Luận án Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị rò mật bằng đặt stent qua nội soi mật - Tụy ngược dòng
Rò mật là một biến chứng phức tạp, chủ yếu đây là hậu quả do tổn thương đường mật, gây thoát dịch mật ra khỏi cấu trúc đường mật bình thường. Đây là bệnh lý không khó về mặt chẩn đoán xác định nhưng khó về mặt chẩn đoán vị trí tổn thương, nếu xảy ra sau phẫu thuật lại càng phức tạp. Rò mật kéo dài có thể đưa đến tình trạng nhiễm khuẩn ổ bụng, gây viêm phúc mạc, gây nhiễm khuẩn huyết, tiêu phân mỡ, kém hấp thu vitamine và canxi, rối loạn nước và điện giải.
Nguyên nhân rò mật thường xảy ra sau chấn thương gan, phẫu thuật can thiệp về gan và đường mật như cắt túi mật qua nội soi, cắt túi mật qua mổ mở, cắt gan và sau ghép gan, chiếm tỷ lệ 0,8%-12% tùy thuộc vào từng loại phẫu thuật [1]. Các nguyên nhân ít gặp hơn như vết thương do đạn bắn [2], dao đâm, sau sinh thiết gan [3], sau áp-xe gan, nang gan [4]
Việc chẩn đoán rò mật có thể được thực hiện bằng các phương pháp như siêu âm, CLVT, chụp cộng hưởng từ đường mật, chụp nhấp nháy đồ. Tuy nhiên, các phương pháp trên khó có thể xác định chính xác vị trí rò mật. Các phương pháp khác như chụp đường mật xuyên gan qua da, hay chụp đường rò xuyên qua da [5] giúp chẩn đoán được vị trí rò mật nhưng không can thiệp điều trị được. Với nội soi mật-tụy ngược dòng vừa giúp chẩn đoán vị trí rò mật một cách chính xác, vừa có thể can thiệp điều trị cùng một lần thực hiện thủ thuật. Do vậy, đây là thủ thuật được nhiều bác sỹ nội soi ưa chuộng và được chọn lựa trong chẩn đoán và điều trị rò mật ở nhiều trung tâm trên thế giới.
Kinh điển, phẫu thuật vẫn là biện pháp hay được áp dụng trong điều trị rò mật. Phẫu thuật thường để lại nhiều biến chứng, hậu phẫu phức tạp, gây tâm lý không tốt cho người bệnh phải thực hiện mổ lại và bản thân phẫu thuật viên cũng ngần ngại khi phải thực hiện phương pháp này. Ngày nay, nhờ có sự tiến bộ vượt bậc của kỹ thuật nôi soi mật-tụy ngược dòng có can thiệp đặt stent đã được ứng dụng ở nhiều nước trên thế giới, do mang lại hiệu quả cao, biến chứng ít và hậu phẫu đơn giản. Phẫu thuật chỉ thực hiện khi điều trị nội soi thất bại hoặc những trường hợp tổn thương đường mật nặng thật sự cần thiết đến phẫu thuật [5], [3].
Nội soi điều trị rò mật bao gồm các phương pháp như dẫn lưu mũi-mật, cắt cơ vòng Oddi, đặt stent đường mật với cắt hoặc không cắt cơ vòng Oddi. Cơ chế chung của nội soi điều trị là làm giảm kháng lực đường mật, giảm sự chênh lệch về áp lực giữa đường mật và tá tràng tại cơ vòng Oddi, giúp mật chảy theo cấu trúc đường mật bình thường, làm giảm lượng mật chảy qua đường rò, tạo điều kiện cho đường rò tự lành [3]. Mỗi phương pháp nội soi điều trị đều có nhiều ưu điểm và khuyết điểm riêng của nó. Có nhiều nghiên cứu cho thấy phương pháp nội soi đặt stent đường mật có hoặc không có cắt cơ vòng Oddi có kết quả tốt hơn trong điều trị rò mật.
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây nội soi tiêu hóa phát triển mạnh, nhiều kỹ thuật nội soi điều trị đã được thực hiện. Tuy nhiên, các trung tâm thực hiện nội soi mật-tụy ngược dòng còn ít, chưa được triển khai rộng rãi, chỉ thực hiện được ở những trung tâm và bệnh viện lớn. Nội soi mật-tụy ngược dòng trong chẩn đoán và điều trị rò mật chưa được áp dụng nhiều và chưa có công trình nghiên cứu nào về vấn đề này. Do vậy, với mong muốn góp phần làm phong phú thêm các biện pháp điều trị trong bệnh lý rò mật tại Việt Nam, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu này tại Bênh viện Chợ Rẫy nhằm các mục tiêu sau:
1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh lý rò mật
2. Đánh giá khả năng chẩn đoán rò mật bằng chụp qua nội soi mật-tụy ngược dòng.
3. Đánh giá kết quả điều trị rò mật bằng đặt stent qua nội soi mật-tụy ngược dòng.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị rò mật bằng đặt stent qua nội soi mật - Tụy ngược dòng
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y ===***=== PHẠM HỮU TÙNG NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ RÒ MẬT BẰNG ĐẶT STENT QUA NỘI SOI MẬT-TỤY NGƯỢC DÒNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HÀ NỘI - 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y ===***=== PHẠM HỮU TÙNG NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ RÒ MẬT BẰNG ĐẶT STENT QUA NỘI SOI MẬT-TỤY NGƯỢC DÒNG Chuyên ngành: NỘI TIÊU HÓA Mã số: 62 72 01 43 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC Hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. TRẦN VIỆT TÚ 2. PGS.TS. BÙI HỮU HOÀNG HÀ NỘI - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi với sự hướng dẫn khoa học của tập thể cán bộ hướng dẫn. Các kết quả nêu trong luận án là trung thực và được công bố một phần trong các bài báo khoa học. Luận án chưa từng được công bố. Nếu có điều gì sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tác giả luận án Phạm Hữu Tùng DANH MỤC TỪ KHÓA VÀ CHỮ VIẾT TẮT TT Phần viết tắt Phần viết đầy đủ 1 ALT Alanine transaminase 2 AST Aspartate transaminase 3 APTT Activated partial thromboplastin time 4 BC Bạch cầu 5 BANC Bệnh án nghiên cứu 6 BN Bệnh nhân 7 CS Cộng sự 8 CLVT Chụp cắt lớp điện toán 9 DMB Dịch màng bụng 10 HC Hồng cầu 11 HPT Hạ phân thùy 12 F French (đơn vị đo, có giá trị bằng 1/3mm) 13 N Chỉ số bình thường 14 NSMTND Nội soi mật tụy ngược dòng 15 ODL Ống dẫn lưu 16 OGC Ống gan chung 17 OGP Ống gan phải 18 OGT Ống gan trái 19 OMC Ống mật chủ 20 PT Prothrombin Time 21 PTC Percutaneous Transhepatic Cholangiography (chụp đường mật xuyên gan qua da) 22 PTBD Percutaneous Transhepatic Biliary Drainage (Dẫn lưu mật xuyên gan qua da) 1 Basket Rọ (dùng lấy sỏi đường mật) 2 Bile leak Rò mật 3 Blunt trauma Chấn thương đụng dập 4 Biodegradable stent Stent sinh học tự tiêu 5 Catheter Ống thông (dùng để thông vào đường mật) 6 D2 Đoạn thứ 2 của tá tràng 7 Embolization Coil Nút thuyên tắc 8 Guidewire Dây dẫn 9 High-grade leak Rò mật mức độ cao 10 Low-grade leak Rò mật mức độ thấp 11 Metallic Coil embolization Thuyên tắc bằngn nút kim loại 12 Metallic Stent Stent kim loại 13 Major leak Rò rỉ lớn 14 Major bile duct injury Tổn thương đường mật lớn 15 Minor leak Rò rỉ nhỏ 16 Minor bile duct injury Tổn thương đường mật nhỏ 17 Naso-Biliary drainage Dẫn lưu mũi-mật 18 Penetrating trauma Chấn thương xuyên thấu 19 Pigtail Ống dẫn lưu có đầu cong 20 Precut Cắt trước khi thông vào nhú vater 21 Pusher Ống đẩy (dùng đưa stent vào vị trí mong muốn) 22 Snare Thong lọng (dùng để rút stent) 23 Stent Dụng cụ nhân tạo có dạng ống, dùng đặt qua các chỗ hẹp. Trong luận án, chúng tôi xin giữ nguyên từ stent, hiểu là loại stent đặt bên trong MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục từ khóa chữ viết tắt Danh mục bảng Danh mục biểu đồ Danh mục hình TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng Tên bảng Trang 1.1. Kết quả của điều trị rò mật qua nội soi của một số tác giả 42 1.2. Biến chứng của điều trị rò mật qua nội soi của một số tác giả 42 3.1. Phân bố bệnh theo nghề nghiệp 67 3.2. Phân bố các nguyên nhân gây rò mật 67 3.3. Phân bố nguyên nhân chấn thương bụng 68 3.4. Phân bố các dấu hiệu lâm sàng 69 3.5. Phân bố chỉ số về enzym gan 71 3.6. Phân bố chỉ số INR 74 3.7. Phân bố dịch ổ bụng và kích thước đường mật trên siêu âm 75 3.8. Phân bố dịch ổ bụng và kích thước đường mật trên CLVT 76 3.9. Phân bố các yếu tố gây tắc nghẽn bên dưới vị trí rò mật 81 3.10. Phân bố các biện pháp can thiệp điều trị 81 3.11. Phân bố vị trí rò mật 85 3.12. Phân bố các biến chứng sau thủ thuật 86 3.13. Phân bố tần suất rút ODL ổ bụng trước khi xuất viện 88 3.14. Phân bố kết qua chẩn đoán rò mật qua NSMTND 92 3.15. Phân bố kết qua điều trị rò mật qua NSMTND 92 3.16. Phân bố thời gian nằm viện sau thủ thuật liên quan đến mức độ rò 94 3.17. Phân bố thời gian lưu stent liên quan đến mức độ rò 95 3.18. Phân bố biến chứng viêm tụy cấp liên quan đến cắt cơ vòng 95 3.19. Phân bố tỷ lệ di lệch stent liên quan đến đường kính stent 95 3.20. Phân bố tỷ lệ kết hợp dẫn lưu điều trị 96 3.21. Phân bố tỷ lệ kết hợp kháng sinh điều trị 96 4.1. So sánh nguyên nhân, tuổi và tỷ lệ nam/nữ trong các nghiên cứu 98 4.2. So sánh biến chứng của một số nghiên cứu 111 4.3. Thời gian lưu stent và kết quả điều trị của một số nghiên cứu 126 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ Tên biểu đồ Trang 3.1. Phân bố giới trong nhóm nghiêm cứu 66 3.2. Phân bố về tuổi trong nhóm nghiên cứu 66 3.3. Phân bố nguyên nhân gây rò mật 68 3.4. Phân bố số lượng hồng cầu máu 69 3.5. Phân số lượng hồng cầu máu 70 3.6. Phân bố số lượng tiểu cầu máu 70 3.7. Phân bố nồng độ Bilirubin toàn phần trong máu 72 3.8. Phân bố nồng độ Kali trong máu 72 3.9. Phân bố nồng bilirubin dịch màng bụng 73 3.10. Phân bố chỉ sối Prothrombin Time 73 3.11. Phân bố chỉ số APTT 74 3.12. Phân bố thời gian rò mật trước khi can thiệp 77 3.13. Mức độ khó khi thông nhú Vater 77 3.14. Phân bố mức độ rò mật dựa trên nội soi mật tụy ngược dòng 78 3.15. Phân bố kích thước đường mật dựa trên nội soi mật tụy ngược dòng 80 3.16. Phân bố đường kính stent 84 3.17. Phân bố chiều dài stent 84 3.18. Phân bố vị trí rò mật khi chụp hình đường mật 85 3.19. Phân bố tần suất di lệch stent 87 3.20. Phân bố số ngày nằm viện sau thủ thuật 87 3.21. Phân bố tổng số ngày nằm viện 88 3.22. Phân bố số ngày lưu stent trong đường mật 89 3.23. Phân bố số lần đặt stent 89 4.1. Biểu đồ Kaplan-Meier cho thấy thời gian lành đường rò sau khi đặt stent 122 DANH MỤC HÌNH Hình Tên hình Trang 1.1. Vi quản mật và các tiểu quản mật 3 1.2. Phân bố đường mật trong gan theo Trịnh Văn Minh 4 1.3. Giải phẫu đường mật trong và ngoài gan 6 1.4. Phân loại giải phẫu đường mật trong gan theo Trịnh Hồng Sơn 7 1.5. Các ống gan phụ 8 1.6. Các dạng biến đổi giải phẫu ống túi mật theo Trịnh Văn Minh 8 1.7. Sơ đồ phân loại Bismuth 13 1.8. Sơ đồ phân loại Strasberg 14 1.9. Mức độ rò mật trên phim chụp nội soi mật tụy ngược dòng 16 1.10. Tắc đường rò bằng Histoacryl 26 2.1. Thuốc tiền mê 48 2.2. Dao cắt cơ vòng 48 2.3. Dao kim và ống thông 48 2.4. Dây dẫn (Guidewire ) 49 2.5. Bộ đẩy stent 10F 49 2.6. Các loại stent 50 2.7. Máy C-arm và máy nội soi 50 2.8. Máy cắt đốt ERBE VIO 200D- Monitor 51 2.9. Thuốc cản quang Xenetix 300 51 2.10. Máy siêu âm và máy chụp CLVT 51 3.1. Dịch tự do trong ổ bụng trên siêu âm 75 3.2. Giãn đường mật trên siêu âm 76 3.3. Hình ảnh dịch ổ bụng trên CLVT 76 3.4. Rò mật phân thùy gan phải, mức độ thấp 79 3.5. Rò mật phân thùy gan phải, mức độ cao 79 3.6. Hình đường mật chụp qua nội soi mật tụy ngược dòng 80 Hình Tên hình Trang 3.7. Tắc nghẽn dưới vị trí rò mật 81 3.8. Cắt cơ vòng lấy sỏi+đặt stent 82 3.9. Rò ống túi mật+sỏi OMC 83 3.10. Sỏi OMC- cắt cơ vòng lấy sỏi 83 3.11. Biến chứng thủng đường mật do stent 86 3.12. Cắt cụt ống mật chủ do clip 93 3.13. Hình ảnh nội soi mật tụy ngược dòng không thấy rò mật 93 3.14. Hình ảnh lành đường rò xác định trên nội soi mật tụy ngược dòng 94 3.15. Nội soi rút stent 94 4.1. Biến chứng do stent 113 ĐẶT VẤN ĐỀ Rò mật là một biến chứng phức tạp, chủ yếu đây là hậu quả do tổn thương đường mật, gây thoát dịch mật ra khỏi cấu trúc đường mật bình thường. Đây là bệnh lý không khó về mặt chẩn đoán xác định nhưng khó về mặt chẩn đoán vị trí tổn thương, nếu xảy ra sau phẫu thuật lại càng phức tạp. Rò mật kéo dài có thể đưa đến tình trạng nhiễm khuẩn ổ bụng, gây viêm phúc mạc, gây nhiễm khuẩn huyết, tiêu phân mỡ, kém hấp thu vitamine và canxi, rối loạn nước và điện giải. Nguyên nhân rò mật thường xảy ra sau chấn thương gan, phẫu thuật can thiệp về gan và đường mật như cắt túi mật qua nội soi, cắt túi mật qua mổ mở, cắt gan và sau ghép gan, chiếm tỷ lệ 0,8%-12% tùy thuộc vào từng loại phẫu thuật [1]. Các nguyên nhân ít gặp hơn như vết thương do đạn bắn [2], dao đâm, sau sinh thiết gan [3], sau áp-xe gan, nang gan [4] Việc chẩn đoán rò mật có thể được thực hiện bằng các phương pháp như siêu âm, CLVT, chụp cộng hưởng từ đường mật, chụp nhấp nháy đồ. Tuy nhiên, các phương pháp trên khó có thể xác định chính xác vị trí rò mật. Các phương pháp khác như chụp đường mật xuyên gan qua da, hay chụp đường rò xuyên qua da [5] giúp chẩn đoán được vị trí rò mật nhưng không can thiệp điều trị được. Với nội soi mật-tụy ngược dòng vừa giúp chẩn đoán vị trí rò mật một cách chính xác, vừa có thể can thiệp điều trị cùng một lần thực hiện thủ thuật. Do vậy, đây là thủ thuật được nhiều bác sỹ nội soi ưa chuộng và được chọn lựa trong chẩn đoán và điều trị rò mật ở nhiều trung tâm trên thế giới. Kinh điển, phẫu thuật vẫn là biện pháp hay được áp dụng trong điều trị rò mật. Phẫu thuật thường để lại nhiều biến chứng, hậu phẫu phức tạp, gây tâm lý không tốt cho người bệnh phải thực hiện mổ lại và bản thân phẫu thuật viên cũng ngần ngại khi phải thực hiện phương pháp này. Ngày nay, nhờ có sự tiến bộ vượt bậc của kỹ thuật nôi soi mật-tụy ngược dòng có can thiệp đặt stent đã được ứng dụng ở nhiều nước trên thế giới, do mang lại hiệu quả cao, biến chứng ít và hậu phẫu đơn giản. Phẫu thuật chỉ thực hiện khi điều trị nội soi thất bại hoặc những trường hợp tổn thương đường mật nặng thật sự cần thiết đến phẫu thuật [5], [3]. Nội soi điều trị rò mật bao gồm các phương pháp như dẫn lưu mũi-mật, cắt cơ vòng Oddi, đặt stent đường mật với cắt hoặc không cắt cơ vòng Oddi. Cơ chế chung của nội soi điều trị là làm giảm kháng lực đường mật, giảm sự chênh lệch về áp lực giữa đường mật và tá tràng tại cơ vòng Oddi, giúp mật chảy theo cấu trúc đường mật bình thường, làm giảm lượng mật chảy qua đường rò, tạo điều kiện cho đường rò tự lành [3]. Mỗi phương pháp nội soi điều trị đều có nhiều ưu điểm và khuyết điểm riêng của nó. Có nhiều nghiên cứu cho thấy phương pháp nội soi đặt stent đường mật có hoặc không có cắt cơ vòng Oddi có kết quả tốt hơn trong điều trị rò mật. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây nội soi tiêu hóa phát triển mạnh, nhiều kỹ thuật nội soi điều trị đã được thực hiện. Tuy nhiên, các trung tâm thực hiện nội soi mật-tụy ngược dòng còn ít, chưa được triển khai rộng rãi, chỉ thực hiện được ở những trung tâm và bệnh viện lớn. Nội soi mật-tụy ngược dòng trong chẩn đoán và điều trị rò mật chưa được áp dụng nhiều và chưa có công trình nghiên cứu nào về vấn đề này. Do vậy, với mong muốn góp phần làm phong phú thêm các biện pháp điều trị trong bệnh lý rò mật tại Việt Nam, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu này tại Bênh viện Chợ Rẫy nhằm các mục tiêu sau: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh lý rò mật Đánh giá khả năng chẩn đoán rò mật bằng chụp qua nội soi mật-tụy ngược dòng. Đánh giá kết quả điều trị rò mật bằng đặt stent qua nội soi mật-tụy ngược dòng. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Giải phẫu đường mật 1.1.1. Giải phẫu đường mật trong gan Tiểu thùy gan hình trụ, ở giữa là tĩnh mạch trung tâm, đổ vào tĩnh mạch gan, rồi đổ vào tĩnh mạch chủ. Xung quanh tĩnh mạch trung tâm là các bè tế bào gan, xếp thành hình nan hoa. Mỗi bè tế bào thường có 2 lớp tế bào gan và giữa các lớp tế bào là các tiểu quản mật. Mật tiết ra từ tế bào gan được đổ vào các vi quản mật, nhiều vi quản mật hợp thành ống trung gian Hering, 3-4 ống Hering hợp thành ống quanh tiểu thùy và nhiều ống quanh tiểu thùy hợp thành ống gian tiểu thùy nằm trong khoang gian tiểu thùy Kiernan. Các ống gian tiểu thùy đổ vào các ống mật lớn ở mức hạ phân thùy (HPT) rồi hợp thành hai ống gan phải (OGP) và ống gan trái (OGT) để cuối cùng đổ vào ống gan chung. Sự hợp lưu của các ống HPT và phân thùy (PT) đổ vào ống gan có nhiều dạng thay đổi khác nhau ở từng cá thể. Hình 1.1. Vi quản mật và các tiểu quản mật Nguồn: theo Netter F. H.(1994) [6] OGP được tạo bởi sự hợp lưu của ống phân thùy giữa-phải (hay trước) và ống phân thùy bên-phải (hay sau). Ngoài ra nó còn nhận thêm một ống nhỏ từ phần phải-dưới của thùy đuôi, trước khi hợp với OGT thành ống gan chung. OGT tập hợp các ống phân thùy bên trái và giữa trái và nhận thêm 1-2 ống nhỏ của phần đỉnh và nửa trái phân thùy lưng hay thùy đuôi. Sự phân chia đường mật trong gan thường đi cùng với sự phân chia của động mạch và tĩnh mạch. Nói một cách khác, sự phân chia này thường có mặt 3 thành phần trên và gọi là bộ ba cửa, ngoại trừ các trường hợp biến đổi giải phẫu đường mật. Hình 1.2. Phân bố đường mật trong gan theo Trịnh Văn Minh 1. Ống phân thùy giữa-phải 3. Các ống phân thùy bên-trái 2. Ống phân thùy bên-phải 4. Các ống phân thùy giữa-trái Nguồn: theo Trịnh Văn Minh (2010) [7] 1.1.2. Giải phẫu đường mật ngoài gan Đường mật ngoài gan có 2 loại là đường mật chính và đường mật phụ. Đường mật chính là những ống dẫn dịch mật từ gan tới đường tiêu hóa. Đường mật phụ gồm túi mật và ống túi mật. Gọi là phụ vì khi cần thiết, có thể cắt bỏ mà không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Đường mật chính Đường mật chính gồm OGP, OGT, ống gan chung (OGC), và ống mật chủ (OMC). - OGP dài khoảng 7 mm nhận dịch mật từ gan phải - OGT dài khoảng 17 mm nhận dịch mật từ gan trái Hai ống này từ gan ra, khi đến rốn gan, hợp với nhau tạo thành OGC. - OGC dài khoảng 3-5cm, đường kính khoảng 5-6 mm, nằm ở bờ phải cuống gan, bên trái là động mạch gan riêng, phía sau là tĩnh mạch cửa. OGC đi từ rốn gan xuống phía dưới, tới bờ trên đoạn 1 tá tràng thì gặp ống túi mật, tạo nên OMC. - Chiều dài OMC thay đổi tùy theo chỗ ống túi mật kết nối với OGC, đường kính khoảng 6-8mm, tối đa 10mm. Đường kính to nhỏ khác nhau theo tuổi, ở người nhiều tuổi to hơn người ít tuổi. Từ trên xuống OMC đi theo một đường cong hướng về bên phải. OMC có 4 đoạn: trên tá tràng, sau tá tràng, sau tụy và trong thành tá tràng. OMC nhận dịch mật từ OGC và từ ống túi mật để đổ vào bóng Vater. Ngoài dịch mật, bóng Vater còn nhận dịch tụy từ ống tụy chính (ống Wirsung). Từ bóng Vater, dịch mật và dịch tụy qua nhú tá tràng lớn đổ vào tá tràng. Nhú tá tràng lớn nằm ở bờ trong đoạn 2 tá tràng, chỗ nối 2/3 trên và 1/3 dưới, cách môn vị khoảng 8-10cm. Trên nhú tá tràng lớn có 1 nếp niêm mạc dài gọi là nếp dọc tá tràng. Ở nhú tá tràng lớn có cơ thắt, được gọi là cơ thắt Oddi. Khoảng 20-30% trường hợp không có bóng Vater, OMC và ống tụy chính đổ dịch mật và dịch tụy vào tá tràng bởi 2 lỗ riêng biệt. Đường mật phụ Đường mật phụ gồm túi mật và ống túi mật. Chức năng của túi mật là cô đặc và tích tụ dịch mật. Chức năng của ống túi mật là dẫn dịch mật đã được cô đặc từ túi mật xuống OMC. Túi mật Túi mật nằm ở mặt tạng của gan, trong hố túi mật, gần bờ trước gan. Túi mật dài 7-10cm, chỗ rộng nhất 2,5-3cm. Túi mật có 3 phần: đáy, thân và cổ. Cổ túi mật cách xa gan 5-10mm, nối với gan bằng mạc treo, trong mạc treo có động mạch túi mật. Ống túi mật Ống túi mật khá nhỏ, dẫn dịch mật từ túi mật xuống ống mật chủ. Trong lòng ống có những nếp niêm mạc hình xoắn tạo thành van Heister. Van này cản trở thuốc cản quang khi bơm để chụp X quang đ ... ectomy biliary leakage.. Hepatobiliary Pancreat Dis Int., 9:409-413. Hassanien A. M. (2003). Endoscopic Management of Biliary Leak after cholecystectomy: An initial study. Egyptian Journal of Surgery, 22 (4):336-342. Zargar S. A., Javid G., Chan B. A. F., et al. (2001). Endoscopic management of bile duct leaks. JK-Practitioner, 8 (4):231-234. Donnellan F., Zeb F., Courtney G., et al. (2009). Successful outcome of sphincterotomy and 7 French pigtail stent insertion in the management of post-cholecystectomy bile leaks. Hepatobiliary Pancreat Dis Int, 8:309-311. Morelli J., Mulcahy H. E., Willner I. R., et al. (2001). Endoscopic treatment of post-liver transplantation biliary leaks with stent placement across the leak site. Gastrointest Endosc., 54:471-475. Katsinelos P., Kountouras J., Paroutoglou G., et al. (2008). A comparative study of 10-Fr vs. 7-Fr straight plastic stents in the treatment of postcholecystectomy bile leak. Surg Endosc, 22:101–106. Saab S., Martin P., Soliman G. Y., et al. (2000). Endoscopic Management of Biliary Leaks After T-Tube Removal in Liver Transplant Recipients: Nasobiliary Drainage Versus Biliary Stenting. Liver Transplantation, 6 (5):627-632. Lê Phước Thành (2005). Chẩn đoán và điều trị rò mật ra phẫu thuật gan mật, Luận án chuyên khoa cấp II, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Ghazanfar S., Qureshi S., Leghari A., et al. (2012). Endoscopic management of post operative bile duct injuries" J Pak Med Assoc, 62 (3):257-262. Davids P. H. P., Rauws E. A. J., Tytgat G. N. J., et al. (1992). Postoperative bile leakage: endoscopic management. Gut, 33:1118-1122. Lubezky N., Konikoff F.M., Rosin D., et al. (2006). Endoscopic sphincterotomy and temporary internal stenting for bile leaks following complex hepatic trauma. British Journal of Surgery, 93:78-81. Kim J. H., Ko G. Y., Sung K.-B., et al. (2008). Bile Leak Following Living Donor Liver Transplantation: Clinical Efficacy of Percutaneous Transhepatic Treatment. Liver Transplantation, 14:1142-1149. Sari Y. S., Tunali V., Tomaoglu K., et al. (2005). Can bile duct injuries be prevented? A new technique in laparoscopic cholecystectomy. BMC Surgery, 5 (14):1-4. Davidoff A. M., Pappas T. N., Murray E. A., et al. (1991). Mechanisms of Major Biliary Injury During Laparoscopic Cholecystectomy. Ann Surg., 215 (3):196-202. Sharma B.C., Mishra S.R., Kumar Rakesh and Sarin S.K. (2009). Endoscopic management of bile leaks after blunt abdominal trauma. Journal of Gastroenterology and Hepatology, 24:757–761. Thompson C. M., Saad N. E., Quazi R. R., et al. (2013). Management of Iatrogenic Bile Duct Injuries: Role of the Interventional Radiologist. RadioGraphics., 33:117–134. Mert E., Orhan B., Ilgin Özden, et al. (2004). Definitive treatment of traumatic biliary injuries" Turkish Journal of Trauma & Emergency Surgery, 10 (4):221-225. Lillemoe K. D. (2006). Evaluation of suspected bile duct injuries" Surg Endosc, 20:1638–1643. Bose S. M., Mazumdar A., and Singh V. (2001). The Role of Endoscopic Procedures in the Management of Postcholecystectomy and Posttraumatic Biliary Leak. Surg Today, 31:45-50. Barkun A. N., Rezieg M., MD, Mehta S. N., et al. (1997). Postcholecystectomy biliary leaks in the laparoscopic era: risk factors, presentation, and management. Gastrointest Endosc, 45:277-282. Yuan K. C., Wong Y. C., Fu C. Y., et al. (2014). Screening and management of major bile leak after blunt liver trauma: a retrospective single center study. Scandinavian Journal of Trauma, Resuscitation and Emergency Medicine, 22 (26):2-9. Capussotti L., Ferrero A., Vigano L., et al. (2006). Bile leakage and liver resection: Where is the Risk?. Arch Surg., 141:690-694. De Castro S.M., Kuhlmann K.F., Busch O.R., et al. (2005). Incidence and management of biliary leakage after hepaticojejunostomy. J Gastrointest Surg., 9:1163-1171. Ferrero A., Russolillo N., Vigano L., et al. (2008). Safety of conservative management of bile leakage after hepatectomy with biliary reconstruction. J Gastrointest Surg., 12:2204-2211. Vigano L., Ferrero A., Sgotto E., et al. (2008). Bile leak after hepatectomy: predictive factors of spontaneous healing. Am J Surg., 196:195-200. Arita J., Hasegawa K.,Kokudo N., Sano K., Sugawara Y., et al. (2005). Randomized clinical trial of the effect of a salinelinked radiofrequency coagulator on blood loss during hepatic resection" Br J Surg., 92:954-959. Ijichi M., Takayama T., Toyoda H., et al. (2000). Randomized Trial of the Usefulness of a Bile Leakage Test During Hepatic Resection. Arch Surg., 135:1395-1400. Tanaka S., Hirohashi K., Tanaka H., et al. (2002). Incidence and Management of Bile Leakage after Hepatic Resection for Malignant Hepatic Tumors. J Am Coll Surg., 195:484- 489. Erdogan D., Busch O.R.C., van Delden O.M., et al. (2008). Incidence and Management of Bile leakage after Partial Liver Resection. Dig Surg., 25:60-66. Lo C.M., Fan S.T., Liu C.L., et al. (1998). Biliary complications After Hepatic Resection: risk factors, management, and Outcome. Arch Surg., 133:156-161. Tewani S. K., Turner B. G., Chuttani R. (2013). Location of bile leak predicts the success of ERCP performed for postoperative bile leaks" Gastrointest Endoscopy, 77 (4):601-608. Wong L. L., Tsai H. H. (2014). Prevention of post-ERCP pancreatitis. World J Gastrointest Pathophysiol, 5 (1):1-10. Tarnasky P. R., Cunningham J. T., Hawes R. H., et al. (1997). Transpapillary stenting of proximal biliary strictures: does biliary sphincterotomy reduce the risk of postprocedure pancreatitis?. Gastrointest Endosc, 45:46-51. Agarwal N., Sharma B. C., Garg S. et al. (2006). Endoscopic management of postoperative bile leaks. Hepatobiliary Pancreat Dis Int., 5:273-277. Aksoz K., Unsal B., Yoruk G. et al. (2009). Endoscopic Sphinterotomy Alone in the management of Low-grade Biliary Leaks due to Cholecystectomy. Digestive Endoscopy, 21:158–161. Dolay K.., Soylu A., and Aygun E. (2010). The Role of ERCP in the Management of Bile Leakage: Endoscopic Sphincterotomy Versus Biliary Stenting. Journal of Laparoendoscopic & Advanced Surgical Techniques, 20 (5):455-459. Moloney M. M., Owen W. J., Wilkinson M. L. (2001). Failure of ERCP to identify biliary leak after laparoscopic cholecystectomy. Gastrointestinal Endoscopy, 54 (2):262-263. Liao J. Z., Zhao Q., Qin H., et al. (2007). Endoscopic diagnosis and treatment of biliary leak in patients following liver transplantation: a prospective clinical study. Hepatobiliary Pancreat Dis. Int., 6:29-33. Singh V., Narasimhan K. L., Verma G. Ram and Singh G.(2007). Endoscopic management of traumatic hepatobiliary injuries. Journal of Gastroenterology and Hepatology, 22:1205–1209. Bajaj J. S., Spinelli K. S., Dua K. S. (2006). Postoperative management of noniatrogenic traumatic bile duct injuries: role of endoscopic retrograde cholangiopancreaticography. Surg Endosc., 20:974–977. Coelho-Prabhu N. and Baron T. H. (2010). Assessment of Need for Repeat ERCP During Biliary Stent Removal After Clinical Resolution of Postcholecystectomy Bile Leak. Am J Gastroenterol, 105:100-105. Ahmad F., Saunders R.N., Lloyd G.M., et al. (2007). An algorithm for the management of bile leak following laparoscopic cholecystectomy. Ann R Coll Surg Engl., 89:51-56. Wahby M. A.E. (2003). Retained CBD Stone as a Cause of Cystic Bile Duct Leakage after Laparoscopic Cholecystectomy. Kuwait Medical Journal, 35 (1):38-40. Zarghouni M., Cura M., Kim P. T. W., et al. (2014). Segmental biliary duct N-butyl cyanoacrylate ablation in a transplant liver for a biliary leak after hepaticojejunostomy. liver Transplantation, 20 (6):739–741. Schelhammer F., vom Dahl S., Heintges T., et al. (2007). A Multimodal Approach in Coil Embolization of a Bile Leak Following Cholecystectomy. Cardiovasc Intervent Radiol, 30:529–530. Doshi T., Mojtahedi A., Goswami G. K., et al. (2009), "Persistent Cystic Duct Stump Leak Managed with Hydrocoil Embolization. Cardiovasc Intervent Radiol, 32:394–396. Baron T. H. and Poterucha J. J. (2006). Insertion and removal of covered expandable metal stents for closure of complex biliary leaks" Clinical Gastroenterology and Hepatology, 4:381–386. Hwang J. C., Kim J. H., Yoo B. M., et al. (2011). Temporary Placement of a Newly Designed, Fully Covered, Self-Expandable Metal Stent for Refractory Bile Leaks. Gut and Liver, 5 (1):96-99. Kahaleh M., Sundaram V., Condron S. L., et al. (2007). Temporary placement of covered self-expandable metallic stents in patients with biliary leak: midterm evaluation of a pilot study. Gastrointest Endoscopy, 66 (1):52-59. Pausawasadi N., Soontornmanokul T., Rerknimitr R. (2012). Role of Fully Covered Self-Expandable Metal Stent for Treatment of Benign Biliary Strictures and bile leaks. Korean J. Radiol, 13 (S1), S67-S73. Shami V. M., Talreja J. P., Mahajan A., et al. (2008). EUS-guided drainage of bilomas: a new alternative?. Gastrointestinal Endoscopy, 67 (1):136-140. Tonozuka R., Itoi T., Tsuchiya T., et al. (2015). EUS-guided drainage of hepatic abscess and infected biloma using short and long metal stents. Gastrointestinal Endoscopy, 81 (6):1463-1469. BẢNG THU THẬP SỐ LIỆU HÀNH CHÁNH: Họ và tên: Năm sinh: Giới: Nam: Nữ: Địa chỉ: Nghề nghiệp: Số điện thoại liên lạc: Số nhập viện: Ngày nhập viện: Ngày xuất viện: LÝ DO VÀO VIỆN: TIỀN SỬ: Phẫu thuật: Có: Không: Chấn thương: Có: Không: Bệnh lý khác: Có: Không: BỆNH SỬ: Chấn thương bụng: Có: Không: LC (laparoscopy): Có: Không: OC (open cholecystectomy): Có: Không: Phẫu thuật cắt gan: Có: Không: Phẫu thuật khác: TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG GHI NHẬN: Đau bụng: Có: Không: Sốt: Có: Không: Bụng căng, trướng: Có: Không: Vàng da: Có: Không: Vàng mắt: Có: Không: Dò mật ra da (ml/ngày)/Trước thủ thuật: CẬN LÂM SÀNG: Siêu âm bụng: Có dịch ổ bụng +/- Lượng ít: Lượng vừa: Lượng nhiều: CTscan(nếu có): Công thức máu HC (G/l): BC (G/L): TC (G/L): SGOT (UI/L): SGPT (UI/L): Billirubin/máu (mg/dl): TP: TT: GT: Billirubin/DMB: Kali máu: Đông máu toàn bộ: PT: INR: APPT : NỘI SOI (ERCP): Thời gian rò mật( Thời điểm rò mật đến khi làm ERCP): Ngày làm thủ thuật: ID nội soi: Thông vào đường mật: Dễ dàng: Khó khăn: Precut: Vị trí rò mật: ống túi mật: OMC: Nhánh gan (P) Nhánh gốc Phân thùy Nhánh gan (T) Nhánh gốc Phân thùy Ống Luschka: Mức độ rò mật: Mức độ cao: Mức độ thấp: Sỏi OMC: Có: Không: Hẹp Oddi: Có: Không: PHƯƠNG PHÁP NỘI SOI ĐIỀU TRỊ: Cắt cơ vòng Oddi đơn thuần: Đặt stent đơn thuần: Cắt cơ vòng Oddi + Đặt stent: Cắt cơ vòng lấy sỏi OMC: Cắt cơ vòng Oddi lấy sỏi+ Đặt stent: 10.Loại Stent: Thẳng: 1 đầu cong: 2 đầu cong: Khẩu kính Stent: 7F 8,5F 10F 12. Chiều dài Stent: 14. Ngày rút dẫn lưu: 15. BIẾN CHỨNG: Xuất huyết: Tự cầm: Chích CM: Clip: Viêm tụy cấp: Nhẹ: Trung bình: Nặng: Thủng: Tử vong: RÚT STENT: Thời điểm rút stent : Đánh giá: Đau bụng: Còn: Hết: Siêu âm bụng: Dịch: Có: Không: Dịch Ống dẫn lưu: Có: Không: Di lệch Stent: Có: Không: ERCP lần 2, lần 3 Có: Không: Siêu âm bụng theo dõi 1 tháng sau rút stent: Dịch ổ bụng: Có: Không: DANH SÁCH BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY TT Họ tên Năm Sinh Ngày đặt stent Số hồ sơ lưu trữ 1 Trương Thanh H. 1968 26/04/2012 12041173 2 Phạm Văn B. 1958 18/05/2012 12044757 3 Phú Hữu Huyền M. 1982 22/06/2012 12060130 4 Nguyễn Hữu Q. 1985 23/07/2012 12071311 5 Nguyễn Thanh T. 1988 23/07/2012 12077117 6 Trần Quốc Th. 1996 12/09/2012 12083959 7 Nguyễn Lê T. 1980 17/09/2012 12086302 8 Nguyễn Thị B. 1953 17/09/2012 12083926 9 Nguyễn Chí Th. 1996 05/03/2012 12025151 12053923 12088141 10 Nguyễn Tấn T. 1964 19/09/2012 12082352 11 Huỳnh Hữu Tr. 1978 19/09/2012 12092788 13029156 12 Nguyễn Văn Đ. 1955 02/10/2012 12086511 13 Phan Thị H. 1939 04/10/2012 12092740 14 Mai Trung D. 1969 13/11/2012 12102563 13019568 15 Phạm Thị Đ. 1948 24/12/2012 13001756 16 Hồ Nhật Th. 1977 24/12/2012 13006969 17 Nguyễn Văn L. 1975 27/12/2012 13005175 13029719 13058382 18 Phạm Thị H. 1962 02/01/2013 13005148 19 Đinh Thị V. 1953 18/01/2013 13009950 20 Nguyễn Thị X. 1939 21/01/2013 13011919 21 Lâm Tr. 1989 23/01/2013 13011939 13029136 22 Nguyễn Vũ Tr. 1991 21/02/2013 13019985 23 Hồ Phước H. 1937 21/02/2013 13019955 24 Lê Văn Ng. 1992 19/03/2013 13030832 25 Nguyễn Văn Th. 1981 08/03/2013 13024961 25 Nguyễn Toàn Th. 1968 25/03/2013 13025374 27 Nguyễn Thị M. 1960 27/03/2013 13039195 13052384 TT Họ tên Năm Sinh Ngày đặt stent Số hồ sơ lưu trữ 28 Trần Quốc Đ. 1992 03/04/2013 13029143 29 Giang Thị Sa R. 1969 05/04/2013 13034141 30 Vũ Văn L. 1987 03/05/2013 13037551 31 Nguyễn Kim H. 1925 10/05/2013 13043372 32 Nguyễn Thị T. 1970 16/05/2013 13050515 33 Đinh Tiến V. 1992 16/05/2013 13046123 34 Võ Đức N. 1993 03/07/2013 13069939 35 Mai Hoàng D. 1991 04/07/2013 13056874 36 Trương Thị D. 1931 09/07/2013 13056881 37 Lê Đình H. 1971 25/07/2013 13063946 38 Lê Thị N. 1956 08/08/2013 13072636 39 Đào Văn V. 1992 29/08/2013 13073546 40 Nguyễn Danh Th. 1986 13/09/2013 13083750 14003631 41 Võ Thành S. 1994 25/09/2013 13087244 42 Nguyễn Văn D. 1956 27/09/2013 13092052 43 Võ Văn L. 1997 08/10/2013 13091003 44 Nguyễn Văn T. 1952 14/10/2013 13089991 45 Thạch Minh Th. 1987 15/10/2013 13094438 14006011 46 Nguyễn Thị Ngọc Th. 1995 03/12/2013 14003631 47 Triều Văn H. 1973 20/12/2013 14006441 48 Đặng Tùng L. 1959 25/01/2013 13013536 49 Trần Văn S. 1935 18/04/2013 13031726 50 Phạm Minh Th. 1948 15/07/2013 13058381 51 Lý Tôn H. 1964 15/01/2014 14010458 52 Nguyễn Văn C. 1993 24/01/2014 14010348 14037355 53 Võ Văn H. 1982 24/01/2014 14011886 53 Trần Đình S. 1997 27/01/2014 14011650 55 Điểu Ng. 1995 12/2/2014 14016049 56 Nguyễn Thái B. 1986 20/2/2014 14018215 57 Trần Thị T. 1984 24/2/2014 14021477 58 Ngô Văn M. 1992 27/3/2014 14034295 59 Bùi Thanh T. 1980 8/4/2014 14037374 60 Nguyễn Văn C. 1971 8/5/2014 14046188 61 Nguyễn Thị D. 1939 26/5/2014 14050292 62 Nguyễn Văn D. 1965 10/7/2014 14069146 TT Họ tên Năm Sinh Ngày đặt stent Số hồ sơ lưu trữ 63 Văn Quang Nh. 1950 14/8/2014 14078816 64 Nguyễn Thị S. 1959 7/11/2014 14105546 65 Nguyễn Thị Đ. 1956 12/9/2014 14087960 BỆNH VIỆN CHỢ RẪY XÁC NHẬN Nghiên cứu sinh đã nghiên cứu về nội dung" Nghiên cứu chỉ định, đánh giá kết quả điều trị rò mật sau mổ bằng phương pháp đặt stent qua nội soi mật tụy ngược dòng" trên 65 bệnh nhân trong danh sách tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Đồng ý cho nghiên cứu sinh được sử dụng các số liệu có liên quan trong bệnh án để công bố công trình luận án. Tp. HMC, ngày tháng năm 2016 P. GIÁM ĐỐC PGS.TS. NGUYỄN VĂN KHÔI
File đính kèm:
- luan_an_nghien_cuu_dac_diem_lam_sang_can_lam_sang_va_ket_qua.doc
- Luan an tom tat tieng viet 15-4-2018.doc
- Luan an tom tat English 15-4-2018.doc
- Nhung dong gop English 15-4-2018.docx
- Nhung dong gop tiếng việt 15-4-2018.docx