Luận án Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ và hình ảnh học cộng hưởng từ sọ não ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 có rối loạn thần kinh nhận thức
Theo IDF (2019), thế giới hiện nay có khoảng 463 triệu người mắc bệnh đái
tháo đường, dự kiến tăng đến 700 triệu người vào năm 2045, được xem là một đại dịch
không lây nhiễm với tỷ lệ tử vong xếp hàng thứ 3 sau bệnh ung thư và tim mạch. Tiêu
tốn hàng tỉ đô la mỗi năm cho chăm sóc y tế, gây tàn phế và tăng gánh nặng lên người
thân [72]. Đái tháo đường cũng là nguyên nhân làm gia tăng sa sút trí tuệ lên 50%-
100% bao gồm cả Alzheimer và sa sút trí tuệ mạch máu, với nhiều cơ chế bệnh sinh
vẫn chưa được biết rõ ràng và còn đang tiếp tục nghiên cứu [20], [37], [36], [37]. Bởi
các lý do đó mà việc tầm soát sớm rối loạn thần kinh nhận thức cũng như các yếu tố
nguy cơ có thể can thiệp được nhằm chặn đứng biến chứng nặng của hai bệnh lý này
là vấn đề các nhà khoa học hiện nay đang quan tâm.
Theo UKPDS có đến 50% bệnh nhân xuất hiện biến chứng tim mạch ngay tại
thời điểm chẩn đoán đái tháo đường type 2. Gần đây, người ta quan tâm đến bệnh não
đái tháo đường (diabetic encephalopathy) mà đặc trưng là tình trạng rối loạn thần kinh
nhận thức ngày một gia tăng và tiến triển nhanh [12], [11], [41], [40], [53], [79], [177].
Nghiên cứu ACCORD cho thấy, cứ tăng 1% HbA1c làm suy giảm chức năng
nhận thức (cognitive decline) đi nhanh chóng; ngoài ra, các đối tượng bị rối loạn thần
kinh nhận thức thì càng dễ xuất hiện nguy cơ hạ glucose máu nặng. Cá nhân hóa điều
trị và dự phòng nguy có hạ glucose máu ở bệnh nhân sa sút trí tuệ trở thành một trong
những vấn đề ADA quan tâm từ những năm 2015 đến nay song song với liệu pháp dinh
dưỡng quản lý các biến chứng tim mạch nhằm nâng cao chất lượng sống ở bệnh nhân
đái tháo đường [17], [21].
Rối loạn thần kinh nhận thức là một hội chứng có thể do nhiều bệnh lý khác
nhau tác động đến, có thể hồi phục hoặc không hồi phục được. Đặc trưng là tình trạng
suy giảm tiến triển ít nhất một trong sáu lĩnh vực chức năng nhận thức: chức năng điều
hành, ngôn ngữ, học tập- trí nhớ, thị giác không gian, tập trung chú ý và nhận thức xã
hội. Rối loạn thần kinh nhận thức điển hình hay sa sút trí tuệ thường nối tiếp sau rối
loạn thần kinh nhận thức nhẹ và bệnh Alzheimer chiếm tỷ lệ nhiều nhất kế đến là sa
sút trí tuệ mạch máu và các thể sa sút trí tuệ khác [9],[137]
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ và hình ảnh học cộng hưởng từ sọ não ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 có rối loạn thần kinh nhận thức
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC NGUYỄN VĂN VY HẬU NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ HÌNH ẢNH HỌC CỘNG HƯỞNG TỪ SỌ NÃO Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 CÓ RỐI LOẠN THẦN KINH NHẬN THỨC LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HUẾ - 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC NGUYỄN VĂN VY HẬU NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ HÌNH ẢNH HỌC CỘNG HƯỞNG TỪ SỌ NÃO Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 CÓ RỐI LOẠN THẦN KINH NHẬN THỨC Chuyên ngành: NỘI KHOA Mã số: 9 72 01 07 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. HOÀNG MINH LỢI GS.TS. NGUYỄN HẢI THỦY HUẾ- 2020 Lời Cảm Ơn Để có được thành quả ngày hôm nay, với tất cả tình cảm, sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn đến: Đại Học Huế, Trường Đại học Y Dược, Ban chủ nhiệm Bộ môn Nội, Phòng Đào tạo sau Đại học, Quý Thầy cô giáo trong Bộ môn Nội đã tận tình hướng dẫn, cung cấp tài liệu, động viên củng cố niềm tin và ý chí cho tôi vượt qua các chặng đường khó khăn. Ban Giám Đốc Bệnh viện Đa khoa Gia Đình Đà Nẵng, Khoa Chẩn đoán hình ảnh và Trung tâm Nội tiết Đái tháo đường Family đã tạo điều kiện cho tôi thu thập số liệu đề tài, và thời gian để tôi có thể hoàn tất việc học tập. Tôi xin gửi đến tất cả các thân chủ lời cảm ơn chân thành đã tin tưởng đồng ý tham gia vào mẫu nghiên cứu, cho phép tôi được lấy số liệu để hoàn thành luận án. Với tất cả lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy, GS.TS Nguyễn Hải Thủy, Thầy PGS. TS. Hoàng Minh Lợi và Thầy PGS. TS. Nguyễn Đình Toàn, những người Thầy đã tận tình quan tâm, động viên, giúp đỡ và trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời gian học tập cũng như quá trình nghiên cứu hoàn thành luận án này. Với những tình cảm thân thương, tôi xin trân trọng dành lời cảm ơn đến Ba Má, Vợ, em trai và con trai yêu quý đã hết lòng yêu thương, chăm sóc, chia sẻ những khó khăn trong quá trình học tập và nghiên cứu. Đà Nẵng, tháng 08 năm 2020 Nguyễn Văn Vy Hậu LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả trong luận án này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào. Tác giả luận án MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cám ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ Danh mục các hình Danh mục các sơ đồ ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết đề tài luận án ............................................................................. 1 2. Mục tiêu của luận án ......................................................................................... 2 3. Ý nghĩa khoa học .............................................................................................. 3 4. Ý nghĩa thực tiễn .............................................................................................. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................................. 4 1.1. Cơ chế bệnh sinh và yếu tố nguy cơ rối loạn thần kinh nhận thức ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 .................................................................................. 4 1.2. Đại cương về rối loạn thần kinh nhận thức ................................................. 16 1.3. Đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ sọ não ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 có rối loạn thần kinh nhận thức ............................................................... 24 1.4. Các tổn thương điển hình của rối loạn thần kinh nhận thức ................. 37 1.5. Các nghiên cứu liên quan về rối loạn thần kinh nhận thức ở bệnh đái tháo đường type 2 ............................................................................................... 42 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 46 2.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 46 2.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 48 2.3. Phương pháp thu thập - xử lý số liệu ........................................................... 66 2.4. Đạo đức trong nghiên cứu ........................................................................... 69 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................. 71 3.1. Đặc điểm chung một số yếu tố nguy cơ và tình trạng kiểm soát đái tháo đường của đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 71 3.2. Phân tích đặc điểm tổn thương cộng hưởng từ sọ não và phân tầng rối loạn thần kinh nhận thức ở đối tượng nghiên cứu .............................................. 76 3.3. Mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ và cộng hưởng từ sọ não với các mức độ rối loạn thần kinh nhận thức .................................................................. 82 3.4. Phân tích tương quan giữa các yếu tố nguy cơ, tổn tương cộng hưởng từ sọ não và rối loạn thần kinh nhận thức qua thang điểm MMSE, MoCA ..... 100 3.5. Phương trình dự báo nguy cơ tổn thương teo não và vi mạch não ............ 105 Chương 4 BÀN LUẬN ...................................................................................................... 108 4.1. Đặc điểm một số yếu tố nguy cơ, tình trạng kiểm soát đái tháo đường ở đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 108 4.2. Khảo sát đặc điểm tổn thương trên hình ảnh học cộng hưởng từ sọ não và phân tầng rối loạn thần kinh nhận thức ở đối tượng nghiên cứu ......................... 123 4.3. Đánh giá mối liên quan và tương quan giữa các yếu tố nguy cơ và hình ảnh học cộng hưởng từ sọ não với các mức độ rối loạn chức năng thần kinh nhận thức ở đối tượng nghiên cứu .................................................................... 133 4.4. Phương trình hồi quy đa biến dự báo nguy cơ tổn thương não trên bệnh nhân đái tháo đường ......................................................................................... 148 KẾT LUẬN .......................................................................................................................... 149 ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 151 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC LIÊN QUAN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC BẢNG CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT DỊCH NGHĨA CNTT CNTTr Chức năng tâm thu Chức năng tâm trương CHT Cộng hưởng từ CLVT Cắt lớp vi tính CĐ-ĐH Cao đẳng- Đại học ĐMC Động mạch cảnh ĐMCC Động mạch cảnh chung ĐMCT Động mạch cảnh trong ĐMCC P/ T Động mạch cảnh chung phải/ trái ĐMCT P/T Động mạch cảnh trong phải/ trái ĐTĐ Đái tháo đường HATT HATTr Huyết áp tâm thu Huyết áp tâm trương HCCH Hội chứng chuyển hóa HĐTL Hoạt động thể lực RL Rối loạn RLTKNT Rối loạn thần kinh nhận thức SSTT Sa sút trí tuệ TĐHV Trình độ học vấn TGĐTĐ Thời gian đái tháo đường TGTHA Thời gian tăng huyết áp THA Tăng huyết áp THCS THPT Trung học cơ sở Trung học phổ thông TKNT Thần kinh nhận thức TKNB Thần kinh ngoại biên TTT Thủy tinh thể TMCT Thiếu máu cơ tim VB, VM Vòng bụng, vòng mông VM ĐTĐ Võng mạc đái tháo đường XV ĐMC Xơ vữa động mạch cảnh XVMM Xơ vữa mạch máu YTNC Yếu tố nguy cơ TIẾNG ANH DỊCH NGHĨA AACE American Association of Clinical Endocrinologists Hiệp hội các nhà lâm sàng nội tiết Hoa Kỳ AD Alzheimer Disease Bệnh Alzheimer ADA American Diabetes Association Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ ADC Apparent Diffusion Coefficient Hệ số khếch tán biểu kiến AGEs Advanced glycation end-Product Sản phẩm đường hóa bậc cao ALFF Amplitude of Low-Frequency Fluctuations Tiếp cận tần số dao động thấp ASD Arterial Spin Labeling Đánh dấu spin động mạch não ASE American Society of Echocardiography Hội siêu âm tim Hoa Kỳ BMI Body Mass Index Chỉ số khối cơ thể CT Cholesterol Cholesterol DSM5 Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, Fifth Edition (DSM-5) Cẩm nang chẩn đoán và thống kê rối loạn tâm thần phiên bản thứ 5 EF Ejection Fraction Phân suất tống máu Go Fasting glucose Glucose máu lúc đói GCA Global Cortical Atrophy Teo vỏ đại não IDF International Diabetes Federation Liên đoàn đái tháo đường quốc tế IMT Intima-Media Thickness Bề dày lớp nội trung mạc IVIM IntraVoxel Incoherent Motion Chuyển động rời rạc của phân tử LVMI Left Ventricular Mass Index Chỉ số khối cơ thất trái Major NCD Major Neurocognitive Disorder Rối loạn thần kinh nhận thức điển hình MCI Mild Cognitive Impairment Suy giảm nhận thức nhẹ MMSE Mini-Mental State Examination Thang đánh giá trạng thái tâm thần tối thiểu của Folstein MoCA Montreal Cognitive Assessment Thang đánh giá nhận thức Montreal MTA Medial Temporal lobe Atrophy Teo não thùy thái dương giữa Mild NCD Mild Neurocognitive Disorder Rối loạn thần kinh nhận thức nhẹ NCD Neurocognitive Disorder Rối loạn thần kinh nhận thức QTc Thời gian tâm thu điện học của tim điều chỉnh theo nhịp tim TG Triglycerid Triglycerid UKPDS United Kingdom Prospective Diabetes Study Nghiên cứu dự báo Đái tháo đường Vương Quốc Anh WHO World Health Organization Tổ chức Y tế Thế giới WML White Matter Lesion Thoái hóa chất trắng DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Phân loại các dấu hiệu RLTKNT cần tìm trên CHT ............................. 25 Bảng 1.2. Các tiêu chí quan trọng đánh giá RLTKNT .......................................... 25 Bảng 1.3. Các vị trí tổn thương nhồi máu não vùng chiến lược ............................ 27 Bảng 1.4. Tổng hợp các tổn thương trên CHT sọ não ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 ...... 34 Bảng 2.1. Phân loại béo phì của WHO (2004) dành cho người châu Á trưởng thành........................................................................................... 51 Bảng 2.2. Thang đánh giá trạng thái tâm thần tối thiểu của Folstein (Mini- Mental State Examination: MMSE) ...................................................... 57 Bảng 2.3. Đánh giá kết quả kiểm tra MMSE ......................................................... 58 Bảng 2.4. Thang đánh giá nhận thức Montreal (Montreal Cognitive Assessment)....... 59 Bảng 2.5. Thang điểm phân độ Koedam ............................................................... 63 Bảng 2.6. Các vị trí tổn thương nhồi máu não vùng chiến lược ............................ 65 Bảng 3.1. Đặc điểm chung và một số yếu tố nguy cơ ........................................... 71 Bảng 3.2. Đặc điểm về tình trạng huyết áp của đối tượng nghiên cứu .................. 72 Bảng 3.3. Tình trạng kiểm soát huyết áp theo mục tiêu của ADA ........................ 72 Bảng 3.4. Đặc điểm về đái tháo đường, nồng độ glucose máu và HbA1c ................. 73 Bảng 3.5. Tình trạng kiểm soát glucose máu đói và HbA1c theo mục tiêu ADA ...... 73 Bảng 3.6. Đặc điểm thành phần lipid máu của đối tượng nghiên cứu ................... 73 Bảng 3.7. Tình trạng kiểm soát lipid máu theo mục tiêu ADA ............................. 74 Bảng 3.8. Đặc điểm điện tim đồ và siêu âm tim của đối tượng nghiên cứu ................. 74 Bảng 3.9. Tình trạng rối loạn chức năng tim mạch ............................................... 74 Bảng 3.10. Khảo sát bề dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh ............................. 74 Bảng 3.11. Tình trạng xơ vữa động mạch và dày lớp nội trung mạc ...................... 75 Bảng 3.12. Tỷ lệ biến chứng võng mạc đái tháo đường và thần kinh ngoại biên ....... 75 Bảng 3.13. Tổng hợp tình trạng biến chứng đái tháo đường ................................... 75 Bảng 3.14. Phân loại tổn thương cộng hưởng từ sọ não ở đối tượng nghiên cứu ....... 76 Bảng 3.15. Phân tầng các mức độ tổn thương vi mạch trên CHT ........................... 76 Bảng 3.16. Phân tầng các mức độ tổn thương teo não trên CHT ............................ 77 Bảng 3.17. Tổn thương định khu hay gặp trong nhồi máu não lỗ khuyết ................... 78 Bảng 3.18. Phân tầng RLTKNT theo thang điểm MMSE ....................................... 78 Bảng 3.19. Phân tầng RLTKNT theo thang điểm MoCA ....................................... 78 Bảng 3.20. Phân tầng RLTKNT theo phân loại DSM 5 ......................................... 78 Bảng 3.21. Phân bố mức điểm MMSE và MoCa theo phân loại RLTKNT DSM 5 .... 79 Bảng 3.22. Giá trị dưới đường cong ROC và điểm cắt trong phát hiện RLTKNT của các thang điểm MMSE và MoCA ................................................... 79 Bảng 3.23. Phân tầng các rối loạn lĩnh vực chức năng nhận thức theo độ tuổi ....... 80 Bảng 3.24. Phân tầng các rối loạn lĩnh vực chức năng nhận thức theo MoCA ....... 80 Bảng 3.25. Phần tầng các rối loạn lĩnh vực chức năng TKNT theo DSM 5 ................. 81 Bảng 3.26. Phân tích liên quan các rối loạn lĩnh vực chức năng TKNT theo DSM 5 ..... 81 Bảng 3.27. Phân tích mối liên quan giữa các YTNC, biến chứng đái tháo đường và biểu hiện tim mạch với tổn thương teo não ..................................... 82 Bảng 3.28. Phân tích mối liên quan giữa các YTNC, biến chứng đái tháo đường và biểu hiện tim mạch với tổn thương vi mạch não .............................. 83 Bảng 3.29. Phân tích mối liên quan giữa mục tiêu kiểm soát HbA1c, lipid máu, huyết áp với tổn thương CHT sọ não ................................................... 84 Bảng 3.30. Phân tích liên quan giữa YTNC với RLTKNT theo phân loại DSM 5 .... 87 Bảng 3.31. Phân tích liên quan YTNC bất thường và tình trạng kiểm soát đái tháo đường với RLTKNT theo phân loại DSM 5 ................................. 88 Bảng 3.32. Mối liên quan giữa tổn thương teo não với RLTKNT theo DSM 5 ...... 90 Bảng 3.33. So sánh mối liên quan giữa tổn thương vi mạch não và đa tổn thương trên CHT với RLTKNT theo DSM 5 ........................................ 91 Bảng 3.34. So sánh mối liên quan giữa tổn thương CHT sọ não với RLTKNT qua giá trị điểm số trung bình MMSE và MoCA ................................. 91 Bảng 3.35. So sánh mối liên quan giữa các tổn thương não trên CHT với các ngưỡng điểm phân loại RLTKNT qua MoCA ...................................... 92 Bảng 3.36. So sánh mối liên quan giữa các tổn thương não trên CHT sọ não với ngưỡng điểm phân loại RLTKNT qua MMSE ...................................... 93 Bảng 3.37. So sánh mối liên quan giữa tổn thương não trên CHT với RLTKNT qua thang điểm MoCA & MMSE kèm biến chứng võng mạc ở đối tượng ĐTĐ type 2 .................................................................................. 94 Bảng 3.38. So sánh mối liên quan giữa tổn thương não trên CHT với RLTKNT qua thang điểm MoCA & MMSE kèm biến chứng rối loạn IMT động m ... ỏa - xe đạp = phương tiện giao thông, phương tiện đi lại, bạn đi lại bằng chúng. Thước kẻ - đồng hồ = dụng cụ đo đạc, được dùng để đo Câu trả lời không được chấp nhận là: Tàu hỏa - xe đạp: Chúng đều có bánh Thước kẻ - đồng hồ: Chúng có số - Nhớ lại có trì hoãn: Cách thực hiện: Người khám đưa ra chỉ dẫn: "Tôi đã đọc cho bác vài từ lúc trước, bây giờ tôi sẽ yêu cầu bác nhớ lại. Nói cho tôi biết bác nhớ được bao nhiêu từ." Đánh dấu vào mỗi từ bệnh nhân nhớ được mà không cần gợi ý. Ghi điểm: Cho 1 điểm cho mỗi từ bệnh nhân tự nhớ được mà không cần gợi ý Lựa chọn: Sau khi bệnh nhân tự nhớ lại, gợi ý cho bệnh nhân đối với những từ mà bệnh nhân chưa nhớ được. Đánh dấu dưới những từ bệnh nhân nhớ lại được sau khi được gợi ý. Nếu bệnh nhân không nhớ lại được sau khi được gợi ý về chủng loại, gợi ý cho họ bằng cách đưa ra nhiều lựa chọn:" Cô/chú/anh/chị nghĩ từ này là từ nào trong số các từ sau: MŨI - MẶT hay TAY?” Sử dụng chủng loại và/hoặc gợi ý lựa chọn cho mỗi từ: VẺ MẶT: Gợi ý chủng loại: Một bộ phận trên cơ thể Gợi ý lựa chọn: Mũi, mặt, tay VẢI NHUNG: Gợi ý chủng loại: Một loại vải Gợi ý lựa chọn: Vải bông chéo, vải bông, nhung NHÀ THỜ: Gợi ý chủng loại: Một công trình xây dựng Gợi ý lựa chọn: Nhà thờ, trường học, bệnh viện HOA CÚC: Gợi ý chủng loại: Một loại hoa Gợi ý lựa chọn: Hoa hồng, hoa cúc, hoa tuy líp MÀU ĐỎ: Gợi ý chủng loại: Một loại màu Gợi ý lựa chọn: Màu đỏ, xanh da trời, xanh lá cây Ghi điểm: Không cho điểm nếu nhớ lại với gợi ý: Gợi ý chỉ được dùng cho mục đích thông tin lâm sàng và cho người khám thêm thông tin về loại rối loạn trí nhớ. Nếu thiếu sót trí nhớ do thu thập, kết quả sẽ cải thiện nếu có gợi ý, nếu thiếu sót trí nhớ do quá trình mã hóa thông tin, kết quả sẽ không cải thiện. - Định hướng: Cách thực hiện: Người khám chỉ dẫn: "Cho tôi biết hôm nay là ngày bao nhiêu?". Nếu bệnh nhân không đưa ra câu trả lời hoàn chỉnh, gợi ý tiếp bằng cách nói "Cho tôi biết hôm nay là thứ mấy trong tuần, ngày, tháng, năm, nào?". Sau đó nói "Bây giờ cho biết tên của nơi này, nó nằm ở thành phố nào?" Ghi điểm: 1 điểm cho mỗi câu trả lời đúng. Bệnh nhân phải nói được chính xác ngày, địa điểm (tên của bệnh viện, phòng khám, văn phòng). Không cho điểm nếu trả lời sai tên ngày và thứ trong tuần. CHỈ SỐ KATZ TRONG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHỨC NĂNG CƠ BẢN (ADL) Gồm 6 hoạt động chức năng cơ bản hàng ngày như: tắm rửa, mặc quần áo, đi vệ sinh, vận động di chuyển, tiêu tiểu tự chủ, ăn uống. Cách thức thực hiện: Ghi tên người bệnh lên phiếu đánh giá Yêu cầu người bệnh lần lượt thực hiện các hạng mục cần đánh giá. Quan sát người bệnh thực hiện các hạng mục cần đánh giá hoặc phỏng vấn người chăm sóc chính. Ghi điểm: Điểm 1= Độc lập (không cần giám sát hướng dẫn và hỗ trợ) Điểm 0= Phụ thuộc (có sự giám sát, hướng dẫn hoặc hỗ trợ) Thông số Độc lập Phụ thuộc Tắm rửa (Điểm..) (1 điểm) Tự tắm hoàn toàn hoặc chỉ cần giúp ở một phần cơ thể như lưng, vùng sinh dục hoặc chi bị tật (0 điểm) Cần giúp tắm nhiều hơn một phần cơ thể, giúp vào hoặc ra bồn tắm hoặc vòi sen. Cần giúp tắm hoàn toàn Mặc quần áo (Điểm.) (1 điểm) Lấy quần áo từ tủ hoặc ngăn kéo và mặc quần áo, á khoác, tự cài nút. Có thể cần giúp cột dây giày. (0 điểm) Cần giúp mặc quần áo hoặc giúp hoàn toàn Đi vệ sinh (Điểm..) (1 điểm) Tự đến nhà vệ sinh, đi vệ sinh, mặc lại quần áo, tự làm sạch vùng sinh dục. (0 điểm) Cần giúp di chuyển tới nhà vệ sinh, giúp rửa sạch hoặc dùng bô hay ghế lỗ Di chuyển (Điểm..) (1 điểm) Tự di chuyển vào và ra khỏi giường hoạc ghế. Có thể chấp nhận có dụng cụ hỗ trợ cơ học (0 điểm) Cần giúp di chuyển từ giường ra ghế hoặc cần giúp di chuyển hoàn toàn Tiêu tiểu tự chủ (Điểm..) (1 điểm) Hoàn toàn kiểm soát được đi tiêu tiểu (0 điểm) Tiêu tiểu không tự chủ một phần hoặc hoàn toàn Ăn uống (Điểm..) (1 điểm) Tự đưa thức ăn từ đĩa vào miệng. Có thể có người khác chuẩn bị bữa ăn (0 điểm) Cần giúp một phần hoặc hoàn toàn việc ăn uống hoặc cần nuôi ăn tĩnh mạch Đánh giá: Tổng điểm: 6 điểm: Độc lập; 0 điểm: Hoàn toàn phụ thuộc; bị hạn chế khi không làm được một trong các hoạt động trên THANG ĐIỂM LAWTON- BRODY TRONG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHỨC NĂNG SINH HOẠT (INSTRUMENTAL ACTIVITIES OF DAILY LIVING SCALE: IADLs) Gồm 8 hoạt động sinh hoạt: sử dụng điện thoại, các phương tiện giao thông, làm các công việc nhà: nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ, tự quản lý thuốc men, quản lý tài chính và mua sắm Cách thức thực hiện: Ghi tên người bệnh lên phiếu đánh giá Yêu cầu người bệnh lần lượt thực hiện các hạng mục cần đánh giá. Quan sát người bệnh thực hiện các hạng mục cần đánh giá hoặc phỏng vấn người chăm sóc chính. Ghi điểm: Cho điểm 1 hoặc 0 đối với mô tả phù hợp nhất. Trong mỗi mục sau đây, chọn đúng với tình trạng bệnh nhân nhất cho điểm 1 và 0 vào cột bên: 1 Sử dụng điện thoại 1.1. Dùng điện thoại một cách tự chủ, tìm và gọi số điện thoại 1đ 1.2. Gọi một vài số điện thoại đã biết 1đ 1.3. Biết cách trả lời điện thoại, nhưng không gọi được 1đ 1.4. Hoàn toàn không sử dụng được điện thoại 0đ 2 Mua sắm 2.1. Tự mua sắm tất cả các thứ cần thiết một cách độc lập 1đ 2.2. Có thể tự mua sắm được những thứ lặt vặt 0đ 2.3. Cần người đi kèm giúp khi mua sắm 0đ 2.4. Hoàn toàn không thể đến cửa hàng 0đ 3 Nấu ăn 3.1. Tự lên kế hoạch, chuẩn bị và phục vụ các bữa ăn một cách độc lập 1đ 3.2. Chuẩn bị bữa ăn đầy đủ nếu được cung cấp các vật dụng 0đ 3.3. Hâm nóng và phục vụ bữa ăn được chuẩn bị sẵn hoặc chuẩn bị bữa ăn nhưng không đảm bảo được chế độ ăn uống đầy đủ 0đ 3.4. Cần có người chuẩn bị và phục vụ bữa ăn 0đ Đánh giá: Tổng điểm: 0 điểm (phụ thuộc hoàn toàn) đến 8 điểm (hoàn toàn độc lập) đối với nữ và từ 0 đến 5 điểm đối với nam [89], [95]. 4 Dọn dẹp nhà cửa 4.1. Tự dọn dẹp nhà một mình hoặc đôi khi cần có người trợ giúp những công việc nặng 1đ 4.1. Làm được những việc nhẹ hàng ngày như rửa bát, dọn giường 1đ 4.2. Làm được những việc nhẹ nhưng không thể giữ được sạch sẽ cần thiết 1đ 4.3. Cần người giúp đỡ trong tất cả việc nhà 1đ 4.4. Không tham gia vào bất kỳ việc nhà nào 0đ 5 Giặt giũ quần áo 5.1. Tự giặt giũ quần áo của bản thân (tự làm hoặc sử dụng máy móc) 1đ 5.2. Giặt những đồ nhẹ như quần áo lót, tất, vớ 1đ 5.3. Cần người khác giặt giũ mọi thứ 0đ 6 Sử dụng phương tiện giao thông 6.1. Sử dụng độc lập các phương tiện giao thông công cộng hoặc tự lái xe 1đ 6.2. Tự thu xếp đi bằng taxi, nhưng không sử dụng được phương tiện công cộng khác. 1đ 6.3. Đi bằng phương tiện công cộng khi được hỗ trợ hoặc đi kèm với người khác. 1đ 6.4. Đi giới hạn với taxi hoặc ôtô với sự trợ giúp người khác. 0đ 6.5. Không tự đi được phương tiện nào cả 0đ 7 Sử dụng thuốc 7.1. Tự uống thuốc đúng liều lượng đúng thời điểm 1đ 7.2. Tự uống thuốc nếu có người chuẩn bị sẵn theo liều lượng 0đ 7.3. Không có khả năng tự uống thuốc 0đ 8 Khả năng quản lý tài chính 8.1. Quản lý các vấn đề tài chính một cách độc lập (ngân sách, viết ngân phiếu, trả tiền thuê nhà, hóa đơn); lãnh và theo dõi thu nhập. 1đ 8.2. Quản lý chi tiêu hàng ngày nhưng cần có người giúp đỡ 1đ 8.3. Không có khả năng quản lý tài chính 0đ THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ TRẦM CẢM- LO ÂU- STRESS Depression Anxiety Stress Scales (DASS21) Hãy đọc mỗi câu và khoanh tròn vào các số 0, 1, 2 và 3 ứng với tình trạng mà bạn cảm thấy trong suốt một tuần qua. Không có câu trả lời đúng hay sai. Và đừng dừng lại quá lâu ở bất kỳ câu nào. Mức độ đánh giá: 0: Không đúng với tôi chút nào cả 1: Đúng với tôi phần nào, hoặc thỉnh thoảng mới đúng 2: Đúng với tôi phần nhiều, hoặc phần lớn thời gian là đúng 3: Hoàn toàn đúng với tôi, hoặc hầu hết thời gian là đúng S 1. Tôi thấy khó mà thoải mái được 0 1 2 3 A 2. Tôi bị khô miệng 0 1 2 3 D 3. Tôi dường như chẳng có chút cảm xúc tích cực nào 0 1 2 3 A 4. Tôi bị rối loạn nhịp thở (thở gấp, khó thở dù chẳng làm việc gì nặng) 0 1 2 3 D 5. Tôi thấy khó bắt tay vào công việc 0 1 2 3 S 6. Tôi có xu hướng phản ứng thái quá với mọi tình huống 0 1 2 3 A 7. Tôi bị ra mồ hôi (chẳng hạn như mồ hôi tay) 0 1 2 3 S 8. Tôi thấy mình đang suy nghĩ quá nhiều 0 1 2 3 A 9. Tôi lo lắng về những tình huống có thể làm tôi hoảng sợ hoặc biến tôi thành trò cười 0 1 2 3 D 10. Tôi thấy mình chẳng có gì để mong đợi cả 0 1 2 3 S 11. Tôi thấy bản thân dễ bị kích động 0 1 2 3 S 12. Tôi thấy khó thư giãn được 0 1 2 3 D 13. Tôi cảm thấy chán nản, thất vọng 0 1 2 3 S 14. Tôi không chấp nhận được việc có cái gì đó xen vào cản trở việc tôi đang làm 0 1 2 3 A 15. Tôi thấy mình gần như hoảng loạn 0 1 2 3 D 16. Tôi không thấy hăng hái với bất kỳ việc gì nữa 0 1 2 3 D 17. Tôi cảm thấy mình chẳng đáng làm người 0 1 2 3 S 18. Tôi thấy mình khá dễ phật ý, tự ái 0 1 2 3 A 19. Tôi nghe thấy rõ tiếng nhịp tim dù chẳng làm việc gì cả (ví dụ, tiếng nhịp tim tăng, tiếng tim loạn nhịp) 0 1 2 3 A 20. Tôi hay sợ vô cớ 0 1 2 3 D 21. Tôi thấy cuộc sống vô nghĩa 0 1 2 3 Cách tính điểm: Điểm của Trầm cảm, Lo âu và Stress được tính bằng cách cộng điểm các đề mục thành phần, rồi nhân hệ số 2 [66] Mức độ Trầm cảm Lo âu Stress Bình thường 0 – 9 0 – 7 0 – 14 Nhẹ 10 – 13 8 – 9 15 – 18 Vừa 14 – 20 10 – 14 19 – 25 Nặng 21 – 27 15 – 19 26 – 33 Rất nặng ≥28 ≥20 ≥34 PROTOCOL THU THẬP SỐ LIỆU MRI SỌ NÃO 1. PHẦN HÀNH CHÍNH Họ và tên:.ID:. Giới tính: Nam/ Nữ- Địa chỉ: Ngày chụp MRI sọ não:.. Bác sĩ đọc kết quả:.. 2. KẾT QUẢ 2.1. Thang điểm GCA (Global Cortical Atrophy): Phân độ Tiêu chuẩn Đánh giá trên MRI 0 Không teo vỏ não 1 Teo nhẹ: mở rộng các khe não 2 Teo vừa: giảm thể tích của các hồi não 3 Teo nặng (giai đoạn cuối): teo dạng lưỡi dao (knife blade) 2.2. Thang điểm MTA (Medial Temporal lobe Atrophy): Phân độ MTA Tiêu chuẩn Đánh giá trên MRI 0 Không teo vỏ não 1 Chỉ giãn rộng khe mạng mạch 2 Giãn sừng thái dương của não thất bên 3 Giảm thể tích vùng hồi hải mã mức độ trung bình (giảm chiều cao) 4 Giảm thể tích hồi hải mã mức độ nặng 2.3. Thang điểm Fazekas đánh giá thoái hóa não chất trắng: Phân độ Fazekas Tiêu chuẩn Đánh giá trên MRI 0 Không có hoặc một đốm tổn thương WMH như một dấu chấm câu 1 Nhiều đốm tổn thương dạng WMH như nhiều dấu chấm câu 2 Bắt đầu kết hợp nhiều tổn thương dạng bắc cầu 3 Tổn thương dạng bắc cầu lan rộng 2.4. Thang điểm Koedam trong đánh giá teo não vùng đỉnh- chẩm: Phân độ Koedam Tiêu chuẩn Đánh giá trên MRI 0 Không teo vỏ não Thùy đỉnh và thùy chẩm khép kín 1 Teo vỏ não nhẹ Vỏ não sau và rãnh đỉnh – chẩm giãn rộng nhẹ 2 Teo vỏ não vừa Các rãnh vỏ não giãn rộng đáng kể 3 Giai đoạn cuối teo “lưỡi dao” Vỏ não sau và rãnh đỉnh – chẩm giãn rộng cực độ 2.5. Nhồi máu vùng chiến lược hay nhồi máu lỗ khuyết Đặc điểm vùng cấp máu Vị trí nhồi máu Đánh giá trên MRI Động mạch não giữa Vùng đỉnh- thái dương hoặc thái dương chẩm liên quan đến vùng Angular Gyrus Động mạch não sau Vùng trung gian đồi thị, vùng dưới thùy thái dương trung gian Nhồi máu vùng Watershed Phía trên thùy trán hoặc thùy đỉnh Nhồi máu não lỗ khuyết Hai bên đồi thị Nhồi máu não lỗ khuyết Vị trí khác 2.6. Thể tích não thất bên: 2.7. Thể tích đồi thị và vùng dưới đồi: 2.8. Teo hồi hải mã: Mức độ Đánh giá MRI 0 Không teo 1 Teo nhẹ 2 Teo vừa 3 Teo nặng 2.9. Các dấu hiệu sa sút trí tuệ cần tìm trên MRI Dấu (+) có tổn thương, dấu (-) không có tổn thương Tùy theo mức độ tổn thương phân ra +, ++ hay +++ Vùng tổn thương Dấu hiệu cần tìm trên MRI Alzheimer SSTT mạch máu SSTT Trán thái dương SSTT Lewi bodies Teo đồi thị, hồi hải mã +++ ++ ++ - Teo thái dương ++ + +++ - Teo thùy trán - + +++ - Teo thùy đỉnh ++ + - - Nhồi máu lỗ khuyết - +++ - - Thoái hóa chất trắng - +++ - - Nhồi máu vùng chiến lược - +++ - _ 2.10. Các tiêu chí quan trọng đánh giá sa sút trí tuệ Đặc điểm tổn thương Gợi ý chẩn đoán Đánh giá trên MRI Teo não toàn thể SSTT mạch máu hoặc lão hóa tuổi già Teo não thùy thái dương trung gian Alzheimer, SSTT trán thái dương Teo não thùy trán SSTT trán thái dương WML’s- Thoái hóa chất trắng SSTT mạch máu hoặc lão hóa tuổi già Nhồi máu não vùng chiến lược Sa sút trí tuệ mạch máu Bác sĩ đọc kết quả (ký tên): PHIẾU ĐIỀU TRA I. PHẦN HÀNH CHÍNH 1. Họ và tên bệnh nhân:..Tuổi: .. Giới: 2. Địa chỉ: ... 3. ID: .. SĐT:.. 4. Ngày khám bệnh:.5. Số hồ sơ nghiên cứu:. STT TÊN BIẾN PHÂN LOẠI 1 TIỀN SỬ 1.1. TG ĐTĐ 5 năm 1.2 TG THA Số năm: . 1.9 Tiền sử THA Có Không 1.10 Hypoglycemia Có Mức độ: Không 1.11 Thuốc lá Có Không 2 LÂM SÀNG 2.1 Lối sống Không/ít vận động Có vận động 2.2 Trình độ học vấn Tiểu học THCS THPT CĐ, ĐH 2.3 Nghề nghiệp Hưu trí Công nhân Nông dân Văn phòng Kinh doanh Khác 2.4 Dinh dưỡng Không tuân thủ Tuân thủ 2.5 Thảo dược Có Không 2.6 Thuốc đái tháo đường 2.7 Thuốc hạ HA ARB/ACE CCB Lợi tiểu Phối hợp 2-3 loại thuốc ARB + ACE + Lợi tiểu Khác 2.8 Vitamin B12 Có Không 2.9 Bệnh khác 2.10 HATT nằm 2.11 HATTr nằm 2.12 HATT Đứng 2.13 HATTr Đứng 2.14 Hạ HA tư thế Có Không 2.15 Tăng HA Có Không 2.16 Vòng bụng 2.17 BMI 3 Cận lâm sàng 3.1 Glucose 3.2 HbA1c 3.3 Insullin 3.4 Cholesterol 3.5 LDL.C 3.6 HDL.C 3.7 Triglycerid 3.8 Ure 3.9 Cre 3.10 rGFA 3.11 SGOT 3.12 SGPT 3.13 GGT 3.14 Protein niệu Có Không 3.15 Động mạch cảnh chung Phải 3.16 Động mạch cảnh trong Phải 3.17 Động mạch cảnh chung Trái 3.18 Động mạch cảnh trong Trái 3.19 ECG TMCT NMCT Dày thất Trái Dày nhĩ Trái Ngoại tâm thu Bình thường Khác Mạch QTc 3.20 Siêu âm tim EF FS LVMI Khác 3.21 MINICOG 3.22 MoCA 3.23 MMSE 3.24 DSM5 RLTKNT nhẹ RTKNT điển hình 3.25 ADL 3.26 IADL 3.27 Chức năng điều hành 3.28 Thị giác không gian 3.29 Tập trung chú ý 3.30 Học tập- Trí nhớ 3.31 Chức năng ngôn ngữ 3.32 Tư duy- trừu tượng 3.33 Định hướng thời gian, không gian 3.34 Teo hồi hải mã Không teo Teo nhẹ Teo vừa Teo nặng 3.35 Đường kính não thất 3.36 Góc sừng trán 3.37 V não thất 3.38 V đồi thị 3.39 GCA (Teo não toàn bộ) Không teo Teo nhẹ Teo vừa Teo nặng 3.40 MTA Không teo Giãn rạch khe màng mạch Giảm sừng thái dương não thất bên Giảm thể tích hồi hải mã mức độ trung bình Giảm thể tích hồi hải mã mức độ nặng 3.41 Koedam 0 1 2 3 3.42 Fazenkas 0 1 2 3 3.43 NMN lỗ khuyết Có Không 3.44 NM chiến lược Có Không 3.45 Vị trí NMN lỗ khuyết Thùy trán Thùy đỉnh Thùy chẩm Thái Dương Bao trong 3.46 WML Có Không 3.47 Đa tổn thương Có Không 4. Biến chứng 4.1 Mắt Đục TTT Có Không VMĐTĐ Có (các giai đoạn ETDRS) Không 4.2 Thần kinh xa gốc chi Có (các tổn thương EMG) Không 4.3 Tồn lưu bàng quang Có Không Người nhập liệu
File đính kèm:
- luan_an_nghien_cuu_cac_yeu_to_nguy_co_va_hinh_anh_hoc_cong_h.pdf
- 1. LA TIEN SI NHA NUOC NCS VY HAU.pdf