Luận án Nghiên cứu phẫu thuật đặt van dẫn lưu ahmed trong glôcôm trẻ em tái phát
Glôcôm trẻ em là bệnh hiếm gặp trên thế giới chiếm tỉ lệ 1:15.000
đến 1:10.000 trẻ sinh sống ở các nước Châu Âu và tăng lên 1:2.500 tại các
vùng có cha mẹ cùng huyết thống như Trung Đông. Điều trị glôcôm trẻ em
chủ yếu là phẫu thuật. Thuốc hạ nhãn áp chỉ có tác dụng tạm thời, được
dùng trước khi chờ phẫu thuật hoặc dùng hỗ trợ thêm sau phẫu thuật
[4],[51],[119].
Phẫu thuật chọn lựa đầu tiên điều trị glôcôm trẻ em nguyên phát là
phẫu thuật mở góc tiền phòng hoặc mở bè củng mạc với tỉ lệ thành công từ
75–90% [59],[108]. Khi phẫu thuật tại góc tiền phòng thất bại, sự lựa chọn
kế tiếp cho những trường hợp glôcôm tái phát là phẫu thuật tạo lỗ dò cắt bè
củng mạc có kèm chất chống tăng sinh sợi như Mitomycin C (MMC) [63].
Nhiều nghiên cứu cho thấy tỉ lệ hạ nhãn áp thành công của phẫu thuật
cắt bè củng mạc trẻ em rất thấp do đặc điểm phản ứng lành sẹo quá nhanh
của trẻ. Tỉ lệ thành công khác nhau từ 37–50% trong năm đầu và tỉ lệ thành
công của cắt bè củng mạc giảm dần theo thời gian [99],[108],[110]. Thêm
vào đó, sẹo kết mạc từ những lần phẫu thuật trước đó sẽ giới hạn thành
công của phẫu thuật cắt bè củng mạc lần sau. Để giảm tình trạng tạo sẹo và
giúp phẫu thuật cắt bè củng mạc thành công, chất chống tăng sinh sợi như
Mitomycin C hoặc 5-Fluorouracil được dùng thêm trong lúc phẫu thuật.
Không may, việc sử dụng Mitomycin C trong phẫu thuật cắt bè củng mạc
để lại những biến chứng lâu dài sau phẫu thuật như bọng mỏng, vô mạch,
hay dò bọng gây tăng tỉ lệ nhiễm trùng liên quan đến bọng và viêm nội
nhãn sau đó, nhất là ở trẻ em với tần xuất lên đến 17% [15],[20],[44, 108].
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu phẫu thuật đặt van dẫn lưu ahmed trong glôcôm trẻ em tái phát
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHẠM THỊ THỦY TIÊN LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC TP. HỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016 NGHIÊN CỨU PHẪU THUẬT ĐẶT VAN DẪN LƯU AHMED TRONG GLÔCÔM TRẺ EM TÁI PHÁT BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHẠM THỊ THỦY TIÊN CHUYÊN NGÀNH: NHÃN KHOA MÃ SỐ: 62 72 01 57 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. BS. LÊ MINH TUẤN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016 NGHIÊN CỨU PHẪU THUẬT ĐẶT VAN DẪN LƯU AHMED TRONG GLÔCÔM TRẺ EM TÁI PHÁT LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Phạm Thị Thủy Tiên MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT THUẬT NGỮ ANH-VIỆT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................. 5 1.1. Glôcôm trẻ em ...................................................................................... 5 1.2. Điều trị glôcôm trẻ em và glôcôm tái phát ........................................ 11 1.3. Phương pháp đặt thiết bị dẫn lưu ....................................................... 20 1.4. Phẫu thuật đặt van dẫn lưu Ahmed .................................................... 35 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 42 2.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................ 42 2.2. Phương pháp và phương tiện nghiên cứu ......................................... 43 2.3. Phương pháp thống kê ....................................................................... 65 2.4. Y đức trong nghiên cứu ..................................................................... 66 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................. 67 3.1. Đặc điểm nhóm bệnh nhân nghiên cứu ............................................. 67 3.2. Kết quả phẫu thuật ............................................................................ 74 3.3. Một số yếu tố liên quan kết quả phẫu thuật ...................................... 91 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ...................................................................... 96 4.1. Bàn luận về đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu ................................... 96 4.2. Bàn luận về kết quả điều trị ............................................................ 101 4.3. Các yếu tố liên quan đến kết quả phẫu thuật .................................. 128 4.4. Kinh nghiệm phẫu thuật đặt van Ahmed ........................................ 130 KẾT LUẬN ............................................................................................ 132 KIẾN NGHỊ VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ....................... 134 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC PHỤ LỤC HÌNH DANH SÁCH BỆNH NHI DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT BBT ĐNT KTC CBCM NA ST bóng bàn tay Đếm ngón tay khoảng tin cậy cắt bè củng mạc nhãn áp sáng tối TIẾNG ANH 5FU C/D MMC 5-fluorouracil tỉ lệ lõm đĩa mitomycin C THUẬT NGỮ ANH – VIỆT Alpha agonist Anterior segment dysgenesis (ASD) Beta- blockers Carbonic anhydrase inhibitor Congenital glaucoma Cup disc ratio (CDR) Encapsulated bleb Goniotomy Hypotony Glaucoma drainage device Intraocular pressure Low vision Needling Neural crest Primary congenital glaucoma Prostaglandin analogues Secondary glaucoma Shunt Trabecular meshwork Trabeculectomy Trabeculotomy Ultrasonic biomicroscopy –UBM chủ vận alpha loạn phát triển phần trước nhãn cầu chẹn bêta ức chế carbonic anhydrase glôcôm bẩm sinh tỉ lệ lõm đĩa bao hóa bọng mở góc tiền phòng nhãn áp thấp thiết bị dẫn lưu bệnh glôcôm nhãn áp thị lực thấp chọc dò bằng kim mào thần kinh glôcôm bẩm sinh nguyên phát đồng đẳng prostaglandin glôcôm thứ phát ống thông lưới bè cắt bè củng mạc mở bè củng mạc siêu âm sinh hiển vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Trang Bảng 1.1: Đặc điểm thiết kế của các loại van Ahmed 26 Bảng 1.2: Những biến chứng phẫu thuật thiết bị dẫn lưu 32 Bảng 3.1: Đặc điểm của bệnh nhân 67 Bảng 3.2: Phân bố bệnh nhân theo độ tuổi 68 Bảng 3.3: Lý do nhập viện của hai nhóm nghiên cứu 68 Bảng 3.4: Hình thái glôcôm của mắt bệnh lý 69 Bảng 3.5: Đặc điểm nhãn áp và thuốc hạ nhãn áp trước điều trị 70 Bảng 3.6: Tình trạng đĩa thị trước điều trị 71 Bảng 3.7: Đặc điểm đường kính giác mạc trước điều trị 72 Bảng 3.8: Đặc điểm can thiệp phẫu thuật hạ nhãn áp trước điều trị 73 Bảng 3.9: Nhãn áp trung bình trước và sau phẫu thuật 74 Bảng 3.10: Đánh giá sự cải thiện thị lực trước và sau phẫu thuật 78 Bảng 3.11: Sự thay đổi đường kính giác mạc trước và sau mổ 79 Bảng 3.12: Sự thay đổi tỉ lệ lõm đĩa trung bình trước và sau mổ 80 Bảng 3.13: Sự thay đổi mức độ bệnh trước và sau phẫu thuật 80 Bảng 3.14: Tương quan của tuổi với mức độ cải thiện tỉ lệ lõm đĩa 81 Bảng 3.15: Trung bình số loại thuốc hạ nhãn áp được sử dụng trước và sau phẫu thuật theo thời gian 82 Bảng 3.16: Bảng phân tích tỉ lệ sử dụng thuốc tại các thời điểm 83 Bảng 3.17: Biến chứng chung của hai nhóm phẫu thuật 85 Bảng 3.18: Đặc điểm biến chứng xẹp tiền phòng 85 Bảng 3.19: Các biến chứng của phẫu thuật đặt van Ahmed 87 Bảng 3.20: So sánh mức độ thành công của hai phẫu thuật 88 Bảng 3.21: Lý do thất bại của hai loại phẫu thuật 90 Bảng 3.22: Tương quan giữa pha tăng nhãn áp với kết quả phẫu thuật 91 Bảng 3.23: Tương quan giữa biến chứng với mức thành công của phẫu thuật 92 Bảng 3.24: Tương quan các yếu tố nguy cơ với mức độ thành công 93 Bảng 3.25: Ttương quan giữa mức độ bệnh với mức thành công phẫu thuật 94 Bảng 3.26: Bảng phân tích hồi quy đa biến Cox các yếu tố nguy cơ gây thất bại cho cả hai nhóm điều trị 95 Bảng 4.1: Kết quả các nghiên cứu phẫu thuật đặt van Ahmed ở glôcôm trẻ em 121 Bảng 4.2: Kết quả các nghiên cứu phẫu thuật cắt bè củng mạc với Mitomycin C ở glôcôm trẻ em 122 Bảng 4.3: Tỉ lệ thành công tích lũy của phẫu thuật cắt bè củng mạc với Mitomycin C 123 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ Trang Biểu đồ 3.1: Thị lực trước khi điều trị của hai nhóm nghiên cứu 70 Biểu đồ 3.2: Sự biến đổi nhãn áp giữa giữa hai nhóm phẫu thuật 75 Biểu đồ 3.3: Biểu đồ phân tán áp nhãn áp trước và sau phẫu thuật tại lần khám cuối cùng 76 Biểu đồ 3.4: So sánh thị lực sau phẫu thuật tại lần khám cuối cùng 77 Biểu đồ 3.5: So sánh tỉ lệ dung thuốc hạ nhãn áp sau phẫu thuật của hai nhóm nghiên cứu theo thời gian 84 Biểu đồ 3.6: Biểu đồ phân tích tỉ lệ sống tích lũy của mảnh ghép củng mạc đông khô trong phẫu thuật đặt van Ahmed 87 Biểu đồ 3.7: Tỉ lệ thành công tích lũy của từng loại phẫu thuật 89 Biểu đồ 3.8: Tỉ lệ thành công tích lũy của mắt không có với mắt có pha tăng nhãn áp trong phẫu thuật đặt van Ahmed 91 DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ Hình Trang Hình 1.1: Đĩa dẫn lưu Molteno 23 Hình 1.2: Đĩa dẫn lưu Bearveldt 23 Hình 1.3: Van dẫn lưu Krupin 24 Hình 1.4: Van dẫn lưu OptiMed 25 Hình 1.5: Cấu tạo van Ahmed FP7 25 Hình 2.1: Phẫu thuật đặt van Ahmed FP7 47 Hình 2.2: Phẫu thuật cắt bè củng mạc với MMC 48 Hình 2.3. Hình ảnh ống dẫn lưu trong tiền phòng 50 Hình 2.4. Bọng van Ahmed 50 Hình 2.5: Bọng kết mạc sau phẫu thuật cắt bè củng mạc 50 Hình 2.6: Bọng không hoạt động sau phẫu thuật cắt bè củng mạc 50 Hình 2.7: Vòng đo đường kính giác mạc 58 Hình 2.8: Cách đo đường kính giác mạc 58 Hình 2.9: Cách đo nhãn áp ở trẻ em 58 Hình 2.10: Máy siêu âm sinh hiển vi (UBM) 58 Hình 2.11: Hình ảnh siêu âm sinh hiển vi ống dẫn lưu 58 Hình 2.12: Củng mạc đông khô 64 Hình 2.13: Hình van Ahmed FP7 và FP8 64 Hình 4.1: Bao hóa bọng 114 Hình 4.2: Biến chứng đục thể thủy tinh sau phẫu thuật đặt van 114 Hình 4.3: Biến chứng bong hắc mạc sau cắt bè củng mạc 115 Hình 4.4: Sáu tháng sau phẫu thuật đặt van Ahmed 118 Hình 4.5: Hậu phẫu 15 tháng đặt van Ahmed 118 Hình 4.6: Ống van chạm giác mạc 118 Hình 4.7: Ống van chạm giác mạc trên hình UBM 118 Sơ đồ Trang Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tiến hành nghiên cứu 44 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Glôcôm trẻ em là bệnh hiếm gặp trên thế giới chiếm tỉ lệ 1:15.000 đến 1:10.000 trẻ sinh sống ở các nước Châu Âu và tăng lên 1:2.500 tại các vùng có cha mẹ cùng huyết thống như Trung Đông. Điều trị glôcôm trẻ em chủ yếu là phẫu thuật. Thuốc hạ nhãn áp chỉ có tác dụng tạm thời, được dùng trước khi chờ phẫu thuật hoặc dùng hỗ trợ thêm sau phẫu thuật [4],[51],[119]. Phẫu thuật chọn lựa đầu tiên điều trị glôcôm trẻ em nguyên phát là phẫu thuật mở góc tiền phòng hoặc mở bè củng mạc với tỉ lệ thành công từ 75–90% [59],[108]. Khi phẫu thuật tại góc tiền phòng thất bại, sự lựa chọn kế tiếp cho những trường hợp glôcôm tái phát là phẫu thuật tạo lỗ dò cắt bè củng mạc có kèm chất chống tăng sinh sợi như Mitomycin C (MMC) [63]. Nhiều nghiên cứu cho thấy tỉ lệ hạ nhãn áp thành công của phẫu thuật cắt bè củng mạc trẻ em rất thấp do đặc điểm phản ứng lành sẹo quá nhanh của trẻ. Tỉ lệ thành công khác nhau từ 37–50% trong năm đầu và tỉ lệ thành công của cắt bè củng mạc giảm dần theo thời gian [99],[108],[110]. Thêm vào đó, sẹo kết mạc từ những lần phẫu thuật trước đó sẽ giới hạn thành công của phẫu thuật cắt bè củng mạc lần sau. Để giảm tình trạng tạo sẹo và giúp phẫu thuật cắt bè củng mạc thành công, chất chống tăng sinh sợi như Mitomycin C hoặc 5-Fluorouracil được dùng thêm trong lúc phẫu thuật. Không may, việc sử dụng Mitomycin C trong phẫu thuật cắt bè củng mạc để lại những biến chứng lâu dài sau phẫu thuật như bọng mỏng, vô mạch, hay dò bọng gây tăng tỉ lệ nhiễm trùng liên quan đến bọng và viêm nội nhãn sau đó, nhất là ở trẻ em với tần xuất lên đến 17% [15],[20],[44, 108]. Các thiết bị dẫn lưu bệnh glôcôm (glaucoma drainage devices) ra đời như một giải pháp khắc phục biến chứng trên. Thiết bị dẫn lưu trong điều 2 trị bệnh glôcôm là một dụng cụ giúp thoát lưu thủy dịch từ tiền phòng ra khoang dưới kết mạc; được áp dụng trên thế giới từ năm 1969 khi Molteno giới thiệu đĩa dẫn lưu mang tên ông. Nhưng mãi đến năm 1973, đĩa dẫn lưu Molteno đầu tiên mới tiến hành đặt cho trẻ em. Những báo cáo của các tác giả khác nhau trên thế giới sử dụng các loại thiết bị dẫn lưu như đĩa dẫn lưu Baerveldt, van Ahmed để điều trị glôcôm trẻ em với tỉ lệ thành công từ 44– 95% [30],[77],[106]. Van dẫn lưu glôcôm Ahmed là loại van có kháng lực được thiết kế để tránh gây nhãn áp thấp mà vẫn duy trì nhãn áp trong mắt từ 8–12mmHg [42]. Nhiều nghiên cứu đã sử dụng van Ahmed trong glôcôm tái phát ở trẻ em cho tỉ lệ thành công kiểm soát nhãn áp tốt hơn 70–93% trong năm đầu [37],[41],[68],. Ngoài ra, phẫu thuật đặt van trở nên an toàn ít biến chứng nhãn áp thấp hoặc viêm nội nhãn hơn phẫu thuật cắt bè củng mạc với Mitomycin C [30],[33],[41],[68]. Chỉ định của đặt van dẫn lưu được xem như là phẫu thuật thay thế trong những trường hợp glôcôm tái phát ở trẻ em [110]. Tại Bệnh viện Mắt TP.HCM trước năm 2007, khi phẫu thuật tại góc như mở góc tiền phòng hoặc mở bè củng mạc ít được tiến hành, đa số trẻ em glôcôm thường được chỉ định cắt bè củng mạc từ đầu. Nghiên cứu hồi cứu trong 5 năm (2004–2008) của phẫu thuật cắt bè củng mạc trên glôcôm trẻ em cho thấy tỉ lệ thành công giảm từ 72,00% ở năm đầu tiên chỉ còn 31,00% sau 5 năm [8]. Khi mắt bị glôcôm tái phát, trẻ sẽ tiếp tục được phẫu thuật cắt bè củng mạc tiếp theo. Tỉ lệ thành công của những lần phẫu thuật sau thấp hơn do tái phát nhanh hơn. Đối với những trường hợp glôcôm tái phát thật sự là một thách thức cho các bác sĩ nhãn nhi [7]. Việc áp dụng đặt van dẫn lưu cho trẻ em được áp dụng tại bệnh viện từ 2008 mở ra một giải pháp mới cho các glôcôm tái phát khó điều trị. Tuy 3 nhiên, việc áp dụng đặt van dẫn lưu Ahmed cho glôcôm trẻ em tái phát có thật sự đem lại hiệu quả lâu dài hay không? Các lợi điểm của phẫu thuật đặt van như thế nào so với những biến chứng của cắt bè củng mạc với MMC trên mắt trẻ em? Phẫu thuật viên sẽ lựa chọn phẫu thuật nào tiếp theo cho glôcôm tái phát sau phẫu thuật tại góc hoặc cắt bè củng mạc thất bại: cắt bè củng mạc với chất chống chuyển hóa MMC hoặc phẫu thuật đặt van dẫn lưu? Cho tới thời điểm này, vẫn chưa có nghiên cứu nào tại Việt Nam được tiến hành theo dõi ứng dụng đặt van Ahmed cho glôcôm trẻ em để trả lời các câu hỏi trên. Với tính cấp thiết trên, nghiên cứu “Phẫu thuật đặt van dẫn lưu Ahmed trong glôcôm trẻ em tái phát” được tiến hành nhằm đánh giá tính hiệu quả và an toàn của phẫu thuật đặt van dẫn lưu Ahmed ở trẻ em bị glôcôm tái phát. 4 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Mô tả đặc điểm dịch tễ và lâm sàng của nhóm nghiên cứu glôcôm trẻ em tái phát. 2. Đánh giá tính hiệu quả và tính an toàn của phẫu thuật đặt van Ahmed so với phẫu thuật cắt bè củng mạc có áp MMC trong điều trị glôcôm trẻ em tái phát. 3. Phân tích các yếu tố liên quan ảnh hưởng đến thành công của phẫu thuật đặt van dẫn lưu Ahmed ở trẻ em. 5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. GLÔCÔM TRẺ EM 1.1.1. Đặc điểm giải phẫu phần trước nhãn cầu liên quan đến glôcôm 1.1.1.1. Cấu trúc liên quan đến tiết thủy dịch Thể mi gồm cơ thể mi và chồi thể mi. Cơ thể mi có ba phần: cơ vòng nằm trong nhất, cơ dọc phía ngoài và cơ tia ở giữa có tác dụng nối cơ vòng và cơ dọc. Cơ dọc có lẽ tham gia vào sự thoát thủy dịch bồ đào–củng mạc trong khi cơ vòng và cơ tia giữ vai trò chính trong sự điều tiết. Chồi thể mi là nơi sản xuất thủy dịch. Có tới 70–75 chồi thể mi. Thủy dịch chứa trong khoảng không gian giới hạn bởi mặt sau giác mạc và mặt trước thể mi và thể thủy tinh. Chức năng thủy dịch gồm duy trì nhãn áp thích hợp ổn định trương lực nhãn cầu; cung cấp chất và lấy đi những chất chuyển hóa từ giác mạc, thể thủy tinh, hệ thống lưới bè, tham gia phản ứng miễn dịch; tham gia hệ thống khúc xạ của mắt [5],[13],[71]. 1.1.1.2. Cấu trúc liên quan đến tuần hoàn thủy dịch Thể mi, dây chằng Zinn, thể thủy tinh chia nhãn cầu ra làm hai phòng không tương đương nhau. Hậu phòng là khoảng không gian bao quanh phía trước bởi mặt sau thể mi, phía sau giới hạn bởi ngoại biên bao trước của thể thủy tinh, mặt phẳng trước của dây chằng Zinn và phần trước của chồi thể mi, có thể tích 0,06ml. Tiền phòng là khoảng lồi ra trước được giới hạn bởi mặt sau giác mạc ở phía trước; phía sau được tạo thành từ mặt trước khe thể mi, mống mắt và bao trước thể thủy tinh, có thể tích 0,25ml. Vùng nối giữa mặt trước và mặt sau là góc tiền phòng. Góc tiền phòng tạo thành góc khoảng 450. Độ sâu tiền phòng sâu nhất ở trung tâm và giảm dần ra ngoại biên. Độ sâu tiền 6 phòng khác nhau theo di truyền học, nhân chủng học. Lúc mới sinh t ... ma valve implant in complicated glaucoma", Chang Gung Med J, 26(12), pp.904-10. 118. Yang HK., Park KH. (2009), "Clinical outcomes after Ahmed valve implantation in refractory paediatric glaucoma", Eye, 23(6), pp.1427-35. 119. Yanoff M., Ducker JS., Ophthalmology. 2005, Mosby. p. 1475- 1481,1569-1576. 120. Zhang, X., S., Du, Q., Fan, et al. (2009), "Long-term surgical outcomes of primary congenital glaucoma in China", Clinics (Sao Paulo), 64, pp.543-51. PHỤ LỤC KHOA MẮT NHI Số vào viện: BỆNH VIỆN MẮT TP.HCM. Mã số hồ sơ cứu:.... TỜ THÔNG TIN CHO BỆNH NHÂN Tên nghiên cứu: “Nghiên cứu phẫu thuật đặt van dẫn lưu Ahmed trong glôcôm trẻ em tái phát” Tên BS nghiên cứu: BS Phạm Thị Thủy Tiên Địa chỉ: Khoa Glaucoma, Bệnh viện Mắt TP.HCM Điện thoại: 848 3 932 6732 Mở đầu Con bạn mắc bệnh glôcôm (cườm nước) và đã tiến hành phẫu thuật nhưng hiện tại bệnh đang bị tái phát và nhãn áp trong mắt con bạn rất cao, cho dù đang sử dụng rất nhiều loại thuốc hỗ trợ khác nhau. Vì vậy, việc tiến hành phẫu thuật tiếp theo là rất cần thiết. Tờ thông tin này cho bạn sự mô tả chi tiết về nghiên cứu và sẽ giúp bạn quyết định lựa chọn phương pháp điều trị cho con bạn nếu bạn muốn tham gia. H1: Nghiên cứu gì? Mục đích của nghiên cứu là đánh giá tính hiệu quả và an toàn của phương pháp đặt van dẫn lưu Ahmed khi so sánh với phương pháp cắt bè củng mạc (CBCM) có áp thêm MMC (chất chống chuyển hoá), trong điều trị bệnh glôcôm tái phát. Những bệnh nhân bị glôcôm tái phát như con bạn sẽ được mời tham gia vào nghiên cứu. Nghiên cứu này sẽ tiến hành tại BV Mắt TP.HCM. Con bạn sẽ được chọn vào một trong hai nhóm phẫu thuật. Hai nhóm phẫu thuật là: Nhóm 1: tiến hành phẫu thuật đặt van Ahmed. Nhóm 2: tiến hành phẫu thuật CBCM kết hợp chất chống chuyển hoá MMC. Sau đó bệnh nhân sẽ được tái khám và theo dõi 12 tháng. H2: Bạn sẽ phải làm gì? Nếu bạn đồng ý tham gia vào nghiên cứu này, bạn sẽ phải làm những điều sau đây: a. Bạn phải đưa con bạn đến bệnh viện để được thăm khám xem có phù hợp vào nghiên cứu không. Các đánh giá bao gồm tình trạng sức khỏe, tình hình thị lực, và tình trạng mắt của trẻ. b. Nếu mắt con bạn phù hợp và bạn đồng ý tham gia nghiên cứu, bạn được bốc thăm ngẫu nhiên chọn lựa phương pháp phẫu thuật cho con bạn. Kết quả bốc thăm này không được thay đổi. Phụ lục 1 c. Sau khi tiến hành phẫu thuật, bạn cần cho con bạn đi khám bệnh 5 lần sau khi xuất viện 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng. Con bạn vẫn có thể khám bổ sung nếu con bạn hay bạn thấy có vấn đề bất thường khác ở mắt. d. Con bạn cần phải dùng thuốc đúng và đủ sau phẫu thuật theo lời dặn của bác sĩ phẫu thuật và phải thông báo cho bác sĩ những thuốc uống khác mà trẻ bắc buộc phải dùng thêm. H3: Phẫu thuật viên sẽ làm gì? Nếu bạn đồng ý cho con bạn tham gia vào nghiên cứu, bác sĩ sẽ thực hiện các việc sau: a. Đánh giá lâm sàng xem con bạn có thích hợp để vào nghiên cứu không. b. Sau khi đánh giá lâm sàng, nếu thấy phù hợp: Bác sĩ nghiên cứu sẽ chọn con bạn vào nhóm nghiên cứu. Bác sĩ sẽ lên chương trình phẫu thuật cho con bạn. Kiểm tra tiền phẫu sẽ được tiến hành như thường quy. Bác sĩ sẽ tiến hành đặt van dẫn lưu hoặc CBCM +MMC Bác sĩ sẽ theo dõi chặt chẽ nhãn áp (áp lực trong mắt) bằng máy đo nhãn áp không gây đau và sợ hãi cho trẻ, đồng thời các biến chứng xảy ra ở mắt con bạn trong vòng 12 tháng theo lịch tái khám. Trẻ lớn có thể đánh giá thêm thị lực. H4: Các biến chứng có thể xảy ra khi tiến hành phẫu thuật Tất cả các phẫu thuật đều có thể xảy ra biến chứng. Nhóm đặt van có các biến chứng sau: hạ nhãn áp quá nhiều, tăng áp do xơ bao bọc, nhiễm trùng, lộ ống, nghẽn ống, bong võng mạc, teo nhãn, rút van dẫn lưu. Nhóm cắt bè củng mạc + MMC: các biến chứng hạ nhãn áp, nhiễm trùng, tăng NA tái phát, dò bọng, xẹp tiền phòng. Các biến chứng này nếu xảy ra sẽ được can thiệp ngay vì vậy bạn cần cho con bạn đi theo dõi định kỳ theo hẹn. H5: Có lợi ích gì không? Sẽ ra sao nếu tôi không muốn tham gia, và rút khỏi nghiên cứu? Con bạn sẽ được thăm khám miễn phí trong vòng 12 tháng sau phẫu thuật. Bạn được tự nguyện quyết định cho con bạn tham gia nghiên cứu hay không. Khi đã đồng ý tham gia và ký vào giấy thông báo đồng ý, nếu bạn thay đổi ý định trước khi phẫu thuật, sự lựa chọn của bạn đều được tôn trọng. Bác sĩ sẽ tiếp tục điều trị theo theo cách thường lệ của họ. Bạn có thể chọn ra khỏi nghiên cứu bất kỳ lúc nào mà không phải bồi thường và cũng không bị ảnh hưởng đến sự chăm sóc y tế cho con bạn. Bác sĩ nghiên cứu có thể chấm dứt sự tham gia nghiên cứu bất kỳ lúc nào, ngay cả khi không có sự đồng ý của bạn: Bạn không theo các hướng dẫn để tham gia nghiên cứu. Không đi tái khám đúng theo lịch hẹn. H6: Chi phí phẫu thuật bao nhiêu? Chi phí cho phẫu thuật đặt van là 5,000,000 (năm triệu đồng) và 2,000,000 (hai triệu đồng) cho phẫu thuật CBCM + MMC. Nếu sự lựa chọn của con bạn là phẫu thuật đặt van mà kinh tế bạn không cho phép thì phương pháp CBCM + MMC sẽ là phương pháp thay thế và dĩ nhiên là bạn không thể chọn vào nhóm nghiên cứu. H7: Bạn phải làm gì khi đã quyết định tham gia nghiên cứu? Trước khi quyết định tham gia nghiên cứu, bạn có thể bàn luận với người thân hay gia đình. Nếu bạn đồng ý tham gia nghiên cứu này, bạn sẽ được yêu cầu ký vào giấy đồng ý rằng bạn đã được thông tin về nghiên cứu, đã hiểu rõ sự giải thích của bác sĩ, và tự nguyện đồng ý tham gia. H8: Nếu thắc mắc thì sẽ hỏi ai? Mọi thắc mắc về nghiên cứu hoặc trong thời gian tiến hành nghiên cứu sẽ được giải đáp tại chỗ hoặc qua số điện thoại: BS. Phạm Thị Thủy Tiên, ĐT: 0913 760 363. XÁC NHẬN CỦA BÁC SĨ NGHIÊN CỨU Tôi, là bác sĩ đang tiến hành nghiên cứu, xác nhận rằng tôi đã giải thích toàn bộ các vấn đề liên quan đến mục đích, tính chất, những rủi ro có thể xảy ra khi tiến hành phẫu thuật và nguy cơ dự kiến khi tham gia nghiên cứu này cho phụ huynh/ người nuôi nấng (đại diện hợp pháp). Ông/ bà đã đọc và giữ một bản sao của tờ thông tin cho bệnh nhân và đã ký vào Giấy Đồng Ý tham gia. Ông/ bà đã đồng ý tự nguyện cho con mình tham gia vào nghiên cứu. Ngày: Chữ ký và họ tên BS nghiên cứu BS. Phạm Thị Thủy Tiên GIẤY ĐỒNG Ý THAM GIA NGHIÊN CỨU Tôi tên là: ................................................................... Tuổi: ................ Nam / Nữ Nghề nghiệp: ......................................................................................................... Nơi làm việc: ......................................................................................................... Địa chỉ: .................................................................................................................. Điện thoại liên lạc: ................................................................................................ Là phụ huynh/ người nuôi dưỡng, đại diện của bệnh nhi họ tên là: ............................................................................................................................... hiện đang được điều trị tại khoa: Mắt Nhi, Bệnh viện Mắt TP.HCM Tôi đã đọc và hiểu tờ thông tin cho bệnh nhân về nghiên cứu này và đã có cơ hội hỏi bất kỳ câu hỏi nào. Tôi hiểu và chấp nhận các câu trả lời đưa ra. Tôi xác nhận rằng tôi đã có đủ thời gian để nghĩ về nghiên cứu và tự nguyện đồng ý con tôi tham gia vào nghiên cứu này và biết rằng bất kỳ lúc nào tôi đều có thể có thêm thông tin từ bác sĩ và ngưng tham gia vào nghiên cứu mà không ảnh hưởng đến cách chăm sóc y khoa thường ngày. Tôi xác nhận rằng việc đồng ý cho con tôi tham gia vào nghiên cứu và tuân theo các theo dõi hậu phẫu sau này là hoàn toàn tự nguyện và không khiếu kiện về sau. Bệnh viện Mắt TP.HCM, ngày ..tháng năm 20 Chữ ký phụ huynh/ đại diện người bệnh Họ tên ____________________ Phụ lục 2 Phoøng Thí Nghieäm Vaät Lieäu Sinh Hoïc Beänh vieän Maét Boä moân Moâ Phoâi – Giaûi Phaãu Beänh Khoa . Ñaïi Hoïc Y Khoa Phaïm Ngoïc Thaïch 86/2 Thaønh Thaùi, P12, Q10, TPHCM ÑT: (08) 38652663 Fax: (08) 8650025 Email: bmmp@utchcmc.org PHIEÁU GHEÙP MOÂ Hoï vaø teân beänh nhaân: .. Tuoåi .Nam/ Nöõ Ñòa chæ: Soá beänh aùn:Vaøo vieän ngaøy:.Ra vieän ngaøy:. Chaån ñoaùn: Ñieàu trò:.. Ngaøy moå gheùp moâ:.. Maõ soá cuûa moâ gheùp ñaõ söû duïng: Nhaän xeùt/ ñeà nghò: Ñaùnh giaù chung cuoäc moå gheùp (Neáu chöa ñaùnh giaù ñöôïc ngay, xin göûi tôø phieáu boå sung sau taùi khaùm): º Raát toát º Toát º Khoâng hoaëc chöa ñaùnh giaù ñöôïc ngay º Thaát baïi º Thaát baïi do maûnh gheùp Ngaøy thaùng.naêm 20. Phaãu thuaät vieân (Kyù, ghi roõ hoï teân) Phuï luïc 3 Trang 1 GIAÁY CAM ÑOAN Toâi teân: .naêm sinh.., CMND.............. Ñòa chæ: Sau khi ñaõ ñöôïc baùc só (ghi roõ hoï teân)... giaûi thích roõ veà nguoàn goác vaø caùch thöùc thöïc hieän moâ gheùp vaøo cô theå, toâi ñoàng yù ñeå caùc baùc só tieán haønh cuoäc moå, cho baûn thaân toâi hoaëc cho ngöôøi thaân cuûa toâi teân laø.. coù quan heä laø. cuûa toâi. Nguoàn goác moâ gheùp (ñaùnh daáu x vaøo oâ thích hôïp) º Moâ ñoàng loaïi, töø ngöôøi hieán moâ ñaõ maát º Moâ ñoàng loaïi, töø ngöôøi hieán moâ coøn soáng º Moâ dò loaïi, töø ñoäng vaät. Ngaøy...thaùng...naêm 20.... Beänh nhaân hoaëc thaân nhaân Kyù, ghi roõ hoï teân Ñieàu 32 Boä Luaät Daân Söï yeâu caàu beänh nhaân hoaëc thaân nhaân beänh nhaân phaûi ñöôïc hoûi yù kieán tröôùc khi phaãu thuaät gheùp moâ, ngoaïi tröø tröôøng hôïp moå caáp cöùu. Ñeà nghò caùc phaãu thuaäït vieân chaáp haønh vaø göûi phieáu naøy veà Phoøng Thí Nghieäm Vaät Lieäu Sinh Hoïc Boä moân Moâ Phoâi – Giaûi Phaãu Beänh, Ñaïi Hoïc Y Khoa Phaïm Ngoïc Thaïch, 86/2 Thaønh Thaùi, P12, Q10, TPHCM, ÑT: 38652663 Trang 2 PHIEÁU THEO DOÕI Tên nghiên cứu: Nghiên cứu phẫu thuật đặt van Ahmed trong glôcôm tái phát ở trẻ em. Teân BS nghieân cöùu: BS. Phaïm Thò Thuûy Tieân Hoï teân beänh nhaân: ...................................................................................... Giôùi: ....................... Tuoåi: ...................... ÑT: ............................................. Khaùm tröôùc phaãu thuaät MP MT Thò löïc Nhaõn aùp mmHg mmHg Chaån ñoaùn Gloâcoâm nguyeân phaùt: º Gloâcoâm thöù phaùt: º Gloâcoâm nguyeân phaùt Gloâcoâm thöù phaùt: Phaãu thuaät Môû goùc º CBCM º CBCM +MMC º Huûy theå mi º Môû goùc º CBCM º CBCM +MMC º Huûy theå mi º Tuoåi luùc phaãu thuaät <2t º 2-5 º >5-10 º >10 º <2t º 2-5 º >5-10 º >10 º Thuoác haï NA ñang söû duïng Beta-blocker º CAIs º Prostagladin º Beta-blocker º CAIs º Prostagladin º Khaùm ÑK GM CDR Truïc nhaõn caàu Phẫu thuaät: MP / MT: .............................................................................................. Ngaøy phẫu thuật: ........................................................................................................... Phuï luïc 4 Theo doõi haäu phaãu maét moå : MP / MT HP1 HP2 HP3 HP4 HP5 HP6 HP7 Thò löïc NA Bieán chöùng sôùm Theo doõi taùi khaùm 1th 3th 6th 12 th 18 th 24th 36th Thò löïc NA ÑK GM CDR Truïc nhaõn caàu Bieán chöùng Thuoác caàn söû duïng theâm Ngaøy baét ñaàu söû duïng Beta-blocker CAIs Prostagladin Thuoác khaùc BS nghieân cöùu PHỤ LỤC HÌNH Hình 1: Bọng kết mạc vô mạch tại rìa giác củng mạc 24 tháng sau phẫu thuật CBCM với MMC. Bọng vẫn hoạt động, áp suất nội nhãn 10mmHg. Hình 2: Biến chứng bong võng mạc gây thãn sau phẫu thuật cắt bè củng mạc với mitomycin C. 1 3 2 1 3 2 Hình 3: (A): Hình ảnh chụp cắt ngang củng mạc đông khô bằng AS-OCT sau ba tháng. Lớp kết mạc (2) ngoài cùng và mảnh ghép củng mạc (3) phủ lên trên ống van (1). (B): Hình ảnh củng mạc đông khô mỏng đi sau hậu phẫu 12 tháng. Kết mạc (2) còn nguyên vẹn, lớp củng mạc đông khô (3) tiêu đi để lại một màng mỏng phủ lên trên ống dẫn lưu (1). Củng mạc ghép hòa nhập với mô quanh ống không để lại khoảng trống nào và giúp cố định ống dẫn lưu. Hình 4: Hình ảnh siêu âm sinh hiển vi (UBM) ống dẫn lưu trong tiền phòng đúng vị trí nằm trên mống mắt và không chạm vào giác mạc; hình ảnh cho thấy rõ thành ống và lòng ống. Hình 5: Hình ảnh sinh hiển vi (UBM) ống van nằm trên củng mạc ngoài nhãn cầu. Ống dẫn lưu được phủ kín một lớp mô xơ dày đồng nhất bên trên; bên dưới ống có cấu trúc âm không đồng nhất do thấm thủy dịch; chứng tỏ van hoạt động tốt. Hình 6: Hình ảnh siêu âm sinh hiển vi đĩa van Ahmed của cùng một bệnh nhân. Bên trái còn thấy một phần ống dẫn lưu, bên phải là hình đĩa van. Hình 7: Hình ảnh ống dẫn lưu trong tiền phòng chụp bằng máy AS-OCT cho thấy ống nằm đúng vị trí, không chạm vào giác mạc cũng như mống mắt. DANH SÁCH BỆNH NHÂN STT HỌ VÀ TÊN TUỔI (tháng) GIỚI SỐ HỒ SƠ NGOẠI TRÚ SỐ HỒ SƠ NHẬP VIỆN NHÓM ĐẶT VAN AHMED 1 NGUYEN HOANG Q. 47 Nam 376 75N/11 2 NGUYEN TRUONG H. 93 Nam 198 932N/11 3 BUI HONG C. 18 Nam 422 186N/11 4 VU NGUYEN THANH A. 144 Nam 172 2485N/10 5 NGUYEN VAN K. 132 Nam 402 2217N/10 6 DO PHAM HUYNH H. 7 Nữ 89 259N/10 7 NGUYEN THANH H. 111 Nam 57 329N/07 8 HO THI MAI T. 183 Nữ 163 706B/10 9 LUONG VINH T. 130 Nam 59 1182N/10 10 NGUYEN THU P. 117 Nữ 252 1059N/10 11 BUI LUONG MANH H. 2 Nam 109 479N/10 12 LE MINH Q. 96 Nam 7 376N/10 13 TRAN NGUYEN NGOC D. 103 Nữ 80 253N/10 14 DUONG THI BICH T. 147 Nữ 111 194N/10 15 MY HONG Q. 182 Nữ 384 2607N/10 16 HOANG LE S. 174 Nam 82 2610N/10 17 TRAN THI NGOC T. 33 Nữ 392 97N/09 18 PHAM HONG D. 57 Nữ 250 675N/09 19 MAI QUOC T. 170 Nam 349 1509N/09 20 TRAN THI CAM L. 8 Nữ 390 577N/09 21 NGUYEN TRAN ANH T. 1 Nữ 394 2812N/09 22 HA HUY H. 64 Nam 97 2815N/09 23 NGUYEN THI ANH T. 56 Nữ 125 2630N/09 24 NGUYEN HOANG LAM N. 52 Nữ 150 2558N/09 25 VO THI TRUC L. 6 Nữ 328 356N/09 NHÓM CẮT BÈ CỦNG MẠC+MMC 26 ONG THI PHUONG U. 96 Nữ 513 376N/12 27 TRAN THAI NGOC T. 89 Nữ 444 257N/11 28 THAI THI KIM T. 173 Nữ 185 1334N/11 29 NGUYEN CHAN N. 99 Nam 417 542N/11 30 TRINH THUY L. 193 Nữ 113 413N/11 31 NGUYEN THI NGUYET N. 180 Nữ 418 1053N/10 32 LAI VAN P. 120 Nam 421 1420N/10 33 TRAN VAN C. 59 Nam 90 1078N/10 34 NGUYEN HOANG Q. 39 Nam 376 718N/10 35 HUYNH TAN P. 103 Nam 372 717N/10 36 NGUYEN THUY V. 113 Nữ 274 478N/10 37 NGUYEN BA H. 178 Nam 13 2189N/09 38 NGO TRONG D. 58 Nam 24 1977N/09 39 PHAM HONG D. 33 Nữ 250 2424N 40 TRAN THI NGOC T. 24 Nữ 392 97N/09 41 TRINH NGUYEN HOANG P. 2 Nữ 401 158N/09 42 LUU THIEN T. 129 Nữ 275 278N/09 43 VO NGOC KHANH V. 40 Nữ 173 167N/09 44 NGUYEN THI H. 58 Nữ 225 24N/09 45 NGUYEN THI DIEM M. 192 Nữ 395 2139N/09 46 NGUYEN THI VAN A. 105 Nữ 366 713N/09 47 TRUONG HOAI Đ. 92 Nam 277 140N/09 48 MAI QUOC T. 148 Nam 349 1620N/09 49 PHAM THE D. 19 Nam 280 251N/09 50 NGUYEN THI NGOC H. 49 Nữ 143 517N/09 Xác nhận của thầy hướng dẫn Xác nhận của Ban Giám đốc Bệnh viện
File đính kèm:
- luan_an_nghien_cuu_phau_thuat_dat_van_dan_luu_ahmed_trong_gl.pdf
- THONG TIN TIEN SI DUA LEN MANG - BS THUY TIEN.pdf
- TOM TAT LUAN AN DAT VAN - BS THUYTIEN BVMTPHCM.pdf