Luận án Đánh giá độc tính của 3 - Monocloropropan - 1,2 - diol (3 - mcpd) trên gan, máu và thần kinh của chuột nhắt

Thực phẩm luôn là một phần thiết yếu của cuộc sống. Các chất lạ

hiện diện trong thực phẩm luôn là mối quan tâm của người tiêu dùng.

Các chất lạ có thể là các chất có khả năng gây độc cho cơ thể được

cho vào thực phẩm nhằm mục đích bảo quản, tạo màu mùi thu hút;

cũng có thể là những chất được sinh ra ngay trong quá trình sản xuất.

Việc đánh giá, làm rõ mức độ gây độc của những chất này là cần thiết

và luôn mang tính thời sự. 3-monocloropropan-1,2-diol (3-MCPD) là

một hóa chất thuộc nhóm cloropropanol. Trong quá trình chế biến

nhiều loại thực phẩm (như nước tương, dầu hào, các sản phẩm quay

rán, nướng, bánh mì, ) luôn luôn tồn tại một dư lượng 3-MCPD

trong sản phẩm cuối cùng. Để đánh giá toàn diện hơn về độc tính của

chất này, ngoài độc tính đã biết của 3-MCPD trên thận và cơ quan

sinh dục với nhiều bằng chứng thuyết phục, chúng tôi đặt trọng tâm

nghiên cứu đánh giá độc tính của 3-MCPD trên những cơ quan khác

như máu, gan, não nhằm cung cấp thêm các dữ liệu khoa học có ý

nghĩa cho lĩnh vực an toàn thực phẩm. Mục tiêu của chúng tôi như sau:

1. Đánh giá độc tính của 3-MCPD trên huyết học sau khi gây phơi

nhiễm mạn tính trong 6 tháng và 12 tháng.

2. Đánh giá độc tính của 3-MCPD trên nhiễm sắc thể ở các pha cấp

tính, bán cấp tính và mạn tính bằng phương pháp vi nhân trên hồng cầu.

3. Đánh giá độc tính mạn tính của 3-MCPD trên gan thông qua các

enzym chức năng gan và khảo sát mô học tế bào gan.

4. Đánh giá độc tính của 3-MCPD trên não chuột nhắt qua sự biểu

hiện c-fos và sự thoái hóa tế bào thần kinh

pdf 27 trang dienloan 4240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Đánh giá độc tính của 3 - Monocloropropan - 1,2 - diol (3 - mcpd) trên gan, máu và thần kinh của chuột nhắt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Đánh giá độc tính của 3 - Monocloropropan - 1,2 - diol (3 - mcpd) trên gan, máu và thần kinh của chuột nhắt

Luận án Đánh giá độc tính của 3 - Monocloropropan - 1,2 - diol (3 - mcpd) trên gan, máu và thần kinh của chuột nhắt
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ 
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
NGÔ KIẾN ĐỨC 
ĐÁNH GIÁ ĐỘC TÍNH CỦA 3-
MONOCLOROPROPAN-1,2-DIOL (3-MCPD) 
TRÊN GAN, MÁU VÀ THẦN KINH 
CỦA CHUỘT NHẮT 
CHUYÊN NGÀNH: KIỂM NGHIỆM THUỐC VÀ ĐỘC CHẤT 
MÃ SỐ: 62720410 
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƯỢC HỌC 
TP. Hồ Chí Minh, Năm 2016 
Công trình được hoàn thành tại: 
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
Người hướng dẫn khoa học: 
PGS.TS. Trần Mạnh Hùng 
 GS.TS. Nguyễn Văn Thanh 
Phản biện 1: 
Phản biện 2: 
Phản biện 3: 
Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Trường tại Đại 
học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. 
Vào hồi: ..giờngàythángnăm 
Có thể tìm hiểu luận án tại: 
- Thư viện Quốc gia Việt Nam 
- Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh 
- Thư viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh 
1 
GIỚI THIỆU LUẬN ÁN 
1. Đặt vấn đề 
Thực phẩm luôn là một phần thiết yếu của cuộc sống. Các chất lạ 
hiện diện trong thực phẩm luôn là mối quan tâm của người tiêu dùng. 
Các chất lạ có thể là các chất có khả năng gây độc cho cơ thể được 
cho vào thực phẩm nhằm mục đích bảo quản, tạo màu mùi thu hút; 
cũng có thể là những chất được sinh ra ngay trong quá trình sản xuất. 
Việc đánh giá, làm rõ mức độ gây độc của những chất này là cần thiết 
và luôn mang tính thời sự. 3-monocloropropan-1,2-diol (3-MCPD) là 
một hóa chất thuộc nhóm cloropropanol. Trong quá trình chế biến 
nhiều loại thực phẩm (như nước tương, dầu hào, các sản phẩm quay 
rán, nướng, bánh mì,) luôn luôn tồn tại một dư lượng 3-MCPD 
trong sản phẩm cuối cùng. Để đánh giá toàn diện hơn về độc tính của 
chất này, ngoài độc tính đã biết của 3-MCPD trên thận và cơ quan 
sinh dục với nhiều bằng chứng thuyết phục, chúng tôi đặt trọng tâm 
nghiên cứu đánh giá độc tính của 3-MCPD trên những cơ quan khác 
như máu, gan, não nhằm cung cấp thêm các dữ liệu khoa học có ý 
nghĩa cho lĩnh vực an toàn thực phẩm. Mục tiêu của chúng tôi như sau: 
1. Đánh giá độc tính của 3-MCPD trên huyết học sau khi gây phơi 
nhiễm mạn tính trong 6 tháng và 12 tháng. 
2. Đánh giá độc tính của 3-MCPD trên nhiễm sắc thể ở các pha cấp 
tính, bán cấp tính và mạn tính bằng phương pháp vi nhân trên hồng cầu. 
3. Đánh giá độc tính mạn tính của 3-MCPD trên gan thông qua các 
enzym chức năng gan và khảo sát mô học tế bào gan. 
4. Đánh giá độc tính của 3-MCPD trên não chuột nhắt qua sự biểu 
hiện c-fos và sự thoái hóa tế bào thần kinh. 
2. Tính cấp thiết của đề tài 
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu độc tính của 3-
MCPD trên thận và cơ quan sinh sản. Những vấn đề được quan tâm 
còn lại khi đề cập đến độc tính của 3-MCPD là các tác động của 3-
2 
MCPD trên huyết học, gan hay cơ quan thần kinh. Đồng thời, tác 
động của 3-MCPD trên nhiễm sắc thể trong các nghiên cứu đã công 
bố cũng chưa rõ ràng. Ngoài ra, cho đến nay chưa có công trình nào 
nghiên cứu đánh giá độc tính của 3-MCPD trên cơ thể người và động 
vật được thực hiện ở nước ta, do đó đề tài nghiên cứu độc tính của 3-
MCPD trên chuột nhắt trên các cơ quan mục tiêu gan, máu và thần 
kinh là cần thiết, rất có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. 
3. Những đóng góp mới của luận án 
Kết quả của luận án đã đóng góp mới thêm một số tác động của 3-
MCPD như: 3-MCPD làm thay đổi số lượng và biến đổi hình thái 
bạch cầu lympho khi phơi nhiễm mạn tính; gây biến đổi hình thái tế 
bào hồng cầu; gây sự hình thành vi nhân ở tế bào hồng cầu máu ngoại 
vi ở liều cao trong giai đoạn cấp tính và liều thấp trong giai đoạn mạn 
tính; có tác động gây khuynh hướng tăng nghịch sản tế bào gan khi 
phơi nhiễm mạn tính; gây biểu hiện c-fos ở liều cao. 
4. Bố cục luận án 
Luận án gồm 125 trang: đặt vấn đề 3 trang, tổng quan tài liệu 34 
trang, đối tượng và phương pháp nghiên cứu 16 trang, kết quả nghiên 
cứu 52 trang, bàn luận 17 trang; kết luận và kiến nghị 3 trang. Luận 
án có 32 bảng, 13 biểu đồ, 6 sơ đồ, 40 hình, 110 tài liệu tham khảo. 
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 
1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ 3-MONOCLOROPROPAN-1,2-DIOL (3-MCPD) 
3-MCPD, tên gọi khác là alpha-monoclorohydrin, thuộc nhóm 
hóa chất gây độc có tên gọi chung là cloropropanol, công thức phân tử 
là C3H7ClO2. 3-MCPD được hình thành do kết quả của quá trình phản 
ứng giữa chất béo (triglycerid) với một nguồn có chứa Cl- trong thực 
phẩm (ví dụ: muối ăn, hay acid hydrocloric) hoặc phản ứng với một 
thành phần nào đó trong thực phẩm dưới sự xúc tác của nhiệt độ 
3 
(chiên, nướng). Tùy loại thực phẩm cũng như thời gian, nhiệt độ 
chế biến mà lượng 3-MCPD được tạo ra là nhiều hay ít. 
1.2. CÁC NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ ĐỘC TÍNH CỦA 3-MCPD 
1.2.1. Nghiên cứu độc tính cấp 
Nghiên cứu xác định liều gây chết của 3-MCPD được thực hiện 
trên chuột nhắt ICR với LD50 là 190 mg/kg. 
1.2.2. Độc tính trên thần kinh trung ương 
3-MCPD gây nhiều tổn thương trên chất xám, trải dài từ vỏ não 
cho đến tủy sống, làm tăng thể tích nước trong bào tương, gây phù các 
tế bào hình sao. Ở liều cao (250-1000 mg/kg), 3-MCPD gây chết 
động vật thí nghiệm trong vòng 24 giờ do gây tổn thương nghiêm 
trọng thần kinh trung ương. Chuột nhận ba liều 3-MCPD 100 mg/kg 
hàng ngày đã chết và có tổn thương lan rộng riêng biệt ở vùng chất 
xám, từ vỏ não đến tủy sống. Ở nhóm dùng liều 50 mg/kg/ngày trong 
5 ngày cho thấy có các tổn thương nhỏ ở vùng trung tâm thân não. 
1.2.3. Độc tính trên gan và huyết học 
Ở liều 75 mg/kg, 3-MCPD gây tăng nhẹ trọng lượng gan, và sưng 
tế bào gan ở mức độ nhẹ đến trung bình. Trên chuột nhắt, 3-MCPD 
làm tăng nhẹ chỉ số thể tích trung bình của hồng cầu (MCV) ở chuột 
đực (liều 400 ppm) và chuột cái (liều 100 và 200 ppm) nhưng không 
làm thay đổi số lượng hồng cầu. 3-MCPD liều 30 mg/kg trong 6 tuần 
trên khỉ gây thiếu máu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu và suy tủy xương. 
1.2.4. Độc tính trên thận 
3-MCPD gây tích tụ acid oxalic (hình thành từ sự chuyển hóa 3-
MCPD) và gây ra sự tạo sỏi calci oxalat, gây hiện tượng viêm cầu 
thận cấp, vô niệu và có thể gây tử vong ở liều cao ( 100 mg/kg). 3- 
MCPD liều 100 mg/kg gây hiện tượng protein niệu và glucose niệu 
trầm trọng. Sự thay đổi hình thái thận được ghi nhận sau 1 ngày dùng 
liều 75 mg/kg 3-MCPD, quan sát thêm sau 75 ngày còn thấy sự hoại 
tử, tái tạo và phình to ống thận. 
4 
1.2.5. Độc tính trên cơ quan sinh sản 
3-MCPD có ảnh hưởng đến nhiều enzym của các tế bào biểu mô 
tinh hoàn, dẫn đến kết quả là giảm ly giải glucose. 3-MCPD làm giảm 
sự sản sinh progesteron ở tế bào leydig của chuột cống, gây ra sự biến 
đổi hình thái và phá hủy DNA ở tế bào leydig gây chết tế bào. 3-
MCPD gây ra sự thay đổi cấu trúc chức năng protein ở tế bào tinh 
hoàn chuột cống ở giai đoạn sớm của sự suy giảm chức năng cơ quan 
sinh sản. 3-MCPD liều 75 mg/kg tiêm phúc mạc gây tắc nghẽn túi 
tinh hoặc gây tắc nghẽn ống dẫn tinh sau 5-7 ngày. Chuột cống đực 
vô sinh sau 3-6 ngày khi được tiêm 3-MCPD liều 15-40 mg/kg/ngày. 
1.2.6. Độc tính dài hạn của 3-MCPD 
Chuột cống Fischer 344 được cho uống 3-MCPD liều từ 1,1 đến 
35 mg/kg/ngày trong 104 tuần. Bệnh thận mạn tính được ghi nhận ở 
tất cả các lô, tỉ lệ gia tăng theo liều, có ý nghĩa thống kê ở 2 lô sử 
dụng liều cao. Bệnh thận là nguyên nhân gây tăng tỉ lệ chết non và có 
sự khác biệt giữa chuột đực và chuột cái. Các biểu hiện bệnh thận ở 
các lô được ghi nhận khác biệt có ý nghĩa, thể hiện độc tính phụ thuộc 
liều trên các chỉ tiêu trọng lượng thận, nồng độ creatinin huyết thanh, 
và BUN. Tăng sản tế bào biểu mô ống thận được ghi nhận ở hai lô 
dùng liều cao. Tỉ lệ tăng sản và xuất hiện các khối u liên quan đến liều 
được ghi nhận ở tất cả các lô, ở thận: tăng sản ống thận và các u 
tuyến, tinh hoàn: tăng sản tế bào Leydig, u tuyến hay ung thư, tuyến 
vú và tuyến bao quy đầu chuột đực: u tuyến, và ung thư. 
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 
Hóa chất 3-MCPD (98% tinh khiết) của hãng Sigma. Chuột nhắt 
trắng, giống đực, chủng Swiss albino, 6-8 tuần tuổi, khỏe mạnh, 
không dị tật, do Viện Vaccin và Sinh phẩm y tế Nha Trang cung cấp. 
Trọng lượng khi bắt đầu thí nghiệm là 22 ± 2 gam. 
5 
2.2. THUỐC THỬ - TRANG THIẾT BỊ – NƠI THỰC HIỆN 
2.2.1. Thuốc thử: Kháng thể sơ cấp đa dòng kháng c-fos ly trích từ 
thỏ (Sigma). Kháng thể thứ cấp liên kết với Extravidin-peroxidase 
(Sigma). Bộ kit phát hiện màu AEC (3-Amino-9-Ethyl-Carbazole, 
Sigma). Các thuốc thử, hóa chất khác đạt tiêu chuẩn phòng thí nghiệm. 
2.2.2. Nơi thực hiện và trang thiết bị sử dụng trong các thử nghiệm 
Nơi thực hiện: Bộ môn Dược lý, Bộ môn Hóa sinh - Khoa Dược, 
Bộ môn Giải phẫu bệnh – Khoa Y (Đại học Y Dược TPHCM), Bệnh 
viện Chợ Rẫy. 
Trang thiết bị: máy sinh hóa TECNO 168, Ý; máy huyết học 
EXCELL 2280, Mỹ; máy huyết học ADVIA 2120i, Mỹ. 
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Phương pháp nghiên cứu độc tính của 3-MCPD trên chuột nhắt 
được thực hiện theo các nguyên tắc sau: 
a) Chọn chuột thử nghiệm đạt yêu cầu nghiên cứu. 
 Cho chuột phơi nhiễm 3-MCPD: khảo sát lượng nước uống trung 
bình hàng ngày của chuột thử nghiệm, chất 3-MCPD (98% tinh khiết) 
được tính toán và pha với liều thích hợp vào nước uống hàng ngày 
của các lô thử nghiệm. 
 Các lô thử nghiệm bao gồm lô chứng (chỉ uống nước) và các lô 
cho uống 3-MCPD hàng ngày với liều khác nhau. Số lượng chuột cho 
từng lô được tính toán đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu và thống kê 
theo công thức: E = tổng số lượng chuột trong các lô – tổng số lô, 
điều kiện chấp nhận: 10 < E < 20. 
 Liều 3-MCPD cho chuột phơi nhiễm được chọn dựa trên cơ sở 
tham khảo liều gây độc thấp nhất của 3-MCPD (1,1 mg/kg), tăng dần 
10 lần, 20 lần, 40 lần, 100 lần từ liều thấp nhất để có thể đánh giá 
được tác động có thể có của 3-MCPD và tác động (nếu có) có đáp ứng 
theo liều hay không. 
b) Sau khi đạt thời gian phơi nhiễm mong muốn, chuột thử nghiệm 
6 
được lấy máu để đánh giá độc tính của 3-MCPD trên huyết học (công 
thức máu, hình thái tế bào, thời gian đông cầm máu), và trên nhiễm 
sắc thể (thử nghiệm vi nhân) hoặc lấy cơ quan (gan, não) để đánh giá 
độc tính của 3-MCPD trên gan và thần kinh. 
c) Tiêu chí loại bỏ chuột: chuột trong hoặc sau thời gian phơi nhiễm 
sẽ không được chọn lấy mẫu nếu chết hay xuất hiện ghẻ lở, hoặc bị 
tiêu chảyảnh hưởng đến sức khỏe. Các mẫu lấy từ chuột không đạt 
yêu cầu như: mẫu máu đông, hay mẫu mô không cho hình ảnh rõ 
cũng không được đưa vào kết quả nghiên cứu. 
2.3.1. Đánh giá độc tính của 3-MCPD trên huyết học 
 Trên công thức máu: chuột được lấy máu toàn phần để đánh giá 
độc tính mạn tính của 3-MCPD (6 tháng, 12 tháng) trên công thức 
máu bao gồm: hồng cầu, hemoglobin (Hb), hematocrit (Hct), thể tích 
trung bình hồng cầu (MCV), lượng huyết sắc tố trung bình trong hồng 
cầu (MCH) và nồng độ huyết sắc tố trung bình trong hồng cầu; tổng 
lượng bạch cầu, bạch cầu trung tính, bạch cầu đơn nhân, bạch cầu 
lympho; tiểu cầu và thể tích trung bình tiểu cầu. 
 Trên hình thái hồng cầu, bạch cầu: sau thời gian phơi nhiễm 
(cấp tính, bán cấp tính và mạn tính), hình thái hồng cầu được quan sát 
trên kính hiển vi bằng kỹ thuật phết máu ngoại vi. Ở pha mạn tính 12 
tháng, hình thái hồng cầu và bạch cầu được khảo sát trên máy huyết 
học ADVIA 2120i tại bệnh viện Chợ Rẫy. 
 Trên quá trình đông máu - cầm máu: đánh giá độc tính của 3-
MCPD ở giai đoạn cầm máu ban đầu thông qua khảo sát thời gian 
chảy máu và thời gian đông máu được tiến hành trong thời gian 3 
tháng, 6 tháng và 12 tháng. 
2.3.2. Đánh giá độc tính của 3-MCPD trên nhiễm sắc thể 
Cho chuột thử nghiệm uống 3-MCPD hàng ngày với liều từ 1 
mg/kg đến 100 mg/kg trong thời gian tương ứng với các pha cấp tính 
(24, 48, 72 giờ và 2 tuần), bán cấp tính (3 tháng) và mạn tính (6 tháng, 
7 
12 tháng). Đánh giá độc tính của 3-MCPD thông qua sự thành lập vi 
nhân trong hồng cầu bằng phương pháp phết máu ngoại vi. 
2.3.3. Đánh giá độc tính mạn của 3-MCPD trên gan 
Cho chuột thử nghiệm uống 3-MCPD hàng ngày với liều từ 1 
mg/kg đến 40 mg/kg trong thời gian 6 tháng và 12 tháng. Đánh giá 
độc tính của 3-MCPD qua thông số các enzym gan (AST, ALT) và 
giải phẫu mô học gan. Quan sát đại thể gan so sánh màu sắc, hình 
dạng của gan giữa các lô uống 3-MCPD với lô chứng. Quan sát vi thể 
gan: cấu trúc, hình thái tế bào gan trong các tiểu thùy gan được xem 
xét để tìm ra những cấu trúc và hình thái bất thường. 
2.3.4. Đánh giá độc tính của 3-MCPD trên thần kinh 
Cho chuột thử nghiệm uống 3-MCPD với liều 10, 50 và 100 
mg/kg trong thời gian 24, 48, 72 giờ và 2 tuần. Đánh giá độc tính của 
3-MCPD trên não chuột dựa trên phương pháp hóa mô miễn dịch của 
sự biểu hiện c-fos và phương pháp nhuộm cresyl violet để phát hiện 
sự thoái hóa tế bào thần kinh. 
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
3.1. Đánh giá độc tính của 3-MCPD trên huyết học 
3.1.1. Độc tính của 3-MCPD trên công thức máu 
3.1.1.1. Tác động của 3-MCPD sau 6 tháng phơi nhiễm 
 Tác động trên tổng lượng bạch cầu và các loại bạch cầu 
Không có sự khác biệt về tổng lượng bạch cầu giữa lô chứng so 
với các lô có sử dụng 3-MCPD. Trên bạch cầu trung tính: các lô 3-
MCPD 10 mg/kg và 20 mg/kg giảm khoảng 50%, có ý nghĩa thống 
kê. Số lượng bạch cầu đơn nhân ở các lô 3-MCPD có khuynh hướng 
giảm (p = 0,07). 3-MCPD làm tăng số lượng bạch cầu lympho. Như 
vậy, phơi nhiễm 3-MCPD trong 6 tháng ở liều 10 và 20 mg/kg gây 
giảm số lượng bạch cầu trung tính, có khuynh hướng gây giảm bạch 
cầu đơn nhân và gây tăng bạch cầu lympho. 
8 
 Tác động của 3-MCPD sau 6 tháng phơi nhiễm trên hồng cầu 
3-MCPD gây tăng nồng độ huyết sắc tố trong hồng cầu (MCHC). 
Lô 3-MCPD liều 1 mg/kg làm giảm có ý nghĩa hematocrit và thể tích 
trung bình hồng cầu. Như vậy 3-MCPD với liều 1 mg/kg/ngày - 20 
mg/kg/ngày sử dụng liên tục trong 6 tháng có khuynh hướng gây 
giảm thể tích trung bình hồng cầu và làm tăng nồng độ huyết sắc tố 
trung bình trong hồng cầu. 
 Tác động của 3-MCPD sau 6 tháng phơi nhiễm trên tiểu cầu 
Số lượng tiểu cầu ở các lô uống 3-MCPD đều tăng lên, trong đó 
lô 3-MCPD liều 10 mg/kg và 20 mg/kg gây tăng có ý nghĩa thống kê. 
Thể tích trung bình của tiểu cầu giảm ở các lô sử dụng 3-MCPD. 
3.1.1.2. Tác động của 3-MCPD sau 12 tháng phơi nhiễm 
 Tác động trên tổng lượng bạch cầu và các loại bạch cầu 
Sau 12 tháng, toàn bộ chuột trong lô liều 3-MCPD liều 40 mg/kg 
bị tử vong. 3-MCPD làm giảm tổng lượng bạch cầu, bạch cầu trung 
tính, bạch cầu lympho và gây tăng bạch cầu đơn nhân. 
 Tác động của 3-MCPD trên hồng cầu 
3-MCPD liều 1 và 10 mg/kg gây giảm số lượng hồng cầu, 
hematocrit và hemoglobin. Trên các thông số MCH, MCHC và MCV, 
tất cả đều không cho thấy có sự thay đổi rõ rệt. Như vậy, sau 12 tháng 
phơi nhiễm, 3-MCPD có tác động làm giảm số lượng hồng 
cầu, hemoglobin và hematocrit. 
 Tác động của 3-MCPD sau 12 tháng phơi nhiễm trên tiểu cầu 
Số lượng tiểu cầu ở các lô phơi nhiễm 3-MCPD 1 mg/kg, 10 
mg/kg đều tăng có ý nghĩa thống kê so với lô chứng, đã củng cố cho 
kết quả thu được sau 6 tháng. 
Sau 6 tháng và 12 tháng thử nghiệm, có thể thấy rằng: phơi nhiễm 
mạn tính 3-MCPD với liều t ... cersyndrome), hay nhiễm trùng hay viêm nhiễm mạn tính. 
Kết quả trên dòng tế bào hồng cầu cho thấy phơi nhiễm 3-MCPD lâu 
18 
dài gây thiếu máu nên số lượng tiểu cầu gia tăng trong nghiên cứu này 
có thể giải thích được là do thiếu máu. Kết quả này phù hợp với 
nghiên cứu của Kirton và cộng sự về khía cạnh 3-MCPD gây thiếu 
máu, nhưng lại trái ngược về số lượng tiểu cầu. So sánh 2 quy trình 
nghiên cứu để làm rõ sự khác nhau cho thấy: về thời gian, nghiên cứu 
của Kirton diễn ra trong 6 tuần so với nghiên cứu của chúng tôi lần 
lượt là 3 tháng, 6 tháng, và 12 tháng; về thú vật thử nghiệm, nghiên 
cứu của Kirton sử dụng khỉ, so với chuột nhắt trong nghiên cứu của 
chúng tôi. Như vậy, sự khác biệt này có thể giải thích được do thời 
gian nghiên cứu khác nhau, và có thể phần nào là do thú vật thử 
nghiệm khác nhau. Nghiên cứu của Kirton và cộng sự thực hiện trong 
6 tuần phơi nhiễm 3-MCPD nên có thể tác động trên tiểu cầu chưa rõ 
rệt, sự giảm tiểu cầu có thể do tác động của 3-MCPD trên tủy xương 
gây ảnh hưởng đến quá trình sinh máu, và thực chất sự suy tủy cũng 
được đề cập trong nghiên cứu của Kirton. Trong nghiên cứu dài hơn 
của chúng tôi, kết quả có thể phản ánh rõ nét hơn tác động chuyên 
biệt của 3-MCPD trên từng dòng tế bào máu và cho thấy có sự phù 
hợp giữa việc 3-MCPD gây thiếu máu và làm tăng số lượng tiểu cầu. 
Với kết quả thu được về sự gia tăng số lượng tiểu cầu, chúng tôi 
thực hiện khảo sát đánh giá ảnh hưởng của tác động này của 3-MCPD 
đến quá trình đông cầm máu. Có nhiều xét nghiệm để đánh giá quá 
trình đông cầm máu bao gồm các xét nghiệm thăm dò giai đoạn cầm 
máu ban đầu hay giai đoạn đông máu huyết tương (đông máu ngoại 
sinh hay nội sinh). Trong nghiên cứu của chúng tôi, với điều kiện thực 
tế còn hạn chế, chúng tôi chỉ thực hiện đánh giá tác động của 3-
MCPD lên quá trình đông cầm máu ở giai đoạn cầm máu ban đầu 
thông qua khảo sát thời gian chảy máu và thời gian đông máu (thực 
chất là khảo sát giai đoạn đông máu nội sinh), và được tiến hành trong 
thời gian 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng. Sự giảm thời gian chảy máu và 
thời gian đông máu thu được phần nào phản ánh được tác động của 3-
19 
MCPD lên quá trình đông cầm máu, và tác động này có thể khởi 
nguồn từ sự gia tăng tiểu cầu, từ đó có thể làm gia tăng nguy cơ tăng 
đông. 
Như vậy, với những khác biệt và sự phù hợp đã được phân tích của 
nghiên cứu này với những nghiên cứu đã nêu, chúng tôi có những ý 
kiến về độc tính của 3-MCPD trên huyết học như sau: 
 Phơi nhiễm mạn tính 3-MCPD (12 tháng) gây rối loạn tăng sinh 
và biệt hóa bạch cầu, làm giảm tổng lượng bạch cầu do gây giảm bạch 
cầu trung tính, gây thay đổi số lượng bạch cầu lympho và làm tăng 
bạch cầu đơn nhân. Điều này có thể do 3-MCPD gây tác động trên tủy 
xương, làm rối loạn sản xuất các dòng bạch cầu. Mặc khác, 3-MCPD 
làm thay đổi hình thái của bạch cầu lympho, tạo ra những tế bào 
lympho có hình thái đa hình và những lympho bào bất thường và có 
thể là một yếu tố nguy cơ gây bệnh lý ung thư của hệ tạo máu. 
 Phơi nhiễm mạn tính 3-MCPD có nguy cơ gây thiếu máu thể hiện 
qua sự giảm số lượng hồng cầu, giảm lượng Hb, giảm tỉ lệ Hct, làm 
thay đổi hình thái hồng cầu, kích thước hồng cầu nhỏ lại và hồng cầu 
bị phân mảnh. Những tác động này có thể làm giảm chức năng sinh lý 
của hồng cầu (vận chuyển oxy, mềm dẻo và linh động khi lưu thông 
qua các mạch máu nhỏ mà không bị vỡ hồng cầu). Nguyên nhân có 
thể do 3-MCPD gây tác động bất lợi lên màng hồng cầu, làm thay đổi 
cấu trúc màng hồng cầu, từ đó dẫn đến những biến đổi về hình thái và 
chất lượng các thành phần của hồng cầu. 
 Phơi nhiễm 3-MCPD mạn tính làm tăng tiểu cầu, rút ngắn thời 
gian đông máu và chảy máu. Điều này gây các tác động bất lợi trên 
quá trình đông cầm máu, và với tác động làm biến đổi hình thái hồng 
cầu, máu dễ bị đông hơn bình thường (thực tế có những mẫu máu bị 
đông ngay cả khi chứa trong ống chống đông có EDTA). 
4.3. Độc tính của 3-MCPD trên nhiễm sắc thể 
Các liều 3-MCPD 1 mg/kg, 10 mg/kg sau 24 giờ cũng như sau 2 
20 
tuần chưa có tác động đến sự hình thành vi nhân trên tế bào hồng cầu. 
Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Stephen Robjohns và 
cộng sự (2003), khi khảo sát thử nghiệm vi nhân trên tế bào hồng cầu 
non ở tủy xương với các liều 15 mg/kg, 30 mg/kg và 60 mg/kg sau 24 
giờ, cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các lô thử nghiệm 
với lô chứng. Khảo sát liều 100 mg/kg chúng tôi nhận thấy chỉ trong 
24 giờ, hồng cầu có vi nhân đã xuất hiện và tăng lên sau 48 giờ và 72 
giờ. 
Sau 3 tháng và 6 tháng, 3-MCPD liều 1, 10, 20 và 40 mg/kg đều 
gây sự hình thành vi nhân rõ rệt. Sau 12 tháng, sự hình thành vi nhân 
trong hồng cầu cũng thể hiện khá rõ, với tỉ lệ hồng cầu có vi nhân 
xuất hiện cao hơn nhiều so với pha 6 tháng và mức độ xuất hiện tăng 
theo liều lượng phơi nhiễm. Kết quả này củng cố lại những kết quả 
thu được trong thời gian ngắn hơn và vì vậy chúng tôi có thể kết luận 
3-MCPD gây ra sự hình thành vi nhân trong hồng cầu máu ngoại vi, 
lệ thuộc vào thời gian phơi nhiễm và liều lượng sử dụng. Tác động 
này phản ánh nguy cơ phá vỡ nhiễm sắc thể của 3-MCPD lên các tế 
bào máu và cũng có thể ảnh hưởng đến các tế bào khác. 
Nguyên nhân gây ra sự xuất hiện vi nhân trong hồng cầu do tổn 
thương nhiễm sắc thể sẽ được đánh giá chính xác hơn nếu khảo sát 
hiện tượng này với xét nghiệm hồng cầu lưới và tế bào tủy xương cho 
kết quả bất thường. Chúng tôi hy vọng trong những nghiên cứu tiếp 
theo, khi có điều kiện thực hiện, chúng tôi sẽ có kết quả đánh giá 
chính xác hơn sự tác động gây tổn thương nhiễm sắc thể của 3-MCPD. 
Tóm lại, sau 12 tháng, chúng tôi ghi nhận được 3-MCPD gây 
nên sự hình thành vi nhân trong hồng cầu máu ngoại vi. Đây là 
những kết quả mới so với tài liệu chúng tôi tìm thấy được, có thể là 
do những nghiên cứu trước đây tiến hành trong thời gian ngắn (ít 
hơn 6 tháng) nên chưa ghi nhận được các biến đổi này. 
4.4. Tác động của 3-MCPD trên gan 
21 
Kết quả thu được trong nghiên cứu của chúng tôi, trên các lô 
chuột uống 3-MCPD liên tục trong thời gian 6 tháng ở tất cả các liều 
(1, 10 và 20 mg/kg) không thấy xuất hiện bất thường bệnh lý trên gan. 
Kết quả này khá phù hợp với nghiên cứu của Cho và cộng sự trên 
chuột nhắt (2008). Theo đó, 3-MCPD ở liều cao nhất 76,79 
mg/kg/ngày uống liên tục trong 13 tuần cũng không gây gia tăng hoạt 
tính các enzym gan, và không gây ra bất thường bệnh lý nào trên gan. 
Một nghiên cứu khác của Kluwe (1983) thực hiện trong thời gian 
ngắn (từ 24 giờ đến 90 ngày), cho thấy một số tác động nhất định của 
3-MCPD trên gan, nhưng các kết quả cũng không khẳng định rõ ràng 
các độc tính của 3-MCPD trên gan, dù về mặt vi thể, nghiên cứu của 
Kluwe có báo cáo xung quanh tĩnh mạch cửa gan, bào tương tế bào 
gan bị căng phồng ở nhiều mức độ khác nhau. 
Tác động của 3-MCPD ở pha mạn tính 12 tháng cho thấy ở liều 3-
MCPD 10 mg/kg tần xuất nghịch sản tế bào gan có xu hướng tăng lên. 
Kết quả này dù chưa thể kết luận cụ thể độc tính của 3-MCPD trên 
gan nhưng góp phần cảnh báo về khả năng gây độc của 3-MCPD trên 
gan nếu bị phơi nhiễm trong thời gian dài (12-24 tháng). Trong 
nghiên cứu của Sunahara (24 tháng) không thấy đề cập đến độc tính 
của 3-MCPD trên gan, có thể là dù đánh giá thiết kế trong thời gian 
dài nhưng sự khảo sát mô học gan về mặt vi thể chưa được thực hiện, 
nên chưa phát hiện được tác động trên gan của 3-MCPD. 
4.5. Khảo sát tác động của 3-MCPD trên não dựa trên biểu hiện 
c-fos và phương pháp nhuộm màu bằng cresyl violet 
Chúng tôi chọn phương pháp hóa mô miễn dịch để khảo sát sự 
biểu hiện c-fos, và đánh giá thoái hóa tế bào thần kinh bằng phương 
pháp nhuộm cresyl violet, khác với trong nghiên cứu của Cavanagh 
và cộng sự (1993), phương pháp chụp cắt lớp não được áp dụng để 
quan sát tác động của 3-MCPD trên thần kinh. C-fos là một gen tiền 
ung thư, mã hóa cho các protein giúp điều hòa sự tăng trưởng và biệt 
22 
hóa của tế bào. Sự tăng sao chép và tăng biểu hiện c-fos xảy ra khi có 
sự kích thích của các yếu tố tăng trưởng. Vì vậy, khi có hóa chất tác 
động trên thần kinh, có thể quan sát được sự biểu hiện c-fos trong thời 
gian thích hợp (24 giờ). Trong thử nghiệm này, sự biểu hiện của c-fos 
chỉ được ghi nhận ở liều 3-MCPD rất cao (100 mg/kg) và chỉ ở 2 thời 
điểm là 48 giờ và 72 giờ. Vì thế có thể xem đây là tác động của 3-
MCPD trên tế bào thần kinh. C-fos là một protein nội bào nên biểu 
hiện kết quả chính xác hơn nếu kháng thể xâm nhập được vào trong 
bào tương hoặc phải phá vỡ màng tế bào. Kỹ thuật western blot sẽ 
giúp xác định sự biểu hiện protein rõ hơn và việc xử lý tính thấm qua 
màng của kháng thể bằng thuốc thử triton cũng làm tăng độ phản ứng 
kháng nguyên - kháng thể. Chúng tôi đã tiến hành xử lý mẫu mô não 
với các chất tăng thấm nhưng chưa có được điều kiện tiến hành 
western blot, vì vậy sự hạn chế về kết quả là chưa thể tránh khỏi. 
Đối với phương pháp nhuộm màu bằng cresyl violet, kết quả chưa 
thật sự cho thấy có những điểm khác biệt rõ rệt giữa lô chứng và các 
lô sử dụng 3-MCPD, thậm chí cả ở liều cao. Ngoài ra, do kết luận chủ 
yếu dựa trên mặt định tính vì chúng tôi chưa có phần mềm xác định 
số lượng thân tế bào bắt màu nên rất khó có nhận định chính xác các 
hiện tượng xảy ra. Có thể, đối với phương pháp này chúng tôi cần 
phải thử nghiệm trong một thời gian dài (6-12 tháng) mới có thể có 
những kết quả cho thấy sự khác biệt (nếu có xảy ra). 
KẾT LUẬN 
Qua thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu, theo các mục tiêu đã đề ra, 
chúng tôi đã thu được một số kết quả sau đây: 
1. Tác động của 3-MCPD trên huyết học: 
- Trên bạch cầu: sau 6 tháng, 3-MCPD gây giảm bạch cầu trung 
tính và gây tăng bạch cầu lympho ở liều 3-MCPD ≥ 10 mg/kg. Sau 12 
tháng, hiện tượng giảm bạch cầu trung tính thể hiện rõ rệt hơn, đặc 
23 
biệt bạch cầu lympho lúc này cũng giảm mạnh. Trên lympho bào có sự 
thay đổi về hình thái và sự xuất hiện của các lympho bào bất thường. 
- Trên hồng cầu: sau 6 tháng, 3-MCPD chưa gây tác động đến hồng 
cầu ngoại trừ hiện tượng hồng cầu tăng sắc. Sau 12 tháng, 3-MCPD 
gây ra hiện tượng thiếu máu với việc giảm số lượng hồng cầu, giảm 
hematocrit và giảm hemoglobin ở các lô uống 3-MCPD đặc biệt là lô 
3-MCPD 10 mg/kg. Ngoài ra, 3-MCPD còn gây phân mảnh hồng cầu 
và làm thay đổi hình thái của hồng cầu, có thể tác động lên chức năng 
của hồng cầu. 
- Trên tiểu cầu và quá trình đông máu: 3-MCPD gây tăng số lượng 
tiểu cầu khá rõ rệt và làm giảm thể tích tiểu cầu. Kết quả khảo sát quá 
trình đông cầm máu cho thấy có sự rút ngắn thời gian đông máu và 
chảy máu. 
2. Tác động của 3-MCPD trên nhiễm sắc thể: 
Kết quả thu được về sự hình thành vi nhân trên hồng cầu và hiện 
tượng hồng cầu có nhân kết đặc cho thấy 3-MCPD có nguy cơ gây 
phá vỡ cấu trúc nhiễm sắc thể, thể hiện độc tính trên gen. 
3. Tác động của 3-MCPD trên gan: 
Sau 6 tháng, 3-MCPD liều cao nhất đến 20 mg/kg thể trọng/ngày 
không gây ra những bất thường bệnh lý trên gan chuột nhắt. Sau 12 
tháng, ở liều 10 mg/kg, 3-MCPD có khuynh hướng làm tăng tỉ lệ 
nghịch sản tế bào gan cao hơn 4 lần so với lô chứng. Tuy sự khác biệt 
này chưa có ý nghĩa thông kê nhưng nó cũng cho thấy khuynh hướng 
gây loạn sản tế bào gan khi sử dụng 3-MCPD với liều trên 10 mg/kg 
trong thời gian kéo dài. 
4. Tác động của 3-MCPD trên thần kinh: 
Chỉ có 3-MCPD liều 100 mg/kg mới gây biểu hiện c-fos và sự 
biểu hiện này được quan sát rõ nhất ở thời điểm 48 giờ phơi nhiễm, ít 
hơn ở thời điểm 72 giờ, phù hợp với đặc tính của gen c-fos là chỉ biểu 
hiện thoáng qua và biến mất. 3-MCPD ở các liều lượng và thời điểm 
24 
khảo sát như mô tả trong thực nghiệm chưa phản ánh tình trạng thoái 
hóa thần kinh ở vùng quan sát là hồi hải mã. 
Với quá trình thử nghiệm độc tính của 3-MCPD thu được những kết 
quả nhất định như trên, cùng với việc tham khảo các tài liệu liên quan, 
chúng tôi đề xuất có thể sử dụng thiết kế phương pháp trong nghiên 
cứu của chúng tôi để đánh giá độc tính của một số độc chất trên khía 
cạnh sinh học: 
- Đánh giá độc tính trên nhiễm sắc thể ở các pha cấp tính, bán cấp 
tính và mạn tính qua phương pháp vi nhân trên hồng cầu. 
- Đánh giá độc tính trên huyết học, đặc biệt là đánh giá hình thái 
bất thường của hồng cầu, bạch cầu. 
- Đánh giá độc tính mạn tính trên gan bằng quan sát mô học, đặc 
biệt là quan sát vi thể. 
- Quy trình hóa mô miễn dịch và nhuộm màu cresyl violet để đánh 
giá độc tính trên thần kinh. 
KIẾN NGHỊ 
1. Nghiên cứu sâu hơn tác động của 3-MCPD trên chức năng hồng 
cầu, đặc biệt ý nghĩa bệnh học của sự hình thành hồng cầu gai. 
2. Khảo sát sự tạo thành vi nhân trong hồng cầu với xét nghiệm hồng 
cầu lưới và tế bào tủy xương để đánh giá chính xác hơn nguyên nhân 
gây ra sự xuất hiện vi nhân. 
3. Nghiên cứu độc tính dài hạn hơn (2 năm) của 3-MCPD nhằm xác 
định nguy cơ gây ung thư của 3-MCPD, đặc biệt trên các loại bệnh lý 
ung thư của hệ tạo máu. 
4. Hoàn thiện quy trình nhuộm hóa mô miễn dịch và nghiên cứu ảnh 
hưởng của 3-MCPD lên não bộ với thời gian dài hơn để có thể phát 
hiện các tổn thương thần kinh bằng các kháng thể chuyên biệt khác. 
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 
1. Ngô Kiến Đức, Trần Đình Duy, Trần Mạnh Hùng (2009), “Khảo sát độc tính mạn 
tính của 3-Monochloropropan-1,2-diol (3-MCPD) trên gan chuột nhắt”, Tạp chí Y 
học Thực hành, Bộ Y Tế, Số (682 + 683), tr. 716-720. 
Hội nghị khoa học công nghệ toàn quốc – Trường Đại học Y Dược Cần Thơ 2009 
2. Ngo Kien Duc, Tran Thi Kim Cuc, Nguyen Thi Tuong Vi, Tran Manh Hung 
(2009), “3-Monochloropropan-1,2-diol (3-MCPD) induced micronucleus 
formation and morphological alteration in peripheral erythrocytes”, Pharma 
Indochina VI, Proceedings of the sixth Indochina Conference on Pharmaceutical 
Sciences, pp. 20-24. 
3. Ngô Kiến Đức, Trần Mạnh Hùng (2010), “Nghiên cứu độc tính của 3-
Monochloropropan-1,2-diol (3-MCPD) trên hình thái hồng cầu và sự tạo vi nhân”, 
Tạp chí Y học, Đại học Y Dược TPHCM, Tập 14 (1), tr. 47-51. 
Hội nghị khoa học công nghệ tuổi trẻ - Đại học Y Dược TPHCM lần thứ 21 – 
14/1/2010 
4. Ngô Kiến Đức, Lê Phan Xuân Quyên, Nguyễn Văn Thanh, Trần Mạnh Hùng 
(2011), “Nghiên cứu độc tính của 3-Monochloropropan-1,2-diol (3-MCPD) trên 
nhiễm sắc thể ở các pha cấp tính, bán mạn tính và mạn tính”, Tạp chí Y học, Đại 
học Y Dược TPHCM, Tập 15 (1), tr. 20-25. 
Hội nghị khoa học kỹ thuật – Đại học Y Dược TPHCM lần thứ 28 – 14/1/2011 
5. Ngô Kiến Đức, Đặng Thị Trúc Giang, Nguyễn Văn Thanh, Trần Mạnh Hùng 
(2011), “Nghiên cứu tác động của 3-Monochloropropan-1,2-diol (3-MCPD) trên 
sự biểu hiện của c-fos”, Tạp chí Y học, Đại học Y Dược TPHCM, Tập 15 (1), tr. 
318-323. 
Hội nghị khoa học kỹ thuật – Đại học Y Dược TPHCM lần thứ 28 – 14/1/2011 
6. Ngô Kiến Đức, Trần Mạnh Hùng, Nguyễn Văn Thanh (2011), “Nghiên cứu tác 
động của 3-Monochloropropan-1,2-diol (3-MCPD) trên quá trình đông máu”, Tạp 
chí Dược học, Bộ Y Tế, Số 424, tr. 33-37. 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_danh_gia_doc_tinh_cua_3_monocloropropan_12_diol_3_mc.pdf