau: 
 Trường hợp hàng hoá có nhiều chủng loại hoặc đóng gói không đồng 
nhấtbản kê chi tiết hàng hoá: 01 bản chính và 01 bản sao; 
 Trường hợp hàng hoá nhập khẩu thuộc diện phải kiểm tra nhà nước về 
chất lượng: giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hoá 
hoặc giấy thông báo miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng do cơ 
quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp 01 bản chính; 
 Trường hợp hàng hoá được giải phóng hàng trên cơ sở kết quả giám 
định: chứng thư giám định: 01 bản chính. 
 Trường hợp hàng hoá thuộc diện phải khai tờ khai trị giá: tờ khai trị 
giá hàng nhập khẩu: 01 bản chính; 
 Trường hợp hàng hoá phải có giấy phép nhập khẩu theo quy định của 
pháp luật: giấy phép nhập khẩu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm 
quyền: 01 bản (là bản chính nếu nhập khẩu một lần hoặc bản sao khi 
nhập khẩu nhiều lần và phải xuất trình bản chính để đối chiếu); 
 Trường hợp chủ hàng có yêu cầu được hưởng thuế suất thuế nhập 
khẩu ưu đãi đặc biệt: giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O): 01 
bản gốc và 01 bản sao thứ 3. 
 Các chứng từ khác theo quy định của pháp luật liên quan phải có: 01 
bản chính. 
Lưu ý: các giấy tờ, chứng từ là bản sao do người đứng đầu thương nhân 
hoặc người được người đứng đầu thương nhân ủy quyền xác nhận, ký tên, đóng 
dấu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của các giấy tờ này. 
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA 
QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET 
In .000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần , ngày tháng năm 2007. Lưu 
hành nội bộ. 
QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN 
ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, 
NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI 
(Ban hành kèm theo QĐ 874/QĐ-TCHQ ngày 15/5/2006 
của Tổng Cục trưởng TCHQ) 
1. HIỆU LỰC THI HÀNH CỦA QUY TRÌNH 
Quy trình thủ tục Hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu ban hành 
kèm theo QĐ 874/QĐ-TCHQ ngày 15/5/2006 của tổng cục trưởng TCHQ có 
hiệu lực thi hành từ ngày 01/6/2006 và thực hiện thống nhất tại tất cả các đơn vị 
Hải quan trên toàn quốc. 
2. CÁC THUẬT NGỮ SỬ DỤNG TRONG QUY TRÌNH 
2.1. PHÂN LUỒNG HỒ SƠ 
Việc phân luồng hồ sơ trong quy trình được căn cứ vào hệ thống thông tin 
do máy tính xác định và các thông tin khác có được tại thời điểm làm TTHQ 
(việc chấp hành pháp luật) và tương ứng với các mức độ kiểm tra thực tế hàng 
hoá, cụ thể: 
 Luồng xanh (mức 1): miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế 
hàng hoá; 
 Luồng vàng (mức 2): kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng 
hoá; 
 Luồng đỏ (mức 3): kiểm tra chi tiết hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hoá. Mức 
độ kiểm tra thực tế hàng hoá có 3 mức độ khác nhau, là: 
 Mức 3.a: kiểm tra toàn bộ lô hàng; 
 Mức 3.b: kiểm tra thực tế 10% lô hàng, nếu không phát hiện vi phạm thì 
kết thúc kiểm tra, nếu phát hiện có vi phạm thì tiếp tục kiểm tra cho tới 
khi kết luận được mức độ vi phạm; 
 Mức 3.c: kiểm tra thực tế 5% lô hàng, nếu không phát hiện vi phạm thì 
kết thúc kiểm tra, nếu phát hiện có vi phạm thì tiếp tục kiểm tra cho tới 
khi kết luận được mức độ vi phạm 
2.2. LỆNH HÌNH THỨC, MỨC ĐỘ KIỂM TRA HẢI QUAN 
Là một văn bản sử dụng trong nội bộ Hải quan, thể hiện thẩm quyền quyết 
định về hình thức (phân luồng), mức độ kiểm tra Hải quan đối với lô hàng xuất 
nhập khẩu của lãnh đạo chi cục Hải quan. 
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA 
QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET 
In .000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần , ngày tháng năm 2007. Lưu 
hành nội bộ. 
Là căn cứ để công chức Hải quan thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo chi cục và được 
lưu cùng bộ hồ sơ Hải quan. 
2.3. PHIẾU YÊU CẦU NGHIỆP VỤ 
Là một loại giấy tờ quy định trong bộ hồ sơ Hải quan. Công chức Hải quan 
tại các bước công việc trong quy trình thủ tục khi có yêu cầu người khai Hải 
quan bổ sung chứng từ, xuất trình chứng từ bản gốc để đối chiếu, giải trình các 
vấn đề có liên quan phải sử dụng phiếu yêu cầu nghiệp vụ này để giao cho 
người khai Hải quan 
Công chức Hải quan có yêu cầu phải đóng dấu công chức vào phiếu trước khi 
giao cho người khai Hải quan. 
3. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG 
 Quy trình thủ tục áp dụng chung cho cả hàng hoá nhập khẩu và hàng hoá 
xuất khẩu. Quy trình đầy đủ gồm 5 bước công việc cơ bản. Đối với từng lô 
hàng cụ thể, tuỳ theo hình thức, mức độ kiểm tra do LĐ chi cục quyết định 
mà có thể trải qua đủ 5 bước hoặc chỉ trải qua một số bước. 
 Việc phân luồng hồ sơ (xanh, vàng, đỏ) do máy tính xác định và đề xuất của 
công chức chỉ làm cơ sở để lđ chi cục xem xét quyết định (hoặc thay đổi 
quyết định). 
 Việc thay đổi phân luồng và thay đổi hình thức, mức độ kiểm tra Hải quan 
chỉ được thực hiện từ xanh sang vàng hoặc đỏ, từ tỷ lệ kiểm tra ít đến tỷ lệ 
kiểm tra nhiều hoặc kiểm tra toàn bộ; không được thay đổi ngược lại từ đỏ 
sang vàng, xanh hoặc kiểm tra toàn bộ sang kiểm tra tỷ lệ, miễn kiểm tra, 
trừ trường hợp có cơ sở khẳng định hệ thống thông tin trên máy tính xác 
định chưa chính xác; 
 Đối với những doanh nghiệp thuộc diện được cấp thẻ ưu tiên đặc biệt về thủ 
tục Hải quan thì thực hiện theo quy định riêng. 
 Việc xác nhận “đã làm thủ tục Hải quan” trên tờ khai Hải quan (thông quan 
hàng hoá) do công chức Hải quan thực hiện. Trường hợp có nhiều công 
chức Hải quan cùng thực hiện trong một bước của quy trình thủ tục thì công 
chức thực hiện khâu cuối cùng ký xác nhận hoặc công chức được lãnh đạo 
chi cục phân công, chỉ định ký xác nhận. Cụ thể: 
 Đối với hồ sơ luồng xanh: công chức bước 1 ký xác nhận. 
 Đối với hồ sơ luồng vàng: công chức bước 2 ký xác nhận sau khi hoàn tất 
công việc quy định của bước 2. 
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA 
QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET 
In .000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần , ngày tháng năm 2007. Lưu 
hành nội bộ. 
 Đối với hồ sơ luồng đỏ: công chức bước 3 kiểm tra thực tế hàng hoá ký 
xác nhận sau khi hoàn tất công việc quy định của bước 3. 
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA 
QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET 
In .000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Tái bản lần , ngày tháng năm 2007. Lưu 
hành nội bộ. 
MỤC LỤC 
PHẦN 1 : LUẬT VỀ THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU ............................ 3 
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ THUẾ .................................................... 3 
CHƯƠNG 2 : LUẬT THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU .......... 14 
CHƯƠNG 3 : LUẬT THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU (tt) ..... 19 
PHẦN 2 : LUẬT HẢI QUAN VÀ THỦ TỤC HẢI QUAN .............. 34 
CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ NÉT CƠ BẢN VỀ HẢI QUAN VIỆT NAM ....... 34 
CHƯƠNG 2 : LUẬT HẢI QUAN VÀ MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN 
CỦA LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA 
LUẬT HẢI QUAN ............................................................ 41 
CHƯƠNG 3 : THỦ TỤC HẢI QUAN ...................................................... 58 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_luat_hai_quan_thue_xuat_nhap_khau_vu_thuy_hoa.pdf