Luận án Nghiên cứu chọn giống và biện pháp kỹ thuật gây trồng cây Dẻ xanh (Lithocarpus pseudosundaicus (Hickel et A.Camus) Camus) tại Vĩnh Phúc và Hòa Bình

Tính đến hết năm 2016, tổng diện tích rừng trồng cả nước đạt xấp xỉ 4,14 triệu ha, độ che phủ rừng đạt 41,19% [4]. Tuy nhiên, phần lớn diện tích rừng trồng hiện nay của nước ta là rừng trồng gỗ nhỏ cung cấp nguyên liệu giấy, dăm bằng các loài cây mọc nhanh như Keo, Bạch đàn. Diện tích rừng tự nhiên bị suy giảm cả về số lượng và chất lượng, trên 70% diện tích rừng tự nhiên của nước ta là rừng nghèo với khả năng cung cấp gỗ lớn là rất hạn chế, vì vậy Chính phủ Việt Nam đã áp dụng biện pháp đóng cửa rừng tự nhiên.

 Lợi ích tài chính thu được từ các hoạt động chế biến đồ gỗ là rất lớn, chỉ tính riêng năm 2016 Việt Nam đã xuất khẩu gỗ và đồ gỗ đạt 7,3 tỷ USD và tính đến hết năm 2018 là 8,0 tỷ USD. Tuy nhiên, hàng năm chúng ta phải nhập khẩu khoảng hơn 4 triệu m3 gỗ nguyên liệu gỗ lớn có chứng chỉ rừng phục vụ cho chế biến (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2017) [79].

 Nhận thức được những vấn đề đó, hàng loạt các chủ trương, đề án, chương trình của ngành nhằm thúc đẩy trồng rừng cung cấp gỗ lớn đã được đặt ra như: Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007) [9]; Đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp (Quyết định số 1565/QĐ-BNN-TCLN ngày 08/7/2013) [7]; Kế hoạch hành động nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng sản xuất giai đoạn 2014 - 2020 (Quyết định số 774/QĐ-BNN-TCLN ngày 18/4/2014) [6], Mục tiêu của các chương trình, đề án này là tập trung phát triển rừng trồng một cách bền vững, phát triển cân đối giữa các mục tiêu gỗ lớn và gỗ nhỏ đáp ứng yêu cầu thị trường, lựa chọn được các loài cây trồng rừng bản địa, mọc nhanh có khả năng cung cấp gỗ lớn, từng bước nâng cao năng suất và giá trị rừng trồng, đáp ứng yêu cầu nguyên liệu cho chế biến trong nước và xuất khẩu,

 

doc 147 trang dienloan 9260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu chọn giống và biện pháp kỹ thuật gây trồng cây Dẻ xanh (Lithocarpus pseudosundaicus (Hickel et A.Camus) Camus) tại Vĩnh Phúc và Hòa Bình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu chọn giống và biện pháp kỹ thuật gây trồng cây Dẻ xanh (Lithocarpus pseudosundaicus (Hickel et A.Camus) Camus) tại Vĩnh Phúc và Hòa Bình

Luận án Nghiên cứu chọn giống và biện pháp kỹ thuật gây trồng cây Dẻ xanh (Lithocarpus pseudosundaicus (Hickel et A.Camus) Camus) tại Vĩnh Phúc và Hòa Bình
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi, luận án được hoàn thành theo chương trình đào tạo nghiên cứu sinh khóa 23 tại Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam. 
Luận án có sử dụng kết quả của đề tài “Nghiên cứu chọn giống và biện pháp kỹ thuật gây trồng cây Dẻ xanh (Lithocarpus pseudosundaicus H&C) nhằm cung cấp gỗ lớn cho một số vùng trọng điểm”, tác giả là chủ nhiệm đề tài, thời gian thực hiện từ 1/1/2011 đến 31/12/2011. Sau đó, đề tài này đã được nâng cấp và gộp với 2 đề tài khác thành đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp Bộ: "Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật gây trồng một số loài cây bản địa cung cấp gỗ lớn (Máu chó lá to, Chò xanh, Dẻ xanh) cho khu vực phía Bắc", thời gian thực hiện từ 1/1/2012 đến 31/12/2016; trong đó tác giả là chủ nhiệm đề mục nghiên cứu về cây Dẻ xanh, phần này đã được chủ nhiệm đề tài và các cộng tác đồng ý cho sử dụng kết quả vào luận án. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào khác, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 5 năm 2018
Người viết cam đoan
NCS. Bùi Trọng Thủy
LỜI CẢM ƠN
	Luận án này được hoàn thành theo chương trình đào tạo tiến sĩ khóa 23 tại Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam.
Trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận án, tác giả đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban Đào tạo, Hợp tác quốc tế - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Đông Bắc Bộ,... nhân dịp này tác giả xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ quý báu đó.
	Trước hết tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng đến GS.TS. Võ Đại Hải - người hướng dẫn khoa học, đã dành nhiều thời gian và công sức giúp đỡ tác giả hoàn thành luận án này.
	Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Đông Bắc Bộ đã tạo điều kiện về thời gian để tác giả theo học và hoàn thành luận án này. 
Tác giả xin chân thành cảm ơn Chi cục Kiểm lâm, Chi cục Lâm nghiệp, Hạt kiểm lâm, Ban quản lý rừng các tỉnh Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng, Hà Nội; các Vườn quốc gia Ba Vì, Tam Đảo, Hoàng Liên, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tác giả triển khai thu thập số liệu ngoại nghiệp.
Cuối cùng, xin cảm ơn tất cả bạn bè và người thân trong gia đình đã động viên và giúp đỡ tác giả hoàn thành luận án này.
 Xin trân trọng cảm ơn!
	Tác giả
	 NCS. Bùi Trọng Thủy
MỤC LỤC 
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu
Giải nghĩa
Bộ NN&PTNT
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
CT
Công thức
D00
Đường kính gốc (cm)
D1.3
Đường kính ở vị trí 1,3m (cm)
Dtán
Đường kính tán (m)
G
Tiết diện ngang (m2)
Hvn 
Chiều cao vút ngọn (m)
IAA
Indol acetic acid
IBA
Indol butiric acid
IV%
Chỉ số quan trọng
KHLN
Khoa học lâm nghiệp
KTLS
Kỹ thuật lâm sinh
N
Mật độ (cây/ha)
N%
Tỷ lệ phần trăm của mật độ
NPK (5.10.3)
Phân tổng hợp có tỷ lệ 5 đạm, 10 lân, 3 kali.
NS
Năng suất
ÔDB
Ô dạng bản
ÔTC
Ô tiêu chuẩn
P%
Độ thuần của hạt
PB
Phân bón
S%
Hệ số biến động 
Sig
Xác suất kiểm tra của F
SPSS
Phần mềm phân tích thống kê
TC
Tiêu chuẩn cây giống
TCN
Tiêu chuẩn ngành
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
TLS
Tỷ lệ sống (%)
TN
Thí nghiệm
VQG
Vườn quốc gia
X%
Tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng
χ2
Chỉ tiêu kiểm tra tính độc lập
∆D1,3
Tăng trưởng đường kính ngang ngực/năm
∆H
Tăng trưởng chiều cao/năm
DANH MỤC CÁC BẢNG
TT
 Tên bảng
Trang
Bảng 1.1: Phân bố họ Dẻ trên thế giới	 9
Bảng 1.2: Diện tích và sản lượng hạt Dẻ năm 2013 	11
Bảng 2.1: Địa điểm điều tra đặc điểm phân bố, sinh thái loài Dẻ xanh 	32
Bảng 2.2: Điều kiện khu vực thí nghiệm trồng và làm giàu rừng	 48
Bảng 3.1: Đặc điểm phân bố của loài Dẻ xanh tại 8 tỉnh nghiên cứu	53
Bảng 3.2: Đặc điểm địa hình, đất rừng tự nhiên có Dẻ xanh phân bố 	56
Bảng 3.3: Kết quả phân tích một số chỉ tiêu lý, hóa tính của đất rừng tự nhiên 	58
Bảng 3.4: Đặc điểm khí hậu khu vực có loài Dẻ xanh phân bố 	60
Bảng 3.5: Mật độ tầng cây cao rừng tự nhiên nơi có loài Dẻ xanh phân bố tại 8 tỉnh miền núi phía Bắc 	61
Bảng 3.6: Công thức tổ thành tầng cây cao rừng tự nhiên	 63
Bảng 3.7: Cấu trúc tầng thứ và độ tàn che tầng cây cao rừng tự nhiên nơi có loài Dẻ xanh phân bố tại 8 tỉnh miền núi phía Bắc	 66
Bảng 3.8: Phân bố của Dẻ xanh tầng cây cao theo tầng thứ 	67
Bảng 3.9: Mật độ cây tái sinh tự nhiên rừng tự nhiên nơi có loài Dẻ xanh phân bố tại 8 tỉnh miền núi phía Bắc 	69
Bảng 3.10: Công thức tổ thành cây tái sinh rừng tự nhiên nơi có loài Dẻ xanh phân bố tại 8 tỉnh miền núi phía Bắc 	70
Bảng 3.11: Nguồn gốc và chất lượng cây tái sinh dưới tán rừng tự nhiên nơi có loài Dẻ xanh phân bố 	74
Bảng 3.12: Phân cấp cây tái sinh theo cấp chiều cao của các lâm phần rừng tự nhiên có loài Dẻ xanh phân bố tại 8 tỉnh miền núi phía Bắc 	76
Bảng 3.13: Kết quả xác định và xếp loại tính chất vật lý, cơ học của gỗ Dẻ xanh 	80
Bảng 3.14: Kích thước xơ sợi của gỗ Dẻ xanh và một số loại nguyên liệu khác 	81
Bảng 3.15: Thành phần hóa học cơ bản của gỗ Dẻ xanh 	82
Bảng 3.16: Đánh giá gỗ Dẻ xanh theo một số chỉ tiêu làm cửa 	82
Bảng 3.17: Đánh giá gỗ Dẻ xanh theo một số chỉ tiêu làm đồ mộc 	83
Bảng 3.18: Kết quả lựa chọn cây mẹ Dẻ xanh ở 4 địa điểm 	84
Bảng 3.19: Vật hậu của Dẻ xanh tại Tuyên Quang và Hòa Bình 	86
Bảng 3.20: Đặc điểm vật hậu của Dẻ xanh ở Na Hang - Tuyên Quang 	87
Bảng 3.21: Đặc điểm vật hậu của Dẻ xanh ở Kỳ Sơn - Hòa Bình 	87
Bảng 3.22: Chu kỳ sai quả của Dẻ xanh 	88
Bảng 3.23: Hình thái vỏ hạt và kích thước hạt giống 	90
Bảng 3.24: Khối lượng 1.000 hạt có màu sắc vỏ khác nhau 	92
Bảng 3.25: Độ thuần của hạt ở các màu sắc vỏ khác nhau 	94
Bảng 3.26: Tỷ lệ nẩy mầm của hạt ở các hình thái vỏ quả khác nhau 	95
Bảng 3.27: Tỷ lệ nẩy mầm của hạt Dẻ xanh ở các phương pháp bảo quản 	96
Bảng 3.28: Tỷ lệ nẩy mầm của hạt Dẻ xanh ở nhiệt độ xử lý hạt khác nhau 	97
Bảng 3.29: Ảnh hưởng của che sáng tới tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây con Dẻ xanh trong giai đoạn vườn ươm 	98
Bảng 3.30: Ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu tới tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây con Dẻ xanh trong giai đoạn vườn ươm 	100
Bảng 3.31: Khả năng ra rễ của hom Dẻ xanh xử lý bằng thuốc bột IBA, IAA 	102
Bảng 3.32: Ảnh hưởng của xuất xứ tới tỷ lệ sống của Dẻ xanh sau 30 tháng trồng tại Vĩnh Phúc và Hòa Bình	104
Bảng 3.33: Ảnh hưởng của xuất xứ tới sinh trưởng Dẻ xanh sau 30 tháng trồng tại Vĩnh Phúc và Hòa Bình	104
Bảng 3.34: Ảnh hưởng của xuất xứ tới chất lượng sinh trưởng Dẻ xanh sau 30 tháng trồng tại Vĩnh Phúc và Hòa Bình 	106
Bảng 3.35: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng cây Dẻ xanh sau 39 tháng trồng tại Vĩnh Phúc và Hòa Bình 	107
Bảng 3.36: Ảnh hưởng của mật độ trồng tới chất lượng sinh trưởng Dẻ xanh sau 39 tháng trồng tại Hòa Bình và Vĩnh Phúc	110
Bảng 3.37: Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của Dẻ xanh 30 tháng tuổi tại Vĩnh Phúc và Hòa Bình 	112
Bảng 3.38: Ảnh hưởng của phân bón đến chất lượng sinh trưởng của Dẻ xanh 30 tháng tuổi tại 2 tỉnh Hòa Bình và Vĩnh Phúc	114
Bảng 3.39: Ảnh hưởng của tiêu chuẩn cây con và chiều rộng rạch đến sinh trưởng của Dẻ xanh ở thí nghiệm trồng làm giàu rừng 	115
Bảng 3.40: Ảnh hưởng của tiêu chuẩn cây giống và chiều rộng rạch đến chất lượng sinh trưởng của Dẻ xanh 39 tháng tuổi trồng tại tỉnh Vĩnh Phúc và Hòa Bình	119
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
TT
Tên biểu đồ
Trang
Biểu đồ 3.1: Phân bố số ÔTC có loài Dẻ xanh theo trạng thái rừng 	55
Biểu đồ 3.2: Chu kỳ sai quả của Dẻ xanh 	90
Biểu đồ 3.3: Khối lượng 1.000 hạt ở các thời điểm thu hái khác nhau 	93
Biểu đồ 3.4: Sinh trưởng đường kính gốc của Dẻ xanh trồng tại Hòa Bình và Vĩnh Phúc sau 39 tháng 	109
Biểu đồ 3.5: Sinh trưởng chiều cao vút ngọn của Dẻ xanh trồng tại Hòa Bình và Vĩnh Phúc sau 39 tháng 	110
DANH MỤC CÁC HÌNH
TT
Tên hình
Trang
Hình 1.1: Địa điểm điều tra lâm học tại các tỉnh 	5
Hình 2.1: Sơ đồ các bước nghiên cứu 	30
Hình 2.2: Sơ đồ bố trí các ÔDB trong ÔTC diện tích 2.500 m2	34
Hình 3.1: Cây Dẻ xanh ở rừng tự nhiên huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang 	50
Hình 3.2: Tán Dẻ xanh ở rừng tự nhiên huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình 	50
Hình 3.3: Hình thái vỏ cây Dẻ xanh 	51
Hình 3.4: Mặt cắt ngang vỏ cây Dẻ xanh 	51
Hình 3.5: Lá cây Dẻ xanh 	52
Hình 3.6: Hoa cây Dẻ xanh 	52
Hình 3.7: Quả cây Dẻ xanh 	52
Hình 3.8: Đường kính quả cây Dẻ xanh 	52
Hình 3.9: Lâm phần rừng tự nhiên có Dẻ xanh phân bố tại Vườn quốc gia Hoàng Liên, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai 	55
Hình 3.10: Mặt cắt ngang, xuyên tâm và tiếp tuyến gỗ của Dẻ xanh 	78
Hình 3.11: Mặt cắt ngang gỗ Dẻ xanh 	79
Hình 3.12: Mặt cắt tiếp tuyến gỗ Dẻ xanh 	79
Hình 3.13: Mặt cắt xuyên tâm gỗ Dẻ xanh 	79
Hình 3.14: Dẻ xanh 30 tháng tuổi trồng khảo nghiệm tại Hòa Bình 	106
Hình 3.15: Dẻ xanh 30 tháng tuổi trồng khảo nghiệm tại Vĩnh Phúc 	106
Hình 3.16: Dẻ xanh 39 tháng tuổi thí nghiệm mật độ tại Hòa Bình 	111
Hình 3.17: Dẻ xanh 39 tháng tuổi thí nghiệm mật độ tại Vĩnh Phúc 	111
Hình 3.18: Dẻ xanh 30 tháng tuổi thí nghiệm bón phân tại Hòa Bình 	115
Hình 3.19: Dẻ xanh 30 tháng tuổi thí nghiệm bón phân tại Vĩnh Phúc 	115
Hình 3.20: Dẻ xanh 39 tháng tuổi trồng làm giầu rừng tại Hòa Bình 	120
Hình 3.21: Dẻ xanh 39 tháng tuổi trồng làm giầu rừng tại Vĩnh Phúc 	120
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
	Tính đến hết năm 2016, tổng diện tích rừng trồng cả nước đạt xấp xỉ 4,14 triệu ha, độ che phủ rừng đạt 41,19% [4]. Tuy nhiên, phần lớn diện tích rừng trồng hiện nay của nước ta là rừng trồng gỗ nhỏ cung cấp nguyên liệu giấy, dăm bằng các loài cây mọc nhanh như Keo, Bạch đàn. Diện tích rừng tự nhiên bị suy giảm cả về số lượng và chất lượng, trên 70% diện tích rừng tự nhiên của nước ta là rừng nghèo với khả năng cung cấp gỗ lớn là rất hạn chế, vì vậy Chính phủ Việt Nam đã áp dụng biện pháp đóng cửa rừng tự nhiên.
	Lợi ích tài chính thu được từ các hoạt động chế biến đồ gỗ là rất lớn, chỉ tính riêng năm 2016 Việt Nam đã xuất khẩu gỗ và đồ gỗ đạt 7,3 tỷ USD và tính đến hết năm 2018 là 8,0 tỷ USD. Tuy nhiên, hàng năm chúng ta phải nhập khẩu khoảng hơn 4 triệu m3 gỗ nguyên liệu gỗ lớn có chứng chỉ rừng phục vụ cho chế biến (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2017) [79].
	Nhận thức được những vấn đề đó, hàng loạt các chủ trương, đề án, chương trình của ngành nhằm thúc đẩy trồng rừng cung cấp gỗ lớn đã được đặt ra như: Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007) [9]; Đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp (Quyết định số 1565/QĐ-BNN-TCLN ngày 08/7/2013) [7]; Kế hoạch hành động nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng sản xuất giai đoạn 2014 - 2020 (Quyết định số 774/QĐ-BNN-TCLN ngày 18/4/2014) [6], Mục tiêu của các chương trình, đề án này là tập trung phát triển rừng trồng một cách bền vững, phát triển cân đối giữa các mục tiêu gỗ lớn và gỗ nhỏ đáp ứng yêu cầu thị trường, lựa chọn được các loài cây trồng rừng bản địa, mọc nhanh có khả năng cung cấp gỗ lớn, từng bước nâng cao năng suất và giá trị rừng trồng, đáp ứng yêu cầu nguyên liệu cho chế biến trong nước và xuất khẩu,
	Dẻ xanh hay còn được gọi là Sồi xanh, Sồi lông là cây gỗ thường xanh, thuộc họ Dẻ (Fagaceae) có tên khoa học là Lithocarpus pseudosundaicus (Hickel et A.Camus) Camus). Cây sinh trưởng nhanh, ưa sáng, tái sinh tốt dưới độ tàn che thấp (Lê Mộng Chân - Lê Thị Huyên) [15]. Chiều cao của Dẻ xanh có thể đạt tới 30m, đường kính thân đạt trên 100cm. Gỗ cứng có mùi thơm, lõi to màu nâu đỏ, giác màu nâu nhạt, vòng năm không rõ, mặt gỗ trung bình, khối lượng riêng của gỗ đạt 0,707g/cm3, sau khi khô ít nứt nẻ, độ co rút trung bình, ít mục,... (Lương Thế Dũng và cộng sự, 2017) [23]. Với đặc điểm về sinh trưởng và tính chất gỗ như vậy, Dẻ xanh được xem là có triển vọng trong trồng rừng gỗ lớn hiện nay. Tuy nhiên, đến nay các công trình nghiên cứu trong nước cũng như trên thế giới mới chỉ tập trung chủ yếu vào phân loại thực vật, mô tả đặc điểm hình thái, phân bố theo vùng địa lý, mô tả sơ bộ một số chỉ tiêu về kiểu rừng, đặc điểm khí hậu nơi Dẻ xanh phân bố,...; hầu như chưa có nghiên cứu nào về chọn giống cũng như nhân giống (bằng hạt, bằng hom), thiếu thông tin về đặc điểm sinh lý hạt giống, sinh thái cây con trong vườn ươm cũng như các biện pháp kỹ thuật trồng, làm giàu rừng Dẻ xanh,... Chính vì vậy, việc sử dụng loài cây này trong trồng rừng cũng như phát triển nhân rộng loài trong thực tiễn sản xuất đang gặp nhiều khó khăn.
Xuất phát từ thực tiễn trên, luận án “Nghiên cứu chọn giống và biện pháp kỹ thuật gây trồng cây Dẻ xanh (Lithocarpus pseudosundaicus (Hickel et A.Camus) Camus) tại Vĩnh Phúc và Hòa Bình” đặt ra là thực sự cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Luận án sẽ tập trung làm sáng tỏ một số đặc điểm lâm học của loài, chọn lọc cây mẹ, nhân giống, nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý, sinh thái cây con trong vườn ươm, khảo nghiệm giống, nghiên cứu một số tính chất lý và hóa tính gỗ, cũng như nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng và làm giàu rừng bằng cây Dẻ xanh làm cơ sở cho việc đề xuất hướng phát triển loài cây bản địa có giá trị này.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
2.1. Ý nghĩa khoa học
Xác định được một số cơ sở khoa học để gây trồng và phát triển loài Dẻ xanh, góp phần bổ sung vào cơ cấu cây bản địa có triển vọng phục vụ trồng rừng gỗ lớn ở Việt Nam.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Xác định được một số biện pháp kỹ thuật nhân giống, trồng rừng và xuất xứ Dẻ xanh phục vụ trồng rừng cây bản địa tại Vĩnh Phúc và Hòa Bình cung cấp gỗ lớn.
3. Mục tiêu nghiên cứu
 - Về lý luận:
+ Xác định được một số đặc điểm lâm học của Dẻ xanh. 
+ Xác định được các tính chất cơ, vật lý và hóa học gỗ Dẻ xanh.
 - Về thực tiễn: 
+ Lựa chọn được các xuất xứ Dẻ xanh có triển vọng cho trồng rừng tại 2 tỉnh Vĩnh Phúc và Hòa Bình.
+ Đề xuất được các biện pháp kỹ thuật nhân giống, trồng và làm giàu rừng bằng cây Dẻ xanh. 
4. Những đóng góp mới của luận án
	Đây là công trình nghiên cứu khá đầy đủ và có hệ thống về cây Dẻ xanh ở Việt Nam. Luận án có một số đóng góp mới sau đây:
- Đã xác định được một số đặc điểm lâm học của loài Dẻ xanh tại 8 tỉnh miền núi phía Bắc.
 - Đã xác định được kỹ thuật tạo cây con và bước đầu xác định được một số biện pháp kỹ thuật gây trồng Dẻ xanh ở 2 tỉnh Vĩnh Phúc và Hòa Bình.
5. Đối tượng và giới hạn nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là loài Dẻ xanh có phân bố tự nhiên tại 8 tỉnh miền núi phía Bắc; cây con trong vườn ươm, cây trồng và làm giàu rừng.
5.2. Giới hạn nghiên cứu
* Giới hạn về nội dung nghiên cứu:
- Về đặc điểm lâm học: Luận án chỉ nghiên cứu đặc điểm, cấu trúc, tái sinh và đặc điểm cấu tạo, tính chất cơ, hóa học của gỗ Dẻ xanh.
- Về kỹ thuật tạo cây con: Chỉ tập trung nghiên cứu về kỹ thuật thu hái và bảo quản hạt giống, kỹ thuật tạo cây con bằng hạt và bước đầu thử nghiệm nhân giống bằng hom.
- Về biện pháp kỹ ... y phẩm chất xấu chỉ dao động 5,8 - 9,6%.
- Ở giai đoạn 30 tháng tuổi, các công thức bón phân chưa có ảnh hưởng rõ rệt tới tỷ lệ sống nhưng đã ảnh hưởng đến D00 của Dẻ xanh ở trồng ở Hòa Bình, sinh trưởng D00 và Hvn Dẻ xanh trồng ở Vĩnh Phúc. Công thức bón 100g NPK +300g vi sinh/hố cho tỷ lệ sống cũng như các chỉ tiêu sinh trưởng cao nhất ở cả 2 điểm thí nghiệm (TLS = 86,3 - 90,3%. D00 = 3,2 - 3,3cm; Hvn = 2,5 - 2,6m).
- Ở giai đoạn 39 tháng tuổi, các công thức chiều rộng băng chặt, băng chừa chưa ảnh hưởng rõ rệt tới tỷ lệ sống của Dẻ xanh ở thí nghiệm làm giàu rừng nhưng đã ảnh hưởng tới sinh trưởng D00, Hvn của Dẻ xanh ở cả Vĩnh Phúc và Hòa Bình. Công thức chiều rộng băng chặt, băng chừa bằng 3m và tiêu chuẩn cây con 12 tháng tuổi cho tỷ lệ sống cao nhất, sinh trưởng D00 và Hvn tốt nhất (TLS = 86,5%. D00 = 3,9 - 4,2cm; Hvn= 3,15 - 3,3m). 
2. Tồn tại
	Trong quá trình thực hiện do hạn chế về thời gian, kinh phí thực hiện nên luận án còn một số tồn tại sau:
	- Việc nghiên cứu trồng rừng mới chỉ được bố trí cho 2 yếu tố là mật độ và phân bón, chưa có điều kiện bố trí các thí nghiệm về trồng xen với cây phù trợ, trồng hỗn giao.
	- Thời gian theo dõi mới hơn 3 năm nên các kết quả mới chỉ là bước đầu, cần tiếp tục theo dõi để có số liệu chi tiết hơn.
3. Kiến nghị
	Từ các kết quả nghiên cứu, tác giả có một số kiến nghị sau:
	- Hạt Dẻ xanh mất sức nảy mầm nhanh nên sau khi thu hái cần nhân giống ngay. Tiêu chuẩn cây con đem trồng rừng hoặc làm giàu rừng nên để cây 12 tháng tuổi sẽ cho hiệu quả cao hơn so với cây 6 - 9 tháng tuổi.
	- Dẻ xanh có phân bố tập trung chủ yếu dưới 300 m so với mực nước biển do đó với mục tiêu trồng rừng gỗ lớn mọc nhanh, thâm canh cũng nên giới hạn ở đai cao này sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn. Trồng mở rộng lên đai cao 300 - 500m cho các mục tiêu phòng hộ môi trường kết hợp với lấy gỗ.
- Cần tiếp tục theo dõi các thí nghiệm của luận án để có những kết luận cụ thể khi rừng thí nghiệm tuổi cao hơn.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC
ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Bùi Trọng Thủy, Lương Thế Dũng, Lê Văn Quang (2017), Đặc điểm cấu trúc lâm phần có Dẻ xanh phân bố và tái sinh loài Dẻ xanh (Lithocarpus pseudosundaicus (Hickel et A.Camus) Camus) tại một số tỉnh miền núi phía Bắc. Tạp chí Khoa học lâm nghiệp, số 2/2017, tr 29-38.
2. Bùi Trọng Thủy (2017), Nghiên cứu xác định thời điểm thu hái quả, kiểm nghiệm chất lượng hạt giống, bảo quản hạt và kỹ thuật tạo cây con Dẻ xanh. Tạp chí Khoa học lâm nghiệp, số 3/2017, tr 58-68.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Bá (1965), Giải phẫu gỗ họ Dẻ của Việt Nam. Luận án Phó Tiến sĩ.
2. Nguyễn Tiến Bân (1997), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam. NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.
3. Nguyễn Tiến Bân (2003), Danh mục các loài thực vật Việt Nam, Tập II. Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr 227-270 (234).
4. Bộ NN&PTNT (2017), Quyết định số 1819/QĐ-BNN-TCLN ngày 16/5/2017 về Công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2016.
5. Bộ NN&PTNT (2014), Quyết định số 4961/QĐ-BNN-TCLN ký ngày 17/11/2014 về Ban hành danh mục các loài cây chủ lực cho trồng rừng sản xuất và danh mục các loài cây chủ yếu cho trồng rừng cho các vùng sinh thái lâm nghiệp.
6. Bộ NN&PTNT (2014), Quyết định số 774/QĐ-BNN-TCLN ngày 18/4/2014 về việc Phê duyệt kế hoạch hành động nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng sản xuất giai đoạn 2014 - 2020.
7. Bộ NN&PTNT (2013), Quyết định số 1565/QĐ-BNN-TCLN ngày 08/7/2013 về việc Phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp.
8. Bộ NN&PTNT (2011), Thông tư 35/2011/TT-BNNPTNTngày 20/5/2011 về Hướng dẫn thực hiện khai thác tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ.
9. Bộ NN&PTNT (2007), Quyết định số 18/2007/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ : Phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020.
10. Bộ NN&PTNT (2007), Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam. Dự án hỗ trợ chuyên ngành lâm sản ngoài gỗ tại Việt Nam - pha II. NXB Bản đồ, Hà Nội.
11. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tiêu chuẩn ngành 04 TCN 147 - 2006 về Tiêu chuẩn công nhận giống cây trồng Lâm nghiệp. Ban hành kèm theo Quyết định số 4108/QĐ/BNN-KHCN ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
12. Bộ NN&PTNT (2005), Quyết định số 16/2005/QĐ-BNN ký ngày 15/3/2005 về Danh mục các loài cây chủ yếu cho trồng rừng sản xuất theo 9 vùng sinh thái lâm nghiệp.
13. Bộ NN & PTNT (2002), Quyết định 3497/QĐ-BNN-KHCN năm 2002 ban hành 05 Tiêu chuẩn ngành về chất lượng sinh lý hạt giống cây trồng lâm nghiệp.
14. Lê Trần Chấn, Trần Tý, Nguyễn Hữu Tứ, Huỳnh Nhung, Đào Thị Phượng, Trần Thúy Vân (1999), Một số đặc điểm cơ bản của Hệ thực vật Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.
15. Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên (2000), Thực vật rừng. Giáo trình Đại học Lâm nghiệp. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
16. Nguyễn Bá Chất (1995), Xây dựng mô hình Làm giàu rừng ở các vùng Lâm nghiệp chủ yếu. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội.
17. Nguyễn Bá Chất (1999), “Sồi phảng loài cây trồng bổ sung trong khoanh nuôi phục hồi rừng”. Tạp chí Lâm nghiệp, (8), Hà Nội.
18. Lê Minh Cường (2017), “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng rừng Sồi phảng (Lithocarpus fissus (Champ. ex Benth.) A.Camus) phục vụ sản xuất gỗ lớn ở vùng Trung tâm và Đông Bắc Bộ”. Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
19. Trần Lâm Đồng, Nguyễn Bá Văn, Nguyễn Toàn Thắng, Lương Thế Dũng (2007), “Xác định loài, vùng phân bố và đặc điểm lâm học của các loài Dẻ ăn hạt ở Tây Nguyên”, Tạp chí NN & PTNT, (18), tr 59-66.
20. Trần Lâm Đồng và Nguyễn Toàn Thắng (2010), Nghiên cứu đặc điểm lâm học và đề xuất biện pháp kỹ thuật nuôi dưỡng, xúc tiến tái sinh và gây trồng rừng Dẻ ăn hạt ở Tây Nguyên, Báo cáo tổng kết đề tài, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
21. Nguyễn Anh Dũng, Hà Thị Hiền, Trần Trung Thành (2008), “Kết quả xây dựng mô hình trồng rừng trên đất trống bằng các loài cây bản địa”. Kết quả thực hiện hoạt động của hợp phần nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam - Dự án hợp tác RENFODA.
22. Nguyễn Anh Dũng (2011), Nghiên cứu bổ sung một số giải pháp kỹ thuật và kinh tế xã hội phục hồi rừng phòng hộ xung yếu ven hồ sông Đà tỉnh Hòa Bình. Luận án tiến sĩ Lâm nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
23. Lương Thế Dũng và cộng sự (2017), "Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật gây trồng một số loài cây bản địa cung cấp gỗ lớn (Máu chó lá to, Chò xanh, Dẻ xanh) cho khu vực phía Bắc", Báo cáo tổng kết đề tài, Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam.
24. Hà Thị Hiền(2008), “Ảnh hưởng của mức độ che sáng đến sinh trưởng của Dẻ đỏ giai đoạn vườn ươm”. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, (4), tr761-765.
25. Phạm Hoàng Hộ (2000), Cây cỏ Việt Nam, Quyển II. NXB trẻ, TP Hồ Chí Minh, tr 612-666 (623).
26. Trần Hợp, Nguyễn Bội Quỳnh (1993), Cây gỗ kinh tế ở Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
27. Trần Hợp (2002), Tài nguyên cây gỗ Việt Nam. NXB Nông nghiệp, TP Hồ Chí Minh, tr 143-175 (151).
28. Nguyễn Đình Hưng (1990), “Giám định nhanh một số loài gỗ đại diện họ Dẻ ở Việt Nam”.Tạp chí Lâm nghiệp, (8), tr 38-40.
29. Dương Mộng Hùng (2004), “Tuyển chọn cây Dẻ trùng khánh trội về sản lượng quả và nhân giống bằng phương pháp ghép”. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (8), tr. 1141 - 1142.
30. Dương Mộng Hùng (2005), Kỹ thuật nhân giống cây rừng. Giáo trình Đại học Lâm nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 75.
31. Khamleck Xaydala (2004), Nghiên cứu đặc điểm hình thái và sinh thái một số đại diện họ Dẻ (Fagaceae) ở Lào. Luận án tiến sĩ Nông nghiệp.
32. Đỗ Thùy Linh, Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Thế Cương, Đỗ Văn Hài, Dương Thị Hoàn (2013), Cơ sở phân loại chi Dẻ cau (Lithocarpus Blume) thuộc họ Dẻ (Fagaceae Dumort) ở Việt Nam. Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học.
33. Trần Đình Lý (1993), 1900 loài cây có ích ở Việt Nam. Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia - Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. NXB Thế giới, Hà Nội, tr 116-119.
34. Hà Thị Mừng (2004), Nghiên cứu một số đặc tính sinh học và biện pháp tạo cây con Giáng hương (Pterocarpus macrocapus Kurz) góp phần đề xuất kỹ thuật gây trồng ở DakLak - Tây Nguyên. Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
35. Hà Thị Mừng, Lê Quốc Huy (2009), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của Dẻ đỏ và Kháo vàng. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Công nghệ Lâm nghiệp miền Bắc năm 2009, trang 176 – 186.
36. Nguyễn Thị Nhung (2004), Báo cáo kết quả thực hiện đề mục gây trồng thử nghiệm cây bản địa dưới tán rừng trồng Luồng. Báo cáo tóm tắt.
37. Hoàng Văn Thắng, Nguyễn Bá Chất (2004), Nghiên cứu xây dựng mô hình trồng rừng hỗn loài bằng các loài cây lá rộng bản địa trên đất rừng thoái hoá ở các tỉnh phía Bắc. Báo cáo khoa học, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
38. Hoàng Văn Thắng (2008), Nghiên cứu một số biện pháp trồng rừng hỗn loài Luồng và một số cây lá rộng bản địa (Sồi phảng, Lim xanh và Re gừng) ở Bình Thanh - Cao Phong - Hòa Bình, Báo cáo tổng kết đề tài - Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội.
39. Nguyễn Toàn Thắng và cộng sự (2012), Nghiên cứu đặc điểm lâm học và đề xuất biện pháp kỹ thuật nuôi dưỡng, xúc tiến tái sinh và gây trồng rừng Dẻ ăn hạt ở Tây Nguyên. Báo cáo tổng kết đề tài, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
40. Nguyễn Toàn Thắng (2016), “Nghiên cứu một số cơ sở khoa học để phát triển loài Dẻ anh (Castanopsis piriformis Hickel & A. Camus) theo hướng lấy hạt ở Tây Nguyên”. Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
41. Nguyễn Hữu Thước và cộng sự (1964), Ảnh hưởng của chế độ chiếu sáng đến cây Xà cừ. Tập san SVĐH III.
42. Nông Văn Tiếp, Lương Văn Dũng (2007), Điều tra họ Dẻ (Fagaceae) ở Lâm Đồng. Báo cáo khoa học, Trường Đại học Đà Lạt.
43. Trung tâm Môi trường LSNĐ (2001 – 2008), Dự án “Quản lý bền vững rừng Dẻ tái sinh tại huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương”.
44. Trung tâm Nghiên cứu LSNG (2011), Phát triển và nâng cao chất lượng giống một số loài cây lâm nghiệp bản địa và Lâm sản ngoài gỗ có giá trị cao giai năm 2011 – 2015.
45. Thái Văn Trừng (1970), Thảm thực vật rừng Việt Nam, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
46. Thái Văn Trừng (1998), Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam. Nghiên cứu trường hợp khu vực: thảm thực vật rừng Việt Nam, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
47. Nguyễn Hải Tuất, Ngô Kim Khôi (1996), Xử lý thống kê và kết quả nghiên cứu thực nghiệm trong Nông Lâm nghiệp trên máy tính, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
48. Nguyễn Hải Tuất, Nguyễn Trọng Bình (2005), Khai thác và sử dụng SPSS xử lý số liệu trong Lâm nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
49. Nguyễn Hải Tuất, Vũ Tiến Hinh, Ngô Kim Khôi (2006), Phân tích thống kê trong lâm nghiệp. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
50. Viện Điều tra qui hoạch rừng (1982), Cây gỗ rừng Việt Nam, Tập 5. NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr 70.
Tiếng nước ngoài
51. Bentham, G.; Hooker, J.D. (1862–1883), Genera plantarum: ad exemplaria imprimis in Herberiis Kewensibus servata definita..
52. Bounous, G. (2001), Inventory of chestnut research, germplasm and referances. FAO REU Technical Series, 65, Rome. P. 174.
53. Burns, R.M. and B.H. Honkala. (1990), Silvics of North America, Vol. 1, Conifers. Washington DC: U.S.D.A. Forest Service Agriculture Handbook654.
54. Camus A., (1929). Les châtaigniers: monographie des genres CastaneaetCastanopsis. Editions Paul Lechevalier (Paris).
55. Camus A., (1936-1954), Les Chênes: monographie du genre Quercus [etLithocarpus]. Editions Paul Lechevalier (Paris).
56. Curtis, J. T and R. P. McIntosh (1951), An upland forest continuum in the prairie – forest border region of Wisconsin. Ecology 32: 476-496.
57. Duy Hung Vuong, Nian - He - Xia (2014), “Two new species in Castanopsis (Fagaceae) from Vietnam and their leaf cuticular features”, Phytoxata, 186 (1), pp. 029 - 041.
58. Elliott, S., Anusarnsunthorn, V., Garwood, N. &Blakesley, D. (1995) Research needs for restoring the forests of Thailand. Natural History Bulletin of the Siam Society 43 (2): 179-184.
59. Elliott, S., Blakesley, D., Anusarnsunthorn, V., Maxwell, J. F., Pakkad, G. &Navakitbumrung, P. (1997), Selecting tree species for restoring degraded forests in northern Thailand. Paper presented at the Workshop on Rehabilitation of Degraded Tropical Forest Lands, 3-7 February 1997, Kuranda, Australia.
60. Govaerts, R; Frodin, DG. (1998), “World Checklist and Bibliography of Fagales”. Royal Botanic Gardens, Kew, London.
61. H. G. Richter and M. J. Dallwitz (2000), Commercial timbers - character list.
62. Harlow, William M., and Ellwood S. Harrar. (1979). Textbook of dendrology covering the important forest trees of the United States and Canada. 6th ed. McGraw-Hill, New York. 510 p.
63. Hoang Van Sam, P. Baas & P.J.A. Keßler. (2008), Plant Biodiversity in Ben En National Park,Vietnam. Agricultural Publishing House,Hanoi,Vietnam.
64. Huang Ching-chieu, Chang Yong-tian and Bruce Bartholomew (1999), “Fagaceae”, Flora of China, pp. 314 - 400.
65. Khamleck Xaydala (1998), Systematics Fagaceae family in Phongsaly province of Lao CDR. The master course in Faculty of forestry, Kasetsart University, Thailand.
66. Lemmens RHMJ, Soerianegara I, Wong WC. 1995, Plant Resources of South-East Asia No.5 (2). Timber Trees: Minor Commercial Timbers. Prosea Foundation, Bogor.
67. Lecomte M. H. (1929 - 1931), Flore générale de L’ Indo - China, Tome VI, Fascicule 9, Masson et CieEditeues. Boul. Fagaceae. Page 937 - 1033.
68. Linnaeus, C. 1753, Species plantarum, exhibentesplantas rite cognitas, ad genera relatas, cum differentiisspecificis, nominibustrivialibus, synonymisselectis, locisnatalibus,secundumsystemasexualedigestas. Holmiae, ImpensisLaurentiiSalvii. [L. Salvius, Stockholm.], 1 May 1753.
69. 	Liu Maosong, Hong Bigong (1999), “The Analysis of Distribution Pattern of Fagaceae in China”
70. Luong Ngoc Toan, (1965), Species novae Generis CastanopsisSpach florae Vietnamensis. NovostiSistematikiVysshchikhRastenii: 102 – 107.
71. Melchior H., (1964), ReiheFagales. In A. Engler, Syllabus der Pflanzenfamilien, 12 th edition, Vol. 2. Berlin, 44-51.
72. Menitsky, G. L., (1984), The oaks of Asia. — Leningrad: Nauka (in Russian).
73. Paul S. Manos, Zhe‐Kun Zhou, and Charles H. Cannon (2001), Systematics of Fagaceae: Phylogenetic Tests of Reproductive Trait Evolution. International Journal of Plant Sciences 162, no. 6 (November 2001): 1361-1379.
74. Phengklai, C. (2008), Fagaceae. In: T. Santisuk & K. Larsen (eds.), Flora of Thailand 9 (3). The Forest Herbarium, Bangkok.
75. Takhtajan A. (1997), “Diversity and Classification of Flowering Plants”, Clumbia University Press, New York.
76. Takhtajan A (1987). Outline of the classification of Flowering Plants (Magnoliophyta), Bot. Rev 46: 255 - 359.
77. Vidai. J. (1959), “Nomsvernaculaires de plantes”. (Lao, Meo, Kha) en usage au Laos, Paris. 608p.
78. Wickens, G. E. (1995), Potential edible nuts. In: Wickens (Ed.). Edible nuts. Non-wood forest products, 5. FAO, Rome.
Trang Web
79. 
80. 
81. 
82. 
83. 
84. 
PHẦN PHỤ BIỂU

File đính kèm:

  • docluan_an_nghien_cuu_chon_giong_va_bien_phap_ky_thuat_gay_tron.doc
  • doc1. BÌA LA NGOÀI.doc
  • doc2. BÌA LA TRONG.doc
  • doc4.PHỤ LỤC (THUY 3-5).doc
  • docBÁO CÁO TÓM TẮT (3-5).doc
  • docxBÌA TÓM TẮT (THỦY).docx
  • docTHÔNG TIN LA THỦY ĐƯA LÊN MẠNG.doc
  • docTRÍCH YẾU LA THỦY.doc