Luận án Nghiên cứu quy trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm giun nhiều tơ perinereis nuntia var. brevicirris (grube, 1857) làm thức ăn nuôi vỗ tôm bố mẹ

Nuôi trồng thủy sản đã và đang phát triển góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu

cho nền kinh tế Việt Nam. Trong đó ngành nuôi tôm, bao gồm tôm sú và tôm chân

trắng đã mang lại lợi nhuận lớn cho nghề nuôi trồng thủy sản. Hiện nay, cả nước có

2.457 cơ sở sản xuất giống tôm nước lợ, trong đó có 1.855 cơ sở sản xuất giống tôm sú

và 602 cơ sở sản xuất giống tôm chân trắng. Trong năm 2018, số lượng tôm chân trắng

bố mẹ nhập khẩu khoảng 200.000 con chưa tính lượng tôm bố mẹ sản xuất trong nước

tăng 10,9% so với năm 2017 (Nguyễn Văn Hữu, 2020). Hiện nay vấn đề “an toàn sinh

học” là một trong những mối quan tâm của người sản xuất giống tôm vì lo ngại khi sử

dụng nguồn giun nhiều tơ ngoài tự nhiên mà không kiểm soát được mầm bệnh như

bệnh đốm trắng (WSSV) (Vijayan và cộng sự, 2005), bệnh hoại tử gan tụy cấp

(AHPND), bệnh vi bào tử trùng (EHP) (Thitamadee và cộng sự, 2016) sẽ ảnh hưởng

trực tiếp đến chất lượng tôm bố mẹ và con giống. Điều này cho thấy, nhu cầu về nguồn

thức ăn có chất lượng cao đảm bảo an toàn sinh học sử dụng trong nuôi vỗ thành thục

tôm bố mẹ là rất lớn.

Giun nhiều tơ thuộc ngành giun đốt Annelida, lớp giun nhiều tơ Polychaeta và

họ Nereididae. Lớp giun nhiều tơ có số lượng loài phong phú (được ghi nhận hơn

10.000 loài), phân bố rộng và có thể sống trong khoảng biến thiên nhiệt độ và độ sâu

lớn (Rouse và Fauchald, 1997). Loài Perinereis nuntia var. brevicirris phân bố tại

nhiều khu vực trên thế giới như Nhật Bản, Úc, New-Caledonia, Malaysia, Ấn Độ

Dương, biển Hồng Hải, Saint Paul Island, Nicobar Island, và Việt Nam. Ở Việt Nam,

loài này được gọi là “dời cát” hay “giun cát”, phân bố ở vịnh Bắc Bộ (Gurjanova,

1972), Khánh Hòa, Ninh Thuận và Phú Yên (Nguyễn Văn Dũng và cộng sự, 2011).

pdf 177 trang dienloan 8120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu quy trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm giun nhiều tơ perinereis nuntia var. brevicirris (grube, 1857) làm thức ăn nuôi vỗ tôm bố mẹ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu quy trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm giun nhiều tơ perinereis nuntia var. brevicirris (grube, 1857) làm thức ăn nuôi vỗ tôm bố mẹ

Luận án Nghiên cứu quy trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm giun nhiều tơ perinereis nuntia var. brevicirris (grube, 1857) làm thức ăn nuôi vỗ tôm bố mẹ
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG 
NGUYỄN VĂN DŨNG 
NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI 
THƯƠNG PHẨM GIUN NHIỀU TƠ Perinereis nuntia var. 
brevicirris (Grube, 1857) LÀM THỨC ĂN NUÔI VỖ TÔM BỐ MẸ 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ 
Khánh Hòa – 2021 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG 
NGUYỄN VĂN DŨNG 
NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI 
THƯƠNG PHẨM GIUN NHIỀU TƠ Perinereis nuntia var. 
brevicirris (Grube, 1857) LÀM THỨC ĂN NUÔI VỖ TÔM BỐ MẸ 
 Ngành đào tạo: Nuôi trồng thủy sản 
 Mã số: 9620301 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ 
Phản biện 1: PGS. TS. Nguyễn Như Trí 
Phản biện 2: TS. Nguyễn Văn Thành 
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 
 TS. TRƯƠNG HÀ PHƯƠNG 
 TS. LỤC MINH DIỆP 
Khánh Hòa - 2021 
iii 
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi xin cam đoan công trình “Nghiên cứu quy trình sản xuất giống và nuôi 
thương phẩm giun nhiều tơ Perinereis nuntia var. brevicirris (Grube, 1857) làm thức 
ăn nuôi vỗ tôm bố mẹ” là kết quả nghiên cứu nghiêm túc của tôi trong suốt thời gian từ 
năm 2013 đến năm 2018. Các kết quả thu được trong luận án là một phần thành quả 
nghiên cứu của các đề tài cấp cơ sở “Nghiên cứu đặc điểm sinh học và thử nghiệm sinh 
sản nhân tạo giun nhiều tơ Perinereis nuntia var. brevicirris (Grube, 1857)” năm 2011, đề 
tài cấp Bộ “Nghiên cứu sản xuất giống và nuôi thương phẩm giun nhiều tơ Perinereis 
nuntia var. brevicirris (Grube, 1857) làm thức ăn nuôi vỗ tôm bố mẹ” từ năm 2012-2014 
và dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ “Hoàn thiện quy trình sản xuất giống và nuôi 
thương phẩm giun nhiều tơ Perinereis nuntia var. brevicirris (Grube, 1857) quy mô 
hàng hóa làm thức ăn nuôi vỗ tôm bố mẹ” từ năm 2016-2018 do tôi làm chủ nhiệm. 
Tôi xin cam đoan các kết quả, số liệu trong luận án là trung thực và chưa từng 
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. 
Khánh Hòa, ngày 05 tháng 01 năm 2021 
 Tác giả luận án 
 Nguyễn Văn Dũng 
iv 
LỜI CẢM ƠN 
Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám hiệu Trường Đại học Nha 
Trang, Ban lãnh đạo Viện Nuôi trồng Thủy sản, Phòng Đào tạo Sau Đại học trường 
Đại học Nha Trang đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập 
và nghiên cứu. 
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban lãnh đạo Viện Nghiên cứu Nuôi 
trồng Thủy sản III và lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nuôi biển Nha 
Trang đã tạo mọi điều kiện thuận lợi về mặt thời gian cho tôi thực hiện luận án. 
Lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tôi muốn gửi đến hai Thầy hướng dẫn: 
TS. Trương Hà Phương và TS. Lục Minh Diệp, những người đã định hướng nghiên 
cứu và tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện luận án. 
Xin cám ơn các em sinh viên các khóa 55NT và 56NT đã nhiệt tình hỗ trợ tôi 
trong công tác nghiên cứu. 
Cuối cùng là lời cám ơn đến những người thân yêu trong gia đình đã động viên, 
giúp đỡ tôi về tinh thần cũng như vật chất trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và 
hoàn thành luận án này. 
Khánh Hòa, ngày 05 tháng 01 năm 2021 
 Tác giả luận án 
 Nguyễn Văn Dũng 
v 
MỤC LỤC 
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... iii 
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ iv 
MỤC LỤC ................................................................................................................... v 
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ vii 
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ viii 
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................... x 
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................... 4 
1.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN CỦA GIUN NHIỀU TƠ .............. 4 
1.1.1 Đặc điểm sinh học sinh sản giun nhiều tơ ............................................................ 4 
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NUÔI GIUN NHIỀU TƠ ........................................ 9 
1.2.1 Nghiên cứu về sinh sản và ương nuôi giun nhiều tơ ............................................ 9 
1.3. NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA TÔM BIỂN.................................................... 15 
1.3.1. Nhu cầu protein và năng lượng ........................................................................ 15 
1.3.2. Nhu cầu lipid và các axít béo thiết yếu (EFAs) ................................................. 17 
1.3.3. Các nhóm lipid khác nhau ................................................................................ 19 
1.3.4. Thành phần sinh hóa buồng trứng .................................................................... 20 
1.3.5. Nhu cầu vitamin ............................................................................................... 21 
1.3.6. Nhu cầu về các chất khoáng ............................................................................. 22 
1.4. GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA GIUN NHIỀU TƠ ............................................. 22 
1.4.1. Thành phần dinh dưỡng trong giun nhiều tơ ..................................................... 22 
1.4.2. Thành phần axít amin trong giun nhiều tơ ........................................................ 22 
1.4.3. Thành phần axít béo trong giun nhiều tơ .......................................................... 23 
1.4.4. Thành phần khoáng và vitamin trong giun nhiều tơ .......................................... 25 
1.4.5. Giá trị dinh dưỡng của giun nhiều tơ trong nuôi trồng thủy sản ........................ 25 
CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................... 30 
2.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ..................................................... 30 
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................................. 30 
2.3. SƠ ĐỒ KHỐI NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................ 30 
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................... 31 
2.4.1. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản................................................. 31 
2.4.2. Nghiên cứu nuôi giun bố mẹ ............................................................................ 32 
2.4.3. Nghiên cứu ương nuôi ấu trùng ........................................................................ 33 
vi 
2.4.4. Nghiên cứu nuôi thương phẩm ......................................................................... 36 
2.4.5. Đánh giá chất lượng giun nhiều tơ trong nuôi vỗ thành thục tôm bố mẹ ........... 39 
2.4.6. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu .............................................................. 40 
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................. 44 
3.1. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản ................................................... 44 
3.1.1. Mùa vụ sinh sản của giun nhiều tơ ................................................................... 44 
3.1.2. Kích thước thành thục sinh dục lần đầu ............................................................ 45 
3.1.3. Phân biệt giới tính, tỷ lệ đực cái ....................................................................... 46 
3.1.4. Hệ số thành thục của giun nhiều tơ ................................................................... 47 
3.1.5. Sức sinh sản của giun nhiều tơ ......................................................................... 47 
3.1.6. Các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục ...................................................... 48 
3.1.7. Thời gian phát triển phôi .................................................................................. 51 
3.1.8. Sự phát triển của ấu trùng................................................................................. 52 
3.2. Nghiên cứu nuôi giun bố mẹ ............................................................................... 54 
3.2.1. Ảnh hưởng của thức ăn đến sinh sản của giun bố mẹ ....................................... 54 
3.2.2. Ảnh hưởng của mật độ nuôi đến sinh sản của giun bố mẹ ................................ 58 
3.2.3. Thực nghiệm nuôi giun bố mẹ và cho sinh sản ................................................. 62 
3.3. Nghiên cứu ương nuôi ấu trùng ........................................................................... 64 
3.3.1. Ảnh hưởng của thức ăn ương nuôi ấu trùng ...................................................... 64 
3.3.2. Xác định mật độ ương nuôi .............................................................................. 67 
3.3.3. Xác định độ mặn ương nuôi ............................................................................. 69 
3.3.4. Thực nghiệm ương nuôi ấu trùng giun nhiều tơ đến cỡ giống 2 cm .................. 71 
3.4. Nghiên cứu kỹ thuật nuôi thương phẩm .............................................................. 74 
3.4.1. Xác định loại thức ăn, chế độ và khẩu phần cho ăn .......................................... 74 
3.4.2. Xác định mật độ nuôi thích hợp ....................................................................... 83 
3.4.3. Thực nghiệm nuôi thương phẩm....................................................................... 85 
3.5. Đánh giá chất lượng giun nhiều tơ trong nuôi vỗ thành thục tôm bố mẹ .............. 87 
3.5.1. Phân tích thành phần sinh hóa trong giun nhiều tơ từ nguồn tự nhiên và nguồn 
nuôi thương phẩm ...................................................................................................... 87 
3.5.2. Đánh giá chất lượng giun nhiều tơ từ nguồn tự nhiên và nguồn nuôi thương 
phẩm trong nuôi vỗ thành thục tôm bố mẹ ................................................................. 90 
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 94 
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 96 
PHỤ LỤC 
vii 
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 
C14:0 Acid Myristic 
C16:0 Acid Palmitic 
C16:1n-7 Acid Palmitoleic 
C18:0 Acid Stearic 
C18:1n-9 Acid Oleic 
C19:0 Acid nonadecanoic 
C19:1 Acid nonadecenoic 
C20:2n-6 Acid eicosadienoic 
C20:4n-6 Acid arachidonic (AA) 
C22:4n-6 Acid adrenic 
C22:6n-3 Acid docosahexaenoic (DHA) 
20:5n-3 Acid eicosapentaenoic (EPA) 
FA Fatty acid 
HUFA High unsaturated fatty acid 
MUFA Monounsaturated fatty acid 
n-3 Omega 3 
n-6 Omega 6 
PUFA Polyunsaturated fatty acid 
SFA Saturated fatty acid 
TAG Triacylglyceride 
viii 
DANH MỤC BẢNG 
Bảng 3.1. Tỷ lệ thành thục sinh dục của giun nhiều tơ (n=60) .................................... 44 
Bảng 3.2. Tỷ lệ đực, cái của giun nhiều tơ qua các tháng thu mẫu (n=60) .................. 46 
Bảng 3.3. Hệ số thành thục của giun nhiều tơ ............................................................ 47 
Bảng 3.4. Sức sinh sản của giun nhiều tơ (n=60) ....................................................... 47 
Bảng 3.5. Thời gian phát triển của phôi của giun nhiều tơ .......................................... 51 
Bảng 3.6. Sinh trưởng về khối lượng (g/con) của giun nhiều tơ ................................. 54 
Bảng 3.7. Sức sinh sản của giun nhiều tơ trong các nghiệm thức ............................... 57 
Bảng 3.8. Chất lượng giun nhiều tơ bố mẹ sử dụng các loại thức ăn khác nhau .......... 58 
Bảng 3.9. Sinh trưởng về khối lượng (g/con) của giun nhiều tơ ở mật độ nuôi khác nhau .... 58 
Bảng 3.10. Tỷ lệ thành thục (%) của giun nhiều tơ ở các mật độ nuôi khác nhau......... 60 
Bảng 3.11. Sức sinh sản của giun nhiều tơ ở các mật độ nuôi khác nhau .................... 61 
Bảng 3.12. Chất lượng giun nhiều tơ bố mẹ ............................................................... 62 
Bảng 3.13. Kết quả nuôi vỗ giun nhiều tơ qua các đợt ............................................... 62 
Bảng 3.14. Kết quả tuyển chọn giun nhiều tơ ............................................................. 63 
Bảng 3.15. Chỉ tiêu sinh sản qua các đợt .................................................................... 64 
Bảng 3.16. Sinh trưởng về chiều dài và số đốt của giun ương nuôi ở tỷ lệ thức ăn khác nhau ..... 64 
Bảng 3.17. Sinh trưởng về chiều dài của ấu trùng giun nhiều tơ ................................. 65 
Bảng 3.18. Sinh trưởng về chiều dài và số đốt của giun ương nuôi ở mật độ khác nhau .... 67 
Bảng 3.19. Sinh trưởng về chiều dài và số đốt của giun ương nuôi ở mật độ khác nhau .... 68 
Bảng 3.20. Sinh trưởng về chiều dài của giun ương nuôi ở các mức độ mặn khác nhau .... 70 
Bảng 3.21. Diễn biến các yếu tố môi trường qua các đợt ương nuôi (*) ..................... 72 
Bảng 3.22. Kết quả ương nuôi giun nhiều tơ qua các đợt ........................................... 73 
Bảng 3.23. Sinh trưởng, hệ số tiêu tốn thức ăn và tỷ lệ phân đàn của giun nhiều tơ nuôi 
bằng các loại thức ăn khác nhau ................................................................................. 74 
Bảng 3.24. Hàm lượng protein, chất béo, chất xơ và độ ẩm trong giun nhiều tơ (%/100 
g ướt) ......................................................................................................................... 77 
Bảng 3.25. Thành phần axít béo trong giun nhiều tơ (mg/100 g ướt) .......................... 78 
Bảng 3.26. Sinh trưởng của giun nhiều tơ nuôi bằng các chế độ và khẩu phần ăn khác 
nhau ........................................................................................................................... 81 
ix 
Bảng 3.27. Sinh trưởng và tỷ lệ sống của giun nhiều tơ nuôi ở mật độ khác nhau ...... 84 
Bảng 3.28. Năng suất, hệ số tiêu tốn thức ăn và tỷ lệ phân đàn của giun nhiều tơ ........ 84 
Bảng 3.29. Các thông số môi trường trong đợt nuôi ................................................... 85 
Bảng 3.30. Kết quả nuôi thương phẩm giun nhiều tơ ................................................. 86 
Bảng 3.31. Hàm lượng protein, chất béo, chất xơ và độ ẩm trong giun nhiều tơ (%/100 
g ướt) (n = 3) ............................................................................................................. 88 
Bảng 3.32. Thành phần axít béo trong giun nhiều tơ (mg/100 g ướt) (n= 3) ............... 88 
Bảng 3.33. Chất lượng tôm mẹ chân trắng sử dụng giun tự nhiên và nuôi thương phẩm làm 
thức ăn (TB ± SD; n=15) ........................................................................................... 91 
Bảng 3.34. Chất lượng tôm chân trắng đực qua các nghiệm thức sử dụng giun tự nhiên 
và nuôi thương phẩm (TB ± SD; n=15) ...................................................................... 92 
x 
DANH MỤC HÌNH 
Hình 1.1: Giun niều tơ Perinereis nuntia var. brevicirris .................................... ...  ở phần đuôi). 
 Sử dụng phương pháp gây sốc bằng áp lực thủy tĩnh: Tháo cạn nước trong bể 
đẻ, phơi khô giun bố mẹ trong khoảng 3-5 phút, sau đó cấp nước vào từ từ thông qua 
vòi phun hoặc phương pháp thụ tinh nhân tạo: Trong quá trình thụ tinh nhân tạo có thể 
chuẩn bị tinh dịch giun trước hoặc sau, cách tốt nhất là tiến hành vuốt trứng giun trước 
sau đó vuốt trực tiếp tinh dịch của giun đực vào, dùng lông gà khuấy đều để trứng và 
tinh trùng tiếp xúc nhau nhằm tăng tỷ lệ thụ tinh. Bên cạnh đó có thể tiến hành theo 
cách vừa vuốt tinh dịch vừa vuốt trứng, nhưng ở phương pháp này thì cần nhiều nhân 
công có trình độ kỹ thuật cao. Sau khi trộn trứng với tinh dịch, thêm nước biển đã vô 
trùng vào và để khoảng một phút, sau đó rửa tinh dịch dư thừa, định lượng trứng đã 
thụ tinh sau đó chuyển trứng trực tiếp vào ương ấu trùng. 
Trong quá trình kích thích sinh sản không nên sử dụng quá nhiều con đực nhằm 
hạn chế lượng tinh trùng dư thừa. Tỷ lệ đực cái là 1:3, nếu để nhiều tinh trùng trong bể đẻ 
sẽ làm bẩn nước, ảnh hưởng đến trứng. Hiện tượng đa tinh trùng trên trứng sẽ làm giảm tỷ 
lệ thụ tinh, gây ảnh hưởng phát triển của trứng và tăng tỷ lệ dị hình của ấu trùng. 
Sau khi toàn bộ con cái, con đực kết thúc phóng trứng và tinh trùng thì cả con 
cái và con đực đều chết, vớt bỏ hết con bố mẹ ra ngoài. 
Các thao tác như theo dõi và đếm có bao nhiêu con cái và con đực tham gia 
sinh sản là rất quan trọng trong việc tính toán cho đợt sinh sản kế tiếp, xác định thời 
gian con cái phóng trứng để ước tính thời gian trứng nở. 
Trong trường hợp giun bố mẹ không sinh sản, không nên tiếp tục dùng các 
phương pháp kích thích khác. Chuyển giun bố mẹ trở lại bể nuôi vỗ thành thục để tiếp 
tục nuôi vỗ. 
Kỹ thuật thu trứng giun 
Trứng sau khi đẻ được vớt bằng vợt lưới mềm, mịn, có kích thước mắt lưới 60-
80µm, thu trực tiếp trứng trong bể đẻ. 
Thao tác trong quá trình thu trứng phải nhanh và cẩn thận tránh làm trứng bị tổn 
thương dẫn đển ảnh hưởng đến tỷ lệ nở và chất lượng ấu trùng sau này. 
Trứng sau khi thu xong phải tiến hành lọc trứng để loại bỏ những chất bẩn bám 
vào trứng và sau đó tiến hành định lượng trứng trước khi chuyển vào ương nuôi ấu trùng. 
Trứng trước khi đưa vào thả nuôi cần được cân bằng các yếu tố môi trường 
(nhiệt độ, nồng độ muối...) giữa bể đẻ và bể ương nuôi trùng. Nếu môi trường chênh 
lệch không lớn có thể thả trực tiếp trứng vào bể ương nuôi. 
 Nên xử lý trứng trước khi thả vào bể ương nuôi để ngăn ngừa mầm bệnh. Cách 
xử lý tắm trứng trong nước có chứa formalin nồng độ 20 – 50 ppm trong thời gian 30 
giây hoặc tắm bằng Iodphor nồng độ 0,1 ppm trong 5 phút (lưu ý cách tính toán - pha 
nồng độ các hóa chất xử lý). Trong quá trình xử lý, cần thay đổi toàn bộ nước đựng 
trứng từ bể đẻ, mọi thao tác phải được thực hiện nhanh gọn, nhẹ nhàng, hạn chế tối đa 
việc đưa trứng ra khỏi môi trường nước. 
5.3. Kỹ thuật chăm sóc và quản lý ấu trùng giun 
5.3.1 Mật độ nuôi ấu trùng 
Mật độ ương nuôi ấu trùng được tính cho toàn bộ 100% dung tích bể nuôi. Mật 
độ ấu trùng thưa sẽ dư thừa thức ăn, mật độ nuôi quá dày thỉ sẽ khó chăm sóc, chất 
lượng giun giống kém. Ương nuôi ấu trùng giai đoạn trôi nổi với mật độ từ 125 ấu 
trùng/lít. Ương nuôi ấu trùng giai đoạn xuống đáy với mật độ 35.000 ấu trùng/m2. 
5.3.2 Quản lý môi trường bể ương 
Giun nhiều tơ là một trong những loài rất nhạy cảm với môi trường nuôi, vì vậy 
việc giữ cho môi trường trong bể ương luôn ổn định nhằm giảm stress cho giun, nếu 
stress kéo dài sẽ tăng cơ hội mầm bệnh xuất hiện. Các yếu tố môi trường phải được 
theo dõi hàng ngày để kịp thời xử lý khi có dấu hiệu bất thường xảy ra. 
5.3.3 Chế độ thay nước 
Thay nước là cần thiết nhằm ổn định chất lượng nước nuôi cho ấu trùng, hạn chế 
được mầm bệnh. Giai đoạn ấu trùng trôi nổi không thay nước. Giai đoạn ấu trùng xuống 
đáy (Bắt đầu từ ngày thứ 15 sau khi ương nuôi), nước được thay từ 15-50% lượng nước 
trong bể, từ ngày 20 cho đến khi thu hoạch, tần số thay nước tuỳ thuộc vào tình trạng sức 
khoẻ giun và môi trương bể ương. Ở giai đoạn này, có thể ương nuôi ấu trùng bằng 
phương pháp nước chảy vào ra với lưu tốc dòng chảy 1 lít/phút. 
5.3.4 Quản lý màu nước trong bể ương nuôi 
Giai đoạn ấu trùng trôi nổi, tảo đơn bào Nanochloropsis oculata + tảo 
Chaetoceros calcitrans với tỷ lệ 60:40% được cấp vào bể nuôi ấu trùng ngay từ ngày 
thứ 2 nhằm mục đích ổn định môi trường nuôi và làm thức ăn cho ấu trùng giun. Nếu 
như trong bể ương có sự biến động lớn về mật độ tảo thì ảnh hưởng đến chất lượng 
nước bể ương. Vì vậy, cần phải quản lý mật độ tảo thông qua màu nước trong bể ấu 
trùng, duy trì mật độ thích hợp khoảng 106 tb/ml, ổn định trong bể ương. 
 Giai đoạn ấu trùng xuống đáy, sử dụng thức ăn kết hợp giữa thức ăn tổng hợp 
và bột cá với tỷ lệ 70:30% hoặc thức ăn tổng hợp với liều lượng 0,5-1,0 g/triệu ấu 
trùng/lần, hàng ngày cho ấu trùng ăn 4 lần. Kiểm tra thức ăn trong bể ương trước và 
sau khi cho ăn. 
5.3.5 Biện pháp phòng và trị bệnh 
Chủ yếu là phòng bệnh, dựa trên nguyên tắc phòng bệnh tổng hợp như vệ sinh 
sạch các dụng cụ trong trại sản xuất, tuyển chọn bố mẹ chất lượng tốt sạch bệnh, hạn 
chế mầm bệnh từ nguồn thức ăn sống. Định kỳ bổ sung vitamin và các nguyên tố vi 
lượng, giúp giun tăng cường sức đề kháng, chống lại những tác nhân gây bệnh. 
5.4. Kỹ thuật quản lý thức ăn cho ấu trùng 
5.4.1 Thức ăn tươi sống 
Ấu trùng giun nhiều tơ bắt đầu ăn sau khi nở khoảng 40-50 giờ, vì vậy cần thiết 
phải đưa thức ăn vào bể sớm hơn thời gian giun bắt đầu ăn thức ăn ngoài. 
Thức ăn đầu tiên của ấu trùng giun mới nở là tảo đơn bào Nannochoropsis 
oculata + tảo Chaetoceros calcitrans với tỷ lệ 60:40%, mật độ cho ăn 106 tb/ml. Thời 
gian cho ấu trùng giun ăn tảo kéo dài đến ngày thứ 15 sau khi nở, kiểm tra mật độ tảo 
trong bể trước và sau thời gian cho ăn để điều chỉnh mật độ tảo trong bể. 
5.4.2 Thức ăn tổng hợp 
Thức ăn tổng hợp và bột cá được sử dụng cho ấu trùng giun giai đoạn xuống 
đáy thường dùng là thức ăn của ấu trùng tôm. Cho ấu trùng giun ăn thức ăn tổng hợp 
và bột cá với liều lượng 0,5-1,0 g/1 triệu ấu trùng giun, hàng ngày cho ăn 4 lần. 
Trước khi cho ấu trùng ăn, phải kiểm tra lượng thức ăn trong bể ương dư hay 
không để điều chỉnh cho lần ăn sau. Thời gian cho ấu trùng ăn thức ăn tổng hợp và bột 
cá kéo dài đến khi thu hoạch. 
5.5. Thu hoạch và vận chuyển giun giống 
Sau 50-60 ngày ương nuôi, kích thước giun giống đạt 2-3 cm thì tiến hành thu 
hoạch. Nếu trong quá trình ương nuôi có sử dụng thuốc kháng sinh và hoá chất, thì 
phải lấy mẫu kiểm tra dư lượng kháng sinh và hoá chất cấm sử dụng, nếu đạt yêu cầu 
thì tiến hành thu hoạch. 
Dụng cụ thu hoạch và vận chuyển giun giống phải sạch sẽ và không có mầm 
bệnh, tránh tình trạng giun giống bị nhiễm bệnh. 
Sau khi thu hoạch giun giống được chuyển ngay vào túi có chứa nước biển, 
bơm oxy và đóng gói lại. Tuỳ theo kích cỡ giun giống, quãng đường vận chuyển mà 
quyết định mật độ giun vận chuyển 
 Có thể vận chuyển giun bằng các loại phương tiện khác nhau tuỳ theo thời gian 
và quãng đường vận chuyển. Tốt nhất là vận chuyển giun giống trong điều kiện nhiệt 
độ vận chuyển từ 20-25oC. 
Phụ lục 7.2: Dự thảo quy trình nuôi thuong phẩm giun nhiều tơ Perinereis nuntia 
var. brevicirris (Grube, 1857) 
I. Căn cứ để xây dựng quy trình nuôi thương phẩm giun nhiều tơ 
 Quy trình sản xuất giống giun nhiều tơ được xây dựng dựa trên các kết quả 
nghiên cứu khoa học của đề tài “Nghiên cứu quy trình sản xuất giống và nuôi thương 
phẩm giun nhiều tơ (Perinereis nuntia var. brevicirris (Grube, 1857) làm thức ăn nuôi 
vỗ tôm bố mẹ”. 
II. Độ tin cậy, đối tượng và phạm vi áp dụng 
2.1. Độ tin cậy của quy trình 
 Quy trình nuôi thương phẩm giun nhiều tơ được xây dựng dựa trên các kết quả 
nghiên cứu khoa học và thực tiễn sản xuất. 
Chỉ tiêu kỹ thuật của quy trình: Tỷ lệ sống trung bình > 70%; năng suất đạt ≥ 
1,8 kg/m
2
. 
2.2. Đối tượng áp dụng 
 Quy trình này áp dụng để nuôi thương phẩm giun nhiều tơ. Quy trình quy định 
trình tự các bước thực hiện, nội dung và các yêu cầu kỹ thuật, phương pháp chăm sóc 
quản lý trong quá trình nuôi thương phẩm giun nhiều tơ giun nhiều tơ loài (Perinereis 
nuntia var. brevicirris Grube, 1857). 
2.3. Phạm vi áp dụng 
 Quy trình áp dụng cho các tổ chức, cá nhân làm nghề nuôi trồng thủy sản ở các 
địa phương ven biển đáp ứng đầy đủ các điều kiện kỹ thuật được đề ra trong quy trình. 
III. Điều kiện áp dụng 
3.1. Nguồn nước 
 Nguồn nước cung cấp cho hệ thống nuôi thương phẩm giun nhiều tơ phải đầy 
đủ và có chất lượng tốt bao gồm tất cả các yếu tố thuỷ lý, thuỷ hoá như: độ mặn 25 - 
33%o, nhiệt độ dao động từ 25-32oC; pH dao động từ 7,5-8,5; NH3-N < 0,3 mg/L, H2S 
< 0,01 mg/L. Xa nguồn nước thải nước thải công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt. 
3.2. Điện và giao thông 
Thuận lợi về giao thông, điện lưới, xa khu dân cư, thuận tiện cho việc mở rộng 
quy mô sản xuất, đồng thời nơi có nguồn nhân lực dồi dào và gần vùng sản xuất tôm, 
cua giống. 
 IV. Thiết kế và xây dựng hệ thống nuôi giun 
4.1. Hệ thống lấy nước biển 
Tuỳ quy mô trại nuôi thương phẩm, địa hình và các điều kiện địa chất mà có thể 
bơm nước trực tiếp từ biển hoặc bơm nước biển từ giếng ở ngay trên bờ biển. 
4.2. Hệ thống phân phối nước 
Trang trại nuôi thương phẩm giun cần xây dựng các bể chứa nước để có thể 
cung cấp nước cho toàn trại nuôi. Kích thước trung bình bể chứa 50-100 m3 và gồm 02 
bể. 
4.3. Hệ thống bể chứa xử lý 
Gồm bể lắng chất bẩn, cát và các chất khác trong nước biển, bể lọc và bể xử lý. 
Dung tích hệ thống bể chứa tuỳ thuộc vào quy mô và nhu cầu sử dụng nước cho hoạt 
động sản xuất. 
4.4. Bể nuôi thương phẩm 
Bể nuôi giun nhiều tơ thường có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông với kích 
cỡ từ 15 m2 đến 50 m2 để dễ chăm sóc, quản lý và thu hoạch, độ sâu của bể thường dao 
động từ 0,2 – 0,4 m. 
Mỗi bể phải có ống cấp thoát nước riêng để thuận tiện cho việc thay đổi nước. 
Đáy bể bằng phẳng và dốc về phía cống thoát nước. 
4.5. Hệ thống nước ngọt 
Có thể dùng nước giếng khoan hoặc nước máy, trước khi sử dụng cần phải cấp 
vào bể chứa có sục khí. 
4.6. Máy phát điện 
Cần phải có máy phát điện để đề phòng trong trường hợp điện lưới bị mất, mục 
đích để duy trì các hoạt động trong trại nuôi thương phẩm. 
4.7. Các trang thiết bị khác 
Ngoài những hệ thống bể nêu trên, trang trại nuôi thương phẩm cần có các dụng 
cụ khác như là máy đo độ mặn, nhiệt độ, pH và một số dụng cụ mau hỏng như xô, 
chậu, các loại vợt... 
V. Nội dung quy trình 
5.1. Chuẩn bị hệ thống nuôi 
5.1.1 Chuẩn bị bể nuôi 
Bể nuôi thương phẩm được rửa sạch sẽ bằng xà phòng, ngâm chlorine trong 
khoảng 24 giờ với nồng độ 30ppm, sau đó rửa lại bằng nước sạch trước khi đưa giá thể 
 (nến đáy) vào bể. Nước biển lọc sạch và được xử lý bằng tia cực tím trước khi cấp vào 
bể nuôi thương phẩm khi cho giun ăn. 
5.1.2 Chuẩn bị nền đáy 
Cát sử dụng làm nền đáy là cát hạt lớn (kích thước 1 – 2 mm/hạt), được rửa 
sạch bằng nước ngọt, phơi nắng 2 - 3 ngày trước khi đưa vào bể nuôi. Độ cao của nền 
đáy 10-20 cm tùy theo mật độ thả nuôi. 
5.2. Chọn giống nuôi và thả giống 
5.2.1 Chuẩn bị giun giống 
Giun nhiều tơ giống là loài ăn tạp vì vậy yêu cầu quan trọng về con giống phải 
có kích cỡ đồng đều nhằm hạn chế tối đa sự hao hụt do cạnh tranh thức ăn, không bị 
thương tật, không nhiễm bệnh và có màu sắc tự nhiên. 
Giun giống khoẻ mạnh thường bò nhanh nhẹn và có phản xạ tốt khi có tác động 
từ bên ngoài. 
5.2.2 Thả giống 
Giun giống có kích thước từ 2,5 – 3,0 cm tiến hành thả vào bể nuôi thương 
phẩm với mật độ 3.000 con/m2. Nên thả giống vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. 
Trước khi thả giống cần kiểm tra nhiệt độ trong bể nuôi thương phẩm, tránh gây 
sốc giun do nhiệt độ và môi trường thay đổi. 
5.3. Thức ăn và cách cho ăn 
5.3.1 Thức ăn 
Thức ăn sử dụng trong nuôi thương phẩm giun nhiều tơ là cá tạp (cá nục, cá ngân, cá 
mực) kết hợp với thức ăn tổng hợp (thức ăn loại viên nhỏ của tôm và cá) hoặc sử dụng 
hoàn toàn bằng thức ăn tổng hợp. 
5.3.2 Cách cho ăn 
Cá tạp tươi, sạch được xay nhỏ cho vừa kích cỡ miệng giun, trong 2 tuần đầu 
tiên giun được cho ăn 3 lần một ngày vào buổi sáng (6 giờ), buổi trưa (12 giờ) và buổi 
chiều (17 giờ) với tỷ lệ 10 - 15% trọng lượng giun. Trong 2 tuần tiếp theo cho giun ăn 
3 lần một ngày vớp tỷ lệ 5 - 10% trọng lượng giun. Từ tháng thứ 2 cho đến khi thu 
hoạch cho ăn 3 lần trong ngày vào buổi sáng buổi trưa và buổi chiều với tỷ lệ 2-3% và 
sau đó giảm dần xuống 1 - 2% trọng lượng giun đến khi thu hoạch. Giun có tập tính ở 
trong hang, chúng chỉ chui ra khỏi hang khi bắt mồi, vì vậy khi cho ăn phải rải đều 
thức ăn khắp bề mặt đáy bể. Tuy nhiên, chúng ta có thể điều chỉnh lượng thức ăn hàng 
ngày tùy theo tình trạng sức khỏe của giun. 
 5.4. Các biện pháp chăm sóc và quản lý 
Việc thay nước trong bể nuôi giun không theo định kỳ nhất định mà căn cứ vào 
màu sắc của lớp nền đáy và tình trạng sức khoẻ của giun để thay nước vệ sinh nền đáy. 
Hàng ngày kiểm tra lớp nền đáy trong bể nuôi để có biện pháp xử lý kịp thời khi có sự 
cố xảy ra. 
Định kỳ 15 ngày xác định tốc độ tăng trưởng của giun, theo dõi diễn biến môi 
trường, tình trạng bắt mồi và tình trạng hoạt động của giun để tính toán và điều chỉnh 
lượng thức ăn cho thích hợp. 
Phòng và trị bệnh: Phòng bệnh là chính, sử dụng nước ngọt hoặc thuốc tím tắm 
cho giun trước khi thả vào bể nuôi. Tăng cường hệ miễn dịch cho giun nuôi bằng cách 
định kỳ bổ sung vitamin và khoáng chất vào thức ăn trước khi cho ăn. Vệ sinh quanh 
khu vực nuôi, trong trường hợp phát hiện thấy giun chết trong bể phải vớt ngay ra, 
kiểm tra nguyên nhân giun chết để kịp thời chữa trị. 
Thời gian nuôi tùy theo nhu cầu thị trường, thông thường khoảng 3-4 tháng 
giun đạt kích cỡ khoảng từ 0,5-1,2 g/con. Giun nuôi thương phẩm còn phụ thuộc vào 
mùa vụ sản xuất giống tôm và cua, chính vì vậy mà chúng ta có thể điều chỉnh thời 
gian nuôi sao cho phù hợp với nhu cầu ngoài thị thường. 
5.5. Thu hoạch và vận chuyển 
5.5.1 Thu hoạch 
 Sau khoảng thời gian từ 3-4 tháng nuôi, giun đạt kích cỡ khoảng từ 0,5-1,2 
g/con, tiến hành thu hoạch. Tùy theo nhu cầu mà có thể thu toàn bộ hoặc từng phần. 
Dụng cụ thu hoạch và vận chuyển phải sạch sẽ tránh lây nhiễm vi sinh vật vào 
sản phẩm sau thu hoạch. 
Giun sau khi thu hoạch phải được bảo quản sống hoặc đông lạnh và được vận 
chuyển ngay tới nơi tiêu thụ. 
5.5.2 Vận chuyển 
Phương pháp vận chuyển hở để giúp giun đảm bảo không bị thiếu oxy trong 
quá trình vận chuyển. Việc vận chuyển với cát ẩm không cần nước và không cần sục 
khí sẽ tốt hơn so với vận chuyển trong nước có sục khí, điều này tránh được trường 
hợp mất khí có thể làm giun không hô hấp được. Mật độ vận chuyển 1 kg giun nhiều 
tơ/2 kg cát ẩm. 
Ở phương pháp vận chuyển có nước và sục khí nếu trường hợp có các cá thể 
cắn nhau sẽ làm giun chết và dịch giải phóng sẽ làm bẩn nước rất nhanh và có thể dẫn 
đến hiện tượng giun chết hàng loạt. 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_quy_trinh_san_xuat_giong_va_nuoi_thuong_p.pdf
  • pdf97. Nguyen Van Dung - Nhung dong gop moi.pdf
  • pdf97. Nguyen Van Dung - TTLA tieng Anh.pdf
  • pdf97. Nguyen Van Dung - TTLA tieng Viet.pdf
  • pdfQd hoi dong cap truong.pdf