Khảo sát tác động hạ lipid huyết của đậu bắp abelmoschus esculentus (l.) malvaceae trên chuột thực nghiệm

Mở đầu: Bệnh tăng lipid huyết đang ngày càng trở nên phổ biến và được xem như là một trong những yếu

tố nguy cơ của các bệnh về tim mạch, nhất là bệnh xơ vữa động mạch. Đậu bắp là một loại rau chứa nhiều chất dinh dưỡng đã được sử dụng từ lâu khắp nơi trên thế giới. Cao chiết từ đậu bắp đã được chứng minh có tác dụng cải thiện tình trạng tăng đường huyết và lipid huyết trên chuột được gây bệnh tiểu đường bởi alloxan và streptozocin. Tuy nhiên, tác động hạ lipid huyết của đậu bắp vẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng

Mục tiêu: Tác động hạ lipid huyết của các cao chiết toàn phần trái đậu bắp từ dung môi nước cất, cồn 96%,

cồn 50% và cao phân đoạn của cao toàn phần cồn 50% từ dung môi dichloromethan và n-buthanol và có so sánh với một loại tân dược là Simvastatin (Zocor®).

Phương pháp nghiên cứu: Tyloxapol liều 400mg/kg thể trọng, tiêm phúc mô liều duy nhất để gây tình

trạng tăng lipid huyết cấp. Các cao chiết từ trái đậu bắp được sử dụng đường uống với 2 liều 30g bột dược

liệu/kg thể trọng và 60g bột dược liệu/kg thể trọng ngay sau khi chuột được tiêm tyloxapol.

Kết quả: Cao cồn 50% toàn phần và cao phân đoạn n-butanol với liều 60g bột dược liệu/ kg thể trọng cho tác động hạ lipid huyết tốt nhất.

Kết luận: Đậu bắp có tác dụng làm giảm cholesterol và triglycerid trên chuột được gây tình trạng tăng lipid

huyết cấp bởi tyloxapol.

pdf 6 trang dienloan 9940
Bạn đang xem tài liệu "Khảo sát tác động hạ lipid huyết của đậu bắp abelmoschus esculentus (l.) malvaceae trên chuột thực nghiệm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khảo sát tác động hạ lipid huyết của đậu bắp abelmoschus esculentus (l.) malvaceae trên chuột thực nghiệm

Khảo sát tác động hạ lipid huyết của đậu bắp abelmoschus esculentus (l.) malvaceae trên chuột thực nghiệm
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013
Chuyên Đề Dược Học 412
KHẢO SÁT TÁC ĐỘNG HẠ LIPID HUYẾT CỦA ĐẬU BẮP 
ABELMOSCHUS ESCULENTUS (L.) MALVACEAE 
TRÊN CHUỘT THỰC NGHIỆM 
Trương Thị Thu Trang**,Nguyễn Thị Hạnh*, Lê Phú Nguyên Thảo*, Mai Phương Mai**, 
Võ Phùng Nguyên** 
TÓM TẮT 
Mở đầu: Bệnh tăng lipid huyết đang ngày càng trở nên phổ biến và được xem như là một trong những yếu 
tố nguy cơ của các bệnh về tim mạch, nhất là bệnh xơ vữa động mạch. Đậu bắp là một loại rau chứa nhiều chất 
dinh dưỡng đã được sử dụng từ lâu khắp nơi trên thế giới. Cao chiết từ đậu bắp đã được chứng minh có tác dụng 
cải thiện tình trạng tăng đường huyết và lipid huyết trên chuột được gây bệnh tiểu đường bởi alloxan và 
streptozocin. Tuy nhiên, tác động hạ lipid huyết của đậu bắp vẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng 
Mục tiêu: Tác động hạ lipid huyết của các cao chiết toàn phần trái đậu bắp từ dung môi nước cất, cồn 96%, 
cồn 50% và cao phân đoạn của cao toàn phần cồn 50% từ dung môi dichloromethan và n-buthanol và có so sánh 
với một loại tân dược là Simvastatin (Zocor®). 
Phương pháp nghiên cứu: Tyloxapol liều 400mg/kg thể trọng, tiêm phúc mô liều duy nhất để gây tình 
trạng tăng lipid huyết cấp. Các cao chiết từ trái đậu bắp được sử dụng đường uống với 2 liều 30g bột dược 
liệu/kg thể trọng và 60g bột dược liệu/kg thể trọng ngay sau khi chuột được tiêm tyloxapol. 
Kết quả: Cao cồn 50% toàn phần và cao phân đoạn n-butanol với liều 60g bột dược liệu/ kg thể trọng cho tác 
động hạ lipid huyết tốt nhất. 
Kết luận: Đậu bắp có tác dụng làm giảm cholesterol và triglycerid trên chuột được gây tình trạng tăng lipid 
huyết cấp bởi tyloxapol. 
Từ khóa: đậu bắp, tăng lipid huyết, simvastatin, tyloxapol. 
ABSTRACT 
HYPOLIPEMIC ACTIVITY OF EXTRACTS 
FROM ABELMOSCHUS ESCULENTUS L. MALVACEAE IN MICE 
Truong Thi Thu Trang, Nguyen Thị Hanh, Le Phu Nguyen Thao, Mai Phuong Mai, 
Vo Phung Nguyen * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 4 - 2013: 412 - 417 
Background: Hyperlipideamia has become more popular and is considered as one of the risk factor of cardiac 
disease, especially atherosclerosis. Abelmoschus esculentus (L.) Malvaceae, synonym of okra, which is a nutritious 
vegetable has been used around the world for a long time. Extract from okra has been studied to ameliorate 
hyperglycemia and hyperlipideamia in diabetic mice induced by alloxan and streptozocin. However, its 
hypolipideamia effect has not been studied clearly yet. 
Objectives: Hypolipideamia effect of the extracts from fruit by distilled water, ethanol 96%, ethanol 50% 
and the extracts from the ethanol 50% fruit extract by dichloromethan, n-buthanol was studied and was compared 
with Simvastatin (Zocor®) 
Methods: Hyperlipideamia in mice was induced by single intra-peritoneal injection of 400mg/kg of 
* Khoa Dược, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh ** Đại học Y Dược Cần Thơ 
Tác giả liên lạc: ThS. Trương Thị Thu Trang ĐT: 0909511658 Email: thutrang.pharm@gmail.com 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược Học 413
Tyloxapol. Studied extracts were orally administered at 2 doses equivalent to 30g and 60g of dry extract/kg 
immediately after Tyloxapol injection. 
Results: Extracts of ethanol 50% and n-buthanol of ethanol 50% extract at dose equivalent to 60g of dry 
extract/kg has the most hypolipideamia effect. 
Conclusions: Okra is useful in diminishing cholesterol and triglycerid levels in hyperlipidemic mice induced 
by tyloxapol 
Keywords: okra, hyperlipideamia, simvastatin, tyloxapol 
MỞ ĐẦU 
Chứng tăng lipid huyết có liên quan nhiều 
đến các bệnh xơ vữa động mạch, bệnh động 
mạch vành, cao huyết áp, tai biến mạch máu 
não, tiểu đường,Tại Việt Nam, tỷ lệ người mắc 
các bệnh này có xu hướng gia tăng nhanh chóng 
cùng với nhịp độ phát triển của xã hội hiện đại. 
Có nhiều loại thuốc đã được chứng minh làm 
giảm nồng độ lipid huyết của bệnh nhân, tuy 
nhiên hầu hết các thuốc điều trị đều khá độc đối 
với cơ thể và có giá thành cao. Hiện nay, xu 
hướng tìm kiếm nguồn nguyên liệu làm thuốc ít 
độc tính, giá thành thấp có nguồn gốc từ thiên 
nhiên đang được nâng cao không chỉ ở Việt 
Nam mà còn ở các nước phát triển. 
Đậu bắp với tên khoa học Abelmoschus 
esculentus (L.) Malvaceae là một loại rau chứa 
nhiều chất dinh dưỡng được sử dụng phổ biến 
nhiều nơi trên thế giới. Theo dân gian, dịch nhầy 
đậu bắp có tác dụng kháng viêm tốt, dùng trong 
trường hợp viêm đường tiểu, tiểu khó, ngoài ra 
hạt còn có tính chống co thắt, kích thích ăn ngon, 
bồi bổ thần kinh. Mặt khác, một số nghiên cứu 
gần đây cho thấy, đậu bắp còn có tác dụng hạ 
đường huyết, chống oxy hóa(1,2,5,10) 
Mục tiêu 
Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi tiến 
hành khảo sát tác động hạ lipid huyết của các 
cao chiết từ trái đậu bắp thông qua mô hình gây 
tăng lipid huyết cấp bằng tyloxapol. 
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Động vật thí nghiệm 
Chuột nhắt trắng Swiss albino đực, 5-6 tuần 
tuổi, khỏe mạnh, trọng lượng trung bình 22 ± 2g 
được cung cấp bởi viện Vắc-xin và sinh phẩm y 
tế Nha Trang. Chuột được nuôi ổn định 1 tuần 
trước thử nghiệm bằng thực phẩm viên được 
cung cấp từ Viện Vắc-xin và sinh phẩm y tế Nha 
Trang. 
Dược liệu: Trái đậu bắp, Abelmoschus 
esculentus L. Malvaceae được thu hái tại Cần 
Thơ. Trái đậu bắp được cắt lát mỏng, phơi khô, 
xay thành bột. 
Bột trái đậu bắp được tiến hành chiết bằng 
phương pháp đun hồi lưu với các dung môi 
nước, cồn 50%, và cồn 96% thu được các cao 
nước, cao cồn 50% và cao cồn 96%. Từ 1 kg bột 
dược liệu (độ ẩm 10,21%) thu được 82,07g cao 
H2O toàn phần (độ ẩm 28,98 %, hiệu suất chiết 
8,2%) hoặc 241,80g cao cồn 50% toàn phần (độ 
ẩm 17,84%, hiệu suất chiết 24,18%) hoặc 115,59g 
cao cồn 96% toàn phần (độ ẩm 13,56%, hiệu suất 
chiết 11,56%). 
Trích 200g cao cồn 50% toàn phần phân tách 
được 1,632g cao phân đoạn 1 (độ ẩm 9,8%), 
26,46g cao phân đoạn 2 (độ ẩm 12,92%) và 
122,02g cao phân đoạn 3 (độ ẩm 24,58%). 
Trích 200g cao cồn 50% hòa tan với nước 
rồi đem lắc phân đoạn lần lượt với 
dichloromethan, và n-butanol bão hòa nước 
thu được lần lượt 1,632g cao phân đoạn 1 (độ 
ẩm 9,8%), 26,46g cao phân đoạn 2 (độ ẩm 
12,92%) và 122,02g cao phân đoạn 3 (độ ẩm 
24,58%). Quy trình chiết như hình 1. 
Hóa chất – thuốc thử 
Dung môi chiết xuất: Ethanol (Trung Quốc); 
Tyloxapol (Sigma-Aldrich Chemie Gmbh; 
Simvastatin (Zocor 20 mg); thuốc thử cholesterol 
(Globe, Ý); thuốc thử triglycerid (Globe, Ý). 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013
Chuyên Đề Dược Học 414
Phương pháp nghiên cứu 
Cho chuột nhịn đói 12 giờ trước khi tiến hành 
nghiên cứu và gây tăng lipid huyết bằng 
tyloxapol tiêm phúc mô như đã được mô tả 
trong các nghiên cứu trước đây(4) 
Tyloxapol được pha trong nước cất pha tiêm, 
tiêm phúc mô để gây tình trạng tăng lipid huyết 
cấp, với liều 400mg/kg thể trọng. Thuốc và các 
cao được pha trong nước cất để tiêm hay cho 
uống theo liều thử nghiệm với điều kiện sử 
dụng là 0,1mL/10g thể trọng. 
Liều 1: liều tương đương 30g bột dược 
liệu/kg thể trọng. 
Liều 2: liều tương đương 60g bột dược 
liệu/kg thể trọng. 
Cho chuột uống nước cất hoặc thuốc đối 
chứng hoặc cao thử nghiệm được pha trong 
nước cất ở các liều khảo sát ngay sau khi tiêm 
Tyloxapol gây tăng lipid huyết cấp, sau 1 giờ 
uống thuốc, cho chuột ăn lại bình thường. Sau 24 
giờ uống thuốc, tiến hành lấy máu đo nồng độ 
cholesterol và triglycerid huyết. 
Hình 1: Sơ đồ chiết đậu bắp và lắc phân đoạn dùng trong nghiên cứu 
Thử nghiệm tác động hạ lipid huyết các cao 
toàn phần 
Chia ngẫu nhiên chuột thành 9 lô, mỗi lô 10 
con. Ngoại trừ lô chứng, chuột được tiêm dung 
dịch sinh lý và cho uống nước cất, chuột ở các lô 
còn lại được gây tăng lipid cấp bằng tyloxapol 
tiêm phúc mô (IP) và chia thành các lô cho sử 
dụng cao toàn phần như sau: 
- Lô chứng (lô Sly): tiêm dung dịch sinh lý 
0,9% (IP), uống nước cất. 
- Lô Tyl: uống nước cất. 
- Lô Sim: uống simvastatin liều 24mg/kg thể 
trọng. 
- Lô C50-1: uống cao cồn 50% toàn phần, liều 1. 
- Lô C50-2: uống cao cồn 50% toàn phần, liều 2. 
Bột trái đậu bắp 
Dịch cồn 50% 
Cao cồn 50% 
Đun hồi lưu 
 Cồn 50% 
Cô giảm áp 
Lắc với dichloromethan 
Dịch n-BuOH 
Dịch dichloromethan 
didichloromethanedichloromet
Dịch sau lắc dichloromethan 
Cao 1 
Cao 3 
Dịch còn lại 
Cao 2 
Lắc với n-BuOH Cô giảm áp 
Cô giảm áp Cô cách thủy 
Dịch cồn 96% Dịch nước 
Nước Cồn 96% 
Cô cách thủy Cô giảm áp 
Cao cồn 96% Cao nước 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược Học 415
- Lô CH2O-1: uống cao H2O toàn phần, liều 1. 
- Lô CH2O-2: uống cao H2O toàn phần, liều 2. 
- Lô C96-1: uống cao cồn 96% toàn phần, liều 1. 
- Lô C96-2: uống cao cồn 96% toàn phần, liều 2. 
Thử nghiệm tác động hạ lipid huyết trên các 
cao phân đoạn 
Tương tự như trên, chuột được chia thành 
các lô cho sử dụng cao phân đoạn như sau: 
- Lô Tyl: uống nước cất. 
- Lô Sim: uống simvastatin liều 24mg/kg thể 
trọng. 
- Lô C1-1: uống cao phân đoạn 1, liều 1. 
- Lô C1-2: uống cao phân đoạn 1, liều 2. 
- Lô C2-1: uống cao phân đoạn 2, liều 1. 
- Lô C2-2: uống cao phân đoạn 2, liều 2. 
- Lô C3-1: uống cao phân đoạn 3, liều 1. 
- Lô C3-2: uống cao phân đoạn 3, liều 2. 
Xác định nồng độ cholesterol và triglycerid 
huyết 
Cho chuột nhịn đói 12 giờ. Lấy khoảng 
0,2mL máu tĩnh mạch đuôi chuột, cho vào ống 
eppendorf. Ly tâm ở 3000 vòng/ phút trong 10 
phút. Hút lấy phần huyết thanh để định lượng 
cholesterol và triglycerid theo nguyên tắc 
enzym màu(4). 
KẾT QUẢ 
Kết quả khảo sát tác động hạ lipid huyết 
của các cao toàn phần 
Tác động hạ cholesterol huyết 
Tất cả các cao toàn phần cồn 50%, cồn 96%, 
H2O ở các liều khảo sát 1 và 2 đều thể hiện tác 
động hạ cholesterol huyết chuột bị gây tăng bởi 
tyloxapol khác có ý nghĩa thống kê so với lô 
uống nước cất (p<0,001). Tuy nhiên, tác động của 
các cao yếu hơn simvastatin, chưa giảm được 
nồng độ cholesterol tăng cao gây ra bởi tyloxapol 
trở về bình thường, khác biệt có ý nghĩa so với 
simvastatin liều 24mg/kg và lô chứng 
Loâ
N
oàn
g 
ño
ä c
ho
le
st
er
ol
 (m
g/
dl
)
0
100
200
300
400
500
***
Sly SimTyl C50-1 C50-2 CH2O-1
CH2O-2 C96-1 C96-2
###
***
###
xxx
***
###
xxx
***
###
xxx
***
###
xxx
***
###
xxx
***
###
xxx
Loâ
N
oàn
g 
ño
ä tr
ig
ly
ce
rid
 (m
g/
dl
)
0
100
200
300
400
500
600
700
***
###
***
###
xxx
***
###
xxx
***
###
xxx
***
###
xxx
***
###
xxx
***
###
xxx
Sly SimTyl C50-1 C50-2 CH2O-1
CH2O-2 C96-1 C96-2 
Hình 2: Nồng độ cholesterol và triglycerid huyết 
thanh chuột ở các lô được xác định sau 24 giờ uống 
hoặc dung dịch sinh lý hoặc thuốc đối chứng hoặc cao 
toàn phần ở các liều trong thử nghiệm khảo sát tác 
động hạ lipid huyết của các cao toàn phần (*** p<0,001 
so với lô chứng (lô Sly); ### p<0,001 so với lô Tyl; XXX 
p<0,001 so với lô Sim). 
So sánh tác động các cao toàn phần với nhau 
cho thấy cao cồn 50% thể hiện tác động hạ 
cholesterol huyết tốt, tuy không khác so với cao 
cồn 96% nhưng tác động mạnh hơn cao H2O ở 
liều 1. Tác động hạ cholesterol của cao cồn 50% 
thể hiện rõ hơn ở liều 2, khác biệt có ý nghĩa 
thống kê với cả cao cồn 96% và cao H2O ở liều 2. 
Tác động của cao cồn 50% có thể phụ thuộc liều, 
tác động rõ mạnh hơn khi tăng liều gấp 2 lần 
trong khi chưa quan sát được sự khác biệt về tác 
động của các cao cồn 96% và cao H2O khi gia 
tăng liều thử nghiệm. 
Tác động hạ triglycerid huyết 
Tất cả các cao toàn phần cồn 50%, cồn 96%, 
H2O ở các liều khảo sát 1 và 2 đều thể hiện tác 
động hạ triglycerid huyết chuột bị gây tăng 
bởi tyloxapol khác có ý nghĩa thống kê so với 
lô uống nước cất (p<0,001). Tuy nhiên, tác 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013
Chuyên Đề Dược Học 416
động của các cao yếu hơn simvastatin, chưa 
giảm được nồng độ triglycerid tăng cao gây ra 
bởi tyloxapol trở về bình thường, khác biệt có 
ý nghĩa so với simvastatin liều 24mg/kg và lô 
chứng. 
So sánh tác động các cao toàn phần với nhau 
cho thấy cao cồn 50% thể hiện tác động hạ 
triglycerid huyết tốt, tuy không khác so với cao 
cồn 96% nhưng tác động mạnh hơn cao H2O ở 
liều 1. Tác động hạ triglycerid của cao cồn 50% 
thể hiện rõ hơn ở liều 2, khác biệt có ý nghĩa 
thống kê với cả cao cồn 96% và cao H2O ở liều 2. 
Tác động của cao cồn 50% có thể phụ thuộc liều, 
tác động rõ mạnh hơn khi tăng liều gấp 2 lần 
trong khi chưa quan sát được sự khác biệt về tác 
động của các cao cồn 96% và cao H2O khi gia 
tăng liều thử nghiệm. 
Kết quả khảo sát tác động hạ lipid huyết 
của các cao phân đoạn 
N
oàn
g 
ño
ä c
ho
le
st
er
ol
 (m
g/
dL
)
0
100
200
300
400
500
600
***
*
###
###
xxx
###
xxx
###
xxx
###
xxx
###
xxx ###
xxx
Sly Tyl Sim C1-2 C2-1 C2-2 C3-1 C3-2C1-1
Loâ
N
oàn
g 
ño
ä tr
ig
ly
ce
rid
 (m
g/
dL
)
0
200
400
600
800
1000
Sly Tyl Sim C1-2 C2-1 C2-2 C3-1 C3-2C1-1
***
***
###
###
xxx
###
xxx
###
xxx ###
xx
###
xxx ###
xxx
Loâ
Hình 3: Nồng độ cholesterol và triglycerid huyết 
trong thử nghiệm khảo sát tác động hạ lipid huyết của 
các cao phân đoạn (* p<0,05; *** p<0,001 so với lô 
chứng (lô Sly); ### p<0,001 so với lô Tyl; XXX p<0,001 
so với lô Sim) 
Tác động hạ cholesterol huyết 
Tất cả các cao phân đoạn dichloromethan, 
n-buthanol, và cao còn lại sau khi lắc với n-
buthanol từ cao cồn 50% đều thể hiện tác động 
hạ cholesterol huyết chuột bị gây tăng bởi 
tyloxapol khác có ý nghĩa thống kê so với lô 
uống nước cất (p<0,001). Tuy nhiên, tác động 
của các cao yếu hơn simvastatin, chưa giảm 
được nồng độ cholesterol tăng cao gây ra bởi 
tyloxapol trở về bình thường, khác biệt có ý nghĩa 
so với simvastatin liều 24mg/kg và lô chứng. 
So sánh tác động các cao phân đoạn với nhau 
cho thấy cao phân đoạn 2 (lắc với n-buthanol) 
thể hiện tác động hạ cholesterol huyết tốt, khác 
biệt có ý nghĩa thống kê với cả cao phân đoạn 1 
(lắc với dichloromethan) và cao phân đoạn 3 (cao 
còn lại sau khi lắc với n-buthanol) ở cả liều 1 và 
liều 2. Tuy nhiên, tác động hạ cholesterol của cao 
phân đoạn 2 có thể không phụ thuộc theo liều, 
thể hiện tác động hạ cholesterol của cao phân 
đoạn 2 ở liều 1 và liều 2 khác biệt không có ý 
nghĩa thống kê. . 
Tác động hạ triglycerid huyết 
Tất cả các cao phân đoạn dichloromethan, 
n-buthanol, và cao còn lại sau khi lắc với n-
buthanol từ cao cồn 50% đều thể hiện tác động 
hạ triglycerid huyết chuột bị gây tăng bởi 
tyloxapol khác có ý nghĩa thống kê so với lô 
uống nước cất (p<0,001). Tuy nhiên, tác động 
của các cao yếu hơn simvastatin, chưa giảm được 
nồng độ cholesterol tăng cao gây ra bởi tyloxapol 
trở về bình thường, khác biệt có ý nghĩa so với 
simvastatin liều 24 mg/kg và lô chứng. 
So sánh tác động các cao phân đoạn với nhau 
cho thấy cao phân đoạn 2 (lắc với n-buthanol) 
thể hiện tác động hạ triglycerid huyết tốt, khác 
biệt có ý nghĩa thống kê với cả cao phân đoạn 1 
(lắc với dichloromethan) và cao phân đoạn 3 (cao 
còn lại sau khi lắc với n-buthanol) ở cả liều 1 và 
liều 2. Tuy nhiên, tác động hạ triglycerid của cao 
phân đoạn 2 có thể không phụ thuộc theo liều, 
thể hiện tác động hạ cholesterol của cao phân 
đoạn 2 ở liều 1 và liều 2 khác biệt không có ý 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược Học 417
nghĩa thống kê. 
KẾT LUẬN VÀ BÀN LUẬN 
Các cao chiết từ trái đậu bắp đã làm giảm 
đáng kể nồng độ lipid huyết tăng cao gây ra bởi 
tyloxapol liều 400 mg/kg thể trọng ở chuột nhắt 
trắng. Tuy nhiên, tác động của các cao chiết từ 
đậu bắp yếu, chưa đưa được mức lipid huyết trở 
về bình thường như simvastatin liều 24mg/kg 
thể trọng. 
Cao cồn 50% toàn phần có tác động tốt hơn 
so với cao nước và cao cồn 96% và liều 2 (60g bột 
dược liệu/kg thể trọng) tác động tốt hơn liều 1 
(30g bột dược liệu/kg thể trọng). Trong khi đó, 
cao phân đoạn 2 (cao lắc với n-butanol) cho tác 
động tốt hơn hai cao phân đoạn 1 và 3, và liều 2 
(60g bột dược liệu/kg thể trọng) cũng có tác động 
tốt hơn liều 1 (30g bột dược liệu/kg thể trọng). 
Tyloxapol với liều 400mg/kg thể trọng tiêm 
phúc mô gây tình trạng bệnh khá nặng làm nồng 
độ cholesterol và triglycerid tăng khoảng 5 lần, 
nên rất khó có thể đưa mức lipid huyết trở về 
trạng thái bình thường. Tyloxapol là một chất ức 
chế men lipoprotein lipase tham gia trong quá 
trình chuyển hóa và đào thải lipid, do đó làm 
tăng nồng độ cholesterol và triglycerid trên 
chuột nhắt thử nghiệm(7,9). Simvastatin là thuốc 
thuộc nhóm statin ức chế tổng hợp cholesterol, 
có tác động chủ yếu là làm giảm cholesterol và 
một phần triglycerid. Cơ chế tác động của các 
cao chiết chưa được xác định, các cao chiết có tác 
động hạ lipid huyết cấp có thể tác động theo cơ 
chế tương tự simvastatin hoặc một cơ chế khác 
như tăng chuyển hóa và đào thải lipid. Do đó, 
cần có những nghiên cứu sâu hơn khi tìm hiểu 
cơ chế tác động của cao chiết có tiềm năng. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Ansari NM, Houlihan L, Hussain B, Pieroni A (2005), 
“Antioxidant activity of five vegetables traditionally 
consumed by South-Asian migrants in Bradford, 
Yorkshire, UK.”, Phytother Res, 19(10), pp. 907-11 
2. Lengsfelda C, Fallerb G, Hensela A (2007), “Okra 
polysaccharides inhibit adhesion of Campylobacter jejuni to 
mucosa isolated from poultry in vitro but not in vivo”, 
135(1), pp. 113-125 
3. Harnafi H et al. (2008), “Hypolipemic activity of 
polyphenol-rich extracts from Ocimum basilicum in Triton 
WR-1339-induced hyperlipidemic mice”, Food Chemistry, 
108, pp. 205-212 
4. Huỳnh Ngọc Trinh (2008), Xây dựng mô hình gây tăng 
lipid huyết thực nghiệm trên chuột nhắt và khảo sát tác 
dụng hạ lipid huyết của cây đậu bắp Abelmoschus 
esculentus L. Malvaceae, Y Học Tp Hồ Chí Minh, 12, 165-
171. 
5. Huynh Ngoc Trinh, Nguyen Ngoc Quynh, Tran T Van 
Anh, Vo Phung Nguyen (2007), “Hypolipidemic effect of 
extracts from Abelmoschus esculentus L. Malvaceae on 
tyloxapol - induced hyperlipidemia in mice”, Poster in The 
Fifth Indochina Conference on Pharmaceutical Sciences in Thai 
Lan. 
6. Panagiotis A (2008), Identification and quantification of 
polyphenolic compounds from okra seeds and skins, 
FoodChemistry, 110, 1041-1045. 
7. Sharma RD (1979), “Effect of various isoflavones on lipid 
levels in Triton-treated rats”, Atherosclerosis, 33, pp. 371-
375 
8. Calisir S et al. (2005), A study on some physico-chemical 
properties of Turkey okra (Hibiscus esculenta L.) seeds, J 
Food Eng, 6873–78 
9. Seok SH et al. (2004), “Cholesterol lowering effect of SG-
GN3, the extract of salted and fermented small shrimps, 
Acetes japonicus, in Triton WR-1339 or high cholesterol-
diet induced hypercholesterolemic rats”, J Ethnopharmacol, 
91, pp. 231-235 
10. Trịnh Vũ Kim Dung, Nguyễn Phương Dung (2001), Thăm 
dò tác dụng hạ đường huyết của cây Đậu bắp trên thực 
nghiệm, Y học Tp. Hồ Chí Minh, Hội nghị khoa học công nghệ 
tuổi trẻ ĐH Y Dược, 4, 19 – 21. 
Ngày nhận bài: 14.12.2012 
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 24.12.2012 
Ngày bài báo được đăng: 10.03.2014 

File đính kèm:

  • pdfkhao_sat_tac_dong_ha_lipid_huyet_cua_dau_bap_abelmoschus_esc.pdf