Luận án Đánh giá hiệu quả của phác đồ lọc máu tích cực phối hợp với ethanol đường uống trong điều trị ngộ độc cấp methanol

Methanol là một loại cồn công nghiệp được sử dụng khá rộng rãi. Methanol là thành phần của nhiều chất hữu cơ tổng hợp và là dung môi của một số lượng lớn các sản phẩm thương mại trên thị trường như dung dịch phun kính ô tô, chất tẩy rửa, nhiên liệu các lò đốt, dung môi hòa tan trong nhiều loại sơn, vecni, chất tạo bóng và dung dịch trong máy photocopy 1. Methanol có một số tính chất vật lý khá giống ethanol, là một chất lỏng không màu, dễ bay hơi, mùi nhẹ và vị gần giống ethanol, nhưng rất độc và không được dùng làm đồ uống.

Ngộ độc methanol trong những năm gần đây có xu hướng tăng lên ở Việt Nam, theo số liệu Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai năm 2015 có 30 bệnh nhân, năm 2016 đã có tới 60 bệnh nhân. Đặc biệt nghiêm trọng là những vụ ngộ độc hàng loạt như tại bản Tả Chải, Lai Châu năm 2017 có tới 105 bệnh nhân có triệu chứng đến khám trong đó có 8 trường hợp tử vong trước viện và 2 bệnh nhân tử vong tại bệnh viện. Tại Hà Nội cũng có vụ ngộ độc năm 2017 với 9 sinh viên mua rượu về kí túc xá uống và đều bị ngộ độc. Nguyên nhân do sự thiếu hiểu biết của người dân hoặc do uống nhầm rượu/cồn có methanol, tỷ lệ tử vong còn rất cao dao động 41,2%- 57,1%2,3 và những bệnh nhân sống sót thường để lại những di chứng nặng nề đặc biệt là di chứng mắt. Ngộ độc nặng và tử vong do methanol liên quan đến toan chuyển hóa nặng, tổn thương hệ thần kinh trung ương, nhiễm độc thần kinh thị giác, suy hô hấp và suy tuần hoàn. Các acid hữu cơ, chủ yếu là acid formic, và các gốc tự do được sinh ra từ quá trình chuyển hóa methanol gây rối loạn chức năng và chết tế bào.

Điều trị ngộ độc cấp methanol cần phải được tiến hành sớm, đúng phương pháp mới có thể cứu sống bệnh nhân và hạn chế biến chứng. Vấn đề then chốt trong điều trị ngộ độc cấp methanol là lọc máu và dùng thuốc giải độc đặc hiệu. Lọc máu để loại bỏ methanol, các chất chuyển hóa và điều chỉnh tình trạng toan hóa máu. Tuy nhiên cần phải tìm ra thời gian và phương thức lọc máu hiệu quả nhất theo tình trạng bệnh nhân. Chất giải độc đặc hiệu (antidote) chủ yếu được sử dụng gồm ethanol và fomepizole, là các chất ngăn ngừa quá trình chuyển hóa methanol thành acid formic. Trên thế giới ethanol đã được nghiên cứu và sử dụng nhiều năm và cho kết quả khá tốt, tuy nhiên việc thiếu ethanol đặc biệt là ethanol đường truyền tĩnh mạch nhất là các tuyến y tế đầu tiên khiến cho việc điều trị bị chậm lại. Gần đây fomepizole được sử dụng nhiều hơn tại các nước phát triển vì tính ổn định, ít tác dụng không mong muốn và bệnh nhân thường đến rất sớm. Tuy nhiên giá thành của fomepizole còn cao do đó chưa phổ biến ở các nước đang phát triển.

Dựa vào điều kiện thực tế và sự nỗ lực tiếp cận các phương pháp điều trị mới, tại Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai đã và đang áp dụng phác đồ lọc máu tích cực phối hợp với ethanol đường uống trong điều trị ngộ độc cấp methanol dựa theo hướng dẫn của Bộ Y tế năm 20154 và một số tác giả khác trên thế giới như Zakharov5, nhóm chuyên gia ETRIP6. Lọc máu tích cực là thẩm tách máu kéo dài 8 giờ khi bệnh nhân huyết động ổn định và lọc máu liên tục khi bệnh nhân nguy kịch, huyết động không ổn định và tất cả những bệnh nhân này đều được dùng chất giải độc đặc hiệu là ethanol ngăn chặn chuyển hóa methanol thành acid formic. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu đánh giá về tính hiệu quả của phác đồ. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả của phác đồ lọc máu tích cực phối hợp với ethanol đường uống trong điều trị ngộ độc cấp methanol” với 2 mục tiêu:

1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến tổn thương thần kinh thị giác và tử vong ở bệnh nhân ngộ độc cấp methanol.

2. Đánh giá hiệu quả của phác đồ lọc máu tích cực phối hợp với ethanol đường uống trong ngộ độc cấp methanol tại Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai.

 

docx 183 trang dienloan 5540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Đánh giá hiệu quả của phác đồ lọc máu tích cực phối hợp với ethanol đường uống trong điều trị ngộ độc cấp methanol", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Đánh giá hiệu quả của phác đồ lọc máu tích cực phối hợp với ethanol đường uống trong điều trị ngộ độc cấp methanol

Luận án Đánh giá hiệu quả của phác đồ lọc máu tích cực phối hợp với ethanol đường uống trong điều trị ngộ độc cấp methanol
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 	 	BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
HÀ THỊ BÍCH VÂN
§¸NH GI¸ HIÖU QU¶ cñA PH¸C §å 
LäC M¸U TÝCH CùC PHèI HîP víi ETHANOL §¦êNG UèNG 
TRONG §IÒU TRÞ NGé §éC CÊP METHANOL
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
HÀ NỘI - 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 	 	BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
=======
HÀ THỊ BÍCH VÂN
§¸NH GI¸ HIÖU QU¶ cñA PH¸C §å 
LäC M¸U TÝCH CùC PHèI HîP víi ETHANOL §¦êNG UèNG 
TRONG §IÒU TRÞ NGé §éC CÊP METHANOL
Chuyên ngành : Hồi sức cấp cứu và chống độc
Mã số : 62720122
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
	Người hướng dẫn khoa học: 
1. PGS.TS Hà Trần Hưng
 2. PGS.TS. Vũ Thị Ngọc Thanh
HÀ NỘI - 2021
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, phòng Đào tạo sau đại học Trường Đại học Y Hà Nội, Ban Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận án này.
Tôi đặc biệt bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
PGS. TS. Nguyễn Đạt Anh- Nguyên trưởng bộ môn Hồi Sức Cấp Cứu và Chống độc trường Đại học Y Hà Nội.
PGS.TS. Đặng Quốc Tuấn- Trưởng bộ môn Hồi sức Cấp Cứu và Chống độc trường Đại học Y Hà Nội.
PGS.TS. Hà Trần Hưng; PGS.TS. Vũ Thị Ngọc Thanh - Thầy Cô hướng dẫn.
Các thầy (cô) trong Bộ môn Hồi Sức Cấp Cứu và Chống độc.
Các bác sĩ và điều dưỡng Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai.
Là những người thầy mẫu mực, tận tình chỉ bảo cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm trong chuyên ngành. Giúp đỡ tôi trong việc chọn đề tài nghiên cứu, cách tiến hành nghiên cứu, hoàn thành luận án nghiên cứu.
Tôi xin tỏ lòng biết ơn:
Các thầy cô trong hội đồng khoa học bảo vệ luận án tốt nghiệp đã giành nhiều thời gian đọc và cho tôi những ý kiến quý báu để nâng cao chất lượng luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Sở Y tế Phú Thọ, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, khoa Cấp Cứu đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập.
Xin cảm ơn nhóm nghiên cứu đã đồng hành cùng tôi trong quá trình nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã tạo mọi điều kiện, động viên, khích lệ tôi trong quá trình học tập và làm luận án.
Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2021
Hà Thị Bích Vân
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Hà Thị Bích Vân, nghiên cứu sinh khóa 35, Trường Đại học Y Hà Nội, chuyên ngành Hồi sức Cấp cứu và Chống độc, tôi xin cam đoan:
Đây là luận án do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Hà Trần Hưng và PGS.TS. Vũ Thị Ngọc Thanh.
Công trình này không trùng lặp với bất kì nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam.
Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2021
Hà Thị Bích Vân
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ADH	: Alcohol dehydrogenase
ALTT	: Áp lực thẩm thấu
BE : Base Excess- kiềm dư
BV 	: Bệnh viện
CK 	: Creatin kinase
CVVH	: Continuous venous- venous hemofiltration
	 Siêu lọc máu tĩnh mạch-tĩnh mạch liên tục
CT 	: Computed tomography - Chụp cắt lớp vi tính
FDH	: Formaldehyde dehydrogenase
GCS 	: Glassgow Coma Scalecore - Bảng điểm hôn mê Glassgow
HD	: Hemodialysis - Thẩm tách máu
IHD	: Intermittent Hemodialysis 
	 Thẩm tách máu ngắt quãng quy ước hay thận nhân tạo
MRI 	: Magnetic resonance imaging - Cộng hưởng từ 
HA 	: Huyết áp
HATĐ 	: Huyết áp tối đa
PaO2 	: Partial pressure of oxygen 
	 Áp lực riêng phần của O2 máu động mạch
PSS 	: Poisoning sSeverity sScore
 Điểm đánh giá mức độ nặng ngộ độc
SGOT 	: Serum Glutamate Oxalocetic Transaminase
SGPT 	: Serum Glutamate Pyruvate Transaminase
SOFA 	: Sepsis- relatedquential Organ Failure Assessment
TTCĐ	: Trung tâm chống độc
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. 	Độ thanh thải methanol, thời gian bán thải methanol và format	25
Bảng 1.2. 	Thời gian bán thải của methanol khi dùng fomepizole và ethanol	31
Bảng 1.3. 	Chỉ định dùng ethanol và fomepizole	31
Bảng 1.4. 	Tóm tắt một số so sánh ethanol và fomepizole	33
Bảng 1.5. 	Liều dùng ethanol	38
Bảng 1.6. 	Liều ethanol giản hóa trong điều trị ngộ độc cấp methanol	39
Bảng 1.7. 	Triệu chứng ngộ độc ethanol theo nồng độ	42
Bảng 3.1. 	Địa phương xảy ra ngộ độc	69
Bảng 3.2. 	Điều trị tuyến trước	70
Bảng 3.3.	Hoàn cảnh xảy ra ngộ độc	70
Bảng 3.4. 	Loại chế phẩm chứa methanol gây ngộ độc	71
Bảng 3.5. 	Vụ ngộ độc	71
Bảng 3.6. 	Đường vào gây ngộ độc	72
Bảng 3.7. 	Thời gian từ khi tiếp xúc độc chất- xuất hiện triệu chứng	73
Bảng 3.8. 	Thời gian từ khi tiếp xúc độc chất- vào viện	74
Bảng 3.9. 	Triệu chứng khởi phát của ngộ độc cấp methanol	74
Bảng 3.10. 	Một số đặc điểm lâm sàng của ngộ độc cấp methanol lúc nhập viện	75
Bảng 3.11. 	Phân độ nặng khi nhập viện theo PSS	76
Bảng 3.12. 	Đặc điểm toan chuyển hóa của ngộ độc cấp methanol lúc nhập viện	76
Bảng 3.13. 	Đặc điểm khoảng trống áp lực thẩm thấu, khoảng trống anion, nồng độ methanol lúc nhập viện	77
Bảng 3.14. 	Đặc điểm một số xét nghiệm sinh hóa của ngộ độc cấp methanol lúc nhập viện	79
Bảng 3.15. 	Kết quả chụp CT/MRI sọ não	80
Bảng 3.16. 	Tổn thương thần kinh thị giác	80
Bảng 3.17. 	Một số yếu tố lúc nhập viện liên quan đến tổn thương thần kinh thị giác	81
Bảng 3.18. 	Một số yếu tố lúc nhập viện liên quan đến tổn thương thần kinh thị giác	82
Bảng 3.19. 	Một số đặc điểm lâm sàng lúc nhập viện liên quan đến tử vong	83
Bảng 3.20. 	Một số đặc điểm lâm sàng lúc nhập viện liên quan tử vong	83
Bảng 3.21. 	Một số đặc điểm cận lâm sàng lúc nhập viện liên quan tử vong	84
Bảng 3.22. 	Một số yếu tố cận lâm sàng lúc nhập viện liên quan đến tử vong	85
Bảng 3.23. 	Đặc điểm nhóm di chứng	86
Bảng 3.24. 	Đặc điểm nhóm di chứng mắt	87
Bảng 3.25. 	Hiệu quả cải thiện mức độ nặng trên lâm sàng	87
Bảng 3.26. 	Hiệu quả cải thiện một số triệu chứng trên lâm sàng	88
Bảng 3.27. 	Hiệu quả cải thiện toan chuyển hóa sau lọc máu lần 1	88
Bảng 3.28. 	Hiệu quả cải thiện toan chuyển hóa sau lọc máu lần 2	89
Bảng 3.29. 	Hiệu quả giảm nồng độ methanol	89
Bảng 3.30. 	Hiệu quả giảm khoảng trống anion và khoảng trống áp lực thẩm thấu	89
Bảng 3.31. 	Cải thiện tình trạng tổn thương thận cấp	90
Bảng 3.32. 	Hiệu quả đạt nồng độ ethanol điều trị	90
Bảng 3.33. 	Một số đặc điểm liên quan lọc máu	92
Bảng 3.34. 	Một số đặc điểm của phác đồ ethanol đường uống	93
Bảng 3.35. 	Một số biến chứng và tác dụng không mong muốn của phác đồ	94
Bảng 4.1. 	Tỉ lệ các triệu chứng thường gặp trong các nghiên cứu	105
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1. 	Chuyển hóa methanol và vị trí tác động một số thuốc	5
Sơ đồ 1.2. 	Chuyển hóa format	9
Biểu đồ 3.1. 	Phân bố tuổi của các bệnh nhân nghiên cứu	68
Biểu đồ 3.2. 	Phân bố giới của các bệnh nhân nghiên cứu	68
Biểu đồ 3.3. 	Chẩn đoán tuyến dưới	69
Biểu đồ 3.4. 	Tiền sử nghiện rượu	72
Biểu đồ 3.5. 	Tiền sử bệnh mạn tính	73
Biểu đồ 3.6. 	Tương quan giữa nồng độ methanol máu với khoảng trống áp lực thẩm thấu lúc nhập viện	78
Biểu đồ 3.7. 	Tương quan giữa methanol máu với khoảng trống anion lúc nhập viện	79
Biểu đồ 3.8. 	Kết quả chung	86
Biểu đồ 3.9. 	Kết quả nồng độ ethanol theo giờ	91
Biểu đồ 3.10. 	Tỉ lệ mẫu ethanol đạt mục tiêu theo giờ ở 38 bệnh nhân làm xét nghiệm 1h/lần	91
Biểu đồ 3.11. 	Diễn biến nồng độ ethanol ở 38 bệnh nhân làm xét nghiệm 1h/lần	92
 DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. 	Acid formic ức chế cytochromoxidase	9
Hình 1.2. 	Diễn biến khoảng trống áp lực thẩm thấu và khoảng trống anion theo thời gian	16
Hình 1.3. 	Cơ chế giải độc của ethanol trong ngộ độc cấp methanol	35
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Methanol là một loại cồn công nghiệp được sử dụng khá rộng rãi. Methanol là thành phần của nhiều chất hữu cơ tổng hợp và là dung môi của một số lượng lớn các sản phẩm thương mại trên thị trường như dung dịch phun kính ô tô, chất tẩy rửa, nhiên liệu các lò đốt, dung môi hòa tan trong nhiều loại sơn, vecni, chất tạo bóng và dung dịch trong máy photocopy 1. Methanol có một số tính chất vật lý khá giống ethanol, là một chất lỏng không màu, dễ bay hơi, mùi nhẹ và vị gần giống ethanol, nhưng rất độc và không được dùng làm đồ uống.
Ngộ độc methanol trong những năm gần đây có xu hướng tăng lên ở Việt Nam, theo số liệu Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai năm 2015 có 30 bệnh nhân, năm 2016 đã có tới 60 bệnh nhân. Đặc biệt nghiêm trọng là những vụ ngộ độc hàng loạt như tại bản Tả Chải, Lai Châu năm 2017 có tới 105 bệnh nhân có triệu chứng đến khám trong đó có 8 trường hợp tử vong trước viện và 2 bệnh nhân tử vong tại bệnh viện. Tại Hà Nội cũng có vụ ngộ độc năm 2017 với 9 sinh viên mua rượu về kí túc xá uống và đều bị ngộ độc. Nguyên nhân do sự thiếu hiểu biết của người dân hoặc do uống nhầm rượu/cồn có methanol, tỷ lệ tử vong còn rất cao dao động 41,2%- 57,1%2,3 và những bệnh nhân sống sót thường để lại những di chứng nặng nề đặc biệt là di chứng mắt. Ngộ độc nặng và tử vong do methanol liên quan đến toan chuyển hóa nặng, tổn thương hệ thần kinh trung ương, nhiễm độc thần kinh thị giác, suy hô hấp và suy tuần hoàn. Các acid hữu cơ, chủ yếu là acid formic, và các gốc tự do được sinh ra từ quá trình chuyển hóa methanol gây rối loạn chức năng và chết tế bào. 
Điều trị ngộ độc cấp methanol cần phải được tiến hành sớm, đúng phương pháp mới có thể cứu sống bệnh nhân và hạn chế biến chứng. Vấn đề then chốt trong điều trị ngộ độc cấp methanol là lọc máu và dùng thuốc giải độc đặc hiệu. Lọc máu để loại bỏ methanol, các chất chuyển hóa và điều chỉnh tình trạng toan hóa máu. Tuy nhiên cần phải tìm ra thời gian và phương thức lọc máu hiệu quả nhất theo tình trạng bệnh nhân. Chất giải độc đặc hiệu (antidote) chủ yếu được sử dụng gồm ethanol và fomepizole, là các chất ngăn ngừa quá trình chuyển hóa methanol thành acid formic. Trên thế giới ethanol đã được nghiên cứu và sử dụng nhiều năm và cho kết quả khá tốt, tuy nhiên việc thiếu ethanol đặc biệt là ethanol đường truyền tĩnh mạch nhất là các tuyến y tế đầu tiên khiến cho việc điều trị bị chậm lại. Gần đây fomepizole được sử dụng nhiều hơn tại các nước phát triển vì tính ổn định, ít tác dụng không mong muốn và bệnh nhân thường đến rất sớm. Tuy nhiên giá thành của fomepizole còn cao do đó chưa phổ biến ở các nước đang phát triển.
Dựa vào điều kiện thực tế và sự nỗ lực tiếp cận các phương pháp điều trị mới, tại Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai đã và đang áp dụng phác đồ lọc máu tích cực phối hợp với ethanol đường uống trong điều trị ngộ độc cấp methanol dựa theo hướng dẫn của Bộ Y tế năm 20154 và một số tác giả khác trên thế giới như Zakharov5, nhóm chuyên gia ETRIP6. Lọc máu tích cực là thẩm tách máu kéo dài 8 giờ khi bệnh nhân huyết động ổn định và lọc máu liên tục khi bệnh nhân nguy kịch, huyết động không ổn định và tất cả những bệnh nhân này đều được dùng chất giải độc đặc hiệu là ethanol ngăn chặn chuyển hóa methanol thành acid formic. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu đánh giá về tính hiệu quả của phác đồ. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả của phác đồ lọc máu tích cực phối hợp với ethanol đường uống trong điều trị ngộ độc cấp methanol” với 2 mục tiêu:
1. 	Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến tổn thương thần kinh thị giác và tử vong ở bệnh nhân ngộ độc cấp methanol. 
2. 	Đánh giá hiệu quả của phác đồ lọc máu tích cực phối hợp với ethanol đường uống trong ngộ độc cấp methanol tại Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai.
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Sơ lược về tình hình ngộ độc cấp methanol trên thế giới và Việt Nam
Thế giới:
Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới trong những năm gần đây có nhiều vụ ngộ độc cấp methanol xảy ra ở nhiều quốc gia như Campuchia, Indonesia, Ấn Độ, Pakistan, Na Uy, Cộng hòa Séc, Estonia, Thổ Nhĩ Kỳ, Ecuador, Libya, Kenya, Nicaragus, Uganda... Các vụ dịch này có từ 20 đến hơn 800 bệnh nhân, với tỷ lệ tử vong lên tới hơn 30%. Vụ ngộ độc methanol ở Na Uy từ 2002 đến 2004 có 17 bệnh nhân tử vong sau khi uống rượu lậu chứa 20% methanol7. Từ 2005 đến 2012 Trung tâm chống độc Hà Lan đã tư vấn khoảng 800 trường hợp tiếp xúc với methanol chủ yếu qua đường tiêu hóa. Trong năm 2007, các trung tâm chống độc Mỹ tiếp nhận 2283 trường hợp nghi ngờ ngộ độc methanol8. Năm 2010 có hơn 9000 bệnh nhân ngộ độc methanol và ethylenglycol9. Vụ ngộ độc methanol nghiêm trọng tại Cộng hòa Séc năm 2012 có tổng số 121 bệnh nhân, 20 bệnh nhân tử vong trước khi đến bệnh viện, 20 bệnh nhân di chứng về thị lực và thần kinh trung ương, có 21 bệnh nhân tử vong tại bệnh viện10. Tại Tripoli, Libya hơn 1000 bệnh nhân bị nhiễm độc với tử vong khoảng 10% (101/1066). Tại Kenya, kết quả thống kê hai vụ dịch có khoảng 341 và 126 bệnh nhân, với tỷ lệ tử vong tương ứng là 29% và 21%11.
Một nghiên cứu tại viện trường Ostfold, Na Uy trong 2 năm (2002-2004) có 59 bệnh nhân, nhập viện 51, tử vong trước viện 8, trong số 51 bệnh nhân đều được điều trị bằng bicarbonat, fomepizole và lọc máu tỉ lệ tử vong 18%, di chứng 10%7. Tại Iran trong vòng 1 năm (2009-2010) có 46 bệnh nhân ngộ độc methanol được điều trị bằng lọc máu ngắt quãng và bicarbonat, không sử dụng fomepizole, tỉ lệ tử vong 11%12. Tác giả Ruhksana nghiên cứu trong 4 năm tại Karachi của Pakistan có tổng số 188 bệnh nhân, tỉ lệ tử vong rất cao 38,83%, di chứng 35,64%13
Ở Đài Loan tác giả Lee và cộng sự báo cáo trong 9 năm (2000-2008) có 32 bệnh nhân ngộ độc cấp methanol, 59,4% điều trị bằng ethanol, 58,1% lọc máu ngắt quãng, tỉ lệ tử vong 34,4%, di chứng 46,9%14.
Việt Nam:
Nước ta do tập quán uống rượu tự pha chế, nấu rượu lậu, sử dụng rượu không rõ nguồn gốc, các chế phẩm cồn sát khuẩn giả là những yếu tố tiềm ẩn liên quan đến ngộ độc methanol. Một số nghiên cứu về ngộ độc methanol tại TTCĐ Bệnh viện Bạch Mai cho thấy ngộ độc cấp methanol ngày càng gia tăng và tỷ lệ tử vong và di chứng cao. Tác giả Nguyễn Đàm Chính nghiên cứu trên 30 bệnh nhân từ năm 2011-2013 tỉ lệ tử vong trong nhóm nặng phải lọc máu là 41%2. Tác giả Lưu Thị Liên nghiên cứu các yếu tố liên quan tử vong trên 107 bệnh nhân ngộ độc cấp methanol trong 4 năm thấy tỉ lệ tử vong rất cao 41,1%, một số yếu tố nguy cơ liên quan đến tử vong là thời gian đến viện muộn > 24 giờ, hôn mê sâu (điểm Glasgow < 8), toan chuyển hóa pH < 7,0, tổn thương thận cấp, tăng đường máu và tụt HA15.
1.2. Đại cương về methanol
Methanol hay còn gọi là methyl alcohol có công thức hóa học là CH4O hay CH3OH được người Hy Lạp cổ tình cờ phát hiện khi thủy phân gỗ, tuy nhiên sản phẩm methanol lúc đó tồn tại dưới dạng tạp chất, lẫn với các chất khác. Methanol nguyên chất được tổng hợp lần đầu tiên bởi Robert Boyle vào năm 1661 bằng cách thủy phân gỗ Hoàng Dương. Đến nay methanol được sản xuất trong công nghiệp bằng phản ứng hóa học với cơ chất sử dụng phổ biến là carbon monoxide (CO), carbon dioxide (CO2) và khí hydro (H2). Methanol là một dung dịch không màu, bay hơi ở nhiệt độ phòng, trọng lượng phân tử 32dalton, điểm sôi là 64,7°C, trọng lượng riêng là 0,8116. 
Trong tự nhiên tồn tại một số loại vi khuẩn sinh ra methanol thông qua phản ứng chuyển hóa kỵ khí nhưng sau đó methanol lại phản ứng với oxy chuyển hóa thành khí CO2 và nước. Do đó lượng methanol sinh ra do phản ứng lên men của vi khuẩn tự nhiên có số lượng không đá ... asini S, Sharma AK, Shrestha JK, Nepal BP. Methanol poisoning: ocular and neurological manifestations. Optom Vis Sci. 2012;89:178-182.
174.	Coulter CV, Farquhar SE, McSherry CM, Isbister GK, Duffull SB. Methanol and ethylene glycol acute poisonings - predictors of mortality. Clin Toxicol (Phila). 2011;49:900-906.
175.	Meyer RJ, Beard ME, Ardagh MW, Henderson S. Methanol poisoning. N Z Med J. 2000;113:11-13.
176.	Hassanian-Moghaddam H, Zamani N, Roberts DM, et al. Consensus statements on the approach to patients in a methanol poisoning outbreak. Clin Toxicol (Phila). 2019;57:1129-1136.
177.	Nguyễn Đàm Chính, Hà Trần Hưng. Đặc điểm khí máu và áp lực thẩm thấu máu ở bệnh nhân ngộ độc cấp methanol tại Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch mai. Sinh lí học Việt Nam. 2015;19:34-40.
178.	Abdolkarim P. Prognostic Factors Including Clinical Manifestation and Paraclinic Finding in Sever Methanol Toxicity. Journal of Alcoholism and Drug Dêpndence. 2013;1.
PHỤ LỤC 1
ĐƠN TÌNH NGUYỆN THAM GIA NGHIÊN CỨU
Xác nhận rằng
Tôi đã đọc các thông tin đưa ra cho nghiên cứu lâm sàng : ‘’ Đánh giá hiệu quả phác đồ lọc máu tích cực phối hợp với ethanol đường uống trong điều trị ngộ độc cấp methanol ‘’ và tôi đã được các cán bộ nghiên cứu giải thích về nghiên cứu này và các thủ tục đăng ký tình nguyện tham gia vào nghiên cứu.
Tôi đã có thời gian và cơ hội được cân nhắc tham gia vào nghiên cứu này.
Tôi hiểu rằng tôi có quyền được tiếp cận với các dữ liệu mà những người có trách nhiệm mô tả trong tờ thông tin.
Tôi hiểu rằng tôi có quyền rút khỏi nghiên cứu vào bất cứ thời điểm nào vì bất cứ lý do gì.
Tôi đồng ý rằng các bác sỹ chăm sóc sức khỏe chính sẽ được thông báo về việc tôi tham gia trong nghiên cứu này.
Đánh dấu vào ô thích hợp (quyết định này sẽ không ảnh hưởng khả năng bạn tham gia vào nghiên cứu):
Có
Không
Tôi đồng ý tham gia trong nghiên cứu này
Ký tên của người tham gia
.
Ngày / tháng / năm
Nếu cần,
* Ghi rõ họ tên và chữ ký của người làm chứng
Ngày / tháng / năm
Ghi rõ họ tên và chữ ký của người hướng dẫn
Ngày / tháng / năm
..
PHỤ LỤC 2
BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU
SỐ BA:  MÃ BA:  MÃ HÓA: 
BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHÁC ĐỒ LỌC MÁU TÍCH CỰC PHỐI HỢP VỚI ETHANOL ĐƯỜNG UỐNG TRONG ĐIỀU TRỊ NĐC METHANOL
Họ tên: ................................................................................ĐT: ....................
Tuổi:............ Giới: 1. Nam 2. Nữ 
Dân tộc: 1. Kinh 2. Khác (cụ thể):
Nghề nghiệp: 	1.C/bộ 2.LR 3.CN 4.HS/SV 
 5.Lao động phổ thông 6. Khác
Địa chỉ: .......
Nơi chuyển đến: 1. Khoa Cấp Cứu 2. Tự vào 3. Tuyến dưới 4. Khác 
Ngày giờ vào viện:
Ngày ra viện/ tử vong hoặc nặng xin về:
Số ngày điều trị:.ngày.
CHUYÊN MÔN
Chẩn đoán tuyến dưới: 
Chẩn đoán khoa Cấp Cứu: ........
Chẩn đoán vào viện:.....................................................................................
Chẩn đoán VV dựa vào: 	Lời khai ð	Tang vật ð	Biểu hiện LS ð	XN độc chất máu ð
Chẩn đoán mức độ nặng lúc vào viện (PSS): 
Tử vong ð	nặng ð trung bình ð	nhẹ ð không có triệu chứng ð
5. Hoàn cảnh xảy ra ngộ độc:
Nơi xảy ra NĐ: 	Nhà ð Trường học ð Hàng ăn ð 
Khác (ghi rõ)....................................................................
Hoàn cảnh ngộ độc: 
Tên rượu: 
Thành phần, nồng độ: 
Số lượng rượu uống: 
Đường vào:
Vụ NĐC 1 người ð Nhiều người: ð 
Tang vật: vỏ chai rượu: ð 	Khác: ð (Ghi rõ):.
Triệu chứng khởi phát: 
Thời gian uống- vào viện: 
Thời gian uống - xuất hiện triệu chứng
Thời gian uống- xuất hiện toan
TIỀN SỬ
Bệnh đã mắc Không ð
Bệnh lý tim mạch ð	.Thời gian ..
Bệnh lý hô hấp ð 	.Thời gian ..................
Bệnh tâm thần ð .. Thời gian.. 
Bệnh lý gan mật ð  Thời gian..
Khác (cụ thể):
Thuốc đang điều trị: 
Nghiện chất
Rượu: Có ð	Không ð	Thời gian:..năm
Số lượng:..ml/ngày
Ma túy: Có ð	Không ð	Thời gian: .năm
 Loại ma túy sử dụng:..
Tiền sử ngộ độc: Có ð	Không ð ; Số lần ngộ độc .....................................
III- LÂM SÀNG
Cân nặng: Cao: 
PSS vào viên- ra viện:
SOFA vào viện- ra viện:
Tim mạch
Triệu chứng
Vào viện
4h sau lọc máu
Kết lọc lần 1
Bắt đầu lọc lần 2
Sau lọc lần 2 4h
Kết lọc lần 2
Ra viện/ tử vong
Tần số tim
Loại nhịp
HA max
HA min
Mạch quay
Hệ Hô Hấp
Triệu chứng
Vào viện
4h sau lọc máu
Kết lọc lần 1
Bắt đầu lọc lần 2
Sau lọc lần 2 4h
Kết lọc lần 2
Ra viện/ tử vong
SpO2
Khó thở
Thở kussmall
Rales phổi
Phù phổi
Sặc phổi
Thần kinh 
Triệu chứng
Vào viện
4h sau lọc máu
Kết lọc lần 1
Bắt đầu lọc lần 2
Sau lọc lần 2 4h
Kết lọc lần 2
Ra viện/ tử vong
Glasgow
Đồng tử
PXAS
Bụng chướng
Cầu bàng quang
Đau đầu
Kích thích,vật vã
Co giật (số cơn)
Co giật liên tục
Run chân tay
Hoang tưởng/Ảo giác
Liệt khu trú
Trương lực cơ
PXGX
Các biểu hiện lâm sàng khác
Triệu chứng
Vào viện
4h sau lọc máu
Kết lọc lần 1
Bắt đầu lọc lần 2
Sau lọc lần 2 4h
Kết lọc lần 2
Ra viện/ tử vong
Nhiệt độ
Buồn nôn
Nôn
Ỉa chảy
Da lạnh ẩm
Nhìn mờ
Đau cơ
Đau bụng
Viêm tụy
XH tiêu hóa
Chảy máu trên LS
IV- CẬN LÂM SÀNG
Khí máu – Điện giải đồ
Kết quả
Vào viện
Trước lọc lần 1
Kết lọc lần 1
Bắt đầu lọc lần 2
Kết lọc lần 2
Sau 3 ngày
Ra viện/ tử vong
pH
pO2
pCO2
HCO3
BE
Lactat
Ca2+ 
Glucose
Methanol, ethanol, ALTT, KT ALTT, KT anion
Vào viện
Sau 1h
Sau 2h
Sau 3h
Sau 4h
Sau 5h
Sau 6h
Sau 7h
Sau lọc1
Sau lọc 2
Methanol
Ethanol
ALTT
KT ALTT
KT anion
Xét nghiệm máu-nước tiểu:
 Ngày
Xét nghiệm
Vào viện
Sau lọc 1
Sau lọc 2
Sau lọc 3
Ngày 2
Ngày
3
Ngày 4
RV/TV
1. CTM - HC 
- Hb
HCT
- TC 
- BC 
 TT/lympho (%) 
2. S/hoá - Glucose 
 Urê
Creatinin
CK
CK-MB
AST
ALT
GGT
 Protein
Albumin
 Bilirubin TP
Bilirubin TT
Amylase
Lipase
Na+
K+
Cl
3. ĐM: - APTT (s)
- Prothrombin (%)
4.NT- Prot
pH
HC
 Ceton niệu
XQ tim phổi: Bình thường £ Mờ không đồng đều £: 	Một bên £ 	 Hai bên £ 	 Khác £
Tổn thương thần kinh trên CT/MRI: Không chụp CT/MRI £ / Có chụp CT/MRI £ Bình thường £ Xuất huyết dưới nhện £ Giảm tỉ trọng nhân xám TW 2 bên do NĐ £ Hình ảnh nhồi máu não £ Thoái hóa chất trắng hai bên £
Khác (ghi rõ).
Điện tim
Kết quả
Vào viện
1h
3h
6h
Ngày 2
Ngày 3
Ra viện
Nhịp tim
Khoảng QRS
Thời gian QT
B/hiện hạ kali
B/hiện tăng kali
V- ĐIỀU TRỊ
Xử trí tại chỗ:	Không: ð 	
Gây nôn:	 Có ð	 	Không ð
Khác: 
Xử trí tuyến trước:	Không: ð 	
Thở Oxy:	Có ð 	Không ð
NKQ: 	Có ð 	Không ð
Bóp bóng:	Có ð 	Không ð
Thở máy: 	Có ð 	 Không ð
	Truyền HCO3:	Có ð	.......... lít	Không ð 
Truyền dịch:	Có ð	.......... lít	Không ð 
Lọc máu: Có ð Không ð
Vận mạch: Adre: ð ; Noradre: ð ; Dopamin: ð ; Dobutamin: ð 
Khác: .
Điêu trị tại TT Chống độc - Bạch Mai:
Loại bỏ chất độc
Điều trị
Ngày 1
Ngày 2
Ngày 3
Ngày 4
Ngày 5
Ngày 6
Ra viện
Biến chứng
HCO3-
(mEq)
Ethanol
(ml)
Truyền dịch (l)
Truyền đường (l)
Bù Kali
Folinat (mg)
Thở oxy
Đặt NKQ
Thở máy
Thuốc chống loạn nhịp
HD kéo dài 8h
HD 
CVVH
Điều trị Bicarbonat
Thời gian
Loại Bicarbonat
Liều dùng
(mmol/L)
pH
K+
trước
sau
trước
sau
Vận mạch
Thuốc
vận mạch
Không
Có
Nếu có
Giờ bắt đầu dùng
Thời gian dùng
Liều tối đa (mcg/kg/m)
Adrenalin
£
£
Dopamin
£
£
Noradrenalin
£
£
Dobutamin
£
£
Một số dữ liệu cho cuộc lọc máu
Số lần bệnh nhân lọc máu: HD kéo dài (8h) Số lần:..
	 CVVH: Số lần
Thời gian từ lúc vào viện đến lúc lọc máu:phút
Thời gian từ lúc bắt đầu có triệu chứng đầu tiên đến khi bắt đầu bắt đầu lọc máu:..phút
Thời gian từ lúc vào viện đến khi được dùng ethanol phút
Thời gian từ lúc bắt đầu có triệu chứng đầu tiên đến khi được dùng ethanol...phút
Thời gian từ lúc vào viện đến khi rút ống nội khí quản:ngày
Liều chống đông cuộc lọc 1:
Liều chống đông cuộc lọc 2:
Thời gian giữa 2 cuộc lọc:
VI- KẾT QUẢ
Tử vong:	£	Tử vong ngày thứ:	
Di chứng:	£	cụ thể:	
Sống:	£	Hết triệu chứng lâm sàng 	giờ thứ:	
	pH trở về giá trị bình thường	giờ thứ: 	
CÁC GHI CHÚ KHÁC:
Khám chuyên khoa mắt: Giảm thị lực £. Viêm thị thần kinh £. Đục thủy tinh thể £. Không xác định nguyên nhân £. Bình thường £. Không khám mắt £
Xét nghiệm đặc biệt:
Điều trị đặc biệt:
PHỤ LỤC 3
ĐIỂM ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NẶNG NGỘ ĐỘC
(POISONING SEVERITY SCORE/PSS)
Bộ phận
Không
Nhẹ
Trung bình
Nặng
Tử Vong
0
1
2
3
4
Không có triệu chứng
Nhẹ, thay đổi, các triệu chứng, dấu hiệu bình thường
Triệu chứng rõ, kéo dài
Triệu chứng nặng, đe dọa tính mạng
Chết
Tiêu hóa
Nôn, tiêu chảy, đau, khó chịu, bỏng độ một
Trợt miệng
Nội soi: phù nề, chảy máu
Nôn kéo dài, tiêu chảy đau, tắc ruột
Bỏng độ 1, có chỗ bỏng độ 2 và 3 ở một vùng giới hạn
Nuốt khó
Nội soi: Tổn thương loét niêm mạc
Chảy máu nặng, thủng ống tiêu hóa
Không nuốt được
Nội soi: loét viêm mạc, thủng
Hệ hô hấp
Kích thích, ho, khó thở nhẹ, co thắt nhẹ
Ho nhiều, co thắt, khó thở, rít thanh quản, hạ Oxy máu cần ở oxy
Phim XQ phổi: những dấu hiều bất thường ở mức trung bình
Các triệu chứng suy hô hấp như co thắt, tắc nghẽn, phù thanh môn, phù phổi, tràn khí màng phổi
Phim XQ phổi: những dấu hiệu bất thường ở mức độ nặng
Hệ thần kinh
Lơ mơ, chóng mặt, ù tai, mất điều hòa, khó ở, có dấu hiệu bó tháp nhẹ
Rối loạn giao cảm, phó giao cảm nhẹ
Rỗi loạn nhẹ thị lực hoặc thính lực
Hôn mê nhưng đáp ứng tốt với kích thích đau
Thở chậm có cơn ngừng thở ngắn
Lẫn lộn, kích thích, ảo giác, mê sảng
Co giật cục bộ hoặc toàn thể, không chu kỳ.
Triệu chứng bó tháp rõ, triệu chứng rối loạn phó giao cảm, giao cảm nặng
Liệt cục bộ không ảnh hưởng tới chức năng sống
Rối loạn thị giác và thình giác
Hôn mê sâu không đáp ứng với cảm giác đau, trung tâm hô hấp bị ức chế
Kích thích mạnh, trạng thái động kinh, co giật toàn thân thường xuyên
Liệt toàn bộ hoặc liệt có ảnh hưởng tới chức năng sống
Mù hoặc điếc
Hệ tim mạch
Ngoại tâm thu
Hạ huyết áp nhẹ, thoáng qua
Nhịp xoang chậm
(40 - 50 ở người lớn, 60 - 80 ở trẻ lớn, 80 - 90 ở trẻ nhỏ).
Nhịp nhanh xoang (140 - 180 ở người lớn, 160 - 190 ở trẻ nhỏ và trẻ lớn, 160 - 200 ở tré sơ sinh)
Ngoại tâm thu liên tục, rung nhĩ, cuồng nhĩ, block nhĩ thất 1 hoặc 2, QT và QRS kéo dài, tái cực bất thường
Thiếu máu cục bộ cơ tim
Tăng hoặc tụt áp rõ
Nhịp xoang chậm nặng
(<40 ở người lớn, <60 - 80 ở trẻ nhỏ và < 80 trẻ sơ sinh).
Nhịp nhanh xoang nặng)>180 ở người lớn, >190 ở trẻ nhỏ và >200 ở trẻ sơ sinh) 
Những rối loạn nhịp thất, đe dọa tính mạng, block nhĩ thất cấp 3, vô tâm thu
Nhồi máu cơ tim
Sốc, cơn tăng huyết áp
Rối loạn chuyển hóa
Rối loạn toan kiềm nhẹ (HCO3 - : 15 - 30 hoặc 30 - 40 mmol/L, pH: 7,25 - 7,32 hoặc 7,50 - 7,59)
Rối loạn nước điện giải nhẹ K+: 3,0 - 3,4 hoặc 5,2 - 5,9 mmol/L
Hạ đường huyết nhẹ (50 - 70 mg/dl hoặc 2,8 - 3,9 mmol/L ở người lớn)
Hạ thân nhiệt thoáng qua
Rối loạn chuyển hóa acid - base rõ (HCO3 - : 10 - hoặc > 40 mmol/L, pH: 7,25 - 7,32 hoặc 7,60 - 7,6)
Rối loạn nước điện giải nhẹ K+ : 2,5 - 2,9 hoặc 6,0 - 6,9 mmol/L
Hạ đường huyết rõ (30 - 50 mg/dL hoặc 1,7 - 2,8 mmol/L ở người lớn)
Hạ nhiệt độ kéo dài
Rối loạn chuyển hóa acid - base nặng (HCO3 - 7,7)
Rối loạn nước điện giải nặng K+ 7 mmol/L
Hạ đường huyết nặng K+ 7 mmol/L
Hạ đường huyết nặng (<30 mg/dL hoặc 1,7 mmol/L ở người lớn)
Hạ nhiệt độ hoặc tăng nhiệt độ đe dọa tính mạng
Gan
Men gan tăng nhẹ trong huyết thanh (AST, ALT tăng 2 - 5 lần)
Men gan tăng rõ trong huyết thanh (AST, ALT tăng 5 - 50 lần) nhưng không có bất thường khác về sinh hóa như amoni ....Hoặc có dấu hiệu suy gan trên lâm sàng
Men gan tăng rõ trong huyết thanh (AST, ALT tăng > 50 lần so với bình thường) hoặc có những bất thường khác về sinh hóa amoni.....yếu tố đông máu
Hoặc có dấu hiệu suy gan trên lâm sàng
Thận
Hồng cầu niệu và protein niệu tốt thiểu (+)
Hồng cầu niệu và protein niệu rõ (++) Rối loạn chức năng thận (như đã niệu hoặc thiểu niệu) Creatinin máu từ 200 - 500 µmol/L
Suy thận (thiểu niệu, creatinin máu < 500 µmol/L)
Máu
Huyết tán
MetHb rõ (MetHb: 30 - 50%)
Rối loạn đông máu không có chảy máu trên lâm sàng
Giảm HC, BC, TC
Huyết tán nặng
MetHb nặng (MetHb > 50%)
Rối loạn đông máu chảy máu có chảy máu trên lâm sàng
Giảm nặng HC, BC, TC
Hệ cơ
Đau nhẹ, nhẽo cơ
CK 250 - 1500 IU/I
Đau cứng cơ, chuột rút
Tiêu cơ vân, CK: 1500 - 10.000IU/I
Đau nhiều, cứng cơ liên tục, chuột rút nặng 
Tiêu cơ vân có biến chứng
CK > 10.000IU/I
Da
Kích thích, bỏng độ 1 (Đỏ da) hoặc có độ 2 nhưng chỉ ở 10% bề mặt cơ thể
Bỏng độ 2: 10 - 50% bề mặt cơ thể, ở trẻ em là 10 - 30% hoặc bỏng độ 3 < 20% bề mặt cơ thể
Phỏng độ 2: <50% bề mặt cơ thể
Trẻ em > 30% hoặc bỏng độ 3 > 20% bề mặt cơ thể
Mắt
Kích thích, đỏ, chảy nước mắt, phù nhẹ, mi mắt
Kích thích liên tục bề mặt giác mạc, trợt giác mạc, loét giác mạc điểm
Loét giác mạc rộng, thủng giác mạc 
Tổn thương vĩnh viễn
Tại chỗ, bị đốt, cắn
Phù tại chỗ, ngứa, đau nhẹ
Phù toàn bộ phân chi, hoại tử nhỏ, đau vừa
Phù toàn bộ chi và các vùng cơ liên quan 
Hoại tử rộng
Phù nề các vị trí nguy hiểm ảnh hưởng tới đường thở
Đau nhiều
PHỤ LỤC 4
THANG ĐIỂM GLASSGOW
Mở mắt
Đáp ứng vận động
Bình thường 4 điểm
Khi gọi to 3 điểm 
Khi kích thích đau 2 điểm
Không đáp ứng 1 điểm
Theo lệnh 6 điểm
Có định khu 5 điểm
Gạt đúng khi gây đau 4 điểm
Co chi (mất vỏ) 3 điểm
Duỗi chi (mất não) 2 điểm
Không đáp ứng 1 điểm
Đáp ứng với lời nói
Đúng 5 điểm
Lẫn lộn 4 điểm
Không thích hợp 3 điểm
Không hiểu lời 2 điểm
Không trả lời 1 điểm
PHỤ LỤC 5
BẢNG ĐIỂM SOFA
Điểm
0
1
2
3
4
Hô hấp
(PaO2/ FiO2)
>400
≤ 400
≤300
≤200 + hỗ trợ hô hấp
≤ 100 + hỗ trợ hô hấp
Tiểu cầu
(x103 /ml)
>150
≤ 150
≤ 100
≤ 50
≤ 20
Bilirubin (µmol/L)
< 20
20-32
33-101
102-204
>204
Tim mạch
(HA, thuốc vận mạch)
Không tụt HA
HATB<70mmHg
Dopa< hoặc dùng Dobutamin ≤ 5 giờ
Dùng Dopamin > 5 giờ hoặc Adrenalin ≤ 0,1 giờ hoặc Noadrenalin ≤ 0,1 giờ
Dùng Dopamin > 15 giờ hoặc Adrenalin > 0,1 giờ hoặc Noradrenalin > 0,1 giờ
Thần kinh (GCS)
15
13-15
10-12
6-9
<6
Thận (creatininµµmol/L, hoặc nước tiểu ml/ngày)
<110
110-170
171-299
300-440
(<500)
>400
<200
PHỤ LỤC 6
THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ TIÊN LƯỢNG GLASGOW
(GLASGOW OUTCOME SCALE/GOS)
Điểm
Mô tả
1
Tử vong
2
Tình trạng thực vật kéo dài. Bệnh nhân không có biểu hiện chức năng vỏ não rõ ràng
3
Tình trạng tàn tật nặng (còn ý thức nhưng tàn tật). Bệnh nhân phải phụ thuộc vào người khác để duy trì cuộc sống hàng ngày do tình trạng tàn phế về tâm thần, thể chất hay cả hai
4
Tình trạng tàn tật mức độ vừa (tàn tật nhưng không phải phụ thuộc vào người khác). Bệnh nhân không phải phụ thuộc vào người khác trong các sinh hoạt hàng ngày. Các loại tàn tật được thấy bao gồm: nói khó (dysphasia) hay thất ngôn (aphasia), liệt nửa người, suy giảm trí nhớ hay sa sút trí tuệ và các biến đổi nhân cách
5
Hồi phục tốt. Các hoạt động trở lại bình thường mặc dù có thể còn những khiếm khuyết thần kinh hay tâm thần nhẹ
Thang điểm đánh giá tiên lượng Glasgow tập trung đánh giá các tổn thương gây ảnh hưởng tới hoạt động chức năng ở các lĩnh vực khác nhau trong đời sống hàng ngày của bệnh nhân thay vì đánh giá mức độ khiếm khuyết chức năng thần kinh của bệnh nhân

File đính kèm:

  • docxluan_an_danh_gia_hieu_qua_cua_phac_do_loc_mau_tich_cuc_phoi.docx
  • docxThong tin tieng anh.docx
  • docthong tin tieng viet.doc
  • docxtóm tắt luận án TA.docx
  • docxtóm tắt luận án TV.docx
  • docxtrích yếu luận án TS.docx