Luận án Nghiên cứu thực trạng bệnh lý quanh răng và hiệu quả điều trị phẫu thuật bằng máy amd laser trên người cao tuổi tại Hà Nội năm 2015
Những năm gần đây, Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể về
nhiều lĩnh vực đặc biệt là kinh tế, nhờ vậy nên đời sống người dân cũng được
cải thiện đáng kể, do đó tuổi thọ dân số càng ngày càng tăng, theo thống kê
dân số năm 2011 thì tỷ lệ người cao tuổi ở Việt Nam đã là 9,4% [1] và có xu
hướng tăng nhanh trong những năm tiếp theo. Trên thế giới cũng như Việt
Nam, người cao tuổi bao giờ cũng là vốn quí đặc biệt là ở nước ta thế hệ này
đã trải qua 2 cuộc kháng chiến cứu nước, chính vì vậy vấn đề chăm sóc sức
khỏe cho người cao tuổi càng trở nên cấp thiết và cần quan tâm của tất cả xã
hội, trong đó nổi bật vai trò của ngành Y tế.
Bệnh răng miệng nói chung trong đó có bệnh quanh răng ở Việt Nam
chiếm tỷ lệ rất lớn, theo điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc năm 2001
cuả Trần Văn Trường và các cộng sự, tỷ lệ người trên 45 tuổi mắc các bệnh
quanh răng là 94,7% [2], gần nhất là điều tra sức khỏe răng miệng của người
cao tuổi toàn quốc năm 2018 của Trương Mạnh Dũng và cộng sự thì tỷ lệ
bệnh quanh răng trên người cao tuổi là 77,3% [3]. Bệnh quanh răng là bệnh
tương đối phức tạp, liên quan đến cả tình trạng toàn thân và tại chỗ, dễ mắc
phải, gây ra nhiều triệu chứng như: hôi miệng, chảy máu lợi, lung lay răng
và đặc biệt là sẽ dẫn đến tình trạng mất răng, làm ảnh hưởng đến chức năng
ăn nhai, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, trong đó phần lớn các bệnh
nhân là người cao tuổi. Không chỉ liên quan đến tình trạng vệ sinh răng
miệng, bệnh còn liên quan đến một số vấn đề xã hội như: phong tục tập quán,
trình độ dân trí, mức sống, mức độ tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế. Đối với
người cao tuổi, khi mà các quá trình lão hóa diễn ra, điều kiện sức khỏe giảm
sút thì ảnh hưởng của bệnh tật lại càng trở nên rõ rệt. Nhưng thực tế cho thấy
người cao tuổi lại thường ít quan tâm đến các vấn đề chăm sóc răng miệng
hơn người trẻ vì nhiều yếu tố chủ quan và khách quan.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu thực trạng bệnh lý quanh răng và hiệu quả điều trị phẫu thuật bằng máy amd laser trên người cao tuổi tại Hà Nội năm 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI TRƯƠNG MẠNH NGUYÊN NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG BỆNH LÝ QUANH RĂNG VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT BẰNG MÁY AMD LASER TRÊN NGƯỜI CAO TUỔI TẠI HÀ NỘI NĂM 2015 LUẬN ÁN TIẾN SĨ RĂNG HÀM MẶT HÀ NỘI – 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI TRƯƠNG MẠNH NGUYÊN NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG BỆNH LÝ QUANH RĂNG VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT BẰNG MÁY AMD LASER TRÊN NGƯỜI CAO TUỔI TẠI HÀ NỘI NĂM 2015 Chuyên ngành: Răng Hàm Mặt Mã số: 62720601 LUẬN ÁN TIẾN SĨ RĂNG HÀM MẶT Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHẠM DƯƠNG CHÂU HÀ NỘI – 2021 LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng QLĐT Sau đại học, Trường Đại học Y Hà Nội; Ban lãnh đạo, Phòng Đào tạo & QLKH, Bộ môn Nha khoa Cộng đồng, trung tâm Kĩ thuật cao răng Hàm mặt nhà A7 - Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, khoa Răng Hàm Mặt, bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành luận án này. Tôi xin trân trọng cảm ơn; Ban Giám đốc Sở Y tế Tp. Hà Nội, phòng y tế các quận Hai Bà Trưng, Long Biên, Tây Hồ, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thực hiện luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Phạm Dương Châu, Phó hiệu trưởng, trưởng khoa Răng hàm mặt, trường Đại học Kinh doanh Công nghệ Hà Nội, người Thầy đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Ngô Văn Toàn, PGS.TS. Vũ Mạnh Tuấn đã đóng góp cho tôi những ý kiến quý báu để tôi có thể hoàn thành luận án này. Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị Phòng QLĐT Sau đại học - Trường Đại học Y Hà nội đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập. Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị em đồng nghiệp và bạn bè đã quan tâm động viên, giúp đỡ tôi trong những năm qua. Cuối cùng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến bố mẹ kính yêu, những người thân trong gia đình đã thông cảm, động viên và ở bên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Xin trân trọng cảm ơn! Nghiên cứu sinh Trương Mạnh Nguyên LỜI CAM ĐOAN Tôi là Trương Mạnh Nguyên, nghiên cứu sinh khóa 33, Trường Đại học Y Hà Nội, chuyên ngành Răng Hàm Mặt, xin cam đoan: 1. Đây là luận án do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Phạm Dương Châu 2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam. 3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN NCS. Trương Mạnh Nguyên DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BQR Bệnh quanh răng BRM Bệnh răng miệng CDC Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (Centers for Disease Control and Prevention). CPI Chỉ số quanh răng cộng đồng CS Cộng sự CSSK Chăm sóc sức khỏe CSSKRM Chăm sóc sức khỏe răng miệng LOA Chỉ số mất bám dính (Loss of Attachment) MBD MBR Mất bám dính Mảng bám răng MS Mã số NC Nghiên cứu NCT Người cao tuổi NHANES Khảo Sát Nghiên Cứu về Sức Khỏe và Dinh Dưỡng Quốc Gia Hoa Kỳ (The National health and Nutrition Examination survey) QHI Chỉ số mảng bám Quiley - Hein QR Quanh răng RHM Răng hàm mặt SKRM Sức khoẻ răng miệng TB Tế bào VQR Viêm quanh răng VSRM Vệ sinh răng miệng WHO Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organisation) MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................ 3 1.1. Khái niệm người cao tuổi và xu thế già hóa dân số ở Việt Nam và thế giới 3 1.1.1. Khái niệm người cao tuổi .............................................................. 3 1.1.2. Một số khái niệm có liên quan ...................................................... 3 1.1.3. Già hóa dân số: vấn đề toàn cầu trong thế kỷ 21 .......................... 4 1.2. Các biến đổi sinh lý, bệnh l ý toàn thân và ở tổ chức quanh răng người cao tuổi .......................................................................................................... 9 1.2.1. Biến đổi sinh lý chung .................................................................. 9 1.2.2. Biến đổi sinh lý chung ở vùng răng miệng ................................. 10 1.2.3. Biến đổi sinh lý, bệnh lý ở vùng quanh răng ở người cao tuổi ... 12 1.3. Bệnh quanh răng ở người cao tuổi ....................................................... 13 1.3.1. Tình hình bệnh quanh răng ở người cao tuổi trên thế giới và Việt Nam ................................................................................... 13 1.3.2 Bệnh học quanh răng ở người cao tuổi và các yếu tố liên quan .. 17 1.4. Điều trị viêm quanh răng ..................................................................... 27 1.4.1. Điều trị bảo tồn ........................................................................... 27 1.4.2. Điều trị phẫu thuật ...................................................................... 29 1.4.3. Ứng dụng Laser Diode trong điều trị bệnh quanh răng .............. 31 1.5 Tình hình dân số, kinh tế, y tế và các cơ sở chăm sóc răng miệng tại thành phố Hà Nội ........................................................................................ 39 1.5.1 Tình hình dân số, kinh tế .............................................................. 39 1.5.2 Các cơ sở y tế chăm sóc răng miệng ở Hà Nội ............................ 40 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 41 2.1. Nghiên cứu mô tả cắt ngang................................................................. 41 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................. 41 2.1.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................ 41 2.1.3. Cách chọn mẫu ............................................................................ 42 2.1.4. Kỹ thuật thu thập số liệu ............................................................. 43 2.1.5. Các chỉ số và biến số nghiên cứu cắt ngang ............................... 43 2.1.6. Công cụ và quy trình thu thập số liệu ......................................... 48 2.2. Nghiên cứu can thiệp: .......................................................................... 50 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................. 50 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................ 51 2.2.3. Các bước tiến hành điều trị ......................................................... 53 2.2.4 Các biến số, chỉ số trong nghiên cứu ........................................... 58 2.2.5. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả điều trị .......................................... 62 2.2.6. Dụng cụ và phương tiện dùng trong nghiên cứu ........................ 63 2.3. Quản lý, xử lý và phân tích số liệu ...................................................... 67 2.4. Sai số và các biện pháp hạn chế sai số ................................................. 68 2.4.1. Sai số ........................................................................................... 68 2.4.2. Biện pháp hạn chế sai số ............................................................. 68 2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ........................................................ 69 2.5.1. Nghiên cứu mô tả cắt ngang ....................................................... 69 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 71 3.1. Nghiên cứu mô tả cắt ngang: ............................................................... 71 3.1.1. Đặc điểm đối tượng NC .............................................................. 71 3.1.2. Tỷ lệ mắc các bệnh kèm theo ...................................................... 73 3.1.3. Thói quen sinh hoạt và vệ sinh răng miệng của đối tượng NC .. 74 3.1.4. Thời gian khám răng và khoảng cách tới cơ sở y tế ................... 76 3.2. Thực trạng bệnh quanh răng ................................................................ 77 3.2.1. Tỷ lệ mắc BQR ........................................................................... 77 3.2.2. Chỉ số CPI theo giới, theo tuổi .................................................... 78 3.2.3. Chỉ số CPI trung bình ................................................................. 79 3.2.4. Số người có từ 3 vùng lục phân lành mạnh ................................ 80 3.2.5. Mức độ mất bám dính ................................................................. 81 3.2.6. Chỉ số mảng bám ........................................................................ 82 3.2.7. Nhu cầu điều trị bệnh quanh răng ............................................... 82 3.3. Một số yếu tố liên quan tới thực trạng bệnh quanh răng ..................... 83 3.3.1. Liên quan giữa thực trạng bệnh quanh răng với yếu tố nhân khẩu học ......................................................................................... 83 3.3.2. Liên quan giữa tình trạng bệnh quanh răng với các bệnh toàn thân . 85 3.3.3. Liên quan giữa thực trạng bệnh quanh răng với một số thói quen sinh hoạt ................................................................................. 86 3.3.4. Liên quan giữa thực trạng bệnh quanh răng với thói quen chăm sóc răng miệng ................................................................................ 87 3.3.5. Liên quan giữa tình trạng bệnh quanh răng với thời gian khám răng, khoảng cách tới cơ sở y tế ..................................................... 88 3.3.6. Liên quan giữa BQR với một số yếu tố ảnh hưởng .................... 89 3.4. Nghiên cứu can thiệp lâm sàng có đối chứng: ..................................... 90 3.4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ........................................... 90 3.4.2. Kết quả điều trị ............................................................................ 96 3.4.3. Thay đổi mức tiêu xương ổ răng sau điều trị ............................ 104 3.4.4. So sảnh kết quả điều trị giữa hai nhóm ..................................... 108 3.4.5. Sự thay đổi chỉ số OHI-S sau điều trị ....................................... 112 3.4.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị ............................... 115 Chương 4: BÀN LUẬN ............................................................................... 120 4.1. Nghiên cứu cắt ngang ......................................................................... 120 4.1.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu ................................................ 120 4.1.2. Thực trạng bệnh quanh răng ở NCT Hà Nội ............................ 125 4.1.3. Một số yếu tố liên quan tới thực trạng bệnh quanh răng .......... 138 4.2 Nghiên cứu can thiệp lâm sàng có đối chứng ..................................... 146 4.2.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ......................................... 146 4.2.2. Kết quả điều trị ở 2 nhóm ......................................................... 151 4.2.3. So sánh hiệu quả điều trị giữa hai nhóm ................................... 160 4.2.4. Phương pháp thăm khám và ghi nhận các chỉ số ...................... 162 4.2.5. Chỉ định và quy trình kỹ thuật nạo túi lợi kết hợp Laser diode 165 KẾT LUẬN .................................................................................................. 168 KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 172 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Người cao tuổi ở Việt Nam: Số lượng và tỷ lệ .................................. 6 Bảng 1.2: Chỉ số già hoá của Việt Nam qua các năm ........................................ 7 Bảng 1.3: Phân bố dân số già theo vùng sinh thái .............................................. 8 Bảng 1.4: Số người cao tuổi chia theo nhóm tuổi khu vực thành thị và nông thôn ....................................................................................... 8 Bảng 1.5: Biến đổi sinh lý về hình thái, cấu trúc, chức năn ở một số tổ chức 11 Bảng 1.6. Phân bố bệnh quanh răng theo vùng sinh thái .................................. 15 Bảng 2.1 Các chỉ số biến số trong nghiên cứu .................................................. 44 Bảng 2.2 Các chỉ số biến số trong nghiên cứu .................................................. 58 Bảng 2.3. Tiêu chí đánh giá phục hồi mô quanh răng ...................................... 63 Bảng 3.1: Phân bố đối tượng theo điều kiện kinh tế ......................................... 73 Bảng 3.2: Tỷ lệ bệnh toàn thân kèm theo của đối tượng nghiên cứu .............. 73 Bảng 3.3: Thói quen sinh hoạt ............................................................................. 74 Bảng 3.4: Thói quen chăm sóc răng miệng ........................................................ 75 Bảng 3.5: Thời gian đi khám răng ....................................................................... 76 Bảng 3.6. Tỷ lệ bệnh quanh răng theo tuổi và giới ............................................ 77 Bảng 3.7: Chỉ số CPI theo tuổi và giới ............................................................... 78 Bảng 3.8: Chỉ số CPI trung bình theo tuổi và giới ............................................. 79 Bảng 3.9: Tỷ lệ có 3 vùng lục phân lành mạnh theo nhóm tuổi, giới .............. 80 Bảng 3.10: Mức độ mất bám dính theo tuổi và giới ............................................ 81 Bảng 3.11: Chỉ số mảng bám theo tuổi và giới .................................................... 82 Bảng 3.12. Nhu cầu điều trị bệnh quanh răng theo tuổi và giới ......................... 82 Bảng 3.13: Liên quan giữa bệnh quanh răng với giới ......................................... 83 Bảng 3.14: Liên quan giữa bệnh quanh răng với tuổi ......................................... 83 Bảng 3.15: Liên quan giữa BQR với nghề nghiệp và học vấn ........................... 84 Bảng 3.16: Liên quan giữa BQR với thu nhập của đối tượng NC ..................... 85 Bảng 3.17: BQR liên quan với các bệnh toàn thân kèm theo ............................. 85 Bảng 3.18: BQR liên quan với các thói quen sinh hoạt ...................................... 86 Bảng 3.19. BQR liên quan với các thói quen chăm sóc răng miệng ................. 87 Bảng 3.20: BQR liên quan với thời gian khám răng ........................................... 88 Bảng 3.21: Bảng hồi quy logistic đa biến ............................................................. 89 Bảng 3.22. Phân bố bệnh nhân theo giới .............................................................. 90 Bảng 3.23. Thời gian mắc bệnh ... ience. 108, pp 29-34. 110. Reza Birang (2015), Effect of Nonsurgical Periodontal Treatment Combined With Diode Laser or Photodynamic Therapy on Chronic Periodontitis: A Randomized Controlled Split-Mouth Clinical Trial, Journal Lasers Medical Sciences 2015 Summer;6(3),p 112-119 111. Schwarz F et al (2003), Clinical evaluation of an Er: YAG laser combined with scaling and root planing for non surgical periodontal treatment. A controlled, prospective clinical study. J. Clin. Periodontol. 30, pp 26-34. 112. Ugo Caruso et al (2008), Use of diode laser 980 nm as adjunctive therapy in the treatment of chronic periodontitis. A randomized controlled clinical trial, New Microbiologica, 31, pp 513-518 113. Salvi F.E et al (1998), PGE2, IL-1β, and Tnf-α 1 responses in diabetics as modifiers of periodontal disease expression. Ann. Periodontol. 3, pp 40-50. 114. Sbordone L et al (1990) Recolonization of subgingival microflora after scaling and root planing in human periodontitis. J. Periodontol. 61, pp 579-584. 115. Lindhe et al (1984), Long-term effect of surgical/non-surgical treatment of periodontal disease, Journal of Clinical Periodontology, 11, pp 448-458 116. Jenkins et al (2000), Effect of subgingival scaling during supportive therapy, Jourrnal Clinical Periodontology, 27(8), pp 590-596 117. Jiang Chun Mei et al (2011), Efficacy of a diode laser as an adjunct to scaling and root planing in the treatment of periodontitis of elderly patients, Chineses, Journal of Geriatric Dentistry, volume-05 118. Qadri T et al (2005), The short‐term effects of low‐level lasers as adjunct therapy in the treatment of periodontal inflammation, Journal of Clinical Periodontology 32(7) 119. Kreisler, M. el al (2005) Clinical efficacy of semiconductor laser application as an adjunct to conventional scaling and root planing. Lasers in Surgery and Medicine 37, p 350–355. 120. Borrajo, J. el al (2004) Diode laser (980 nm) as adjunct to scaling and root planing. Photomedicine and Laser Surgery 22, p 509–512. 121. Cobb M, (2017), Lasers and the treatment of periodontitis: the essence and the noise, Periodontology 2000, Vol. 75, 2017, 205–295. 122. Christopher J, (2015), Systematic review and meta-analysis on the nonsurgical treatment of chronic periodontitis by means of scaling and root planing with or without adjuncts, Journal American Dental Association, July 2015, Volume 146, p 508-524 123. Bergstrom et al (2000), A 10 years prospective study of tobacco smoking and periodontal health, Jourrnal of Periodontology 71, pp 48-47 MỘT SỐ HÌNH ẢNH KHÁM TẠI HÀ NỘI HÌNH ẢNH THĂM KHÁM BỆNH NHÂN CHỤP PHIM CẬN CHÓP KHẢO SÁT HÌNH ẢNH ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN HÌNH ẢNH TRƯỚC VÀ SAU ĐIỀU TRỊ Bệnh nhân: Phạm Quang M, Mã bệnh án: 18140712 Trước điều trị Sau điều trị 24 tháng Bệnh nhân: Lê Thị O, Mã bệnh án: 699781 Trước điều trị Sau điều trị 24 tháng Bệnh Nhân: Đỗ Đức D, Mã bệnh án: 17000964 Trước điều trị Sau điều trị 24 tháng PHỤ LỤC BẢNG CÂU HỎI A. HÀNH CHÍNH 1. Họ và tên:. 2. Tuổi:Giới: 1. Nam 2. Nữ 3. Tỉnh/TP: Quận/Huyện: Xã/Phường: B. THỰC TRẠNG KINH TẾ-XÃ HỘI 1. Tình trạng hôn nhân hiện nay của Ông (bà): 1. Độc thân 2. Có vợ/chồng: 3. Ly dị: 4. Góa bụa: 5. Ly thân: 6. Chưa bao giờ kết hôn 2. Nghề nghiệp chính trước đây của ông (bà) là gì? 1. Nông dân 2.Công nhân 3. Công chức/ viên chức 4. Buôn bán 5. Tự do (Xin đánh dấu vào 1 ô thích hợp) 6. Nội trợ 7..Khác () xin nói rõ 3. Trình độ học vấn mà ông (bà) đã đạt được: 1. Không biết chữ 2. Học hết tiểu học 3. Học hết bậc phổ thông trung học 4. Trình độ từ trung cấp trở lên Mã số:.. Ngày khám: Người khám:.. 4. Năm vừa qua gia đình ông bà được chính quyền xếp vào loại: 1. Nghèo 2. Cận nghèo 3. Không nghèo 4. Không xếp loại/ không nhớ 5. Số tiền trung bình hàng tháng gia đình bác kiếm được: 1. Vừa đủ để chi tiêu trong gia đình 2. Không đủ, chúng tôi luôn phải đi vay 3. Chúng tôi có thể để dành tiết kiệm một chút mỗi tháng 6. Khoảng cách từ nhà ông (bà) tới cơ sở khám chữa răng gần nhất là: Km 7. Khoảng cách từ nhà ông (bà) tới cơ sở Y tế gần nhất là .Km C. THÓI QUEN SỐNG 1. Ông (Bà) có thường xuyên ăn hoa quả tươi không? Có Không Thỉnh thoảng 2. Ông (bà) có thường xuyên uống rượu không? (rượu, bia, cồn) Có Không Thỉnh thoảng 3. Ông (bà) có hút thuốc không? Có Không Nếu không thì trả lời câu 4 4. Trước đây ông (bà) có hút thuốc không? Có Không D. TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE TOÀN THÂN 1. Ông (bà) có các bệnh này không? (bác sĩ đã nói cho ông/bà) Có Không Bệnh tim mạch Bệnh tiểu đường Bệnh thận Bệnh phổi Sốt thấp khớp Cấy ghép 2. Ông (bà) có còn đang điều trị một trong các bệnh này không? Có Không 3. Ông (bà) đã bao giờ nằm viện trên 2 tuần trong 6 tháng qua chưa? Có Không E. TIỀN SỬ NHA KHOA 1. (a) Hôm qua ông (bà) có chải răng không? Có Trả lời tiếp câu (b) Không (b) hôm qua ông (bà) chải răng mấy lần? .lần.. 2. Hôm qua ông (bà) có dùng kem chải răng không ? Không Có (Tên loại kem chải răng). 3. Ông bà có nghĩ là cần phải chải răng hàng ngày không? Có Không Không bình luận 4. Ông (bà) thường thay bàn chải răng sau bao lâu? Dưới 3 tháng Từ 3 đến 6 tháng Từ 6 đến 12 tháng Từ 1 năm hoặc lâu hơn 5. Ông (bà) có dùng chỉ tơ nha khoa thường xuyên không? Có Không 6. Ông (bà) có dùng tăm xỉa răng sau khi ăn không? Có Không 7. Ông (bà) có thường xuyên xúc miệng sau bữa ăn không? Có Thỉnh thoảng Không Nếu có xin ghi rõ loại gì 8. Ông (bà) đã bao giờ có một trong các triệu chứng dưới đây trong 6 tháng qua không? (xin điền dấu X vào ô thích hợp) Không bao giờ Thỉnh thoảng Thường xuyên Rất thường xuyên Không biết Đau răng Đau hoặc sưng lợi Sưng ở mặt hoặc ở cổ Hơi thở hôi Chảy máu lợi Mất răng Thấy khô miệng 9. Ông (bà) đã đi khám răng miệng lần cuối cùng khi nào? Trên 5 năm Từ 2 đến 5 năm Từ 1 đến 2 năm Dưới 12 tháng Chưa bao giờ 10. Trong 12 tháng qua ông (bà) đã đi khám răng miệng mấy lần? (xin hãy ghi số chính xác nhất)lần 11. Ông (bà) đã đi khám tại đâu ở lần khám cuối cùng? Bác sĩ răng ở bệnh viện Bác sĩ răng ở phòng khám tư Bác sĩ y khoa Y tá ..Khác (xin nói rõ) 12. Lý do của lần khám cuối cùng là gì? Có Không Đau Chảy máu lợi Sâu răng Bong hàn Chấn thương Mất răng Làm răng giả Kiểm tra .khác (xin nói rõ) 13. Ông (bà) đã được điều trị loại gì ở lần khám cuối cùng Có Không Kê đơn Hàn răng Làm sạch và lấy cao Làm hàm giả Nhổ răng ..Khác (xin nói rõ) 14. Việc điều trị đã giải quyết được vấn đề về răng miệng của Ông (bà) ? Có Không Không chắc Xin cảm ơn Ông/bà đã tham gia cuộc phỏng vấn và cung cấp thông tin cho chúng tôi PHỤ LỤC Mã vùng: .... Đối tượng: .. Người khám: ... Ngườighi: ... PHIẾU KHÁM LÂM SÀNG Họ và tên.. Tuổi Ngày.Nam□ Nữ □ Chiều cao:...................cm Cân nặng:........................kg Chỉ số quanh răng cộng đồng (CPI) 0: Lành mạnh 1: Chảy máu lợi trực tiếp hay ngay sau khi thăm khám 2: Cao răng trên và dưới lợi phát hiện được trong khi thăm dò nhưng toàn bộ vạch đen của cây thăm dò túi lợi còn nhìn thấy 3: Túi 4-5mm bờ lợi viền răng nằm trong lòng vạch đen của cây thăm dò túi lợi 4: Túi sâu ≥ 6mm vạch đen của cây thăm khám không nhìn thấy X: Vùng lục phân loại ra do hiện có ít hơn 2 răng Chú ý: Không được lấy cao răng trước khi đi khám 17/16 11 27/26 47/46 31 36/37 Chỉ số mất bám dính 0: LOA 0-3mm (không nhìn thấy CEJ và mã số CPI 0-3). Nếu CEJ không nhìn thấy và CPI mã số 4, hoặc nếu CEJ nhìn thấy: 1: LOA 4-5mm (CEJ trong vạch đen) 2: LOA 6-8mm (CEJ giữa giới hạn trên của vạch đen và vòng 8,5mm) 3: LOA 9-11mm (CEJ giữa 8,5mm và vòng 11,5mm) 4: LOA ≥ 12mm (CEJ vượt trên 11,5mm) X: Vùng lục phân bị loại (hiện tại có ít hơn hai răng) 9: Không ghi nhận (do CEJ không nhìn thấy hoặc không phát hiện được) 17/16 11 27/26 47/46 31 36/37 Chỉ số mảng bám Quigley – Hein cải tiến Răng 17 16 15 14 13 12 11 21 22 23 24 25 26 27 Mã Mã Răng 47 46 45 44 43 42 41 31 32 33 34 35 36 37 0: không có mảng bám 1: vài đốm nhỏ mảng bám cô lập ở đường viền lợi 2: một dải liên tục có độ rộng lên đến 1mm ở đường viền lợi 3: mảng bám có độ rộng lớn hơn 1mm đến bao phủ một phần ba bề mặt răng. 4: mảng bám bao phủ từ 1/3 đến 2/3 bề mặt răng 5: mảng bám bao phủ lớn hơn 2/3 bề mặt răng Chỉ số pH môi trường miệng: . PHỤ LỤC THÔNG TIN CHO BỆNH NHÂN/BẢN CAM KẾT (Chấp thuận tham gia nghiên cứu) Tên nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng bệnh lý quanh răng và hiệu quả điều trị phẫu thuật bằng máy AMD Laser trên người cao tuổi tại Hà Nội năm 2015. Chúng tôi muốn mời ông/bà là những người tham gia vào chương trình nghiên cứu này. Trước hết, chúng tôi xin thông báo với ông bà: - Sự tham gia của ông/bà là hoàn toàn tự nguyện. - Ông/bà có thể không tham gia, hoặc có thể rút khỏi chương trình bất cứ lúc nào. Trong bất kỳ trường hợp nào, ông/bà sẽ không bị mất những quyền lợi chăm sóc sức khoẻ mà ông/bà được hưởng. - Nếu ông/bà có câu hỏi nào về chương trình nghiên cứu này. Xin ông bà hãy thảo luận các câu hỏi đó với bác sỹ hoặc cán bộ chương trình trước khi ông/bà đồng ý tham gia chương trình. - Xin ông/bà vui lòng đọc kỹ bản cam kết này hoặc nhờ ai đó đọc nếu ông/bà không thể đọc được. Ông/bà sẽ được giữ một bản sao của cam kết này. Ông/bà có thể tham khảo ý kiến những người khác về chương trình nghiên cứu trước khi quyết định tham gia. Bây giờ chúng tôi sẽ trình bày chương trình nghiên cứu. Mục đích của chương trình nghiên cứu này là: Nhằm đánh giá hiệu quả điều trị bệnh viêm quanh răng bằng Laser Diode trên một nhóm người cao tuổi. - Nghiên cứu này sẽ mời khoảng 50 người từ 60 tuổi trở lên. Đây là một nghiên cứu sẽ được thực hiện ở khoa Răng hàm mặt – bệnh viện Đại học Y Hà Nội và trung tâm kĩ thuật cao nhà A7 – Viện Đào tạo Răng hàm mặt – trường Đại học Y Hà Nội Đối tượng có thể tham gia nghiên cứu này: - Tiêu chuẩn lựa chọn: + Là người cao tuổi (theo luật người cao tuổi của Việt Nam năm 2009 quy định: NCT là công dân Việt Nam từ 60 tuổi trở lên, không phân biệt nam, nữ). + Sống tại địa bàn Hà Nội trong thời gian điều tra nghiên cứu. + Còn ít nhất một vùng lục phân được tính + Có ít nhất 1 răng được chẩn đoán viêm quanh răng và độ sâu túi quanh răng khi thăm khám < = 5mm. + Đồng ý, tự nguyện tham gia nghiên cứu. - Tiêu chuẩn loại trừ: + Đang bị bệnh lý toàn thân cấp tính. + Người không có mặt trong khi điều tra. + Người không đủ năng lực trả lời (tâm thần, người câm, điếc,...) Các bước của quá trình tham gia nghiên cứu: Lựa chọn bệnh nhân: Sau khi chúng tôi nhận được bản chấp thuận đồng ý tham gia nghiên cứu của ông/bà, chúng tôi sẽ chọn ngẫu nhiên từ danh sách phiếu chấp thuận đồng ý cho đủ 280 người cao tuổi vào nghiên cứu. Quy trình đăng ký tham gia và quy trình theo dõi: Sau khi nhận được phiếu thông tin và cam kết này, ông/bà vui lòng đọc và hỏi rõ các thông tin trong phiếu. Phiếu thông tin và cam kết đồng ý có chữ ký của ông/bà là căn cứ để chúng tôi hiểu rằng ông/bà đăng ký tham gia nghiên cứu này. Chúng tôi sẽ tiến hành các bước tiếp theo của nghiên cứu Rút khỏi tham gia nghiên cứu. Ông/bà có thể được yêu cầu không tiếp tục tham gia nghiên cứu do những nguyên nhân khác nhau bao gồm: - Các bác sỹ thấy rằng nếu tiếp tục tham gia nghiên cứu sẽ có hại cho ông/bà. - Nhà tài trợ hoặc bác sỹ quyết định ngừng hoặc huỷ bỏ nghiên cứu. - Hội Đồng Đạo đức hoặc Bộ Y tế Việt Nam quyết định ngừng nghiên cứu. - Những nguy cơ có thể xảy ra trong quá trình tham gia nghiên cứu? + Đau, sưng, chảy máu tại lợi vùng răng điều trị Các vấn đề khác có liên quan đến nghiên cứu 1. Trong thời gian nghiên cứu, có thể một số thông tin mới về bệnh tật của ông/bà sẽ được phát hiện. Chúng tôi sẽ thông báo cho ông bà hoặc bác sỹ của ông/bà biết. 2. Hồ sơ bệnh án: Bệnh án của ông/bà sẽ được tra cứu về thông tin quá trình điều trị bởi các cơ quan quản lý. Mọi dữ liệu của nghiên cứu sẽ được bảo vệ tuyệt mật. 3. Kết quả nghiên cứu có thể được công bố trên tạp chí khoa học nhưng không liên quan đến danh tính của ông/bà khi tham gia nghiên cứu. 4. Việc tham gia vào các nghiên cứu khác: Bản cam kết này chỉ nói đến việc tham gia của ông/bà vào nghiên cứu đề cập ở trên. Khi ký vào bản cam kết này, ông/bà sẽ không được tham gia vào một nghiên cứu lâm sàng khác. Ông/bà hoàn toàn có quyền rút khỏi nghiên cứu vào bất cứ thời điểm nào và sẽ không bị phạt hay mất đi quyền lợi chữa bệnh mà ông/bà đang được hưởng. Những lợi ích nào có thể nhận được từ nghiên cứu này? - Ông/bà được hướng dẫn giáo dục sức khỏe và chăm sóc răng miệng. - Ông bà sẽ được vệ sinh răng miệng, được lấy cao răng - Ông/bà sẽ được điều trị viêm quanh răng bằng phương pháp nạo núi lợi kín và chiếu laser diode vào túi lợi bị viêm. Những lựa chọn nào khác nếu không tham gia nghiên cứu: Ông/bà có thể tham gia các buổi giáo dục nha khoa cho người cao tuổi. Đảm bảo bí mật: Mọi thông tin về ông/bà sẽ được giữ kín và không được tiết lộ cho bất ai không có liên quan. Chỉ nghiên cứu viên, cơ quan quản lý, Hội đồng đạo đức mới được quyền xem bệnh án khi cần thiết. Tên của ông bà sẽ không được ghi trên các bản báo cáo thông tin nghiên cứu. Kết quả của nghiên cứu: Kết quả nghiên cứu các chỉ số của ông/bà có thể mất nhiều tháng. Những kết quả đó sẽ được thông báo với ông/bà. Tuy nhiên, nếu kết quả chẩn đoán nào bất thường và có thể ảnh hưởng đến quyết định rút khỏi nghiên cứu của ông/bà sẽ được chúng tôi thông báo tới ông/bà. Chi phí và bồi thường: Ông/bà KHÔNG phải trả bất cứ khoản phí nào cho các hoạt động can thiệp của chúng tôi. Chi phí đi lại cho mỗi lần đến khám của ông bà cũng sẽ được chi trả. Các thiệt hại khác liên quan đến nghiên cứu: Chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm chăm sóc ông/bà nếu ông/bà bị tổn hại sức khoẻ trong thời gian nghiên cứu. Câu hỏi: Nếu ông/bà có bất cứ vấn đề hay câu hỏi nào liên quan đến nghiên cứu này hay về quyền lợi của ông/bà với tư cách là người tham gia, hay về bất cứ thiệt hại nào liên quan đến nghiên cứu, xin hãy liên hệ: Tên ThS: Trương Mạnh Nguyên Điện thoại: 0913321121 Xin dành thời gian để hỏi bất cứ câu hỏi nào trước khi ký bản cam kết này. Mã số bệnh nhân: BẢN CAM KẾT Cam kết từ bệnh nhân: Tôi đã đọc hoặc đã nghe đọc phiếu chấp thuận này: (Gạch câu không áp dụng) Tôi đã được cung cấp đầy đủ thông tin về những nguy cơ và lợi ích của việc tham gia vào nghiên cứu này và tôi cũng có đủ thời gian để suy nghĩ về quyết định của mình. Tôi đồng ý tự nguyện tham gia nghiên cứu. Tôi hiểu rằng tôi có thể rút khỏi nghiên cứu bất cứ khi nào. Tôi sẽ được giữ một bản sao của cam kết này để tham khảo. Ông/bà ghi và ký tên dưới đây: Tên bệnh nhân: Chữ ký: Ngày Bác sỹ lấy cam kết: Chữ ký: Ngày
File đính kèm:
- luan_an_nghien_cuu_thuc_trang_benh_ly_quanh_rang_va_hieu_qua.pdf
- 960.33.06.05.2021.Nguyên. RHM.pdf
- Thông tin kết luân mới (tiếng Việt,tiếng Anh).docx
- tóm tắt tiếng Anh (final) (1).pdf
- Tom tat tieng Anh NCS Nong Thi Thu Trang DHTN 12-2015.pdf
- tóm tắt tiếng Việt (final) (1).pdf
- Tom tat Tieng Viet NCS Nong Thi Thu Trang DHTN 12-2015..pdf
- Trang thong tin LA NCS Nong Thi Thu Trang DHTN 12-2015.doc
- trích yếu luận án ( tiếng Việt, tiếng Anh).docx