Luận án Đánh giá nghệ thuật kiến trúc và kỹ thuật xây dựng tháp chăm nhằm phục vụ công tác bảo tồn

Trong đại gia đình các dân tộc ở Việt Nam, Đại Việt và Champa có những

mối quan hệ đặc biệt không chỉ ở những sự kiện lịch sử đầy biến động mà còn có một

quá trình giao lưu, đan xen văn hóa từ lâu đời. Và suốt quá trình lịch sử đó đã để lại

trên mảnh đất miền Trung ngày nay rất nhiều các công trình phục vụ cho đời sống

– sinh hoạt của người Chăm trước đây như: Đền Tháp, Thành Lũy, Giếng nước,

Mộ Táng, Nhà ở,. Trong đó, đặc biệt là các kiến trúc Đền Tháp – một loại hình

kiến trúc còn lưu lại với khoảng 40 ngôi đền tháp phân bố rải rác chủ yếu ở khu

vực Miền Trung Việt Nam. Các công trình này chứa đựng các giá trị về lịch sử,

văn hóa, nghệ thuật - kỹ thuật trong kiến trúc và xây dựng của một vương

quốc đã từng hưng thịnh trong lịch sử. Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam) đã được

vinh danh như là một di sản văn hóa thế giới là một minh chứng.

Tuy nhiên, các di tích, công trình quí báu đó đã xuống cấp theo thời gian

bởi sự tác động của tự nhiên và con người. Trước thực trạng đó, nhà nước đã

quan tâm, cấp ngân sách cho việc nghiên cứu bảo tồn, trùng tu lại các các công

trình này - đặc biệt là các Đền Tháp. Do vậy, sự xuống cấp của các công trình

này phần nào đã được hạn chế. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều vấn đề còn

tồn tại mà nó bắt nguồn chủ yếu từ việc chúng ta chưa xác định được phương

pháp nguyên gốc về kỹ thuật xây dựng cũng như những đặc điểm riêng biệt kiến

trúc, nhất là khi nó được đặt trong mối liên hệ với kỹ thuật xây dựng khi nó vẫn

còn đang là một ẩn số. Điều này làm cho công tác trùng tu – phục hồi các di tích

Chăm nói chung và các kiến trúc Đền Tháp nói riêng thiếu độ bền theo thời gian

và tính thẫm mỹ, thậm chí gây phản cảm tại một số vị trí đã trùng tu.

pdf 165 trang dienloan 12460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Đánh giá nghệ thuật kiến trúc và kỹ thuật xây dựng tháp chăm nhằm phục vụ công tác bảo tồn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Đánh giá nghệ thuật kiến trúc và kỹ thuật xây dựng tháp chăm nhằm phục vụ công tác bảo tồn

Luận án Đánh giá nghệ thuật kiến trúc và kỹ thuật xây dựng tháp chăm nhằm phục vụ công tác bảo tồn
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG 
HỒ THẾ VINH 
ĐÁNH GIÁ NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC 
VÀ KỸ THUẬT XÂY DỰNG THÁP CHĂM NHẰM 
PHỤC VỤ CÔNG TÁC BẢO TỒN 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ 
HÀ NỘI, 2018 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG 
HỒ THẾ VINH 
ĐÁNH GIÁ NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC 
VÀ KỸ THUẬT XÂY DỰNG THÁP CHĂM NHẰM 
PHỤC VỤ CÔNG TÁC BẢO TỒN 
Chuyên ngành : Kiến trúc 
Mã số : 9580101 
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 
GVHD 1: GS – TS. PHẠM ĐÌNH VIỆT 
GVHD 2: PGS – TS. NGUYỄN VĂN ĐỈNH 
Hà Nội, Năm 2018 
LỜI CẢM ƠN 
Luận Án này được hoàn thành nhờ sự cung cấp thông tin, sự giúp đỡ của 
các cơ quan quản lý và cá nhân của những gia đình sở hữu các kiến trúc kể 
trên.Vì vậy tôi xin chân thành cảm ơn các giảng viên hướng dẫn, các chuyên gia, 
các cơ quan đã giúp đỡ thông tin trong quá trình đi khảo sát, điền dã..! 
 Tác giả luận án 
 Hồ Thế Vinh 
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. 
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công 
bố trong bất kỳ công trình nào khác. 
 GVHD Tác giả luận án 
GS.TS Phạm Đình Việt Hồ Thế Vinh 
MỤC LỤC 
LỜI CẢM ƠN 
LỜI CAM ĐOAN 
MỤC LỤC 
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ 
DANH MỤC CÁC BẢNG 
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1 
 1. Đặt vấn đề - Lý do chọn đề tài ............................................................................ 1 
 2. Mục tiêu - Ý nghĩa nghiên cứu ........................................................................... 2 
 3. Đối tượng - Phạm vi – giới hạn nghiên cứu ...................................................... 2 
 4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 3 
Chương 1. TỔNG QUAN THÁP CHĂM – DẤU ẤN VĂN HÓA ĐẶC SẮC 
CỦA DÂN TỘC CHĂM TRÊN DÃI ĐẤT MIỀN TRUNG VIỆT NAM ............. 4 
1.1. Khái quát nhà nước Chăm pa (TK IV – XVII) .......................................................... 4 
1.2. Thực trạng tồn tại các Tháp Chăm hiện nay .............................................................. 8 
1.3. Tổng quan về công tác bảo tồn các Tháp Chăm ...................................................... 14 
1.4. Tổng quan về các công trình nghiên cứu tháp Chăm .............................................. 16 
 1.4.1. Những nghiên cứu tổng quan ..................................................................... 16 
 1.4.2. Những nghiên cứu trên các kiến trúc đền tháp ......................................... 18 
 1.4.3. Đánh giá chung về các nghiên cứu ............................................................ 24 
1.5. Những vấn đề tồn tại trong nghiên cứu – bảo tồn tháp Chăm và hướng nghiên 
cứu đặt ra của tác giả ......................................................................................................... 25 
1.6. Tiểu kết ........................................................................................................................ 27 
Chương 2. CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ ĐÁNH GIÁ NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC 
VÀ KỸ THUẬT XÂY DỰNG THÁP CHĂM .......................................................... 29 
2.1. Các cơ sở pháp lý ......................................................................................... 29 
2.2. Hệ thống tiêu chí và phương pháp đánh giá trị di sản ............................................. 32 
 2.2.1. Phân cấp di tích ............................................................................................ 32 
 2.2.2. Khu vực bảo vệ ............................................................................................ 34 
 2.2.3. Tiêu chí bảo tồn của UNESCO .................................................................. 34 
2.3. Cơ sở về lịch sử - tự nhiên và văn hóa - xã hội ........................................................ 35 
 2.3.1. Các yếu tố tự nhiên ...................................................................................... 35 
 2.3.2. Yếu tố chính trị - lịch sử ............................................................................. 36 
 2.3.3. Đặc điểm về kinh tế - văn hóa - xã hội và tín ngưỡng ............................. 40 
 2.3.3.1. Đặc điểm kinh tế....................................................................................... 40 
 2.3.3.2. Đặc điểm văn hóa ..................................................................................... 41 
 2.3.3.3. Đặc điểm tín ngưỡng ............................................................................... 43 
2.4. Cơ sở về công nghệ xây dựng ................................................................................... 45 
 2.4.1. Vật liệu xây dựng - Gạch ............................................................................ 45 
 2.4.1.1 Các loại vật liệu ......................................................................................... 45 
 2.4.1.2 Vật liệu gạch .............................................................................................. 46 
 2.4.2. Chất kết dính ................................................................................................ 57 
 2.4.3. Kỹ thuật xây dựng không chất kết dính .................................................... 61 
2.5. Cơ sở quy hoạch và kiến trúc ................................................................................... 63 
 2.5.1. Quy hoạch .................................................................................................... 63 
 2.5.2. Kiến trúc ....................................................................................................... 66 
 2.5.2.1 Hình thức Kiến trúc ................................................................................... 66 
 2.5.2.2. Giải pháp sử dụng vòm cuốn, gá ghép vật liệu và hệ thống kết cấu móng ..... 69 
2.6. Cơ sở về nghệ thuật trang trí ...................................................................................... 84 
 2.6.1. Các loại hình trang trí .................................................................................. 84 
 2.6.2. Phương thức thể hiện trang trí trên các công trình kiến trúc ................... 88 
2.7. Cơ sở lý luận và thực tiễn về bảo tồn và trùng tu các công trình kiến trúc đền tháp 
Chăm .................................................................................................................................. 94 
 2.7.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................ 94 
 2.7.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................. 99 
Chương 3. ĐỀ XUẤT VỀ CÁC GIẢI PHÁP BẢO TỒN 
THÁP CHĂM HIỆN NAY .......................................................................................... 104 
3.1. Đánh giá các giá trị trong nghệ thuật kiến trúc và kỹ thuật xây dựng Tháp ....... 104 
 3.1.1. Những giá trị chung trong nghệ thuật kiến trúc và kỹ thuật xây dựng Tháp ..... 104 
 3.1.2. Đánh giá các giá trị riêng cho từng Tháp và cụm Tháp tại khu vực 
nghiên cứu ........................................................................................................................ 106 
3.2. Những nhận định có tính chuyên khảo của Luận Án về phương pháp xây dựng 
Tháp của người Chăm ..................................................................................................... 106 
3.3. Các giải pháp cho việc bảo tồn - tu bổ Tháp trên cơ sở vận dụng những nhận định 
về phương pháp xây dựng Tháp của người Chăm........................................................ 112 
 3.3.1. Nguyên tắc chung ...................................................................................... 112 
 3.3.2. Nguyên tắc đặc thù cho các Tháp Chăm ................................................. 116 
 3.3.2.1. Việc quy hoạch ....................................................................................... 116 
 3.3.2.2. Việc can thiệp ......................................................................................... 116 
 3.3.2.3. Các phương pháp và kỹ thuật truyền thống ......................................... 117 
 3.3.3. Giải pháp thực hiện ................................................................................... 118 
3.3.3.1. Đề xuất giải pháp bảo tồn không gian tổng thể cho từng Tháp . 118 
3.3.3.2. Giải pháp tu bổ đề xuất ............................................................... 121 
 3.3.3.3. Phục dựng ............................................................................................... 124 
 3.3.4. Đề xuất tổ chức quản lý thực hiện ........................................................... 126 
 3.3.5. Bàn luận về các kết quả nghiên cứu ........................................................ 130 
 3.3.5.1. Về nhận định kỹ thuật xây dựng Tháp ................................................. 130 
 3.3.5.2. Về các giải pháp tu bổ - trùng tu ........................................................... 132 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 140 
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ145 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 146 
PHỤ LỤC 
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ SỬ DỤNG TRONG 
BẢO TỒN, TU BỔ, PHỤC HỒI DI TÍCH 
+ Bảo tồn di tích: là những hoạt động nhằm bảo đảm sự tồn 
tại lâu dài, ổn định của di tích để sử dụng 
và phát huy giá trị của di tích đó. 
+ Tu bổ di tích : là việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật nối, 
vá, gắn, chắp, gia cố, gia cường, sửa chữa, 
thay thế cấu kiện, bộ phận của di tích 
nhằm bảo đảm sự bền vững và ổn định 
của các yếu tố gốc cấu thành di tích, tổng 
thể di tích và cảnh quan môi trường của di 
tích. 
+ Yếu tố gốc cấu thành di tích : là yếu tố có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa 
học, thẩm mỹ, thể hiện đặc trưng của di 
tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng 
cảnh. 
+ Hạ giải di tích: là hoạt động tháo rời cấu kiện tạo thành 
kiến trúc của một di tích nhằm mục đích 
tu bổ di tích hoặc di chuyển cấu kiện đến 
một nơi khác để lắp dựng lại mà vẫn giữ 
gìn tối đa sự nguyên vẹn các cấu kiện đó. 
+ Gia cố, gia cường di tích: là biện pháp làm tăng sự bền vững và ổn 
định của di tích hoặc các bộ phận của di 
tích. 
+ Phục chế di tích: là hoạt động tạo ra sản phẩm mới theo 
nguyên mẫu về chất liệu, hình thức và kỹ 
thuật để thay thế thành phần bị hư hỏng, 
bị mất của di tích. 
+ Tôn tạo di tích: là hoạt động nhằm tăng cường khả năng sử 
dụng, khai thác và phát huy giá trị di tích 
nhưng không làm ảnh hưởng đến yếu tố 
gốc cấu thành di tích, cảnh quan thiên 
nhiên và môi trường - sinh thái của di tích. 
+ Tu sửa cấp thiết di tích: là hoạt động chống đỡ, gia cố, gia cường 
tạm thời hoặc sửa chữa nhỏ để kịp thời 
ngăn chặn di tích khỏi bị sập đổ, hủy hoại. 
+ Khu vực bảo vệ I của di tích: là vùng có các yếu tố gốc cấu thành di tích 
được xác định tại bản đồ và biên bản 
khoanh vùng bảo vệ di tích theo quy định 
của pháp luật về di sản văn hóa. 
+ Khu vực bảo vệ II của di tích: là vùng bao quanh hoặc tiếp giáp khu vực 
bảo vệ I được xác định tại bản đồ và biên 
bản khoanh vùng bảo vệ di tích theo quy 
định của pháp luật về di sản văn hóa. 
+ Phân loại di tích: là việc chia di tích theo tiêu trí đặc điểm, 
giá trị nổi bật về lịch sử, văn hóa, khoa 
học, thẩm mỹ theo yêu cầu quản lý để có 
biện pháp phù hợp bảo vệ và phát huy giá 
trị di tích. 
+ Phục dựng di tích (BBT): là hoạt động phục dựng lại di tích lịch sử - 
văn hóa, danh lam thắng cảnh đã bị hủy 
hoại trên cơ sở các cứ liệu khoa học và 
nhân chứng lịch sử (nếu có) về di tích lịch 
sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đó. 
+ Quy hoạch di tích: là việc xác định phạm vi và biện pháp bảo 
quản, tu bổ, phục hồi các yếu tố gốc của di 
tích trong một khu vực xác định, định 
hướng tổ chức không gian các hạng mục 
công trình xây dựng mới, hệ thống công 
trình hạ tầng kỹ thuật và tạo lập môi 
trường cảnh quan thích hợp trong khu vực 
di tích. 
+ Tình trạng bảo tồn: là việc đánh giá tính bền vững, xác thực 
của những yếu tố cấu thành di tích, đặc 
biệt là các yếu tố gốc 
Tính toàn vẹn của di tích: là sự bảo lưu đầy đủ các yếu tố cấu thành 
một di tích bao gồm cảnh quan môi 
trường, các đặc điểm kiến trúc, kỹ thuật 
xây dựng, vật liệu sử dụng, kiểu thức 
trang trí và các động sản khác. 
+ Tôn tạo di tích: là việc xây dựng những công trình mới 
nhằm tăng cường khả năng sử dụng và 
phát huy giá trị di tích nhưng vẫn đảm bảo 
tính nguyên vẹn, sự hài hòa của di tích và 
cảnh quan lịch sử-văn hóa của di tích. 
+ Trưng bày bổ sung di tích: là việc giới thiệu hiện vật, tài liệu được 
phát hiện trong quá trình bảo vệ và phát 
huy giá trị di tích và trực tiếp liên quan 
đến di tích để khách thăm quan hiểu rõ 
hơn về giá trị của di tích đó. 
+ Vùng đệm cho di sản văn hóa: là vùng bảo vệ Di sản khỏi các tác động từ 
sức ép phát triển, môi trường, thảm họa 
thiên nhiên, du lịch, dân số. 
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ 
Hình 1.1. (a)-Bản đồ phân bố các tiểu quốc Chămpa trong lịch sử 
 và (b)-Khu vực cư dân Chăm 6 
Hình 1.2. Bản đồ phân bố phế tích Chăm-Quảng Nam 7 
Hình 1.3. Sơ đồ phân bố Đền Tháp Champa tại miền Trung và Tây Nguyên ở 
Việt Nam 12 
Hình 1.4. Một số hình ảnh cho thấy gạch trên Tháp tuy đã được xây thành một 
mảng tường không có mạch vữa và có dấu vết xoa quệt. 24 
Hình 1.5. Những phân tích trên bề mặt gạch của các Tháp (Mỹ Sơn) 
 cho thấy có dấu hiệu của sự mài sát lẫn nhau giữa những viên gạch 24 
Hình 2.1. Bản đồ phân bố các tiểu quốc Chăm trong lịch sử 39 
Hình 2.2. Mandala - Vị trí các Thần phương hướng và Hình đồ Vastu-Purusha-
Mandala 44 
Hình 2.3. Một số viên gạch và ngói( ngói, đầu ngói, ống ngói nóc,..) 
 tại kinh thành Simhapura trước đây-Trà Kiệu-Quảng Nam 51 
Hình 2.4. Gạch có tỷ trọng, độ hút nước, độ nung...khác nhau ở các lớp, các bề 
mặt (Mỹ Sơn) 52 
Hình 2.5. Gạch tại Tháp Chiên Đàn-Quảng Nam 52 
Hình 2.6. Các viên gạch phía trong tường tháp xây dựng lộn xộn, 53 
 mâu thuẩn với kỹ thuật khéo léo ở mặt ngoài 53 
Hình 2.7. Gạch ở phía bên ngoài Tháp với các lớp có các tính chất khác nhau 53 
Hình 2.8. Tháp Khương Mỹ-Quảng Nam 54 
Hình 2.9. (a)-Các khói đen còn bám phía trong đỉnh tháp Bằng An-Quảng Nam 
và (b)-Mảng Tường với nhiều viên gạch đồng nhất bị nung ở nhiệt độ 
cao tại Mỹ Sơn-Quảng Nam 54 
Hình 2.10. Những dấu tích của củi than bị đốt cháy xung quanh các chân Tháp 
(Phong Lệ, Quá Giáng, Cấm Mít,.. Đà Nẵng) 55 
Hình 2.11. (a)-Mảng tường trên tường Tháp còn sót lại tại Mỹ Sơn và (b)-Các 
mảng tường bên trái & phải phía tiền sảnh Tháp Bằng An cũng đều 
đầy những vết vạc cho phẳng trên gạch 55 
Hình 2.12. (a) - Các viên gạch đều nằm vừa vặn, sít sao trên Tường tháp Mỹ Sơn 
không có dấu hiệu của việc chặt gãy gạch để ráp cho vừa, một việc 
làm bắt buộc khi gạch đã nung chín và (b) - Dấu vết một mảng tường 
gạch đặc b ...  kiến trúc Tháp xây bằng phương pháp này luôn hướng về sự cân 
xứng, đẹp mắt, vừa độc đáo vừa có cá tính. Toàn cảnh các kiến trúc đều toát lên 
vẻ đẹp thanh thoát, tĩnh lặng như thách thức các tác động của môi trường và thời 
gian. Ở đây ta còn thấy dường như nghệ thuật Kiến trúc – Điêu khắc và Kỹ thuật 
xây dựng, sử dụng vật liệu dường như hòa quyện cùng nhau. Đó là giá trị rực rỡ, 
là nét bản sắc riêng biệt, thể hiện sự sáng tạo, tài ba độc đáo của những nhà kiến 
trúc, điêu khắc Chăm thời xa xưaVà với những phân tích, khảo sát trên hiện 
trạng các Tháp về hình thức kiến trúc, điêu khắc, vật liệu (độ nung, kích thước, 
các thành phần hóa-lý, các dấu vết trên bề mặt,), các vấn đề về văn hóa, lịch 
sử có thể gợi chúng ta nhận thấy khả năng về một phương pháp xây dựng 
142 
Tháp xưa nào đó của người Chăm mà với nó có thể giải đáp các câu hỏi có liên 
quan tới các hiện tượng về điêu khắc, vật lý và hóa học.. còn tồn tại trên tháp, 
đồng thời có thể tạo nên ngôi Tháp bền vững, đạt yêu cầu mỹ thuật trong sự 
đồng nhất, hài hòa giữa nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc và kỹ thuật xây 
dựng...Tuy nhiên, vấn đề này chắc chắn cũng cần có sự đóng góp rất nhiều của 
các nhà khoa học để dần đi đến kết quả cuối cùng. 
Những cố gắng nghiên cứu của nghiên cứu sinh còn phản ánh cái nhìn 
thực trạng các di tích Tháp ở khu vực Quảng Nam và công tác bảo tồn - trùng tu 
hiện nay, đồng thời đánh giá chân thực được các giá trị vốn có của các kiến trúc 
Đền Tháp về mặt kiến trúc, kỹ thuật xây dựng, trong sự tương quan với các 
mặt văn hóa - xã hôi, địa lý - chính trị, các yếu tố bản địa, để qua đó, góp thêm 
và đưa ra những tư liệu, những luận điểm khoa học có tính hữu ích trong việc 
hoàn thiện tư liệu nghiên cứu về kiến trúc Chăm, văn hóa Chăm (Chăm - Việt),... 
Đồng thời đây cũng là cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu sinh đề xuất bảo tồn 
chân xác các giá trị di tích trong điều kiện hiện nay, khi mà các kiến trúc này 
ngày càng xuống cấp nghiêm trọng và công tác bảo tồn vẫn chưa tìm được 
hướng ra khã dĩ... 
 Không những thế, ở một góc độ khác, những nghiên cứu, phát hiện này 
có thể mang đến những giá trị riêng cho khả năng ứng dụng vào trong nghệ thuật 
kiến trúc – xây dựng đương đại khi nó có thể mở ra một hướng mới trong nghiên 
cứu để tìm ra một phương pháp xây mới phục vụ cho ngành xây dựng, có nhiều 
ưu điểm hơn, mà với nó có thể thay thế cho lối xây thông thường hiện nay về mặt vật 
liệu, khả năng kết hợp giữa kiến trúc và điêu khắc, cũng như lý giải một số ẩn số 
xung quanh các vấn đề như kỹ thuật, triết học, tâm linh...trong văn hóa Chăm. 
+ Kiến nghị 
Để góp phần gìn giữ,tôn tạo, nghiên cứu và phát huy các giá trị của khu di 
tích các Tháp Chăm,việc tìm hiểu kỹ thuật xây dựng các tháp Chăm cổ là một 
việc làm cần thiết không những cho hiện tại mà cũng cho cả tương lai. Do vậy, 
143 
kiến nghị các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu và các nghành liên quan: 
1. Tiếp tục khảo sát, nghiên cứu, phân tích trên hiện trạng còn lại của các 
Tháp để có những nhận đinh, đánh giá chân xác hơn nữa những giá trị vốn có 
của các Tháp - đặc biệt cùng với các nghiên cứu khảo cổ tìm hiểu không chỉ ở 
những phần trên mặt đất mà còn ở những phần chìm bên dưới. Bởi vì, thông tin 
về mặt bằng tổng thể, cấu trúc mô hình và ý nghĩa văn hóa của nhiều nhóm kiến 
trúc Chămpa khác còn nằm trong lòng đất, chưa được phát lộ( như di tích Phong 
Lệ, Cấm Mít, Quá Giáng,..). Trong xu thế đô thị hóa và ngay cả xu thế phát triển 
nông thôn mới hiện nay, nhiều công trình kiến trúc mới, nhiều con đường mới,... 
sẽ xuất hiện, có nguy cơ làm ảnh hưởng xấu đến không gian cảnh quan và tính 
toàn vẹn của di tích. Do đó, những loại hình kiến trúc này cần được hoạch định 
một khu vực khoanh vùng bảo vệ và an toàn hơn. 
2. Cần nhìn nhận và đánh giá đúng các giá trị vốn có của các kiến trúc 
Tháp và đặt các kiến trúc này trong một không gian rộng hơn. Đó là các kiến 
trúc này nên được đặt dưới cái nhìn văn hóa, xã hội, giữa những yếu tố văn hóa 
nội sinh và văn hóa ngoại sinh, những truyền thống bản địa và truyền thống ảnh 
hưởng từ các tôn giáo mà người Chăm tiếp nhận trong suốt chiều dài lịch sử 
3. Cần thận trọng trong công tác bảo tồn - trùng tu các di tích Tháp Chăm 
hiện nay - nhất là khi chúng ta chưa biết chính xác phương pháp xây dựng của 
người Chăm xưa một cách chân xác. 
4. Nếu với việc xác định đúng phương pháp, kỹ thuật xây dựng như 
nghiên cứu sinh đề xuất thì cần được các nghành liên quan nghiên cứu và áp 
dụng rộng hơn để qua đó mở ra một phương pháp xây mới phục vụ cho ngành 
xây dựng, có nhiều ưu điểm hơn, thay thế cho lối xây bằng vữa xi măng + cát 
hoặc vôi + cát như hiện nay. Đồng thời điều đó sẽ là cơ sở tham khảo cho công 
tác trùng tu - phục dựng cũng như các ứng dụng khác trong đời sống xã hội và là 
một dữ liệu trong quá trình nghiên cứu các tháp Chăm về lịch sử, nghệ thuật, kiến 
trúc, kỹ thuật xây dựng suốt hơn một thế kỷ qua. 
144 
5. Trong Luật Di Sản năm 2001 có để 3 khu vực bảo vệ. Luật di sản sửa 
đổi năm 2009 chỉ nêu 2 khu vực bảo vệ. Đề nghị vẫn để 3 khu vực bảo vệ. Như 
vậy, việc gìn giữ cảnh quan, môi trường sẽ hiệu quả hơn. (Trong thực tế, khu 
vực bảo vệ 3 có thể không có nhưng đó là những trường hợp đặc biệt). Bởi cũng 
liên quan đến vấn đề này, một trong những khó khăn hiện nay là việc khoanh 
vùng, cắm mốc bảo vệ di tích. Từ khi Luật Di sản văn hóa được ban hành và đi 
vào cuộc sống, các di tích được khoanh vùng bảo vệ, nhưng hầu như chỉ có vùng 
bảo vệ I. Từ năm 2010, các địa phương nói chung và các khu vực di tích Tháp 
Chăm tại QN-ĐN đã tiến hành hướng dẫn điều chỉnh phạm vi khoanh vùng khu 
vực bảo vệ I cho các di tích được xếp hạng trước đây nhằm nâng cao hiệu quả 
công tác quản lý. Tuy nhiên, việc cắm mốc giới còn chậm, số lượng di tích được 
cắm mốc chưa nhiều. Tình trạng vi phạm mốc giới bảo vệ di tích tập trung ở các 
quận nội thành, nơi tập trung đông dân cư. Nguyên nhân vi phạm khá đa dạng 
như do lịch sử để lại, con cháu người trông nom di tích vào ở nhờ hoặc người 
dân tự ý vào ở, kinh doanh trong di tích ( như trường hợp Tháp Bàng An,..) 
Bên cạnh đó còn có thực trạng là nhiều hộ dân được cấp giấy chứng nhận quyền 
sử dụng đất ở khu vực bảo vệ I và II của di tích trước khi Luật Di sản văn hóa 
ban hành hoặc trước khi di tích được xếp hạngNgoài ra, với đặc thù ở một số 
vùng đô thị đông dân cư, đề xuất nên có quy định riêng đối với di tích trong khu 
vực đô thị và nông thôn, trong đó yêu cầu bắt buộc có khu vực bảo vệ III đối với 
các di tích quốc gia đặc biệt. 
6. Đối với các phế tích tháp Chăm phát hiện gần đây như: phế tích Cấm 
Mít, phế tích Quá Giáng, phế tích Phong Lệ, kiến nghị nhà nước có chương 
trình và kế hoạch nghiên cứu khảo cổ bổ sung và có kinh phí thích đáng cho việc 
bảo tồn bền vững các khu phế tích này. 
7. Kiến nghị chính quyền địa phương cần sớm có chính sách tái định cư 
khu dân cư trên địa bàn có khu di tích Tháp Chăm, phục hồi môi trường, văn hóa 
sống như lịch sử đã vốn có 
145 
 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC 
CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 
[1]. Hồ Thế Vinh (2006), Kiến trúc hiện đại tại Đà Nẵng - Thực Trạng và xu thế, 
Hội Kiến Trúc Sư Việt Nam. 
[2]. Hồ Thế Vinh (2008), Tổ chức và quản lý màu sắc trong các đô thị, Hội Kiến 
Trúc Sư Việt Nam, số 6. 
[3]. Hồ Thế Vinh (2008), Tìm hiểu kỹ thuật xây dựng các Tháp cổ Champa, Tạp 
chí kiến trúc Việt Nam, số 10. 
[4]. Hồ Thế Vinh (2009), Tổ chức và quản lý màu sắc trong các đô thị, Tạp chí 
kiến trúc Việt Nam, số 2. 
[5]. Hồ Thế Vinh (2009), Nhà Rường Quảng Nam, Tạp chí kiến trúc Việt Nam, 
số 6. 
[6]. Hồ Thế Vinh (2010), Hoa Văn trang trí trong Kiến Trúc Chăm, Tạp chí kiến 
trúc Việt Nam, số 9. 
[7]. Hồ Thế Vinh (2009), Đi tìm bản sắc kiến trúc vùng miền, Tạp chí kiến trúc 
Việt Nam, số 11. 
[8]. Hồ Thế Vinh (2011), Tháp cổ Champa từ kỹ thuật truyền thống đến giải pháp 
trùng tu, Tạp chí kiến trúc Việt Nam, số 3. 
[9]. Hồ Thế Vinh (2011), Tham luận “Đi tìm ý nghĩa Đình làng trong sự gắn kết 
với các hình thức sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng dân gian tại các làng cổ 
ven Đà Nẵng, Diễn đàn Kiến trúc Châu Á. 
[10]. Hồ Thế Vinh (2014), Khảo sát – đánh giá quỹ kiến trúc truyền thống tại các 
Làng cổ ven đô, Hội Kiến Trúc Sư Việt Nam. 
[11]. Hồ Thế Vinh (2018), Từ phương pháp đặc biệt xây dựng Tháp của người 
Chăm xứ đến những giải pháp thay thế cho một số phương pháp xây dựng 
và sử dụng vật liệu hiện nay, Báo cáo Hội thảo Khoa học Công nghệ toàn 
quốc Cát nghiền thay thế cát tự nhiên - Vật liệu thân thiện môi trường, 
Quảng Ninh. 
146 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Đào Duy Anh (1994), Đất nước Việt Nam qua các đời, NXBThuận Hóa. 
[2]. Phan Quốc Anh (1999), Vài suy nghĩ về việc nghiên cứu văn hóa Chăm 
Ninh Thuận, Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số 2. 
[3]. Phan Quốc Anh (2004), Văn hóa người Chăm Ninh Thuận trong việc 
nghiên cứu văn, hóa miền Trung, Tạp chí Viện nghiên cứu văn hóa 
nghệ thuật, số 2. 
[4]. Phan Quốc Anh, (2001), Đôi nét ảnh hưởng của tôn giáo Ấn Độ đối với 
văn hóa Chăm Bàlamôn Ninh Thuận, In trong: Tạp chí văn hóa 
nghệ thuật, số 9. 
[5]. Đặng Văn Bài, (2006), Tu bổ và tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa là 
hoạt động có tính đặc thù chuyên ngành, Tạp chí Di sản văn hóa số 2 
[6]. Bộ VH-TT.Trung tâm thiết kế và tu bổ di tích (2000), Kỷ yếu Hội thảo kỹ 
thuật lần thứ nhất Trùng tu các di tích đền tháp Chămpa, Nha Trang. 
[7]. Huỳnh Công Bá (2004), Lịch sử Việt Nam, Nxb Thuận Hóa. 
[8]. Võ Như Diệu (2010), Luận Văn Thạc Sĩ Mỹ Thuật. 
[9]. Dohamide, Dorohiem (1965), Dân tộc Chàm lược sử, Nhà in Lê Văn 
Phước 72, Phát – Diệm Saigon. 
[10]. D.G.E.Hall (1997), Lịch sử Đông Nam Á, NXB Chính trị quốc gia, Hà 
Nội. 
[11]. Ngô Văn Doanh (1995), Tháp cổ Chămpa, huyền thoại và sự thật, NXB 
Văn hóa-thông tin, Hà Nội. 
[12]. Ngô Văn Doanh, (1996), Tháp cổ Chăm Pa, huyền thoại và sự thật, NXB Trẻ. 
[13]. Ngô Văn Doanh, (1998), Danh thắng và kiến trúc Đông Nam Á, NXB 
Văn hóa – Thông tin. 
[14]. Ngô Văn Doanh (2002), Văn hoá cổ Chămpa, NXB Văn hoá Dân tộc. 
[15]. Ngô Văn Doanh (2003), Thánh địa Mỹ Sơn, NXB Trẻ, TP HCM. 
147 
[16]. Ngô Văn Doanh (2000), Tháp cổ Chămpa: Hiện trạng di tích, kỹ thuật 
xây dựng, chức năng và các phong cách, Tham luận tại hội thảo kỹ 
thuật lần thứ nhất trùng tu các di tích đền tháp Chămpa. 
[17]. Huỳnh Thị Được (2005), Điêu khắc Chăm và thần thoại Ấn Độ, NXB Đà Nẵng. 
[18]. G.L. Maspéro (1928), Vương quốc Champa (Le royaume du Champa), Le 
royaume de Champa. Paris et Bruxelles, Les Editions Van Oest 
[19]. Hoàng Ngọc Hiệp, Trần Minh Đức, Nghiên cứu vữa dầu rái, Viện KHCN 
xây dựng, Bài nghiên cứu. 
[20]. H.Parmentier (1908 – 1918), Thống kê - khảo tả các di tích Chăm ở Trung 
bộ Việt Nam, Pull E.F.E.O, Paris, Leroux 
[21]. Nguyễn Đức Hiệp (2005), Lâm Ấp, Champa và di sản, bài viết trên tạp 
chí Vietsciences đăng ngày 14/4/2015. 
[22]. Nguyễn Thượng Hỷ, Hoàng Văn Toạn,(1987), tham luận Phương án 
trùng tu – phục hồi và khai quật khu Tháp Khương Mỹ, Tạp chí Khảo 
cổ học 01/1987 
[23]. Nguyễn Quốc Hùng (2000), tham luận Tu bổ đền tháp Chàm: Thực trạng 
và giải pháp. 
[24]. Inrasara (2003), Văn hoá - xã hội Chăm, nghiên cứu và đối thoại, NXB 
Văn học. 
[25]. J.Boisselier (1963), La statuaire du Champa, Paris 
[26]. Tạ Quốc Khánh ( 2012), Đặc sắc Kiến trúc Đền Tháp Champa, Văn hóa – 
Nghệ thuật. 
[27]. Nguyễn Minh Khang (2015), Nhóm đền tháp Hòa Lai – Ninh Thuận trong 
hệ thống đền tháp miền Trung Việt Nam, Luận án tiến sỹ khảo cổ 
học, Hà Nội. 
[28]. Hoàng Đạo Kính, "Bảo tồn các di tích văn hóa Chăm: Một vài vấn đề lý 
luận và thực tiễn", T/c Kiến trúc số 3 (83), tr 40-43, Hà Nội -2000 
[29]. Hoàng Đạo Kính, Di sản văn hóa Bảo tồn và trùng tu, Nxb Văn hóa - 
148 
Thông tin, Hà Nội -2002 
[30]. Hoàng Đạo Kính và Kazimiez Kwiatkowski, "Năm năm tu sửa tháp Chăm 
(1981-1985)", T/c Khảo cổ học số 3, tr 55, Hà Nội - 1985. 
[31] . Hoàng Đạo Kính, Những định hướng và giải pháp cơ bản trong trùng tu các di tích ở 
Mỹ Sơn, Di tích Mỹ Sơn, Sở văn hóa thông tin Quảng Nam -1999. 
[32]. L.Finot (1901) La religion des Chams d'après des monuments, Pais 
[33]. Trần Kỳ Phương (1988), Mỹ Sơn trong lịch sử nghệ thuật Chăm, NXB Đà Nẵng. 
[34]. Trần Kỳ Phương (2012), Khảo Luận Về Kiến Trúc Đền-Tháp Champa Tại 
Miền Trung Việt Nam1&2. 
[35]. Trần Long (2009), Những bí ẩn tháp Chăm, Văn hóa học, ĐHQG Tp HCM 
[36]. Maspero (1928), Histoire du royaume Champa, Librarie National d’Art et 
d’Histoire, Paris. 
[37]. Michael Freeman&Claude Jacques, Ancient Angkor. 
[38]. Lê Đình Phụng (2004), Kiến trúc-Điêu khắc ở Mỹ Sơn, Di sản văn hóa thế 
giới, NXB KH-XH, Hà Nội. 
[39]. Nguyễn Thanh Quang, (2005), Chất kết dính trong kỹ thuật xây dựng 
Tháp Chăm: Vẫn còn là một ẩn số!, Báo Bình Định. 
[40]. Quảng Văn Sơn (2013), Thử nhìn lại kỹ thuật xây dựng Tháp Champa, 
Bài viết 
[41]. Sở VH-TT Quảng Nam (2004), Tham luận hội thảo khoa học Bảo tồn di 
sản văn hóa Mỹ Sơn-Hội An, Hội An. 
[42]. Sở VH-TT Quảng Nam (2002), Di tích Mỹ Sơn, Kỷ yếu. 
[43]. Sở VH-TT-DL Đà Nẵng (2012), Những đánh giá, thống kê sơ bộ các di 
tích cổ trên địa bàn Đà nẵng, Nxb Đà Nẵng. 
[44]. Nguyễn Hữu Thông (2009), Một giả thiết về Champa, Bài viết trên Báo 
Lao Động Cuối Tuần số 36, Truy cập 15h ngày 20/6/2014 tại 
quoc-Champa-hoan-chinh-o-mien-Trung/20099/153879.laodong, 
149 
[45]. Ngô Thị Ngọc Thuận (2014), Nghệ thuật Kiến trúc và Điêu khắc của 
người Chăm Ninh Thuận, Nxb Ninh Thuận 
[46]. Phan Văn Tường, Trần Ngọc Tuyền, Nghiên cứu các mẫu gạch cổ của 
Tháp Chàm Mỹ Khánh – Thừa Thiên Huế , Tạp chí khoa học – Đại 
Học Quốc Gia Hà Nội 
[47]. Võ Văn Thắng (chủ biên) (2014), Di tích Chăm tại Đà Nẵng&những phát 
hiện mới, Nxb Đà Nẵng. 
[48]. Lưu Trần Tiêu, Ngô Văn Doanh, Nguyễn Quốc Hùng (2000), Giữ gìn 
 những kiệt tác kiến trúc trong nền văn hóa Chăm, Nxb Văn hóa dân tộc 
 Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 4, 1995 
[49]. UBND H.Duy Xuyên (2001), Mỹ Sơn-Di sản thế giới, Tạp chí văn hóa 
nghệ thuật. 
[50]. Trần Bá Việt (2005), Nghiên cứu Kỹ thuật xây dựng Tháp Champa phục 
vụ trùng tu&phát huy di tích, Nxb Xây Dựng. 
[51]. Trần Bá Việt (chủ biên) (2007), Đền tháp Champa – Bí ẩn xây dựng, 
NXB Xây Dựng. 
[52]. Viện khoa học công nghệ xây dựng (2004), Kỹ thuật xây dựng các đền, 
tháp Chămpa, Đề tài nghiên cứu, Hà Nội. 
[53]. Viện nghiên cứu văn hóa nghệ thuật Việt Nam, phân Viện miền Trung tại 
Tp Huế (2002), Champa - Tổng mục lục các công trình nghiên cứu. 
[54]. Phạm Đình Việt (2008), Bảo Tồn Di Sản Kiến Trúc Và Đô Thị, Giáo Trình. 
[55]. Trần Quốc Vượng (2002), Miền Trung Việt Nam và văn hóa Champa (Một 
cái nhìn địa - văn hóa), Bài viết trên trang Đại học quốc gia Hà Nội. 
[56]. Lê Thành Vinh (2011), Bảo tồn nhóm tháp G khu di tích Mỹ Sơn – Những 
thành công và hạn chế, Bài nhận xét trên báo Quảng Nam 
[57]. Lê Thành Vinh (chủ nhiệm) (2018), Nghiên cứu thực nghiệm về vật liệu và kỹ 
thuật xây dựng của kiến trúc Chăm tại khu di tích Mỹ Sơn, Đề tài 
KH&CN, Bộ KH&CN. 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_danh_gia_nghe_thuat_kien_truc_va_ky_thuat_xay_dung_t.pdf
  • pdfĐóng góp mới của Luận án tiếng Anh.pdf
  • pdfĐóng góp mới của Luận án tiếng Việt.pdf
  • pdfTom tat LA - tieng Anh.pdf
  • pdfTom tat LA-tieng Viet.pdf
  • pdfTRÍCH YẾU LUẬN ÁN TIẾN SĨ.pdf