Luận án Khả năng sinh sản, sinh trưởng và định hướng chọn lọc đối với lợn duroc, landrace và yorkshire

Ngành chăn nuôi lợn ở nước ta hiện nay đã có những bước phát triển khá

mạnh, giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm đáp ứng nhu

cầu đời sống con người. Ngày 16 tháng 01 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã

phê duyệt “Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020”, định hướng phát

triển chăn nuôi trở thành ngành sản xuất hàng hóa, từng bước đáp ứng nhu cầu

thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, chăn nuôi lợn ở

nước ta hiện nay mới chỉ đạt được về số lượng còn năng suất và chất lượng vẫn

thấp hơn so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy, song song với

việc cải tiến điều kiện chăn nuôi, cần chú trọng tới công tác giống.

Nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác giống, trong những năm qua, chúng ta

đã nhập khá nhiều giống lợn ngoại có năng suất cao, chất lượng thịt tốt từ những

nước có nền chăn nuôi tiên tiến. Những nguồn gen quý này đã góp phần tích cực

nâng cao năng suất, tỷ lệ nạc trong sản xuất chăn nuôi lợn nước ta. Cũng như

nhiều nước chăn nuôi phát triển, trong hệ thống nhân giống lợn công nghiệp của

Việt Nam, ba giống thuần Yorkshire, Landrace và Duroc đang chiếm vị trí quan

trọng trong đàn giống cụ kỵ (GGP), nái lai F1 là con lai giữa đực Landrace với

nái Yorkshire hoặc giữa đực Yorkshire với nái Landrace cũng chiếm tỷ trọng cao

trong đàn bố mẹ (PS). Các lợn đực giống Landrace, Yorkshire, Duroc cũng như

đực lai PiDu (con lai giữa Piétrain và Duroc) tham gia tạo nhiều tổ hợp lai khác

nhau, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng thịt của đàn lợn cả nước.

pdf 143 trang dienloan 6040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Khả năng sinh sản, sinh trưởng và định hướng chọn lọc đối với lợn duroc, landrace và yorkshire", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Khả năng sinh sản, sinh trưởng và định hướng chọn lọc đối với lợn duroc, landrace và yorkshire

Luận án Khả năng sinh sản, sinh trưởng và định hướng chọn lọc đối với lợn duroc, landrace và yorkshire
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 
ĐOÀN PHƯƠNG THÚY 
KHẢ NĂNG SINH SẢN, SINH TRƯỞNG 
VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHỌN LỌC ĐỐI VỚI LỢN 
DUROC, LANDRACE VÀ YORKSHIRE 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ 
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP-2016
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 
ĐOÀN PHƯƠNG THÚY 
KHẢ NĂNG SINH SẢN, SINH TRƯỞNG 
VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHỌN LỌC ĐỐI VỚI LỢN 
DUROC, LANDRACE VÀ YORKSHIRE 
CHUYÊN NGÀNH: CHĂN NUÔI 
MÃ SỐ: 62.62.01.05 
Người hướng dẫn khoa học: 
PGS.TS. Vũ Đình Tôn 
GS.TS. Đặng Vũ Bình 
HÀ NỘI-2016
 1 
PHẦN 1. MỞ ĐẦU 
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 
Ngành chăn nuôi lợn ở nước ta hiện nay đã có những bước phát triển khá 
mạnh, giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm đáp ứng nhu 
cầu đời sống con người. Ngày 16 tháng 01 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã 
phê duyệt “Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020”, định hướng phát 
triển chăn nuôi trở thành ngành sản xuất hàng hóa, từng bước đáp ứng nhu cầu 
thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, chăn nuôi lợn ở 
nước ta hiện nay mới chỉ đạt được về số lượng còn năng suất và chất lượng vẫn 
thấp hơn so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy, song song với 
việc cải tiến điều kiện chăn nuôi, cần chú trọng tới công tác giống. 
Nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác giống, trong những năm qua, chúng ta 
đã nhập khá nhiều giống lợn ngoại có năng suất cao, chất lượng thịt tốt từ những 
nước có nền chăn nuôi tiên tiến. Những nguồn gen quý này đã góp phần tích cực 
nâng cao năng suất, tỷ lệ nạc trong sản xuất chăn nuôi lợn nước ta. Cũng như 
nhiều nước chăn nuôi phát triển, trong hệ thống nhân giống lợn công nghiệp của 
Việt Nam, ba giống thuần Yorkshire, Landrace và Duroc đang chiếm vị trí quan 
trọng trong đàn giống cụ kỵ (GGP), nái lai F1 là con lai giữa đực Landrace với 
nái Yorkshire hoặc giữa đực Yorkshire với nái Landrace cũng chiếm tỷ trọng cao 
trong đàn bố mẹ (PS). Các lợn đực giống Landrace, Yorkshire, Duroc cũng như 
đực lai PiDu (con lai giữa Piétrain và Duroc) tham gia tạo nhiều tổ hợp lai khác 
nhau, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng thịt của đàn lợn cả nước. 
Để phát huy hơn nhiệm vụ của công tác giống, bên cạnh việc tiếp tục bổ 
sung nguồn gen, cần tập trung nghiên cứu đánh giá chọn lọc nhằm duy trì, nâng 
cao tiềm năng di truyền một số tính trạng chủ yếu ở lợn nái sinh sản và lợn đực 
giống của ba giống lợn ngoại nói trên. Trong những năm gần đây, một số nghiên 
cứu trong nước đã tập trung theo hướng này. Phan Xuân Hảo (2007) đã đánh giá 
tăng khối lượng trung bình hàng ngày, tỷ lệ nạc và tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối 
lượng đối với lợn Landrace và Yorkshire. Nguyễn Quế Côi và Võ Hồng Hạnh 
(2000) đã ước tính hệ số di truyền, tương quan di truyền giữa các tính trạng tăng 
khối lượng trung bình hàng ngày, dày mỡ lưng và khả năng chuyển hoá thức ăn 
 2 
của lợn Landrace và Yorkshire. Nguyễn Hữu Tỉnh và cs. (2006) đã ước tính hệ 
số di truyền của tuổi đạt 90 kg, dày mỡ lưng đối với lợn Yorkshire, Landrace và 
Duroc nuôi tại các tỉnh phía Nam. Trần Thị Minh Hoàng và cs. (2010) đã ước 
tính giá trị giống đối với tăng khối lượng trung bình hàng ngày, dày mỡ lưng của 
lợn Landrace và Yorkshire. Cũng đã có khá nhiều nghiên cứu về năng suất sinh 
sản của nái lai thuận nghịch giữa Yorkshire và Landrace (Lê Đình Phùng và 
Nguyễn Trường Thi, 2009; Phan Xuân Hảo, 2010; Vũ Đình Tôn và Nguyễn 
Công Oánh, 2010; Đoàn Văn Soạn và Đặng Vũ Bình, 2011; Phạm Thị Đào và 
cs., 2013). Trần Thị Minh Hoàng và cs. (2008a) đã đánh giá các yếu tố ảnh 
hưởng đến năng suất sinh sản của đàn lợn nái Landrace và Yorkshire nuôi tại Mỹ 
Văn, Tam Điệp và Thuỵ Phương. Nguyễn Hữu Tỉnh và cs. (2006, 2012, 2013) đã 
đánh giá tiềm năng di truyền của một số tính trạng năng suất trên các giống lợn 
thuần Duroc, Landrace và Yorkshire ở các tỉnh phía Nam cũng như xác định ảnh 
hưởng di truyền cộng gộp trực tiếp và của mẹ đối với số con sơ sinh sống/ổ của 
nái Yorkshire và Landrace thuần chủng. Nguyễn Hữu Tỉnh và Nguyễn Thị Viễn 
(2011) đã ước tính giá trị giống liên kết đàn thuần và đàn lai đối với một số tính 
trạng sản xuất của lợn Yorkshire và Landrace. 
Tuy nhiên, vẫn còn ít các nghiên cứu đánh giá năng suất sinh sản ở lợn nái 
cũng như khả năng sinh trưởng, dày mỡ lưng ở lợn đực hậu bị của ba giống 
Duroc, Landrace và Yorkshire thuần chủng và định hướng chọn lọc chúng, đặc 
biệt là đối với các cơ sở nhân giống ở các tỉnh phía Bắc. 
Đề tài nghiên cứu của luận án này nhằm đánh giá năng suất sinh sản ở lợn 
nái, khả năng sinh trưởng, dày mỡ lưng ở lợn đực hậu bị của ba giống Duroc, 
Landrace và Yorkshire thuần chủng trong đàn cụ kỵ nuôi tại Công ty Lợn giống 
hạt nhân Dabaco, một trong những cơ sở lớn về nhân giống lợn ngoại ở nước ta. 
Trên cơ sở đó, xây dựng định hướng chọn lọc nhằm nâng cao năng suất sinh sản, 
tốc độ sinh trưởng, giảm dày mỡ lưng cho ba giống lợn này. 
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 
1.2.1. Mục tiêu chung 
Nâng cao tiềm năng di truyền đàn lợn giống Duroc, Landrace và Yorkshire, 
đáp ứng yêu cầu chăn nuôi lợn hướng nạc năng suất cao của nước ta. 
 3 
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 
- Đánh giá tốc độ sinh trưởng, dày mỡ lưng; ước tính hệ số di truyền, dự 
đoán giá trị giống của hai tính trạng này và xây dựng định hướng chọn lọc đối 
với lợn đực giống hậu bị của ba giống Duroc, Landrace và Yorkshire nuôi tại 
Công ty Lợn giống hạt nhân Dabaco. 
- Đánh giá khả năng sinh sản; ước tính hệ số di truyền, dự đoán giá trị giống 
của số con sơ sinh sống/ổ, số con cai sữa/ổ và xây dựng định hướng chọn lọc đối 
với lợn nái sinh sản của ba giống Duroc, Landrace và Yorkshire nuôi tại Công ty 
Lợn giống hạt nhân Dabaco. 
 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lợn đực và lợn nái trên ba giống lợn 
thuần chủng Duroc, Landrace và Yorkshire thuộc đàn cụ kỵ nuôi tại Công ty Lợn 
giống hạt nhân Dabaco. 
Thời gian nghiên cứu: dữ liệu theo dõi và xử lý từ năm 2011 tới năm 2015. 
Địa điểm nghiên cứu: Công ty Lợn giống hạt nhân Dabaco, xã Tân Chi, 
huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, thuộc tập đoàn Dabaco. 
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI 
- Đã xác định được hệ số di truyền, giá trị giống của bố mẹ và đời sau: xây 
dựng được định hướng chọn lọc đối với chỉ tiêu số con sơ sinh sống/ổ, số con cai 
sữa/ổ đối với lợn nái thuần Duroc, Landrace và Yorkshire. 
- Đã xác định được hệ số di truyền, giá trị giống của bố mẹ và đời sau: xây 
dựng được định hướng chọn lọc đối với chỉ tiêu tăng khối lượng trung bình hàng 
ngày và dày mỡ lưng đối với lợn đực giống hậu bị Duroc, Landrace và 
Yorkshire. 
- Bổ sung vào tư liệu quản lý giống về năng suất sinh sản, hệ số di truyền, 
giá trị giống của một số chỉ tiêu năng suất chủ yếu đối với 3 giống lợn quan trọng 
là Duroc, Landrace và Yorkshire. 
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 
1.5.1. Ý nghĩa khoa học 
- Đánh giá được các tính trạng chủ yếu về năng suất sinh sản của lợn nái 
và tốc độ sinh trưởng, dày mỡ lưng của lợn đực hậu bị đối với ba giống lợn 
Duroc, Landrace và Yorkshire. 
 4 
- Ước tính được hệ số di truyền, hệ số lặp lại về số con sơ sinh sống/ổ, số 
con cai sữa/ổ; hệ số di truyền về tốc độ sinh trưởng, dày mỡ lưng của lợn đực hậu 
bị đối với ba giống lợn Duroc, Landrace và Yorkshire. 
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn 
- Cung cấp thêm tư liệu về khả năng sản xuất, hệ số di truyền, hệ số lặp lại 
đối với một số tính trạng năng suất chủ yếu của ba giống lợn Duroc, Landrace 
và Yorkshire. 
- Xây dựng định hướng chọn lọc nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi đối 
với ba giống lợn Duroc, Landrace và Yorkshire trên cơ sở đó góp phần đáp ứng 
yêu cầu sản xuất chăn nuôi lợn hướng nạc năng suất cao ở nước ta. 
 5 
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 
Cải thiện năng suất sinh sản, sinh trưởng và chất lượng thịt luôn được quan 
tâm xem xét trong các mục tiêu nhân giống vật nuôi nói chung và giống lợn nói 
riêng. Trong công tác giống lợn, chọn lọc đóng vai trò quan trọng trong việc cải 
tiến di truyền đối với đàn giống vật nuôi. Chọn lọc là phương thức được ưu tiên 
hàng đầu đối với các tính trạng có hệ số di truyền cao. Phương pháp dự đoán hồi 
quy không sai lệch tốt nhất (BLUP) để ước tính giá trị giống ngày càng được ứng 
dụng rộng rãi trong chăn nuôi. Sử dụng BLUP cho phép dự đoán được giá trị 
giống một cách chính xác nhất. Với quy mô đàn giống lớn, dữ liệu giống được 
tích luỹ qua nhiều thế hệ, thông qua việc sử dụng được tất cả giá trị kiểu hình của 
các con vật họ hàng, BLUP khắc phục được cả những hạn chế đối với các tính 
trạng vốn có hệ số di truyền thấp. Chọn lọc trên cơ sở phương pháp BLUP là 
định hướng đúng đắn góp phần cải tiến di truyền vật nuôi một cách nhanh hơn và 
bền vững hơn. 
1.1.1. Tính trạng số lượng 
Tính trạng số lượng là những tính trạng thể hiện một đại lượng biến thiên 
liên tục, giá trị của chúng được xác định bằng các phép đo (cân, đong, đo, đếm). 
Hầu hết các tính trạng có giá trị về mặt kinh tế ở vật nuôi đều là những tính trạng 
số lượng. Trong các chương trình giống lợn, các tính trạng số lượng được quan 
tâm nhiều nhất gồm số con sơ sinh sống/ổ, số con cai sữa/ổ, khối lượng cai sữa/ổ 
hoặc khối lượng 21 ngày tuổi/ổ, tăng khối lượng trung bình hàng ngày hoặc tuổi 
đạt khối lượng xuất bán, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng, dày mỡ lưng. 
Cơ sở khoa học cho việc cải tiến di truyền các giống vật nuôi đó là hai hiện 
tượng di truyền cơ bản liên quan đến tính trạng số lượng: 
- Cơ sở di truyền của sự chọn lọc: sự giống nhau giữa các con vật thân 
thuộc, quan hệ thân thuộc càng gần, các con vật càng giống nhau. 
- Cơ sở di truyền của sự chọn phối để nhân thuần và lai tạo: sự suy hoá cận 
thân và hiện tượng ưu thế lai. 
Giá trị được sử dụng để biểu thị các đặc tính của tính trạng số lượng. Giá trị 
kiểu hình (Phenotype Value) của một cá thể là các giá trị thu được của các phép 
 6 
đo khi đánh giá các tính trạng. Giá trị kiểu hình (P) bao gồm giá trị kiểu gen (G) 
và sai lệch môi trường (E). 
P = G + E 
Giá trị kiểu gen chịu tác động của rất nhiều gen, chúng gây ra các hiệu ứng: 
cộng gộp (Addition), trội (Dominance) và át chế hoặc tương tác (Interaction). 
Tác động cộng gộp hay giá trị giống (A) là sự tác động có tính độc lập và tích luỹ 
lại của tất cả các gen. Tác động trội (D) được thực hiện bởi tương tác giữa các 
gen trong cùng locus. Tác động tương tác (I) được thực hiện bởi tương tác giữa 
các gen khác locus. Như vậy, giá trị kiểu gen được xác định: 
G = A + D + I 
Sai lệch môi trường được tạo ra do tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng rất 
lớn bởi điều kiện môi trường. Sai lệch môi trường cũng được phân tích thành hai 
phần: Sai lệch môi trường chung (General Environment, Eg) hoặc sai lệch môi 
trường thường xuyên (Permanent Environment, Ep) tác động tới tất cả các cá thể 
trong cùng một quần thể. Sai lệch môi trường riêng (Special Environment, Es) 
hoặc sai lệch môi trường tạm thời (Temporary Environment, Et) tác động tới một 
số cá thể trong quần thể. Như vậy, sai lệch môi trường được xác định: 
E = Eg + Es = Ep + Et 
Do vậy: 
P = A + D + I + Eg + Es 
Để nâng cao năng suất của vật nuôi, những biện pháp cần phải tác động 
bao gồm: 
- Tác động lên yếu tố di truyền (giá trị kiểu gen): được thực hiện bởi các 
nhà nghiên cứu về công tác giống. 
+ Phương pháp chọn lọc được thực hiện để tác động vào hiệu ứng cộng gộp 
(A) và sẽ có hiệu quả cao đối với những tính trạng có hệ số di truyền trung bình 
hoặc cao. Khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng sản phẩm là những tính 
trạng có hệ số di truyền trung bình hoặc cao. 
+ Lai giống được thực hiện để tác động vào hiệu ứng trội (D) và tương tác 
gen (I) và sẽ có hiệu quả cao đối với những tính trạng có hệ số di truyền thấp. 
Những tính trạng về khả năng sinh sản đều có hệ số di truyền thấp. 
- Tác động lên yếu tố môi trường (E): được thực hiện bằng cách cải tiến 
điều kiện chăn nuôi (dinh dưỡng thức ăn, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh 
phòng bệnh, kỹ thuật chuồng trại) 
 7 
1.1.2. Hệ số di truyền 
Hệ số di truyền của tính trạng số lượng có vai trò quan trọng trong công tác 
giống. Những tính trạng có hệ số di truyền cao, năng suất của thế hệ con được cải 
tiến một cách nhanh chóng và chắc chắn thông qua việc chọn lọc bố mẹ có năng 
suất cao. Ngược lại, những tính trạng có hệ số di truyền thấp, năng suất của thế 
hệ con được cải tiến một cách có hiệu quả thông qua lai giống hơn là chọn lọc. 
Hệ số di truyền có thể được hiểu theo 2 nghĩa khác nhau: hệ số di truyền 
theo nghĩa rộng và hệ số di truyền theo nghĩa hẹp. 
* Hệ số di truyền theo nghĩa rộng 
Hệ số di truyền theo nghĩa rộng (h2G) được biểu thị bằng tỷ số giữa phương 
sai di truyền ( 2Gσ ) và phương sai kiểu hình (
2
Pσ ), hoặc được biểu thị bằng hồi quy 
tuyến tính của giá trị di truyền theo giá trị kiểu hình, hoặc bằng bình phương của 
hệ số tương quan giữa giá trị di truyền và giá trị kiểu hình. Hệ số di truyền theo 
nghĩa rộng được biểu diễn bằng công thức: 
2
2 G
G 2
P
h
σ
=
σ
* Hệ số di truyền theo nghĩa hẹp 
Hệ số di truyền theo nghĩa hẹp (h2A) được biểu thị bằng tỷ số giữa phương 
sai di truyền cộng gộp ( 2Aσ ) và phương sai kiểu hình (
2
Pσ ), hoặc được biểu thị 
bằng hồi quy tuyến tính của giá trị di truyền cộng gộp (giá trị giống) theo giá trị 
kiểu hình, hoặc bình phương của hệ số tương quan giữa giá trị di truyền cộng gộp 
và giá trị kiểu hình. 
2
2 A
A 2
P
h
σ
=
σ 
Hệ số di truyền theo nghĩa hẹp biểu thị phần giá trị kiểu hình được quy định 
bởi các gen truyền đạt từ thế hệ bố mẹ sang thế hệ con. Hệ số di truyền theo 
nghĩa hẹp được sử dụng trong công tác giống vật nuôi. 
* Phương pháp xác định hệ số di truyền 
Phân tích hồi quy con theo bố (mẹ), con theo trung bình bố (mẹ); phân tích 
phương sai anh chị em nửa ruột thịt, anh chị em ruột được sử dụng để ước tính hệ 
số di truyền. Trong đó, phân tích phương sai anh chị em nửa ruột thịt được sử 
dụng phổ biến trong các phần mềm chuyên dụng ước tính hệ số di truyền. 
 8 
* Giá trị của hệ số di truyền 
Hệ số di truyền được biểu thị thấp nhất bằng 0 và cao nhất bằng 1 hoặc tỷ lệ 
phần trăm từ 0% đến 100%. Hệ số di truyền được chia thành 3 mức độ (3 nhóm) 
khác nhau: 
- Các tính trạng có hệ số di truyền thấp (từ 0,0 đến 0,2): bao gồm các tính 
trạng như số con đẻ ra, khối lượng sơ sinh, khối lượng toàn ổ lúc cai sữa 
- Các tính trạng có hệ số di truyền trung bình (từ 0,2 đến 0,4): bao gồm các 
tính trạng như tăng khối lượng trung bình hàng ngày, chi phí thức ăn cho 1 kg 
tăng khối lượng 
- Các tính trạng có hệ số di truyền cao (từ 0,4 đến 1) bao gồm: dày mỡ lưng, 
diện tích mắt thịt, tỷ lệ nạc 
1.1.3. Hệ số lặp lại 
Hệ số lặp lại của một tính trạng là một đại lượng biểu thị mức độ trùng lặp 
của tính trạng đó nếu được đo lường nhiều lần. 
Hệ số lặp lại của một tính trạng là tỷ lệ giữa tổng của phương sai của giá trị 
kiểu gen ( 2Gσ ) và phương sai của sai lệch môi trường chung (
2
Egσ ) với phương sai 
của giá trị kiểu hình ( 2Pσ ). 
2
22
P
EgGR ...  điểm nghiên cứu 32 
3.2. Thời gian nghiên cứu 32 
3.3. Nội dung nghiên cứu 32 
3.4. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 32 
3.4.1. Nội dung nghiên cứu thứ nhất: năng suất sinh sản và định hướng chọn lọc đối 
với lợn nái Duroc, Landrace và Yorkshire 32 
3.4.2. Nội dung nghiên cứu thứ hai: khả năng sinh trưởng, dày mỡ lưng và định 
hướng chọn lọc đối với lợn đực hậu bị Duroc, Landrace và Yorkshire 36 
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 37 
4.1. Năng suất sinh sản và định hướng chọn lọc đối với lợn nái Duroc, Landrace 
và Yorkshire 39 
4.1.1. Năng suất sinh sản của lợn nái Duroc, Landrace và Yorkshire 39 
4.1.2. Ước tính hệ số di truyền, hệ số lặp lại và định hướng chọn lọc lợn nái Duroc, 
Landrace và Yorkshire 44 
4.2. Khả năng sinh trưởng, dày mỡ lưng và định hướng chọn lọc đối với lợn đực 
hậu bị Duroc, Landrace và Yorkshire 55 
4.2.1. Sinh trưởng, dày mỡ lưng của lợn đực hậu bị Duroc, Landrace và Yorkshire55 
4.2.2. Định hướng chọn lọc đối với lợn đực hậu bị Duroc, Landrace và Yorkshire 63 
PHẦN 5. THẢO LUẬN 75 
5.1. Năng suất sinh sản và định hướng chọn lọc đối với lợn nái Duroc, Landrace 
và Yorkshire 75 
5.1.1. Năng suất sinh sản của lợn nái Duroc, Landrace và Yorkshire 75 
5.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới hai tính trạng số con sơ sinh sống/ổ và số con cai 
sữa/ổ của lợn nái Duroc, Landrace và Yorkshire 82 
5.1.3. Ước tính hệ số di truyền, hệ số lặp lại số con sơ sinh sống/ổ và số con cai 
sữa/ổ của lợn nái Duroc, Landrace và Yorkshire 85 
5.1.4. Dự đoán giá trị giống và định hướng chọn lọc lợn nái Duroc, Landrace và 
Yorkshire 88 
5.2. Khả năng sinh trưởng, dày mỡ lưng và định hướng chọn lọc đối với lợn đực 
hậu bị Duroc, Landrace và Yorkshire 89 
 v 
5.2.1. Khả năng sinh trưởng, dày mỡ lưng của lợn đực hậu bị Duroc, Landrace và 
Yorkshire 89 
5.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới tăng khối lượng trung bình hàng ngày và dày mỡ 
lưng của lợn đực hậu bị Duroc, Landrace và Yorkshire 93 
5.2.3. Ước tính hệ số di truyền tăng khối lượng trung bình hàng ngày và dày mỡ 
lưng của lợn đực hậu bị Duroc, Landrace và Yorkshire 95 
5.2.4. Dự đoán giá trị giống và định hướng chọn lọc lợn đực hậu bị Duroc, Landrace 
và Yorkshire 98 
PHẦN 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 100 
6.1. Kết luận 100 
6.2. Kiến nghị 101 
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 102 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 103 
PHỤ LỤC 125 
 vi 
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 
BLUP Best Linear Unbiased Predictions (dự đoán hồi quy không 
sai lệch tốt nhất) 
ĐX Vụ đông - xuân 
GGP Great Grand Parents (Cụ kỵ) 
GP Grand Parents (Ông bà) 
HT Vụ hè - thu 
KLTB Khối lượng trung bình 
LSM Least Square Mean (trung bình bình phương nhỏ nhất) 
ME Metabolisable Energy (Năng lượng trao đổi) 
MTDFREML Multiple Trait Derivative-Free Restricted Maximum Likelihood 
n Dung lượng mẫu 
NXB Nhà xuất bản 
PS Parents Stock (Bố mẹ) 
 vii 
DANH MỤC BẢNG 
 TT Tên bảng Trang 
 3.1. Số lượng nái, số lứa đẻ, số lượng bố và mẹ của lợn nái 33 
 4.1. Một số tính trạng năng suất sinh sản của lợn nái Duroc 39 
 4.2. Một số tính trạng năng suất sinh sản của lợn nái Landrace 40 
 4.3. Một số tính trạng năng suất sinh sản của lợn nái Yorkshire 40 
 4.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới số con sơ sinh sống/ổ và số con cai sữa/ổ của lợn nái Duroc 41 
 4.5. Trung bình bình phương nhỏ nhất (LSM) và sai số tiêu chuẩn (SE) đối với số 
con sơ sinh sống/ổ và số con cai sữa/ổ của nái Duroc 41 
 4.6. Các yếu tố ảnh hưởng tới số con sơ sinh sống/ổ và số con cai sữa/ổ của lợn nái 
Landrace 42 
 4.7. Trung bình bình phương nhỏ nhất (LSM) và sai số tiêu chuẩn (SE) đối với số 
con sơ sinh sống/ổ và số con cai sữa/ổ của nái Landrace 42 
 4.8. Các yếu tố ảnh hưởng tới số con sơ sinh sống/ổ và số con cai sữa/ổ của lợn nái 
Yorkshire 42 
 4.9. Trung bình bình phương nhỏ nhất (LSM) và sai số tiêu chuẩn (SE) đối với số con 
sơ sinh sống/ổ và số con cai sữa/ổ của nái Yorkshire 42 
 4.10. Hệ số di truyền, hệ số lặp lại số con sơ sinh sống/ổ và số con cai sữa/ổ của nái 
Duroc 44 
 4.11. Hệ số di truyền, hệ số lặp lại số con sơ sinh sống/ổ và số con cai sữa/ổ của nái 
Landrace 45 
 4.12. Hệ số di truyền, hệ số lặp lại số con sơ sinh sống/ổ và số con cai sữa/ổ của nái 
Yorkshire 46 
 4.13. Giá trị giống về số con sơ sinh sống/ổ và số con cai sữa/ổ ở đời con tương ứng 
với các tỷ lệ chọn lọc theo giá trị giống lợn mẹ của 3 nhóm nái 51 
 4.14. Kết quả theo dõi kiểm tra năng suất lợn đực hậu bị Duroc 55 
 4.15. Kết quả theo dõi kiểm tra năng suất lợn đực hậu bị Landrace 56 
 4.16. Kết quả theo dõi kiểm tra năng suất lợn đực hậu bị Yorkshire 56 
 4.17. Các yếu tố ảnh hưởng tới tăng khối lượng trung bình hàng ngày và dày mỡ 
lưng của lợn đực hậu bị Duroc 57 
 viii 
 4.18. Trung bình bình phương nhỏ nhất (LSM), sai số tiêu chuẩn (SE) về tăng khối 
lượng trung bình hàng ngày và dày mỡ lưng theo các yếu tố ảnh hưởng của 
lợn đực Duroc 58 
 4.19. Các yếu tố ảnh hưởng tới tăng khối lượng trung bình hàng ngày và dày mỡ 
lưng của lợn đực hậu bị Landrace 59 
 4.20. Trung bình bình phương nhỏ nhất (LSM), sai số tiêu chuẩn (SE) về tăng khối 
lượng trung bình hàng ngày và dày mỡ lưng theo các yếu tố ảnh hưởng của 
lợn đực Landrace 60 
 4.21. Các yếu tố ảnh hưởng tới tăng khối lượng trung bình hàng ngày và dày mỡ 
lưng của lợn đực hậu bị Yorkshire 61 
 4.22. Trung bình bình phương nhỏ nhất (LSM), sai số tiêu chuẩn (SE) về tăng khối 
lượng trung bình hàng ngày và dày mỡ lưng theo các yếu tố ảnh hưởng của 
lợn đực Yorkshire 62 
 4.23. Hệ số di truyền về tăng khối lượng và dày mỡ lưng của lợn đực hậu bị Duroc 64 
 4.24. Hệ số di truyền về tăng khối lượng và dày mỡ lưng của lợn đực hậu bị Landrace 64 
 4.25. Hệ số di truyền về tăng khối lượng và dày mỡ lưng của lợn đực hậu bị Yorkshire 65 
 4.26. Kết quả chọn lọc theo giá trị giống đối với tăng khối lượng trung bình hàng 
ngày và dày mỡ lưng của đực hậu bị Duroc 69 
 4.27. Kết quả chọn lọc theo giá trị giống đối với tăng khối lượng trung bình hàng 
ngày và dày mỡ lưng của đực hậu bị Landrace 70 
 4.28. Kết quả chọn lọc theo giá trị giống đối với tăng khối lượng trung bình hàng 
ngày và dày mỡ lưng của đực hậu bị Yorkshire 71 
 ix 
DANH MỤC CÁC HÌNH 
TT Tên hình Trang 
4.1. Giá trị giống ước tính về số con sơ sinh sống/ổ theo tỷ lệ chọn lọc của nái Duroc 47 
4.2. Giá trị giống ước tính về số con cai sữa/ổ theo tỷ lệ chọn lọc của nái Duroc 48 
4.3. Giá trị giống ước tính về số con sơ sinh sống/ổ theo tỷ lệ chọn lọc của nái Landrace 48 
4.4. Giá trị giống ước tính về số con cai sữa/ổ theo tỷ lệ chọn lọc 49 
4.5. Giá trị giống ước tính về số con sơ sinh sống/ổ theo tỷ lệ chọn lọc của nái Yorkshire 49 
4.6. Giá trị giống ước tính về số con cai sữa/ổ theo tỷ lệ chọn lọc 50 
4.7. Khuynh hướng di truyền về số con sơ sinh sống/ổ của lợn nái Duroc 52 
4.8. Khuynh hướng di truyền về số con cai sữa/ổ của lợn nái Duroc 52 
4.9. Khuynh hướng di truyền về số con sơ sinh sống/ổ của lợn nái Landrace 53 
4.10. Khuynh hướng di truyền về số con cai sữa/ổ của lợn nái Landrace 53 
4.11. Khuynh hướng di truyền về số con sơ sinh sống/ổ của lợn nái Yorkshire 54 
4.12. Khuynh hướng di truyền về số con cai sữa/ổ của lợn nái Yorkshire 54 
4.13. Giá trị giống trung bình về tăng khối lượng của lợn đực Duroc theo các tỷ lệ 
chọn lọc khác nhau 66 
4.14. Giá trị giống trung bình về dày mỡ lưng của lợn đực Duroc theo các tỷ lệ chọn 
lọc khác nhau 66 
4.15. Giá trị giống trung bình về tăng khối lượng của lợn đực Landrace theo các tỷ lệ 
chọn lọc khác nhau 67 
4.16. Giá trị giống trung bình về dày mỡ lưng của lợn đực Landrace theo các tỷ lệ 
chọn lọc khác nhau 67 
4.17. Giá trị giống trung bình về tăng khối lượng của lợn đực Yorkshire theo các tỷ lệ 
chọn lọc khác nhau 68 
4.18. Giá trị giống trung bình về dày mỡ lưng của lợn đực Yorkshire theo các tỷ lệ 
chọn lọc khác nhau 68 
4.19. Khuynh hướng di truyền về tăng khối lượng trung bình hàng ngày của lợn đực 
hậu bị Duroc 71 
4.20. Khuynh hướng di truyền về dày mỡ lưng của lợn đực hậu bị Duroc 72 
 x 
4.21. Khuynh hướng di truyền về tăng khối lượng trung bình hàng ngày của lợn đực 
hậu bị Landrace 72 
4.22. Khuynh hướng di truyền về dày mỡ lưng của lợn đực hậu bị Landrace 73 
4.23. Khuynh hướng di truyền về tăng khối lượng trung bình hàng ngày của lợn đực 
hậu bị Yorkshire 73 
4.24. Khuynh hướng di truyền về dày mỡ lưng của lợn đực hậu bị Yorkshire 74 
 xi 
TRÍCH YẾU LUẬN ÁN 
Tên tác giả: Đoàn Phương Thuý 
Tên luận án: Khả năng sinh sản, sinh trưởng và định hướng chọn lọc đối với lợn 
Duroc, Landrace và Yorkshire 
Chuyên ngành: Chăn nuôi Mã số: 62.62.01.05 
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam 
Mục đích nghiên cứu 
Đề tài nhằm góp phần đánh giá, chọn lọc nhằm nâng cao tiềm năng di truyền 
đàn lợn giống Duroc, Landrace và Yorkshire, đáp ứng yêu cầu chăn nuôi lợn hướng 
nạc năng suất cao của nước ta. Mục tiêu cụ thể của đề tài: 
- Đánh giá khả năng sinh sản; ước tính hệ số di truyền, dự đoán giá trị giống 
của số con sơ sinh sống/ổ và số con cai sữa/ổ và xây dựng định hướng chọn lọc 
đối với lợn nái sinh sản của ba giống Duroc, Landrace và Yorkshire nuôi tại Công 
ty Lợn giống hạt nhân Dabaco. 
- Đánh giá tốc độ sinh trưởng, dày mỡ lưng; ước tính hệ số di truyền, dự 
đoán giá trị giống của hai tính trạng này và xây dựng định hướng chọn lọc đối 
với lợn đực giống hậu bị của ba giống Duroc, Landrace và Yorkshire nuôi tại 
Công ty Lợn giống hạt nhân Dabaco. 
Phương pháp nghiên cứu 
Đề tài có hai nội dung nghiên cứu: 
- Năng suất sinh sản và định hướng chọn lọc đối với lợn nái Duroc, 
Landrace và Yorkshire. 
- Khả năng sinh trưởng, dày mỡ lưng và định hướng chọn lọc đối với lợn 
đực hậu bị Duroc, Landrace và Yorkshire. 
 xii 
Đề tài đã sử dụng dữ liệu năng suất sinh sản của 1.776 lứa đẻ của 673 lợn 
nái sinh sản thuộc 3 giống thuần Duroc, Landrace và Yorkshire, 1.236 dữ liệu về 
kiểm tra năng suất lợn đực hậu bị của 3 giống thuần Duroc, Landrace và 
Yorkshire. 
Các dữ liệu được phân tích thống kê, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng bằng 
phần mềm SAS 9.1, ước tính hệ số di truyền bằng phần mềm VCE, dự đoán giá 
trị giống bằng phần mềm PEST. 
Kết quả chính và kết luận 
Đàn nái cụ kỵ thuộc 3 giống thuần Duroc, Landrace và Yorkshire có năng 
suất sinh sản khá cao, cao hơn định mức của đàn giống gốc. Một số yếu tố ảnh 
hưởng với các mức độ khác nhau đến năng suất sinh sản của đàn nái, gồm: nguồn 
gốc bố và mẹ (nhập nội hoặc sinh tại Việt Nam), lứa đẻ và mùa vụ. 
Hệ số di truyền và hệ số lặp lại ước tính được về số con sơ sinh sống/ổ và 
số con cai sữa/ổ đều có giá trị thấp và có mức độ biến động cao. Các dự đoán giá 
trị giống đối với 2 tính trạng này đã đạt được mối tương đồng giữa giá trị giống 
của lợn mẹ và giá trị giống của đời con. Biến động về khuynh hướng di truyền 
qua các năm cho thấy sự cần thiết của định hướng chọn lọc theo phương pháp 
BLUP nhằm cải tiến di truyền đối với 2 tính trạng nêu trên. 
Lợn đực hậu bị Duroc, Landrace và Yorkshire đạt được các chỉ tiêu kiểm 
tra năng suất ở mức khá tốt, cao hơn định mức của đàn giống gốc. Một số yếu tố 
ảnh hưởng với các mức độ khác nhau đến các chỉ tiêu kiểm tra năng suất, gồm: 
tuổi, khối lượng khi bắt đầu và kết thúc kiểm tra, năm và mùa vụ. 
Hệ số di truyền ước tính được về tăng khối lượng trung bình hàng ngày và 
dày mỡ lưng có giá trị tương đương với nhiều nghiên cứu trong, ngoài nước. Các 
đực bố có giá trị giống cao về từng tính trạng đều có đời con với giá trị giống 
cao, và ngược lại. Biến động về khuynh hướng di truyền qua các năm cho thấy sự 
cần thiết của định hướng chọn lọc theo phương pháp BLUP nhằm cải tiến di 
truyền đối với 2 tính trạng nêu trên. 
 xiii 
THESIS ABSTRACT 
PhD candidate: Doan Phuong Thuy 
Thesis title: Reproductive, growth performances and selection orientation for 
Duroc, Landrace and Yorkshire breeding pigs 
Major: Animal Science Code: 62.62.01.05 
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA) 
Research Objectives 
The subject aims to contribute evaluation, selection to enhance genetic 
potential of Duroc, Landrace and Yorkshire herds and meet the requirements of 
lean meat production in our country. The specific objectives as followings: 
- To evaluate reproductive performance; estimate heritabilities, predict 
breeding value for the two traits: number of born alive piglets and weaned piglets 
per litter and build selection orientation for Duroc, Landrace and Yorkshire sows 
raised at Dabaco Nuclear Breeding Pigs Company. 
- To evaluate growth performance; estimate heritabilities, predict breeding 
value for the two traits: average daily growth and back fat and build selection 
orientation for Duroc, Landrace and Yorkshire boars raised at Dabaco Nuclear 
Breeding Pigs Company. 
Materials and Methods 
 The subject has two research contents: 
- Reproductive performance and selection orientation for Duroc, Landrace 
and Yorkshire sows. 
- Growth performance, back fat and selection orientation for Duroc, 
Landrace and Yorkshire boars. 
The subject used data of reproductive performance of 1,776 litters from 673 
 xiv 
Duroc, Landrace and Yorkshire pure sows, 1,236 data on individual tests for 
Duroc, Landrace and Yorkshire pure boars. 
The data were statistically analyzed, evaluated affected factors using SAS 
9.1 software, estimated heritabilities using VCE software, and predicted breeding 
values using the PEST software. 
Main findings and conclusions 
The Duroc, Landrace and Yorkshire GGP pure sow herds had a fairly high 
reproductive performance, higher than standard level of original breeding herds. 
Some of effect factors with various levels to productivity performance of sows 
herds including: sire and dam origins (exoted or born in Vietnam), ordered number 
of litters and farrowed season. 
The estimated heritabilities and repeatabilities for number of born alive 
piglets and weaned piglets per litter reached low values and high levels of standard 
errors. The predicted breeding values for the two traits has been achieved a same 
tendency between mothers and their daughters. The fluctuations in genetic 
tendencies through the years showed the necessity of selection orientation using 
BLUP in genetic improvement for the two mentioned traits. 
The Duroc, Landrace and Yorkshire boars attended quite well growth 
performance, higher than standard level of original breeding herds. Some effect 
factors with various levels to individual test indicators, including: age, weight at 
the start and finish of individual test, years and seasons. 
The estimated heritabilities for the average daily gains and back fat were 
equivalent to many studies in, outside the country. The boars that reached a high 
breeding values for each trait had his son with high breeding values, and vice 
versa. The fluctuations in genetic tendencies through the years showed the 
necessity of selection orientation using BLUP in genetic improvement for the 
two mentioned traits. 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_kha_nang_sinh_san_sinh_truong_va_dinh_huong_chon_loc.pdf
  • pdfCN - TTLA - Doan Phuong Thuy.pdf
  • pdfTTT - Doan Phuong Thuy.pdf