Luận án Các giải pháp phát triển nhân lực cho ngành đóngtàu khu vực hải phòng

Hải Phòng với hơn 125km chiều dài đường bờ biển được xác định là

trung tâm đóng tàu khu vực phía Bắc, chiếm hơn nửa giá trị sản lượng của toàn

nghành công nghiệp đóng tàu cả nước với 20 công ty đóng tàu lớn nhỏ. Ngành

công nghiệp tàu thủy Hải Phòng phải đảm đương “sứ mệnh” vai trò đầu đàn,

trọng yếu nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của toàn ngành. Vì vậy, Tổng công

ty công nghiệp tàu thủy rất chú trọng đầu tư cho các doanh nghiệp và các đơn vị

thành viên thuộc khu vực Hải Phòng như Bạch Đằng, Sông Cấm, Phà Rừng,

Nam Triệu. Đến nay, Hải Phòng đã trở thành trung tâm cơ khí đóng tàu của cả

nước, nơi ra đời nhiều con tàu có trọng tải lớn, các sản phẩm thủy đặc chủng,

chuyên dụng đòi hỏi kỹ thuật cao phục vụ nhu cầu vận tải biển, quốc phòng,

khai thác dầu khí. của các đơn vị trong và ngoài nước, tạo nên dấu ấn lớn trong

sự nghiệp phát triển của ngành đóng tàu trong nước và đóng góp quan trọng

trong phát triển kinh tế xã hội của thành phố Cảng.

Tuy nhiên, do sự tăng trưởng nóng của ngành mà đóng tàu Hải Phòng

phải trả cái giá khá đắt cho sự phát triển của mình, thâm hụt vốn nhà nước hơn

5000 tỷ đồng. Riêng đối với mảng nhân lực, nợ lương khoảng 93 tỉ đồng, nợ bảo

hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp khoảng 80 tỉ đồng [14].

pdf 206 trang dienloan 18820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Các giải pháp phát triển nhân lực cho ngành đóngtàu khu vực hải phòng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Các giải pháp phát triển nhân lực cho ngành đóngtàu khu vực hải phòng

Luận án Các giải pháp phát triển nhân lực cho ngành đóngtàu khu vực hải phòng
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM 
NCS. HOÀNG THỊ THÚY PHƯƠNG 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ 
CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC CHO NGÀNH ĐÓNGTÀU 
KHU VỰC HẢI PHÒNG 
Ngành: Tổ chức và quản lý vận tải; Mã số: 9840103 
Chuyên ngành: Tổ chức và quản lý vận tải 
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thái Sơn 
Hải Phòng - 2020 
 LỜI CAM ĐOAN 
Tên tôi là Hoàng Thị Thúy Phương,tác giả của Luận án tiến sĩ: “Các giải pháp 
phát triển nhân lực cho ngành đóng tàu khu vực Hải Phòng”. Bằng danh dự của 
mình, tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và chưa được 
công bố toàn bộ nội dung này bất kỳ ở đâu, không có phần nội dung nào được sao 
chép một cách bất hợp pháp từ công trình nghiên cứu của các tác giả khác. 
Kết quả nghiên cứu, nguồn số liệu trích dẫn, tài liệu tham khảo nêu trong 
phần Luận án hoàn toàn chính xác và trung thực. 
Hải Phòng, ngày ..... tháng .......năm 2020 
 Tác giả 
 Hoàng Thị Thúy Phương 
LỜI CẢM ƠN 
Trong thời gian hoàn thành Luận án, nghiên cứu sinh đã nhận được sự giúp 
đỡ, nhiệt tình của Viện Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam. 
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS.Nguyễn Thái 
Sơn,TS.Vũ Thế Bình là hai thầy giáo hướng dẫn khoa học đã luôn tâm huyết, nhiệt 
tình, quan tâm để tác giả hoàn thành luận án. 
Tác giả xin cảm ơn Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy, Ban lãnh đạo các 
công ty đóng tàu Sông Cấm, Phà Rừng, Bạch Đằng, Nam Triệu, các chuyên gia 
trong lĩnh vực liên quan đã đóng góp những ý kiến xác đáng, hỗ trợ nhiệt tình và 
cung cấp số liệu cho đề tài nghiên cứu này. 
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học, các thầy cô giáo, gia 
đình và đồng nghiệp đã luôn tạo điều kiện quan tâm giúp đỡ, động viên tôi hoàn 
thành Luận án. 
DANH MỤC CÁC BẢNG 
TÊN BẢNG TRANG 
Bảng 2.1 Lao động sản xuất 30 
Bảng 2.2 Các tiêu chí đánh giá PTNL ngành đóng tàu 37 
Bảng 3.1 Phân loại các doanh nghiệp đóng tàu khu vực Hải Phòng 
theo dạng công trình nâng hạ thủy và theo gam tàu. 
53 
Bảng 3.2 Định hướng chuyên môn hóa sản xuất cho từng DNĐT 60 
Bảng 3.3 Kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đóng 
tàu khu vực Hải Phòng từ năm 2013 đến 2017 
67 
Bảng 3.4 So sánh sự biến động về kết quả sản xuất kinh doanh của các 
doanh nghiệp đóng tàu khu vực Hải Phòng từ năm 2013 - 2017 
68 
Bảng 3.5 Bảng số lượng nhân lực các doanh nghiệp đóng tàu khu 
vực Hải Phòng 
70 
Bảng 3.6 Tổng hợp cơ cấu nhân lực trong một số doanh nghiệp đóng tàu 
khu vực Hải Phòng 
71 
Bảng 3.7 Năng suất lao động bình quân của các doanh nghiệp 
đóng tàu khu vực Hải Phòng tính theo doanh thu từ năm 2013 đến 
2017 
74 
Bảng 3.8 Năng suất lao động tính theo tổng doanh thu của các 
doanh nghiệp đóng tàu khu vực Hải Phòng từ năm 2013 - 2017 
75 
Bảng 3.9 So sánh năng suất lao động bình quân tính theo doanh 
thu của các doanh nghiệp đóng tàu khu vực Hải Phòng từ năm 2014 
- 2017 
76 
Bảng 3.10 Năng suất lao động bình quân tính theo giá trị sản lượng 
của các doanh nghiệp đóng tàu khu vực Hải Phòng từ năm 2013 - 
2017 
78 
Bảng 3.11 So sánh năng suất lao động bình quân tính theo giá trị 
sản lượng của các doanh nghiệp đóng tàu khu vực Hải Phòng năm 
2013 - 2017 
79 
Bảng 3.12 Năng suất lao động của cán bộ công nhân viên tính theo 
giá trị tổng sản lượng năm 2013 - 2017 
80 
Bảng 3.13 Cơ cấu các phần tử mẫu điều tra 82 
Bảng 3.14 Thống kê trình độ chuyên môn của lao động quản lý 
nghiệp vụ trong doanh nghiệp đóng tàu khu vực Hải Phòng năm 
2017 
83 
Bảng 3.15 Những kiến thức cần thiết với lao động quản lý nghiệp vụ 
ngành đóng tàu 
84 
Bảng 3.16 Đánh giá sự hiểu biết về môi trường kinh doanh 85 
Bảng 3.17 Mức độ kỹ năng quản trị 86 
Bảng 3.18 Thống kê lao động quản lý theo độ tuổi trong doanh nghiệp 
đóng tàu năm 2017 
87 
Bảng 3.19 Bảng đánh giá về tâm lực của lao động quản lý nghiệp 
vụ 
89 
Bảng 3.20 Chương trình đào tạo lao động quản lý nghiệp vụ tại các 
doanh nghiệp đóng tàu khu vực Hải Phòng năm 2017 
91 
Bảng 3.21 Các kiến thức chuyên môn cho lao động quản lý nghiệp 
vụ 
92 
Bảng 3.22 Phương pháp đào tạo tại các doanh nghiệp đóng tàu khu 
vực Hải Phòng 
93 
Bảng 3.23 Chương trình đào tạo để phát triển tâm lực cho lao động 
quản lý nghiệp vụ 
94 
Bảng 3.24 Thu nhập bình quân tại các doanh nghiệp đóng tàu khu 
vực Hải Phòng giai đoạn 2013-2017 
95 
Bảng 3.25 Trình độ chuyên môn của đội ngũ lao động sản xuất 96 
Bảng 3.26 Những kiến thức cần thiết với lao động sản xuấtở doanh 
nghiệp đóng tàu khu vực Hải Phòng 
97 
Bảng 3.27 Những phẩm chất cần có đối với lao động sản xuất 98 
Bảng 3.28 Bảng cơ cấu đội ngũ lao động sản xuất theo độ tuổi 99 
Bảng 3.29 Bảng số lượng lao động sản xuất mắc bệnh nghề nghiệp 102 
trong các doanh nghiệp đóng tàu khu vực Hải Phòng 
Bảng 3.30 Cơ cấu lao động sản xuất trong các doanh nghiệp đóng 
tàu khu vực Hải Phòng năm 2017 
104 
Bảng 3.31 Chương trình đào tạo lao động trực tiếp sản xuất 106 
Bảng 3.32 Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến phát triển nhân lực 116 
Bảng 4.1 Sơ đồ SWOT 123 
Bảng 4.2 Chỉ tiêu định lượng về chất lượng cho lao động quản lý 
nghiệp vụ 
125 
Bảng 4.3 Chỉ tiêu định lượng về chất lượng cho lao động sản xuất 125 
Bảng 4.4 Bộ tiêu chuẩn các chức danh quản trị 127 
Bảng 4.5 Chương trình đào tạo lao động quản lý nghiệp vụ 140 
Bảng 4.6 Tỉ lệ công nhân mắc bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2013- 
2019 và dự kiến cho giai đoạn từ 2020 - 2045 
159 
DANH MỤC CÁC HÌNH 
TÊN HÌNH TRANG 
Hình 2.1. Chu kỳ ngành công nghiệp đóng tàu 26 
Hình 2.2. Tháp quản trị 30 
Hình 3.1.Tổng số tàu đóng mới của ngành đóng tàu Hải Phòng 
giai đoạn 2013-2017 
62 
Hình 3.2. Giá trị sản lượng ngành ngành đóng tàu Hải Phòng 
giai đoạn 2013-2017 
62 
Hình 3.3. Tổng số lao động ngành ngành đóng tàu Hải Phòng 
năm 2017 
63 
Hình 3.4. Biểu đồ phân loại sức khoẻ theo thể lực của lao 
động sản xuất trong doanh nghiệp đóng tàu khu vực Hải 
Phòng 
103 
Hình 4.2. Các yếu tố động viên khuyến khích trong doanh 
nghiệp 
146 
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT 
CHỮ VIẾT TẮT GIẢI THÍCH 
DN Doanh nghiệp 
DNĐT Doanh nghiệp đóng tàu 
DWT Deadweight tonnage 
ĐT Đóng tàu 
ĐNQL Đội ngũ quản lý 
ĐTB Điểm trung bình 
ĐLC Độ lệch chuẩn 
LĐ QLNV Lao động quản lý nghiệp vụ 
LĐSX Lao động sản xuất 
NL Nhân lực 
IMO International maritime organization 
ILO International labour organization 
OFF-JT Off the job training 
OJT On the job training 
SBIC Tổng công ty công nghiệp tàu thủy 
TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên 
TEU Twenty-foot equivalent units 
VINASHIN Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam 
1 
MỞ ĐẦU 
1. Tính cấp thiết của đề tài 
Hải Phòng với hơn 125km chiều dài đường bờ biển được xác định là 
trung tâm đóng tàu khu vực phía Bắc, chiếm hơn nửa giá trị sản lượng của toàn 
nghành công nghiệp đóng tàu cả nước với 20 công ty đóng tàu lớn nhỏ. Ngành 
công nghiệp tàu thủy Hải Phòng phải đảm đương “sứ mệnh” vai trò đầu đàn, 
trọng yếu nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của toàn ngành. Vì vậy, Tổng công 
ty công nghiệp tàu thủy rất chú trọng đầu tư cho các doanh nghiệp và các đơn vị 
thành viên thuộc khu vực Hải Phòng như Bạch Đằng, Sông Cấm, Phà Rừng, 
Nam Triệu... Đến nay, Hải Phòng đã trở thành trung tâm cơ khí đóng tàu của cả 
nước, nơi ra đời nhiều con tàu có trọng tải lớn, các sản phẩm thủy đặc chủng, 
chuyên dụng đòi hỏi kỹ thuật cao phục vụ nhu cầu vận tải biển, quốc phòng, 
khai thác dầu khí... của các đơn vị trong và ngoài nước, tạo nên dấu ấn lớn trong 
sự nghiệp phát triển của ngành đóng tàu trong nước và đóng góp quan trọng 
trong phát triển kinh tế xã hội của thành phố Cảng. 
Tuy nhiên, do sự tăng trưởng nóng của ngành mà đóng tàu Hải Phòng 
phải trả cái giá khá đắt cho sự phát triển của mình, thâm hụt vốn nhà nước hơn 
5000 tỷ đồng. Riêng đối với mảng nhân lực, nợ lương khoảng 93 tỉ đồng, nợ bảo 
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp khoảng 80 tỉ đồng [14]. 
Để dẫn đến tình trạng trên, có rất nhiều nguyên nhân, có nguyên nhân 
khách quan bên ngoài nhưng những nguyên nhân chủ quan nội tại là chủ yếu mà 
một trong những nguyên nhân chủ quan mang tính quyết định là do yếu tố con 
người. Có thể nêu một số vấn đề lớn trong công tác NL của ngành đóng tàu nói 
chung và đóng tàu Hải Phòng nói riêng trong thời gian qua như sau: 
Một là, lãnh đạo ngành với chức năng đại diện trực tiếp Nhà nước đã có 
khuyết điểm, sai phạm trong tổ chức, quản lý, điều hành. 
Hai là, trình độ nhân lực nói chung còn hạn chế về năng lực, một bộ phận 
không nhỏ nhân lực thiếu trách nhiệm, tùy tiện, cá nhân chủ nghĩa, không trung 
thực, cố ý làm trái, vi phạm các quy định của pháp luật. 
2 
Ba là, một số cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chức năng kiểm tra, 
giám sát ở Trung ương chưa thực hiện tốt và hiệu quả việc giám sát, kiểm tra và 
đánh giá đúng, kịp thời về hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện định hướng 
chiến lược cho ngành đóng tàu của Chính phủ. 
Bốn là, còn nhiều thiếu sót, sai phạm, thiếu bài bản trong xây dựng và 
thực thi chiến lược nhân lực, đặc biệt là phát triển nhân lực. [14] 
Sau tái cơ cấu, bước đầu các doanh nghiệp đóng tàu khu vực Hải Phòng 
đã có những chuyển biến đáng kể như đã có doanh thu, đơn hàng, sản lượng 
tuy nhiên vẫn còn rất nhiều thách thức, khó khăn. Theo kế hoạch sản xuất kinh 
doanh năm 2015, các doanh nghiệp đóng tàu khu vực Hải Phòng đã bàn giao 56 
tàu với giá trị đạt hơn 185 triệu USD, trong đó có 21 tàu xuất khẩu. Giá trị sản 
xuất ước đạt 4.312 tỉ đồng, doanh thu và thu nhập khác ước đạt 5.731 tỉ đồng, 
trong đó đóng tàu đạt 3.195 tỉ đồng. Tổng số lao động có việc làm là 11.800 
người [8]. 
Tính đến thời điểm này tại Hải Phòng hiện có 20 doanh nghiệp đóng tàu 
tuy nhiên chỉ có 05 doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, 15 doanh nghiệp còn 
lại hoạt động cầm chừng chờ thời cơ mới. 
Hiện nay các doanh nghiệp đóng tàu trên địa bàn đang nỗ lực vươn lên 
sau quá trình tái cơ cấu, thực hiện thu hẹp các hoạt động đầu tư dàn trải để tập 
trung chủ yếu vào hoạt động đóng tàu, sửa chữa tàu biển và phát triển công 
nghiệp phụ trợ. Trước tình hình đó, nhân lực ngành đóng tàu khu vực Hải Phòng 
có rất nhiều xáo trộn. Số lượng lao động thất nghiệp lên tới hơn 8000 người [9]. 
Bên cạnh đó, có thể thấy phát triển nhân lực (viết tắt PTNL) đóng vai trò 
quan trọng trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bởi đây là 
nguồn lực duy nhất có thể sử dụng khai thác tốt nhất các nguồn lực còn lại như 
tài lực, vật lực và thông tin. Tuy nhiên, để đánh giá chính xác sự PTNL trong 
các doanh nghiệp đóng tàu (viết tắt DNĐT) đòi hỏi phải thực hiện những hoạt 
động nghiên cứu, khảo sát từ sơ bộ đến chuyên sâu từ đó làm cơ sở cho việc đề 
ra các chiến lược PTNL. 
3 
Thách thức đặt ra cho ngành đóng tàu khu vực Hải Phòng phải cơ cấu 
nhân lực ra sao, PTNL như thế nào đang là vấn đề hóc búa mà các doanh nghiệp 
đóng tàu phải giải quyết để từng bước thoát ra khỏi khó khăn và phát triển bền 
vững. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài: “Các giải pháp phát triển nhân lực cho 
ngành đóng tàu khu vực Hải Phòng” làm đề tài nghiên cứu. 
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 
Mục đích nghiên cứu của luận án là đưa ra các giải pháp PTNL cho ngành 
ĐT khu vực Hải Phòng. 
Để thực hiện được mục đích nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra bao gồm: 
- Hệ thống hóa và đưa ra một số vấn đề lý luận cơ bản về PTNL riêng cho 
ngành ĐT; 
- Nghiên cứu thực trạng PTNL ngành ĐT khu vực Hải Phòng 
- Đề xuất một số giải pháp PTNL cho ngành ĐT khu vực Hải Phòng 
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 
Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan 
đến PTNL ngành ĐT khu vực Hải Phòng. 
Phạm vi nghiên cứu của luận án: 
- Về hệ thống: Khu vực Hải Phòng hiện có 20 doanh nghiệp đóng tàu lớn 
nhỏ nên để nghiên cứu sâu nhằm tập trung làm rõ các vấn đề cần giải quyết, tác 
giả đã chọn một số các doanh nghiệp đóng tàu thuộc Tổng công ty công nghiệp 
tàu thủy (SBIC) có số lượng nhân lực và có tổng giá trị sản lượng lớn trong khu 
vực Hải Phòng đó là Công ty Cổ phần đóng tàu Sông Cấm, Công ty Trách 
nhiệm hữu hạn một thành viên đóng tàu Bạch Đằng, Công ty Trách nhiệm hữu 
hạn một thành viên đóng tàu Phà Rừng, Công ty Trách nhiệm hữu hạn một 
thành viên đóng tàu Nam Triệu. 
- Về thời gian: các vấn đề được nghiên cứu trong luận án tập trung từ 
2013 đến 2017. Đây là khoảng thời gian sau khi chính phủ ra quyết định tái cơ 
cấu và tái cấu trúc lại ngành đóng tàu được hơn một năm. Khi đó cơ cấu nhân 
lực trong ngành đóng tàu đã được cắt giảm đáng kể, không còn số liệu phát triển 
bong bóng như ở những năm 2007 đến 2009. Năm 2013 là thời điểm Chính phủ 
4 
quyết định kết thúc đợt tái cấu trúc ngành đóng tàu tuy nhiên vẫn tiếp tục tái cơ 
cấu ngành. Chính vì vậy, thời gian nghiên cứu này hoàn toàn phản ánh được 
thực trạng NL sau tái cấu trúc và tái cơ cấu ngành đóng tàu. 
- Về nội dung nghiên cứu: tác giả thực hiện nghiên cứu thực trạng phát 
triển nhân lực về mặt số lượng và chất lượng cho ngành đóng tàu khu vực Hải 
Phòng để từ đó đề ra các giải pháp PTNL cho ngành đóng tàu khu vực Hải 
Phòng. 
4. Phương pháp nghiên cứu 
4.1 Hướng tiếp cận 
Về lí luận: Luận án tiếp cận trên góc độ quản trị kinh doanh từ phía các 
doanh nghiệp đóng tàu khu vực Hải Phòng. Do vậy khung lí luận về PTNL cho 
ngành đóng tàu được xây dựng trên nền tảng nghiên cứu khung lí luận chung về 
PTNL áp dụng cho các doanh nghiệp với đặc thù của doanh nghiệp đóng tàu khu 
vực Hải Phòng. 
Về thực tiễn: Tác giả thực hiện khảo sát thực tiễn trực tiếp tại các doanh 
nghiệp đóng tàu thuộc khu vực Hải Phòng (các doanh nghiệp thuộc SBIC, các 
doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, các công ty liên doanh và một vài doanh 
nghiệp tư nhân); chọn một số doanh nghiệp điển hình để tiếp cận; thực hiện 
phỏng vấn qua bảng hỏi một số các nhà quản trị cấp cao, cấp trung gian và cấp 
cơ sở, các chuyên gia và các chuyên viên tại các doanh nghiệp cũng như phỏng 
vấn đội ngũ lao động làm việc tại các doanh nghiệp để có được cái nhìn tổng thể 
về PTNL và thực trạng PTNL tại các doanh nghiệp đóng tàu khu vực Hải 
Phòng. 
Thực trạng PTNL tại các doanh nghiệp đóng tàu khu vực Hải Phòng được 
kiểm chứng dựa trên nền tảng khung lí luận về PTNL tại các doanh nghiệp nói 
chung để tìm ra những mặt được và chưa được từ đó đề xuất các giải pháp 
PTNL cho ngành đóng tàu khu vực Hải Phòng. 
4.2 Phương pháp nghiên cứu 
Luận án sử dụng phương pháp phân tích định tính kết hợp với phương 
pháp phân tích định lượng để nhìn nhận, phân tích, đánh giá thực trạng PTNL 
5 
trong các doanh nghiệp đóng tàu khu vực Hải Phòng từ đó đề xuất các giải pháp 
PTNL cho ngành đóng tàu khu vực Hải Phòng. Trên cơ sở phương pháp luận 
nêu trên, luận án sử dụng các phương pháp cụ thể như sau: 
Phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp : được sử dụng trong việc 
thu thập các dữ liệu thứ cấp từ các sách, báo, báo cáo, số liệu thống kê được xuất 
bản, các kết quả nghiên c ... êu 
cầu về tiêu chuẩn khác nhau. Cụ thể: 
- GĐ/TGĐ: 
Trình độ học vấn: tốt nghiệp đại học. 
Trình độ ngoại ngữ: tiếng Anh đáp ứng được yêu cầu công việc. 
Trình độ tin học: khả năng sử dụng thành thạo Tin học văn phòng. 
Kinh nghiệm làm việc: tối thiểu 5 năm làm việc trong lĩnh vực liên 
quan. 
- Phó giám đốc: 
Trình độ học vấn: tốt nghiệp đại học. 
Trình độ ngoại ngữ: tiếng Anh đáp ứng được yêu cầu công việc. 
Trình độ tin học: khả năng sử dụng thành thạo Tin học văn phòng. 
Kinh nghiệm làm việc: tối thiểu 3 năm làm việc trong lĩnh vực liên 
quan. 
- Phòng tổ chức cán bộ: 
Trình độ học vấn: tốt nghiệp đại học chuyên ngành liên quan như quản 
trị kinh doanh. 
Trình độ ngoại ngữ: tiếng Anh đáp ứng được yêu cầu công việc. 
 PL5 
Trình độ tin học: kỹ năng soạn thảo văn bản và khả năng sử dụng thành 
thạo Tin học văn phòng. 
Kinh nghiệm làm việc: tối thiểu 3 năm làm việc trong lĩnh vực liên 
quan. 
- Phòng Kỹ thuật, sản xuất: 
Trình độ học vấn: tốt nghiệp đại học chuyên ngành liên quan như máy 
tàu/vỏ tàu. 
Trình độ ngoại ngữ: tiếng Anh đáp ứng được yêu cầu công việc. 
Trình độ tin học: khả năng sử dụng thành thạo Tin học văn phòng. 
Kinh nghiệm làm việc: đã đảm nhiệm chức danh này tại nhà máy đóng 
tàu, sửa chữa tàu biển. 
- Phòng KCS: 
Trình độ học vấn: tốt nghiệp đại học chuyên ngành liên quan như máy 
tàu/vỏ tàu. 
Trình độ ngoại ngữ: tiếng Anh đáp ứng được yêu cầu công việc. 
Trình độ tin học: khả năng sử dụng thành thạo Tin học văn phòng. 
Kinh nghiệm làm việc: đã đảm nhiệm chức danh này tại nhà máy đóng 
tàu, sửa chữa tàu biển. 
- Phòng Vật tư: 
Trình độ học vấn: tốt nghiệp đại học Hàng hải. 
Trình độ ngoại ngữ: tiếng Anh đáp ứng được yêu cầu công việc. 
Trình độ tin học: khả năng sử dụng thành thạo Tin học văn phòng. 
Kinh nghiệm làm việc: tối thiểu 2 năm làm việc trong lĩnh vực liên 
quan. 
- Phòng kế hoạch: 
Trình độ học vấn: tốt nghiệp đại học Hàng hải. 
Trình độ ngoại ngữ: tiếng Anh đáp ứng được yêu cầu công việc. 
 PL6 
Trình độ tin học: khả năng sử dụng thành thạo Tin học văn phòng. 
Kinh nghiệm làm việc: tối thiểu 1 năm làm việc trong lĩnh vực liên 
quan. 
- Phòng TCKT- Kế toán trưởng: 
Trình độ học vấn: tốt nghiệp đại học chuyên ngành Kế toán Tài chính, 
có chứng chỉ Kế toán trưởng, có kiến thức quản lý trong lĩnh vực tài chính 
doanh nghiệp. 
Trình độ ngoại ngữ: tiếng Anh trình độ C trở lên. 
Trình độ tin học: khả năng sử dụng thành thạo Tin học văn phòng. 
Kinh nghiệm làm việc: có tối thiểu 3 năm kinh nghiệm về tài chính kế 
toán ở doanh nghiệp đóng tàu. 
- Phòng công nghệ: 
Trình độ học vấn: tốt nghiệp Đại học Hàng Hải. 
Trình độ ngoại ngữ: cử nhân tiếng Anh. 
Trình độ tin học: khả năng sử dụng thành thạo Tin học văn phòng. 
Kinh nghiệm làm việc: tối thiểu 2 năm làm việc trong lĩnh vực liên 
quan, khả năng tiếp thu cái mới tốt. 
- Phòng vật tư-thiết bị: 
Trình độ học vấn: tốt nghiệp đại học. 
Trình độ ngoại ngữ: tiếng Anh đáp ứng được yêu cầu công việc. 
Trình độ tin học: khả năng sử dụng thành thạo Tin học văn phòng. 
Kinh nghiệm làm việc: tối thiểu 3 năm làm việc trong lĩnh vực liên 
quan. 
- Phòng an toàn lao động: 
Trình độ học vấn: tốt nghiệp đại học. 
Trình độ ngoại ngữ: tiếng Anh đáp ứng được yêu cầu công việc. 
Trình độ tin học: kỹ năng soạn thảo văn bản và khả năng sử dụng thành 
 PL7 
thạo Tin học văn phòng. 
Kinh nghiệm làm việc: đã làm việc trong lĩnh vực liên quan. 
- Phòng dịch vụ đời sống: 
Trình độ học vấn: tốt nghiệp đại học. 
Trình độ tin học: kỹ năng soạn thảo văn bản và khả năng sử dụng thành 
thạo Tin học văn phòng. 
Kinh nghiệm làm việc: đã làm việc trong lĩnh vực liên quan. 
- Các quản đốc phân xưởng: 
Trình độ học vấn: tốt nghiệp đại học về các chuyên ngành có liên quan 
như máy/ vỏ tàu, điện-điện tử 
Trình độ tin học: kỹ năng soạn thảo văn bản và khả năng sử dụng thành 
thạo Tin học văn phòng. 
Kinh nghiệm làm việc: đã làm việc trong lĩnh vực liên quan. 
- Các tổ trưởng, nhóm trưởng, đốc công: 
Trình độ tay nghề: Có chứng chỉ thợ bậc 4 trở lên 
Kinh nghiệm làm việc: có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực liên 
quan. 
Phụ lục 07 
Phương pháp chọn điển hình nghiên cứu 
Nghiên cứu chọn điển hình/nghiên cứu điển hình hay điển cứu tức 
nghiên cứu dựa trên những trường hợp (tiếng Anh là ‘case’) đặc trưng mang 
tính là một phương pháp được sử dụng rất phổ biến. Mục tiêu cơ bản của 
phương pháp này là tìm hiểu rõ về trường hợp nghiên cứu bằng cách theo dõi 
sát sao và toàn diện trường hợp đã chọn trong một thời gian đủ dài và ngay tại 
môi trường tự nhiên của nó. Kết quả nghiên cứu điển hình cho phép nhà 
nghiên cứu đưa ra lời giải thích tại sao mọi việc xảy ra như đã xảy ra, và 
thông qua đó xác định các vấn đề quan trọng cần được tiếp tục nghiên cứu 
rộng rãi hơn trong tương lai. 
Các tài liệu truyền thống về phương pháp nghiên cứu thường phân loại 
điển cứu như một trong những phương pháp định tính với mục đích mô tả. 
Quan điểm này hiện nay đang được xem xét lại vì nó không bao trùm được 
hết các mục đích và phương pháp đa dạng của điển cứu. Trong một số tài liệu 
được xuất bản gần đây, các nhà phương pháp luận không xem điển cứu như 
một phương pháp mà quan niệm đây chỉ là một cách tiếp cận hoặc một chiến 
lược mà thông qua đó nhà nghiên cứu có thể lựa chọn một hoặc nhiều trường 
hợp phù hợp cho hướng nghiên cứu của riêng mình. Ngoài ra, điển cứu không 
thể được liệt kê vào nhóm các phương pháp định tính, vì nó sử dụng cả những 
chứng cứ định tính lẫn định lượng khác nhau. 
Phân loại điển cứu 
Có nhiều hệ thống khác nhau để phân loại điển cứu. Hệ thống phân loại 
của GAO Error! Reference source not found. dựa vào mục đích nghiên cứu để chia 
điển cứu ra thành 6 loại sau: 
1. Điển cứu minh họa (Illustrative): nghiên cứu mang tính mô tả, với 
mục đích cung cấp các thông tin sinh động thu được từ thực tế để bổ sung cho 
các nguồn thông tin các có liên quan đến trường hợp nghiên cứu. 
2. Điển cứu thăm dò (Exploratory): cũng là nghiên cứu có tính mô tả, 
nhưng nhằm mục đích tạo ra các giả thuyết làm cơ sở cho những nghiên cứu 
trong tương lai về trường hợp nghiên cứu chứ không chỉ đơn thuần minh họa. 
3. Nghiên cứu trường hợp đặc trưng (Critical instance): xem xét một 
trường hợp hoặc rất đáng chú ý hoặc là thật sự cần thiết để kiểm chứng giá trị 
của những lời khẳng định liên quan đến một chương trình, một chính sách, 
hoặc một chiến lược. 
4. Nghiên cứu triển khai chương trình/dự án (Program implementation): 
tìm hiểu các tác nghiệp tại các địa bàn khác nhau nhằm mục đích kiểm tra. 
5. Nghiên cứu tác động chương trình (Program effect): sử dụng điển cứu 
để xem xét tác động của một chương trình. Thường được thực hiện ở nhiều 
địa bàn và sử dụng các công cụ đánh giá đa phương pháp (multimethod 
assessments). 
6. Điển cứu tích lũy (Cumulative): tổng hợp kết quả từ nhiều điển cứu 
khác nhau để trả lời một câu hỏi lượng giá (evaluation question). Câu hỏi này 
có thể thuộc loại mô tả, quy phạm/đánh giá (normative), hoặc tác động/thực 
nghiệm (cause-and-effect). 
Hệ thống phân loại của Jensen và Rodgers Error! Reference source not found. 
không dựa vào mục đích nghiên cứu mà dựa vào kỹ thuật thu thập thông tin 
để chia điển cứu ra làm 5 loại như sau: 
1. Điển cứu nhất thời (Snapshop case study): tìm hiểu một trường hợp 
điển hình vào một thời điểm nhất định. 
2. Điển cứu trường kỳ (Longitudinal case study): theo sát tìm hiểu một 
trường hợp điển hình trong thời gian dài tại nhiều thời điểm khác nhau. 
3. Điển cứu trước sau (Pre-post case study): tìm hiểu sự khác biệt của 
một trường hợp điển hình hai thời điểm trước và sau một biến cố quan trọng. 
Một biến cố được xem là quan trọng khi nhà nghiên cứu có cơ sở lý thuyết để 
tin rằng biến cố đó sẽ có tác động đến trường hợp nghiên cứu. 
4. Điển cứu hỗn hợp (Patchwork case study): tìm hiểu các trường hợp 
điển hình khác nhau thuộc cùng một phạm trù đang được nghiên cứu, sử dụng 
nhiều cách nghiên cứu khác nhau. 
5. Điển cứu so sánh (Comparative case study): tìm hiểu nhiều trường 
hợp điển hình thuộc các phạm trù khác nhau nhằm so sánh và tìm ra sự khác 
biệt giữa các trường hợp thuộc các phạm trù khác nhau này. Thông thường 
điển cứu so sánh có sử dụng cả so sánh định tính và định lượng. 
Theo Yin Error! Reference source not found., thiết kế nghiên cứu điển hình 
gồm 5 yếu tố sau: 
- Câu hỏi nghiên cứu, 
- Các tiên đề (propositions), 
- Các đơn vị phân tích, 
- Cơ sở lý thuyết (cho phép liên hệ giữa số liệu và các tiên đề), 
- Các tiêu chí diễn giải kết quả. 
Những câu hỏi nghiên cứu của phương pháp điển cứu thường là những 
câu hỏi “tại sao” hoặc “như thế nào”, và định nghĩa các câu hỏi này là công 
việc đầu tiên của các nhà nghiên cứu. Các tiên đề có thể được rút ra từ các câu 
hỏi này và điều cần thiết giúp nhà nghiên cứu tập trung vào các mục tiêu 
nghiên cứu. Không phải nghiên cứu nào cũng cần có tiên đề. Một nghiên cứu 
mang tính thăm dò (exploratory) có thể không có tiên đề mà có mục đích 
được xác định rõ, hoặc các tiêu chí để đánh giá sự thành công. Đơn vị phân 
tích sẽ xác định trường hợp cần được chọn là gì. Một trường hợp có thể là một 
nhóm, một tổ chức, hoặc một quốc gia, nhưng là một thực thể lớn hay nhỏ thì 
một trường hợp vẫn chỉ là một đơn vị phân tích gốc. 
Chọn mẫu trong điển cứu (chọn trường hợp nghiên cứu) 
Cũng tương tự như các phương pháp nghiên cứu khác, chọn mẫu là một 
bước quan trọng trong quá trình nghiên cứu vì nó quyết định giá trị của thông 
tin thu thập được. Theo Wikipedia, phương pháp chọn mẫu trong nghiên cứu 
điển hình luôn là phương pháp chủ đích (purposive sampling) hoặc chọn mẫu 
theo định hướng thông tin (information-oriented sampling), tức theo những 
thông tin mà nhà nghiên cứu cần thu thập. Điều này trái ngược lại với phương 
pháp chọn mẫu định lượng trong đó mẫu được chọn phải mang tính hoàn toàn 
ngẫu nhiên (random sampling). Lý do của sự lựa chọn này là vì theo quan 
điểm của các nhà nghiên cứu theo phương pháp điển cứu thì các trường hợp 
trung bình không bao giờ là trường hợp đem lại nhiều thông tin nhất, mà 
chính những trường hợp không bình thường mới cung cấp cho ta những thông 
tin thú vị, do chúng sẽ tác động nhiều hơn đến các cơ chế cơ bản và đến các 
nhân vật trong tình huống nghiên cứu. Ngoài ra, dù đứng trên quan điểm nào 
thì cũng cần phải hiểu được những nguyên nhân sâu xa dẫn đến những vấn đề 
đang được nghiên cứu và hậu quả của chúng, hơn là chỉ đơn thuần mô tả các 
hiện tượng (triệu chứng) của các vấn đề này và các tần suất của chúng. Những 
mẫu ngẫu nhiên nhấn mạnh tính đại diện cho số đông sẽ không thể tạo cho ta 
sự hiểu biết này, vì vậy cần phải chọn một vài trường hợp hết sức đặc trưng vì 
điều đó mới đem lại giá trị cho chúng. 
Cũng theo Wikipedia, khi lấy thông tin làm cơ sở để chọn mẫu, chúng ta 
có thể có quyết định chọn trong 3 loại trường hợp như sau: 
- Trường hợp cá biệt (extreme case): phù hợp để nêu được ý tưởng của 
người nghiên cứu một cách nhấn mạnh (kịch tính). 
- Trường hợp đặc trưng (critical case) có thể định nghĩa là trường hợp có 
tầm quan trọng chiến lược cho vấn đề đang được nghiên cứu. Ví dụ, một bệnh 
viện đa khoa chuyên chữa trị những loại bệnh nghề nghiệp cần tìm hiểu xem 
những người làm việc với các dung môi hữu cơ có bị ảnh hưởng đến não 
không. Thay vì chọn một mẫu ngẫu nhiên gồm những người làm việc tại khu 
vực có sử dụng dung môi hữu cơ, bệnh viện đã đặt một cách chiến lược một 
nơi làm việc trong đó mọi quy định về an toàn đều được tuân thủ chặt chẽ, và 
xem nơi này là một trường hợp đặc trưng. Nếu ở nơi này có xảy ra hiện tượng 
bị ảnh hưởng não do dung môi hữu cơ thì điều đó có nghĩa là các nơi khác 
cũng sẽ bị, đặc biệt vì những nơi khác chưa chắc đã bảo đảm mọi điều kiện an 
toàn vệ sinh. Thông qua trường hợp đặc trưng này nhà nghiên cứu có thể tiết 
kiệm được khá nhiều thời gian và công sức, tiền bạc nếu thực hiện theo cách 
ngẫu nhiên. 
- Trường hợp mẫu mực (paradigmatic) là một trường hợp điển hình theo 
đúng nghĩa của từ này. Một trường hợp mẫu mực luôn chứa đựng một cách 
đậm đặc những đặc điểm tổng quát của vấn đề đang được tìm hiểu. Trường 
hợp này đóng vai trò một điểm quy chiếu và là một tiêu điểm mà từ đó người 
ta đưa ra những trường phái lý thuyết khác nhau. 
Việc chọn mẫu trong điển cứu phải do lý thuyết quyết định. Khi lý 
thuyết có liên quan đến nhân quả thì nhà nghiên cứu phải chọn các trường hợp 
đại diện cho mỗi phạm trù. Những trường hợp này không định lượng và cũng 
không giải thoát nhà nghiên cứu khỏi trách nhiệm giải thích các biến phụ 
thuộc hoặc các biến độc lập nào có liên quan. Không những các quan sát liên 
quan đến các biến cần phải là một phần của điển cứu mà lý tưởng hơn thì nhà 
nghiên cứu còn phải nghiên cứu ít nhất một trường hợp để minh họa cho mối 
quan hệ nhân quả trong mô hình lý thuyết của mình. Khi không làm được 
điều này, nhà nghiên cứu cần phải nêu rõ những quan hệ nhân quả nào chưa 
chọn được trường hợp để minh họa. Những trường hợp đã được nêu ra trong 
lý thuyết trái ngược với mô hình nhân quả của tác giả cũng phải được nhắc 
đến. 
Trong phần này, những nội dung được khảo sát tập trung vào: (1) thực 
trạng chất lượng NL của lao động quản lý nghiệp vụ, (2) thực trạng chất 
lượng NL của lao động sản xuất, (3) thực trạng PTNL (hạn chế/ thành công và 
các nguyên nhân) của một số đơn vị điển hình thuộc SBIC. 
Phương pháp thu thập thông tin các đơn vị điển hình thông qua: (1) 
nghiên cứu các báo cáo tổng hợp, các đề án và việc thực hiện chiến lược phát 
triển NL các của một số DN ĐT khu vực Hải Phòng, (2) khảo sát thực tế và 
phỏng vấn trực tiếp các cán bộ chủ chốt và đội ngũ lao động sản xuất. Dữ liệu 
khảo sát được phân tích, tổng hợp theo định hướng các tiêu chí nghiên cứu 
điển hình. 
Phụ lục 08 
 Hệ số Cronbach's Alpha 
Hệ số Cronbach's Alpha để ước lượng độ tin cậy dựa vào độ ổn định nội 
tại. Hệ số này xác định giới hạn dưới của độ tin cậy của một đề kiểm tra tổng 
hợp bao gồm k đề kiểm tra con, được biểu diễn như sau: 
Trong đó tương ứng là phương sai của đề kiểm tra con thứ i và 
phương sai của đề kiểm tra tổng hợp. Trong trường hợp riêng đối với một đề 
kiểm tra bao gồm nhiều câu hỏi dạng nhị phân thì là phương sai của một 
câu hỏi trắc nghiệm nhị phân, có giá trị bằng . 
 PL23 
PHỤ LỤC 9 
DANH SÁCH SỐ LƯỢNG PHIẾU ĐIỀU TRA ĐƯỢC GỬI ĐẾN CÁC ĐƠN VỊ, CÁ NHÂN 
TT 
Cơ cấu phần tử mẫu 
điều tra chất lượng 
nhân lực 
Sông Cấm 
Bạch 
Đằng 
Phà 
Rừng 
Nam 
Triệu 
 Tổng 
Phát ra Thu về Phát ra Thu về Phát ra Thu về Phát ra Thu về Phát ra Thu về 
I 
Lao động quản lý 
nghiệp vụ 
70 68 56 48 62 54 62 50 250 220 
1 
Đội ngũ quản lý (QT 
cấp cao, QT cấp trung, 
QT cấp cơ sở) 
42 40 34 30 38 33 36 31 150 134 
2 
Lao động chuyên môn 
nghiệp vụ 
28 28 22 18 24 21 26 19 100 86 
II Lao động sản xuất 99 84 68 49 66 59 67 56 300 248 
1 Công nhân kĩ thuật 66 61 45 35 44 42 45 38 200 176 
2 Lao động phục vụ 33 23 23 14 22 17 22 18 100 72 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_cac_giai_phap_phat_trien_nhan_luc_cho_nganh_dongtau.pdf
  • pdfThong tin luan an tien si HTTP.pdf
  • pdftom tat luan an-HTTP.pdf