Giáo trình Luật thương mại - Bùi Thị Khuyên
PHẦN PHÁP LUẬT CHỦ THỂ KINH DOANH
BÀI 1
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
VÀ HỘ KINH DOANH CÁ THỂ
Tài liệu và các văn bản pháp luật chủ yếu:
Luật DN năm 1999
NĐ03/2000/NĐ - CP ngày 3/2/2000 của chính phủ hướng dẫn thi hành một
số điều của Luật doanh nghiệp.
NĐ125/2004NĐ - CP ngày 19/5/2004 của chính phủ về sửa đổi, bổ sung
một số điều của NĐ03 nói trên.
NĐ109/ 2004/NĐ - CP ngày 2/4/2005 của chính phủ về đăng ký kinh doanh.
Thông tư 03/2004/TT – BKH ngày 29/6/2004 của Bộ Kế hoạch và đầu tư
hướng dẫn trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định tại
NĐ109/2004/NĐ - CP.
NĐ37/2003/NĐ - CP ngày 10/4/2003 qui định xử phạt vi phạm hành chính
về đăng ký kinh doanh.
Luật kinh doanh, Thạc sĩ Nguyễn thị Khế và Bùi thị Khuyên nhà xuất bản
Giáo trình Luật kinh tế của trường ĐH luật Hà Nội năm 2004.
Luật kinh tế Việt Nam, nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội 2002.
1. DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN (DNTN)
1.1. ĐỊNH NGHĨA VÀ ĐẶC ĐIỂM DNTN
1.1.1. Định nghĩa: Theo điều 99 Luật doanh nghiệp
1.1.2. Đặc điểm:
Là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ
Không có tư cách pháp nhân.
Chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của doanh
nghiệp
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Luật thương mại - Bùi Thị Khuyên
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET ThS. BÙI THỊ KHUYÊN Năm 2006 GIÁO TRÌNH LUẬT THƯƠNG MẠI ThS. BÙI THỊ KHUYÊN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Ban hành lần 1, ngày 3 tháng 8 năm 2006. Lưu hành nội bộ. PHẦN PHÁP LUẬT CHỦ THỂ KINH DOANH BÀI 1 DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN VÀ HỘ KINH DOANH CÁ THỂ Tài liệu và các văn bản pháp luật chủ yếu: Luật DN năm 1999 NĐ03/2000/NĐ - CP ngày 3/2/2000 của chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp. NĐ125/2004NĐ - CP ngày 19/5/2004 của chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của NĐ03 nói trên. NĐ109/ 2004/NĐ - CP ngày 2/4/2005 của chính phủ về đăng ký kinh doanh. Thông tư 03/2004/TT – BKH ngày 29/6/2004 của Bộ Kế hoạch và đầu tư hướng dẫn trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định tại NĐ109/2004/NĐ - CP. NĐ37/2003/NĐ - CP ngày 10/4/2003 qui định xử phạt vi phạm hành chính về đăng ký kinh doanh. Luật kinh doanh, Thạc sĩ Nguyễn thị Khế và Bùi thị Khuyên nhà xuất bản Giáo trình Luật kinh tế của trường ĐH luật Hà Nội năm 2004. Luật kinh tế Việt Nam, nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội 2002. 1. DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN (DNTN) 1.1. ĐỊNH NGHĨA VÀ ĐẶC ĐIỂM DNTN 1.1.1. Định nghĩa: Theo điều 99 Luật doanh nghiệp 1.1.2. Đặc điểm: Là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ Không có tư cách pháp nhân. Chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của doanh nghiệp. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Ban hành lần 1, ngày 3 tháng 8 năm 2006. Lưu hành nội bộ. 1.2. THÀNH LẬP, GIẢI THỂ VÀ PHÁ SẢN DNTN: 1.2.1. Thành lập: Điều kiện: Về nhân thân:cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự trừ đối tượng bị cấm theo điều 9 LDN Về ngành nghề: Không được kinh doanh các ngành nghề bị cấm Đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì phải có đủ điều kiện về giải pháp và kỹ thuật Về vốn: Phải có vốn đầu tư kinh doanh phù hợp quy mô kinh doanh Đối với một số ngành nghề pháp luật quy định vốn pháp định thì vốn đầu tư lớn hơn hoặc bằng vốn pháp định Thủ tục đăng ký kinh doanh: Chủ đầu tư quyết định thành lập, và lập hồ sơ đăng ký kinh doanh. Đăng ký kinh doanh tại phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh nơi DNTN đặt trụ sở chính. Tư cách chủ thể kinh doanh hợp pháp của DNTN được xác lập kể từ thời điểm được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. DNTN có quyền mở chi nhánh, văn phòng đại diện tại các địa phương khác. 1.2.2. Giải thể DNTN: Các trường hợp giải thể:(xem điều 111 LDN) Thủ tục giải thể (Điều 112 LDN) 1.2.3. Phá sản DNTN: Theo luật phá sản năm 2004 1.3. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA DNTN VÀ CỦA CHỦ THỂ DNTN Quyền và nghĩa vụ của DNTN: giống các quyền và nghĩa vụ của DN theo điều 7,8 LDN. Quyền và nghĩa vụ của chủ DNTN: Sở hữu đối với doanh nghiệp Tổ chức thực hiện các quyền và nghiệp vụ do DN làm phát sinh. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Ban hành lần 1, ngày 3 tháng 8 năm 2006. Lưu hành nội bộ. Bán DNTN Cho thuê DNTN Trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của DN Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho NN 2. HỘ KINH DOANH CÁ THỂ (HKDCT) 2.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA HỘ KINH DOANH CÁ THỂ: Theo bài 24 NĐ109 Không là doanh nghiệp mà là cá nhân kinh doanh hoặc hộ gia đình đăng ký kinh doanh. Không có tư cách pháp nhân cho nên chủ hộ chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ. Kinh doanh tại một địa điểm và thuê lao động không quá 10 người. Không có con dấu. 2.2. ĐĂNG KÝ KINH DOANH CHO HỘ KINH DOANH CÁ THỂ: Đối tượng có quyền đăng ký kinh doanh. Tất cả công dân Việt Nam trừ đối tượng bị cấm theo điều 25 NĐ109/2009 NĐ - CP (Đối với cá nhân đăng ký kinh doanh) Các hộ gia đình, người đại diện chủ hộ phải đủ điều kiện như cá nhân đăng ký kinh doanh Một cá nhân một hộ gia đình chỉ được đăng ký kinh doanh 1 hộ KDCT. Thủ tục đăng ký kinh doanh Đăng ký kinh doanh tại phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện tại nơi đặt địa điểm kinh doanh. Ý nghĩa đăng ký kinh doanh: sáp lập tư cách chủ thể kinh doanh chó hộ. 2.3. TẠM NGỪNG, CHẤM DỨT HOẠT ĐÔNG KINH DOANH CỦA HỘ KINH DOANH CÁ THỂ Xem điều 28 NĐ109 và mục 5 thông tư số 03 CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Ban hành lần 1, ngày 3 tháng 8 năm 2006. Lưu hành nội bộ. BÀI 2 CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN Văn bản và tài liệu học tập: Giống bài 1 1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY 1.1. KHÁI NIỆM CÔNG TY Theo quan điểm truyền thống: “Công ty là sự liên kết của nhiều người thông qua một sự kiện pháp lý, nhằm thực hiện một mục tiêu chung”. Đặc điểm cơ bản của công ty: Là hình thức liên kết của nhiều người trong đó ít nhất phải có hai người trở lên và được gọi là thành viên công ty.(thành viên công ty có thể là cá nhân, pháp nhân) Sự liên kết này thông qua sự kiện pháp lý (hợp đồng, điều lệ, quy chế công ty) Sự liên kết nhằm đạt mục đích chung nào đó (có thể vì kinh doanh kiếm lời chia nhau hoặc mục đích hợp pháp khác) Thực tế hiện nay pháp luật các nước và ở Việt Nam đã thừa nhận cả công ty TNHH một thành viên. Như vậy các loại hình công ty ngày càng trở nên đa dạng và phong phú. 1.2. CÁC LOẠI CÔNG TY 1.2.1. Căn cứ vào hình thức sở hữu gồm có: Công ty Nhà nước thuộc sở hữu nhà nước Công ty thuộc sở hữu chung của các thành viên Công ty một chủ sở hữu (còn gọi là công ty một thành viên) 1.2.2. Căn cứ vào tư cách pháp nhân và chế độ trách nhiệm đối với các khoản nợ của công ty thì có: Công ty có tư cách pháp nhân. Thành viên của công ty này chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ của công ty khi công ty bị phá sản, bao gồm: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Ban hành lần 1, ngày 3 tháng 8 năm 2006. Lưu hành nội bộ. Công ty nhà nước Công ty TNHH các loại Công ty cổ phần Công ty không có tư cách pháp nhân. Thành viên của công ty liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của công ty đó là: Công ty hợp doanh 1.2.3. Căn cứ vào quan hệ nhân thân giữa các thành viên thì có các công ty sau: Công ty đối nhân; đây là công ty mà sự liên kết dựa trên cơ sở tin cậy giữa các thành viên về nhân thân. Công ty này không có tư cách pháp nhân, gồm có hai loại: Công ty hợp danh. Theo ngôn ngữ tiếng Anh nó là các (Patnership). Các thành viên công ty cùng KD dưới danh nghĩa chung để lấy lời chia nhau và cùng liên đới trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của công ty. Công ty hợp vốn đơn giản (Patnershiplimited): Đây là công ty vừa có thành viên hợp danh vừa có thành viên góp vốn trong đó thành viên hợp danh liên đới trách nhiệm vô hạn, còn thành viên góp vốn trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ của công ty. Cả hai loại công ty được Luật DN năm 1999 của Việt Nam thừa nhận nhưng dưới 1 hình thức là công ty hợp doanh. Công ty đối vốn: là công ty có tư cách pháp nhân, thành viên của nó thường không bắt buộc phải quen biết nhau và tin cậy lẫn nhau, chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ của công ty. công ty gồm có hai loại: Công ty cổ phần. Công ty TNHH. Tóm lại: Tất cả các loại công ty nói trên đều đã được PL Việt Nam thừa nhận. Công dân Việt Nam có đủ điều kiện đều có quyền đầu tư vốn để thành lập các công ty nói trên. 2. KHÁI NIỆM VÀ CÁC LOẠI CÔNG TY TNHH THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM 2.1. KHÁI NIỆM CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Ban hành lần 1, ngày 3 tháng 8 năm 2006. Lưu hành nội bộ. Công ty TNHH là DN có tư cách pháp nhân trong đó các thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn góp vào công ty. Công ty không được phát hành cổ phiếu. 2.2. CÁC LOẠI CÔNG TY TNHH Công ty TNHH có 2 – 50 thành viên. Công ty TNHH có 1 thành viên. 3. THÀNH LẬP, ĐĂNG KÝ KINH DOANH CHO CÔNG TY TNHH: Quyền thành lập và góp vốn vào công ty: Quyền thành lập công ty: Theo Điều 9 LDN và Điều 9 NĐ03 đã nêu và Điều 17 pháp lệnh cán bộ công chức. Quyền góp vốn vào công ty: Theo Điều 10 LDN và Điều 19 pháp lệnh cán bộ công chức. Trình tự thủ tục đăng ký kinh doanh: Giống thủ tục đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp tư nhân. Cần lưu ý các điểm khác thủ tục thành lập DNTN: Trước khi đăng ký kinh doanh các sáng lập viên phải có thoả thuận bằng văn bản về việc thành lập công ty và phải xây dựng điều lệ công ty. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho công ty, người cam kết góp vốn phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định Điều 22 LDN. 4. CÁC QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG TY TNHH 4.1. CÁC QUYỀN Điều 7 LDN và các văn bản chuyên ngành 4.2. CÁC NGHĨA VỤ CỦA CÔNG TY Điều 8 LDN và các văn bản chuyên ngành 5. CÔNG TY TNHH CÓ 2 ĐẾN 50 THÀNH VIÊN 5.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Ban hành lần 1, ngày 3 tháng 8 năm 2006. Lưu hành nội bộ. Là doanh nghiệp trong đó các thành viên cùng góp vốn cùng hương lợi nhuận và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các khoản rủi ro của công ty trong phạm vi phần vốn góp vào công ty. Đặc điểm: Về thành viên: Ít nhất 2 và cao nhất là 50 thành viên. Thành viên là người góp vốn vào công ty, có thể là cá nhân, pháp nhân. Về tư cách pháp lý: Công ty là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân Về hình thức huy động vốn: Không được phát hành cổ phiếu, nhưng được phát hành trái phiếu để vay vốn. Về chuyển nhượng vốn: Thành viên công ty không được tự do chuyển nhượng vốn cho người ngoài công ty. 5.2. TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÔNG TY Theo mô hình sau: 5.2.1. Hội đồng thành viên Gồm tất cả các thành viên công ty Vai trò: là cơ quan quyết định cao nhất của công ty Thẩm quyền: Theo điều 35 LDN Hình thức quyết định: Quyết định tại cuộc họp Hoặc lấy ý kiến bằng văn bản Giá trị pháp lý của quyết định: Bắt buộc đối với các thành viên công ty và các bộ phận quản lý điều hành khác của công ty. Điều kiện để đảm bảo cho quyết định có giá trị pháp lý (xem Đ38,39 LDN) 5.2.2. Giám đốc công ty Là người có chức năng điều hành các hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty, do HĐ thành viên bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, có thể là người đại diện theo pháp luật của công ty. 5.2.3. Ban kiểm soát của công ty CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Ban hành lần 1, ngày 3 tháng 8 năm 2006. Lưu hành nội bộ. Đối với công ty trên 11 thành viên phải lập ban kiểm soát (nếu công ty có 11 thành viên trở xuống thì không bắt buộc) Chức năng của ban kiểm soát: kiểm tra giám sát các hoạt động của công ty. 5.2.4. Chế độ tài chính của công ty Cơ cấu vốn của công ty gồm vốn điều lệ và vốn vay. Công ty hoàn toàn chủ động trong việc huy động vốn và sử dụng vốn vào mục đích kinh doanh của công ty; được tăng, giảm vốn điều lệ của công ty theo quy định pháp luật. Việc chia lợi nhuận cho các thành viên của công ty chỉ khi công ty kinh doanh có lãi và tài sản của công ty đủ thanh toán các khoản nợ đến hạn. 6. CÔNG TY TNHH CÓ 1 THÀNH VIÊN 6.1. KHÁI NIỆM Là doanh nghiệp do 1 tổ chức làm chủ sở hữu và chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ của công ty. Công ty TNHH này có đặc điểm cơ bản giống công ty TNHH có 2 đến 50 thành viên, nhưng khác công ty TNHH 2 đến 50 thành viên ở số lượng, tư cách thành viên công ty, về mô hình bộ máy quản lý của công ty và hạn chế quyền rút vốn của thành viên công ty. 6.2. TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÔNG TY Chủ sở hữu của công ty được chọn 1 trong 2 mô hình bộ máy quản lý công ty sau: Hội đồng quản trị và giám đốc Chủ Tịch công ty và giám đốc. Tóm lại: Công ty TNHH là loại công ty có những ưu điểm và hạn chế cơ bản sau đây: Gọn nhẹ về tổ chức quản lý, đảm bảo cho tất cả các thành viên công ty đều là người quản lý công ty. Đây là điều mà công ty cổ phần không có. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Ban hành lần 1, ngày 3 tháng 8 năm 2006. Lưu hành nội bộ. Mặt hạn chế của công ty này là không được phát hành cổ phiếu vì vậy khả năng huy động vốn lớn là khó khăn hơn công ty cổ phần. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Ban hành lần 1, ngày 3 tháng 8 năm 2006. Lưu hành nội bộ. BÀI 3 CÔNG TY CỔ PHẦN 1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CÔNG TY CỔ PHẦN 1.1. KHÁI NIỆM CTCP là loại công ty đối vốn trong đó vốn điều lệ công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau mỗi phần được gọi là cổ phần, người mua cổ phần được gọi là cổ đông công ty được phát hành các loại chứng khoán để huy động vốn. 1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA CTCP Thành viên của công ty ít nhất là 3 không hạn chế số lượng tối đa. Là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân. Vốn điều lệ của công ty phải chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Ví dụ vốn điều lệ ban đầu của công ty cổ phần A là 1 tỷ đồng. Công ty quyết định chia thành 10.000 phần. Như vậy công ty sẽ bán 10.000 cổ phần, giá trị của một cổ phần là 100.000 đ. Công ty được phát hành cổ phiếu và trái phiếu ra công chúng. Thành viên công ty được gọi là cổ đông, chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ của công ty; được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình trừ một số trường hợp theo quy định của Đ55 và Đ58 LDN. 1.3. CỔ PHẦN VÀ CỔ ĐÔNG CỦA CTCP 1.3.1. Có các loại cổ phần sau: CP phổ thông (bắt buộc phải có) CP ưu đãi có thể có các loại sau: CP ưu đãi biểu quyết CP ưu đãi cổ tức CP ưu đãi hoàn lại Và các loại cổ phần ưu đãi khác do điều lệ công ty quy định. 1.3.2. Quyền và nghĩa vụ của cổ đông: được quy định tại các điều từ 52 đến điều 58 LDN. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Ban hành lần 1, ngày 3 tháng 8 năm 2006. Lưu hành nội bộ. Lưu ý: Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% tổng số CPPT được chào bán trong 3 năm đầu kể từ ngày công ty được cấp GCN ĐKKD, chỉ được quyền chuyển nhượng cho người ngoài công ty khi được ĐHĐCĐchấp thuận và sau thời hạn trên các hạn chế này đều bãi bỏ. Chỉ có tổ chức được chính phủ uỷ quyền và cổ đông sáng lập mới được quyền mua cổ phần ưu đãi biểu quyết. 1.3.3. Cơ cấu tổ chức quản lý CTCP Gồm: ĐHĐCĐ, HĐQT, GĐ, BKS. Trong đó: ĐHĐCĐ: Là cơ quan có quyền quyết định cao nhất mà thành phần của nó chỉ gồm các cổ đông có quyền biểu quyết. HĐQT là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quy ... mại (Đ18 PL). Các trường hợp quy định tại điều lệ của TTTT. Bị thu hồi giấy phép thành lập. Khi chấm dứt hoạt động, TTTT phải nộp lại giấy phép thành lập cho cơ quan đã câùp giấy phép. 3.1.2. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp: a. Thoả thuận trọng tài TM. Trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại khi trước hoăïc sau khi xảy ra tranh chấp các bên có thỏa thuận giải quyết vụ việc bằng trọng tài. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Ban hành lần 1, ngày 3 tháng 8 năm 2006. Lưu hành nội bộ. Thỏa thuận trọng tài: Là thỏa thuận giữa các bên cam kết giải quyết bằng trọng tài các vụ tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh trong hoạt động thương mại. Hình thức thỏa thuận trọng tài: Thỏa phải được lập thành văn bản. Thỏa thuận trọng tài thông qua thư, điện báo, telex, fax, thư điện tử hoặc hình thức văn bản viết khác đều được coi là thỏa thuận trọng tài được lập thành văn bản. Thỏa thuận trọng tài có thể là một điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc là một thỏa thuận riêng. Hiệu lực của thỏa thuận trọng tài độc lập với hiệu lực của hợp đồng. Các trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu (Đ10PL) Tranh chấp phát sinh không thuộc hoạt động thương mại được quy định tại khoản 3 Đ2 Pháp lệnh TTTM. Người ký thỏa thuận trọng tài không có thẩm quyền ký kết theo quy định của pháp luật. Một bên ký kết thỏa thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Các trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu (Đ10PL) (tt) Thỏa thuận trọng tài không quy định hoặc qui định không rõ đối tượng tranh chấp, tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải quyết mà sau đó các bên không có thỏa thuận bổ sung. Thỏa thuận trọng tài không thỏa mãn quy định về hình thức để TTTT có hiệu lực. Bên ký kết thỏa thuận trọng tài bị lừa dối, bị đe doạ và có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài vô hiệu. (Thời hiệu để yêu cầu là 6 tháng kể từ ngày ký kết thỏa thuận trọng tài và trước ngày hội đồng trọng tài mở phiên họp đầu tiên giải quyết vụ tranh chấp). b. Trọng tài viên vô tư khách quan, tuân theo pháp luật và tôn trọng sự thoả thuận của các bên. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Ban hành lần 1, ngày 3 tháng 8 năm 2006. Lưu hành nội bộ. 3.2. THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI (Tố tụng Trọng tài) 3.2.1. Thời hiệu (Đ21) Đối với vụ tranh chấp mà pháp luật có quy định thời hiệu khởi kiện thì thực hiện theo quy định của thời hiệu đó. Đối với vụ tranh chấp mà pháp luật không quy định thời hiệu thì thời hiệu khởi kiện là 2 năm kể từ khi xảy ra tranh chấp, trừ trường hợp bất khả kháng. Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện được tính từ ngày xảy ra sự kiện cho đến khi không còn sự kiện bất khả kháng. 3.2.2. Thủ tục giải quyết tranh chấp Vụ việc có thể được giải quyết tại: HĐTT do trung tâm trọng tài tổ chức HĐTT do các bên thành lập. a. Bước 1: Nộp đơn yêu cầu Trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết tại trung tâm trọng tài: đơn sẽ được nguyên đơn gởi cho TTTTTM mà các bên đã thỏa thuận lựa chọn Trường hợp vụ việc được giải quyết bởi một hội đồng trọng tài do các bên thành lập: nguyên đơn gởi đơn kiện cho bị đơn. Đơn yêu cầu cần ghi rõ: Ngày, tháng, năm viết đơn. Tên, địa chỉ các bên. Tóm tắt nội dung tranh chấp Các yêu cầu của nguyên đơn. Trị giá tài sản mà nguyên đơn yêu cầu. Tên của trọng tài viên được nguyên đơn chọn. Nguyên đơn phải gửi bản chính hoặc bản sao thỏa thuận trọng tài, bản chính hoặc bản sao các tài liệu, chứng cứ. (Bản sao phải có chứng thực hợp lệ.) CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Ban hành lần 1, ngày 3 tháng 8 năm 2006. Lưu hành nội bộ. Khi gửi đơn yêu cầu, nguyên đơn phải nộp tiền tạm ứng lệ phí trọng tài nếu các bên không có thỏa thuận khác về người ứng trước phí trọng tài. Về nguyên tắc, khoản lệ phí này sẽ do người thua kiện trả. Trung tâm trọng tài phải gửi bản sao đơn kiện và các chứng cứ cho bị đơn trong thời hạn 5 ngày kể từ khi nhận được đơn yêu cầu của nguyên đơn. Trong trường hợp các bên chọn một TTTT để giải quyết tranh chấp, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn kiện và các tài liệu kèm theo mà TT gởi đến, bị đơn phải gởi cho TTTT bản tự bảo vệ. Đối với vụ tranh chấp được giải quyết tại HĐTT do các bên thành lập, khi bị đơn nhận được đơn kiện của nguyên đơn thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn kiện và các tài liệu kèm theo thì bị đơn phải gởi cho nguyên đơn bản tự bảo vệ và tên của TTV mà mình chọn. Bản tự bảo vệ gồm những nội dung chính sau: Ngày, tháng, năm viết bản tự bảo vệ. Tên và địa chỉ của bị đơn Lý lẽ và chứng cứ để tự bảo vệ (phản bác một phần hoặc toàn bộ nội dung đơn kiện của nguyên đơn). Ngoài ra, nếu bị đơn cho rằng vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền giải quyết của TT, không có thỏa thuận TT hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu thì có quyền nêu ra trong bản tự bảo vệ. b. Bước 2: Thành lập Hội đồng trọng tài. Trường hợp sự việc được giải quyết tại HĐTT do trung tâm trọng tài tổ chức: Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận được đơn kiện, TTTT phải gởi cho bị đơn bản sao đơn kiện, tên TT viên mà nguyên đơn chọn và các tài liệu kèm theo cùng với danh sách TTV của TTTT. Trong thời hạn 30 ngày kể từ lúc nhận được các giấy tờ trên, bị đơn phải chọn 1 TTV trong danh sách TTV của TT. Nếu bị đơn không chọn được trọng tài viên thì trong một thời hạn nhất định (7 ngày) Chủ tịch của Trung tâm trọng tài sẽ chỉ định. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được chọn, các TTV này phải chọn TTV thứ 3 làm chủ tịch HĐTT. Nếu các TTV không chọn được 1 TTV làm chủ tịch HĐTT thì chủ tịch TTTT sẽ chỉ định một TTV làm chủ tịch HĐTT. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Ban hành lần 1, ngày 3 tháng 8 năm 2006. Lưu hành nội bộ. Nếu các bên thỏa thuận vụ tranh chấp đó do một TTV duy nhất giải quyết nhưng không chọn được TTV thì có quyền yêu cầu chủ tịch TTTT chỉ định một TTV duy nhất trong thời hạn 15 ngày. Trọng tài viên duy nhất làm nhiệm vụ như một hội đồng trọng tài. Trường hợp sự việc được giải quyết tại một HĐTT do các bên thành lập Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nguyên đơn gởi đơn kiện cho bị đơn, bị đơn phải chọn TTV và thông báo cho nguyên đơn biết. Nếu bị đơn không chọn được TTV thì nguyên đơn có quyền yêu cầu Tòa án cấp Tỉnh nơi bị đơn có trụ sở hoặc cư trú chỉ định TTV cho bị đơn. Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, Chánh án Tòa án phải giao cho một thẩm phán chỉ định một TTV cho bị đơn và thông báo cho các bên. Trong thời hạn 15 ngày, các TTV này phải chọn TTV thứ 3 làm chủ tịch HĐTT. Nếu không chọn được 1 TTV làm chủ tịch HĐTT thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án cấp Tỉnh, nơi bị đơn có trụ sở hoặc nơi cư trú chỉ định một TTV làm chủ tịch HĐTT. Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, Chánh án Tòa án phải giao cho một thẩm phán chỉ định một TTV cho bị đơn và thông báo cho các bên. Trong trường hợp các bên thỏa thuận vụ tranh chấp đó do một TTV duy nhất giải quyết nhưng không chọn được TTV thì theo yêu cầu của một bên, Chánh án Tòa án phải giao cho một thẩm phán chỉ định một TTV cho bị đơn và thông báo cho các bên. TTV do các bên chọn hoặc do Tòa án chỉ định có thể là trọng tài viên trong danh sách hoặc ngoài danh sách trọng tài viên của các trung tâm trọng tài của Việt Nam. Trọng tài viên phải từ chối giải quyết vụ tranh chấp hoặc bị thay đổi trong các trường hợp sau: (Đ27 PL) Trọng tài viên là người thân thích của một bên hoặc đại diện của bên đó. Trọng tài viên có lợi ích trong vụ tranh chấp. Có căn cứ rõ ràng cho thấy TTV không vô tư, khách quan trong khi làm nhiệm vụ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Ban hành lần 1, ngày 3 tháng 8 năm 2006. Lưu hành nội bộ. Từ khi được chọn hoặc chỉ định và trong quá trình tố tụng, TTV phải thông báo công khai và kịp thời những việc có thể gây nghi ngờ về tính khách quan, vô tư của mình. c. Bước 3: Giải quyết tranh chấp. TTV phải tiến hành nghiên cứu hồ sơ, tài liệu và tiến hành những công việc cần thiết cho việc giải quyết vụ việc tranh chấp. TTV có thể nghe ý kiến trình bày của các bên, tìm hiểu vụ tranh chấp từ những tổ chức, cá nhân có liên quan. TTV có thể trưng cầu giám định theo yêu cầu của các bên có tranh chấp. Bên yêu cầu giám định phải nộp tạm ứng phí giám định, trường hợp các bên cùng mời giám định thì phải cùng nộp tạm ứng phí giám định. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời mà các bên có quyền yêu cầu tòa án áp dụng: Bảo toàn chứng cứ trong trường hợp chứng cứ đang bị tiêu hủy hoặc có nguy cơ bị tiêu hủy. Kê biên tài sản tranh chấp. Cấm chuyển dịch tài sản tranh chấp. Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp. Kê biên và niêm phong tài sản ở những nơi gởi giữ; Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng Các bên thỏa thuận lựa chọn thời gian, địa điểm phiên họp giải quyết tranh chấp, nếu các bên không có thỏa thuận thì Chủ tịch HĐTT hoặc TTV duy nhất quyết định. Phiên họp giải quyết tranh chấp không công khai, trong trường hợp có sự đồng ý của các bên, hội đồng trọng tài cũng có thể cho phép những người khác tham dự phiên họp. Trong quá trình tố tụng, các bên có thể tự hòa giải hoặc yêu cầu HĐTT hòa giải, nếu đạt được sự thỏa thuận, theo yêu cầu của các bên, HĐTT sẽ đình chỉ tố tụng. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Ban hành lần 1, ngày 3 tháng 8 năm 2006. Lưu hành nội bộ. Thời gian giải quyết các tranh chấp do HĐTT quyết định nếu các bên không có thỏa thuận khác, các bên có thể trực tiếp hay ủy quyền cho người khác tham dự phiên họp. Các bên có quyền mời nhân chứng, luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Nếu nguyên đơn không tham dự phiên họp mà không có lý do chính đáng thì coi như rút đơn kiện. Bị đơn vắng mặt mà không có lý do chính đáng thì HĐTT vẫn tiếp tục tiến hành việc giải quyết vụ tranh chấp căn cứ vào tài liệu và chứng cứ hiện có. Trường hợp có lý do chính đáng, các bên có quyền yêu cầu HĐTT hoãn phiên họp giải quyết tranh chấp. HĐTT phải hoãn phiên họp giải quyết vụ tranh chấp nếu xét thấy chưa đủ cơ sở để giải quyết vụ tranh chấp. Mọi diễn biến của phiên họp phải được ghi vào biên bản, các TTV và thư ký phải ký vào biên bản. Trọng tài viên sẽ căn cứ vào những quy định của pháp luật hiện hành và những tài liệu, hợp đồng trong hồ sơ vụ kiện để giải quyết tranh chấp. Khi quyết định, HĐTT quyết định theo đa số và ý kiến thiểu số phải được ghi vào biên bản. Quyết định của HĐTT phải có đầy đủ chữ ký của các TTV. Quyết định trọng tài bao gồm các nội dung sau: Tên, địa chỉ của nguyên đơn và bị đơn. Họ tên TTV giải quyết tranh chấp. Tóm tắt đơn kiện và các vấn đề tranh chấp. Cơ sở để ra quyết định trọng tài. Quyết định về vụ tranh chấp, quyết định về phí trọng tài và các chi phí khác. Thời hạn thi hành quyết định trọng tài. Chữ ký của TTV. Quyết định của TT được công bố cho các bên ngay sau khi kết thúc phiên họp hoặc có thể công bố sau nhưng chậm nhất là 60 ngày kể từ ngày kết thúc phiên họp cuối cùng. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Ban hành lần 1, ngày 3 tháng 8 năm 2006. Lưu hành nội bộ. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định trọng tài, một bên có thể yêu cầu hội đồng trọng tài sửa chữa những lỗi về tính toán, lỗi đánh máy, lỗi in ấn hoặc những lỗi kỹ thuật khác. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu, hội đồng trọng tài tiến hành sửa chữa và phải thông báo cho các bên. 3.3. THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH TRỌNG TÀI Sau thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn thi hành quyết định trọng tài, nếu các bên không tự nguyện thi hành, cũng không yêu cầu hủy quyết định trọng tài theo quy định tại điều 50 Pháp lệnh, bên được thi hành quyết định trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án cấp Tỉnh nơi có trụ sở, nơi cư trú hoặc nơi có tài sản của bên phải thi hành, thi hành quyết định trọng tài. Trong trường hợp một trong các bên có yêu cầu Tòa án hủy quyết định trọng tài thì quyết định trọng tài được thi hành kể từ ngày quyết định của Tòa án không hủy quyết định trọng tài có hiệu lực. Trình tự, thủ tục và thời hạn thi hành quyết định trọng tài theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự. 3.4. VẤN ĐỀ HỦY QUYẾT ĐỊNH TRỌNG TÀI Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định trọng tài, nếu có bên không đồng ý với quyết định trọng tài thì có quyền làm đơn gởi tòa án cấp Tỉnh nơi HĐTT ra quyết định, để yêu cầu hủy quyết định trọng tài. Quyết định trọng tài có thể bị hủy trong các trường hợp sau: Không có thỏa thuận trọng tài; Thỏa thuận trọng tài vô hiệu; Thành phần HĐTT, tố tụng trọng tài không phù hợp với thỏa thuận của các bên; Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của HĐTT; Bên yêu cầu chứng minh được trong quá trình giải quyết vụ tranh chấp có TTV vi phạm nghĩa vụ của TT; Quyết định TT trái với lợi ích công cộng của nước CHXHCNVN. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET In 2.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5cm. Ban hành lần 1, ngày 3 tháng 8 năm 2006. Lưu hành nội bộ. MỤC LỤC PHẦN PHÁP LUẬT CHỦ THỂ KINH DOANH BÀI 1 : DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN VÀ HỘ KINH DOANH CÁ THỂ .................................................. 3 BÀI 2 : CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ....................................... 7 BÀI 3 : CÔNG TY CỔ PHẦN ................................................................. 14 BÀI 4 : CÔNG TY HỢP DANH .............................................................. 18 BÀI 5 : DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC .................................................. 24 BÀI 6 : HỢP TÁC XÃ ............................................................................. 60 BÀI 7 : PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI ................................ 91 PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ BÀI 8 : THƯƠNG NHÂN ..................................................................... 113 BÀI 9 : MUA BÁN HÀNG HÓA VÀ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI ........ 118 BÀI 10 : TRUNG GIAN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI .................................................. 124 BÀI 11 : PHÁP LUẬT PHÁ SẢN VIỆT NAM ........................................ 149 BÀI 12 : GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH, THƯƠNG MẠI ............................................... 183
File đính kèm:
- giao_trinh_luat_thuong_mai_bui_thi_khuyen.pdf