Luận án Nghiên cứu hiệu quả hồi sức chức năng tạng ở người chết não hiến tạng tiềm năng

Ghép tạng là chỉ định điều trị cuối cùng cho các bệnh nhân mắc bệnh

ác tính hoặc suy tạng giai đoạn cuối có cơ hội có một cuộc sống mới. Theo

ước tính của cơ quan giám sát hiến và ghép tạng toàn cầu (GODT), khoảng

100.900 tạng được ghép vào năm 2008, con số đó đã tăng lên 114.690 vào

năm 2012 và đạt 135.860 vào năm 2016. Tuy nhiên, theo thống kê tại cả 3

thời điểm trên thì tất cả các nguồn tạng cũng chỉ đáp ứng được dưới 10% số

bệnh nhân chờ ghép [66]. Nguồn hiến tạng chính 30 năm gần đây đều từ những

người hiến tạng tim còn đập (người chết não) hoặc những người hiến tạng tim

ngừng đập (người chết tim) [101].

Năm 2014, hiệp hội Gây mê Hồi sức Mỹ (ASA) đã đưa thêm tiêu chuẩn

thứ 6 (ASA VI) cho các bệnh nhân đã được xác định chết não và phẫu thuật

lấy tạng [24]. Bệnh nhân chết não hiến tạng tiềm năng được coi trọng và được

điều trị đặc biệt vì họ là nguồn cung cấp tạng hồi sinh rất nhiều người bệnh.

Tại Việt nam, ghép tạng mới bắt đầu những năm gần đây với số lượng

khiêm tốn, nguồn tạng hiến chủ yếu từ người cho sống, còn từ người cho chết

não vẫn còn rất ít. Nhu cầu cần ghép tạng rất cao nhưng y học nước nhà chưa

đáp ứng được vì thiếu nguồn hiến tạng, đặc biệt từ người cho chết não. Uớc

tính nguồn tạng hiến hiện nay chỉ đáp ứng được 5% nhu cầu ghép [6], [17].

pdf 187 trang dienloan 5800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu hiệu quả hồi sức chức năng tạng ở người chết não hiến tạng tiềm năng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu hiệu quả hồi sức chức năng tạng ở người chết não hiến tạng tiềm năng

Luận án Nghiên cứu hiệu quả hồi sức chức năng tạng ở người chết não hiến tạng tiềm năng
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG 
VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108 
ĐÀO THỊ KIM DUNG 
NGHIÊN CỨU 
HIỆU QUẢ HỒI SỨC CHỨC NĂNG TẠNG 
Ở NGƯỜI CHẾT NÃO HIẾN TẠNG TIỀM NĂNG 
 CHUYÊN NGÀNH: GÂY MÊ HỒI SỨC 
MÃ SỐ: 62720122 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC 
HÀ NỘI - 2019 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG 
VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108 
ĐÀO THỊ KIM DUNG 
NGHIÊN CỨU 
HIỆU QUẢ HỒI SỨC CHỨC NĂNG TẠNG 
Ở NGƯỜI CHẾT NÃO HIẾN TẠNG TIỀM NĂNG 
 CHUYÊN NGÀNH: GÂY MÊ HỒI SỨC 
MÃ SỐ: 62720122 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC 
 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 
GS.TS. NGUYỄN QUỐC KÍNH 
HÀ NỘI - 2019 
LỜI CẢM ƠN 
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám đốc Bệnh viện Trung 
ương Quân đội 108, Phòng Sau đại học Viện Nghiên cứu Khoa học Y Dược 
lâm sàng 108, Bộ môn Gây mê - Hồi sức Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 
đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. 
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Bệnh viện Hữu Nghị Việt 
Đức; Trung tâm Gây mê và Hồi sức ngoại khoa đã luôn giúp đỡ và tạo điều 
kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận án. 
Tôi xin tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, lời tri ân tới Thầy giáo, GS. 
TS. Nguyễn Quốc Kính, người Thầy đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, 
động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án. 
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các Thầy Cô giáo: PGS.TS Trần 
Duy Anh, PGS.TS Lê Thị Việt Hoa, PGS.TS Công Quyết Thắng, PGS.TS 
Nguyễn Phương Đông, PGS.TS. Nguyễn Minh Lý, PGS. TS Mai Xuân Hiên, 
PGS.TS Đào Xuân Cơ, TS Tống Xuân Hùng, các Thầy Cô đã luôn tận tình giúp 
đỡ, quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi, đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho 
tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án. 
Xin cảm ơn tập thể các Bác sỹ và Điều dưỡng Trung tâm Gây mê và Hồi 
sức Ngoại khoa Bệnh viện Việt Đức, Trung tâm Điều phối và ghép cơ quan 
quốc gia, Trung tâm ghép tạng Bệnh viện Việt Đức đã giúp đỡ tôi rất nhiều 
trong quá trình nghiên cứu. 
Xin gửi lời cám ơn chân thành tới các bệnh nhân, gia đình, người thân 
các bệnh nhân đã đồng ý tham gia NC để tôi có thể hoàn thành luận án này. 
Cuối cùng, tôi xin dành một lời biết ơn đặc biệt gửi tới toàn thể gia đình 
tôi, bố mẹ hai bên nội ngoại, anh em bạn bè, chồng và các con tôi đã động 
viên, khích lệ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. 
Đào Thị Kim Dung. 
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi là Đào Thị Kim Dung, nghiên cứu sinh khóa 6 Viện nghiên cứu 
khoa học Y dược lâm sàng 108, chuyên ngành Gây mê Hồi sức. 
Tôi xin cam đoan đây là nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn 
của GS.TS Nguyễn Quốc Kính, tất cả những số liệu do chính tôi thu thập, kết 
quả trong luận án này là trung thực và chưa có ai công bố trong bất kỳ một 
công trình nghiên cứu nào khác tại Việt Nam. 
 Tôi xin đảm bảo tính khách quan, trung thực của các số liệu và kết quả 
xử lý số liệu trong nghiên cứu này. 
 Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết 
này. 
Hà Nội, ngày 01 tháng 12 năm 2019 
 Tác giả 
 Đào Thị Kim Dung 
MỤC LỤC 
Lời cam đoan 
Mục lục 
Danh mục từ viết tắt 
Danh mục bảng 
Danh mục biểu đồ 
Danh mục hình 
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 
Chương 1: TỔNG QUAN ............................................................................... 3 
1.1. Đặc điểm giải phẫu – sinh lý các cơ quan liên quan tới chết não .............. 3 
1.1.1. Sơ lược giải phẫu – sinh lý hệ TKTU liên quan đến chết não .......... 3 
1.1.2. Sơ lược giải phẫu – sinh lý các tạng liên quan đến chết não ............ 4 
1.1.3. Sinh lý bệnh và các biến chứng kèm theo chết não ......................... 5 
1.2. Những nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của 
người chết não hiến tạng trên thế giới và Việt Nam ................................ 17 
1.2.1. Chết não và chẩn đoán chết não trên thế giới và Việt Nam ............ 17 
1.2.2. Những nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ............ 19 
1.3. Những nghiên cứu về các biện pháp hồi sức và hiệu quả hồi sức 
bệnh nhân chết não trên thế giới và Việt Nam ........................................ 21 
1.3.1. Các biện pháp hồi sức .................................................................... 21 
1.3.2. Một số hướng dẫn hồi sức các trung tâm trên thế giới .................. 29 
1.3.3. Chăm sóc người chết não hiến tạng ................................................ 31 
1.3.4. Một số nghiên cứu trong và ngoài nước về hồi sức 
và duy trì người chết não hiến tạng ................................................ 32 
1.3.5. Tình hình hiến tạng trên thế giới và Việt Nam ............................... 36 
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 40 
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 40 
2.1.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................... 40 
2.1.2. Tiêu chuẩn bệnh nhân trong nghiên cứu ......................................... 40 
2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 40 
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................ 41 
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu ......................................................................... 41 
2.2.3. Thuốc và phương tiện nghiên cứu .................................................. 42 
2.2.4. Nội dung nghiên cứu ....................................................................... 46 
2.2.5. Các bước tiến hành .......................................................................... 49 
2.2.6. Các tiêu chuẩn và định nghĩa sử dụng trong nghiên cứu ................ 56 
2.2.7. Xử lý thống kê y học ...................................................................... 61 
2.2.8. Đạo đức nghiên cứu ........................................................................ 62 
Sơ đồ nghiên cứu ....................................................................................... 63 
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 64 
3.1. Đặc điểm chung bệnh nhân nghiên cứu ................................................... 64 
3.1.1. Đặc điểm về nhân trắc học .............................................................. 64 
3.1.2. Đặc điểm tổn thương ở bệnh nhân chết não trong nghiên cứu ....... 66 
3.1.3. Đặc điểm sử dụng thuốc HSTH trong suốt quá trình hồi sức. ........ 67 
3.1.4. Kết cục bệnh nhân chết não trong nghiên cứu ................................ 67 
3.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở người 
chết não hiến tạng tiềm năng ................................................................... 68 
3.2.1. Đặc điểm về các biến chứng và rối loạn kèm theo chết não ........... 68 
3.2.2. Tỷ lệ rối loạn chức năng tạng theo thang điểm SOFA ngay 
thời điểm trước hồi sức chết não ................................................... .73 
3.3. Đánh giá hiệu quả các biện pháp hồi sức theo đích lên chức năng 
một số tạng ghép ở người chết não hiến tạng tiềm năng ......................... 74 
3.3.1. Kết quả về liệu pháp thay thế hormon ............................................ 74 
3.3.2. Kết quả thực hiện hồi sức chết não các giai đoạn 
sau 12, 24, 36, 48 giờ ...................................................................... 76 
3.3.3. Diễn biến đạt đích hồi sức các giai đoạn ........................................ 86 
3.3.4. Kết quả đạt các đích điều trị của nhóm hiến 
và ngừng tim trong từng giai đoạn hồi sức ..................................... 91 
3.3.5. Số tạng đủ điều kiện ghép sau khi hồi sức 
47 bệnh nhân chết não .................................................................... 92 
3.3.6. Kết quả ghép tạng từ nhóm 47 bệnh nhân chết não 
xét chọn hiến tạng ........................................................................... 92 
Chương 4: BÀN LUẬN ................................................................................. 94 
4.1. Đặc điểm chung bệnh nhân nghiên cứu ................................................. 94 
4.1.1. Đặc điểm về tuổi, giới, cân nặng .................................................... 94 
4.1.2. Nguyên nhân, đặc điểm tổn thương của bệnh nhân 
chết não trong nghiên cứu .............................................................. .95 
4.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 
ở người chết não hiến tạng tiềm năng ...................................................... 96 
4.2.1. Đái tháo nhạt, rối loạn điện giải và thân nhiệt ................................ 96 
4.2.2. Rối loạn huyết động và nội tiết ....................................................... 97 
4.2.3. Rối loạn hô hấp và kiềm toan ........................................................... 101 
4.2.4. Rối loạn đường huyết .................................................................... 101 
4.2.5. Rối loạn chức năng các tạng theo SOFA ...................................... 102 
4.3. Đánh giá hiệu quả các biện pháp hồi sức theo đích lên chức năng 
 một số tạng ghép ở người chết não hiến tạng tiềm năng ...................... 104 
4.3.1. Các đích hồi sức và các thông số hướng dẫn điều trị 
cho người chết não hiến tạng ........................................................ 104 
4.3.2. Hiệu quả hồi sức chức năng các tạng thận, gan, tim, phổi 
theo đích cần đạt ở người hiến tạng tiềm năng ............................. 112 
4.3.3. Kết cục của bệnh nhân sau hồi sức chết não ................................ 122 
4.3.4. Kết quả sau ghép của các bệnh nhân hiến tạng ............................ 123 
KẾT LUẬN .................................................................................................. 126 
KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 128 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ 
PHỤ LỤC 
PHIẾU THU THẬP SỐ LIỆU 
DANH SÁCH BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU 
DANH MỤC CÁC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN 
Viết tắt 
tiếng anh 
Viết đầy đủ 
Tiếng Anh 
Viết đầy đủ 
Tiếng Việt 
Viết tắt 
tiếng việt 
ABP Arterial blood pressure Huyết áp động mạch HAĐM 
ADH Antidiuretic Hormone 
(Vasopressin) 
Hormone chống lợi 
niểu 
AC Assist Control 
ACTH Adrenocorticotropic 
hormone 
Hormone vỏ thượng 
thận 
ALI Acute Lung Injury-ALI Tổn thương phổi cấp 
ASA American Society of 
Anesthesiologist 
Hiệp hội gây mê Hoa 
Kỳ 
APTT Activated partial 
thromboplastin time 
Thời gian hoạt hóa 
thromboplastin từng 
phần 
AVP Arasin vasopressin 
ARDS Acute respiratory 
distress syndrome 
Hội chứng suy hô hấp 
cấp tiến triển 
BiPAP Bilevel positive airway 
pressure 
Áp lực đường thở 
dương với hai mức áp 
lực 
BMI Body Mass Index Chỉ số khối cơ thể 
BNP Brain natriuretic peptide Peptide natri lợi niệu 
BP Blood Pressure Huyết áp HA 
CA Coronary angiography Chụp mạch vành 
CFI Cardiac Function Index Chỉ số chức năng tim 
CI Cardiac index chỉ số tim CST 
CO Cardiac output Lưu lượng tim LLT 
COPD Chronic Pulmonary 
Ostructive Disease 
Bệnh phổi tắc nghẽn 
mạn tính 
BPTNMT 
CPAP Continuous positive 
airway pressure 
Áp lực đường thở 
dương liên tục 
Viết tắt 
tiếng anh 
Viết đầy đủ 
Tiếng Anh 
Viết đầy đủ 
Tiếng Việt 
Viết tắt 
tiếng việt 
PCSEPMBBR President’s Committee 
for the Study of Ethical 
Problems in Medicine 
and Biomedical and 
Behavioral Research 
Ủy ban trực thuộc 
tổng thống về nghiên 
cứu các vấn đề pháp lý 
trong y học, nghiên 
cứu y sinh và hành vi 
Mỹ 
CMV Cytomegalovirus 
CRP C-reactive protein 
CT Scan Computed Tomography 
scanner 
Chụp cắt lớp vi tính CCLVT 
CVVH Continuous Veno-
Venous Hemofiltration 
Lọc máu tĩnh mạch-
tĩnh mạch liên tục 
CVP Central venous pressure Áp lực tĩnh mạch 
trung tâm 
ALTMTT 
CPP Cranial perfusion 
pressure 
Áp lực tưới máu não ALTMN 
CPK Creatine phosphokinase 
CPK-MB CreatinePhosphokinase-
MB 
DBP Diastolic blood pressure Huyết áp tâm trương HATTr 
DDAPV I-desamino-D-arginin 
vasopressin 
Desmopressin 
DIC Disseminated 
Intravascular 
Coagulation 
Đông máu rải rác 
trong lòng mạch 
ĐMRRLM 
DI Diabetes insipidus Đái tháo nhạt ĐTN 
EBV Epstein–Barr virus Virus Epstein–Barr 
ECG Electrocardiography Điện tâm đồ ĐTĐ 
EEG Electroencephalography Điện não đồ ĐNĐ 
ECMO Extra Corporeal 
Membrane Oxygenation 
Trao đổi ôxy qua 
màng ngoài cơ thể 
EF Ejection fraction Phân suất tống máu 
Viết tắt 
tiếng anh 
Viết đầy đủ 
Tiếng Anh 
Viết đầy đủ 
Tiếng Việt 
Viết tắt 
tiếng việt 
ELWI Extravascular lung water 
index 
Chỉ số nước ngoài 
mạch máu phổi 
EPAP Exspiratory positive 
airway pressure 
Áp lực dương thì thở 
ra 
EVLW Extravascular Lung 
Water 
Lượng nước ngoài 
lòng mạch của phổi 
EVLP Ex vivo lung perfusion 
ET -1 Endothelin 1 Chất co mạch ET -1 
FiO2 Fraction of inspired 
oxygen 
Nồng độ ôxy khí thở 
vào 
GCS Glasgow Coma Score Điểm Glasgow 
GEDV Global End-Diastolic 
Volume 
Thể tích cuối tâm 
trương toàn bộ 
GEDI Global end- diastolic 
index 
Chỉ số thể tích máu 
cuối tâm trương toàn 
bộ 
GEF Global Ejection Fraction Phân số tống máu toàn 
bộ 
GH Growth Hormone Hormon tăng trưởng 
GODT Global Observatory on 
Donation and 
Transplantation 
Cơ quan giám sát toàn 
cầu vè hiến và ghép 
tạng 
Hb Hemoglobine 
HBV Hepatitis B virus Virus viêm gan B 
HCV Hepatitis C virus Virus viêm gan C 
HIV Human 
immunodeficiency virus 
Virus gây suy giảm 
miễn dịch người 
HLA Human leukocyte 
antigen 
Kháng nguyên bạch 
cầu người 
HTLV-1 / 2 HumanT-cell 
lymphotropicVirus 
type1/2 
Virus bạch cầu 
lympho T loại 1/2 
Viết tắt 
tiếng anh 
Viết đầy đủ 
Tiếng Anh 
Viết đầy đủ 
Tiếng Việt 
Viết tắt 
tiếng việt 
HES Hydroxyethyl starch 
HR Heart Rate Tần số tim TST 
ICP Intracranial pressure Áp lực nội sọ ALNS 
ICU Intensive care unit Hồi sức tích cực HSTC 
INR International normalized 
ratio 
Chỉ số bình thường 
hóa quốc tế 
IPAP Inspiratory positive 
airway pressure 
Áp lực dương thì thở 
vào 
ITBI Intrathoracic blood 
index 
Chỉ số lượng máu 
trong lồng ngực 
I:E Inspiratory:Expiratory 
ratio 
 Tỉ lệ thở vào: thở ra 
IL Interleukin 
LH Luteinizing Hormone 
Hormon thùy trước 
tuyến yên 
LDH Lactic acid 
dehydrogenase 
Men thủy phân acid 
lactic 
LVSWI Left Ventricular Stroke 
Work Index 
Chỉ số công tâm thu 
thất trái 
MAP Mean Arterial Pressure Huyết áp động mạch 
trung bình 
MARS Molecular Adsorbents 
Recirculating System 
Lọc máu hấp phụ 
phân tử tái tuần hoàn 
Min - max Minimum - Maximum Giá trị nhỏ nhất – giá 
trị lớn nhất 
MMP’s Matrix 
Metalloproteinases 
Men phá hủy mô 
MOD Multiple Organ 
Dysfunction 
Rối loạn chức năng 
tạng 
MODS Multiple Organ 
Dysfunction Score 
Điểm Rối loạn chức 
năng tạng 
Viết tắt 
tiếng anh 
Viết đầy đủ 
Tiếng Anh 
Viết đầy đủ 
Tiếng Việt 
Viết tắt 
tiếng việt ...  bảo quản xác, trang thiết bị, nhân sự và có phòng 
tưởng niệm theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế. 
Điều 24. Trách nhiệm của cơ sở y tế, cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người 
hiến trong việc lấy bộ phận cơ thể ở người sau khi chết, lấy xác 
1. Cơ sở y tế, cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến có trách nhiệm sau đây: 
a) Đến nơi có xác để lấy bộ phận cơ thể người hoặc lấy xác; 
b) Phối hợp với gia đình để tổ chức lễ truy điệu; 
c) Khôi phục về mặt thẩm mỹ thi thể sau khi lấy bộ phận cơ thể người hoặc khi không 
còn nhu cầu sử dụng xác; 
d) Tổ chức mai táng di hài sau khi không còn nhu cầu sử dụng. 
2. Kinh phí tổ chức tang lễ và mai táng di hài do ngân sách nhà nước chi trả theo quy 
định của Bộ trưởng Bộ Tài chính. 
Điều 25. Tôn vinh người hiến bộ phận cơ thể ở người sau khi chết, hiến xác 
Người đã hiến bộ phận cơ thể ở người sau khi chết, hiến xác được truy tặng Kỷ 
niệm chương vì sức khỏe nhân dân theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế. 
Mục 3 
CHẾT NÃO 
Điều 26. Mục đích và điều kiện xác định chết não 
1. Việc xác định chết não là cơ sở pháp lý để tiến hành lấy mô, bộ phận cơ thể của 
người có thẻ đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết. 
2. Điều kiện để xác định là chết não bao gồm: 
a) Có đủ tiêu chuẩn về chết não theo quy định tại Điều 28 và Điều 29 của Luật này; 
b) Được ba chuyên gia quy định tại khoản 3 Điều 27 của Luật này trực tiếp khám và 
kết luận là chết não; 
c) Việc chẩn đoán chết não chỉ được thực hiện ở các cơ sở y tế có khoa hồi sức cấp cứu, 
có máy thở, máy phân tích khí, máu và đủ các điều kiện khác theo quy định tại Điều 16 
của Luật này. 
Điều 27. Thủ tục và thẩm quyền xác định chết não 
1. Người đứng đầu cơ sở y tế quy định tại điểm c khoản 2 Điều 26 của Luật này ra 
quyết định phê duyệt danh sách chuyên gia tham gia xác định chết não. 
2. Danh sách chuyên gia xác định chết não là các chuyên gia thuộc các lĩnh vực sau 
đây: 
a) Hồi sức cấp cứu; 
b) Thần kinh hoặc phẫu thuật thần kinh; 
c) Giám định pháp y. 
3. Khi cần xác định chết não, người đứng đầu của cơ sở y tế quy định tại khoản 1 Điều 
này chỉ định nhóm chuyên gia gồm ba người thuộc danh sách chuyên gia tham gia xác 
định chết não và thuộc ba lĩnh vực theo quy định tại khoản 2 Điều này. Bác sỹ trực tiếp 
tham gia ghép mô, bộ phận cơ thể người và bác sĩ đang trực tiếp điều trị cho người chết 
não không được tham gia nhóm chuyên gia xác định chết não. 
4. Kết luận chết não của nhóm chuyên gia xác định chết não chỉ được công bố khi có 
kết luận chết não bằng văn bản của cả ba thành viên. 
Thành viên nhóm chuyên gia xác định chết não phải chịu trách nhiệm trước pháp luật 
về tính khoa học, chính xác trong kết luận chết não của mình. 
5. Người đứng đầu của cơ sở y tế quy định tại khoản 1 Điều này công bố kết luận chết 
não bằng văn bản. 
Điều 28. Tiêu chuẩn lâm sàng và tiêu chuẩn thời gian để xác định chết não 
1. Tiêu chuẩn lâm sàng để xác định chết não bao gồm: 
a) Hôn mê sâu (thang điểm hôn mê Glasgow bằng 3 điểm); 
b) Đồng tử cố định (đường kính đồng tử hai bên giãn trên 4 mm); 
c) Đồng tử mất phản xạ với ánh sáng; 
d) Mất phản xạ giác mạc; 
đ) Mất phản xạ ho khi kích thích phế quản; 
e) Không có phản xạ đầu - mắt; 
g) Mắt không quay khi bơm 50ml nước lạnh vào tai; 
h) Mất khả năng tự thở khi bỏ máy thở. 
2. Tiêu chuẩn thời gian để xác định chết não ít nhất là 12 giờ, kể từ khi người bệnh có 
đủ các tiêu chuẩn lâm sàng theo quy định tại khoản 1 Điều này và không hồi phục mới 
được chẩn đoán chết não. 
3. Bộ Y tế quy định cụ thể các trường hợp không áp dụng các tiêu chuẩn lâm sàng quy 
định tại khoản 1 Điều này để xác định chết não. 
Điều 29. Tiêu chuẩn cận lâm sàng để xác định chết não 
1. Để xác định tiêu chuẩn cận lâm sàng để xác định chết não, phải sử dụng một trong 
các kỹ thuật chuyên môn sau đây: 
a) Ghi điện não; 
b) Chụp cắt lớp vi tính xuyên não; 
c) Chụp siêu âm Doppler xuyên sọ; 
d) Chụp X quang động mạch não; 
đ) Chụp đồng vị phóng xạ. 
2. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định tiêu chuẩn cận lâm sàng để xác định chết não và việc áp 
dụng các kỹ thuật chuyên môn quy định tại khoản 1 Điều này. 
Chương IV 
GHÉP MÔ, BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI 
Điều 30. Điều kiện đối với người được ghép mô, bộ phận cơ thể người 
1. Có chỉ định ghép của cơ sở y tế được ghép mô, bộ phận cơ thể người. 
2. Có đơn tự nguyện xin ghép. Đối với người dưới mười tám tuổi phải có sự đồng ý 
bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó. 
3. Đối với trường hợp ghép bộ phận cơ thể không tái sinh ở người sống phải được sự 
đồng ý bằng văn bản của Hội đồng tư vấn lấy, ghép bộ phận cơ thể người quy định tại 
Điều 15 của Luật này. 
Điều 31. Điều kiện đối với cơ sở y tế được ghép mô, bộ phận cơ thể người 
Chỉ cơ sở y tế quy định tại Điều 16 của Luật này mới được thực hiện kỹ thuật 
ghép mô, bộ phận cơ thể người. 
Điều 32. Chăm sóc sức khỏe sau khi ghép mô, bộ phận cơ thể người 
1. Người đã được ghép mô, bộ phận cơ thể người được chăm sóc y tế sau khi ghép; 
được theo dõi sức khoẻ và khám sức khỏe định kỳ tại cơ sở y tế đã ghép hoặc cơ sở y 
tế được ghép mô, bộ phận cơ thể người. 
2. Người đã được ghép mô, bộ phận cơ thể người ở nước ngoài nếu muốn được chăm 
sóc sức khoẻ sau khi ghép tại Việt Nam phải đăng ký với cơ sở y tế được ghép mô, bộ 
phận cơ thể người. 
3. Cơ sở y tế được ghép mô, bộ phận cơ thể người có trách nhiệm chăm sóc sức khoẻ 
cho các đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. 
4. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể quy trình chuyên môn chăm sóc sức khoẻ đối với 
người đã được ghép mô, bộ phận cơ thể người. 
Điều 33. Chế độ bảo hiểm y tế và viện phí đối với người được ghép mô, bộ phận 
cơ thể người 
1. Người được ghép mô, bộ phận cơ thể người có thẻ bảo hiểm y tế được cơ quan bảo 
hiểm y tế thanh toán viện phí về việc ghép theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y 
tế. 
2. Người được ghép mô, bộ phận cơ thể người không có thẻ bảo hiểm y tế phải thanh 
toán viện phí. 
Điều 34. Ghép bộ phận cơ thể người có liên quan đến người nước ngoài 
1. Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được ghép bộ phận cơ thể 
của người Việt Nam tại Việt Nam trong trường hợp có cùng dòng máu về trực hệ hoặc 
có họ trong phạm vi ba đời với người hiến hoặc trong trường hợp người hiến đã có đơn 
tự nguyện hiến mà không nêu đích danh người được ghép. 
2. Người Việt Nam chỉ được ra nước ngoài để hiến bộ phận cơ thể người trong trường 
hợp có cùng dòng máu về trực hệ hoặc có họ trong phạm vi ba đời với người được 
ghép. 
Chương V 
NGÂN HÀNG MÔ VÀ TRUNG TÂM ĐIỀU PHỐI QUỐC GIA 
VỀ GHÉP BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI 
Điều 35. Ngân hàng mô 
1. Ngân hàng mô là cơ sở y tế do cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập. 
2. Ngân hàng mô được tiếp nhận, bảo quản, lưu giữ, vận chuyển mô; cung ứng mô cho 
các cơ sở y tế hoặc cơ sở nghiên cứu, đào tạo y học và hợp tác quốc tế trong việc trao 
đổi mô. 
3. Điều kiện thành lập của ngân hàng mô: 
a) Có đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân sự theo quy định tại khoản 
6 Điều này; 
b) Người quản lý chuyên môn của ngân hàng mô phải có đủ các tiêu chuẩn theo quy 
định tại khoản 4 Điều này. 
4. Tiêu chuẩn của người quản lý chuyên môn ngân hàng mô: 
a) Có bằng tốt nghiệp đại học y, dược hoặc chuyên ngành sinh học, hóa học; 
b) Có thời gian công tác từ ba năm trở lên tại các cơ sở y tế hoặc chuyên ngành sinh 
học, hoá học; 
c) Có đạo đức nghề nghiệp; 
d) Có đủ sức khỏe hành nghề; 
đ) Không đang trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến 
chuyên môn theo bản án, quyết định của Toà án; đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; 
đang trong thời gian chấp hành bản án hình sự của tòa án hoặc quyết định áp dụng biện 
pháp hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; đang trong thời gian bị kỷ 
luật từ cảnh cáo trở lên có liên quan trực tiếp đến hoạt động chuyên môn; mất hoặc hạn 
chế năng lực hành vi dân sự. 
5. Ngân hàng mô có tư cách pháp nhân và chỉ được hoạt động sau khi có giấy phép của 
Bộ Y tế. 
6. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân sự, hồ sơ, thủ tục 
cấp giấy phép hoạt động của ngân hàng mô. 
7. Ngân hàng mô hoạt động không nhằm mục đích thương mại. Chính phủ quy định cụ 
thể loại hình tổ chức hoạt động của ngân hàng mô phù hợp với tình hình phát triển kinh 
tế - xã hội. 
Điều 36. Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người 
1. Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người là tổ chức sự nghiệp, có 
tư cách pháp nhân, trực thuộc Bộ Y tế. 
2. Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người có chức năng, nhiệm vụ 
sau đây: 
a) Tiếp nhận và xử lý thông tin về việc hiến, thay đổi hoặc huỷ bỏ việc hiến mô, bộ 
phận cơ thể người; 
b) Quản lý danh sách chờ ghép mô, bộ phận cơ thể người của quốc gia; 
c) Quản lý việc cấp thẻ hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết, hiến xác; 
d) Quản lý các thông tin liên quan đến người hiến, người được ghép mô, bộ phận cơ 
thể người; 
đ) Điều phối việc lấy, ghép, bảo quản, lưu giữ, vận chuyển mô, bộ phận cơ thể người; 
e) Hợp tác quốc tế trong việc điều phối lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người. 
3. Chính phủ quyết định thành lập và quy định cụ thể về tổ chức và hoạt động của Trung 
tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người. 
Điều 37. Nguyên tắc điều phối ghép mô, bộ phận cơ thể người 
1. Việc điều phối ghép mô, bộ phận cơ thể người phải bảo đảm nguyên tắc hòa hợp 
giữa người hiến và người được ghép và bảo đảm công bằng giữa những người được 
ghép. 
2. Thứ tự ưu tiên ghép mô, bộ phận cơ thể người được quy định như sau: 
a) Trẻ em; 
b) Trường hợp cấp cứu; 
c) Người đã hiến bộ phận cơ thể người khi có chỉ định ghép hoặc người có tên đầu tiên 
trong danh sách chờ ghép của Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể 
người hoặc trong danh sách chờ ghép của cơ sở y tế lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người; 
d) Trường hợp nhiều người có cùng thông số sinh học với người hiến thì ưu tiên đối 
với người có tên trong danh sách chờ ghép của cơ sở y tế đã lấy bộ phận cơ thể của 
người hiến đó. 
Điều 38. Mã hóa thông tin 
1. Mọi thông tin về người hiến, người được ghép bộ phận cơ thể người phải được mã 
hóa thông tin và bảo mật. 
2. Trong trường hợp công bố thông tin quy định tại khoản 1 Điều này thì phải bảo đảm 
tính vô danh để không xác định được người hiến và người được ghép, trừ trường hợp 
người hiến và người được ghép là người có cùng dòng máu về trực hệ hoặc có họ trong 
phạm vi ba đời. 
3. Trong trường hợp đặc biệt vì mục đích chữa bệnh theo yêu cầu của người đứng đầu 
cơ sở y tế hoặc theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng thì cơ sở lưu giữ thông tin 
mới được phép cung cấp thông tin. 
4. Hồ sơ về người hiến và người được ghép phải được lưu giữ, bảo quản trong ba mươi 
năm. 
Chương VI 
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH 
Điều 39. Hiệu lực thi hành Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2007. 
Điều 40. Hướng dẫn thi hành Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật 
này. 
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI 
 Nguyễn Phú Trọng (Đã ký) 
 Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 
XI, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2006. 
TIÊU CHUẨN LÂM SÀNG, TIÊU CHUẨN CẬN LÂM SÀNG VÀ CÁC 
TRƯỜNG HỢP KHÔNG ÁP DỤNG CÁC TIÊU CHUẨN LÂM SÀNG ĐỂ XÁC 
ĐỊNH CHẾT NÃO 
(ban hành kèm Quyết định số 32/2007/QĐ-BYT 15/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế) 
I. TIÊU CHUẨN LÂM SÀNG, NGHIỆM PHÁP THỬ NGHIỆM LÂM SÀNG VÀ 
TIÊU CHUẨN THỜI GIAN ĐỂ XÁC ĐỊNH CHẾT NÃO 
1. Tiêu chuẩn lâm sàng để xác định chết não bao gồm: 
a) Hôn mê sâu (thang điểm hôn mê GCS bằng 3 điểm); 
b) Đồng tử cố định (đồng tử hai bên giãn trên 4 mm); 
c) Đồng tử mất phản xạ với ánh sáng (ánh sáng đèn Pin); 
d) Mất phản xạ giác mạc; 
đ) Mất phản xạ ho khi kích thích phế quản: Khi hút đờm, nghiệm pháp gây ho âm tính; 
e) Không có phản xạ đầu - mắt: Mất phản xạ mắt búp bê; 
g) Mắt không quay khi bơm 50 ml nước lạnh vào tai: Phản xạ mắt - tiền đình âm tính; 
h) Mất khả năng tự thở khi bỏ máy thở: Nghiệm pháp ngừng thở dương tính. 
2. Các nghiệm pháp thử nghiệm lâm sàng để xác định chết não: 
a) Nghiệm pháp gây ho khi hút đờm âm tính: Mất phản xạ ho khi kích thích bằng ống 
thông nơi phân chia phế quản gốc phải và trái qua ống nội khí quản; 
b) Phản xạ mắt búp bê: Bình thường khi nghiêng đầu bệnh nhân sang một bên, hai mắt 
sẽ đảo ngược sang bên đối diện, khi chết não nhãn cầu không cử động; 
c) Phản xạ mắt-tiền đình: Bình thường khi bơm 50 ml nước lạnh khoảng 5-6oC vào lần 
lượt hai tai, mắt quay về phía bơm (nhưng phải có màng nhĩ bình thường). Tìm phản 
xạ này thay cho phản xạ mắt búp bê khi nghi ngờ có chấn thương cột sống cổ hoặc phản 
xạ đầu - mắt không rõ; 
d) Nghiệm pháp ngừng thở: Cho bệnh nhân thở máy với ô xy 100% trong 10 phút sau 
đó tháo máy thở khỏi bệnh nhân, đưa qua ống nội khí quản 6 lít/phút ô xy 100% trong 
10 phút, nếu bệnh nhân không thở được thì nghiệm pháp dương tính. 
II. TIÊU CHUẨN CẬN LÂM SÀNG ĐỂ XÁC ĐỊNH CHẾT NÃO 
Xác định tiêu chuẩn cận lâm sàng để xác định chết não, phải sử dụng một trong các kết 
quả kỹ thuật chuyên môn sau đây: 
1. Ghi điện não: Mất sóng điện não (đẳng điện). 
2. CCLVT xuyên não: CCLVT sọ não có bơm thuốc cản quang tĩnh mạch nhưng không 
thấy mạch máu não ngấm thuốc. 
3. Chụp siêu âm Doppler xuyên sọ: Không thấy sóng Doppler của hình ảnh siêu âm 
(trên giấy siêu âm) hoặc mất dòng tâm trương, chỉ còn các đỉnh sóng tâm thu nhỏ khởi 
đầu kỳ tâm thu. 
4. Chụp X quang động mạch não: Không thấy động mạch não ngấm thuốc cản quang. 
5. Chụp đồng vị phóng xạ: Bơm chất đồng vị phóng xạ vào máu nhưng không thấy hình 
ảnh chất phóng xạ trong não ở phút thứ 30, phút thứ 60 và phút thứ 120 sau khi bơm. 
III. TIÊU CHUẨN THỜI GIAN 
1. Tiêu chuẩn thời gian để xác định chết não ít nhất là 12 giờ, kể từ khi người bệnh có 
đủ các tiêu chuẩn lâm sàng và không hồi phục mới được chẩn đoán chết não. 
2. Khi tiến hành xác định chết não phải có ba bác sỹ đủ điều kiện theo quy định tại Điều 
27 của Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác cùng đánh giá, 
có ý kiến độc lập và ký biên bản riêng cho mỗi người vào ba thời điểm: Bắt đầu xác 
định chét não và hai thời điểm tiếp theo là 6 giờ và 12 giờ kể từ khi bắt đầu xác định 
chết não (Phụ lục Quy trình đánh giá chết não kèm theo). 
IV.CÁC TRƯỜNG HỢP KHÔNG ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN LÂM SÀNG ĐỂ 
XÁC ĐỊNH CHẾT NÃO. Những trường hợp sau không đưa vào để đánh giá chết não: 
1. Chưa có chẩn đoán nguyên nhân rõ ràng có thể giải thích tình trạng hôn mê và chết 
não lâm sàng. 
2. Thân nhiệt dưới 32oC. 
3. Bệnh nhân nghi ngờ ngộ độc thuốc hay đang dùng các thuốc ức chế thần kinh - cơ. 
4. Phong bế thần kinh - cơ. 
5. Rối loạn nội tiết và chuyển hóa. 
6. Gây mê sâu. 
7. Có tình trạng sốc hoặc tụt huyết áp. 
8. Trạng thái ức chế tâm thần: Không đáp ứng với mọi kích thích mặc dù bệnh nhân 
vẫn còn đang sống. 
9. Hội chứng Guillain - Barré nặng. 
10. Rắn độc cắn phải thở máy./. 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_hieu_qua_hoi_suc_chuc_nang_tang_o_nguoi_c.pdf
  • pdfLuan an tom tat _Eng.pdf
  • pdfLuan an tom tat _Viet.pdf
  • docxTrang thông tin LATS Dung (Vie-Eng).docx