Khảo sát tần số tim và sự sử dụng thuốc ức chế bêta trong điều trị bệnh tim thiếu máu cục bộ ổn định

Mở đầu: Ngày nay, bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ ổn định (BTTMCBOĐ) vẫn là một trong những vấn đề

của sức khỏe cộng đồng. Gia tăng tần số tim (TST) là một yếu tố nguy cơ mới giúp chỉ điểm tử vong và các biến cố tim mạch trên BN BTTMCBOĐ. Trong thực hành làm sàng, tần số tim (TST) vẫn chưa được quan tâm và sự sử dụng thuốc ức chế bêta nhằm đạt tần số tim (TST) mục tiêu vẫn chưa đúng mức.

Mục tiêu: Khảo sát TST và tỷ lệ sử dụng thuốc ức chế bêta trên BN BTTMCBOĐ.

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên BN BTTMCBOĐ tại thời điểm xuất viện ở

khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Nhân Dân Gia Định từ tháng 12/2013 đến tháng 04/2014.

Kết quả: Có 163 BN BTTMCBOĐ tham gia nghiên cứu trong 5 tháng tiến hành đề tài. Tần số tim trung

bình lúc xuất viện của BN BTTMCBOĐ là 78,6 ± 16,8 (lần/phút). Tỉ lệ BN đạt mục tiêu TST 55-60 lần/phút với

điều trị BTTMCBOĐ là 6,8%. Tỉ lệ sử dụng thuốc ức chế bêta trên BN BTTMCBOĐ là 50,9%. Trong đó, tỉ lệ

sử dụng trong nhóm có tiền căn nhồi máu cơ tim cũ là 59,5%. Loại ức chế bêta được sử dụng nhiều nhất là

bisoprolol với 90,4%. 100% BN trong NC không đạt tới liều đích.

Kết luận: TST trong NC cao hơn so với tần số tim trên các đối tượng tượng tự trong các NC trong nước, tỷ

lệ TST đạt mục tiêu theo AHA 2012 còn rất thấp, tỷ lệ sử dụng và liều thuốc ức chế bêta còn thấp so với các nước phát triển.

pdf 7 trang dienloan 4821
Bạn đang xem tài liệu "Khảo sát tần số tim và sự sử dụng thuốc ức chế bêta trong điều trị bệnh tim thiếu máu cục bộ ổn định", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khảo sát tần số tim và sự sử dụng thuốc ức chế bêta trong điều trị bệnh tim thiếu máu cục bộ ổn định

Khảo sát tần số tim và sự sử dụng thuốc ức chế bêta trong điều trị bệnh tim thiếu máu cục bộ ổn định
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học
Tim Mạch 133
KHẢO SÁT TẦN SỐ TIM VÀ SỰ SỬ DỤNG THUỐC ỨC CHẾ 
BÊTA TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH TIM THIẾU MÁU CỤC BỘ ỔN ĐỊNH 
Nguyễn Nhật Quỳnh*, Châu Ngọc Hoa* 
TÓM TẮT 
Mở đầu: Ngày nay, bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ ổn định (BTTMCBOĐ) vẫn là một trong những vấn đề 
của sức khỏe cộng đồng. Gia tăng tần số tim (TST) là một yếu tố nguy cơ mới giúp chỉ điểm tử vong và các biến 
cố tim mạch trên BN BTTMCBOĐ. Trong thực hành làm sàng, tần số tim (TST) vẫn chưa được quan tâm và sự 
sử dụng thuốc ức chế bêta nhằm đạt tần số tim (TST) mục tiêu vẫn chưa đúng mức. 
Mục tiêu: Khảo sát TST và tỷ lệ sử dụng thuốc ức chế bêta trên BN BTTMCBOĐ. 
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên BN BTTMCBOĐ tại thời điểm xuất viện ở 
khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Nhân Dân Gia Định từ tháng 12/2013 đến tháng 04/2014. 
Kết quả: Có 163 BN BTTMCBOĐ tham gia nghiên cứu trong 5 tháng tiến hành đề tài. Tần số tim trung 
bình lúc xuất viện của BN BTTMCBOĐ là 78,6 ± 16,8 (lần/phút). Tỉ lệ BN đạt mục tiêu TST 55-60 lần/phút với 
điều trị BTTMCBOĐ là 6,8%. Tỉ lệ sử dụng thuốc ức chế bêta trên BN BTTMCBOĐ là 50,9%. Trong đó, tỉ lệ 
sử dụng trong nhóm có tiền căn nhồi máu cơ tim cũ là 59,5%. Loại ức chế bêta được sử dụng nhiều nhất là 
bisoprolol với 90,4%. 100% BN trong NC không đạt tới liều đích. 
Kết luận: TST trong NC cao hơn so với tần số tim trên các đối tượng tượng tự trong các NC trong nước, tỷ 
lệ TST đạt mục tiêu theo AHA 2012 còn rất thấp, tỷ lệ sử dụng và liều thuốc ức chế bêta còn thấp so với các nước 
phát triển. 
Từ khóa: tần số tim, bệnh tim thiếu máu cục bộ ổn định, thuốc ức chế bêta 
ABTRACT 
INVESTIGATING HEART RATE AND THE USAGE OF BETA BLOCKER 
IN TREATMENT OF STABLE ANGINA PECTORIS 
Nguyen Nhat Quynh, Chau Ngoc Hoa * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * 
Supplement of Vol. 20 - No 1 - 2016: 133 - 139 
Background: Nowadays, stable angina pectoris is still one of public health issues. Increasing heart rate is a 
new predictor of mortality and major cardiovascular events in patient with stable angina pectoris. In clinical 
practice, increasing heart rate in population of stable angina pectoris has not been concerned and the usage of beta 
blocker in treatment of those patients has not been used adequately. 
Objectives: To survey heart rate and the percentage of using beta blocker in treatment of stable angina 
pectoris. 
Methods: A cross-sectional study was carried out from December 2013 to April 2014 to investigate patients 
with stable angina pectoris at the time of discharge at the Cardiovascular Department, Nhan Dan Gia Dinh 
Hospital. 
Results: 163 patients participated in our study in 5 months. The average heart rate at the time of discharge of 
patients with stable angina pectoris is 78.6 ± 16.8 (pulse/minute). The percentage of patients who achieve heart 
rate target 55-60 pulse/minute with treatment of stable angina pectoris is 6.8%. The beta blocker usage rate 
* Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh 
Tác giả liên lạc: ThS BS Nguyễn Nhật Quỳnh ĐT: 0906806005 Email: nhatquynh13787@gmail.com 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016
Chuyên Đề Nội Khoa I 134
among these patients is 50.9%, and 59.5% patients had prior myocardial infarction. Bisoprolol is the most 
common type of beta blocker that had been used with percentage of 90.4%. 100% patients did not achieve optimal 
dose of beta blocker. 
Conclusions: Heart rate of patients with stable angina pectoris was higher than heart rate of those in 
domestic studies, the percentage of patients who achieve heart rate target of AHA 2012 was still low, the rate of 
usage and dose of beta blocker was lower than those in developed countries. 
Key words: heart rate, stable angina pectoris, beta blocker 
MỞ ĐẦU 
Bệnh mạch vành là bệnh thường gặp tại các 
nước phát triển và có xu hướng gia tăng rất 
nhanh ở các nước đang phát triển. Theo ước tính 
tại Hoa Kỳ hiện có khoảng 13 triệu người mắc 
bệnh và bệnh mạch vành là nguyên nhân gây tử 
vong hàng đầu ở cả nam và nữ giới(11). Trong dân 
số có bệnh lý vành mạn, việc đánh giá tiên lượng 
là một phần quan trọng trong quản lý bệnh nhân 
BTTMCBOĐ. Trong các NC mới đây, các yếu tố 
nguy cơ mới như tần số tim được chứng minh là 
chỉ điểm cho tử vong và các biến cố tim mạch 
trên bệnh nhân BTTMCBOĐ(1,3,4,6,12,13,15,20,21,22,24,26,30,31). 
Giảm tần số tim giúp cải thiện chức năng mạch 
máu, ngừa quá trình xơ vữa trong một số NC 
thực nghiệm, từ đó thay đổi một số yếu tố nguy 
cơ tiềm năng có thể tác động thay đổi 
được(7,8,10,14,17,23,26). Từ đó Hội tim Hoa Kỳ năm 
2012 và Hiệp hội tim Châu Âu 2006 cùng đưa ra 
tần số tim mục tiêu trên BN BTTMCBOĐ là 55-60 
lần/phút(26,5,11). Ngoài các tác dụng đã biết trên 
bệnh lý BTTMCBOĐ, thuốc ức chế bêta còn là 
loại thuốc phổ biến nhất trong ba loại thuốc có 
tác dụng làm giảm tần số tim hiện nay (cùng với 
verapamil và ivabradine). Tuy nhiên, trên thực 
tế, việc sử dụng thuốc ức chế bêta trong bệnh lý 
mạch vành vẫn còn nhiều hạn chế và kiểm soát 
tần số tim vẫn chưa được các bác sĩ lâm sàng 
quan tâm. NC của tác giả Kinsara và CS (2011) 
cho thấy 82,28% BN BTTMCBOĐ tại phòng 
khám được sử dụng thuốc ức chế bêta nhưng chỉ 
4,2% BN có tần số tim đạt mục tiêu dưới 60 
lần/phút(18). Tại Việt Nam chưa có NC về tần số 
tim trên đối tượng bệnh nhân BTTMCBOĐ và 
việc sử dụng thuốc ức chế bêta nhằm đạt được 
tần số tim mục tiêu như thế nào. 
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Thiết kế nghiên cứu 
Nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân tích 
Đối tượng nghiên cứu 
Bệnh nhân BTTMCBOĐ nhập khoa Nội Tim 
mạch Bệnh viện Nhân Dân Gia Định từ tháng 
12/2013 đến tháng 04/2014. 
Tiêu chuẩn chọn bệnh 
Bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên đã và được chẩn 
đoán BTTMCBOĐ nhập khoa Nội Tim mạch 
Bệnh viện Nhân Dân Gia Định. 
BTTMCBOĐ được định nghĩa bằng 1 trong 
các tiêu chuẩn sau: 
-Có tiền căn bệnh mạch vành được chẩn 
đoán tại BV 
-Tiền căn tái thông mạch vành trên 3 tháng 
-Tiền căn hội chứng vành cấp trên 3 tháng 
-Chụp mạch vành có bằng chứng hẹp ít nhất 
50% các nhánh mạch vành chính 
Tiêu chuẩn loại trừ 
Bệnh nhân đang có các bệnh cấp tính : hội 
chứng vành cấp, đợt cấp COPD, cơn hen phế 
quản cấp, viêm họng cấp. 
Bệnh nhân bị Alzheimer hay có rối loạn tâm 
thần. 
Bệnh nhân có tiền căn và đang điều trị bệnh 
lý tuyến giáp. 
Bệnh nhân có thai. 
Bệnh nhân đang sử dụng các thuốc làm tăng 
hay giảm tần số tim ngoài các thuốc tim mạch 
như: Aminophyline, Salbutamol, Ipratropium, 
Isoproterenol, Levothyroxine, Fluxetine, 
Amitriptyline, Doxepin. 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học
Tim Mạch 135
Bệnh nhân được chẩn đoán suy nút xoang, 
block AV độ 3, đặt máy tạo nhịp. 
Bệnh nhân suy tim NYHA IV. 
Bệnh nhân không đồng ý tham gia vào NC. 
Phương pháp thu thập số liệu 
Sau khi nhập viện, BN sẽ được hỏi thăm 
bệnh sử và khám lâm sàng, tiến hành phỏng vấn 
bảng câu thu thập số liệu, theo dõi diễn tiến 
trong quá trình điều trị. Khi BS trực tiếp điều trị 
cho chỉ định xuất viện, chúng tôi sẽ tiến hành đo 
điện tâm đồ để xác định tần số tim.Trước khi 
tiến hành đo, chúng tôi giải thích và dặn dò bệnh 
nhân nằm nghỉ tại giường trong 5 phút, khi đó 
chúng tôi tiến hành đo điện tim. Điện tim 12 
chuyển đạo sau khi đo xong sẽ được tính tần số 
tim dựa vào khoảng trung bình 5 đoạn P-P của 5 
chuyển đạo liên tiếp. 
Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 
Các số liệu được lấy thông qua qua việc hỏi 
bệnh sử, tiền căn, hồ sơ sức khỏe, khám lâm sàng 
và hồ sơ bệnh án theo mẫu phiếu thu thập số 
liệu (phụ lục 2). Nhập số liệu bằng phần mềm 
Stata 12.0 for Windows. 
KẾT QUẢ 
Đặc điểm dân số nghiên cứu 
Bảng 1: Đặc điểm dân số – xã hội 
Biến số Tần số Tỷ lệ (%) 
Nhóm tuổi 
< 45 3 1,8 
45 – 54 21 12,9 
55 – 64 46 28,2 
≥ 65 93 57,1 
Nơi cư trú 
TP HCM 147 90,2 
Tỉnh 16 9,8 
Bảo hiểm y tế 148 90,8 
Tuổi trung bình của BN trong NC là 67,8 
±12,2 (tuổi) và tập trung nhiều nhất ở nhóm tuổi 
trên 65 tuổi 70-79 tuổi. Giới nữ chiếm đa số với tỉ 
số nữ:nam là 1,8:1. 
Suy tim và bệnh lý van tim là hai bệnh lý tim 
mạch đi kèm chiếm tỉ lệ cao nhất (45,4% và 
44,8%), tai biến mạch máu não cũ chiếm 5,5%. 
Biểu đồ 1: Tỉ lệ phần trăm các yếu tố nguy cơ tim 
mạch 
Phần lớn BN được chẩn đoán BTTMCBOĐ 
dưới 5 năm (40%). 25,8% BN có nhồi máu cơ tim 
cũ và 17, 2% BN đã đặt stent mạch vành. Số BN 
có giảm độ lọc cầu thận trong nghiên cứu là 42 
BN, chiếm tỷ lệ 32,9%. Tỉ lệ thiếu máu BN 
BTTMCBOĐ có suy tim chiếm đến 48,6% trường 
hợp thiếu máu trong NC, trong khi tỷ lệ thiếu 
máu trong BN vành mạn có bệnh thận mạn chỉ 
chiếm 20% trường hợp có thiếu máu, trường hợp 
BN có kèm cả suy tim và bệnh thận mạn chiếm 
10,5% BN thiếu máu. 
Biểu đồ 2: Tỉ lệ các loại thuốc sử dụng trên BN 
BTTMCBOĐ 
Biểu đồ 3: Số BN theo các nhóm tần số tim khi xuất 
viện của BN BTTMCBOĐ 
>90 l/ph 
<60 l/ph 
9,2% 
<60-69 l/ph 
22,1% 
<70-79 l/ph 
27,6% 
<80-89 l/ph 
24,5% 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016
Chuyên Đề Nội Khoa I 136
Tần số tim lúc xuất viện của BN BTTMCBOĐ 
là 78,6 ± 16,8 lần/phút. Tần số tim trung bình ở 
nhóm có kèm rung nhĩ cao hơn nhóm không 
kèm rung nhĩ, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. 
Tương tự, tần số tim trung bình ở nhóm có kèm 
suy tim cao hơn nhóm không kèm suy tim và sự 
khác biệt có ý nghĩa thống kê. 
Biểu đồ 4: Phân bố tần số tim theo sử dụng thuốc ức 
chế bêta 
Bảng 2: Các liều sử dụng thuốc ức chế bêta 
Loại ức chế bêta Bisoprolol (N=75) Metoprolol (N=6) 
Liều trung bình 2,6 ± 1,4 mg 45,8 ± 10,2 mg 
Liều cao nhất 5 mg 50 mg 
Liều thấp nhất 0,6 mg 25 mg 
Khi so sánh với liều đích của bisoproplol 
theo NC CIBIS 2 là 10 mg và liều đích của 
metoprolol theo tác giả Hiajmarson là 200 mg, có 
82,8% BN sử dụng dưới 25% liều đích và không 
có BN nào sử dụng quá 50% liều đích. 
BÀN LUẬN 
Tần số tim trong dân số nghiên cứu 
NC của chúng tôi ghi nhận tần số tim trung 
bình trên BN BTTMCBOĐ khi xuất viện là 78,6 ± 
16,8 lần/phút, cao hơn trong NC CLARIFY (2010) 
và tác giả Trần Thị Minh Phủ (2005), tương 
đương với tác giả Kinsara và CS (2005), và thấp 
hơn so với NC REDUCTION (2009)(17,18,25,28). 
Các điểm khác biệt này có thể được giải thích 
như sau: NC CLARIFY thu thập tần số tim nền 
trên BN ngoại trú và loại các trường hợp nhập 
viện vì nguyên nhân tim mạch trong vòng 3 
tháng. Tác giả Kinsara và CS tiến hành NC đa 
trung tâm, quan sát cắt ngang khảo sát tần số tim 
trên BN BTTMCBOĐ, có tần số tim tương tự với 
BN trong NC của chúng tôi tại thời điểm xuất 
viện. NC REDUCTION có tần số tim cao hơn do 
khảo sát trong điều kiện thực hành lâm sàng ở 
phòng khám hàng ngày với nhiều bệnh phối 
hợp, nhiều thuốc tương tác, đáng ghi nhận là 
COPD chiếm 33,4%, hen phế quản 13,4%, bệnh 
động mạch ngoại biên 15%, vốn là các chống chỉ 
định tương đối của thuốc ức chế bêta. Đồng thời 
dân số trong NC có tỉ lệ sử dụng giãn phế quản 
dạng hít 28,6%, theophyline và levothyrox uống 
lần lượt chiếm 9,1% và 6,8%, đây là các thuốc 
làm tăng tần số tim. Đây là lý do tần số tim trong 
NC của chúng tôi thấp hơn do đã loại bỏ các 
trường hợp sử dụng các loại thuốc có ảnh hưởng 
đến tần số tim ra khỏi NC(17,18,25,28). 
Tỉ lệ tần số tim dưới 60 lần/phút trong điều 
trị bệnh tim thiếu máu cục bộ ổn định 
 Trong NC của chúng tôi, tỉ lệ BN 
BTTMCBOĐ có tần số tim lúc xuất viện trong 
giai đoạn ổn định đạt mục tiêu dưới 60 lần/phút 
là 9,2%, thấp hơn so với NC CLARIFY (2010), và 
cao hơn so với NC của Kinsara và CS (2011), do 
thiết kế NC của chúng tôi có vài điểm khác 
biệt(18,25): 
Số liệu nền của NC CLARIFY (2012) như 
đã đề cập ở phần trên, là số liệu cắt ngang mô 
tả nhưng có tỉ lệ BN BTTMCBOĐ đã được 
điều trị tái tưới máu trên 3 tháng là rất cao 
(72,1% so với chúng tôi là 17,2%) đã góp phần 
làm tăng khả năng gắng sức và tưới máu cơ 
tim, qua đó làm giảm tần số tim. Đồng thời do 
trên đối tượng đã từng có biến cố tim mạch, ức 
chế bêta được chứng minh hiệu quả cải thiện 
dự hậu nên tỉ lệ sử dụng thuốc ức chế bêta sử 
dụng đến 75,1% trước NC, cũng có tác dụng 
làm giảm tần số tim và tăng tỉ lệ tần số tim đạt 
mục tiêu cao hơn chúng tôi. NC Kinsara và CS 
(2011) là NC cắt ngang khảo sát tần số tim trên 
BN BTTMCBOĐ và các thuốc sử dụng, tương 
tự với chúng tôi, nhưng có tỉ lệ tần số tim đạt 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học
Tim Mạch 137
mục tiêu thấp hơn là có thể là do NC có tiêu 
chuẩn lấy mẫu các trường hợp có tiền căn nhồi 
máu cơ tim cũ/can thiệp mạch vành nhưng 
không nói rõ sau bao nhiêu tháng, đồng thời 
NC này loại trừ các BN suy tim(18,25). Theo như 
khuyến cáo của AHA (2012) và ESC (2006), tần 
số tim mục tiêu là 55-60 lần/phút, tỷ lệ đặt mục 
tiêu trong NC của chúng tôi là 6,8%. Chúng tôi 
không tìm ra được các NC tham chiếu có 
thống kê chỉ số này để so sánh, tuy nhiên tỷ lệ 
này ghi nhận tình hình kiểm soát tần số tim 
theo đúng khuyến cáo vẫn còn rất hạn chế. 
Tỉ lệ sử dụng thuốc ức chế bêta trong 
nghiên cứu 
Theo ghi nhận trong NC, chúng tôi nhận 
thấy tỉ lệ sử dụng thuốc ức chế bêta thấp hơn 
so với các NC khác, sở dĩ có sự khác biệt về tỉ 
lệ nêu trên là do sự khác biệt về mức độ và 
thời điểm đưa ra khuyến cáo. 
NC EUROASPIRE II (2001) và 
EUROASPIRE III (2009) cho thấy sự cải thiện 
rõ rệt tỉ lệ sử dụng thuốc ức chế bêta tại các 
nước Châu Âu trong 8 năm (từ 66% lên 80%). 
Năm 2006 ESC chính thức khuyến cáo ức chế 
bêta là thuốc thuộc chỉ định loại 1 (bắt buộc 
phải dùng cho BN trừ trường hợp có chống 
chỉ định). Sức ảnh hưởng của khuyến cáo 2006 
và chính cộng đồng chính trong NC của ESC 
là Châu Âu, đồng thời là đối tượng khảo sát 
trong NC EUROASPIRE III là nguyên nhân tỉ 
lệ sử dụng thuốc ức chế bêta tăng vọt. NC 
CLARIFY, NC REALITY đều khảo sát cắt 
ngang việc thực hành lâm sàng tại phòng 
khám ngoại trú trong quản lý bệnh lý 
BTTMCBOĐ, đây là 2 công trình NC đa quốc 
gia, riêng NC CLARIFY được thực hiện ở 45 
quốc gia, trên BN ổn định nên rất có ý nghĩa 
trong việc đại diện cho dân số mạch vành trên 
thế giới. NC REALITY có thiết kế NC tương tự 
thực hiện tại 2 nước Thụy Sỹ và Latvia cho 
thấy tỉ lệ sử dụng thuốc ức chế bêta rất cao, 2 
NC này nhằm khảo sát tần số tim và đáp ứng 
giảm tần số tim với sự sử dụng ức chế bêta 
gần như tối ưu trong lâm sàng. Sự khác biệt về 
vị trí địa lý và các hướng dẫn lâm sàng của 
mỗi châu lục thể hiện rõ khi NC Kinsara thực 
hiện tại Ai Cập và Ả Rập có kết quả không cao 
như các NC tại Châu Âu. NC CLARIFY khi 
khảo sát nhiều quốc gia thuộc nhiều châu lục 
cũng có kết quả tỉ lệ sử dụng không cao như ở 
khảo sát riêng khu vực Châu Âu(2,9,19,25). 
Tại Việt Nam, NC của tác giả Võ Thị Dễ 
(2009) trên 514 BN đã đặt can thiệp mạch vành 
tại BV Chợ Rẫy và BV Đại học Y Dược 
TPHCM ghi nhận 90,9% BN được sử dụng 
thuốc ức chế bêta khi xuất viện, NC của tác giả 
Hồ Tấn Thịnh (2012) khảo sát trên 174 BN 
mạch vành đã đặt can thiệp tại Viện Tim, ghi 
nhận tỉ lệ sử dụng ức chế bêta là 71,3%, số liệu 
từ 2 NC này cao hơn so với NC của chúng tôi, 
có thể giải thích vì lý do sau: tác giả NC trên 
đối tượng BN mạch vành sau can thiệp, đối 
tượng này được nhiều khuyến cáo mạnh mẽ 
hơn về việc sử dụng thuốc ức chế bêta trong 
điều trị, trong khi nhóm BN sau can thiệp 
trong NC của chúng tôi chỉ chiếm 17,2%(16,18). 
KẾT LUẬN 
Qua NC 163 trường hợp BN BTTMCBOĐ tại 
Khoa Tim mạch BV Nhân Dân Gia Định, chúng 
tôi nhận thấy tần số tim trung bình lúc xuất viện 
của BN BTTMCBOĐ là 78,6 ± 16,8 (lần/phút) cao 
hơn so với các NC trong nước. Tỉ lệ bệnh nhân 
đạt mục tiêu tần số tim 55-60 lần/phút với điều 
trị BTTMCBOĐ là 6,8% còn rất thấp so với thế 
giới. Trong khi đó, tỉ lệ sử dụng thuốc ức chế 
bêta trên BN BTTMCBOĐ chỉ đạt 50,9%, tỉ lệ sử 
dụng trong nhóm có tiền căn nhồi máu cơ tim cũ 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016
Chuyên Đề Nội Khoa I 138
là 59,5%. Loại ức chế bêta được sử dụng nhiều 
nhất là bisoprolol với 90,4% và 100% BN trong 
NC không đạt tới liều đích. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Arnold JM, Fitchett DH, Howlett JG, Lonn EM & Tardif JC 
(2008). Resting heart rate: a modifiable prognostic indicator of 
cardiovascular risk and outcomes? Can J Cardiol. 2008 May;24 
Suppl A:3A-8A. 
2. Balode I, Jagere S, Mintale I, Narbute I, Zakke I, Latkovskis G, et 
al (2010). Current state of angina treatment in the outpatient 
population and heart rate monitoring survey in Latvia (RELITY 
LATVIA). Paper presented at the Proceedings of the Latvian 
Academy of Sciences. Section B. Natural, Exact, and Applied 
Sciences. 
3. Barrios V, Escobar C, Bertomeu V, Murga N, de Pablo C & Asan 
E (2009). High heart rate: More than a risk factor. Lessons from a 
clinical practice survey. International Journal of Cardiology, 137(3), 
292-294. 
4. Borer JS (2008). Heart rate: from risk marker to risk factor. 
European Heart Journal Supplements, 10(suppl F), F2-F6. 
5. Committee M, Gibbons RJ, Abrams J, Chatterjee K, Daley J, 
Deedwania PC, et al (2003). ACC/AHA 2002 Guideline Update 
for the Management of Patients With Chronic Stable Angina 
Summary Article: A Report of the American College of 
Cardiology/American Heart Association Task Force on Practice 
Guidelines (Committee on the Management of Patients With 
Chronic Stable Angina). Circulation, 107(1), 149-158. 
6. Cooney MT, Vartiainen E, Laakitainen T, Juolevi A, Dudina A & 
Graham IM (2010). Elevated resting heart rate is an independent 
risk factor for cardiovascular disease in healthy men and 
women. American heart journal, 159(4), 612-619. e613. 
7. Cucherat, M. & Borer, J. S. (2011). Reduction of resting heart rate 
with antianginal drugs: review and meta-analysis. Am J Ther, 
19(4), 269-280. 
8. Daly CA, Clemens F, Sendon JL, Tavazzi L, Boersma E, Danchin 
N, et al (2010). Inadequate control of heart rate in patients with 
stable angina: results from the European heart survey. Postgrad 
Med J. 2010 Apr;86(1014):212-7. doi: 10.1136/pgmj.2009.084384. 
9. EUROASPIRE II Study Group (2001). Lifestyle and risk factor 
management and use of drug therapies in coronary patients 
from 15 countries; principal results from EUROASPIRE II Euro 
Heart Survey Programme. Eur Heart J. 2001 Apr;22(7):554-72. 
10. Feldman D, Elton TS, Menachemi DM & Wexler RK (2010). 
Heart rate control with adrenergic blockade: clinical outcomes in 
cardiovascular medicine. Vasc Health Risk Manag. 2010 Jun 
1;6:387-97. 
11. Fihn SD, Gardin JM, Abrams J, Berra K, Blankenship JC, Dallas 
AP, et al (2012). 2012 ACCF/AHA/ACP/AATS/PCNA/SCAI/STS 
Guideline for the diagnosis and management of patients with 
stable ischemic heart disease: a report of the American College of 
Cardiology Foundation/American Heart Association Task Force 
on Practice Guidelines, and the American College of Physicians, 
American Association for Thoracic Surgery, Preventive 
Cardiovascular Nurses Association, Society for Cardiovascular 
Angiography and Interventions, and Society of Thoracic 
Surgeons. J Am Coll Cardiol. 2012 Dec 18;60(24):e44-e164. doi: 
10.1016/j.jacc.2012.07.013. Epub 2012 Nov 19. 
12. Fox K, Borer JS, Camm AJ, Danchin N, Ferrari R, Lopez Sendon 
JL, et al (2007). Resting heart rate in cardiovascular disease. J Am 
Coll Cardiol, 50(9), 823-830. 
13. Fox K, Ford I, Steg PG, Tendera M, Robertson M & Ferrari R 
(2008). Heart rate as a prognostic risk factor in patients with 
coronary artery disease and left-ventricular systolic dysfunction 
(BEAUTIFUL): a subgroup analysis of a randomised controlled 
trial. The Lancet, 372(9641), 817-821. 
14. Fox K, Ford I, Steg PG, Tendera M, Robertson M & Ferrari R 
(2009). Relationship between ivabradine treatment and 
cardiovascular outcomes in patients with stable coronary artery 
disease and left ventricular systolic dysfunction with limiting 
angina: a subgroup analysis of the randomized, controlled 
BEAUTIFUL trial. Eur Heart J. 2009 Oct;30(19):2337-45. doi: 
10.1093/eurheartj/ehp358. Epub 2009 Aug 31. 
15. Greenland P, Daviglus ML, Dyer AR, Liu K, Huang CF, 
Goldberger JJ, et al (1999). Resting heart rate is a risk factor for 
cardiovascular and noncardiovascular mortality: the Chicago 
Heart Association Detection Project in Industry. Am J Epidemiol, 
149(9), 853-862. 
16. Hồ Tấn Thịnh (2012). Nghiên cứu đáp ứng tiểu cầu bằng xét 
nghiệm chức năng tiểu cầu trong điều trị bệnh lý mạch vành. 
Luận văn Thạc sĩ Y học. 
17. Kaster R, Kaehler J & Meinertz T (2009). Treatment of stable 
angina pectoris by ivabradine in every day practice: The 
REDUCTION Study. American Heart Journal, 158(4), e51-e57. 
18. Kinsara AJ, Najm HK, Anazi MA & Tamim H (2011). Resting 
heart rate in patients with ischemic heart disease in Saudi Arabia 
and Egypt. Journal of the Saudi Heart Association, 23(4), 225-232. 
19. Kotseva K, Wood D, De Backer G, De Bacquer D, Pyorala K & 
Keil U (2009). EUROASPIRE III: a survey on the lifestyle, risk 
factors and use of cardioprotective drug therapies in coronary 
patients from 22 European countries. Eur J Cardiovasc Prev 
Rehabil. 2009 Apr;16(2):121-37. doi: 
10.1097/HJR.0b013e3283294b1d. 
20. Orso F, Baldasseroni S & Maggioni AP (2009). Heart Rate in 
Coronary Syndromes and Heart Failure. Progress in 
Cardiovascular Diseases, 52(1), 38-45. 
21. Perret-Guillaume C, Joly L & Benetos A (2009). Heart Rate as a 
Risk Factor for Cardiovascular Disease. Progress in Cardiovascular 
Diseases, 52(1), 6-10. 
22. Ruiz Ortiz M, Romo E, Mesa D, Delgado M, Ogayar C, Castillo 
JC, et al (2010). Prognostic value of resting heart rate in a broad 
population of patients with stable coronary artery disease: 
prospective single-center cohort study. Rev Esp Cardiol, 63(11), 
1270-1280. 
23. Schwartz JB, Jackson G, Kates RE & Harrison DC (1981). Long-
term benefit of cardioselective beta blockade with once-daily 
atenolol therapy in angina pectoris. American Heart Journal, 
101(4), 380-385. 
24. Seccareccia F, Pannozzo F, Dima F, Minoprio A, Menditto A, Lo 
Noce C, et al (2001). Heart rate as a predictor of mortality: the 
MATISS project. Am J Public Health. 2001 Aug;91(8):1258-63. 
25. Steg PG, Ferrari R, Ford I, Greenlaw N, Tardif JC, Tendera M, et 
al (2012). Heart rate and use of beta-blockers in stable 
outpatients with coronary artery disease. PLoS One. 
2012;7(5):e36284. doi: 10.1371/journal.pone.0036284. Epub 2012 
May 3. 
26. Tardif JC (2009). Heart rate as a treatable cardiovascular risk 
factor. Br Med Bull. 2009;90:71-84. doi: 10.1093/bmb/ldp016. Epub 
2009 May 27. 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học
Tim Mạch 139
27. Task Force Members, et al (2013). 2013 ESC guidelines on the 
management of stable coronary artery disease: the Task Force on 
the management of stable coronary artery disease of the 
European Society of Cardiology. European Heart Journal, 34, 
2949–3003. 
28. Trần Thị Minh Phủ (2005). Khảo sát đặc điểm lâm sàng và cận 
lâm sàng của bệnh suy mạch vành mạn ở người phụ nữ có tuổi. 
Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y dược TP.HCM. 
29. Võ Thị Dễ (2009). Nghiên cứu sự tuân thủ điều trị của bệnh 
nhân động mạch vành đã được can thiệp. Luận văn Tiến sĩ Y học, 
Đại học Y dược TP.HCM. 
30. Woodward M, Webster R, Murakami Y, Barzi F, Lam TH, Fang 
X, et al (2012). The association between resting heart rate, 
cardiovascular disease and mortality : evidence from 112,680 
men and women in 12 cohorts. European Journal of Preventive 
Cardiology. 
31. Zhang GQ & Zhang W (2009). Heart rate, lifespan, and 
mortality risk. Ageing Research Reviews, 8(1), 52-60. 
Ngày nhận bài báo: 20/11/2015 
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 23/11/2015 
Ngày bài báo được đăng: 15/02/2016 

File đính kèm:

  • pdfkhao_sat_tan_so_tim_va_su_su_dung_thuoc_uc_che_beta_trong_di.pdf