Luận án Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng cung ứng thuốc tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Những năm qua ngành y tế có nhiều nỗ lực trong cung ứng thuốc phục vụ

chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Thị trường thuốc đã đáp ứng đủ cho nhu cầu

khám chữa bệnh, tiền thuốc bình quân đầu người ngày một tăng. Tình hình cung

ứng, quản lý sử dụng thuốc trong điều trị đã được chấn chỉnh. Công tác dược

bệnh viện đã có những bước phát triển cơ bản về mọi mặt góp phần không nhỏ

nâng cao chất lượng khám, điều trị tại các cơ sở y tế. Tuy nhiên, do ảnh hưởng

của cơ chế thị trường, việc sử dụng thuốc thiếu hiệu quả và bất hợp lý trong bệnh

viện đã, đang là điều đáng lo ngại, đó là nguyên nhân làm tăng chi phí cho người

bệnh, giảm chất lượng chăm sóc sức khoẻ và uy tín của các cơ sở khám chữa

bệnh. Tình trạng này sẽ được khắc phục hoặc giảm thiểu nếu có những nguyên

tắc, chính sách phù hợp trong quản lý cung ứng thuốc.

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 là bệnh viện tuyến cuối của Quân

đội, bệnh viện hạng đặc biệt của Quốc gia, với biên chế 1.260 gường bệnh, đối

tượng phục vụ đa dạng: bộ đội, bảo hiểm y tế và bệnh nhân thu một phần viện

phí, bạn Lào, Campuchia, đặc biệt Bệnh viện có nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ

cho cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước [27]. Bệnh viện khám và thu dung

trung bình khoảng 1.500 bệnh nhân nội trú và 1.800 bệnh nhân ngoại trú mỗi

ngày. Kinh phí mua thuốc tại Bệnh viện gồm 2 nguồn chính: ngân sách Bộ quốc

phòng và quĩ bảo hiểm y tế

pdf 130 trang dienloan 10220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng cung ứng thuốc tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng cung ứng thuốc tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Luận án Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng cung ứng thuốc tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
1 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Những năm qua ngành y tế có nhiều nỗ lực trong cung ứng thuốc phục vụ 
chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Thị trường thuốc đã đáp ứng đủ cho nhu cầu 
khám chữa bệnh, tiền thuốc bình quân đầu người ngày một tăng. Tình hình cung 
ứng, quản lý sử dụng thuốc trong điều trị đã được chấn chỉnh. Công tác dược 
bệnh viện đã có những bước phát triển cơ bản về mọi mặt góp phần không nhỏ 
nâng cao chất lượng khám, điều trị tại các cơ sở y tế. Tuy nhiên, do ảnh hưởng 
của cơ chế thị trường, việc sử dụng thuốc thiếu hiệu quả và bất hợp lý trong bệnh 
viện đã, đang là điều đáng lo ngại, đó là nguyên nhân làm tăng chi phí cho người 
bệnh, giảm chất lượng chăm sóc sức khoẻ và uy tín của các cơ sở khám chữa 
bệnh. Tình trạng này sẽ được khắc phục hoặc giảm thiểu nếu có những nguyên 
tắc, chính sách phù hợp trong quản lý cung ứng thuốc. 
 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 là bệnh viện tuyến cuối của Quân 
đội, bệnh viện hạng đặc biệt của Quốc gia, với biên chế 1.260 gường bệnh, đối 
tượng phục vụ đa dạng: bộ đội, bảo hiểm y tế và bệnh nhân thu một phần viện 
phí, bạn Lào, Campuchia, đặc biệt Bệnh viện có nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ 
cho cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước [27]. Bệnh viện khám và thu dung 
trung bình khoảng 1.500 bệnh nhân nội trú và 1.800 bệnh nhân ngoại trú mỗi 
ngày. Kinh phí mua thuốc tại Bệnh viện gồm 2 nguồn chính: ngân sách Bộ quốc 
phòng và quĩ bảo hiểm y tế. 
 Trong giai đoạn 2005 – 2009 đã có một số đề tài khảo sát, phân tích về 
thực trạng cung ứng thuốc tại bệnh viện, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra thực trạng 
cung ứng thuốc tại Bệnh viện trong những năm gần đây như hoạt động lựa chọn 
danh mục thuốc, hoạt động đấu thầu thuốc, hoạt động kho, cấp phát. Trong đó, 
còn tồn tại một số vấn đề như: chưa quản lý tách riêng kho đối tượng bộ đội và 
bảo hiểm y tế; hoạt động đấu thầu còn dựa trên đánh giá định tính. Tỷ lệ sử dụng 
thuốc nhóm vitamin, thuốc bổ trợ và các thuốc không thiết yếu cao, kinh phí 
thuốc tập trung vào một số ít chủng loại thuốc [21], [32]. Nhằm giúp Giám đốc 
Bệnh viện, Hội đồng thuốc và điều trị, Chủ nhiệm khoa Dược có bằng chứng 
2 
khoa học về thực trạng sử dụng thuốc, từ đó đưa ra các giải pháp can thiệp tích 
cực nâng cao sử dụng thuốc tại Bệnh viện, chúng tôi tiến hành đề tài: 
“Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng cung ứng thuốc 
tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108” 
với 02 mục tiêu: 
 1. Đánh giá một số giải pháp can thiệp của Bệnh viện lên hoạt động cung 
ứng thuốc. 
 2. Đánh giá một số giải pháp can thiệp lên hoạt động mua và quản lý kho 
thuốc. 
 Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học từ đó đưa ra một số đề xuất cho các 
nhà quản lý Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 nhằm nâng cao chất lượng cung 
ứng thuốc. 
3 
Chương 1. TỔNG QUAN 
1.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG THUỐC 
 Thuốc phòng và chữa bệnh đã trở thành một nhu cầu tất yếu của cuộc sống 
con người. Thuốc đóng vai trò quan trọng trong công tác chăm sóc, bảo vệ sức 
khoẻ nhân dân và nói rộng hơn là một trong những yếu tố chủ yếu nhằm bảo đảm 
mục tiêu chăm sóc sức khoẻ cho mọi người. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc không 
hiệu quả và bất hợp lý là một vấn đề có phạm vi ảnh hưởng rộng khắp ở mọi cấp 
độ chăm sóc y tế [29]. Qui trình quản lý cung ứng thuốc đã được tổ chức Y tế 
thế giới (WHO) phối hợp với trung tâm khoa học quản lý Hoa Kỳ (MSH) nghiên 
cứu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thuốc, tiết kiệm, giảm thất thoát từ đó sử 
dụng hợp lý nguồn kinh phí y tế, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Theo tổ 
chức Y tế thế giới, chu trình cung ứng thuốc bao gồm bốn bước cơ bản [69]: 
Hình 1.1. Chu trình cung ứng thuốc 
Bốn bước trong chu trình cung ứng có quan hệ mật thiết hữu cơ với nhau, 
trong đó lựa chọn là bước đầu tiên, tạo tiền đề để hoạt động mua sắm, cấp phát 
đạt hiệu quả, sử dụng là bước cuối cùng của chu trình đồng thời là cơ sở quan 
trọng cho bước lựa chọn ở chu kỳ tiếp theo. Chu trình cung ứng thuốc cũng cho 
thấy để hoạt động một cách trơn tru và đem lại hiệu quả cần thiết phải kết hợp 
các hỗ trợ về kỹ thuật và quản lý [29], [69]. MSH đã đưa ra một ví dụ trong chu 
trình quản lý cung ứng các nguyên nhân như không lựa chọn thuốc phù hợp, sai 
sót trong quản lý số lượng, giá không hợp lý, chất lượng thuốc kém, hư hao 
Lựa chọn 
Mua sắm 
Cấp phát 
Sử dụng 
Hoạt động 
quản lý 
4 
nhiều, kê đơn không hợp lý, tham nhũng,  có thể làm thất thoát tới 70% chi 
phí thuốc. Ngược lại, nếu áp dụng các biện pháp quản lý con số này có thể giảm 
xuống còn 30%. Điều này được MSH minh họa bằng một ví dụ dưới đây, chi phí 
thuốc giả định là 1.000.000 USD [69]. 
Hình 1.2. Chi phí thuốc hiệu quả do quản lý khoa học 
 Theo MSH, chi phí mua thuốc thường chiếm khoảng 30-40% ngân sách 
ngành y tế của nhiều nước, phần lớn số tiền đó bị lãng phí do sử dụng thuốc 
không hợp lý và hoạt động cung ứng thuốc không hiệu quả [62]. Trong lĩnh vực 
cung ứng thuốc bệnh viện ở một vài quốc gia có tới trên 2/3 thuốc bị “lãng phí” 
do thực hành quản lý kém bao gồm cả tham nhũng, hư hao [83], [93]. 
 Như vậy, để cải thiện chất lượng chăm sóc y tế, tiết kiệm chi phí và sử 
dụng hợp lý nguồn tài chính y tế đòi hỏi mọi hoạt động diễn ra trong bốn bước 
lựa chọn, mua sắm, cấp phát, sử dụng phải được quản lý một cách khoa học, 
giá cao 
chất lượng 
kém 
hư hao 
tham nhũng 
chênh lệch 
kho 
thuốc hết 
hạn 
sai sót kê 
đơn 
bệnh nhân 
sử dụng sai 
cải tiến mua 
sắm 
đảm bảo chất 
lượng 
hệ thống bảo 
vệ 
bảo quản tốt 
kiểm kê đầy 
đủ 
giáo dục cộng 
đồng 
minh bạch 
1.000.000USD 
300.000USD 
700.000USD 
Quản 
lý 
không 
hiệu 
quả 
Quản 
lý 
hiệu 
quả 
5 
đồng bộ. Sự lỏng lẻo, thiếu khoa học ở bất cứ hoạt động nào, trong bước nào của 
chu trình cũng có thể gây giảm hiệu quả, lãng phí chi phí. 
1.1.1. Lựa chọn thuốc 
 Lựa chọn thuốc là bước đầu tiên của chu trình cung ứng thuốc, lựa chọn 
thuốc đúng sẽ mang lại hiệu quả cho hoạt động cung ứng thuốc. Tổ chức Y tế 
thế giới năm 1999 cũng đã xây dựng một số tiêu chí lựa chọn thuốc như sau [29], 
[69]: 
 Chỉ chọn những thuốc có đủ bằng chứng tin cậy về hiệu quả điều trị, độ 
an toàn và trên thực tế sử dụng rộng rãi tại các cơ sở khám chữa bệnh. 
 Thuốc được chọn phải sẵn có ở dạng bào chế đảm bảo sinh khả dụng, cũng 
như sự ổn định về chất lượng trong điều kiện bảo quản và sử dụng nhất định. 
 Khi có hai hoặc nhiều hơn hai thuốc tương đương nhau về hai tiêu chí trên 
cần phải lựa chọn trên cơ sở đánh giá kỹ lưỡng các yếu tố: hiệu quả điều trị, độ 
an toàn, giá cả và khả năng cung ứng. 
 Khi so sánh chi phí cần so sánh tổng chi phí cho toàn bộ quá trình điều trị. 
 Trong một số trường hợp, sự lựa chọn phụ thuộc vào các đặc điểm địa 
phương gồm trang thiết bị bảo quản, hệ thống kho hoặc nhà sản xuất, cung ứng. 
 Thuốc thiết yếu nên được bào chế ở dạng đơn chất 
 Thuốc ghi tên gốc hoặc tên chung quốc tế. 
1.1.2. Mua thuốc 
 Sau khi có kết quả lựa chọn thuốc, mua thuốc là bước tiếp theo trong chu 
trình cung ứng có vai trò cụ thể hoá bước lựa chọn thuốc. Mua thuốc là một phần 
rất quan trọng trong quản lý cung ứng thuốc ở tất cả các mức độ chăm sóc sức 
khỏe. Mua thuốc là một quá trình để đảm bảo chắc chắn đúng thuốc, đúng số 
lượng, sẵn có, cho đúng bệnh nhân, với giá hợp lý và chất lượng đảm bảo. Mua 
thuốc không chỉ đơn thuần là hành động mua bán mà nó có sự tham gia của nhiều 
lĩnh vực như thương mại, thông tin kỹ thuật, quản lý nguy cơ, hệ thống pháp luật. 
6 
Qui trình mua thuốc tốt trước hết cần xác định đúng mục tiêu, tạo được niềm tin, 
kiểm soát được nguồn cung ứng, đánh giá đúng được năng lực của các nhà cung 
ứng, lựa chọn chiến lược mua sắm thích hợp, đánh giá được lâm sàng cũng như 
hiệu quả đầu ra [49]. 
 Qui trình mua thuốc không đảm bảo đúng qui định sẽ ảnh hưởng đáng kể 
đến chất lượng thuốc, gây thất thoát nguồn kinh phí. Mua thuốc là một trong 
những hoạt động dễ nảy sinh tham nhũng nhất trong hệ thống chăm sóc sức khỏe 
[99], [105]. Theo tổ chức Y tế thế giới mua thuốc cần phải đạt 04 mục tiêu [91]: 
 Mua đủ số lượng thuốc có chi phí – hiệu quả cao nhất 
 Lựa chọn những nhà cung ứng đáp ứng cao về chất lượng sản phẩm 
 Kiểm soát kỹ tồn kho 
 Hạ tổng chi phí thấp nhất có thể. 
1.1.3. Tồn trữ và cấp phát 
Chu trình tồn trữ, cấp phát bắt đầu từ khi thuốc được vận chuyển từ nhà 
cung cấp và kết thúc khi những thông tin về sử dụng được phản hồi. Hệ thống 
cấp phát đảm bảo tốt mục tiêu là duy trì sự sẵn có của thuốc trong mọi tình huống, 
đồng thời chắc chắn rằng mọi nguồn lực đã được sử dụng một cách hiệu quả nhất 
[69]. Hệ thống cấp phát tốt phải đảm bảo các điều kiện: 
 Duy trì cung cấp thuốc đều đặn 
 Thuốc luôn được bảo quản đúng điều kiện của nhà sản xuất 
 Giảm thiểu tối đa thuốc kém chất lượng hoặc hết hạn 
 Duy trì chính xác số liệu kiểm kê, đảm bảo tồn kho hợp lý 
 Chống mất mát 
 Phối hợp chặt chẽ với kiểm soát chất lượng,... 
 Kiểm soát tồn kho là hoạt động có ý nghĩa then chốt góp phần xây dựng 
một hệ thống cấp phát phù hợp với đặc điểm thực tế của các cơ sở điều trị. Quản 
7 
lý tốt số liệu tồn kho đòi hỏi nhà quản lý có hệ thống báo cáo sử dụng chính xác, 
khoa học, dự đoán đúng tình hình tiêu thụ thuốc, đồng thời có kế hoạch đặt hàng 
hợp lý với nhà cung cấp, giảm thiểu chi phí trong quản lý cấp phát. 
 Lý do chính cần đảm bảo tồn kho thuốc nhằm chắc chắn rằng những loại 
thuốc tối cần, thiết yếu luôn sẵn có mọi thời điểm. Lựa chọn số lượng tồn kho 
đối với từng mặt hàng thường phụ thuộc vào mức độ thiết yếu của thuốc đó cũng 
như lượng tiêu thụ của chúng. Các công cụ phân tích ABC, VEN là những công 
cụ hữu ích giúp thực hiện điều này, mặc dù phân tích ABC thể hiện nhiều về giá 
trị của thuốc nhưng trong quản lý tồn kho nó cũng rất có giá trị đối với tần xuất 
đặt hàng và số lượng đặt hàng. 
 Theo nhận định của MSH, chìa khoá của hoạt động quản lý tồn kho là đảm 
bảo chất lượng phục vụ và tồn kho an toàn. Thông thường hai đại lượng này tỷ 
lệ thuận với nhau, nếu tồn kho lớn có nghĩa là thuốc luôn sẵn sàng trong kho và 
chất lượng phục vụ sẽ tăng do đáp ứng đầy đủ thuốc mọi lúc, mọi nơi, tuy nhiên, 
điều này sẽ làm tăng chi phí quản lý kho, tăng giá trị tồn kho, gây ứ đọng thuốc, 
.... Vì vậy, việc xác định giá trị tồn kho an toàn rất có ý nghĩa nhằm đảm bảo sự 
sẵn có của thuốc với lượng tồn kho hợp lý. 
Để kiểm soát tồn kho và tần suất đặt hàng, thường dựa vào hai thành phần 
chính là lượng tồn kho an toàn và lượng đặt hàng mỗi chu kỳ. Nếu giả sử việc sử 
dụng thuốc là ổn định và nhà cung cấp giao hàng đúng hẹn, sơ đồ của quá trình 
quản lý tồn kho có dạng như hình 1.3 [69]. 
8 
Hình 1.3. Sơ đồ tồn kho tiêu chuẩn 
1.1.4. Sử dụng 
 Sử dụng là bước cuối cùng của chu trình cung ứng, nó thể hiện kết quả của 
hoạt động quản lý cung ứng thuốc là tốt hay kém bởi vì mục đích cuối cùng của 
hệ thống quản lý cung ứng là sử dụng đúng thuốc cho đúng bệnh nhân. Các bước 
lựa chọn, mua sắm, cấp phát thích hợp là tiền đề để sử dụng thuốc hợp lý. Hội 
nghị các chuyên gia về sử dụng thuốc an toàn và hợp lý do tổ chức Y tế thế giới 
tổ chức tại Nairobi năm 1985 xác định sử dụng thuốc hợp lý là bệnh nhân phải 
nhận được chính xác dịch vụ y tế cần thiết cho các biểu hiện lâm sàng của bệnh, 
đúng liều đáp ứng của từng cá thể với chi phí tối thiểu của cá nhân và cộng đồng 
[69], [85]. 
 Thuốc đóng vai trò không thể thiếu trong chăm sóc sức khỏe, tuy nhiên 
việc sử dụng thuốc lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ, cả về lâm sàng và tài chính. Ngay 
từ thế kỷ 16, Paracelsus đã nhận định, chỉ có sự khác biệt duy nhất giữa thuốc 
chữa bệnh và chất độc là liều sử dụng [64]. Tại Anh, người ta ước tính mỗi năm 
có khoảng 1000 trường hợp tử vong do sai sót y tế và phản ứng có hại của thuốc 
[37]. Ba chìa khóa quan trọng trong chiến lược thực hành quản lý sử dụng thuốc 
Qo 
tồn kho 
 trung bình 
Qo+SS 
SS 
LT LT 
đặt hàng nhận hàng 
Thời gian 
I 
LT: thời gian giao hàng; SS: lượng tồn kho an toàn; Qo: lượng đặt hàng; I: tồn kho trung bình 
I = SS + 1/2Qo 
tồn kho an toàn 
9 
đó là: quản lý nhập thuốc mới; chính sách và hướng dẫn kê đơn; kiểm soát và 
tiếp nhận thông tin phản hồi sử dụng thuốc [64]. 
1.2. THỰC TRẠNG CUNG ỨNG THUỐC BỆNH VIỆN 
1.2.1. Thực trạng lựa chọn thuốc 
1.2.1.1. Một số yếu tổ ảnh hưởng tới lựa chọn thuốc 
 * Thị trường Dược phẩm: 
 Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, ngành công nghiệp dược đã 
có những bước phát triển nhanh, bền vững, thị trường dược phẩm thế giới ngày 
càng mở rộng, phát triển với sự đa dạng về số lượng và chủng loại thuốc, thể 
hiện qua lượng thuốc tiêu thụ hàng năm. Năm 2000 lượng thuốc tiêu thụ toàn thế 
giới đạt 317,2 tỷ USD đến năm 2003 đạt 466 tỷ USD [6]. Tuy nhiên, thị trường 
dược phẩm quốc tế tăng trưởng tập trung hầu hết ở các nước công nghiệp, chiếm 
tới 93% tổng giá trị xuất khẩu dược phẩm toàn cầu. Trong khi các nước có thu 
nhập thấp như Ấn Độ, Pakistan, Indonesia chỉ chiếm từ 1,1% đến 2,9% [103]. 
Các quốc gia chiếm hầu hết thị trường dược cũng là những quốc gia tập trung 
những nhà sản xuất dược phẩm chính của thế giới như Mỹ, Đức, Pháp và Nhật 
[69]. 
 Những năm gần đây thế giới có nhiều trung tâm dược phẩm lớn xuất hiện, 
nếu năm 2006 có 7 trung tâm thì đến năm 2010 tăng lên 17 trung tâm, trong đó 
đặc biệt là thị trường dược phẩm Trung Quốc có sự phát triển mạnh mẽ [42]. Có 
thể nói rằng sự phát triển của ngành dược đã đem lại lợi ích hết sức to lớn cho 
hoạt động chăm sóc sức khoẻ con người. 
 Số lượng dược phẩm trên thế giới tăng nhanh, tuy nhiên, có tới 70% thuốc 
trên thị trường dược phẩm thế giới là những biệt dược có cùng hoạt chất chỉ có 
sự thay đổi nhỏ về dạng thuốc hoặc không phải là thuốc thiết yếu. Ngay tại Mỹ 
từ năm 1998 đến 2002 trung bình mỗi năm Cục Quản lý thực phẩm và dược 
phẩm Hòa Kỳ (FDA) cấp phép cho khoảng 83 thuốc mới nhưng chỉ có 1/3 trong 
số đó là hoạt chất mới [69]. Sự ra đời ngày càng nhiều chủng loại thuốc với dạng 
10 
bào chế đa dạng đem lại nhiều lựa chọn trong điều trị, tuy nhiên ở các nước đang 
phát triển chi phí của thuốc lại là vấn đề đáng quan tâm, đòi hỏi các nhà quản lý 
phải lựa chọn thuốc dựa trên phân tích kỹ lưỡng chi phí-hiệu quả. 
 Tiêu thụ dược phẩm có sự phân hoá mạnh mẽ giữa các nước giàu và các 
nước nghèo. Theo báo cáo của IMS, năm 2005, Bắc Mỹ, Nhật Bản và Châu Âu 
chiếm tới 90% sự tiêu thụ dược phẩm [55], ngược lại những nước thuộc Châu 
Phi, nơi có tỷ lệ bệnh tật lớn hơn rất nhiều sự tiêu thụ dược phẩm lại chỉ chiếm 
từ 1-2% [76]. 
 Sau khi Việt Nam chính thức là thành viên Tổ chức thương mại thế giới. 
Bộ Y tế đã có những chuẩn bị và chủ động hội nhập với các nước trong khu vực 
và trên thế giới nhằm đảm bảo cung ứng đủ thuốc có chất lượng và đảm bảo sử 
dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả. 
Trong những năm qua, tổng mức chi phí dành cho y tế ở nước ta tăng khá 
nhanh, từ 1998 đến 2008, tốc độ tăng chi phí y tế bình quân hàng năm đạt 9,8%. 
Tỷ lệ chi phí y tế so với tổng thu nhập quốc dân cũng tăng qua các năm ...  xây dựng và đánh giá 
các phác đồ điều trị chuẩn, giám sát qui trình mua sắm. Các nghiên cứu này được 
tiến hành hàng năm để làm cơ sở xây dựng danh mục thuốc bệnh viện, đồng thời 
có những can thiệp nhằm điều tiết việc sử dụng thuốc phù hợp với điều kiện của 
các bệnh viện cụ thể. 
 - Bệnh viện cần có phần mềm quản lý cung ứng thuốc theo hướng quản lý 
từ khâu đầu tiên là lựa chọn thuốc đến khâu cuối cùng là sử dụng thuốc, trong đó 
việc xác định kế hoạch đấu thầu, kế hoạch đặt hàng sử dụng các công thức tính 
toán khoa học của MSH dưới sự hỗ trợ của phần mềm. 
122 
MỤC LỤC 
ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................... 1 
Chương 1. TỔNG QUAN .................................................................................... 3 
1.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG THUỐC ...................... 3 
1.1.1. Lựa chọn thuốc ................................................................................. 5 
1.1.2. Mua thuốc ......................................................................................... 5 
1.1.3. Tồn trữ và cấp phát ........................................................................... 6 
1.1.4. Sử dụng ............................................................................................. 8 
1.2. THỰC TRẠNG CUNG ỨNG THUỐC BỆNH VIỆN ............................. 9 
1.2.1. Thực trạng lựa chọn thuốc ................................................................ 9 
1.2.1.1. Một số yếu tổ ảnh hưởng tới lựa chọn thuốc ................................. 9 
1.2.1.2. Thực trạng lựa chọn thuốc trong bệnh viện ................................ 13 
1.2.2. Mua và tồn trữ thuốc ....................................................................... 15 
1.2.3. Giám sát sử dụng thuốc .................................................................. 18 
1.3. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CUNG ỨNG THUỐC 
BỆNH VIỆN .................................................................................................. 22 
1.3.1. Giải pháp can thiệp lựa chọn thuốc. ............................................... 22 
1.3.2. Các giải pháp tác động hoạt động mua và quản lý kho. ................. 25 
1.3.2.1. Các giải pháp tác động lên hoạt động đấu thầu ......................... 25 
1.3.2.2. Các giải pháp tác động lên hoạt động mua và quản lý tồn kho .. 28 
1.4. VÀI NÉT VỀ BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108 ............ 29 
1.4.1. Chức năng, nhiệm vụ, biên chế tổ chức Bệnh viện ........................ 29 
1.4.2. Biên chế, chức năng của khoa Dược .............................................. 31 
1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng hoạt động cung ứng thuốc bệnh viện [1] .... 32 
1.5. MỘT SỐ KHÁI NIỆM SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN ...................... 34 
1.5.1. Phân tích ABC ................................................................................ 34 
123 
1.5.2. Phân tích VEN ................................................................................ 34 
1.5.3. Điểm số ASA .................................................................................. 34 
1.5.4. Phân loại phẫu thuật theo Altemeier ............................................... 35 
1.5.5. Qui ước về thời điểm sử dụng kháng sinh ...................................... 35 
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 37 
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................ 37 
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 37 
2.2.1. Mô hình thiết kế nghiên cứu ........................................................... 37 
2.2.2. Một số giải pháp can thiệp của Bệnh viện ...................................... 38 
2.2.3. Một số can thiệp lên hoạt động mua và quản lý kho. ..................... 39 
2.2.3.1. Can thiệp lên xây dựng số lượng kế hoạch đấu thầu thuốc ........ 39 
2.2.3.2. Can thiệp lên xây dựng tiêu chí chấm thầu ................................. 40 
2.2.3.3. Can thiệp lên xây dựng kế hoạch đặt hàng ................................. 41 
2.2.3.4. Can thiệp quản lý kho theo đối tượng ......................................... 42 
2.2.4. Các biến nghiên cứu ....................................................................... 42 
2.2.5. Mẫu nghiên cứu .............................................................................. 46 
2.2.6. Phương pháp thu thập, xử lý và phân tích số liệu .......................... 46 
2.2.6.1. Thu thập số liệu ........................................................................... 46 
2.2.6.2. Phân tích, xử lý số liệu ................................................................ 49 
2.3. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU .................................................................... 50 
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................. 51 
3.1. ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CAN THIỆP CỦA BỆNH VIỆN 
LÊN HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG THUỐC .................................................. 51 
3.1.1. Thực trạng sử dụng thuốc tại Bệnh viện trước khi can thiệp ......... 51 
3.1.1.1. Kết quả phân tích danh mục thuốc .............................................. 51 
3.1.1.2. Kết quả phân tích sử dụng thuốc ................................................. 55 
124 
3.1.2. Tác động của một số giải pháp ....................................................... 64 
3.1.2.1. Giải pháp áp dụng kháng sinh dự phòng .................................... 64 
3.1.2.2. Giải pháp áp dụng pha chế tập trung thuốc ung thư .................. 67 
3.1.2.3. Giải pháp kiểm soát thuốc bổ trợ, vitamin .................................. 70 
3.1.2.4. Tác động chung của các giải pháp .............................................. 74 
3.2. ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CAN THIỆP LÊN HOẠT ĐỘNG 
MUA VÀ QUẢN LÝ KHO THUỐC. ........................................................... 82 
3.2.1. Can thiệp lên xây dựng số lượng kế hoạch đấu thầu thuốc ............ 82 
3.2.2. Kết quả can thiệp xây dựng tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ thầu. ......... 86 
3.2.3. Kết quả can thiệp trong xây dựng kế hoạch đặt hàng. .................... 89 
3.2.4. Kết quả can thiệp với quản lý kho theo đối tượng bệnh nhân ........ 92 
Chương 4. BÀN LUẬN ..................................................................................... 95 
4.2. CÁC GIẢI PHÁP CAN THIỆP CỦA BỆNH VIỆN .............................. 97 
4.3. CAN THIỆP LÊN XÂY DỰNG SỐ LƯỢNG KẾ HOẠCH ĐẤU 
THẦU, KẾ HOẠCH ĐẶT HÀNG VÀ QUẢN LÝ KHO .......................... 104 
4.3.1. Can thiệp lên xây dựng số lượng kế hoạch đấu thầu .................... 104 
4.3.2. Tác động can thiệp lên xây dựng tiêu chí chấm thầu ................... 108 
4.3.3. Tác động của can thiệp đối với kế hoạch đặt hàng ....................... 110 
4.3.4. Tác động can thiệp với quản lý kho theo đối tượng ..................... 112 
4.4. TÁC ĐỘNG CHUNG CỦA CÁC GIẢI PHÁP ................................... 114 
4.5. NHỮNG HẠN CHẾ, TỒN TẠI CỦA ĐỀ TÀI ................................... 117 
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ .............................................................................. 119 
1. KẾT LUẬN .............................................................................................. 119 
1.1. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CAN THIỆP CỦA BỆNH VIỆN ................ 119 
1.2. CAN THIỆP LÊN HOẠT ĐỘNG MUA VÀ QUẢN LÝ KHO ..... 120 
1.2.1. Kết quả can thiệp lên xây dựng kế hoạch đấu thầu ...................... 120 
1.2.2. Tác động của can thiệp lên xây dựng kế hoạch đặt hàng ............. 120 
125 
1.2.3. Tác động can thiệp lên quản lý kho thuốc .................................... 120 
2. KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 121 
126 
DANH MỤC CÁC HÌNH 
Hình 1.1. Chu trình cung ứng thuốc .................................................................... 3 
Hình 1.2. Chi phí thuốc hiệu quả do quản lý khoa học ....................................... 4 
Hình 1.3. Sơ đồ tồn kho tiêu chuẩn ..................................................................... 8 
Hình 1.4. Quy trình mua thuốc .......................................................................... 16 
Hình 1.5. Sơ đồ tổ chức Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 ......................... 30 
Hình 1.6. Sơ đồ chức năng nhiệm vụ khoa dược............................................... 31 
Hình 1.7. Các yếu tố ảnh hưởng tới cung ứng thuốc bệnh viện ........................ 32 
Hình 2.1. Sơ đồ nghiên cứu ............................................................................... 38 
Hình 3.1. Tỷ lệ chi phí thuốc trong nước, nước ngoài....................................... 53 
Hình 3.2. Tỷ lệ chi phí các nhóm kháng sinh đường tiêm................................. 59 
Hình 3.3. Kết quả khảo sát thuốc bổ trợ, vitamin ngoại trú .............................. 73 
Hình 3.4. Tỷ lệ phân loại A, B, C theo chủng loại 2010-2012 .......................... 75 
Hình 3.5. Tỷ lệ nhóm V, E, N theo chủng loại .................................................. 76 
Hình 3.6. Tỷ lệ kinh phí nhóm V, E, N ............................................................. 77 
Hình 3.7. Tỷ lệ % chủng loại, chi phí nhóm V năm 2010, 2012 ....................... 79 
Hình 3.8. Tỷ lệ % chủng loại, chi phí nhóm E năm 2010, 2012 ....................... 80 
Hình 3.9. Tỷ lệ % chủng loại, chi phí nhóm N năm 2010, 2012 ....................... 81 
Hình 3.10. Sơ đồ quản lý kho thuốc trước can thiệp ......................................... 92 
Hình 3.11. Sơ đồ quản lý kho thuốc sau can thiệp ............................................ 93 
127 
DANH MỤC CÁC BẢNG 
Bảng 1.1. Thang điểm ASA theo thể trạng của bệnh nhân ............................... 34 
Bảng 1.2. Phân loại phẫu thuật và tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ ........................... 35 
Bảng 2.1. Các biến nghiên cứu .......................................................................... 42 
Bảng 2.2. Chỉ số nghiên cứu danh mục thuốc ................................................... 47 
Bảng 2.3. Các chỉ số phân tích đặc điểm bệnh nhân phẫu thuật ....................... 48 
Bảng 2.4. Các chỉ số phân tích đơn thuốc ngoại trú .......................................... 48 
Bảng 2.5. Chỉ số nghiên cứu can thiệp xây dựng kế hoạch số lượng đấu thầu, số 
lượng đặt hàng ................................................................................................... 49 
Bảng 3.1. So sánh danh mục thuốc sử dụng và kế hoạch đấu thầu ................... 51 
Bảng 3.2. Nguồn gốc xuất xứ thuốc trúng thầu ................................................. 52 
Bảng 3.3. Số lượng tên thương mại các nhóm thuốc trúng thầu ....................... 53 
Bảng 3.4. So sánh số lượng sử dụng thực tế và kế hoạch đấu thầu ................... 54 
Bảng 3.5. Chi phí thuốc nội trú, ngoại trú ......................................................... 55 
Bảng 3.6. Kết quả phân tích A, B, C trước can thiệp ........................................ 56 
Bảng 3.7. Kết quả phân tích V, E, N trước can thiệp ........................................ 56 
Bảng 3.8. Kết quả phân tích ma trận ABC/VEN trước can thiệp ...................... 57 
Bảng 3.9. Kết quả phân tích nhóm A................................................................. 57 
Bảng 3.10. Chi phí sử dụng kháng sinh theo dạng dùng ................................... 58 
Bảng 3.11. Chi phí sử dụng kháng sinh đường tiêm ......................................... 58 
Bảng 3.12. Số lượng bệnh nhân và chi phí thuốc ung thư nội trú ..................... 59 
Bảng 3.13. Qui cách đóng gói, liều sử dụng một số thuốc ung thư................... 60 
Bảng 3.14. Chi phí thuốc bổ trợ, vitamin khoáng chất ...................................... 61 
Bảng 3.15. Đặc điểm bệnh nhân phẫu thuật ...................................................... 62 
128 
Bảng 3.16. Thời điểm sử dụng kháng sinh ........................................................ 62 
Bảng 3.17. Tỷ lệ đơn thuốc có chứa thuốc bổ trợ, vitamin ............................... 63 
Bảng 3.18. Tỷ lệ chi phí thuốc bổ trợ, vitamin trên đơn thuốc ......................... 63 
Bảng 3.19. Các bước thực hiện kháng sinh dự phòng ....................................... 65 
Bảng 3.20. Kết quả trước và sau áp dụng kháng sinh dự phòng ....................... 66 
Bảng 3.21. Đặc điểm bệnh nhân trước và sau can thiệp .................................... 67 
Bảng 3.22. Các bước thực hiện pha chế thuốc ung thư ..................................... 68 
Bảng 3.23. Kinh phí thuốc ung thư tiết kiệm do phân liều................................ 69 
Bảng 3.24. Hiệu quả sử dụng kinh phí thuốc ung thư ....................................... 69 
Bảng 3.25. Hiệu quả sử dụng thuốc ung thư theo hoạt chất .............................. 70 
Bảng 3.26. Các bước thực hiện kiểm soát thuốc vitamin, thuốc bổ trợ ............ 70 
Bảng 3.27. Kết quả khảo sát đơn thuốc ngoại trú .............................................. 72 
Bảng 3.28. Kinh phí sử dụng một số thuốc vitamin, thuốc bổ trợ .................... 73 
Bảng 3.29. Kết quả phân tích nhóm A, B, C năm 2010-2012 ........................... 75 
Bảng 3.30. Kết quả phân tích VEN theo chủng loại.......................................... 76 
Bảng 3.31. Kết quả phân tích VEN theo chi phí ............................................... 77 
Bảng 3.32. Kết quả phân tích nhóm V/ABC ..................................................... 78 
Bảng 3.33. Kết quả phân tích nhóm E/ABC ...................................................... 79 
Bảng 3.34. Kết quả phân tích nhóm N/ABC ..................................................... 80 
Bảng 3.35. Kết quả phân tích nhóm I, II, III ..................................................... 81 
Bảng 3.36. Tác động can thiệp lên số lượng kế hoạch đấu thầu nhóm V ........ 82 
Bảng 3.37. Tác động can thiệp lên số lượng kế hoạch đấu thầu nhóm E .......... 83 
Bảng 3.38. Tác động can thiệp lên số lượng kế hoạch đấu thầu nhóm N ......... 84 
Bảng 3.39. Thực tế sử dụng và kế hoạch thầu các biệt dược ............................ 85 
129 
Bảng 3.40. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu sau can thiệp............................ 87 
Bảng 3.41. So sánh hiệu quả các tiêu chuẩn chấm thầu .................................... 88 
Bảng 3.42. So sánh thực tế sử dụng và số lượng đặt hàng ................................ 89 
Bảng 3.43. Chênh lệch số lượng đặt hàng và thực tế sử dụng .......................... 90 
Bảng 3.44. Kết quả can thiệp với sự sẵn có của thuốc trong kho ...................... 91 
Bảng 3.45. So sánh quản lý tách kho thuốc trước và sau can thiệp .................. 94 
Bảng 4.1. So sánh tỷ lệ % chi phí một số nhóm thuốc ...................................... 96 
Bảng 4.2. So sánh kết quả nghiên cứu với các nghiên cứu khác ....................... 98 
Bảng 4.3. Tỷ lệ tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ thầu ở Papua New Guinea ........... 109 
130 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_cung.pdf
  • pdfThong tin dong gop moi cua luan an.pdf
  • pdfThong tin dong gop moi cua luan an-tieng Anh.pdf
  • pdfTom tat LA.pdf
  • pdfTrich yeu luan an.pdf
  • pdfTrich yeu luan an-tieng Anh.pdf