Luận án Nghiên cứu hiệu quả can thiệp cho trẻ vẹo cột sống không rõ nguyên nhân bằng áo nẹp chỉnh hình tlso

Vẹo cột sống (Scoliosis) là thuật ngữ để chỉ tình trạng cong của cột sống sang phía bên của trục cơ thể và vẹo của các thân đốt sống theo trục của mặt phẳng ngang, khác với tình trạng gù (Kyphosis) hoặc ưỡn (Lordosis) là biến dạng của cột sống theo trục trước sau.

Vẹo cột sống có thể xuất hiện rất sớm ngay sau khi trẻ mới sinh hoặc trong quá trình phát triển và trưởng thành của trẻ nhưng đều dẫn đến hậu quả nặng nề về thể chất và tâm lý, làm giảm hoặc mất khả năng lao động và độc lập trong sinh hoạt, là nguyên nhân dẫn đến nhiều tình trạng bệnh lý như tim mạch, hô hấp, bệnh của hệ thống vận động nếu như không được phát hiện sớm, điều trị đúng và kịp thời. Theo một số các công trình nghiên cứu của một số tác giả nước ngoài như Lonstein, Lehmann, tỷ lệ người mắc bệnh vẹo cột sống tương đối cao, chiếm 3-4% số người có độ vẹo cột sống lớn hơn 10o; 2,5 - 5% số người có độ cong vẹo lớn hơn 20o [1], [2], [58], [95]. Tại Việt Nam theo kết quả điều tra do nhóm nghiên cứu của trường Đại học Y Hà Nội thực hiện tại 3 tỉnh là Phú Thọ, Quảng Bình, Đồng Nai cho thấy tỷ lệ học sinh bị mắc bệnh vẹo cột sống chiếm tỷ lệ từ 15 - 25% [3].

Việc chẩn đoán vẹo cột sống dựa chủ yếu theo các dầu hiệu lâm sàng như xuất hiện đường cong ở cột sống lưng, mất cân xứng hai vai, khung chậu, ụ gồ ở sườn, chênh lệch chiều dài 2 chân và hình ảnh Xquang như góc Cobb, độ xoay của thân đốt sống được đo bằng thước Scoliometer [7].

Có nhiều phương pháp điều trị vẹo cột sống như, điện trị liệu, bó bột nắn chỉnh cong vẹo, kéo dãn cột sống, đeo áo nẹp chỉnh hình, và phẫu thuật chỉnh hình. Hiệu quả của mỗi phương pháp là khác nhau, để tìm ra bằng chứng về hiệu quả điều trị của mỗi phương pháp, Ủy ban thành viên nghiên cứu về lịch sử tự nhiên và tỷ lệ mắc bệnh thuộc cộng đồng hiệp hội nghiên cứu vẹo cột sống đã sử dụng các dữ liệu được chọn lọc từ hai mươi nghiên cứu để tiến hành một phân tích tổng hợp. Các biến số như: loại điều trị, mức độ trưởng thành, và các tiêu chí sự thất bại đã được phân tích để xác định xem biến nào có ảnh hưởng lớn nhất đến kết quả [4]. Kết quả là tỷ lệ thành công trung bình là 39% đối với bên kích thích điện bề mặt, 49% với nhóm chỉ quan sát, 60% với nhóm đeo nẹp tám giờ mỗi ngày, 62% với nhóm đeo nẹp mười sáu giờ mỗi ngày, và 93% với nhóm đeo nẹp hai mươi ba giờ mỗi ngày. Phân tích này cho thấy hiệu quả của nẹp trong điều trị chứng vẹo cột sống không rõ nguyên nhân là rất cao [4]. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu về hiệu quả phối hợp giữa đeo áo nẹp và tập luyện hàng ngày, đặc biệt là tại Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu “Nghiên cứu hiệu quả can thiệp cho trẻ vẹo cột sống không rõ nguyên nhân bằng áo nẹp chỉnh hình TLSO” được thực hiện với 2 mục tiêu sau:

1. Mô tả đặc điểm lâm sàng của trẻ vẹo cột sống không rõ nguyên nhân điều trị tại khoa Phục hồi Chức năng, Bệnh viện Nhi Trung ương từ năm 2010 đến năm 2014.

2. Đánh giá kết quả phục hồi chức năng cho trẻ vẹo cột sống không rõ nguyên nhân và một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phục hồi chức năng.

 

docx 167 trang dienloan 2540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu hiệu quả can thiệp cho trẻ vẹo cột sống không rõ nguyên nhân bằng áo nẹp chỉnh hình tlso", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu hiệu quả can thiệp cho trẻ vẹo cột sống không rõ nguyên nhân bằng áo nẹp chỉnh hình tlso

Luận án Nghiên cứu hiệu quả can thiệp cho trẻ vẹo cột sống không rõ nguyên nhân bằng áo nẹp chỉnh hình tlso
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 	 	 	 BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
TRỊNH QUANG DŨNG
NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ CAN THIỆP CHO TRẺ VẸO CỘT SỐNG KHÔNG RÕ NGUYÊN NHÂN BẰNG ÁO NẸP CHỈNH HÌNH TLSO
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
HÀ NỘI - 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 	 	 	 BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
TRỊNH QUANG DŨNG
NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ CAN THIỆP CHO TRẺ VẸO CỘT SỐNG KHÔNG RÕ NGUYÊN NHÂN BẰNG ÁO NẸP CHỈNH HÌNH TLSO
Chuyên ngành: Phục hồi chức năng
Mã số: 62720165
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
 1. PGS.TS. Cao Minh Châu
	 2. GS.TS. Nguyễn Thanh Liêm
HÀ NỘI – 2015
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Y Hà Nội, Phòng Quản lý Đao tạo Sau đại học, Trường Đại học Y Hà Nội đã chấp nhận tôi là nghiên cứu sinh của trường, đã tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: PGS.TS Cao Minh Châu, Trưởng bộ môn Phục hồi Chức năng, GS.TS. Nguyễn Thanh Liêm, nguyên Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, những người thầy đã tận tình hướng dẫn, hết lòng tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian kể từ khi xây dựng đề cương đến khi hoàn thành luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn các Thầy Cô trong bộ môn Phục hồi Chức năng của Trường đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận án này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban giám đốc và các đồng nghiệp tại Bệnh viện Nhi Trung ương, các anh chị đồng nghiệp tại Khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện Nhi Trung ương, là nơi triển khai nghiên cứu, đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thu thập số liệu và viết luận án. 
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các bạn nghiên cứu sinh cùng khoá và bạn bè, những người đã động viên và chia sẻ cùng tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận án.
Đặc biệt tôi xin biết ơn cha mẹ đã sinh ra tôi và đã động viên khuyến khích tôi trong suốt quá trình học tập.Tôi xin chân thành cảm ơn vợ và các con tôi luôn chia sẻ động viên và là chỗ dựa tinh thần cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận án.
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Trịnh Quang Dũng
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi và nhóm nghiên cứu thực hiện tại Khoa Phục hồi Chức năng, Bệnh viện Nhi Trung ương. Các kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả luận án
 Trịnh Quang Dũng
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVNTW
Bệnh viện Nhi Trung ương
CS
Cộng sự
CSHQ
Chỉ số hiệu quả
HS
Học sinh
PHCN
Phục hồi chức năng
QLPSD
Bộ câu hỏi đánh giá chất lượng cuộc sống của các biến dạng cột sống
TH
Tiểu học
THCS
Trung học cơ sở
PTTH
Phổ thong Trung học
TK
Thần kinh
TLSO
Áo nẹp chỉnh hình ngực - thắt lưng – cùng 
(Thoraco-lumbo-sacran-orthosis)
VCS
Vẹo cột sống
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. 	Cách đánh giá mức độ vẹo cột sống theo phương pháp Cobb	23
Bảng 2.1. 	Đánh giá kiến thức phục hồi chức năng vẹo cột sống không rõ nguyên nhân.	48
Bảng 2.3. 	Đánh giá thái độ phục hồi chức năng vẹo cột sống không rõ nguyên nhân.	49
Bảng 2.4. 	Thực hành phục hồi chức năng vẹo cột sống không rõ nguyên nhân	50
Bảng 2.5. 	Thực hành tập luyện phục hồi chức năng vẹo cột sống không rõ nguyên nhân tại nhà của trẻ.	51
Bảng 2.6. 	Phân loại mức độ vẹo cột sống	53
Bảng 3.1. 	Phân bố các thông tin chung của trẻ vẹo cột sống	57
Bảng 3.2. 	Phân bố một số đặc điểm phát triển thể lực của trẻ vẹo cột sống	58
Bảng 3.3. 	Phân bố đường cong ngực và đường cong thắt lưng trong tổng số các đường cong	59
Bảng 3.4. 	Phân bố đỉnh các đường cong ở trẻ vẹo cột sống	60
Bảng 3.5. 	Phân bố trung bình về bất cân xứng ở một số vị trí của trẻ VCS	62
Bảng 3.6. 	Mối liên quan giữa tuổi của trẻ và mức độ cong vẹo cột sống	63
Bảng 3.7. 	Mối liên quan giữa giới của trẻ và mức độ cong vẹo cột sống	64
Bảng 3.8. 	Mối liên quan giữa thứ tự của trẻ và mức độ cong vẹo cột sống	64
Bảng 3.9. 	Mối liên quan giữa chỉ số BMI và mức độ vẹo cột sống	65
Bảng 3.10. 	Mối liên quan giữa mức độ cốt hoá và mức độ vẹo cột sống	65
Bảng 3.11. 	Mối liên quan giữa vùng cong và mức độ vẹo cột sống	66
Bảng 3.12. 	Mối liên quan giữa loại đường cong và mức độ vẹo cột sống	66
Bảng 3.13. 	Thay đổi về kiến thức của cha/mẹ về các triệu chứng của vẹo cột sống trước và sau can thiệp	67
Bảng 3.14. 	Thay đổi về kiến thức của cha/mẹ về điều trị phục hồi chức năng vẹo cột sống trước và sau can thiệp	68
Bảng 3.15. 	Thay đổi về thái độ của cha/mẹ về điều trị phục hồi chức năng vẹo cột sống trước và sau can thiệp	70
Bảng 3.16. 	Thay đổi về thực hành của cha/mẹ về điều trị phục hồi chức năng vẹo cột sống trước và sau can thiệp	71
Bảng 3.17. 	Tỷ lệ trẻ có tiến bộ sau khi can thiệp	73
Bảng 3.18. Kết quả can thiệp cho đường cong ngực ở trẻ theo góc Cobb và Scoliometer theo vùng cong của trẻ	74
Bảng 3.19. 	Kết quả can thiệp cho đường cong thắt lưng ở trẻ theo góc Cobb và Scoliometer theo vùng cong của trẻ	75
Bảng 3.20. 	Kết quả can thiệp cho đường cong ngực-thắt lưng ở trẻ theo góc Cobb và Scoliometer theo vùng cong của trẻ	76
Bảng 3.21. 	So sánh trung bình độ tiến bộ góc Cobb và Scoliometer đường cong ngực của trẻ trước và sau can thiệp	77
Bảng 3.22. 	So sánh trung bình độ tiến bộ góc Cobb và Scoliometer đường cong thắt lưng của trẻ trước và sau can thiệp	77
Bảng 3.23. 	So sánh trung bình độ tiến bộ góc Cobb và Scoliometer đường cong ngực-thắt lưng của trẻ trước và sau can thiệp	78
Bảng 3.24. 	So sánh góc Cobb và Scoliometer theo phân bố của đường cong ngực và thắt lưng trước can thiệp và sau can thiệp	79
Bảng 3.25. 	So sánh trung bình độ tiến bộ theo phân bố của đường cong ngực và thắt lưng	79
Bảng 3.26. 	So sánh trung bình góc Cobb và Scoliometer giữa đương cong ngực và đường cong thắt lưng tại các giai đoạn đánh giá	80
Bảng 3.27. 	So sánh trung bình độ tiến bộ góc Cobb và Scoliometer giữa đường cong ngực và đường cong thắt lưng tại các giai đoạn đánh giá	81
Bảng 3.28. 	Phân loại tiến bộ của trẻ theo vùng cong ngực và thắt lưng sau can thiệp	82
Bảng 3.29. 	Phân loại tiến bộ của trẻ theo đường cong ngực và đường cong thắt lưng sau can thiệp.	83
Bảng 3.30. 	Phân loại tiến bộ chung cho cả đường cong ngực và thắt lưng sau can thiệp	83
Bảng 3.31. 	Mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân của trẻ và mức độ tiến bộ sau can thiệp	84
Bảng 3.32. 	Mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng, loại đường cong và thực hành tập luyện tại nhà và mức độ tiến bộ sau can thiệp	85
Bảng 3.33. 	Mối liên quan giữa các đặc trưng cá nhân của cha/mẹ trẻ với mức độ tiến bộ sau can thiệp	86
Bảng 3.34. 	Mô hình hồi quy logistic dự đoán những yếu tố liên quan đến mức độ tiến bộ sau can thiệp PHCN trẻ vẹo cột sống không rõ nguyên nhân	88
Bảng 4.1. 	So sánh tỷ lệ vẹo cột sống với các tác giả khác ở Việt Nam và trên thế giới	91
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. 	Phân bố vùng cong cột sống của trẻ được can thiệp	58
Biểu đồ 3.2. 	Phân bố các loại đường cong ở trẻ vẹo cột sống ở trẻ được can thiệp	59
Biểu đồ 3.3. 	Phân bố hình dạng đường cong ở trẻ được can thiệp	60
Biểu đồ 3.4. 	Phân bố mức độ vẹo cột sống trước can thiệp	62
Biểu đồ 3.5. 	Phân bố các phương pháp điều trị trước khi vào viện	63
Biểu đồ 3.6. 	Phân bố các phương pháp can thiệp điều trị tại bệnh viện	72
Biểu đồ 3.7. 	Phân bố tỷ lệ trẻ tập luyện và đeo nẹp tại nhà trước can thiệp	72
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Hình ảnh đốt sống	4
Hình 1.2. Khung xương lồng ngực	6
Hình 1.3. Gấp, duỗi, nghiêng và xoay cột sống	8
Hình 1.4. Một số hình ảnh vẹo cột sống trên lâm sàng	10
Hình 1.5. Hình ảnh vẹo cột sống trên Xquang	12
Hình 1.6. Cách đo góc vẹo cột sống trên Xquang	13
Hình 1.7. Cách đo góc VCS trên Xquang	23
Hình 1.8. Đo vẹo cột sống bằng thước Scolio meter	24
Hình 1.9. Hình ảnh giường kéo Trendelenburg	29
Hình 1.10. Hình ảnh khung kéo Halo-walker được sử dụng để đi lại được	29
Hình 1.11. Hình ảnh xe lăn HaLo	30
Hình 1.12. Áo nẹp chỉnh hình Milwaukee	31
Hình 1.13. Nguyên tắc nắn chỉnh 3 điểm của áo nẹp Chêneau	32
Hình 1.14. Phẫu thuật vẹo cột sống	36
Hình 2.1a Thước đo góc Cobb.	40
Hình 2.1b. Thước đo độ xoay của cột sống	41
Hình 2.2. Hình ảnh nẹp Chỉnh hình TLSO	46
Hình 2.3. Hình ảnh máy kéo dãn cột sống Eltract	46
Hình 2.4. Độ vẹo (xoay) được đo trực tiếp trên trẻ	52
Hình 2.5. Độ vẹo (xoay) được đo trực tiếp trên trẻ	53
ĐẶT VẤN ĐỀ
Vẹo cột sống (Scoliosis) là thuật ngữ để chỉ tình trạng cong của cột sống sang phía bên của trục cơ thể và vẹo của các thân đốt sống theo trục của mặt phẳng ngang, khác với tình trạng gù (Kyphosis) hoặc ưỡn (Lordosis) là biến dạng của cột sống theo trục trước sau. 
Vẹo cột sống có thể xuất hiện rất sớm ngay sau khi trẻ mới sinh hoặc trong quá trình phát triển và trưởng thành của trẻ nhưng đều dẫn đến hậu quả nặng nề về thể chất và tâm lý, làm giảm hoặc mất khả năng lao động và độc lập trong sinh hoạt, là nguyên nhân dẫn đến nhiều tình trạng bệnh lý như tim mạch, hô hấp, bệnh của hệ thống vận động nếu như không được phát hiện sớm, điều trị đúng và kịp thời. Theo một số các công trình nghiên cứu của một số tác giả nước ngoài như Lonstein, Lehmann, tỷ lệ người mắc bệnh vẹo cột sống tương đối cao, chiếm 3-4% số người có độ vẹo cột sống lớn hơn 10o; 2,5 - 5% số người có độ cong vẹo lớn hơn 20o [1], [2], [58], [95]. Tại Việt Nam theo kết quả điều tra do nhóm nghiên cứu của trường Đại học Y Hà Nội thực hiện tại 3 tỉnh là Phú Thọ, Quảng Bình, Đồng Nai cho thấy tỷ lệ học sinh bị mắc bệnh vẹo cột sống chiếm tỷ lệ từ 15 - 25% [3].
Việc chẩn đoán vẹo cột sống dựa chủ yếu theo các dầu hiệu lâm sàng như xuất hiện đường cong ở cột sống lưng, mất cân xứng hai vai, khung chậu, ụ gồ ở sườn, chênh lệch chiều dài 2 chân và hình ảnh Xquang như góc Cobb, độ xoay của thân đốt sống được đo bằng thước Scoliometer [7]. 
Có nhiều phương pháp điều trị vẹo cột sống như, điện trị liệu, bó bột nắn chỉnh cong vẹo, kéo dãn cột sống, đeo áo nẹp chỉnh hình, và phẫu thuật chỉnh hình. Hiệu quả của mỗi phương pháp là khác nhau, để tìm ra bằng chứng về hiệu quả điều trị của mỗi phương pháp, Ủy ban thành viên nghiên cứu về lịch sử tự nhiên và tỷ lệ mắc bệnh thuộc cộng đồng hiệp hội nghiên cứu vẹo cột sống đã sử dụng các dữ liệu được chọn lọc từ hai mươi nghiên cứu để tiến hành một phân tích tổng hợp. Các biến số như: loại điều trị, mức độ trưởng thành, và các tiêu chí sự thất bại đã được phân tích để xác định xem biến nào có ảnh hưởng lớn nhất đến kết quả [4]. Kết quả là tỷ lệ thành công trung bình là 39% đối với bên kích thích điện bề mặt, 49% với nhóm chỉ quan sát, 60% với nhóm đeo nẹp tám giờ mỗi ngày, 62% với nhóm đeo nẹp mười sáu giờ mỗi ngày, và 93% với nhóm đeo nẹp hai mươi ba giờ mỗi ngày. Phân tích này cho thấy hiệu quả của nẹp trong điều trị chứng vẹo cột sống không rõ nguyên nhân là rất cao [4]. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu về hiệu quả phối hợp giữa đeo áo nẹp và tập luyện hàng ngày, đặc biệt là tại Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu “Nghiên cứu hiệu quả can thiệp cho trẻ vẹo cột sống không rõ nguyên nhân bằng áo nẹp chỉnh hình TLSO” được thực hiện với 2 mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng của trẻ vẹo cột sống không rõ nguyên nhân điều trị tại khoa Phục hồi Chức năng, Bệnh viện Nhi Trung ương từ năm 2010 đến năm 2014.
2. Đánh giá kết quả phục hồi chức năng cho trẻ vẹo cột sống không rõ nguyên nhân và một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phục hồi chức năng.
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Sơ lược về giải phẫu và chức năng cột sống
Cột sống là trụ cột chịu trọng lực của thân mình ở người, nằm chính giữa thành sau thân, chạy dài từ mặt dưới xương chẩm đến hết xương cụt. Cột sống bao bọc và bảo vệ tủy sống. Nhìn nghiêng cột sống có 4 đoạn cong, từ trên xuống dưới gồm có: đoạn cổ cong lõm ra sau; đoạn ngực cong lõm ra trước; đoạn thắt lưng cong lõm ra sau và đoạn cùng cụt cong lõm ra trước. Cấu trúc các đoạn cong của cột sống để thích nghi với tư thế đứng thẳng của cơ thể người. Đồng thời cũng đáp ứng được các vận động của cơ thể như cúi, ngửa, nghiêng bên và xoay thân mình.
Cột sống có từ 33 - 35 đốt sống xếp chồng lên nhau.Có 24 đốt sống trên rời nhau tạo thành 7 đốt sống cổ ký hiệu từ C1 - C7; 12 đốt sống lưng ký hiệu từ Th1 - Th12; 5 đốt sống thắt lưng ký hiệu từ L1 - L5. Xương cùng gồm 5 đốt sống dưới dính lại thành một tấm ký hiệu từ S1 - S5. Xương cụt có 4 hoặc 6 đốt cuối cùng rất nhỏ, cằn cỗi cùng dính lại làm một tạo thành ký hiệu từ Co1 - Co6 và được dính vào đỉnh xương cùng.
1.1.1. Đặc điểm chung của các đốt sống
Mỗi đốt sống gồm 4 phần:
Thân đốt sống: Thân đốt sống có hình trụ, có 2 mặt (trên, dưới) đều lõm để tiếp khớp với đốt sống bên trên và dưới.
Cung đốt sống: Là phần xương đi từ 2 bên rìa mặt sau thân, vòng ra phía sau, quây lấy lỗ đốt sống, chia 2 phần. Phần trước dính vào thân gọi là cuống nối từ mỏm ngang vào thân. Bờ trên và bờ dưới lõm vào gọi là khuyết của đốt sống. Khuyết của đốt sống trên và dưới hợp thành lỗ gian đốt (để cho các dây thần kinh sống chui qua. Phần sau là mảnh nối từ cuống đến gai đốt sống tạo nên thành sau của lỗ đốt sống.
Các mỏm đốt sống: Mỏm ngang có 2 mỏm ngang từ cung đốt sống chạy ngang ra 2 bên. Mỏm gai có 1 mỏm gai hay gai sống ở sau dính vào cung đốt sống. Mỏm khớp có 4 mỏm khớp, hai mỏm khớp trên và 2 mỏm khớp dưới, nằm ở điểm nối giữa cuống, mỏm ngang và mảnh (các mỏm khớp sẽ khớp với các mỏm khớp trên và dưới nó).
Hình 1.1. Hình ảnh đốt sống [5]
Đĩa đệm 
Các thân đốt sống được nối với nhau bởi các đĩa đệm. Đĩa đệm gồm nhân nhầy ở giữa và các vòng sợi bao quanh. Vai trò của đĩa đệm là giảm lực đè ép lên cột sống.
Hệ thống dây chằng 
Các dây chằng này có chức năng bảo vệ cột sống chống lại các cử động không mong muốn như gấp quá mức hoặc duỗi quá mức.
1.1.2. Đặc điểm riêng của từng loại đốt sống
Đoạn sống cổ
- Thân đốt sống: đường kính ngang dài hơn đường kính trước sau.
- Cuống đốt sống: không dính vào mặt sau mà dính vào phần sau của mặt bên thân đốt sống.
- Mảnh: rộng bề ngang hơn bề cao.
- Mỏm ngang: dính vào thân và cuống bởi 2 rễ, do đó giới hạn lên 1 lỗ gọi là lỗ mỏm ngang cho động mạch đốt sống chui qua.
- Mỏm gai: đỉnh mỏm gai tách đôi.
- Lỗ đốt sống: to hơn các đốt khác.
Đoạn sống ngực
Thân đốt sống dầy hơn thân các đốt sống cổ, đường kính ngang gần bằng đường kính trước sau. Ở mặt bên thân đốt có 4 diện khớp, hai ở trên, hai ở dưới để tiếp khớp với chỏm của xương sườn (mỗi chỏm sườn tiếp khớp với diện trên và dưới).
Đoạn thắt lưng
- Thân đốt sống rất to và rộng chiều ngang.
- Mỏm gai hình chữ nhật, chạy ngang ra sau.
- Mỏm ngang dài và hẹp được coi như xương sườn thoái hoá.
- Đốt sống thắt lưng I: mỏm ngang ngắn nhất.
- Đốt sống thắt lưng V: chiều cao của thân đốt sống ở phía trước dày hơn
1.1.3.Xương lồng ngực
Lồng ngực (cavum thoracis) được tạo bởi khung xương do 12 đốt sống ngực, các xương sườn và xương ức quây thành một khoang để chứa đựng các tạng quan trọng như tim, phổi. Lồng ngực giống như một cái thùng rỗng phình ở giữa, có đường kính ngang lớn hơn đường kính trước sau.
Hình 1.2. Khung xương lồng ng ... 8.
 Letts R.M, Hollenberg C (1977). Delayed paresis following spinal fusion with Harrington instrumentation. Clin Orthop 125:45–48.
 Loder R.T, Hernandez M.J, Lerner A.L, et al. (1998). The induction of congenital spinal deformities in mice by maternal carbon monoxide exposure. Paper presented at Scoliosis Research Society Meeting, New York, September 1998.
 Loder R.T, Urquhart A, Steen H, et al. (1995). Variability in Cobb angle measurements in children with congenital scoliosis. J Bone Joint Surg Br 77:768–770.
 Lopez-Sosa F.H, Guille J.T, Bowen J.R (1993). Curve progression and spinal rotation in congenital scoliosis. Orthop Trans 17:382.
MacEwen G.D, Bunnell W.P, Sriram K (1975). Acute neurological complications in the treatment of scoliosis: a report of the Scoliosis Research Society. J Bone Joint Surg Am 57:404–408.
McMaster M.J, Ohtsuka K (1982). The natural history of congenital scoliosis: a study of 251 patients. J Bone Joint Surg Am 64:1128–1147. P.177
McMaster M.J (1984). Occult intraspinal anomalies and congenital scoliosis. J Bone Joint Surg Am 66:588–601.
McMaster MJ, David CV (1986). Hemivertebra as a cause of scoliosis. J Bone Joint Surg Br 68:588–595.
McMaster M.J (1998). Congenital scoliosis caused by a unilateral failure of vertebral segmentation with contralateral hemivertebrae. Spine 23:998–1005.
McMaster M.J, Singh H (1999). The natural history of congenital kyphosis and kyphoscoliosis. A study of one hundred and twelve patients. J Bone Joint Surg Am 81:1367–1383.
Miller A, Guille J.T, Bowen J.R (1993). Evaluation and treatment of diastematomyelia. J Bone Joint Surg Am 75:1308–1317.
Nasca R.J, Stelling F.H, Steel H.H (1975). Progression of congenital scoliosis due to hemivertebrae and hemivertebrae with bars. J Bone Joint Surg Am 57:456–466.
Pool R.D (1986). Congenital scoliosis in monozygotic twins. Genetically determined or acquired in utero? J Bone Joint Surg Br 68:194–196.
Reckles L.H, Peterson H.A, Bianco A.J, et al. (1975). The association of scoliosis and congenital heart defects. J Bone Joint Surg Am 57:449–455.
Rivard C.H, Duhaime M, Labelle P, et al. (1982). Perturbation of cell proliferation in mouse embryo after treatment of the mouse mother with hypobaric hypoxia as teratogenic agent producing congenital vertebral malformations. Orthop Trans 6:14.
Roberts AP, Connor AN, Tolmie JL, et al. (1988). Spondylothoracic and spondylocostal dysostosis: hereditary forms of spinal deformity. J Bone Joint Surg Br 70:123–126.
Terek RM, Wehner J, Lubicky JP (1991). Crankshaft phenomenon and congenital scoliosis: a preliminary report. J Pediatr Orthop 11:527–532.
Thompson A.G, Marks D.S, Sayampanathan S.R., et al. (1995). Long-term results of combined anterior and posterior convex epiphysiodesis for congenital scoliosis due to hemivertebrae. Spine 20:1380–1385.
Vauzelle C, Stragnara P, Jouvinroux P (1973). Functional monitoring of spinal cord activity during spinal surgery. Clin Orthop 93:173–178.
Winter R.B (1981). Convex anterior and posterior hemi-arthrodesis and epiphyseodesis in young children with progressive congenital scoliosis. J Pediatr Orthop 1:361–366.
Winter R.B (1983). Congenital deformities of the spine. New York: Thieme-Stratton. Joint Surg Am 56:27–39
AdoborHYPERLINK "" RD, RiiseHYPERLINK "" RB, SørensenHYPERLINK "" R, et al (2012). Scoliosis detection, patient characteristics, referral patterns and treatment in the absence of a screening program in Norway. Scoliosis. 25;7(1):18. 
Winter R.B, Moe J.H, MacEwen G.D, et al. (1976). The Milwaukee brace in the non-operative treatment of congenital scoliosis. Spine 1:85–96.
Winter RB, Moe JH, Lonstein JE (1984). The incidence of Klippel-Feil syndrome in patients with congenital scoliosis and kyphosis. Spine 9:363–366.
Wynne-Davies R (1975): Congenital vertebral anomalies: etiology and relationship to spina bifida cystica. J Med Genet 12:280–288.
Bradford DS (1982). Partial epiphyseal arrest and supplemental fixation for progressive correction of congenital spinal deformity. J Bone Joint Surg Am 1982;64:610.
Deviren V (2001). Excision of hemivertebrae in the management of congenital scoliosis of the thoracic and thoracolumbar spine. J Bone Joint Surg Br 2001;83:496.
CruickShank J.L, KoikM & Dickson R.A (1989). Curve patterns in idiopathic scoliosis. A clinical and Radio graphic Study.J.Bone and Joint Surg vol 71B, 259 – 263.
Phụ lục 1.
Phiếu đánh giá vẹo cột sống 
Mã số bệnh án.Mã số phiếu .. 
1.Hành chính
Ngày khám: Ngày. tháng.năm
Họ và tên người được khám:..
Giới: 1. nam 2.nữ 
Thứ tự trẻ trong gia đình 1. thứ nhất 2. thứ 2 3. thứ 3 4. thứ 3 trở lên 
Sinh ngàytháng..năm..
Tuổi.(theo năm dương lịch)
Họ và tên cha/mẹ trẻ:...
Địa chỉ: Thôn/Đội.Xã:.
Huyện: .Tỉnh
Số điện thoại nhà riêng:
Số điện thoại di động
2.Phần lượng giá
Cân nặng: kg Chiều cao:..m.
Hành kinh:Tháng .Năm 
Tuyến vú, lông mu, lông lách: 
2.1. Vùng cong vẹo: 1. Ngực 2. Lưng 3. Thắt lưng
 4. Ngực - Thắt lưng 5. Lưng - Thắt lưng 
2.2. Loại đường cong: 1. Chữ C thuận 3. Chữ S thuận
 2. Chữ C ngược 4. Chữ S ngược 
3. CHỈ SỐ TRƯỚC VÀ SAU ĐIỀU TRỊ
Chỉ số
Trước điều trị
Sau điều trị
Mỏm vai chênh lệch
(Nếu có thì P>T hoặc T>P bao nhiêu cm)
Có
Không
Gai chậu trước trên chênh lệch
(Nếu có thì P>T hoặc T>P bao nhiêu cm)
Có
Không
Chênh lệch chiều dài 2 chân
(Nếu có thì P>T hoặc T>P bao nhiêu cm)
Có
Không
Nghiệm pháp tay đát
(nếu có thì hạn chế bao nhiêu cm)
Có
---------------cm
--------------cm
Không
Dấu hiệu cốt hóa xương chậu
(Shelton line)
Độ 1
Độ 2
Độ 3
Độ 4
Cobb đường cong CS ngực
Apex(Đỉnh đường cong)
Convec(Chiều cong)
Degree(Độ cong)
Cobb đường cong CS lưng
Apex(Đỉnh đường cong)
Convec(Chiều cong)
Degree(Độ cong)
Cobb đường cong CS thắt lưng
Apex(Đỉnh đường cong)
Convec(Chiều cong)
Degree(Độ cong)
Scoliometer
Số ngày điều trị:..
4. Các phương pháp đã điều trị:
1. TLSO 2. LSO 3. Tập vật lý trị liệu 4.Kéo dãn 5. Điện trị liệu 
5. Các phương pháp đang điều trị:
1. TLSO 2. LSO 3. Tập vật lý trị liệu 4.Kéo dãn 5. Điện trị liệu 
Ngàytháng .năm.
Điều tra viên
(ký và ghi rõ họ tên)
Phụ lục 2.Phiếu phỏng vấn cha/mẹ của trẻ từ 13 -18 tuổi bị vẹo cột sống 
Mã số phiếu: ..............
Tên điều tra viên:
Phỏng vấn ngày ...... tháng ...... năm 20013
Họ tên bố/mẹ trẻ:
Họ tên trẻ:.......................................................................
Giới tính của trẻ 1. Nam 2. Nữ
Sinh ngày ...............tháng ....... năm .......(sử dụng lịch dương) Tuổi .......
Địa chỉ: Thôn/Đội:...................Xã..................huyện ................tỉnh.................... 
Điện thoại: ............ 
Mã
Chỉ số
Giá trị
Chuyển
A. Thông tin chung
A1
Tuổi của trẻ (Ghi rõ tuổi dương lịch)
A2
Giới của trẻ
Nam
Nữ
1.[ ]
2.[ ]
A3
Thứ tự của trẻ trong gia đình
Thứ nhất
Thứ hai
Thứ ba trở lên
1.[ ]
2.[ ]
3.[ ]
A4
Cấp học hiện tại của trẻ
Tiểu học
THCS
THPT
Không đi học
1.[ ]
2.[ ]
3.[ ]
4.[ ]
A5
Giới của người được phỏng vấn
Nam
Nữ
1.[ ]
2.[ ]
A6
Tuổi cha/mẹ trẻ
Dưới 30 tuổi
Từ 30-49 tuổi
Trên 49 tuổi
1.[ ]
2.[ ]
3.[ ]
A7
Hiện tại Anh/Chị làm nghề gì ?
Buôn bán
Nông dân
Lao động tự do
Công nhân
Viên chức
Công chức
1.[ ]
2.[ ]
3.[ ]
4.[ ]
6.[ ] 5.[ ]
A8
Anh/Chị đã học hết bậc nào?
Không biết chữ
Tiểu học
THCS
THPT
THPT 
Trung cấp
Cao đẳng
ĐH
Trên ĐH
1.[ ]
2.[ ]
3.[ ]
4.[ ]
5.[ ]
6.[ ]
7.[ ]
8.[ ]
9.[ ]
A9
Gia đình anh/chị có giấy chứng nhận hộ nghèo? (Chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2011 – 2015 theo quyết định 09/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ)
Có
Không
1.[ ]
2.[ ]
B. Kiến thức về vẹo cột sống và PHCN vẹo cột sống của cha/mẹ trẻ
B1
Theo Anh/chi thì CVCS là như thế nào?
Là tình trạng cột sống bị cong sang một bên hoặc hai bên, thân đốt sống bị vẹo (Xoay)
Không biết
1.[ ]
2.[ ]
B2
Anh chị có biết những dấu hiệu nào sau đây là dấu hiệu vẹo cột sống ?
Một vai cao hơn vai kia 
Một hông cao hơn hông kia
Xương bả vai nhô ra về một phía
Vòng eo không đồng đều
Đi giày không đồng đều
Nghiêng về một bên
Tất cả những ý trên
Không biết
1.[ ]
2.[ ]
3.[ ]
4.[ ]
5.[ ]
6.[ ]
7.[ ]
8.[ ]
9.[ ]
à B3
B3
Anh/chị có biêt thông tin này từ đâu, nếu có thì từ nguồn nào?
Đài/ti vi/tài liệu
Cán bộ Y tế
Qua tập huấn
Nhân viên PHCNCĐ
Truyền miệng
1.[ ]
2.[ ]
3.[ ]
4.[ ] 5.[ ]
B4
Ai là người phát hiện?
Cán bộ y tế 
Không phải cán bộ y tế
1.[ ]
2.[ ]
B5
Cháu được chẩn đoán vẹo cột sống ở đâu?
Bệnh viện Nhi TW
Bệnh viện tỉnh
Bệnh viện huyện
Khác (ghi cụ thể)
1.[ ]
2.[ ]
3.[ ]
4.[ ]
B6
Anh/Chị đã bao giờ nghe nói về PHCN vẹo cột sống ?
Có
Chưa bao giờ
1.[ ]
2.[ ]
à B6
B6a
Nếu có thì từ nguồn nào?
Đài/ti vi/tài liệu
Cán bộ y tế
Qua tập huấn
Nhân viên PHCNCĐ
Truyền miệng
1.[ ]
2.[ ]
3.[ ]
4.[ ]
5.[ ]
B7
Anh/Chị có biết PHCN sẽ giúp gì cho cháu ?
Ngăn ngừa biến dạng
Giảm độ cong vẹo
Không biết
1.[ ]
2.[ ]
3.[ ]
B8
Theo anh/chị thì biện pháp điều trị vẹo cột sống là những biện pháp nào sau đây?
Tập luyện theo hướng dẫn của BS PHCN
Đeo nẹp chỉnh hình
Kéo dãn cột sống
điều chỉnh tư thế trong sinh hoạt, học tập
Tất cả những biện pháp trên
Không biết 
1.[ ]
2.[ ]
3.[ ]
4.[ ]
5.[ ]
6.[ ]
à B11
B9
Anh/chị có biết nội dung các bài tập PHCN vẹo cột sống không?
Có
Không biết
1.[ ]
2.[ ]
B10
Anh/chi co biet cách deo nẹp chỉnh hình cho cháu không?
1.[ ]
2.[ ]
B11
Anh chị có biết để đè phòng và điều tri CVCS thì khi trẻ ngồi học phải ngồi theo tư thế đúng như sau không? 
Đầu thẳng.
Gáy thẳng.
Lưng thẳng.
Thắt lưng thẳng.
Đùi vuông góc với thân
Cẳng chân vuông góc với đùi
Bàn chân đặt sát với nền nhà.
Cẳng tay đặt trên bàn - Khuỷu tay gập nhẹ nhàng
Biết
Không biết.
1.[ ]
2.[ ]
B12
Anh/chị có biết để đè phòng và điều tri CVCS thì khi trẻ đi phải đi theo tư thế đúng như sau không? 
Đầu thảng
Lưng thảng
Ngực ưỡn ra trước
Biết
Không biết
1.[ ]
2.[ ]
C. Thái độ của cha/mẹ trẻ về PHCN vẹo cột sống 
C1
Anh /chị có quan tâm tìm hiểu tài liệu về cách điều trị CVCS cho cháu?
Có.
Không.
1.[ ]
2.[ ]
C2
Anh /chị có tài liệu hướng dẫn về cách điều trị CVCS cho cháu?
Có.
Không.
1.[ ]
2.[ ]
àC3
C2a
Nếu có thì anh/ chị sử dụng tài liệu đó như thế nào?
Đọc kỹ
Xem qua chỗ cần thiết
Không đọc
1.[ ]
2.[ ]
3.[ ]
C3
Anh/ chị đã cho cháu đi khám chưa?
Có.
Không.
1.[ ]
2.[ ]
à C4
C3a
Nếu có thì đã khám ở đâu?
Y tế cơ quan.
Y Tế phường. quận.
Phòng khám tư nhân.
Bv thành phố
Bệnh viện TW.
1.[ ]
2.[ ]
3.[ ]
4.[ ]
5.[ ]
C3b
Anh/chị đã được cung cấp loại dịch vụ Y tế nào?
Khám.
Đơn thuốc.
Châm cứu bấm huyệt.
Hướng dẫn PHCN tại nhà.
Điều trị phục hồi chức năng (Tập vận động. điều trị điện, nẹp).
Phẫu thuật
1.[ ]
2.[ ]
3.[ ]
4.[ ]
5.[ ]
6.[ ]
C3c
Nếu điều trị phục hồi chức năng thì Theo anh/chị hiệu quả như thế nào?
Tốt.
Không tốt lắm.
Không tốt.
Không có ý kiến gì.
1.[ ]
2.[ ]
3.[ ]
4.[ ]
C4
Nếu cháu được PHCN để điều trị thì anh/ chị có động viên cháu hợp tác điều trị sự hướng dẫn không?
Có.
Không.
1.[ ]
2.[ ]
C5
Anh/chị có tin tưởng vào kết quả PHCN CVCS không?
Tin tưởng
Không tin tưởng lắm
Hoàn toàn không tin
1.[ ]
2.[ ]
3.[ ]
C. Thực hành PHCN của cha mẹ trẻ bị vẹo cột sống 
D1
Anh/ chị có nhắc cháu tập luyện, đeo nẹp thường xuyên (hàng ngày) không?
Thường xuyên
1-2 lần trong 1 tuần
Không 
1.[ ]
2.[ ]
3.[ ]
D2
Anh/chị có trực tiếp đeo nẹp cho cháu không?
Đã làm
Chưa làm
1.[ ]
2.[ ]
D3
Anh/chị có hướng dẫn cho trẻ tập luyện không?
Có
Không
1.[ ]
2.[ ]
D4
Anh/chị có hỗ trợ và kiểm tra cháu tập luyện không?
Có
Không
1.[ ]
2.[ ]
D5
Anh/ chị có thường xuyên nhắc cháu ngồi đúng theo tư thế sau khi học tập không?
Đầu thẳng.
Gáy thẳng.
Lưng thẳng.
Thắt lưng thẳng.
Đùi vuông góc với thân
Cẳng chân vuông góc với đùi
Bàn chân đặt sát với nền nhà.
Cẳng tay đặt trên bàn - Khuỷu tay gập nhẹ nhàng
Có
Không
1.[ ]
2.[ ]
D6
Anh/ chị có thường xuyên nhắc cháu đi đúng theo tư thế sau không?
Đầu thảng
Lưng thảng
Ngực ưỡn ra trước
Có
Không
1.[ ]
2.[ ]
D. Thời gian tập tại nhà
E1
Cháu có tập hay không?
Có
Không
1.[ ]
2.[ ]
à E5
E2
Cháu có tập thường xuyên (hàng ngày) không?
Có
Không 
1.[ ]
2.[ ]
E3
Cháu tập mấy lần trong một ngày?
1 lần
2 lần
Nhiều hơn 2 lần
1.[ ]
2.[ ]
3.[ ]
E4
Cháu tập bao nhiêu phút trong một lần tập?
Ghi cụ thể 
E5
Tại sao cháu không tập?
Không biết tập
Không có dụng cụ
Không biết
1.[ ]
2.[ ]
3.[ ]
E6
Cháu có nẹp không?
Có
Không
1.[ ]
2.[ ]
à E10
E7
Cháu có đeo nẹp không?
Có
Không
1.[ ]
2.[ ]
à E10
E8
Cháu có đeo nẹp thường xuyên (hàng ngày) không?
Có
Không
1.[ ]
2.[ ]
E9
Cháu đeo nẹp bao nhiêu giờ/ngày?
Ghi cụ thể
E10
Tại sao cháu không đeo nẹp?
Không có ai biết cách đeo để giúp cháu
Đeo nẹp khó chịu
Không biết
1.[ ]
2.[ ]
3.[ ]
E11
Ngoài việc đeo nẹp hoặc tập luyện PHCN cháu có tập xà, bơi không?
Có
Không
1.[ ]
2.[ ]
E12
Cháu có thường xuyên ngồi đúng theo tư thế trong khi hoc tập không?
Đầu thẳng.
Gáy thẳng.
Lưng thẳng.
Thắt lưng thẳng.
Đùi vuông góc với thân
Cẳng chân vuông góc với đùi
Bàn chân đặt sát với nền nhà.
Cẳng tay đặt trên bàn - Khuỷu tay gập nhẹ nhàng
Có
Không
1.[ ]
2.[ ]
E13
Cháu có thường xuyên đi đúng theo tư thế sau không?
Đầu thảng
Lưng thảng
Ngực ưỡn ra trước
Không biết
Có
Không
1.[ ]
2.[ ]
Kết thúc phỏng vấn và cảm ơn cha/mẹ trẻ.
	 Điều tra viên
 (Ký tên)
Phụ lục 3.Bảng kiểm đánh giá kỹ năng tập luyện PHCN 
của trẻ vẹo cột sống 
Mã số: ...
Họ tên trẻ:....................................................
Ngày đánh giá:.........................................
Họ tên người đánh giá:................................
Chấm điểm dựa trên sự quan sát trẻ tập các bài tập theo tài liệu hướng dẫn tập luyện PHCN vẹo cột sống của Bệnh viện Nhi TW.
Cách cho điểm:
Làm hoàn toàn thành thục toàn bộ nội dung bài tập:3 điểm
Làm đúng ≥ 3/4 nội dung bài tập: 2 điểm
Làm đúng từ 1/2 đến < 3/4 nội dung bài tập: 1 điểm
Làm đúng < 1/2 nội dung bài tập: 0 điểm
Tiêu chuẩn đánh giá:
Đạt yêu cầu: ≥ 2 điểm
Chưa đạt yêu cầu: ≤ 1 điểm
Người đánh giá
(ký và ghi rõ họ tên)
Phụ lục 4. Bảng kiểm đánh giá kỹ năng đeo nẹp 
của cha/mẹ trẻ bị vẹo cột sống 
Mã số: ...
Họ tên trẻ:....................................................
Họ tên cha/mẹ trẻ.
Ngày đánh giá:.........................................
Họ tên người đánh giá:................................
Chấm điểm dựa trên sự quan sát cha/mẹ trẻ đeo nẹp cho trẻ bị vẹo cột sống vẹo cột sống .
Cách cho điểm:
Đeo nẹp hoàn toàn thành thục trẻ không đau, không quá khó chịu, đảm bảo độ nắn chỉnh:3 điểm
Đeo nẹp không thành thục trẻ có đau, nhưng có thể chịu được, đảm bảo độ nắn chỉnh: 2 điểm
Đeo nẹp không thành thục, trẻ đau không thể chịu được: 1 điểm
Không đeo nẹp được: 0 điểm
Tiêu chuẩn đánh giá:
Đạt yêu cầu: ≥ 2 điểm
Chưa đạt yêu cầu: ≤ 1 điểm
Người đánh giá
(ký và ghi rõ họ tên)
Phụ lục 5. Một số bài tập Phục hồi chức năng vẹo cột sống không rõ nguyên nhân

File đính kèm:

  • docxluan_an_nghien_cuu_hieu_qua_can_thiep_cho_tre_veo_cot_song_k.docx