Khảo sát các điều kiện tối ưu xây dựng quy trình tách và xác định đồng thời một số kháng sinh họ β - Lactam bằng phương pháp điện di
Trong nghiên cứu, thiết lập điều kiện để tách các kháng sinh họ β – lactam bởi sắc ký điện di mao
quản . Được thực hiện trên hệ thống điện di 1602A 3D của hãng Agilent, mao quản có lớp phủ
silica với chiều dài 75,5cm. Sử dụng dung dịch đệm Natritetraborat 15mM với 75mM SDS, pH=
6,8: Amocillin; Ampicillin; Cloxacilin; Cephacilin; Oxacillin và Penicillin-G trong đó Ampicilin
được tách ra ở 16 phút. Giới hạn phát hiện (LOD) của phương pháp là ≤ 0,7 µg/ml cho mỗi kháng
sinh. Rồi áp dụng phương pháp này để xác định trong mẫu dược phẩm với độ thu hồi từ 94,2-
105,8%
Bạn đang xem tài liệu "Khảo sát các điều kiện tối ưu xây dựng quy trình tách và xác định đồng thời một số kháng sinh họ β - Lactam bằng phương pháp điện di", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Khảo sát các điều kiện tối ưu xây dựng quy trình tách và xác định đồng thời một số kháng sinh họ β - Lactam bằng phương pháp điện di
Nguyễn Thị Ánh Tuyết và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 295 – 299 295 KHẢO SÁT CÁC ĐIỀU KIỆN TỐI ƯU XÂY DỰNG QUY TRÌNH TÁCH VÀ XÁC ĐỊNH ĐỒNG THỜI MỘT SỐ KHÁNG SINH HỌ β-LACTAM BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN DI Nguyễn Thị Ánh Tuyết1, Nguyễn Văn Ri2 1 Trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên 2 Đại học quốc gia Hà Nội TÓM TẮT Trong nghiên cứu, thiết lập điều kiện để tách các kháng sinh họ β – lactam bởi sắc ký điện di mao quản . Được thực hiện trên hệ thống điện di 1602A 3D của hãng Agilent, mao quản có lớp phủ silica với chiều dài 75,5cm. Sử dụng dung dịch đệm Natritetraborat 15mM với 75mM SDS, pH= 6,8: Amocillin; Ampicillin; Cloxacilin; Cephacilin; Oxacillin và Penicillin-G trong đó Ampicilin được tách ra ở 16 phút. Giới hạn phát hiện (LOD) của phương pháp là ≤ 0,7 µg/ml cho mỗi kháng sinh. Rồi áp dụng phương pháp này để xác định trong mẫu dược phẩm với độ thu hồi từ 94,2- 105,8%. Từ khóa: Mao mạch phát hiện giới hạn, phục hồi MỞ ĐẦU β- lactam được dùng như các thuốc kháng khuẩn từ hơn 80 năm nay mà vẫn là một nhóm quan trọng của kháng sinh. Mỗi loại kháng sinh lại có tác dụng nhất định, có thể hạn chế hay tiêu diệt được mầm bệnh trong y học, chăn nuôi hay sản xuất[1]. Tuy nhiên liều lượng của nó cũng để lại hậu quả rất lớn đối với sức khỏe của con người, do đó việc xác định hàm lượng kháng sinh là rất cần thiết. Bên cạnh kỹ thuật sắc ký lỏng hiệu năng cao, điện di mao quản cũng là một kỹ thuật đầy triển vọng để tách các chất phân tích có mang điện tích cũng như trung tính và được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong những năm gần đây phương pháp này đã thu hút rất nhiều nhà khoa học bởi những ưu điểm nổi bật như kỹ thuật dể sử dụng, tính linh hoạt cao, tiết kiệm hóa chất và khả năng tách tốt hơn nữa phương pháp cũng cho độ tin cậy cao[2,3]. Trong nghiên cứu này, chúng tôi công bố điều kiện tách và xác định một số kháng sinh họ β – lactam bằng phương pháp điện di mao quản điện động học kiểu mixen(dùng mao quản Highsensitip). PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp tách và xác định các β-Lactam sử dụng chất hoạt động bề mặt, sodium dodecyl sunfate- SDS làm pha tĩnh, là các mixen mang điện tích âm, còn gọi là các pha tĩnh giả. Các mixen mang tính anion, được pha chế trong dung dịch đệm, chứa trong mao quản hẹp bằng silic, có đường kính 50 µm. Áp vào hai đầu mao quản trường điện áp cao (10-30KV), khi đó dung dịch đệm di chuyển từ cực dương sang cực âm, các mixen cũng di chuyển về phía cực âm nhưng có tốc độ khác với tốc độ dung dịch đệm. Các mixen có chức năng hấp thu các chất phân tích ở mức độ khác nhau tùy thuộc vào tính tương tự về độ phân cực giữa các mixen và từng chất phân tích. Hình 1. Tách các β-Lactam bằng phương pháp MEKC* * Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nguyễn Thị Ánh Tuyết và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 295 – 299 296 Nhờ sự phân bố khác nhau, các β-Lactam di chuyển với tốc độ khác nhau, tách khỏi nhau. Điều kiện rất quan trọng là giá trị pH, nồng độ đệm, thế điện di để phương pháp tách có hiệu quả cao nhất. THỰC NGHIỆM Thiết bị và hóa chất - Máy điện di model 1602A của hãng Agilent, HP3D, detector DAD, mao quản silica trần d=50µm, chiều dài 75.5 cm, hiệu dụng 70 cm. - Axít Boric H3BO3, muối natri tetraborat Na2B4O7.10H2O, chất hoạt động bề mặt SDS, NaOH của hãng Merk. Nước deion được lọc qua giấy lọc 0.45µm của hãng Millipore. Các chất chuẩn: amoxicillin – AMO, ampicillin – AMP, penicillin G – PENG, oxacillin – OXA, cloxacillin – CLO, cephalexin – CEP, do Viện kiểm nghiệm Bộ Y tế cung cấp Nghiên cứu điều kiện tách các β- Lactam bằng phương pháp điện di. Ảnh hưởng pH của dung dịch đệm điện di đến khả năng tách các β- Lactam Nghiên cứu này, ảnh hưởng của pH trong dung dịch đệm điện di được khảo sát với dung dịch điện di chứa các chất kháng sinh cùng nồng độ 2 µg/ml, 15mM đệm Borat + 75mM SDS. Mao quản được đặt ở nhiệt độ 280C, điện áp phân cực 22kV. Mẫu được bơm ở áp suất 50mbar, thời gian bơm mẫu 10s. Các giá trị pH thay đổi là 6,5; 6,8; 7,0; 7,2. Trong nghiên cứu này, cặp CEP-AMP có ∆t giảm dần theo chiều tăng của pH, cặp OXA- CLO có ∆t thay đổi không đáng kể. Sự thay đổi pH làm thay đổi lớp điện kép của thành mao quản, do đó làm ảnh hưởng đến sự điện di của các chất. Như vậy tăng pH của dung dịch đệm, rút ngắn thời gian phân tích, tuy nhiên khả năng tách giảm, nên phải chọn một giá tri pH phù hợp. Ở pH = 6,5 các β- Lactam tách tốt nhưng có một píc nhỏ dính vào píc của PEN-G làm cho diện tích của píc không chính xác nên chúng tôi chọn pH = 6,8 để tách các β-Lactam trong những nghiên cứu tiếp theo. Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ đệm. Chất điện ly trong pha động cũng có vai trò quan trọng vì nó là chất dẫn điện, tạo dòng điện di thẩm thấu. Trong thực tế, người ta cố gắng chọn chất đệm pH cũng đồng thời chính là chất điện giải của sắc ký điện di. Chúng tôi chọn Natritetraborat vừa là chất đệm pH vừa là chất điện giải. Khảo sát nồng độ đệm tại 4 gía trị là 10mM; 15mM; 20 mM; 25mM với 75mM SDS, pH = 6,8. Thế điện di 22kV, bơm mẫu áp suất 50mbar, thời gian bơm mẫu 8s, nhiệt độ mao quản 250C Các chất kháng sinh cùng nồng độ 1µg/ml. Kết quả cho thấy tăng nồng độ đệm thì độ điện di hiệu dụng của 6 kháng sinh β- Lactam càng tăng, thời gian lưu của chất tan tăng nhưng hiệu quả tách cũng không tốt. Theo dõi sự chênh lệch thời gian lưu (∆tR) của các cặp: CEP-AMP; PENG- OXA cho thấy quy luật biến đổi ∆tR theo nồng độ dung dịch đệm cũng không giống nhau (bảng 2). Nồng độ đệm 20mM, lực ion thấp hơn, giảm được dòng điện di, tăng sự hấp phụ của mẫu lên thành mao quản, tốc độ di chuyển của các chất tan nhanh hơn vì vậy hiệu quả tách kém, hai pic của CEP và AMP dính vào nhau. Chúng tôi chọn nồng độ 15mM đệm Borat là điều kiện tối ưu. Bảng 1. Khảo sát ảnh hưởng của pH đến thời gian di chuyển của β-Lactam pH Thời gian di chuyển của β-Lactam, phút t0 AMO PENG OXA CLO CEP AMP 7,2 6,253 7,889 10,283 10,699 11,717 12,448 12,754 Khoảng cách 2 pic, ∆tR 0,416 1,018 0,731 0,306 7,0 6,960 8,896 11,345 11,613 12,612 13,404 13,972 Khoảng cách 2 pic ,∆tR 0,268 0,999 0,792 0,568 6,8 7,368 9,466 12,342 12,908 14,229 14,793 15,525 Khoảng cách 2 pic, ∆tR 0,566 1,321 0,564 0,732 6,5 7,594 9,505 12,536 13,160 14,622 15,967 16,772 Khoảng cách 2 pic, ∆tR 0,624 1,362 1,345 0,805 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nguyễn Thị Ánh Tuyết và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 295 – 299 297 Bảng 2. Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ đệm tới thời gian lưu (phút) Nồng độ đệm Thời gian di chuyển của β-Lactam, phút t0 AMO PENG OXA CLO CEP AMP 10 mM 6,958 8,896 11,345 11,613 12,612 13,404 13,972 ∆tR của 2 β-Lactam 0,268 0,586 15 mM 7,363 9,375 12,087 12,881 14,178 14,990 15,825 ∆tR của 2 β-Lactam 0,794 0,835 20 mM 7,403 9,576 12,238 12,542 14,231 16,013 16,082 ∆tR của 2 β-Lactam 0,304 0,069 25 mM 7,505 10,012 12,879 12,932 15,375 16,873 16,934 ∆tR của 2 β-Lactam 0,053 0,061 Hình 2. Sắc đồ điện di của 6 kháng sinh họ β-lactam tại điều kiện tối ưu: pH = 6,8; 15 mM đệm borat, 75 mM SDS, thế 22 kV, nhiệt độ mao quản 250C, bơm mẫu 8s, nồng độ các chất 2µg/ml. Thứ tự các chất: 1- AMO; 2- PENG; 3-OXA; 4-CLO; 5-CEP và 6- AMP Khảo sát ảnh hưởng của thế điện di và các điều kiện khác Khi tăng thế điện từ 18kV đến 25kV thì thời gian di chuyển của các β-Lactam càng giảm do độ linh động điện di tỷ lệ thuận với thế. Mặt khác thế càng cao, nhiệt sinh ra trong mao quản càng tăng, làm cho sự chênh lệch nhiệt độ giữa thành mao quản và trong lòng của nó, dẫn đến độ nhớt chênh lệch đây chính là nguyên nhân làm giảm hiệu quả tách. Tại thế 18kV và 20kV đạt hiệu quả tách tốt, nhưng thời gian lưu lớn (20,6 phút cho AMP), nhưng thế 25kV thời gian lưu ngắn hơn nhưng hiệu quả tách kém hơn, pic CEP và CLO dính chân vào nhau. Vì vậy chúng tôi chọn thế tại 22kV là phù hợp nhất để tách các β-Lactam. Để có được píc rõ ràng và độ hấp thụ píc cao nhất thì thời gian bơm mẫu cần 8s cho nồng độ từ 0,2- 15 µg/ml ,nồng độ SDS 75mM, nhiệt độ mao quản 250C Đánh giá phương pháp phân tích. Tiến hành lập đường chuẩn của 6 chất kháng sinh β-lactam tại các nồng độ khác nhau: với AMO, CEP, CLO thì nồng độ khảo sát từ 0,2- 10µg/ml còn các chất AMP, OXA và PEN-G nồng độ khảo sát từ 0,3-10µg/ml. Mỗi nồng độ được đo lặp lại 3 lần và lấy kết quả trung bình. Sử dụng origin 8.0 xử lý, kết quả thu được trình bày ở bảng 3. Để đánh giá độ chính xác của phương pháp phân tích, chúng tôi tiến hành chọn 3 mẫu tương ứng với điểm đầu, điểm giữa và điểm cuối của khoảng tuyến tính đó là 1µg/ml; 5µg/ml và 10µg/ml. Tiến hành đo các mẫu trên với điều kiện tối ưu, mỗi mẫu đo lặp lại 5 lần. Kết quả cho thấy độ chính xác nằm trong giới hạn cho phép <15%. Do đó chúng tôi áp dụng phương pháp này vào phân tích mẫu dược phẩm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nguyễn Thị Ánh Tuyết và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 295 – 299 298 Bảng 3. Giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng của phương pháp Chất phân tích Phương trình y = Ax+ B R Độ lệch chuẩn (Sy) LOD µg/ml LOQ µg/ml AMO y = 12,615x-1,7269 0,9991 1,3864 0,329 1,099 CEP y = 8,654x-1,5316 0,9989 1,0800 0,774 1,248 AMP y = 6,792x+ 0,1066 0,9998 0,3152 0,139 0,464 CLO y = 10,229x- 1,1174 0,9995 0,8230 0,241 0,805 OXA y = 10,690x- 2,1239 0,9978 1,8672 0,524 1,747 PEN-G y = 5,697x- 0,1909 0,9988 0,7213 0,379 1,266 Bảng 4. Kết quả tính hàm lượng kháng sinh trong mẫu dược phẩm Tên thuốc, hoạt chất ∆C Chiều cao pic (mAU) Cx %H Hiệu suất trung bình %H Khối lượng TB 1 viên thuốc (mg) Khối lượng (mg) Trên nhãn Tìm thấy Ampicillin (AMP) 0 11,5 1,48 94,27 593,2 500 438,97 1 18,4 88,8 2 26,6 97,0 3 34,1 97,0 Amoxicilin (AMO) 0 13,1 1,13 97,93 307,0 250 346,90 1 24,4 97,5 2 35,6 97,1 3 47,6 99,2 Cloxacillin (CLO) 0 9,9 1,02 94,17 307,0 250 313,14 1 18,6 89,6 2 28,8 97,4 3 37,7 95,5 Oxacillin Sodium Capsule (OXA) 0 22,3 2,24 94,70 582,2 500 642,43 1 31,5 92,4 2 40,8 92,9 3 51,8 98,8 Cephalexin (CEP) 0 14,6 1,85 105,80 560,5 500 518,46 1 23,2 109,8 2 31,3 105,8 3 38,7 101,8 Hình 3. Sắc đồ điện di của mẫu thuốc chứa amoxicilin và cloxacillin Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nguyễn Thị Ánh Tuyết và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 295 – 299 299 Phân tích mẫu dược phẩm. Các mẫu dược phẩm AMO,CLO, AMP, CEP, OXA được mua từ các đại lý dược khác nhau. Mẫu phân tích được chuẩn bị bằng cách trộn đều 4 viên con nhộng, lấy mẫu đại diện, đem cân khối lượng thích hợp m=0,02(g) hòa tan bằng nước đêion, siêu âm trong vòng 15 phút, định mức trong bình 20ml bằng nước đêion. Rồi lọc qua màng lọc 0,45µm. Hút 2,5ml dịch lọc pha loãng 100 lần ta được dung dịch B (bµg/ml). Từ dung dịch B pha thành dung dịch có nồng độ thấp hơn (Cxµg/ml) được dùng trong ngày. Tiến hành đo bằng phương pháp thêm chuẩn đối với 5 mẫu thuốc, chạy lặp lại mỗi mẫu phân tích 3 lần với điều kiện tối ưu như chạy đường chuẩn, lấy kết quả trung bình, sử lý bằng phần mềm origin 8 và excel, kết quả thu được ở bảng 4. KẾT LUẬN Chúng tôi đã đưa ra một phương pháp có độ tin cậy dựa trên quá trình điện di dùng detector DAD để phát hiện, xác định đồng thời 6 chất kháng sinh β-lactam. Rồi áp dụng phương pháp này vào xác định hàm lượng kháng sinh trong mẫu dược phẩm. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Vũ Thị Bảy – Nguyễn Châu Hải – Doãn Huy Khắc – Nguyễn Thị Tâm – Định lượng kháng sinh, Nhà xuất bản Y học (1983). [2] M. I. Bailon-Perez, L. Cuadros Rodr´ ıguez, C. Cruces-Blanco, Journal of Pharmaceutical and Biomedical Analysis, 43(2007) pp 746–752. [3] W.J. Blanchflower, Hewitt SA, Kennedy D.G, Analyst, 119(12), (1994) 2595-2601. Công trình được sự tài trợ của đề tài QG 11.14 SUMMARY STUDY OF CONDITION OF SEPARATION AND DETERMINATION OF β -LACTAM ANTIBIOTICS BY CAPILLARY ELECTROKINETIC CHROMATOGRAPHY Nguyen Thi Anh Tuyet*1, Nguyen Van Ri2 1 College of Medicine and Pharmacy - TNU 2 Hanoi National University In the study, condition of seperation of β – lactam antibiotics by capillary electrokinetic chromatography is investigated. The electrophoresis system is 1602A 3D from Agilent. The capillary is coating silica with 75,5cm length, 50µm id. The background electrolyte is solution of Natritetraborat 15mM with 75mM SDS, pH of 6,8. Amoxicilin, Ampicillin, Cloxacillin, Oxacillin, Penicillin-G, Cephalexin, ampicillin are separated in 16 minutes. Limit of detection (LOD) of method is ≤ 0,7µg /ml for each. The method is applied for detemination of β – lactam antibiotics in pharmaceutical products, recovery is from 94,2 -105,8%. Keyword: capillary electrokinetic, detection limits, recovery * Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
File đính kèm:
- khao_sat_cac_dieu_kien_toi_uu_xay_dung_quy_trinh_tach_va_xac.pdf