Luận án Nghiên cứu tính chất cơ học và đặc điểm phá hủy của bê tông cường độ cao sử dụng nano silica ứng dụng trong công trình cầu
Trong những năm gần đây, việc sử dụng vật liệu nano vào bê tông cường
độ cao (BTCĐC) đã được ghi nhận, chúng có thể cải thiện đáng kể tính chất cơ
học và độ bền của bê tông [31][80][91][110]. Sự kết hợp vật liệu nano vào hỗn
hợp để cải thiện các tính chất cơ học bê tông đã trở thành lĩnh vực nghiên cứu
đầy hứa hẹn. Các hạt nano được đặc trưng bởi tỉ lệ diện tích bề mặt lớn và khả
năng hoạt tính cao. Theo Sanchez và Sobolev [91], hạt silica ở kích thước
nanomet giúp kích hoạt các phản ứng thủy hóa của xi măng và các phản ứng loại
bỏ các thành phần kém bền trong bê tông Ca(OH)2 sinh ra các sản phẩm gel
pozzolan có chất lượng tốt hơn. Quá trình này làm cho bê tông có cấu trúc đặc
chắc, phát triển cường độ sớm, tăng khả năng chịu nén, chịu kéo, chống thấm,
chống ăn mòn.
Hiện nay, vật liệu nano được nghiên cứu ứng dụng rộng rãi cùng với việc
chi phí sản xuất giảm với quy mô công nghiệp, việc sử dụng vật liệu nano đã
nhận được sự thu hút đặc biệt để nghiên cứu chế tạo bê tông sử dụng trong nhiều
kết cấu xây dựng [110]. Ở Việt Nam, công nghệ nano bắt đầu được quan tâm
phát triển, điển hình là các chương trình hội thảo nghiên cứu sản xuất, ứng dụng
nano silica (NS) từ vật liệu phế thải là tro trấu và các dự án đầu tư nhà máy sản
xuất NS phục vụ ngành vật liệu xây dựng. Một số đề tài nghiên cứu khoa học,
luận án tiến sĩ, thạc sĩ sử dụng vật liệu nano vào trong lĩnh vực xây dựng, sửa
chữa công trình cầu đường đã được thực hiện với nhiều cơ sở lý thuyết và thực
nghiệm [7][12][14][18]. Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy những mặt tích
cực khi sử dụng vật liệu nano vào bê tông
File đính kèm:
- luan_an_nghien_cuu_tinh_chat_co_hoc_va_dac_diem_pha_huy_cua.pdf
- Thong tin luan an - Ngo Van Thuc (VN & EN).doc
- tom tat - Ngo Van Thuc - EN.pdf
- tom tat - Ngo Van Thuc - VN.pdf