Kính ghép màu và nghệ thuật tranh kính

 Kính ghép màu là thuật ngữ dùng để nói đến vật liệu thủy tinh màu và các sản

phẩm được tạo ra từ cách ghép các thủy tinh màu lại với nhau. Kính ghép màu được dùng sớm

nhất trong hình thức trang trí cửa sổ của các nhà thờ, các công trình tôn giáo quan trọng. Ban

đầu, kính ghép màu là những tấm thủy tinh phẳng, dùng làm cửa sổ. Về sau, bằng sự sáng tạo của

những họa sĩ, nghệ sĩ, kính ghép màu đã được sử dụng để tạo nên rất nhiều sản phẩm nghệ thuật

độc đáo, lạ mắt và ấn tượng phục vụ cho con người.

pdf 9 trang dienloan 8760
Bạn đang xem tài liệu "Kính ghép màu và nghệ thuật tranh kính", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kính ghép màu và nghệ thuật tranh kính

Kính ghép màu và nghệ thuật tranh kính
50 Tạp chí Khoa học Viện Đại học Mở Hà Nội 54 (04/2019) 50-58 
KÍNH GHÉP MÀU VÀ NGHỆ THUẬT TRANH KÍNH 
STAINED GLASS AND THE ART OF GLASS PAINTING 
 Nguyễn Thị Bích Liễu* §§ 
Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 3/10/2018 
Ngày nhận kết quả phản biện đánh giá: 3/4/2019 
Ngày bài báo được duyệt đăng: 28/4/2019 
Tóm tắt: Kính ghép màu là thuật ngữ dùng để nói đến vật liệu thủy tinh màu và các sản 
phẩm được tạo ra từ cách ghép các thủy tinh màu lại với nhau. Kính ghép màu được dùng sớm 
nhất trong hình thức trang trí cửa sổ của các nhà thờ, các công trình tôn giáo quan trọng. Ban 
đầu, kính ghép màu là những tấm thủy tinh phẳng, dùng làm cửa sổ. Về sau, bằng sự sáng tạo của 
những họa sĩ, nghệ sĩ, kính ghép màu đã được sử dụng để tạo nên rất nhiều sản phẩm nghệ thuật 
độc đáo, lạ mắt và ấn tượng phục vụ cho con người. 
Từ khoá: Kính ghép màu, nghệ thuật tranh kính, sản phẩm 
Abstract: Stained glass is the term used to refer to colored glass materials and products 
created by combining colored glass together. Stained glass is used as early as the window 
decoration of churches, important religious buildings. Initially, stained glass is flat glass panels 
used for windows. Later, with the creativity of artists, stained glass was used to create a lot of 
unique, strange and impressive art products for people. 
Keywords: Stained glass, the art of glass painting, products 
1. Đặt vấn đề 
Trải qua quá trình hình thành và phát 
triển, kính ghép màu tạo nên các tác phẩm 
trang trí trên cửa sổ được xem là một loại hình 
nghệ thuật, những cửa sổ kính màu trong các 
công trình nhà thờ, công trình tôn giáo vẫn 
tồn tại nguyên vẹn và uy nghi đến nay. Nội 
dung mô tả trên các cửa sổ kính màu có thể 
được kết hợp từ những câu chuyện trong Kinh 
thánh, lịch sử hoặc văn học, miêu tả các thiên 
thần, thần thánh. Các cửa sổ kính ghép màu 
trong một công trình thường có nội dung miêu 
tả theo một chủ đề, đề tài nào đó, chẳng hạn 
cửa sổ kính ghép màu trong nhà thờ thường 
*§§Trường Đại học Mở Hà Nội 
miêu tả về các điển tích trong Kinh thánh, về 
cuộc đời của Chúa, của Đức Mẹ...(hình 1) 
Hình 1. Kính màu trong Nhà thờ Đức Bà Au 
Sablon, Brussels, Bỉ (nguồn wikipedia.org) 
Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 51 
Theo sự phát triển của xã hội, kính 
ghép màu về sau được con người sử dụng 
trong nhiều lĩnh vực nghệ thuật khác. Kính 
ghép màu ngày càng được sử dụng phổ biến, 
được ứng dụng để trang trí ở trên nhiều công 
trình và trở thành những tác phẩm tranh kính 
độc lập. Tranh kính màu hiện diện trong nhà 
thờ, các công trình nhà ở, khách sạn, nhà 
hàng...nhằm mang lại vẻ đẹp độc đáo, sang 
trọng cho không gian. Chủ đề và phong cách 
thể hiện tranh kính màu ngày càng đa dạng đã 
khiến cho tranh kính màu được yêu thích. Từ 
những nội dung được mô tả trên các bức tranh 
kính màu, có thể thấy được những ý niệm, 
những mong ước, tâm tư tình cảm của con 
người, thể hiện văn hóa đương thời phản ánh 
trong mỗi tác phẩm. Tranh kính màu là hình 
thức nghệ thuật tinh tế sử dụng ánh sáng để 
phóng đại và làm lung linh vẻ đẹp huyền ảo 
cho các tác phẩm. 
Kính màu du nhập vào Việt Nam cuối 
thế kỷ XIX. Hình thức ban đầu là tranh gương 
ở Huế), trong nhà thờ ở một số vùng trên cả 
nước và dòng tranh kiếng thờ, tranh kiếng 
trang trí của người dân Nam Bộ. Qua quá 
trình du nhập và phát triển, các họa sĩ, nghệ sĩ 
người, nghệ nhân Việt đã biến tranh kính 
thành những tác phẩm phục vụ cho người 
Việt, “các họa sĩ Việt Nam đã mượn chất liệu 
kính màu để chuyển tải bản sắc, tinh thần dân 
tộc Việt” [1, tr.348] vào trong các tác phẩm 
phục vụ người Việt trong cuộc sống hàng 
ngày. Hiện nay, các sản phẩm tranh kính được 
sử dụng từ kiến trúc đến nội thất, các hình 
thức trang trí của nhiều loại hình công trình 
1
***Pliny the Elder (AD 23-79) là một học giả, nhà tự nhiên 
học, nhà triết học tự nhiên, một chỉ huy hải quân và quân đội 
của đế chế La Mã 
2
†††Phoenicia là một nền văn minh cổ đại nằm ở miền bắc khu 
vực Canaan cổ đại, với trung tâm nằm dọc vùng eo 
biển Liban, Syria, và bắc Israel ngày nay 
3
‡‡‡Natron là một hỗn hợp tự nhiên. Natron có màu trắng đến 
không màu ở dạng tinh khiết, thay đổi sang vàng khi có lẫn 
khác nhau: từ nhà ở, nhà hàng, café, khách 
sạn, các công trình công cộng...nhằm phục vụ 
cho nhu cầu thưởng thức nghệ thuật và thị 
hiếu của người dân Việt Nam. 
2. Nội dung 
Kính màu được làm từ thủy tinh pha 
màu, người thợ cho muối kim loại trong quá 
trình sản xuất. Kính màu được sử dụng trong 
các cửa sổ bằng cách ghép những miếng kính 
màu nhỏ lại mô tả nội dung cần chuyển tải, 
rồi gắn lại bằng chì, bên ngoài có khung bao 
quanh để giữ chắc. 
Về lịch sử kính màu, Pliny the Elder1*** 
cho rằng, thủy tinh được khám phá tình cờ bởi 
các thủy thủ Phoennician2†††. Các thủy thủ 
Phoennician bị đắm tàu trong quá trình chinh 
chiến, để có thể nấu được đồ ăn trên bãi biển, 
họ đã đặt nồi nấu lên các khối natron3‡‡‡(soda) 
có trong hàng hóa của họ, sau đó họ đốt lửa 
phía dưới các khối natron. Sức nóng của lửa 
đã làm tan chảy hỗn hợp cát và natron. Kết 
quả, khi nguội hỗn hợp này đông cứng lại, 
trong suốt, thành thủy tinh. Tuy nhiên, hiện 
nay, các nhà nghiên cứu cho rằng, Pliny đã 
thu thập nhiều tài liệu, chứng cứ chứng minh 
cho điều đó, nhưng giả thuyết này không đáng 
tin cậy. Có nhiều khả năng những người thợ 
gốm thời Ai Cập cổ đại hoặc người 
Mesopotamia4§§§đã vô tình phát hiện ra thủy 
tinh khi họ bắt giữ các thủy thủ Phoennician 
và khám tàu của họ. Kính nhân tạo được biết 
đến sớm nhất là ở dạng hạt Ai Cập từ năm 
2750 đến 2625 TCN (trước Công 
nguyên). Các nghệ nhân đã tạo ra những hạt 
này bằng cách cuộn một chuỗi thủy tinh nóng 
tạp chất. Các mỏ natron đôi khi được tìm thấy trong đáy các 
hồ nước mặn ở những môi trường khô hạn. 
4
§§§Mesopotamia là một khu vực lịch sử của Tây Á nằm 
trong hệ thống sông Euphrates của Tigris, ngày nay, tương 
ứng với hầu hết các nước Iraq, Kuwait, một phần của Bắc Ả 
Rập Saudi, phần phía đông của Syria, Đông Nam Thổ Nhĩ 
Kỳ và các khu vực dọc theo Thổ Nhĩ Kỳ Biên 
giới Syria và Iran, Iraq. 
52 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 
chảy mỏng xung quanh lõi đất sét có thể tháo 
rời. 
Thời La Mã cổ đại (năm 753 TCN - 
476 SCN), người La Mã đã dán kính vào cửa 
sổ. Họ đúc các tấm kính và sử dụng kỹ thuật 
thổi để quay đĩa và làm kính xi lanh. Kính 
không đều và không trong suốt. Sau đó họ còn 
sử dụng kính ghép màu trang trí trong các nhà 
tắm công cộng Caracalla. 
Kính màu được khám phá tình cờ 
trong quá trình lao động của thợ gốm và thợ 
kim hoàn, thời đại của kính màu bắt đầu từ 
khoảng năm 2750 - 2650 trước công nguyên. 
Nghề thủ công làm kính màu dần hình thành 
kỹ thuật kính màu. Về sau, người ta dùng các 
khung sắt để gắn các mảnh kính lại với nhau, 
nhờ đó tranh kính màu được sử dụng rộng rãi 
với kích thước lớn hơn [1]. 
Đến thế kỷ thứ IV và thứ V, trong các 
nhà thờ Thiên chúa giáo đầu tiên, có nhiều 
cửa sổ dùng các khung bằng gỗ trang trí bằng 
các mảnh thủy tinh màu mỏng, ghép lại với 
nhau, tạo ra hiệu ứng như kính màu. Thế kỷ 
thứ VII, kính màu đã được sử dụng trong các 
cửa sổ ở nhà thờ và tu viện nước Anh. 
Thế kỷ thứ VIII, ở Tây Nam Á việc 
sản xuất kính màu được phát triển, người thợ 
kim hoàn Jābir ibn Hayyān, ở Kitab al-Durra 
al-Maknuna đã phát hiện nhiều công thức chế 
tạo thủy tinh màu và sử dụng kỹ thuật chế tạo 
thủy tinh màu thành đá quý nhân tạo. Lúc này, 
trong không gian của các nhà thờ Hồi giáo 
được trang trí bằng kính màu trong suốt. Kính 
màu Hồi giáo thời kỳ đó không mang những 
hình ảnh tôn giáo, mà là những hình học cơ 
bản, hoặc có họa tiết hoa văn Hồi giáo (Hình 
2,3) 
Hình 2. Kính màu trong nhà thờ Hồi giáo 
Nasir al-Mulk ở Shiraz, Iran (nguồn 
wikipedia.org) 
Hình 3. Kính màu trong nhà thờ Hồi giáo ở 
Jerusalem (nguồn wikipedia.org) 
Thời Trung Cổ, “đến thế kỷ thứ X, 
tranh kính đạt đến đỉnh cao, được coi là thuộc 
về nghệ thuật nhưng phần lớn là để phục vụ 
cho các công trình kiến trúc Kito giáo” [1, 
tr.349]. Các tác phẩm tranh kính thời bấy giờ 
được sử dụng như hình thức để minh họa các 
câu chuyện trong Kinh Thánh cho các giáo 
dân không biết chữ. Thời kỳ Romanesque và 
Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 53 
tiền Gothic, từ khoảng năm 950 đến năm 
1240, cửa sổ trong các công trình tôn giáo 
thường có kích thước lớn, do đó các trang trí 
kính màu phải dùng đến các khung sắt để đỡ 
(hình 4). 
Hình 4. Chi tiết cửa sổ kính màu trong nhà 
thờ Chartres, Pháp, thế kỷ 13 (nguồn 
wikipedia.org) 
Khi kiến trúc Gothic phát triển, các 
cửa sổ kính màu được trang trí công phu hơn, 
kích thước cửa sổ lớn để lấy ánh sáng cho 
không gian nội thất của công trình. Các ô cửa 
sổ được chia thành các phần khác nhau bằng 
trục thẳng đứng và có khung đá bao quanh. 
Việc xây dựng như vậy đã đạt đến độ rực rỡ 
trong kiến trúc Gothic, đặc biệt là trong công 
trình tôn giáo nhà thờ. Với hình thức kiến trúc 
phát triển về chiều cao, các cửa sổ kính màu 
lớn trong công trình tôn giáo thời Gothic trở 
lên vô cùng uy nghi, lộng lẫy. Không chỉ có 
cửa sổ hình chữ nhật, cửa sổ hình tròn, cửa sổ 
hoa hồng cũng được xây dựng . Các tác phẩm 
cửa sổ kính màu thời kỳ này đều mang trong 
mình những điển tích lịch sử trong Kinh 
Thánh và cuộc đời của các thánh đồ, những 
bức chân dung từ kính màu mang biểu tượng 
giáo điều của Giáo hội. Nội dung tranh kính 
tập trung vào việc giảng dạy Kinh thánh tới 
các giáo dân mà thông qua đó những điều răn 
dạy của Kinh Thánh truyền tới trái tim của 
giáo dân bằng con mắt chứ không phải bằng 
đôi tai. Các tác phẩm kính màu phản ánh hình 
ảnh của Thiên chúa là Đấng Tạo Hóa, là Đức 
Cha mang lại những điều tốt đẹp nhất, mang 
đến ý thức về đạo đức con người và mang đến 
cả thế giới. Ánh sáng xuyên qua các bức tranh 
kính trên cửa sổ của nhà thờ lung linh huyền 
ảo, nó dường như là thứ ánh sáng của Chúa 
Trời soi rọi và chiếu khắp con dân Công giáo. 
Có thể nói kiến trúc Gothic là nền tảng thúc 
đẩy và là bệ nâng đỡ cho tranh kính màu phát 
triển rực rỡ (hình 5). 
Hình 5. Các cửa sổ kính màu trong nhà thờ 
Cologne, Đức, đầu thế kỷ 14 (nguồn 
wikipedia.org) 
Thế kỷ XV, thời kỳ Phục hưng, tranh 
kính màu vẫn được phát triển mạnh mẽ. Bên 
cạnh đó, các họa sĩ còn “đưa nghệ thuật tạo 
hình vào tranh kính màu” [1, tr.350]. Những 
năm 1405 đến năm 1445, một số nghệ sĩ nổi 
tiếng thời kỳ này đã sáng tạo ra ba cửa sổ kính 
màu hình vòm cho mái vòm của nhà thờ và 
cho mặt tiền của nhà thờ. Mỗi cửa sổ chứa 
hình ảnh được vẽ từ cuộc sống của Chúa Kito 
hoặc cuộc sống của Đức Trinh Nữ Maria. Cửa 
sổ lớn, phía bên ngoài nó được bao quanh bởi 
một đường viên hoa rộng, hai cửa sổ nhỏ hai 
bên có hình các thánh tử vì đạo (hình 6). Thời 
Phục Hưng, với sự phát triển vượt bậc về 
khoa học kỹ thuật, các họa sĩ dùng nhiều kỹ 
thuật mới để tạo ra hiệu ứng cho kính màu, 
như sử dụng các công thức hóa học, các loại 
axit khác nhau trong việc tạo màu, cải thiện 
các khung bằng khung kim loại để chống sự 
xói mòn của thời tiết. Lúc này, các họa sĩ đã 
54 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 
tự sản xuất được kính màu để sử dụng cho tác 
phẩm của riêng mình. 
Năm 1600, cách làm tranh kính mới 
xuất hiện, cảnh vật đươc vẽ trực tiếp lên các 
mảnh kính vuông, giống như ngói lợp nhà. 
Màu sắc đươc nung để lưu bền trên kính, sau 
đó các mảnh kính sẽ được lắp vào khung kim 
loại. Từ giữa thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX, 
nhiều biến đổi lịch sử ảnh hưởng đến tranh 
kính màu, nhiều công trình bị phá bỏ [1, 
tr.351]. Tranh kính không còn được sử dụng 
trong các công trình kiến trúc, công nghệ và 
việc sản xuất kính màu cũng lãng quên. 
Thế kỷ XIX, trước sự phục hưng 
Công giáo ở Anh đã mang lại sự quan tâm 
mới về tranh kính. Thời kỳ này, phong trào 
Phục hưng lại nền kiến trúc Gothic diễn ra 
mạnh mẽ đã mang đến phong cách Công giáo 
thực sự trong kiến trúc. Nhiều công trình tôn 
giáo được xây dựng ở các thị trấn lớn, nhiều 
công trình nhà thờ cũ được phục hồi lại. Đây 
cũng là sự hồi sinh mạnh mẽ của nghệ thuật 
kính màu. Việc sản xuất kính màu trở lên 
phong phú hơn, nhiều công ty sản xuất kính 
màu được thành lập trong giai đoạn này. 
Hình 6. Cửa sổ kính màu “Sự phục sinh”, 
mái vòm nhà thờ ở Florence, Ý (nguồn 
wikipedia.org) 
Ở Pháp, việc sản xuất kính màu phát 
triển mạnh mẽ hơn ở Anh. Những tấm kính 
màu với kích thước lớn ra đời, các họa sĩ dùng 
sơn để vẽ trực tiếp trên các tấm kính lớn. Nội 
dung có trong các tác phẩm tranh kính thường 
được sao chép trực tiếp từ tranh sơn dầu của 
các họa sĩ nổi tiếng. Nhiều cửa sổ kính màu 
cổ đẹp nhất của Pháp được khôi phục lại vào 
thời điểm đó. Nhu cầu sử dụng kính màu ngày 
càng nhiều, các nhà máy sản xuất kính màu 
được thành lập. Kính màu lúc này nổi bật là 
màu sắc rực rỡ của màu xanh lam, thủy tinh 
màu hồng và màu hoa cà (hình 7). 
Hình 7. Cửa sổ kính màu “Cây Jesse” trong 
nhà thờ Reims, Đức (1861) (nguồn 
wikipedia.org) 
Năm 1857, tại New York, Hoa Kỳ, 
công ty sản xuất kính màu trang trí đầu tiên 
được thành lập. Nhiều năm sau đó, công ty 
này là nhà sản xuất kính màu lớn nhất thời 
bấy giờ. 
Thế kỷ XX, nghệ thuật kính màu phát 
triển trở lại. Các cuộc cách mạng công nghiệp 
đã ảnh hưởng đến sản xuất kính màu, các họa 
sĩ, nghệ sĩ không sử dụng kính màu do mình 
chế tác ra, họ chuyển sang sử dụng kính màu 
công nghiệp cho các tác phẩm của mình. Với 
thành tựu của cách mạng công nghiệp, việc 
sản xuất kính màu công nghiệp có sự cải thiện 
rõ rệt. Chất lượng, màu sắc tốt và phong phú 
hơn, độ trong, độ bắt ánh sáng cao hơn (hình 
8). 
Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 55 
Hình 8. Một trong bốn tấm kính màu cao 64 
mét (210 ft), nhà thờ Rio de Janeiro, Brazil) 
(nguồn wikipedia.org) 
Trong suốt thế kỷ XX và đầu những 
năm đầu thế kỷ XXI, tranh kính màu phụ 
thuộc vào xu thế phát triển của kiến trúc hiện 
đại. Nếu như trước đây tranh kính là một yếu 
tố quan trọng không thể thiếu nhằm xác lập 
yếu tố kiến trúc, thì nay vai trò đó không còn 
nữa mà trở thành một bộ phận của ngành kiến 
trúc. 
Trong lịch sử phát triển của mình, 
tranh kính màu cũng chịu ảnh hưởng của các 
trào lưu của mỹ thuật thế giới và mang đậm 
dấu ấn, cá tính của từng họa sĩ, từng vùng 
miền. Kỹ thuật tranh kính cũng thay đổi và đa 
dạng hơn về thể loại, chất liệu, ngôn ngữ tạo 
hình. Đây là sự thay đổi cần thiết để tranh 
kính màu tồn tại và phát triển theo nhu cầu 
của từng thời đại [1, tr.353, 354]. 
Ở Việt Nam, thời Văn hóa Sa Huỳnh, 
được xác định vào khoảng năm 1000 TCN 
đến thế kỷ thứ II là thời kỳ mà người dân đã 
biết chế tác và sử dụng đồ thủy tinh để làm 
trang sức và đồ trang trí. Trong các khu mộ 
táng, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều 
bộ hạt chuỗi, cườm bằng thủy tinh có màu 
xanh, vàng hoặc nâu. 
Thủy tinh nhân tạo là một thành tựu 
rực rỡ của văn hóa Sa Huỳnh. Các cư dân 
dùng cát trắng để nấu thủy tinh làm bát lọ và 
đặc biệt những chuỗi hạt trang sức bằng thủy 
tinh mà sử sách Trung Quốc gọi là "Lưu li" 
gốc từ chữ Phạn là verulia từ đầu công 
nguyên. Đây là một trong những nơi làm ra 
thủy tinh nhân tạo sớm trên thế giới. Chúng 
không những đa dạng về kiểu dáng mà còn 
phong phú về màu sắc như xanh lơ, xanh đen, 
xanh lá mạ, xám, tím, đỏ và nâu. Sử Trung 
Hoa đã từng ghi chép về một chén thủy tinh 
xuất phát từ vùng đất này mà họ gọi là chén 
lưu ly với một sự trân trọng và khâm phục. 
Nổi bật trong những vật trang sức của 
người Sa Huỳnh là khuyên tai ba mấu dành 
cho phụ nữ và khuyên tai hai đầu thú của nam 
giới. Nếu khuyên tai ba mấu dịu dàng, tinh tế 
và khá duyên dáng thì khuyên tai hai đầu thú 
lại thể hiện chất dũng mãnh, kiêu hãnh và cư-
ờng tráng của nam giới. Những vật trang sức 
chế tác từ đá, mã não và thủy tinh có thể nói 
là những tinh hoa đặc sắc nhất mà nền văn 
minh này sáng tạo ra và được phổ biến khắp 
vùng Đông Nam Á [2]. 
Thời gian về sau, mặc dù nghề chế tác 
thủy tinh có từ rất sớm, nhưng không được 
phát triển. Tới thế kỷ XIX, tranh kính xuất 
hiện và phát triển tại Việt Nam. Lúc này, sự 
xuất hiện và phát triển tranh kính được chia 
theo 3 khu vực với 3 thể loại tranh kính biêu 
tiểu khác nhau. 
Tranh kính nhà thờ 
Khi Công giáo đến Việt Nam, các linh 
mục tới truyền giáo và cho xây dựng nhà thờ, 
lúc đó, tranh kính màu được sử dụng trong 
một số nhà thờ Công giáo cuối thế kỷ XIX, 
một số nhà thờ Công giáo đầu tiên có các 
trang trí bằng tranh kính màu như: Nhà thờ 
Tân Định, xây dựng năm 1876 (Nhà thờ 
Thánh Tâm chúa Giêsu, Tân Định) - nhà thờ 
Công giáo tại thành phố Hồ Chí Minh và 
thuộc giáo xứ Tân Định. Sau đó tranh kính 
được sử dụng trong Nhà thờ Đức Bà (xây 
56 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 
dựng năm 1880) (hình 9), Nhà thờ Lớn Hà 
Nội (xây dựng năm 1887)... 
Hình 9. Cửa sổ kính màu nhà nguyện Đức 
Mẹ, nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn, Việt 
Nam (nguồn wikipedia.org) 
Nội dung trong các bức tranh kính 
màu ở Nhà thờ đa phần đều nói về Chúa 
nhưng “những đặc điểm của nhân vật mang 
nét đặc trưng của người Việt như vóc dáng, 
khuôn mặt, búi tóc đến trang phục, nón lá, 
cảnh quan. Sự thay đổi về hình ảnh này đem 
lại cảm giác gần gũi, thân thiện đối với giáo 
dân Việt Nam và cho thấy dấu hiệu Việt hóa” 
[1]. 
Tranh gương cung đình Huế (hình 
10, 11) 
Hình 10. Tranh gương cùng đình Huế, vẽ 
cảnh vườn Thiệu Phương, cung đình Huế 
(nguồn wikipedia.org) 
 Theo nhà nghiên cứu Thái Văn Kiểm, 
tác giả cuốn Cố đô Huế (cùng lời truyền của 
một số người cao tuổi ở Huế) nhận định: 
Tranh gương cung đình Nguyễn đa phần được 
các Vua triều Nguyễn đặt hàng vẽ từ Trung 
Quốc. Nguyên là vua Thiệu Trị (1841-1847) 
có tập thơ Thần kinh nhị thập cảnh, vịnh 20 
cảnh đẹp của đất Huế, đã gửi các bài thơ này 
qua Trung Quốc đặt vẽ. Một bài thơ này được 
thể hiện thành một bức tranh gương, sau đó 
mới mang trở về kinh đô Huế, treo ở tại các 
miến điện [3]. Mặc dù vậy, nhưng các tác 
phẩm tranh gương đó lại mang trong mình 
những nội dung và các yếu tố đặc trưng riêng 
của nền nghệ thuật Cố đô Huế 
Hình 11. Tranh gương cùng đình Huế, vẽ 
cảnh hồ Tịnh Tâm, cung đình Huế (nguồn 
wikipedia.org) 
Tranh kiếng Nam Bộ 
Tới cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, 
một bộ phận người Quảng Đông (Trung 
Quốc) di dân đến mảnh đất Nam Bộ sinh sống 
và lập nghiệp, họ đã mở các cửa tiệm buôn 
bán kiếng, với các loại kiếng tráng thủy tinh 
làm gương soi, kiếng khuôn cửa tủ, khung cửa 
chớp, ô cửa thoáng... theo thời gian cùng với 
sự phát triển của đời sống xã hội đã ra đời 
dòng tranh kiếng Nam Bộ. Tranh kiếng Nam 
Bộ mang trong mình những nét đặc sắc riêng 
với ba dòng nổi tiếng, đó là: tranh kiếng Chợ 
Lớn (Sài Gòn); tranh kiếng Lái Thêu (huyện 
Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 57 
Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương), và dòng 
tranh kiếng Chợ Mới (An Giang) [4]. 
Đời sống người dân Nam Bộ lúc đó 
gắn liền với sông nước và đa phần thờ Phật, 
cho nên các bức tranh kiếng lúc bấy giờ hòa 
quyện được cả yếu tố dân gian và tôn giáo. 
Tranh kiếng có nhiều chủng loại: Tranh thờ 
tổ tiên, tranh thờ Thần, Phật, tranh chúc tụng, 
tranh cảnh vật trang trí nhà ở...Tranh kiếng 
lúc này đã đáp ứng như cầu thờ cũng, tín 
ngường và thẩm mỹ của người dân và trở 
thành những tác phẩm nghệ thuật dân gian 
không thể thiếu trong những gia đình Nam Bộ 
(hình 12) 
Hình 12. Bức tranh kiếng Cửu Thiên Huyền 
Nữ, phường Lái Thiêu, Bình Dương (nguồn 
wikipedia.org) 
Những bức tranh kiếng thờ tổ tiên, 
Thần Phật luôn được người dân Nam Bộ coi 
trọng, nó vừa thể hiện rõ nét tín ngưỡng hiếu 
kính, tâm linh ấm áp, vừa tạo nên không gian 
thẩm mỹ đẹp cho mọi căn nhà ở Nam Bộ. 
Tranh kiếng thờ tổ tiên Nam Bộ, ngoài bộ chữ 
tấm ngang, câu đối hai bên, còn có một bức 
tranh kiếng khổ lớn, được treo tại vị trí thờ 
cúng tổ tiên, nhưng không treo quá cao như 
tục lệ của người miền Bắc, miền Trung. Bộ 
tranh kiếng thờ được người dân Nam Bộ treo 
ở vị trí vừa phải, vừa mong muốn tỏ lòng hiếu 
kính với tổ tiên, vừa mong muốn tổ tiên Thần 
Phật luôn gần gũi chở che con cháu. Ta có thể 
nhận thấy hình thức treo tranh thờ miền Bắc 
và miền Trung Việt Nam có điểm khác biệt 
so với tục treo tranh kiếng thờ của người dân 
Nam Bộ. Người dân miền Bắc và miền Trung 
treo tranh thờ cúng tổ tiên thường treo bộ 
Hoành phi (cuốn thư) - câu đối rất tôn 
nghiêm, uy nghi ngay tại gian giữa trung tâm 
của ngôi nhà, nhà thờ của dòng họ. Hoành phi 
là một bức thư họa (bức tranh được vẽ bằng 
chữ) được treo ngang phía trên của gian thờ, 
chữ viết trong hoành phi đều mang ý nghĩa ca 
tụng công đức của tổ tiên, những lời răn dạy 
của tổ tiên dành cho con cháu....Câu đối là 
một cặp câu đối xứng được treo ở hai cột hai 
bên gian thờ (hình 13), câu đối ghi lại giá trị 
đạo đức truyền thống của dòng họ, tổ tiên, ca 
ngợi công đức của các bậc tiên tổ, răn dạy 
cháu con đạo nghĩa làm người. Điểm khác 
biệt về cách bài trí và treo tranh này xuất phát 
từ sự chất phác, sự bình dị bao đời của người 
dân Nam Bộ, sự bình dị xuất hiện ngay cả 
trong cách thức tín ngưỡng thờ cũng tổ tiên 
Thần Phật. 
Hình 13. Bộ tranh thờ, phường Lái Thiêu, 
Bình Dương (nguồn tác giả chụp) 
Những nghệ nhân, người thợ vẽ tranh 
kiếng nói chung, người vẽ tranh kiếng thờ nói 
58 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 
riêng, mặc dù không được đào tạo bài bản qua 
trường lớp, chỉ được tiếp truyền lại từ đời 
trước đến đời sau bằng hình thức cha truyền 
con nối, tuy nhiên với cảm xúc chân thật, bình 
dị và tình yêu sâu sắc đối với nghề vẽ tranh 
kiếng, họ đã cho ra đời những bức tranh kiếng 
được chăm chút kỹ lưỡng từ từ nội dung đến 
hình thức, từ bố cục đến không gian, từ nét vẽ 
đến màu sắc rất độc đáo và đẹp đẽ. Với kỹ 
thuật tạo hình được nghiên cứu kỹ lưỡng, cân 
đối, bố cục chính phụ, to nhỏ thay đổi phong 
phú, khéo léo lồng ghép giữa con người với 
cảnh vật, đường nét mềm mại linh hoạt, nhịp 
điệu uyển chuyển, màu sắc rõ ràng khúc triết 
đã làm cho những bức tranh kiếng trở nên 
sống động, gần gũi, giản dị mà thanh cao. Có 
thể họ chưa nắm được tường tận về ngôn ngữ 
hội hoạ, tính thẩm mỹ, tuy nhiên ở trong tâm 
của họ dường như luôn tồn tại ý thức tâm linh 
và triết lý về tín ngưỡng thờ cúng để từ đó họ 
đã truyền tải vào các tác phẩm tranh kiếng với 
nội dung thờ cúng với tổ tiên, với Thần Phật, 
với những người đã mất một cách hết sức độc 
đáo và sâu sắc. 
Dù đã xuất hiện và phát triển ở Việt 
Nam từ cuối thế kỷ XIX, nhưng do nước ta 
những năm này trải qua chiến tranh, phải 
gánh chịu sự nghèo đói, lạc hậu và hậu quả 
của chiến tranh. Tranh kính không được phát 
triển mạnh. Phải tới sau năm 1975, khi Việt 
Nam thống nhất đất nước, nền kinh tế bắt đầu 
phục hồi và phát triển, tranh kính được tiếp 
tục sử dụng, nhưng chỉ ở hình thức nhỏ. Đến 
thế kỷ XX, những năm 1991, 1994, tại Việt 
Nam mới thành lập một số nhà máy chế tạo 
kính màu để đáp ứng nhu cầu của xã hội về 
trang trí tranh kính màu trong nội thất. Và 
tranh kính màu được sử dụng ở nhiều công 
trình khác nhau như: khách sạn, nhà hàng, 
quán café, hay nhà ở... 
3. Kết luận 
Mặc dù không phải là loại hình nghệ 
thuật cổ và lâu đời của nước Việt nhưng quá 
trình du nhập và phát triển tại Việt Nam đã 
chứng minh tranh kính nghệ thuật đã có sự 
đóng góp cho nền nghệ thuật nước nhà. Hiện 
nay, tranh kính của Việt Nam đang phát triển 
với nhiều chủng loại, sử dụng trong nhiều loại 
hình công trình khác nhau và mang trong 
mình bản sắc riêng của dân tộc Việt Nam. 
Tài liệu tham khảo: 
Tiếng Việt 
1. Huỳnh Quang Cường (2015), Mỹ thuật ứng 
dụng trên con đường tìm về bản sắc Việt, Nhà 
xuất bản Văn hóa văn nghệ. 
2. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia. Văn hóa Sa 
Huỳnh. 
https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C4%83n_h%C3
%B3a_Sa_Hu%E1%BB%B3nh. 
3. Nguyễn Tiến Cảnh (1992), Mỹ thuật Huế. Viện 
Mỹ Thuật - Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế 
xuất bản. 
4. Nguyễn Thị Bích Liễu (2018), Nghệ thuật 
tranh kiếng thờ và sự hiếu kính của người dân 
Nam Bộ, Kỷ yếu hội thảo “Triết lý nhân sinh của 
người dân Nam Bộ”, Trường Đại học An Giang, 
Nhà xuất bản Cần Thơ. 
Tiếng Anh 
1. APA citation. Coleman, C. (1912). Stained 
Glass. In The Catholic Encyclopedia. New York: 
Robert Appleton Company. Retrieved October 
15, 2018 from New Advent: 
2. MLA citation. Coleman, Caryl. "Stained 
Glass." The Catholic Encyclopedia. Vol. 14. New 
York: Robert Appleton Company, 1912. 15 Oct. 
2018 
<
>. 
3. Discovering stained glass - John Harries, 
Carola Hicks, Edition: 3 – 1996 
4. 
glass/ 
Địa chỉ tác giả: Trường Đại học Mở Hà Nội 
Email: nguyenbichlieu@hou.edu.vn 

File đính kèm:

  • pdfkinh_ghep_mau_va_nghe_thuat_tranh_kinh.pdf