Luận án Mối liên quan giữa SNP của IL28B với genotype và đột biến vùng core của HCV

Bệnh viêm gan virút C là một trong những nguyên nhân chính gây xơ

gan và ung thư gan. Theo Tổ chức Y tế thế giới, năm 2015 có 71 triệu người

trên toàn thế giới nhiễm HCV mạn tính. Trung bình hàng năm có 399.000

người chết do các bệnh có liên quan đến virút viêm gan C (xơ gan, ung thư

biểu mô tế bào gan và suy gan). Khác với viêm gan virút B, hiện tại vẫn chưa

có vắc-xin phòng ngừa HCV [26], [51], [60].

Việt Nam chưa có một điều tra hệ thống dịch tễ học nhiễm HCV. Kết

quả nghiên cứu của các tác giả dựa trên các đối tượng không mang tính chất

đại diện với số lượng hạn chế nên tỷ lệ nhiễm HCV rất khác biệt từ 0,08 đến

3,9% [7], [13], [14], [19].

Theo Hiệp hội nghiên cứu bệnh gan của Mỹ, tỷ lệ nhiễm HCV của vùng

Đông Nam Á là 1,5-3,5% [69].

Tuy tỷ lệ nhiễm HCV ở Việt Nam không cao như HBV (10-20%) [4]

nhưng xét về mức độ trầm trọng thì bệnh nhân nhiễm HCV phải gánh chịu

những biến chứng nặng nề hơn. Theo WHO, dưới 5% người lớn nhiễm HBV

sẽ chuyển sang giai đoạn nhiễm mạn tính trong khi tỷ lệ này ở người nhiễm

HCV là 60-80%. Trong số này, 15-30% bệnh nhân sẽ bị xơ gan trong vòng 20

năm. Bệnh nhân nhiễm HCV mạn tính sẽ là nguồn lây chủ yếu cho cộng đồng

trong khi hiện tại vẫn chưa có sẳn một loại vắc-xin phòng ngừa viêm gan C

[51]

pdf 114 trang dienloan 6620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Mối liên quan giữa SNP của IL28B với genotype và đột biến vùng core của HCV", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Mối liên quan giữa SNP của IL28B với genotype và đột biến vùng core của HCV

Luận án Mối liên quan giữa SNP của IL28B với genotype và đột biến vùng core của HCV
0 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ 
ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
----------------- 
PHẠM BÁ CHUNG 
MỐI LIÊN QUAN GIỮA SNP CỦA IL28B VỚI 
GENOTYPE VÀ ĐỘT BIẾN VÙNG CORE CỦA 
HCV 
LUAÄN AÙN TIEÁN SÓ Y HOÏC 
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018 
1 
MỞ ĐẦU 
 Bệnh viêm gan virút C là một trong những nguyên nhân chính gây xơ 
gan và ung thư gan. Theo Tổ chức Y tế thế giới, năm 2015 có 71 triệu người 
trên toàn thế giới nhiễm HCV mạn tính. Trung bình hàng năm có 399.000 
người chết do các bệnh có liên quan đến virút viêm gan C (xơ gan, ung thư 
biểu mô tế bào gan và suy gan). Khác với viêm gan virút B, hiện tại vẫn chưa 
có vắc-xin phòng ngừa HCV [26], [51], [60]. 
Việt Nam chưa có một điều tra hệ thống dịch tễ học nhiễm HCV. Kết 
quả nghiên cứu của các tác giả dựa trên các đối tượng không mang tính chất 
đại diện với số lượng hạn chế nên tỷ lệ nhiễm HCV rất khác biệt từ 0,08 đến 
3,9% [7], [13], [14], [19]. 
Theo Hiệp hội nghiên cứu bệnh gan của Mỹ, tỷ lệ nhiễm HCV của vùng 
Đông Nam Á là 1,5-3,5% [69]. 
Tuy tỷ lệ nhiễm HCV ở Việt Nam không cao như HBV (10-20%) [4] 
nhưng xét về mức độ trầm trọng thì bệnh nhân nhiễm HCV phải gánh chịu 
những biến chứng nặng nề hơn. Theo WHO, dưới 5% người lớn nhiễm HBV 
sẽ chuyển sang giai đoạn nhiễm mạn tính trong khi tỷ lệ này ở người nhiễm 
HCV là 60-80%. Trong số này, 15-30% bệnh nhân sẽ bị xơ gan trong vòng 20 
năm. Bệnh nhân nhiễm HCV mạn tính sẽ là nguồn lây chủ yếu cho cộng đồng 
trong khi hiện tại vẫn chưa có sẳn một loại vắc-xin phòng ngừa viêm gan C 
[51]. 
Rất may, khác với viêm gan B, bệnh nhân viêm gan C có thể được chữa 
lành hoàn toàn. Chẳng hạn, với phác đồ Interferon-Ribavirin tỷ lệ đạt đáp ứng 
virút bền vững là 40-76%. [43], [70]. Ngoài việc dựa vào kiểu gen HCV, gần 
đây các nhà khoa học đã phát hiện kiểu gen IL28B có liên quan đến kết quả 
SVR ở bệnh nhân viêm gan C mạn tính khi sử dụng phác đồ này. Các bệnh 
nhân có kiểu gen tốt có SVR cao hơn hai lần bệnh nhân sở hữu kiểu gen hỗn 
hợp hay xấu [32], [41], [78], [86], [96]. Mặt khác, đột biến vùng core HCV 
2 
cũng đã được ghi nhận có ảnh hưởng đến kết quả điều trị và biến chứng ung 
thư biểu mô tế bào gan ở bệnh nhân viêm gan C mạn tính [23], [47], [57], 
[71]. 
Như vậy, hiện tại có ba chỉ dấu sinh học ảnh hưởng đến kết quả điều trị 
bệnh nhân viêm gan C với phác đồ Interferon-Ribavirin. Vấn đề đặt ra là các 
chỉ dấu sinh học này có liên hệ gì với nhau hay không ? Hơn nữa, tại khu vực 
tỉnh Trà Vinh chưa thấy công bố một đề tài nghiên cứu về tình hình nhiễm 
HCV nên việc thực hiện đề tài “Mối liên quan giữa IL28B với genotype và đột 
biến vùng core HCV” sẽ giúp xác định tỷ lệ kiểu gen và đột biến vùng core 
HCV; tỷ lệ kiểu gen SNP rs12979860 của IL28B ở những bệnh nhân viêm gan 
virút C mạn tính khu vực Trà Vinh, cũng như khảo sát mối liên hệ giữa ba chỉ 
dấu sinh học: kiểu gen SNP rs12979860, kiểu gen HCV và đột biến vùng core 
HCV. 
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 
1. Xác định tỷ lệ kiểu gen HCV, đột biến vùng core HCV và kiểu gen SNP 
rs12979860 của IL28B. 
2. Xác định mối liên quan giữa đột biến vùng core HCV với kiểu gen HCV. 
3. Xác định mối liên quan giữa kiểu gen SNP rs12979860 của IL28B với kiểu 
gen HCV và đột biến vùng core HCV. 
3 
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 
1.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HCV 
1.1.1. LỊCH SỬ VIÊM GAN C 
Trong thập niên 70, người ta nhận thấy gần 90% các viêm gan virút xảy 
ra sau truyền máu không có liên quan đến virút A cũng như virút B nên các 
trường hợp này được gọi là viêm gan không A-không B (non A-non B). Từ 
năm 1978, qua mô hình thực nghiệm trên khỉ Chimpanzee, người ta đã chứng 
minh có một tác nhân lây truyền qua đường tiêm chích có thể gây ra bệnh 
cảnh viêm gan không A-không B. Mãi đến năm 1989, nhờ vào phương pháp 
tạo dòng vô tính (clonage) và phân tích trình tự (sequencing) của genom virút, 
Choo và cộng sự lần đầu tiên đã phát hiện ra tác nhân đó chính là virút viêm 
gan C. Tuy nhiên, các hạt tử của virút viêm gan C chỉ mới được quan sát và 
mô tả dưới kính hiển vi điện tử từ năm 1994. 
Hình 1.1. HCV dưới kính hiển vi điện tử 
“Nguồn: Universitätsklinikum Heidelberg, 2012” [53] 
4 
1.1.2. CẤU TRÚC CỦA VIRÚT VIÊM GAN C 
HCV là virút đầu tiên được phát hiện bằng kỹ thuật sinh học phân tử, 
thuộc họ Flaviviridae, giống Hepacivirus. Virút có đường kính 55-65 nm, 
trọng lượng phân tử vào khoảng 4.106 daltons. Bộ gen gồm một sợi đơn RNA 
có cực tính dương nằm bên trong phần nucleocapsid hình đa diện. Ngoài cùng 
là lớp màng bọc lipid chứa các protein E1 và E2 tạo thành phức hợp dimer. 
Hình 1.2. Sơ đồ cấu tạo HCV 
“Nguồn: Sharma SD, 2010” [83] 
Mật độ của các hạt tử HCV trong huyết thanh rất thay đổi, từ 1,03 đến 
1,72g/ml. Sở dĩ mật độ của HCV thay đổi như vậy là do các virion lưu hành 
trong máu dưới nhiều dạng khác nhau: hoặc là ở dạng tự do có tính lây nhiễm 
rất cao nhưng chỉ hiện diện ở mật độ tương đối thấp (khoảng 1,03); hoặc là ở 
dạng kết hợp với các đại phân tử, đặc biệt là các lipoprotein hoặc hiện diện 
trong các phức hợp miễn dịch nhưng mật độ lại cao (khoảng 1,10). Thực 
nghiệm trên khỉ Chimpanzee cho thấy tính lây nhiễm của các hạt tử HCV tự 
do cao hơn rõ rệt so với dạng kết hợp với các đại phân tử. 
 Qua phương pháp khuyếch đại chuỗi di truyền (PCR) và phương pháp 
lai ghép tại chỗ người ta nhận thấy khuynh hướng của HCV không chỉ ở các tế 
bào gan mà các chuỗi HCV-RNA còn được tìm thấy trong các tế bào đơn 
HCV-RNA 
Protein E1 
Vỏ virút 
Protein E2 
Vùng core HCV 
5 
nhân ở máu ngoại vi. HCV có thể lây nhiễm ở các lymphô bào B và T cũng 
như ở các dòng đơn bào. Việc phát hiện này có nhiều ý nghĩa rất quan trọng: 
 - Việc nuôi cấy HCV có thể thực hiện được ở các dòng lymphô bào. 
 - Các tế bào đơn nhân có thể là nguồn “dự trữ” virút và đặc biệt có thể 
là nguyên nhân gây tái nhiễm HCV sau khi ghép gan. 
- Sự lây nhiễm ở các tế bào đơn nhân có thể chọn lọc nên một vài “biến 
chủng” đặc biệt và tạo điều kiện cho bệnh tồn tại kéo dài [1]. 
1.1.3. CẤU TRÚC CỦA BỘ GEN HCV 
Bộ gen của HCV là một sợi đơn RNA có cực tính dương, gồm khoảng 
9.600 nucleotide, được chia làm ba vùng: 
* Đầu 5’ không mã hóa dài khoảng 341 nucleotide, là vị trí gắn kết với 
ribosome, được gọi là IRES (internal ribosome entry site), để khởi phát quá 
trình giải mã cho việc tổng hợp chuổi polyprotein tiền chất của virút. 
* Đầu 3’ không mã hóa chứa một đoạn 30-60 nucleotide tương đối thay 
đổi, nằm phía sau codon kết thúc. Tiếp theo là một đoạn poly U/UC, gồm 50-
100 nucleotide rất thay đổi. Sau cùng là một chuỗi 98 base bảo tồn cao (vùng 
“3’-X”). Đây là đoạn bảo tồn nhất của bộ gen HCV. Thử nghiệm cho thấy 
tương tác giữa vùng 3’-X, vùng mã hóa NS5B và vùng poly U/UC là tuyệt đối 
cần thiết cho sự nhân bản của virút [95]. 
* Vùng được mã hóa nằm giữa hai đầu 5’ và 3’. Vùng này chỉ có một 
khung đọc mở duy nhất (open reading frame) gồm 9.379-9.481 nucleotide, 
được giải mã để tổng hợp thành một polyprotein tiền chất của virút gồm 
khoảng 3.000 axít amin. Sau đó polyprotein này sẽ được các enzym protease 
của virút và các enzym peptidase tín hiệu của tế bào (host signal peptidase) 
phân cắt thành các protein cấu trúc và protein không cấu trúc. 
6 
Các protein cấu trúc đƣợc tạo ra từ các gen C, E1 và E2 
- Protein lõi (21 kDa) tạo nên phần nucleocapsid bao bọc bên ngoài 
chuỗi RNA của virút. Protein lõi có liên quan một số protein tế bào và các con 
đường có tác động trực tiếp đến vòng đời và sinh học của HCV, có vai trò 
trong việc tác động chống virus của Interferon thông qua việc tương tác với 
protein tế bào. Đột biến protein lõi làm thay đổi cấu trúc virút, gây ra kém đáp 
ứng với phác đồ Interferon-Ribavirin. Đặc biệt, hai dạng đột biến R70Q và 
L91M gây đáp ứng kém với phác đồ Interferon-Ribavirin [36]. 
- Protein E1 (37 kDa) và E2 (61 kDa) là hai glycoprotein của lớp vỏ, 
liên kết với nhau thành các phức hợp dimer. Một đoạn khoảng 30 axít amin ở 
gần đầu tận E2 được gọi là vùng siêu biến HVR-1 (hypervariable region). Đây 
là đoạn biến đổi di truyền nhiều nhất của protein vỏ và được giả định tồn tại 
như một vòng polypeptide trên bề mặt của virion. Bệnh nhân thường có kháng 
thể phản ứng với các peptid, đại diện cho trình tự HVR-1 của virút mà họ 
đang nhiễm. Việc xuất hiện kháng thể tạo ra những biến thể chọn lọc có chuỗi 
HVR-1 ít phản ứng hơn với kháng thể. Có bằng chứng cho thấy HVR-1 có 
một hoặc nhiều quyết định kháng nguyên trung hòa và đó là vị trí đột biến gây 
ra thoát lưới miễn dịch trong suốt giai đoạn nhiễm khuẩn cấp tính và mạn tính 
[91]. 
Hình 1.3. Cấu trúc bộ gen HCV 
“Nguồn: Zahid Hussain, 2013” [97] 
7 
- Protein p7 (7 kDa): là một chuỗi polypeptid gồm 63 axít amin, có 
chức năng như một kênh ion, cần thiết cho việc sản xuất những virion lây 
nhiễm. Do nó bị ức chế bởi bởi nhiều hợp chất khác nhau nên là một mục tiêu 
thích hợp cho việc phát triển các loại thuốc kháng HCV [81]. 
Các protein không cấu trúc 
- Protein NS2 (23 kDa) là một cystein protease, cắt polyprotein tiền chất 
tại chỗ nối NS2/NS3 [94]. 
- Protein NS3 (68 kDa) có rất nhiều chức năng: men serine protease 
nằm ở đầu tận N (N-terminal) và men NTPase phụ thuộc RNA/helicase nằm ở 
đầu tận C (C-terminal). Enzym serine protease sẽ cắt chuỗi polyprotein tiền 
chất tại các vị trí NS3/NS4A, NS4A/NS4B, NS4B/NS5A, NS5A/NS5B. 
Enzym helicase tham gia vào quá trình nhân đôi của virút. 
- Protein NS4A (6 kDa) là một đồng yếu tố cần thiết cho hoạt tính của 
men protease NS3. 
 Protein NS4B (26 kDa) là một protein màng, kỵ nước, có vai trò trong 
việc sao chép RNA cũng như quá trình lắp ráp và phóng thích virút [28]. 
- Protein NS5A (56-58 kDa) là một phosphoprotein, có chức năng trong 
việc sao chép RNA. NS5A chứa vùng quyết định cho tính nhạy cảm của HCV 
đối với Interferon-alpha (ISDR – Interferon sensitivity determining region). 
Vùng này làm mất tác dụng của Interferon qua trung gian việc ức chế men 
protein kinase R (PKR). Một khi PKR bị ức chế bởi NS5A thì khả năng kháng 
virút và chống tăng sinh virút của Interferon bị giảm đi. Mặt khác, NS5A có 
thể gây biểu hiện IL-8, làm ức chế biểu hiện gene kích hoạt sản xuất 
Interferon. Nếu có đột biến xảy ra ở vùng NS5A có thể tạo được đáp ứng tốt 
với Interferon. 
NS5B (65 kDa) là men RNA polymerase phụ thuộc RNA, giúp tổng 
hợp chuỗi RNA từ khuôn mẫu RNA. Với hoạt tính enzym giống protein NS3, 
8 
NS5B RNA polymerase hiện nay là mục tiêu cho việc phát triển thuốc kháng 
virút bằng chất tương tự nucleoside, chất ức chế phân tử nhỏ không phải 
nucleoside và chất tương tự cyclosporin A [68]. 
1.1.4. SỰ NHÂN BẢN CỦA HCV 
 Một hệ thống nuôi cấy tế bào đã giúp xác định toàn bộ chu kỳ sống 
của virút từ lúc xâm nhập tế bào đến lúc phóng thích các virion lây nhiễm. 
Những nghiên cứu này kết hợp với những suy luận hợp lý từ những virút có 
nhánh RNA (+) khác đã đưa ra giả thuyết sau. Virút có khả năng xâm nhập tế 
bào bằng cách tương tác với vài phân tử thụ thể ở bề mặt tế bào đặc hiệu; 
những phân tử thụ thể đó gồm CD81, thụ thể LDL, DC-SIGN, thụ thể dọn rác 
người SR-B1 và CLDN-1 [46] 
Sau khi bám dính, xâm nhập và đi vào trong không bào của tế bào, sự 
thay đổi pH tại chỗ làm thay đổi hình thể protein võ, làm tan chảy màng 
không bào. RNA của virút được phóng thích vào tế bào chất, tại đây nó hoạt 
động như mRNA, điều khiển dịch mã tạo thành chuỗi polyprotein của virút. 
Khả năng hồi phục virút lây nhiễm bằng cách cấy truyền trong gan tinh tinh 
bộ gen RNA tổng hợp cũng như khả năng nhân bản của RNA virút ở tế bào 
lây nhiễm cung cấp bằng chứng thuyết phục cho bước này trong chu kỳ nhân 
bản. Nhân bản virút xảy ra kết hợp với lưới nội bào tương thô bằng quá trình 
gắn kết ribosome và chuỗi polyprotein trải qua một chuỗi phân cắt ly giải 
protein. 
Protein lõi vẫn ở trong tế bào chất sau khi được phân cắt bởi tín hiệu 
peptid peptidase từ chuỗi tín hiệu ở đầu C tận trong khi E1, E2 được bài tiết 
vào trong lòng lưới nội bào tương, vẫn gắn kết với màng và được glycosyl 
hóa. Một phức hợp replicase gồm NS3, NS4A, NS4B, NS5A và NS5B tạo 
thành cụm “màng lưới” của tế bào chất, bắt nguồn từ lưới nội bào tương. Phức 
hợp replicase này nhận diện cấu trúc và chuỗi đặc hiệu ở đầu tận 3’ của bộ gen 
9 
RNA, điều khiển tổng hợp nhánh bổ sung âm của bộ gen. Sản phẩm RNA kép 
có khả năng được dùng làm khuôn tổng hợp nhiều bản sao RNA có cực tính 
dương. RNA được đóng gói thành những hạt virút mới, nhô vào trong lưới nội 
bào tương, làm phóng thích virút qua con đường bài tiết túi. 
Kháng nguyên đặc hiệu HCV và cả hai sợi HCV-RNA có cực tính âm 
và dương đã được xác định trong tế bào gan cho thấy nhân bản xảy ra trong tế 
bào gan qua một sợi âm trung gian. Tuy nhiên cũng có dữ liệu cho thấy virút 
cũng có thể nhân bản ở lymphô bào ngoại vi hoặc lymphô bào ở tủy xương. 
Hình 1.4. Chu trình nhân bản của HCV 
“Nguồn: Ploss A, Dubuisson J, 2012” [76] 
Những giả định chính trong quá trình nhân bản của HCV. Những bước đặc biệt bao 
gồm: virion bám dính và xâm nhập vào tế bào gan nhờ một phức hợp thụ thể chưa được mô 
tả đầy đủ, hòa màng do thay đổi pH và phóng thích RNA virút vào tế bào chất; sự phiên mã 
diễn ra tại vị trí gắn kết ribosome (IRES) và xử lý polyprotein của virút, tạo ra protein lõi, 
protein võ E1 và E2, viroporin giả định p7 và 6 loại protein không cấu trúc cần thiết cho sự 
nhân bản của RNA, hình thành phức hợp nhân bản, lắp ráp tạo thành màng lưới từ mạng 
lưới nội bào tương (qua trung gian NS4B) và phức hợp replicase ở đầu tận 3’ của RNA 
virion; tổng hợp một nhánh trung gian RNA (-); tổng hợp nhiều nhánh RNA (+); lắp ráp 
hạt virút ở mạng lưới nội bào tương, bộ Golgi và phóng thích virút khỏi tế bào. 
Xâm nhập 
Nhập bào 
3. Cởi áo 
4. Phiên mã 
Sao chép RNA 
6.Lắp ráp virion 
7. Phóng thích 
virion 
10 
1.1.5. SỰ KHÁC BIỆT BÊN TRONG BỘ GEN VÀ KHÁI NIỆM 
“QUASI-SPECIES” 
Ở cùng một bệnh nhân bị nhiễm một loại kiểu gen nào đó, sau một thời 
gian diễn tiến bệnh, người ta nhận thấy trong huyết thanh của bệnh nhân có sự 
hiện diện của nhiều “quần thể” virút với số lượng khác nhau. Các “quần thể” 
này gần giống như “quần thể” ban đầu nhưng chỉ khác nhau < 5% về trình tự 
nucleotide và được gọi là hiện tượng “quasi-species”. 
Sở dĩ có sự khác biệt trong bộ gen như thế, trước tiên là do sự sai sót 
của men RNA polymerase. Thêm vào đó, còn do sự hiện diện của “vùng siêu 
biến” HVR1 (gồm 27 axít amin) nằm ở đầu tận –N của protein E2. Người ta 
ghi nhận sự đột biến của bộ gen xảy ra > 50% tại HVR1 này. Tuy nhiên, cần 
lưu ý rằng trong hiện tượng “quasi-species”, sự đột biến nói trên không dẫn 
đến làm thay đổi kiểu gen của bệnh nhân trong quá trình diễn tiến của bệnh. 
Vùng siêu biến cũng là vị trí của epitop trung hòa virút. Khi nhiễm 
HCV trong giai đoạn cấp, HVR1 bị đột biến rất nhanh dưới áp lực miễn dịch 
của ký chủ. Do đó, chính đáp ứng miễn dịch dịch thể đã kích thích sự biến đổi 
của HVR1. Điều này đã được chứng minh qua sự việ ... trị loại bỏ HCV-RNA 
[21]. 
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy bệnh nhân nhiễm HCV kiểu 
gen 2a chiếm tỷ lệ khá cao (40,3%), đứng hàng thứ hai. Có khả năng những 
bệnh nhân này cũng ít bị biến chứng ung thư biểu mô tế bào gan sau khi đạt 
SVR. Tuy nhiên, cần có nghiên cứu kiểm chứng, theo dõi biến chứng ung thư 
biểu mô tế bào gan ở bệnh nhân viêm gan virút C mạn tính người Việt Nam 
sau khi đã đào thải HCV bằng thuốc kháng virút. 
Thời gian (Năm) 
Tỷ lệ tích lũy HCC (%) 
105 
4.4. MỐI LIÊN QUAN GIỮA CÁC KIỂU GEN SNP rs12979860 CỦA 
IL28B VỚI CÁC KIỂU GEN HCV VÀ ĐỘT BIẾN VÙNG CORE HCV 
4.4.1 Tỷ lệ SNP rs12979860 của IL28B theo kiểu gen HCV 
Sau khi phân tích tỷ lệ SNP rs12979860 của IL28B theo kiểu gen HCV 
trong nhóm bệnh nhân có HCV-RNA (+) (n=134) ở bảng 3.23, chúng tôi nhận 
thấy khác biệt giữa các nhóm không có ý nghĩa thống kê, p = 0,43 > 0,05. Kết 
quả này tương tự với kết quả nghiên cứu của Maryam và cộng sự năm 2016 
[66], kết quả nghiên cứu của Fateme Zare và cộng sự năm 2016 [35], không 
tìm thấy mối liên quan giữa SNP rs12979860 IL28B với kiểu gen HCV. 
Ngược lại, kết quả nghiên cứu của chúng tôi khác với kết quả của Christoph 
Sarrazin. Với 267 trường hợp nhiễm viêm gan C mạn tính kiểu gen 2 và 3 vaø 
378 trường hợp nhiễm viêm gan C mạn tính do kiểu gen 1, được so sánh với 
nhóm chứng 200 người khỏe mạnh, tần suất kiểu gen IL28B CC lại thấp hơn 
trong nhóm bệnh nhân nhiễm HCV kiểu gen 1 so với nhóm bệnh nhân nhiễm 
HCV kiểu gen 2 và 3. Theo kết luận của Christoph Sarrazin, trong nhóm bệnh 
nhân nhiễm HCV kiểu gen 2 và 3, kiểu gen IL28B CC có liên quan với đáp 
ứng virút bền vững (p = 0,01) [82]. 
Có thể do không có sự chọn lọc trong quá trình nhiễm HCV theo kiểu 
gen HCV và kiểu gen IL28B của bệnh nhân nên hai chỉ dấu sinh học này độc 
lập với nhau. Nhìn chung, nhóm bệnh nhân nhiễm HCV kiểu gen 6 chiếm tỷ lệ 
cao trong nghiên cứu của chúng tôi. Tuy nhiên, không có sự khác biệt giữa hai 
nhóm có kiểu gen IL28B CC và nhóm có kiểu gen IL28B CT, TT. Nghiên cứu 
của chúng tôi chỉ đưa ra nhận xét khách quan, chưa thể xác định được tính 
thanh thải virút ở bệnh nhân có kiểu gen IL28B CC. Để đưa ra kết luận chính 
xác hơn, cần có những nghiên cứu khác với thiết kế nghiên cứu tốt hơn, cỡ 
mẫu lớn hơn và với thời gian dài hơn, khảo sát trên nhiều yếu tố giúp loại trừ 
được những khả năng gây nhiễu. 
106 
4.4.2. Tải lƣợng HCV-RNA theo kiểu gen IL28B, của từng loại kiểu gen 
HCV. 
Khi khảo sát tải lượng HCV-RNA của hai nhóm bệnh nhân IL28B CC 
và IL28B CT, TT được phân theo từng kiểu gen 1, 2a và 6 ở bảng 3.26 cho 
thấy khác biệt giữa các nhóm không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Trong 
đó, xét riêng từng kiểu gen thì kiểu gen 1, 2a có trung vị tải lượng virút không 
khác nhau lắm giữa hai nhóm bệnh nhân IL28B CC và IL28B CT, TT (3,9 x 
10
6
 IU/ml; 2,6 x 10
6
 IU/ml ở kiểu gen 1 và 1,37 x 10
6
 IU/ml; 1,2 x 10
6
 IU/ml 
ở kiểu gen 2a). Trong khi đó những bệnh nhân nhiễm HCV kiểu gen 6 có 
trung vị tải lượng virút ở nhóm IL28B CC thấp hơn so với nhóm IL28B CT, 
TT (6,6 x 10
6
 IU/ml và 9,9 x 10
6
 IU/ml). 
 Khi khảo sát riêng nhóm bệnh nhân IL28B CC, so sánh tải lượng virút 
giữa các nhóm kiểu gen 1, 2a và 6 ở bảng 3.27 cho thấy trung vị tải lượng 
virút của kiểu gen 2a thấp hơn nhiều so với hai kiểu gen 1 và 6 (1,4 x 106 
IU/ml so với 3,9 x 106 IU/ml và 6,6 x 106 IU/ml). Kết quả phân tích cho thấy 
sự khác biệt giữa nhóm kiểu gen 1 và hai nhóm kiểu gen còn lại không có ý 
nghĩa thống kê (p > 0,05) trong khi sự khác biệt giữa nhóm kiểu gen 2a và 
nhóm kiểu gen 6 có ý nghĩa thống kê, p = 0,01 < 0,05. Như vậy, bệnh nhân 
nhiễm HCV kiểu gen 6 có tải lượng virút nhiều hơn bệnh nhân nhiễm HCV 
kiểu gen 2a. Kết quả này gần giống như kết quả của Xia Rong và cộng sự 
trong một đề tài nghiên cứu được công bố vào năm 2012, “Tương quan giữa 
tải lượng virút và kiểu gen HCV: người hiến máu nhiễm HCV kiểu gen 6a có 
tải lượng virút cao hơn các kiểu gen khác”. Tác giả khảo sát 299 người hiến 
máu tình nguyện bị nhiễm HCV (ở Viện huyết học Quảng Châu), xác định 
được bốn kiểu gen 1, 2, 3 và 6 với tỷ lệ lần lượt là 48,9%, 8,7%, 12,3% và 
30,1%. Tải lượng virút ở nhóm bệnh nhân nhiễm kiểu gen 1 và 6 (6,07 và 6,15 
log10 IU/ml) cao hơn tải lượng virút của nhóm bệnh nhân nhiễm kiểu gen 2 và 
3 (5,66 và 5,49 log10 IU/ml), p < 0,001 [79]. Do đặc thù của Việt Nam nên 
107 
trong nghiên cứu này chúng tôi không phân lập được kiểu gen 3. Kết quả cho 
thấy trung vị tải lượng virút của nhóm bệnh nhân nhiễm kiểu gen 6 cao hơn 
trung vị tải lượng của hai kiểu gen 1 và 2a (6,6 x 106 IU/ml so với 3,9 x 106 
IU/ml và 1,4 x 10
6
 IU/ml). Tuy nhiên có thể do cỡ mẫu nghiên của chúng tôi 
không đủ lớn (chỉ có 15 bệnh nhân nhiễm HCV kiểu gen 1) nên khác biệt giữa 
tải lượng virút của nhóm bệnh nhân nhiễm HCV kiểu gen 1 với tải lượng virút 
của hai nhóm bệnh nhân còn lại không có ý nghĩa thống kê. 
4.4.3. Mối liên quan giữa IL28B với kiểu gen của HCV theo tuổi, giới. 
Khảo sát tỷ lệ IL28B theo giới và tuổi của từng kiểu gen (1, 2a và 6) ở 
bảng 3.28. 
Nhìn chung, tỷ lệ kiểu gen IL28B CC của những bệnh nhân nhiễm HCV 
kiểu gen 1 và 6 gần giống nhau ở hai phái nam và nữ (tỷ lệ tương ứng là 
66,7%-70%/kiểu gen 1 và 79,3%-79,3%/kiểu gen 6). Riêng những bệnh nhân 
nhiễm HCV kiểu gen 2a thì phái nam có tỷ lệ mang kiểu gen IL28B CC nhiều 
hơn phái nữ (93,3% so với 76,9%). 
Nếu xét theo tuổi thì tỷ lệ kiểu gen IL28B CC của hai nhóm tuổi (≤ 60 
và > 60) ở nhóm bệnh nhân nhiễm HCV kiểu gen 1 gần tương tự nhau (69,2% 
và 66,7%). Tuy nhiên, kiểu gen IL28B CC chiếm ưu thế ở những bệnh nhân > 
60 tuổi nhiễm HCV kiểu gen 2a và 6 (87,5%/kiểu gen 2a và 90%/kiểu gen 6). 
Phân tích thống kê cho thấy khác biệt giữa các nhóm không có ý nghĩa thống 
kê với p > 0,05. 
4.4.4. Mối liên quan giữa các kiểu gen SNP rs12979860 của IL28B với đột 
biến vùng core HCV 
Khảo sát moái liên quan giöõa IL28B với đột biến vùng core HCV trong 
nhóm bệnh nhân có HCV-RNA döông tính (n=134) ở bảng 3.29, chúng tôi 
nhận thấy khác biệt giữa các nhóm không có ý nghĩa thống kê với p = 0,65 > 
0,05. Kết quả này tương tự với kết quả của Alestig và cộng sự năm 2011 trên 
108 
50 bệnh nhân da trắng nhiễm HCV kiểu gen 1b. Erik Alestig keát luaän IL28B 
và đột biến vùng core HCV độc lập với nhau [34]. Tuy nhiên, kết quả nghiên 
cứu của chúng tôi khác với kết quả của hai nghiên cứu sau: 
- Năm 2010, Mariko Kobayashi và cộng sự nghiên cứu đề tài “Mối liên 
quan giữa SNP IL28B và đột biến axít amin ở vùng core HCV của bệnh nhân 
người Nhật viêm gan C mạn tính”. Tác giả kết luận tần suất đột biến dạng 
R70Q chiếm ưu thế ở nhóm bệnh nhân nữ mang kiểu gen CT, TT: 
. Tỷ lệ đột biến R70Q ở bệnh nhân nữ mang kiểu gen CT, TT: 19/32 (59,3%) 
. Tỷ lệ đột biến R70Q ở bệnh nhân nam mang kiểu gen CT, TT: 26/50 
(52,0%). 
. Tỷ lệ đột biến R70Q ở bệnh nhân nữ mang kiểu gen CC: 26/81 (32,1%) 
. Tỷ lệ đột biến R70Q ở bệnh nhân nam mang kiểu gen CC: 27/125 (21,6%) 
[65]. 
 - Năm 2016, Danesh Kadjbaf và cộng sự khảo sát đề tài “Tần suất đột 
biến axít amin 70 vùng core HCV và kiểu gen của đa hình gần gen IFNL3 ở 
bệnh nhân viêm gan virút C mạn tính”. Có 429 bệnh nhân tham gia nghiên 
cứu trong số đó 426 bệnh nhân được định kiểu gen rs12979860. Kết quả có 75 
bệnh nhân mang kiểu gen TT. Tác giả kết luận đột biến axít amin 70 vùng 
core HCV phổ biến hơn ở nhóm bệnh nhân mang kiểu gen rs12979860 TT so 
với nhóm bệnh nhân không mang kiểu gen này (17,3% so với 8,5%, p = 
0,022) [27]. 
 Như vậy, theo kết quả của hai nghiên cứu trên, đột biến axít amin 70 ở 
vùng core HCV thường xuất hiện ở bệnh nhân viêm gan virút C mạn tính có 
kiểu gen IL28B CT, TT. 
 Do mẫu nghiên cứu của chúng tôi không đủ lớn, chỉ thu dung được 29 
trường hợp bệnh nhân có kiểu gen CT, TT nên không thể kiểm chứng kết quả 
của hai nghiên cứu trên. Cần có những nghiên cứu khác với số mẫu lớn hơn, 
có nhiều bệnh nhân viêm gan C mạn tính mang kiểu gen CT, TT hơn. 
109 
Tỷ lệ HCV đột biến vùng core theo tuổi trong nhóm người có IL28B 
CC (n=105) ở bảng 3.30 cho thấy hai nhóm bệnh nhân ≤ 60 tuổi (50,5%) và > 
60 tuổi (49,5%) có số lượng gần bằng nhau (53 và 52 trường hợp). Tuy nhiên, 
số lượng bệnh nhân mang virus đột biến vùng core HCV chiếm ưu thế so với 
số lượng bệnh nhân không mang virus đột biến vùng core (58 so với 47 trường 
hợp). Đặc biệt, những bệnh nhân ≤ 60 tuổi có tỷ lệ mang virus đột biến nhiều 
hơn gấp đôi so với nhóm bệnh nhân có vùng core HCV bình thường (67,9% 
so với 32,1%). 
Xét về tỷ lệ virút đột biến nhận thấy trong nhóm bệnh nhân có virút đột 
biến thì tỷ lệ bệnh nhân ≤ 60 tuổi (36/58 – 62,1%) cao hơn nhiều so với nhóm 
bệnh nhân > 60 tuổi (22/58 – 37,9%), trong khi nhóm bệnh nhân không có 
virút đột biến thì tỷ lệ bệnh nhân ≤ 60 tuổi (17/47 – 36,2%) thấp hơn nhiều so 
với nhóm bệnh nhân > 60 tuổi (30/47 – 63,8%). Phân tích kết quả cho thấy sự 
khác biệt giữa các nhóm có ý nghĩa thống kê với p = 0,04 < 0,05, OR = 2,888 
(KTC 95%: 1,301-6,408), đột biến vùng core phổ biến ở bệnh nhân ≤ 60 tuổi. 
Tỷ lệ HCV đột biến vùng core theo tuổi, trong nhóm bệnh nhân có IL28B CT, 
TT (n=29) ở bảng 3.30 cho thấy nhóm bệnh nhân ≤ 60 tuổi có số lượng nhiều 
gấp đôi nhóm bệnh nhân > 60 tuổi (20 so với 9). Xét về tỷ lệ virút đột biến thì 
trong nhóm bệnh nhân có virút đột biến, tỷ lệ bệnh nhân ≤ 60 tuổi (13/18 – 
72,2%) cao hơn nhiều so với nhóm bệnh nhân > 60 tuổi (5/18 – 27,8%). 
Tương tự, nhóm bệnh nhân không có virút đột biến thì tỷ lệ bệnh nhân ≤ 60 
tuổi (7/11 – 63,6%) cao hơn nhiều so với nhóm bệnh nhân > 60 tuổi (4/11 – 
36,4%). Phân tích kết quả cho thấy không có sự khác biệt giữa các nhóm với p 
= 0,69 > 0,05. Tuy nhiên, kết quả này chỉ nên ghi nhận do số lượng mẫu giới 
hạn ở mức 29 bệnh nhân. Cần có một nghiên cứu khác có cỡ mẫu lớn hơn để 
xác định rõ liệu có sự khác biệt về tỷ lệ đột biến vùng core HCV theo tuổi 
trong nhóm bệnh nhân mang kiểu gen IL28B CT, TT. 
110 
Tỷ lệ HCV đột biến vùng core theo giới, trong nhóm bệnh nhân có 
IL28B CC (n=105), ở bảng 3.30, ghi nhận số lượng bệnh nhân nữ (60 trường 
hợp) nhiều hơn số lượng bệnh nhân nam (45 trường hợp). Xét nhóm bệnh 
nhân nữ, có tỷ lệ bệnh nhân không có virút đột biến (51,7%) và có virút đột 
biến (48,3%) gaàn tương đương nhau trong khi nhóm bệnh nhân nam có tỷ lệ 
bệnh nhân mang virút đột biến (64,4%) cao hơn nhóm bệnh nhân không đột 
biến (35,6%). Xét nhóm bệnh nhân có virút đột biến cho thấy tỷ lệ nam và nữ 
bằng nhau (29/58 – 50%). Trong khi ở nhóm bệnh nhân không có virút đột 
biến thì tỷ lệ bệnh nhân nữ (31/47 – 66%) nhiều hơn gần gấp đôi tỷ lệ bệnh 
nhân nam (16/47 – 34%). Phân tích kết quả cho thấy không có sự khác biệt 
giữa các nhóm với p = 0,14 > 0,05. 
Tỷ lệ đột biến vùng core HCV theo giới, trong nhóm bệnh nhân có 
IL28B CT, TT (n=29) ở bảng 3.30 cho thấy số lượng bệnh nhân nöõ (18 trường 
hợp) nhiều hơn số lượng bệnh nhân nam (11 trường hợp). Xét riêng nhóm 
bệnh nhân nöõ có tỷ lệ bệnh nhân mang virút đột biến và không đột biến bằng 
nhau (9/18 – 50%). Ngược lại, nhóm bệnh nhân nam có tỷ lệ bệnh nhân mang 
virút đột biến (81,8%) cao hơn nhiều so với nhóm bệnh nhân không mang 
virút đột biến (18,2%). Xét nhóm bệnh nhân mang virút đột biến thì tỷ lệ bệnh 
nhân nam và nữ bằng nhau (9/18 – 50%). Nhóm bệnh nhân không mang virút 
đột biến có tỷ lệ bệnh nhân nữ (9/11 – 81,8%) cao hơn rất nhiều so với bệnh 
nhân nam (2/11 – 18,2%). Phân tích kết quả cho thấy không có sự khác biệt 
giữa các nhóm với p = 0,12 > 0,05. 
Tải lượng HCV-RNA của hai nhóm bệnh nhân viêm gan C mạn tính có 
đột biến và không đột biến vùng core HCV, đều mang IL28B CC, ñöôïc khảo 
sát ở bảng 3.31, trung vị tải lượng của nhóm có đột biến vùng core HCV lớn 
hơn trung vị tải lượng của nhóm không có đột biến vùng core HCV (5,8 x 106 
111 
IU/ml so với 1,7 x 10
6
 IU/ml). Khác biệt giữa các nhóm không có ý nghĩa 
thống kê với p = 0,053 > 0,05. 
Tải lượng HCV-RNA của hai nhóm bệnh nhân viêm gan virút C mạn 
tính có đột biến và không đột biến vùng core HCV, mang kiểu gen IL28B CT, 
TT cũng được phân tích ở bảng 3.31, cho thấy trung vị tải lượng của hai nhóm 
gần bằng nhau (8,1 x 106 IU/ml so với 7,8 x 106 IU/ml). Khác biệt giữa các 
nhóm không có ý nghĩa thống kê với p = 0,8 > 0,05. 
Tải lượng HCV-RNA theo kiểu gen IL28B, có đột biến vùng core 
HCV, thuộc kiểu gen 1 (n=20) và kiểu gen 6 (n=55) ở bảng 3.32. 
Đối với nhóm bệnh nhân nhiễm HCV kiểu gen 1, trung vị tải lượng 
HCV-RNA gần bằng nhau ở hai nhóm bệnh nhân mang IL28B CC và IL28B 
CT, TT (3,0 x 10
6
 IU/ml so với 2,6 x 106 IU/ml). Tuy nhiên, tải lượng HCV-
RNA của những bệnh nhân nhiễm HCV kiểu gen 6 có chênh lệch giữa hai 
nhóm. Nhóm bệnh nhân IL28B CT, TT có trung vị tải lượng (16,7 x 106 
IU/ml) lớn hơn nhiều so với nhóm bệnh nhân mang kiểu gen IL28B CC (6,9 x 
10
6
 IU/ml). Khi phân tích kết quả thì khác biệt giữa các nhóm được xét riêng 
theo kiểu gen 1 và 6 đều ghi nhận không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê 
với p-value lần lượt là 0,72 và 0,17 (> 0,05). Như vậy, chúng tôi: 
* Không tìm thấy mối liên quan giữa các kiểu gen SNP rs12979860 của 
IL28B với kiểu gen của HCV và đột biến vùng core HCV 
* Tuy nhiên, đối với bệnh nhân mang kiểu gen IL28B CC: 
 - HCV kiểu gen 2a chiếm ưu thế ở nhóm bệnh nhân trên 60 tuổi. 
 - Trong nhóm bệnh nhân nữ: HCV kiểu gen 6 chiếm ưu thế ở nhóm bệnh 
nhân ≤ 60 tuổi; HCV kiểu gen 2a chiếm ưu thế ở nhóm bệnh nhân > 60 tuổi. 
 - Tải lượng HCV-RNA ở kiểu gen 6 nhiều hơn tải lượng HCV-RNA ở kiểu 
gen 2a. 
 - Đột biến vùng core phổ biến ở bệnh nhân ≤ 60 tuổi. 
112 
KẾT LUẬN 
Qua nghiên cứu 164 bệnh nhân nhiễm HCV, trong đó có 30 bệnh nhân 
không phát hiện được HCV-RNA và 134 bệnh nhân được định lượng HCV-
RNA bằng kỹ thuật real-time PCR. 
1. Xác định được ba kiểu gen HCV lưu hành là 6, 2 và 1 với tỷ lệ lần lượt là 
43,3%, 40,3% và 16,4%. 
 Phát hiện được các dạng đột biến vùng core HCV với tỷ lệ như sau: R70H 
L91C (40,8%), R70Q L91C (27,6%), L91C (14,5%), L91M (6,6%), R70Q 
L91M (6,6%) và R70Q (3,9%). 
 Xác định được tỷ lệ kiểu gen SNP rs12979860 của IL28B lần lượt là: CC 
(81,1%), CT (17,7%) và TT (1,2%). Không tìm thấy sự khác biệt về tần suất 
kiểu gen IL28B CC ở hai nhóm bệnh nhân có HCV-RNA (-) và HCV-RNA 
(+). 
2. Tỷ lệ đột biến vùng core rất cao với HCV kiểu gen 1 và 6 (90,9% và 94,8%) 
nhưng rất thấp với HCV kiểu gen 2a (1,9%) (p = 0,0001). 
3. Không tìm thấy mối liên quan giữa các kiểu gen SNP rs12979860 của 
IL28B với các kiểu gen HCV và đột biến vùng core HCV. 
113 
KIẾN NGHỊ 
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy đột biến vùng core HCV phổ 
biến ở nhóm bệnh nhân nhiễm HCV kiểu gen 6 và 1b. Do đó, cần có những 
nghiên cứu đánh giá vai trò của đột biến vùng core HCV trong việc theo dõi 
biến chứng ung thư biểu mô tế bào gan ở những bệnh nhân này, sau khi đã đạt 
đáp ứng virút bền vững. 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_moi_lien_quan_giua_snp_cua_il28b_voi_genotype_va_dot.pdf
  • pdfThông tin luận án đưa lên mạng.pdf
  • pdfTóm tăt luận án.pdf