Luận án Nghiên cứu sự biến đổi chỉ số tương hợp thất trái – động mạch ở người mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính trước và sau can thiệp động mạch vành qua da
Hệ tim mạch gồm có hai thành phần chính là tim và hệ thống mạch máu hoạt động một cách đồng bộ. Nói một cách khác thất trái trong quá trình co bóp phải tương hợp với động mạch để tạo hiệu quả tống máu cao và duy trì phân số tống máu. Như vậy, chỉ số đánh giá hoạt động đồng bộ của tim và hệ thống động mạch là một chỉ số quan trọng, giúp bác sĩ lâm sàng đánh giá toàn diện về hệ tim mạch. Sự tác động qua lại giữa tâm thất – động mạch hay còn gọi là sự tương hợp tâm thất – động mạch (ventricular arterial coupling – VAC) ngày nay được coi một chỉ số quan trọng, đánh giá hoạt động đồng bộ của hệ tim mạch tuy nhiên trong nghiên cứu cũng như thực hành chủ yếu khảo sát sự tương hợp thất trái và hệ thống động mạch nên chỉ số này thường được gọi là sự tương hợp thất trái – động mạh [1], [2], [3]. Chỉ số này được xác định bằng tỷ lệ giữa độ đàn hồi của động mạch (Ea) chia cho độ đàn hồi của thất trái cuối thì tâm thu (Ees). Năm 1983, Sunagawa K. và cộng sự là người đầu tiên đưa ra khái niệm này [4]. Tác giả đã chứng minh thể tích nhát bóp lớn nhất hay năng lượng cơ học chuyển từ thất trái sang động mạch đạt giá trị lớn nhất khi Ees và Ea xấp xỉ bằng nhau hay chỉ số VAC xấp xỉ bằng 1 [5]. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng tuy hiệu quả tống máu đạt được lớn nhất khi Ea/Ees xấp xỉ bằng 1, nhưng hiệu quả tiêu thụ năng lượng tối ưu đạt được ở những tỷ lệ Ea/Ees bằng 0,7 [6], [7], [8]. Khi VAC lớn hơn 1 thể hiện sự bất tương hợp nặng nề giữa thất trái và hệ động mạch [8]. Trước đây, VAC được khảo sát dựa phần lớn kỹ thuật thông tim, đo áp lực và thể tích thất trái cuối tâm trương và tâm thu, từ đó xây dựng nên đồ thị thể tích – áp lực của thất trái, tính được Ea, Ees từ đó xác định VAC. Tuy nhiên, quá trình tiến hành đo đạc khó khăn và phức tạp cũng như không thể lặp lại nhiều lần, do đó khó được ứng dụng trong lâm sàng. Năm 2001, tác giả Chen C.H. và cộng sự đã đưa ra công thức tính Ea và Ees bằng phương pháp đơn nhịp trên siêu âm, đồng thời chứng minh các thông số này có thể thay thế cho các thông số đo bằng phương pháp xâm nhập trước đây. Từ đó, chỉ số VAC được ứng dụng rộng rãi ở các bệnh lý tim mạch, trong đó có bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính [9]. Trong bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính, một trong những biến đổi sớm nhất trên siêu âm là Ees giảm, VAC tăng cao, thể hiện sự bất tương hợp. Để dự phòng các biến chứng của bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính (rối loạn nhịp, suy tim, tử vong) cần phát hiện sớm những biến đổi sớm trên cấu trúc và chức năng tim bằng các thông số trên siêu âm, trong đó có Ea, Ees, VAC.
Điều trị bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính bằng phương pháp can thiệp động mạch vành qua da trong những thập kỷ qua đã có nhiều tiến bộ về mặt kỹ thuật. Tuy nhiên, để đánh giá hiệu quả sau can thiệp động mạch vành một cách toàn diện thì cần thêm nhiều thông số đánh giá chi tiết ngoài các kết quả về chẩn đoán hình ảnh kinh điển. Do vậy, đánh giá Ea, Ees và VAC ở người mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính trước và sau can thiệp có vai trò quan trọng trong theo dõi, tiên lượng và điều trị. Tại Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu về chỉ số này ở người mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính cũng như sự biến đổi của nó sau khi can thiệp động mạch vành qua da. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu sự biến đổi chỉ số tương hợp thất trái – động mạch ở người mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính trước và sau can thiệp động mạch vành qua da” với hai mục tiêu sau:
1.Tìm hiểu mối liên quan giữa độ đàn hồi động mạch, độ đàn hồi thất trái cuối tâm thu và chỉ số tương hợp thất trái – động mạch với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở người mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính có chỉ định can thiệp động mạch vành qua da
2. Tìm hiểu sự biến đổi của độ đàn hồi động mạch, độ đàn hồi thất trái cuối tâm thu và chỉ số tương hợp thất trái – động mạch ở người mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính sau can thiệp động mạch vành qua da 1, 3, 6 tháng
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu sự biến đổi chỉ số tương hợp thất trái – động mạch ở người mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính trước và sau can thiệp động mạch vành qua da
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y PHẠM VŨ THU HÀ NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI CHỈ SỐ TƯƠNG HỢP THẤT TRÁI – ĐỘNG MẠCH Ở NGƯỜI MẮC BỆNH TIM THIẾU MÁU CỤC BỘ MẠN TÍNH TRƯỚC VÀ SAU CAN THIỆP ĐỘNG MẠCH VÀNH QUA DA LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC HÀ NỘI – 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y PHẠM VŨ THU HÀ NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI CHỈ SỐ TƯƠNG HỢP THẤT TRÁI – ĐỘNG MẠCH Ở NGƯỜI MẮC BỆNH TIM THIẾU MÁU CỤC BỘ MẠN TÍNH TRƯỚC VÀ SAU CAN THIỆP ĐỘNG MẠCH VÀNH QUA DA Chuyên ngành: Nội khoa Mã số: 972 01 07 LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC Hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Lương Công Thức 2. PGS.TS. Đoàn Văn Đệ HÀ NỘI – 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi với sự hướng dẫn khoa học của tập thể cán bộ hướng dẫn. Các kết quả nêu trong luận án là trung thực và được công bố một phần trong các bài báo khoa học. Luận án chưa từng được công bố. Nếu có điều gì sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tác giả Phạm Vũ Thu Hà MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ Danh mục các hình DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Phần viết tắt Phần viết đầy đủ 1 ACC/AHA American College of Cardiology/ American Heart Association (Hội Tim mạch và trường môn tim mạch Hoa Kỳ) 2 AUC Diện tích dưới đường cong (Area under curve) 3 BTTMCB Bệnh tim thiếu máu cục bộ 4 BMI Body mas index (chỉ số khối cơ thể) 5 BSA Body surface area (Diện tích da cơ thể) 6 BN Bệnh nhân 7 BNP Brain Natripeptide 8 CCS Canadian Cardiology Society (Hội tim mạch Canada) 9 CCTA Coronary computed tomography angiography 10 CMR Cardiac Magnetic Resonance (Cộng hưởng từ tim) 11 CO Cardiac output (Cung lượng tim) 12 CT Can thiệp 14 LVDd Left ventricular diastolic diameter (Đường kính thất trái thì tâm trương) 15 LVDs Left ventricular systolic diameter (Đường kính thất trái thì tâm thu) 16 ĐM Động mạch 17 ĐMC Động mạch chủ 18 ĐMV Động mạch vành 19 ĐTĐ Đái tháo đường 20 DT Deceleration time (Thời gian giảm tốc của sóng E qua van 2 lá) 21 Ea Arterial elastance (Độ đàn hồi động mạch ) TT Phần viết tắt Phần viết đầy đủ 22 ECG Electrocardiogram (Điện tim) 23 EF Ejection fraction (Phân suất tống máu) 24 Ed Diastolic elastance (Độ đàn hồi thất trái tâm trương) 25 EDV End diastolic volume (Thể tích thất trái cuối tâm trương) 26 Ees End systolic elastance (Độ đàn hồi thất trái cuối tâm thu) 27 ESC European Society of Cardiology (Hội Tim mạch châu Âu) 28 ESV End diastolic volume (Thể tích thể tích cuối tâm thu) 29 ESPVR End Systolic Pressure Volume Relation (Sơ đồ áp lực thể tích cuối tâm thu) 30 ET Ejection time (Thời gian tống máu) 31 GLS Global longitudinal strain (Sức căng toàn bộ theo chiều dọc) 32 HA Huyết áp 33 HCVC Hội chứng vành cấp 34 HDL-C High Density Lipoprotein-Cholesterol (Cholesterol tỷ trọng cao) 35 IVCT Thời gian co đồng thể tích (Isovolumic Contraction Time) 36 IVRT Thời gian giãn đồng thể tích (Isovolumic Relaxation Time) 37 KTC Khoảng tin cậy 38 KTPV Khoảng tứ phân vị 39 LAD Left artery descending (Động mạch liên thất trước) 40 LCx Left circumflex (Động mạch mũ) 41 LDL-C Low Density Lipoprotein-Cholesterol (Cholesterol tỷ trọng thấp) 42 LM Left main (Thân chung động mạch vành) Phần viết tắt Phần viết đầy đủ 43 LVEDP Left Ventricular End Diastolic Pressure (Áp lực thất trái cuối tâm trương) 44 LVMI Left ventricualr mass index (Chỉ số khối lượng cơ thất trái) 45 LVOT Đường kính đường ra thất trái (Left ventricular outflow tract) 46 MSCT Multislide computer tomography (Chụp cắt lớp vi tính đa dãy) 47 NMCT Nhồi máu cơ tim 48 NYHA New York Heart Association (Hội tim mạch New York) 49 OR Odd ratio (Tỷ suất chênh) 50 PCI Percutaneous Coronary Intervention (Can thiệp động mạch vành qua da) 51 PEP Pre-ejection time (Thời gian tiền tống máu) 52 RCA Right Coronary Artery (Động mạch vành phải) 53 RLLP Rối loạn Lipid máu 54 STE Speckle tracking echocardiography (Siêu âm đánh dấu mô cơ tim) 55 SW Stroke work (Công tống máu) 56 THA Tăng huyết áp 57 TG Triglyceride 58 TMCT Thiếu máu cơ tim 59 VAC Ventricular-arterial coupling (Chỉ số tương hợp thất trái – động mạch) 60 WMSI Wall motion score index (Chỉ số điểm rối loạn vận động vùng) DANH MỤC CÁC BẢNG TT Tên bảng Trang 1.1. Phân loại lâm sàng cơn đau thắt ngực theo ESC 5 2.1. Phân loại thừa cân, béo phì 47 2.2. Phân độ cơn đau thắt ngực 47 2.3. Phân loại suy tim theo ESC 2016 48 2.4. Phân độ chức năng tâm trương theo khuyến cáo 55 3.1. Phân bố tuổi và giới đối tượng nghiên cứu 64 3.2. Một số yếu tố nguy cơ của đối tượng nghiên cứu 64 3.3. Một số đặc điểm lâm sàng của 2 nhóm 65 3.4. Một số đặc điểm về ECG 66 3.5. Đặc điểm các xét nghiệm máu cơ bản 67 3.6. Đặc điểm về hình dạng và cấu trúc thất trái trên siêu âm tim 68 3.7. Đặc điểm về chức năng tâm thu thất trái trên siêu âm 69 3.8. Đặc điểm chức năng tâm trương thất trái của 70 3.9. Đặc điểm tổn thương và can thiệp động mạch vành ở nhóm bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính mạn tính 71 3.10. Các thuốc điều trị nội khoa ở 2 nhóm 72 3.11. Đặc điểm Ea, Ees, VAC ở bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính 72 3.12. Mối liên quan giữa chỉ số Ea, Ees, VAC với tuổi 73 3.13. Hệ số tương quan giữa Ea, Ees, VAC với tuổi 74 3.14. Liên quan giữa Ea, Ees, VAC với giới tính 74 3.15. Liên quan giữa Ea, Ees, VAC với các yếu tố nguy cơ tim mạch 75 3.16. Mối liên quan Ea, Ees, VAC với mức độ đau ngực theo CCS 76 3.17. Liên quan giữa Ea, Ees, VAC với tình trạng suy tim 76 3.18. Liên quan giữa Ea, Ees, VAC với mức độ suy tim theo NYHA 77 3.19. Liên quan giữa Ea, Ees, VAC với mức độ 78 3.20. Liên quan giữa Ea, Ees và VAC với chỉ số Dd 78 3.21. Tương quan giữa Ea, Ees và VAC với LVMI 79 3.22. Tương quan giữa Ees và VAC với một số chỉ số đánh giá 79 3.23. Mối liên quan giữa Ea, Ees và VAC với mức độ rối loạn vận động vùng theo Hội siêu âm tim Hoa Kỳ 80 3.24. Mối liên quan giữa Ea, Ees, VAC với 80 3.25. Mối liên quan giữa Ea, Ees, VAC với vị trí 81 3.26. Tương quan giữa nồng độ BNP với Ea, Ees và VAC 81 3.27. Khả năng dự báo suy tim của VAC so với nồng độ BNP 82 3.28. Đặc điểm cơ bản siêu âm tim sau can thiệp động mạch vành 83 3.29. Sự biến đổi Ea, Ees và VAC sau can thiệp động mạch vành 84 3.30. Sự biến đổi của Ea sau can thiệp theo 85 3.31. Sự biến đổi Ees sau can thiệp theo số nhánh động mạch vành 86 3.32. Sự biến đổi VAC sau can thiệp theo số nhánh động mạch vành 88 3.33. Sự biến đổi Ea sau can thiệp theo mức độ tổn thương 89 3.34. Sự biến đổi Ees sau can thiệp theo mức độ tổn thương 90 3.35. Sự biến đổi VAC sau can thiệp theo mức độ tổn thương 91 3.36. Sự biến đổi Ea theo số nhánh động mạch vành được can thiệp 92 3.37. Sự biến đổi Ees theo số nhánh động mạch vành được can thiệp 94 3.38. Sự biến đổi VAC theo số nhánh động mạch vành can thiệp 95 3.39. Sự biến đổi của Ea theo vị trí can thiệp động mạch vành 97 3.40. Sự biến đổi của Ees theo vị trí can thiệp động mạch vành 98 3.41. Sự biến đổi VAC theo vị trí can thiệp động mạch vành 100 4.1. Một số kết quả nghiên cứu về VAC ở bệnh động mạch vành 109 4.2. Một số kết quả nghiên cứu về VAC ở bệnh nhân suy tim 114 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TT Tên biểu đồ Trang 3.1. Đường cong ROC biểu diễn khả năng dự báo tình trạng suy tim của chỉ số VAC và nồng độ BNP 82 3.2. Sự biến đổi Ea sau can thiệp theo số nhánh động mạch vành 86 3.3. Sự biến đổi Ees sau can thiệp theo số nhánh động mạch vành 87 3.4. Sự biến đổi VAC sau can thiệp theo số nhánh động mạch vành tổn thương 89 3.5. Sự biến đổi Ea theo số nhánh động mạch vành được can thiệp 93 3.6. Sự biến đổi Ees theo số nhánh động mạch vành được can thiệp 95 3.7. Sự biến đổi VAC theo số nhánh động mạch vành được can thiệp 96 3.8. Sự biến đổi của Ea theo vị trí can thiệp động mạch vành 98 3.9: Sự biến đổi Ees theo vị trí can thiệp động mạch vành 99 3.10. Sự biến đổi VAC theo vị trí can thiệp động mạch vành 101 DANH MỤC CÁC HÌNH TT Tên hình Trang 1.1. Sơ đồ vận động vùng theo Hội Siêu âm tim Hoa kỳ (ASE) 7 1.2. Vùng cấp máu của động mạch vành 7 1.3. Sơ đồ áp lực thể tích 18 1.4. Sơ đồ áp lực - thể tích áp dụng cho phương pháp đơn nhịp 21 1.5. Cách xác định thời gian tiền tống máu, thời gian tâm thu và EF 23 1.6. Sơ đồ biểu diễn độ đàn hồi động mạch (Ea) 25 2.1. Hình ảnh máy siêu âm Philips EPIQ 7C..50 2.2. Sơ đồ đo đạc các thông số trên siêu âm TM 51 2.3. Cách tính thể tích thất trái và phân suất tống máu 52 2.4. Cách đo vận tốc sóng E, vận tốc sóng A và DT . 53 2.5. Cách xác định chỉ số Tei thất trái trên Doppler xung 54 2.6. Cách ghi sóng s, e’ và a’ trên siêu âm Doppler mô 54 2.7. Cách xác định cung lượng tim trên siêu âm 56 2.8. Xác định thời gian tiền tống máu, thời gian tâm thu sử dụng phổ Doppler của động mạch chủ 57 ĐẶT VẤN ĐỀ Hệ tim mạch gồm có hai thành phần chính là tim và hệ thống mạch máu hoạt động một cách đồng bộ. Nói một cách khác thất trái trong quá trình co bóp phải tương hợp với động mạch để tạo hiệu quả tống máu cao và duy trì phân số tống máu. Như vậy, chỉ số đánh giá hoạt động đồng bộ của tim và hệ thống động mạch là một chỉ số quan trọng, giúp bác sĩ lâm sàng đánh giá toàn diện về hệ tim mạch. Sự tác động qua lại giữa tâm thất – động mạch hay còn gọi là sự tương hợp tâm thất – động mạch (ventricular arterial coupling – VAC) ngày nay được coi một chỉ số quan trọng, đánh giá hoạt động đồng bộ của hệ tim mạch tuy nhiên trong nghiên cứu cũng như thực hành chủ yếu khảo sát sự tương hợp thất trái và hệ thống động mạch nên chỉ số này thường được gọi là sự tương hợp thất trái – động mạh [1], [2], [3]. Chỉ số này được xác định bằng tỷ lệ giữa độ đàn hồi của động mạch (Ea) chia cho độ đàn hồi của thất trái cuối thì tâm thu (Ees). Năm 1983, Sunagawa K. và cộng sự là người đầu tiên đưa ra khái niệm này [4]. Tác giả đã chứng minh thể tích nhát bóp lớn nhất hay năng lượng cơ học chuyển từ thất trái sang động mạch đạt giá trị lớn nhất khi Ees và Ea xấp xỉ bằng nhau hay chỉ số VAC xấp xỉ bằng 1 [5]. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng tuy hiệu quả tống máu đạt được lớn nhất khi Ea/Ees xấp xỉ bằng 1, nhưng hiệu quả tiêu thụ năng lượng tối ưu đạt được ở những tỷ lệ Ea/Ees bằng 0,7 [6], [7], [8]. Khi VAC lớn hơn 1 thể hiện sự bất tương hợp nặng nề giữa thất trái và hệ động mạch [8]. Trước đây, VAC được khảo sát dựa phần lớn kỹ thuật thông tim, đo áp lực và thể tích thất trái cuối tâm trương và tâm thu, từ đó xây dựng nên đồ thị thể tích – áp lực của thất trái, tính được Ea, Ees từ đó xác định VAC. Tuy nhiên, quá trình tiến hành đo đạc khó khăn và phức tạp cũng như không thể lặp lại nhiều lần, do đó khó được ứng dụng trong lâm sàng. Năm 2001, tác giả Chen C.H. và cộng sự đã đưa ra công thức tính Ea và Ees bằng phương pháp đơn nhịp trên siêu âm, đồng thời chứng minh các thông số này có thể thay thế cho các thông số đo bằng phương pháp xâm nhập trước đây. Từ đó, chỉ số VAC được ứng dụng rộng rãi ở các bệnh lý tim mạch, trong đó có bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính [9]. Trong bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính, một trong những biến đổi sớm nhất trên siêu âm là Ees giảm, VAC tăng cao, thể hiện sự bất tương hợp. Để dự phòng các biến chứng của bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính (rối loạn nhịp, suy tim, tử vong) cần phát hiện sớm những biến đổi sớm trên cấu trúc và chức năng tim bằng các thông số trên siêu âm, trong đó có Ea, Ees, VAC. Điều trị bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính bằng phương pháp can thiệp động mạch vành qua da trong những thập kỷ qua đã có nhiều tiến bộ về mặt kỹ thuật. Tuy nhiên, để đánh giá hiệu quả sau can thiệp động mạch vành một cách toàn diện thì cần thêm nhiều thông số đánh giá chi tiết ngoài các kết quả về chẩn đoán hình ảnh kinh điển. Do vậy, đánh giá Ea, Ees và VAC ở người mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính trước và sau can thiệp có vai trò quan trọng trong theo dõi, tiên lượng và điều trị. Tại Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu về chỉ số này ở người mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính cũng như sự biến đổi của nó sau khi can thiệp động mạch vành qua da. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu sự biến đổi chỉ số tương hợp thất trái – động mạch ở người mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính trước và sau can thiệp động mạch vành qua da” với hai mục tiêu sau: 1.Tìm hiểu mối liên quan giữa độ đàn hồi động mạch, độ đàn hồi thất trái cuối tâm thu và chỉ số tương hợp thất trái – động mạch với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở người mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính có chỉ định can thiệp động mạch vành qua da 2. Tìm hiểu sự biến đổi của độ đàn hồi động mạch, độ đàn hồi thất trái cuối tâm thu và chỉ số tương hợp thất trái – động mạch ở người mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính sau can thiệp động mạch vành qua da 1, 3, 6 tháng CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. Đại cương bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính 1.1.1. Dịch tễ học Bệnh động mạch vành (ĐMV) nói chung theo ước tính ảnh hưởng lên hơn 16,8 triệu người Mỹ. Trong số này 9,8 triệu người với biểu hiện bệnh tim thiếu máu cục bộ (BTTMCB) mạn tính và gần 8 triệu người bị nhồi máu cơ tim (NMCT). Số liệu thống kê cho thấy vào năm 2005 ở Mỹ, bệnh ĐMV là nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong (khoảng 607.000 ca, chiếm 20% tổng số trường hợp tử vong) [10]. Tại Việt Nam, kết quả từ nghiên cứu tại Viện Tim mạch quốc gia từ 2003-2007 đã cho thấy: tỷ lệ bệnh nhân (BN) nhập viện do bệnh lý ĐMV trong 5 năm là 18,3%, đứng thứ 3 sau bệnh lý về van tim và tăng huyết áp (THA). Tỷ lệ các BTTMCB mạn tính lại có khuynh hướng tăng lên rõ (11,2% năm 2003 tăng lên tới 24% trong năm 2007) [11]. Chính tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ tử vong, hậu quả về kinh tế - xã hội do bệnh lý ĐMV đặt ra đã làm cho việc chẩn đoán và điều trị các bệnh lý ĐMV nói chung và BTTMCB mạn tính nói riêng thu hút được sự quan tâm lớn của tất cả các chuyên gia y tế. 1.1.2. Hậu quả của quá trình thiếu máu cơ tim Hậu quả của thiếu máu cơ tim (TMCT) là sự phản ánh hiện tượng thiếu oxy cơ tim và sự tích tụ tại chỗ các sản phẩm thoái hóa của quá trình chuyển hóa. Khi bị thiếu máu, tế bào cơ tim sẽ chuyển hóa theo con đường yếm khí. Sự giảm tổng hợp ATP (Adenosine triphosphate) sẽ ảnh hưởng đến tương tác giữa các protein có ảnh hưởng tới hoạt động co cơ tim, hậu quả dẫn đến giảm tạm thời cả chức năng co bóp tâm thu và thư giãn tâm trương (cả 2 đều là những quá trình tiêu thụ rất nhiều năng lượng). Ngoài ra, hiện tượng TMCT còn thể hiện ở triệu chứng điển hình là cơn đau ngực [12]. Ảnh hưởng cuối cùng của tình trạng thiếu máu lên cơ tim sẽ phụ thuộc vào thời gian và mức độ mất cân bằng giữa cung và cầu oxy cơ tim. Trước đây, các nhà khoa học cho rằng hậu quả của TMCT có thể dẫn đến hoại tử tế bào cơ tim không hồi phục (như trong NMCT) hoặc tình trạng giảm chức năng tế bào cơ tim thoáng qua và có khả năng tự hồi phục hoàn toàn (ví dụ sau một cơn đau ngực điển hình ngắn). Tuy nhiên gần đây, khoa học đã ... g and Incident Heart Failure Preserved Ejection Fraction: A Matched Case-Control Analysis. Journal of Cardiac Failure , 23(9): 659-65. 85. Sachdeva S. (2019). Ventricular–arterial coupling: A novel echocardiographic risk factor for pediatric dilated cardiomyopathy. J Pract Cardiovasc Sci , 5(1): 105-7. 86. Migliore R.A., Adaniya M.E., Barranco M., et al. (2016). Ventricular-Arterial Coupling in Severe Aortic Stenosis: Relationship with Symptoms and Heart Failure. Argentine Journal of Cardiology, 84(4): 304-309. 87. Starling M.R. (1994). Left ventricular pump efficiency in long-term mitral regurgitation assessed by means of left ventricular-arterial coupling relations. Am Heart J, 127(5): 1324-35. 88. Rinder M.R., Miller T.R., Ehsani A.A. et al. (1999). Effects of endurance exercise training on left ventricular systolic performance and ventriculoarterial coupling in patients with coronary artery disease. Am Heart J, 138(1 Pt 1): 169-74. 89. Antonini-Canterin F., Enache R., Popescu B.A. et al. (2009). Prognostic value of ventricular-arterial coupling and B-Type Natriuretic Peptide in patients after myocardial infarction: A five-year follow-up study. J Am Soc Echocardiogr, 22(11): 1239-45. 90. Bombardini T., Costantino M.F., Sicari R., et al. (2013). End-systolic elastance and Ventricular-Arterial Coupling reserve predict cardiac events in patients with negative stress echocardiography. BioMed Research International, 2013: 235194. 91. Fitzpatrick J.K., Meyer C.S., Schiller N.B., et al (2018). "Ventricular-Vascular Coupling at Rest and after Exercise Is Associated with Heart Failure Hospitalizations in Patients With Coronary Artery Disease," J Am Soc Echocardiogr, 31(11): 1212-1220.e3. 92. Tello K., Dalmer A., Axmann J., et al. (2019). Reserve of Right Ventricular-Arterial Coupling in the Setting of Chronic Overload. Circ Heart Fail, 12(1): e005512. 93. Nguyễn Thị Vân Anh, Bùi Thuỳ Dương, Lương Công Thức (2016). Nghiên cứu đặc điểm của chỉ số tương hợp thất trái - động mạch bằng phương pháp siêu âm tim ở người bình thường. Y học Việt Nam, 446(9): 253 - 257. 94. Nguyễn Thị Thanh Hải, Lương Công Thức (2017). Nghiên cứu đặc điểm chỉ số tương hợp thất trái - động mạch ở bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính. Tạp chí y dược học quân sự, (1): 65 -70. 95. Mancia G., Fagard R., Narkiewicz K., et al. (2013). ESH/ECS Guidelines for the management of arterial hypertension. European Heart Journal, 34(28): 2159- 2219. 96. Huỳnh Văn Minh (2015). Khuyến cáo về chẩn đoán, điều trị & dự phòng tăng huyết áp năm 2015. Hội Tim mạch học Việt Nam, Nhà xuất bản y học. 97. Grant R.W., Donner T.W., Fradkin J.E., et al. (2015). Standards of medical care in diabetes 2015 Diabetes Care. Diabetes Care, 38(1): S8-S17. 98. Phạm Gia Khải (2006). Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị rối loạn lipid máu. Khuyến cáo về các bệnh lý tim mạch & chuyển hóa Giai đoạn 2006-2010. Hội Tim mạch học Việt Nam, Nhà xuất bản y học. 99. Anuurad E., Shiwaku K., Nogi A., et al. (2003). The new BMI criteria for Asians by the regional office for Western Pacific Region of WHO are suitable for screening of overweight to prevert metabolic syndrome in elder Japanese workers. J Occup Health, 45(6): 335-43. 100. Ponikowski P., Voors A., Anker S.D., et al. (2016). 2016 ESC Guidelines for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure The Task Force for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure of the European Society of Cardiology (ESC) Developed with the special contribution. European Heart Journal, 37(27): 2129–2200. 101. Dickstein K., Cohen-Solal A., Filippatos G., et al. (2008). ESC Guidelines for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure 2008. European Heart Journal, 29(19): 2388–2442. 102. Nagueh S.F, Appleton C.P. , Gillebert T.C., et al. (2009). Recommendations for the evaluation of left ventricular diastolic function by echocardiography. European Journal of Echocardiography, 10(2): 165–93. 103. Otto C.M. (2018). Ventricular diastolic filling and function. In: Textbook of clinical echocardiography, Philadelphia, PA 19103-2899, Elsevier, 187 - 207 104. Nagueh S.F., Smiseth O.A., Appleton C.P., et al. (2016). Recommendations for the evaluation of left ventricular diastolic function by echocardiography: An Update from the American Society of Echocardiography and the European Association of Cardiovascular Imaging. J Am Soc Echocardiogr, 29: 277-314. 105. Nguyễn Thị Xuyên (2014). Chụp động mạch vành. Trong: Hướng dẫn quy trình kỹ thuật nội khoa, chuyên ngành Tim mạch, 7-15. 106. Fihn S.D., Gardin J.M., Abrams J., et al. (2014). 2012 ACCF/AHA/ACP/AATS/PCNA/SCAI/STS Guideline for the diagnosis and management of patients with stable ischemic heart disease: Executive Summary. J Am Coll Cardiol, 60(24): 2564–603. 107. Valgimigli M., Bueno H., Byrne R.A., et al. (2018). 2017 ESC focused update on dual antiplatelet therapy in coronary artery disease developed in collaboration with EACTS. European Heart Journal, 39(3): 213–254. 108. Đỗ Phương Anh (2014). Nghiên cứu chức năng thất trái bằng siêu âm doppler mô cơ tim ở bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính trước và sau điều trị tái tưới máu. Luận án tiến sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội. 109. Cheng H.M, Yu W.C., Sung S.H., et al. (2008). Usefulness of systolic time intervals in the identification of abnormal ventriculo-arterial coupling in stable heart failure patients. European Journal of Heart Failure, 10(12): 1192–200. 110. Mogelvang R., Sogaard P., Pedersenet S.A., et al. (2009). Tissue Doppler echocardiography in persons with hypertension, diabetes, or ischaemic heart disease: the Copenhagen City Heart Study. European Heart Journal, 30(6): 731-9. 111. Ahmet I., Krawczyk M. (2004). Beneficial effects of chronic pharmacological manipulation of beta - Adrenoreceptor subtype signaling in rodent dilated ischemic cardiomyopathy. Circulation, 110(9): 1083-90. 112. Mathieu M., Oumeiri B., Touihri K., et al. (2010). Ventricular-arterial uncoupling in heart failure with preserved ejection fraction after myocardial infarction in dogs - invasive versus echocardiographic evaluation. BMC Cardiovascular Disorders, 10: 32-42. 113. Chantler P.D. (2107). Arterial ventricular uncoupling with age and disease and recoupling with exercise. Exerc. Sport Sci. Rev., 45(2): 70–79. 114. Chirinos J.A., Bhattacharya R., Kumar A., et al. (2019). Impact of diabetes mellitus on ventricular structure, arterial stiffness, and pulsatile hemodynamics in heart failure with preserved ejection fraction. J Am Heart Assoc., 8(4): e011457. 115. Zito C., Fabiani I., Carrubba S. L., et al. (2017). Diabetes mellitus and ventriculo-arterial coupling. European Heart Journal, 28 (suppl_1): ehx504.P4460. 116. Rees E. (2016). The Effects of Obesity and Pre-Diabetic Conditions on Ventricular-Arterial Coupling in Women. In: Obesity, polycystic ovary syndrome and end-systolic elastance, Wales Heart Research Institute - Cardiff University, 139-145. 117. Capone C.A., Lamour J.M., Lorenzo J., et al. (2018). Ventricular Arterial Coupling: A Novel Echocardiographic Risk Factor for Disease Progression in Pediatric Dilated Cardiomyopathy. Pediatric Cardiology, 40(2): 330-338. 118. Borlaug B.A, Lam C.S, Roger V.L., et al. (2009). Contractility and ventricular systolic stiffening in hypertensive heart disease insights into the pathogenesis of heart failure with preserved ejection fraction. J Am Coll Cardiol, 54(5): 410-8. 119. Satiroglu O., Bostan M., Bayar N., et al. (2012). Relation between aortic stiffness and extension of coronary artery disease. Turk J Med Sci, 42 (3): 417-424. 120. Nguyễn Thị Thanh Hải, Lương Công Thức (2017). Mối liên quan giữa chỉ số tương hợp thất trái - động mạch với đặc điểm tổn thương động mạch vành ở bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính. Tạp chí y dược học quân sự, 4: 95 -100. 121. Shim C.Y., Hong G.R., Ha J.W, et al. (2019). Ventricular Stiffness and Ventricular-Arterial Coupling in heart failure What is it, how to assess, and why. Heart Failure Clin, 15(2): 267–274. 122. Kass D.A. (2002). Age-related changes in ventricular-arterial coupling: pathophysiologic implications. Heart Fail Rev, 7(1): 51-62. 123. Remmelink M., Krischan D., Henriqueset J.P.S., et al. (2010). Effects of mechanical left ventricular unloading by impella on left ventricular dynamics in high - risk and primary percutaneous coronary intervention patients. Catheterization and Cardiovascular Interventions, 75(2): 187-94. 124. Remmelink M., Sjauw K.D., Henriques J.P.S., et al. (2009). The effect of repeated ischemic periods on left ventricular dynamics during percutaneous coronary intervention. In: Cardiac hemodynamics in PCI : effects of ischemia, reperfusion and mechanical support, Amsterdam, University of Amsterdam, 26-32. BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU I. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH: 1. Họ và tên: 2. Tuổi: 3.SBA: 4.SLT: 5. Giới: (1 - Nam; 2 - Nữ). 6. Địa chỉ: 7. Điện thoại: 9. Ngày vào viện: 10. Lí do vào viện: 11. Chẩn đoán: II. CHỈ SỐ NHÂN TRẮC: 1.Chiều cao: cm. 2.Cân nặng: kg. 3. Chỉ số BMI: (kg/m2) III. YẾU TỐ NGUY CƠ 1 - Hút thuốc lá: (1 - Không, 2 - Có) 2 - Tăng huyết áp: (1 - Không, 2 - Có ) 3 - Đái tháo đường: (1 - Không, 2 - Có ) 4 - Rối loạn chuyển hoá Lipid: (1 - Không 2 - Có ) 5 - Tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch sớm: () (1 - Không 2 - Có ) IV. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG A - Triệu chứng BTTMCB mạn tính: (1 – Không, 2 – Có) 1. Đau thắt sau xương ức: (1 – Không, 2 – Có) 2. Xảy ra khi gắng sức hoặc xúc cảm: (1 – Không, 2 – Có) 3. Đỡ đau khi nghỉ hoặc dung nitrat: (1 – Không, 2 – Có) 4. Mức độ đau (Theo CCS): 5. Thời gian: tháng. B - Triệu chứng suy tim (1 – Không, 2 – Có) 1.Khó thở khi gắng sức: 2. Khó thở liên tục: 3. Khó thở kịch phát về đêm: 4. Hồi hộp trống ngực: 5. Ho về đêm: 6. Tiểu ít: 7. Phù: 8. Gan to: 9. TM cổ nổi: 10. Phản hồi gan TM cổ: 11. Ran ở phổi: 12. Tràn dịch đa màng: 13. Hen tim, phù phổi cấp: 14.NYHA: 15. Giai đoạn ST: 1: A; 2: B; 3: C; 4: D; 16. Suy tim: 1. EF bảo tồn 2. EF giảm V. XÉT NGHIỆM MÁU Sinh hoá máu (Ngày: Glu Ure Cre Cho HDLC LDLC TG BNP VI. ECG trước can thiệp (Ngày: Tần số tim: Ck/p Thiếu máu cơ tim: (1 – Không, 2 – Có) Đoạn ST: (1 không chênh ; 2 – chênh lên, 3 – chênh xuống ) 5. Sóng Q bệnh lý: (1 - Không, 2 - Có). 6. Sóng T: (1 - âm, 2 - dương). 7. Dày thất: (1 - không, 2 - trái, 3 - phải). 8. Rối loạn nhịp: (1 - không, 2 - rung nhĩ, 3 - NTT Thất, 4 - RL nhịp khác) VII. SIÊU ÂM TIM TRƯỚC CAN THIỆP HA tại thời điểm siêu âm : HA tâm thu HA tâm trương HA trung bình AL mạch đập 1. Kết quả siêu âm trên TM NT (mm) ĐMC (mm) Dd (mm) Ds (mm) Vd (ml) Vs (ml) %D (%) EF (%) TP (mm) IVSd (mm) IVSs (mm) LVPWd (mm) LVPWs (mm) LVM (g) LVMI (g/m2) RWT HDTT 2. Kết quả trên siêu âm Doppler E cm/s A cm/s E/A DT ms E’vách cm/s A’vách cm/s E/e’ vách CNTTr Pes (0,9*HATT) Ea tNd Ees VAC PEP TSP IVRT (ms) IVCT (ms) ET (ms) Chỉ số Tei Đo EF Simpson (Single beat) SV(ml) EDV(ml) ESV(ml) EF (%) CO 3. Các thông số khác - Tình trạng các van: + Hở van 2 lá /4 + Hở van ĐMC /4 + Hở van 3 lá /4 + Hở van ĐMP /4 4.Rối loạn vận động vùng () (1 - không, 2 - giảm, 3 - mất, 4 - nghịch thường, 5 - phình tim) VIII. KẾT QUẢ CHỤP ĐMV VÀ CAN THIỆP (Ngày: ) STT Vị trí Mức độ hẹp (%) Stent/ nong bóng (1: không, 2: có) 1 LM 2 LAD 3 LCx 4 RCA - Tổng số Stent đã đặt : IX. ĐIỀU TRỊ TRƯỚC CAN THIỆP: (1 - không, 2 - có). 1.Dopamin và Dobutamin: 6. Nitrat: 2. Digoxin: 7. Plavix: 3. Furosemide: 8. Chẹn ß: 4. Aldacton: 9. Chẹn Calci: 5. ƯCMC: 10. Cordaron: 11. Aspirin: 12. Statin: 13. Ivabradine: X. SIÊU ÂM TIM SAU CAN THIỆP HA tại thời điểm siêu âm : HA tâm thu mmHg HA tâm trương mmHg HA trung bình mmHg AL mạch đập (PP) 1. Kết quả siêu âm trên TM NT (mm) ĐMC (mm) Dd (mm) Ds (mm) Vd (ml) Vs (ml) %D (%) EF (%) TP (mm) IVSd (mm) IVSs (mm) LVPWd (mm) LVPWs (mm) LVM (g) LVMI (g/m2) RWT 2. Kết quả trên siêu âm Doppler E (cm/s) A (cm/s) E/A DT (ms) E’vách A’vách E/e’ vách CNTTr Pes (0,9*HATT) Ea tNd Ees VAC PEP TSP IVRT (ms) IVCT (ms) ET (ms) Chỉ số Tei Đo Simpson 4 buồng (Single beat) SV(ml) EDV(ml) ESV(ml) EF (%) CO 3. Các thông số khác - Tình trạng các van: + Hở van 2 lá /4 + Hở van ĐMC /4 + Hở van 3 lá /4 + Hở van ĐMP /4 4.Rối loạn vận động vùng () (1 - không, 2 - giảm, 3 - mất, 4 - nghịch thường, 5 - phình tim) Ngày tháng năm 20 Phạm Vũ Thu Hà PHIẾU THEO DÕI NGHIÊN CỨU THÁNG THỨ (Ngày khám:/./20) I. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH: 1. Họ và tên: 2. Tuổi: 3. Giới: (1 - Nam; 2 - Nữ). II. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG A - Triệu chứng BTTMCB mạn tính: (1 – Không, 2 – Có) 1. Đau thắt sau xương ức (1 – Không, 2 – Có) 2. Xảy ra khi gắng sức hoặc xúc cảm (1 – Không, 2 – Có) 3. Đỡ đau khi nghỉ hoặc dung nitrat (1 – Không, 2 – Có) 4. Mức độ đau (Theo CCS): 5. Thời gian: tháng. B - Triệu chứng suy tim (1 – Không, 2 – Có) 1.Khó thở khi gắng sức: 2. Khó thở liên tục: 3. Khó thở kịch phát về đêm: 4. Hồi hộp trống ngực: 5. Ho về đêm: 6. Tiểu ít: 7. Nhịp tim: 8.HA: 9. Phù: 10. Gan to: 11. TM cổ nổi: 12. Phản hồi gan TM cổ: 13. Ran ở phổi: 14. Tràn dịch đa màng: 15. Hen tim, phù phổi cấp: 16.NYHA: 17. Giai đoạn ST: 1: A; 2: B; 3: C; 4: D; 18. Suy tim: 1. EF bảo tồn 2. EF giảm III. ĐIỀU TRỊ: (1 - không, 2 - có). 1.Dopamin và Dobutamin: 6. Nitrat: 2. Digoxin: 7. Plavix: 3. Furosemide: 8. Chẹn ß: 4. Aldacton: 9. Chẹn Calci: 5. ƯCMC: 10. Cordaron: 11. Aspirin: 12. Statin: 13. Ivabradine: IV. ECG: 1. Tần số tim: Ck/p 2. Thiếu máu cơ tim: (1 – Không, 2 – Có) 3. Đoạn ST: (1 không chênh; 2 – chênh lên, 3 – chênh xuống ) 4. Sóng Q bệnh lý: (1 - Không, 2 - Có). 5. Sóng T: (1 - âm, 2 - dương). 6. Dày thất (1 - không, 2 - trái, 3 - phải). 7. Rối loạn nhịp: (1 - không, 2 - rung nhĩ, 3 - NTT Thất, 4 - RL nhịp khác) V. SIÊU ÂM TIM SAU CAN THIỆP THÁNG HA tại thời điểm siêu âm : HA tâm thu HA tâm trương HA trung bình AL mạch đập 1. Kết quả siêu âm trên TM NT (mm) ĐMC (mm) Dd (mm) Ds (mm) Vd (ml) Vs (ml) %D (%) EF (%) TP (mm) IVSd (mm) IVSs (mm) LVPWd (mm) LVPWs (mm) LVM (g) LVMI (g/m2) RWT 2. Kết quả trên siêu âm Doppler E (cm/s) A (cm/s) E/A DT (ms) E’vách A’vách E/e’ vách CNTTr Pes (0,9*HATT) Ea tNd Ees VAC PEP TSP IVRT (ms) IVCT (ms) ET (ms) Chỉ số Tei Đo Simpson 4 buồng (Single beat) SV(ml) EDV(ml) ESV(ml) EF (%) CO 3. Các thông số khác - Tình trạng các van: + Hở van 2 lá /4 + Hở van ĐMC /4 + Hở van 3 lá /4 + Hở van ĐMP /4 4.Rối loạn vận động vùng (1 - không, 2 - giảm, 3 - mất, 4 - nghịch thường, 5 - phình tim) Ngày tháng năm 20 Phạm Vũ Thu Hà
File đính kèm:
- luan_an_nghien_cuu_su_bien_doi_chi_so_tuong_hop_that_trai_do.docx
- BS HÀ Trang thông tin luận án.doc
- Quyển tóm tắt TViet Nộp BVE.docx
- Tóm tắt tiếng ANh 15.8.20.docx