Luận án Nghiên cứu tính đa dạng thực vật trong các mô hình nông lâm kết hợp tại huyện Phù ninh tỉnh Phú Thọ

Việt Nam là một nước nằm trong vùng nhiệt đới có hệ sinh thái thảm thực vật vô cùng phong phú và đa dạng. Do sự tác động của tự nhiên cũng như của con người đã làm cho các hệ sinh thái này luôn luôn có sự biến đổi. Việc nghiên cứu về tính đa dạng thực vật nhằm hiểu được thành phần, tính chất các hệ thực vật ở từng nơi, từng vùng, nhằm xây dựng mô hình phục hồi các hệ sinh thái đã bị suy thoái, bảo tồn nguồn gen quý là rất cần thiết.

Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là một trong những điều kiện không thể thiếu cho hoạt đông sản xuất và đời sống con người. Việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất đai có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ trước mắt mà cả lâu dài. Ngành lâm nghiệp có tác dụng rất lớn đối với nền kinh tế có nhiều mặt không chỉ cung cấp đặc sản rừng mà còn tác dụng giữ đất, điều tiết nguồn nước, chống ô nhiễm môi trường, điều hòa khí hậu, phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái, đa dạng sinh học và các giá trị cảnh quan, du lịch, văn hóa. Tuy nhiên, những năm qua chưa phát huy hết giá trị thực vật của vùng, chỉ tập trung khai thác triệt để thỏa mãn nhu cầu trước mắt. Đầu tiên là sự khai thác kiệt quệ những loài gỗ quý, có giá trị cao về mặt kinh tế và thẩm mỹ, làm giảm tính đa dạng sinh học, mất đi nguồn gen sinh vật quý, làm biến đổi theo chiều hướng tiêu cực.

 

doc 222 trang dienloan 14720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu tính đa dạng thực vật trong các mô hình nông lâm kết hợp tại huyện Phù ninh tỉnh Phú Thọ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu tính đa dạng thực vật trong các mô hình nông lâm kết hợp tại huyện Phù ninh tỉnh Phú Thọ

Luận án Nghiên cứu tính đa dạng thực vật trong các mô hình nông lâm kết hợp tại huyện Phù ninh tỉnh Phú Thọ
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----------------------------
NGUYỄN BÌNH LIÊM
NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT
TRONG CÁC MÔ HÌNH NÔNG LÂM KẾT HỢP
TẠI HUYỆN PHÙ NINH TỈNH PHÚ THỌ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC
Hà Nội – 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----------------------------
NGUYỄN BÌNH LIÊM
NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT
TRONG CÁC MÔ HÌNH NÔNG LÂM KẾT HỢP
TẠI HUYỆN PHÙ NINH TỈNH PHÚ THỌ
Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 9 42 01 20
LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. Lê Đồng Tấn
2. TS. Đỗ Hữu Thư
Hà Nội – 2021
LỜI CAM ĐOAN
Để đảm bảo tính trung thực của luận án, tôi xin cam đoan: Luận án “Nghiên cứu tính đa dạng thực vật trong các mô hình nông lâm kết hợp tại huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Lê Đồng Tấn và TS. Đỗ Hữu Thư, các tài liệu tham khảo đều được trích nguồn. Các kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố ở bất kì công trình nào trước đây./.
 Hà Nội, ngày 24 tháng 02 năm 2021
 Tác giả luận án
 Nguyễn Bình Liêm
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án này, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Lê Đồng Tấn và TS. Đỗ Hữu Thư, những người đã hết lòng tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tạo cơ hội cho tôi được nâng cao vốn hiểu biết và những trải nghiệm thực sự thú vị trong nghiên cứu lĩnh vực Sinh thái học.
Tôi xin chân thành cảm ơn bộ phận Đào tạo Sau đại học và Lãnh đạo Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại cơ sở đào tạo. Bên cạnh đó, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo Trung tâm phát triển công nghệ cao - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tạo điều kiện về mặt thời gian, công việc cũng như chia sẻ, động viên để tôi hoàn thành nghiên cứu của mình.
Tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu trường THPT Hương Cần, cán bộ giáo viên nhà trường đã giúp đỡ, tạo điều kiện về thời gian để tôi tập trung học tập, hoàn thành Luận án.
Cuối cùng, tôi cũng gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, đồng nghiệp, những người bạn đã bên cạnh, chia sẻ, ủng hộ tôi trong suốt thời gian qua./.
Hà Nội, ngày 24 tháng 02 năm 2021
Tác giả luận án
Nguyễn Bình Liêm
MỤC LỤC
Trang
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 
NLKH
Nông Lâm kết hợp
KVNC
Khu vực nghiên cứu
HTCT
Hệ thống canh tác
HQKT
Hiệu quả kinh tế
VAC
Vườn - Ao - Chuồng 
RVAC
Rừng -Vườn - Ao - Chuồng 
VR
Vườn - Rừng 
RVC
Rừng - Vườn - Chuồng 
Rg
Ruộng
R - O
Trồng rừng kết hợp nuôi ong lấy mật 
CBA
Cost Benefit Analysis
VACR
Vườn - Ao - Chuồng - Rừng
RNV
Rừng + Nương + Vườn 
ICRAF
International Center for Research in Agroforestry
SALT
Slopping Agricultural Land Technology
IIRR
International Institute for Rural Reconstruction
SEANAFE
Southeast Asia Network for Agroforestry Education
OTC
Ô tiêu chuẩn
TTV
Thảm thực vật
IUCN
Red List of Threadtened Plant Species ver
PRA
Đánh giá nông thôn có sự tham gia của cộng đồng
KHHGĐ
Kế hoạch hóa gia đình
HTV
Hệ thực vật
EN
Nguy cấp 
VU
Sẽ nguy cấp
CR
Rất nguy cấp
LR
Ít quan tâm
DD
Thiếu dẫn liệu
IUCN
Danh lục đỏ thế giới
NĐ32
Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30/3/2006 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng quý, hiếm, nguy cấp. 
LR/lc
Ít quan tâm
IA
Nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại
IIA
Hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại
DT
Diện tích 
N
Số hộ có mô hình
Ect
Effective Indicator of Farming System
DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. 	Cơ cấu diện tích đất của mô hình Vườn + Rừng truyền thống ở huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ	40
Bảng 4.2. 	Cơ cấu diện tích đất của mô hình Vườn + Rừng cải tiến ở huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ	43
Bảng 4.3. 	Cơ cấu diện tích đất của mô hình Vườn + Chuồng + Rừng truyền thống ở huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ	47
Bảng 4.4. 	Cơ cấu diện tích đất của mô hình Vườn + Chuồng + Rừng cái tiến ở huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ	50
Bảng 4.5. 	Cơ cấu diện tích đất của mô hình Rừng + Vườn + Ao + Chuồng truyền thống ở huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ	53
Bảng 4.6. 	Cơ cấu diện tích đất của mô hình Rừng + Vườn + Ao + Chuồng cải tiến ở huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ	56
Bảng 4.7. 	Số lượng các taxon theo Ngành của hệ thực vật trong vùng phân bố của các mô hình nông lâm kết hợp ở huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ	60
Bảng 4.8. 	Số họ giàu loài nhất của hệ thực vật trên vùng phân bố của mô hình nông lâm kết hợp ở huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ	61
Bảng 4.9. 	Tổng hợp số chi giàu loài nhất của hệ thực vật trên vùng phân bố của mô hình nông lâm kết hợp ở huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ	62
Bảng 4.10. 	Số loài theo dạng sống của hệ thực vật trên vùng phân bố của mô hình nông lâm kết hợp ở huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ	63
Bảng 4.11. 	Dạng sống của nhóm cây chồi trên trong hệ thực vật trên vùng phân bố của mô hình nông lâm kết hợp ở huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ	64
Bảng 4.12. 	Tính đa dạng loài về yếu tố địa lý của hệ thực vật trên vùng phân bố của mô hình nông lâm kết hợp ở huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ	65
Bảng 4.13. 	Số lượng ngành, họ, chi, loài theo nhóm tài nguyên của hệ thực vật trên vùng phân bố của mô hình nông lâm kết hợp ở huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ	67
Bảng 4.14. 	Danh sách các loài thực vật quý hiếm ở huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ	69
Bảng 4.15. 	Số lượng các taxon theo Ngành của hệ thực vật trong mô hình Vườn + Rừng ở huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ	73
Bảng 4.16. 	Thành phần cây trồng trên đất vườn của mô hình Vườn + Rừng ở huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ	74
Bảng 4.17. 	Thành phần cây trồng trên đất rừng của mô hình Vườn + Rừng ở huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ	76
Bảng 4.18. 	Số lượng các taxon theo ngành của hệ thực vật trong mô hình Vườn + Chuồng + Rừng ở huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ	77
Bảng 4.19. 	Thành phần cây trồng trên đất vườn của mô hình Vườn + Chuồng + Rừng ở huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ	79
Bảng 4.20. 	Thành phần cây trồng trên đất rừng của mô hình Vườn + Chuồng + Rừng ở huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ	80
Bảng 4.21. 	Số lượng các taxon theo Ngành của hệ thực vật trong mô hình Rừng + Vườn + Ao + Chuồng ở huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ	81
Bảng 4.22. 	Thành phần cây trồng trên đất vườn của mô hình Rừng + Vườn + Ao + Chuồng ở huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ	83
Bảng 4.23. 	Thành phần cây trồng trên đất rừng của mô hình Rừng + Vườn + Ao + Chuồng ở huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ	85
Bảng 4.24. 	Thu nhập của mô hình Vườn + Rừng ở huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ	86
Bảng 4.25: 	Thu nhập của mô hình Vườn + Chuồng + Rừng ở huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ	90
Bảng 4.26. 	Thu nhập của mô hình Rừng + Vườn + Ao + Chuồng ở huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ	94
Bảng 4.27. 	Danh sách các loài cây được người dân vùng nghiên cứu dùng làm thuốc	101
DANH MỤC HÌNH
HÌNH 4.1. 	MÔ HÌNH VƯỜN + RỪNG TRUYỀN THỐNG CỦA GIA ĐÌNH ÔNG TRẦN NGỌC QUỲNH Ở KHU 2 XÃ LIÊN HOA	40
Hình 4.2. 	Mô hình Vườn + Rừng truyền thống của gia đình anh Nguyễn Việt Hùng ở khu 6 xã Trạm Thản	40
Hình 4.3. 	Đất rừng của mô hình Vườn + Rừng truyền thống ở xã Phú Mỹ	41
Hình 4.4. 	Đất rừng của mô hình Vườn + Rừng truyền thống ở xã Trị Quận	41
Hình 4.5. 	Cây trồng trên đất vườn của mô hình Vườn + Rừng cải tiến ở xã Phú Mỹ	44
Hình 4.6. 	Cây trồng trên đất vườn của mô hình Vườn + Rừng cải tiến ở xã Phú Mỹ	44
Hình 4.7. 	Thanh Long trồng trên mô hình Vườn + Rừng cải tiến của gia đình bà Nguyễn Thị Liễu ở khu 5 xã Trị Quận	46
Hình 4.8. 	Cây Chè trồng trên mô hình Vườn + Rừng cải tiến của gia đình bà Bùi Thị Huyền ở khu 14 xã Tiên Phú	46
Hình 4.9. 	Mô hình Vườn + Chuồng + Rừng truyền thống của gia đình ông Nguyễn Quang Huy ở khu 4 xã Liên Hoa	47
Hình 4.10.	Mô hình Vườn + Chuồng + Rừng truyền thống của gia đình bà Nguyễn Thị Dung ở khu 6 xã Trị Quận	47
Hình 4.11. 	Cây Thanh long trồng trên mô hình Vườn + Chuồng + Rừng cải tiến của gia ông Nguyễn Văn Nhượng ở khu 8 xã Trạm Thảm	52
Hình 4.12. 	Cây Đinh Lăng trồng trên mô hình Vườn + Chuồng + Rừng cải tiến của gia đình ông Nguyễn Quốc Hùng ở khu 2 xã Phú Mỹ	52
Hình 4.13. 	Mô hình Rừng + Vườn + Ao + Chuồng của gia đình Bà Trần Thị Thủy ở khu 1 xã Phú Mỹ	54
Hình 4.14. 	Mô hình Rừng + Vườn + Ao + Chuồng của gia đình ông Nguyễn Hồng Tư ở khu 6 xã Trị Quận	54
Hình 4.15. 	Mô hình Rừng + Vườn + Ao + Chuồng cải tiến của gia đình anh Vũ Văn Hưng ở khu 4 xã Tiên Phú	59
Hình 4.16. 	Mô hình Rừng + Vườn + Ao + Chuồng cải tiến của gia đình bà Nguyễn Thị Thiện ở khu 8 xã Bảo Thanh	59
Hình 4.17.	Biểu đồ so sánh tỷ lệ % các taxon từng ngành trong các mô hình nông lâm kết hợp ở huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ	60
Hình 4.18. 	Biểu đồ phổ so sánh tỷ lệ % số họ, chi, loài của 10 họ đa dạng nhất với cả hệ thực vật	62
Hình 4.19. 	Biểu đồ phổ so sánh tỷ lệ % số chi, loài của 10 chi đa dạng nhất với cả hệ thực vật	63
Hình 4.20. 	Biểu đồ phổ dạng sống cơ bản của HTV huyện Phù Ninh	64
Hình 4.21. 	Biểu đồ tỷ lệ % của các nhóm cây chồi trên (Ph)	64
Hình 4.22. 	Biểu đồ các nhóm công dụng chính của khu hệ thực vật huyện Phù Ninh	67
Hình 4.23. 	Vườn Cọ của gia đình ông Hán Quang Thành ở khu 5 xã Gia Thanh	87
Hình 4.24. 	Vườn Thanh Long của gia đình ông Trần Quang Huy ở khu 4 xã Phú Lộc	88
Hình 4.25. 	Vườn Chè của gia đình bà Bùi Thị Huyền ở khu 14 xã Tiên Phú	89
Hình 4.26.	Toàn cảnh mô hình Vườn - Chuồng - Rừng của gia đình ông Nguyễn Đức Quang ở khu 6 xã Phú Mỹ	91
Hình 4.27. 	Mô hình Vườn + Chuồng + Rừng của gia đình ông Nguyễn Văn Hùng ở khu 2 xã Lệ Mỹ	91
Hình 4.28. 	Cây Đing lăng trồng trên đất vườn của gia đình anh Nguyễn Quốc Hùng ở khu 2 xã Phú Mỹ	92
Hình 4.29. 	Cây Thanh long trồng trên đất vườn của gia ông Nguyễn Văn Nhượng ở khu 8 xã Trạm Thản	93
Hình 4.30. 	Mô hình của gia đình ông Nguyễn Hữu Đức ở khu 4 xã Trung Giáp	95
Hình 4.31. 	Mô hình của gia đình ông Đào Văn Thanh ở khu 3 xã Lệ Mỹ	96
Hình 4.32. 	Mô hình của gia đình anh Nguyễn Văn Tuấn ở khu 7 xã Phú Lộc	96
Hình 4.33. 	Mô hình của gia đình anh Vũ Văn Hưng ở khu 4 xã Tiên Phú	97
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một nước nằm trong vùng nhiệt đới có hệ sinh thái thảm thực vật vô cùng phong phú và đa dạng. Do sự tác động của tự nhiên cũng như của con người đã làm cho các hệ sinh thái này luôn luôn có sự biến đổi. Việc nghiên cứu về tính đa dạng thực vật nhằm hiểu được thành phần, tính chất các hệ thực vật ở từng nơi, từng vùng, nhằm xây dựng mô hình phục hồi các hệ sinh thái đã bị suy thoái, bảo tồn nguồn gen quý là rất cần thiết.
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là một trong những điều kiện không thể thiếu cho hoạt đông sản xuất và đời sống con người. Việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất đai có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ trước mắt mà cả lâu dài. Ngành lâm nghiệp có tác dụng rất lớn đối với nền kinh tế có nhiều mặt không chỉ cung cấp đặc sản rừng mà còn tác dụng giữ đất, điều tiết nguồn nước, chống ô nhiễm môi trường, điều hòa khí hậu, phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái, đa dạng sinh học và các giá trị cảnh quan, du lịch, văn hóa. Tuy nhiên, những năm qua chưa phát huy hết giá trị thực vật của vùng, chỉ tập trung khai thác triệt để thỏa mãn nhu cầu trước mắt. Đầu tiên là sự khai thác kiệt quệ những loài gỗ quý, có giá trị cao về mặt kinh tế và thẩm mỹ, làm giảm tính đa dạng sinh học, mất đi nguồn gen sinh vật quý, làm biến đổi theo chiều hướng tiêu cực. 
Việt Nam là một nước nông nghiệp với dân số khoảng 94 triệu người trong đó có trên 75% dân số sống dựa vào nông nghiệp nên đời sống còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt ở những vùng nông thôn miền núi. Nhưng ở vùng miền núi ngành nông lâm nghiệp còn ít phát triển, hoạt động sản xuất gặp nhiều khó khăn, năng suất lao động thấp. Việc qui hoach và sử dụng đất đai ở nhiều nơi còn nhiều bất cập. Do vậy, việc nghiên cứu sử dụng đất là cần thiết.
Nông lâm kết hợp là phương thức canh tác dựa trên những lợi thế tự nhiên của các hệ sinh thái khác nhau. Thông qua áp dụng nông lâm kết hợp, con người đã khai thác hợp lý tiềm năng sinh thái, lợi thế về điều kiện tự nhiên của các vùng lâm nghiệp, góp phần phát triển bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái vùng trung du và miền núi.
Nông lâm kết hợp là một giải pháp hiệu quả đang được áp dụng nhằm nâng 
cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho người nông dân phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững. Đặc điểm chính của hệ thống sản suất nông lâm kết hợp là sử dụng hợp lý cây trồng trong canh tác để khai thác hiêu quả nguồn tài nguyên đất và nguồn năng lượng mặt trời. Cho đến nay đã có nhiều mô hình nông lâm kết hợp đã thực hiện nhưng hiệu quả chưa cao, thậm chí không có khả năng nhân rộng. 
Huyện Phù Ninh là một huyện miền núi, nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Phú Thọ có địa hình dốc, bậc thang và lòng chảo nhưng lại có nguồn nước phong phú, có sông Lô chảy qua và nhiều hồ chứa nước rất thuận lợi cho việc cung cấp nước tưới, tiêu cây trồng nông - lâm nghiệp nên có thể kết hợp nhiều loại cây trồng lâm - nông - công nghiệp trên các vùng đất dốc. Vùng đất đồi núi trọc có thể phủ xanh bằng các loại cây lấy gỗ hoặc cây ăn quả, phát triển chăn nuôi đại gia súc và tiểu gia súc. Vùng đồi núi thấp và ruộng có thể phát triển trồng cây lương thực, kết hợp với cả cây công nghiệp, cây lấy gỗ để tăng hiệu quả sử dụng và bảo vệ tốt hơn môi trường sinh thái.
Xuất phát từ thực tiễn trên, đề tài: “Nghiên cứu tính đa dạng thực vật trong các mô hình nông lâm kết hợp tại huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ” nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho việc đề xuất giải pháp phát triển các mô hình nông lâm kết hợp tại huyện Phù Ninh hết sức cần thiết. 
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu chung:
Nghiên cứu đặc điểm và vai trò của tính đa dạng thực vật trong các mô hình nông lâm kết hợp tại huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Phân loại và đánh giá hiện trạng của mô hình nông lâm kết hợp.
+ Nghiên cứu tính đa dạng thực vật và cây trồng trong các mô hình nông lâm kết hợp đã được xác định.
+ Đề xuất giải pháp bảo vệ tính đa dạng thực vật cho mô hình nông lâm kết hợp.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học
+ Kết quả nghiên cứu sẽ bổ sung dẫn liệu khoa về tính đa dạng thực vật trong hệ thống các mô hình nông lâm kết ở huyện Phù Ninh nói riêng và tỉnh Phú Thọ nói chung. 
- Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học cho việc đề xuất giải pháp khai thác và sử dụng tính đa dạng thực vật để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
4. Điểm mới của luận án
- Phân loại và đánh giá hiện trạng các mô hình nông lâm kết hợp ở huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.
- Đưa ra dẫn liệu mới về tính đa dạng thực vật và cây trồng trong các mô hình nông lâm kết hợp tại huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.
- Nghiên cứu đánh  ... : 600 m2, cây trồng chính là Cỏ Voi để chăn nuôi Bò, ngoài ra trong diện tích vườn nhà ông Thanh còn trồng thêm một số cây ăn quả như Hồng, Bưởi, Chanh, Chuối trồng quanh bờ ao vừa giữ đất vừa lấy quả ăn và bán. Thu nhập từ vườn khoảng 3 triệu đồng/năm.
+ Diện tích ao: 650 m2, diện tích ao nhà ông Thanh Nuôi cá theo mùa chủ yếu vào mùa mưa khi nước dâng cao. Lúc này gia đình cũng tận dụng được khu vực ruộng bị ngập gần ao để nuôi các loại cá như: cá Chép, cá Trôi, cá Trắm, cá Rô, Vào mùa cạn phần diện tích nông gia đình trồng rau để chăn nuôi. Thu nhập từ ao khoảng 6 triệu đồng/ năm.
+ Diện tích chuồng 150 m2, gia đình chăn nuôi chủ yếu là Gà số lượng 70 con. Ngoài ra còn có 2 con Bò, Gà không nuôi nhốt cho ăn thóc ngô và thả ngoài vườn, Bò do gia đình neo không đi chăn thả được, ông Thanh hay lái xe xa nhà nên chủ yếu là buộc và cắt cỏ gia đình trồng để cho ăn. Thu nhập từ chuồng khoảng 7 triệu đồng/năm.
Hình 4.19. Mô hình Rừng + Vườn + Ao + Chuồng của gia đình ông Đào Văn Thanh 
ở khu 3 xã Lệ Mỹ
III.1.4. Mô hình của gia đình ông Nguyễn Hồng Tư ở khu 6 xã Trị Quận.
Tên chủ hộ: Nguyễn Hồng Tư. Tuổi 47. Tình hình kinh tế: Gia đình có thu nhập khá. Trình độ học vấn: học hết lớp 9. Tình hình nhân khẩu: có 6 người, trong đó 4 người trong độ tuổi lao động và 2 người ngoài độ tuổi lao động.
Quy mô diện tích: 2 ha.
+ Diện tích đất rừng: 500 m2, qua điều tra chúng tôi nhận thấy diện tích rừng nhà ông Tư trồng chủ yếu là Tre để giữ đất, diện tích Tre này được trồng từ những năm 1984 khi gia đình chuyển tới nới ở mới. Dự kiến 1 - 2 năm tới gia đình sẽ chặt đi để trồng cây trồng mới (cây trồng mới theo theo ông tư là Hồng ngâm và Mít thái), Ngoài cây Tre còn có Xoan, Keo, Thu nhập từ rừng không đáng kể khoảng 2 triệu đồng/năm.
+ Diện tích đất vườn: 700 m2, cây trồng chính là Sắn, trồng để chăn nuôi và bán lấy tiền trang trải. Ngoài ra trong diện tích vườn nhà ông Tư còn trồng thêm một số cây ăn quả như: Nhãn, Chuối, Xả, Tranh, Giềng, Phần vườn giáp bờ ao gia đình trồng rau làm thức ăn hằng ngày. Thu nhập từ vườn khoảng 6,5 triệu đồng/năm.
+ Diện tích ao: 700 m2, diện tích ao nhà ông Tư có nguồn nước ao sâu và sạch cá nuôi thả có thể để lưu từ năm trước sang năm sau. Cá nuôi chủ yếu là cá Trắm, cá Chép, cá Trôi, cá Mè, Thu nhập từ ao khoảng 8 triệu đồng/ năm.
+ Diện tích chuồng 100 m2, gia đình chăn nuôi chủ yếu là Gà số lượng 40 con. Ngoài ra còn có 1 con Bò, 12 con Vịt đẻ, Chó giữ nhà. Nhìn chung gia đình ông tư chăn nuôi còn nhỏ lẻ. Thu nhập từ chuồng khoảng 5 triệu đồng/năm.
Hình 4.20. Mô hình Rừng + Vườn + Ao + Chuồng của gia đình ông Nguyễn Hồng Tư ở khu 6 xã Trị Quận
III.2. Mô hình Rừng + Vườn + Ao + Chuồng cải tiến
III.2.1. Mô hình của gia đình anh Nguyễn Văn Tuấn ở khu 7 xã Phú Lộc
Tên chủ hộ: Nguyễn Văn Tuấn. Tuổi 36. Trình độ học vấn: Trung cấp kinh tế. Tình hình nhân khẩu: có 4 người, trong đó 2 người trong độ tuổi lao động và 2 người ngoài độ tuổi lao động.
Quy mô diện tích: 1,4 ha.
+ Diện tích đất rừng: 400 m2, qua tìm hiểu chúng tôi nhận thấy diện tích rừng nhà anh Tuấn trồng chủ yếu là Xoan đào, Diện tích Xoan này đã trồng được 7 năm. Do phân bố giữa rừng và vườn thấp nên dự tính của anh Tuấn sau thu hoạch Xoan sẽ chuyển đổi sang trồng cây ăn quả. Anh dự tính sẽ trồng Bưởi sửu lấy giống ở xã Chí Đám huyện Đoan Hùng. Ngoài trồng Xoan gia đình anh còn trồng thêm một số cây ăn quả như: Hồng, Vải, Xoài, Chanh, Sả, Ớt, Thu nhập từ rừng khoảng 5 triệu đồng/năm.
+ Diện tích đất vườn: 300 m2, cây trồng chính là Sắn, trồng để chăn nuôi Lợn là chủ yếu. Anh Tuấn cũng dự tính sẽ chuyển đổi sang trồng Bưởi, Hồng, Thanh Long, Do tiện nguồn nước tưới. Ngoài ra trong diện tích vườn anh Tuấn còn trồng thêm một số loại rau làm thức ăn hằng ngày. Thu nhập từ vườn khoảng 6 triệu đồng/năm.
+ Diện tích ao: 500 m2, qua tìm hiểu chúng tôi thấy ao nhà ông Tuấn nuôi rất nhiều loại cá như cá Trắm trắng, Trắm đen, Nheo, cá Chép, Trôi và Rô phi. Được gia đình chăm sóc và đầu tư tốt. Được gia đình chú ý về nguồn nước ra và vào, hằng năm gia đình ông có đong thêm 3 tấn sắn làm thức ăn cho cá nên cá rất lớn và cho thu nhập cao. Thu nhập từ ao khoảng 30 triệu đồng/ năm.
Hình 4.21. Mô hình Rừng + Vườn + Ao + Chuồng cải tiến của gia đình anh Nguyễn Văn Tuấn ở khu 7 xã Phú Lộc
+ Diện tích chuồng 200 m2, gia đình chăn nuôi chủ yếu là Lợn số lượng 30 con cho ăn uống theo quy mô công nghiệp. Ngoài ra còn có 15 con Vịt đẻ, 20 con Gà, 1 con Bò, Thu nhập từ chuồng khoảng 35 triệu đồng/năm.
III.2.2. Mô hình của gia đình anh Vũ Văn Hưng ở khu 4 xã Tiên Phú
Tên chủ hộ: Vũ Văn Hưng. Tuổi 27. Tình hình kinh tế: Gia đình có thu nhập khá. Trình độ học vấn: 12/12. Tình hình nhân khẩu: có 5 người, trong đó 2 người trong độ tuổi lao động và 3 người ngoài độ tuổi lao động.
Quy mô diện tích: 1,9 ha.
+ Diện tích đất rừng: 400 m2, qua điều tra chúng tôi nhận thấy diện tích rừng nhà anh Hưng trồng chủ yếu là Keo, Tre làm bờ dào, một số cây Nhãn, Mít, Vải. Trồng chủ yếu là để giữ đất. Anh dự tính sẽ trồng mới lại toàn bộ diện tích rừng bằng giống Hồng không hạt ở xã Gia Thanh. Thu nhập từ rừng khoảng 6 triệu đồng/năm.
+ Diện tích đất vườn: 600 m2, cây trồng chính là Chè, đây là loại cây trồng đã trồng được trên 10 năm, được gia đình chăm sóc tốt, Ngoài ra anh còn trồng Xoan để che bóng, trồng Lát, và một số cây ăn quả khác như Ổi, Na, Xoài, Thu nhập từ vườn khoảng 30 triệu đồng/năm.
+ Diện tích ao: 700 m2, qua hỏi thăm, tìm hiểu chúng tôi thấy ao nhà anh Hưng rất sâu, nước sạch được anh học hỏi ở một số nơi về kỹ thuật chăm sóc, cách cho ăn theo quy mô công nghiệp. Nên gia đình thả nhiều loại cá, số lượng cá nhiều như: Cá Trắm, cá Chép, cá Trôi, cá Mè, cá Rô phi đường nghiệp. Cá được nuôi chủ yếu bằng cám công nghiệp và Sắn khô. Khoảng 4 đến 5 tháng thì thu để nuôi lứa khác. Thu nhập từ ao khoảng 70 triệu đồng/ năm.
Hình 4.22. Mô hình Rừng + Vườn + Ao + Chuồng cải tiến của gia đình anh Vũ Văn Hưng ở khu 4 xã Tiên Phú.
+ Diện tích chuồng 200 m2, gia đình chăn nuôi chủ yếu là Gà số lượng 200 con. Cho ăn chủ yếu là ngô thóc kèm với một ít cám công nghiệp Gà chủ yếu là thả ra vườn không nuôi nhốt. Ngoài nuôi gà gia đình anh Hưng còn nuôi vài con Lợn, 15 con Vịt đẻ, 2 con Chó. Thu nhập từ chuồng khoảng 30 triệu đồng/năm.
III.2.3. Mô hình của gia đình ông Nguyễn Văn Dũng ở khu 6 xã Phú Mỹ
Tên chủ hộ: Nguyễn Văn Dũng. Tuổi 61. Tình hình kinh tế: Gia đình có thu nhập khá. Trình độ học vấn: 12/12. Tình hình nhân khẩu: có 2 người, trong đó 2 người trong độ tuổi lao động.
Quy mô diện tích: 1,8 ha.
+ Diện tích đất rừng: 900 m2, qua thực tế tìm hiểu tại gia đình chúng tôi thấy gia đình ông Dũng trồng chủ yếu là Bưởi diễn số lượng khoảng 400 gốc. 250 gốc đã trồng được 13 năm, 150 gốc mới trồng được 2 đến 4 năm, số Bưởi này được gia đình chăm sóc cẩn thận, tưới nước, bón phân định kỳ 1 năm 3 lần, phun thuốc đậu quả khi cây ra hoa, cuối năm sau khi thu hoạch các gốc đều được quét vôi. Quả khi thu hoạch được thương lái đến tận nhà để mua. Ngoài bưởi là cây trồng chính gia đình ông còn trồng một số cây trồng khác như: Ổi, Táo, Mía, Giềng, Xả, Chanh, Quất. Thu nhập từ rừng khoảng 80 triệu đồng/năm.
+ Diện tích đất vườn: 400 m2, cây trồng chính là Ớt, trồng sát bờ ao tiện chăm sóc. Ngoài Ớt gia đình ông cũng trồng thêm các loại rau khác như: rau Ngót, Cà, Su hào, Bắp cải. Làm thức ăn hằng ngày và gửi cho các con các cháu ở xa. Thu nhập từ vườn khoảng 7 triệu đồng/năm.
+ Diện tích ao: 400 m2, gia đình nuôi chủ yếu là cá Trắm, cá Chép, cá Trôi, cá Mè, cá Rô phi, cá Nheo. Do gia đình neo cả ông và bà tuổi đã cao nên sự chăm sóc không được thường xuyên. Cá chủ yếu là để ăn khi nào con cháu về thì đánh bắt. Số lượng cá còn lại thường được thu về cuối năm để sau đó gia đình lại thả cá mới. Thu nhập từ ao khoảng 15 triệu đồng/ năm.
+ Diện tích chuồng 100 m2, gia đình chăn nuôi chủ yếu là Gà số lượng 100 con. Cho ăn chủ yếu là Ngô, Lúa, Sắn. Ngoài nuôi gà gia đình ông Dũng còn nuôi 20 con Vịt đẻ, 15 con Ngan, 2 con Chó để giữ nhà. Thu nhập từ chuồng khoảng 15 triệu đồng/năm.
Hình 4.23. Mô hình Rừng + Vườn + Ao + Chuồng cải tiến của gia đình ông Nguyễn Văn Dũng ở khu 6 xã Phú Mỹ
III.2.4. Mô hình của gia đình bà Nguyễn Thị Thiện ở khu 8 xã Bảo Thanh
Tên chủ hộ: Nguyễn Thị Thiện. Tuổi 52. Tình hình kinh tế: Gia đình khá. Trình độ học vấn: Học hết lớp 8. Tình hình nhân khẩu: có3 người, trong đó 3 người trong độ tuổi lao động.
Quy mô diện tích: 1,9 ha.
+ Diện tích đất rừng: 400 m2, qua thực tế tìm hiểu tại gia đình chúng tôi thấy gia đình bà Thiện trồng chủ yếu là Keo, Bạch đàn, Xoan, Cọ, Trám, Sấu. Đây là các loại cây được trồng lâu năm chủ yếu là không bỏ hoang đất và làm cây bóng mát. . Thu nhập từ rừng không đáng kể khoảng 7 triệu đồng/năm.
+ Diện tích đất vườn: 400 m2, cây trồng chính là Chè, đây là loại cây trồng đã trồng được trên 13 năm, Sự chăm sóc đối với vườn Chè là không thường xuyên do gia đình neo người. Mọc xen với vườn Chè thì có Cọ, Xoan, Chanh, Bưởi, Ổi, Na, Thu nhập từ vườn khoảng 18 triệu đồng/năm.
+ Diện tích ao: 800 m2, qua tìm hiểu và được bà Thiện thông tin đây là diện tích ao được gia đình đầu tư xây kè ao cẩn thận, ao có mực nước sâu và sạch. Gia đình nuôi chủ yếu là Cá Trắm, cá Chép, cá Trôi, cá Mè, cá Rô phi, cá Nheo. Thức ăn chủ yếu là cỏ, Sắn khô, phân Lợn. Thu nhập từ ao khoảng 45 triệu đồng/ năm.
+ Diện tích chuồng 300 m2, gia đình chăn nuôi chủ yếu Lợn. Số lượng 70 con, chuồng nuôi được xây cạnh bờ ao tiện cho việc tắm rửa chồng và thải phân cho cá ăn. Ngoài Lợn gia đình bà còn nuôi 100 con Gà các loại, 2 cặp Bò, 5 con Chó. 25 con Vịt đẻ. Thu nhập từ chuồng khoảng 35 triệu đồng/năm.
Hình 4.24. Mô hình Rừng + Vườn + Ao + Chuồng cải tiến của gia đình bà Nguyễn Thị Thiện ở khu 8 xã Bảo Thanh
Phụ lục 3. CÁC BẢNG MẪU ĐIỀU TRA VÀ CÂU HỎI PHỎNG VẤN
Biểu mẫu 1: Biểu điều tra thống kê loài theo tuyến và theo ô tiêu chuẩn Tuyến 
Tên, tuổi, trình độ học vấn, số lao động. 
Thông tin về cây trồng vật nuôi.
Các chỉ tiêu về kinh tế.
Các thông tin về môi trường. 
Biểu mẫu 2: Danh lục các loài thực vật ở huyện Phù Ninh
TT
Tên la tinh
Tên Việt Nam
Phân bố
Công dụng
Dạng sống
Yếu tố ĐL
Loài quí hiếm
1
2
Biểu mẫu 3: Bảng câu hỏi phỏng vấn nhanh 
TT
Đối tượng phỏng vấn
Nội dung câu hỏi
Ghi chú
1
UBND huyện
- Xin giấy giới thiệu về các xã có nhiều mô hình NLKH
- Hỏi phòng nông nghiệp nắm bắt được các mô hình điển hình trong huyện
2
Chủ tịch xã và cán bộ chuyên môn
- Các chính sách khuyến khích người dân phát triển mô hình NLKH? 
- Công tác giao khoán đất canh tác nông nghiệp thực hiện dựa trên cơ sở nào? 
- UBND có biểu dương các hộ làm kinh tế giỏi và nhân rộng các mô hình đó không. 
3
Người dân 
- Anh chị có mấy con? Độ tuổi? Các cháu có đi học không? 
- Nguồn thu chủ yếu của gia đình là từ đâu? 
- Mô hình của anh chị đã trồng được bao nhiêu năm? 
- Gia đình anh chị được giao bao nhiêu đất để thực hiện mô hình này?
 - Gia đình anh chị có đi học hỏi thêm cách phát triển các mô hình NLKH điển hình khác không? 
- Tổng đầu tư vào mô hình của anh chị là bao nhiêu? 
 - Anh chị có kiến nghị gì với các cấp chính quyền ở địa phương không?
Biểu mẫu 4: Phiếu điều tra về tình hình sử dụng đất gò đồi tại huyện Phù Ninh
* Thông tin cá nhân:
Họ và tên:.
Địa chỉ: 
Số nhân khẩu:...
* Thông tin chung:
1. Gia đình anh (chị) sử dụng đất để làm gì?
¨ trồng rừng 	Diện tích bao nhiêu
¨ trồng lúa	Diện tích bao nhiêu
¨ Trồng rau màu	Diện tích bao nhiêu
¨ chăn nuôi	Diện tích bao nhiêu
¨ mục đích khác ..	Diện tích bao nhiêu
2. Các loại cây trồng chính của gia đình anh( chị ) là những cây gì? Vì sao?
3. Mô hình sản xuất chính của gia đình anh ( chị ) là gì?
4. Gia đình anh ( chị ) thu nhập trung bình một năm từ hoạt động trên được khoảng bao nhiêu?
5 Gia đình anh (chị) có nhận định gì về đất sau nhiều năm sử dụng không?
¨ Tốt hơn
¨ Bình thường
¨ Bạc màu( xấu đi)
6. Nếu đất bạc màu theo gia đình anh (chị) lý do nào làm cho đất của gia đình anh (chị) bạc màu?
¨ Sử dụng phân hóa học quá nhiều
¨ Không sử dụng phân hữu cơ
¨ Không có biện pháp cải tạo đất
¨ Do xói mòn
¨ nguyên nhân khác
 7. Anh (chị) có nhận được hỗ trợ về vốn cũng như các biện pháp cải tạo đất của chính quyền (cơ quan tổ chức về nông nghiệp) địa phương hay không?
 ¨ Có	 	¨ Không
* Thông tin riêng 
+ Thông tin nông nghiệp 
1 Hoạt động nông nghiệp của gia đình anh (chị) trồng cây gì?
¨ Lúa	¨ Đậu
¨ Bí	¨ Ngô
¨ mía	¨ các loại cây khác
Các loại cây khác là cây?
 2. Tthu nhập của gia đình anh (chị) từ các hoạt động trên có ổn định không? 
 ¨ Ổn định	¨ Không ổn định
 Theo anh (chị) lý do thu nhập không ổn định là gì?
3. Gia đình anh (chị) đã chuyển đổi cơ cấu lần nào chưa?
 ¨ Chưa	¨ Có
 Nếu có thì anh (chị) chuyển sang mô hình (cây/ con gì )? 
 4. Lý do mục đích gia đình anh (chị) chuyển đổi?
...................
 5. Anh chị có được tập huấn hay học một khoa học sản xuất nông nghiệp này không?
 ¨ Có	¨ Không
 6. Anh (chị) có biện pháp cải tạo đất không?
 ¨ Có 	¨ Không
7. Nếu có thì anh (chị) sử dụng những đối tượng nào để cải tạo đất?
 8. Khó khăn lớn nhất mà gia đình anh (chị) gặp phải trong việc sản xuất của mình là gì?
...................
+ Thông tin về lâm nghiệp
 1. Hoạt động lâm nghiệp của gia đình anh (chị) trồng cây gì?
 ¨ Keo	¨ Thông
 ¨ Tràm	¨ Bạch đàn
 ¨ Mía	¨ các loại cây khác
 Các loại cây khác là cây?
.......................
2. Thu nhập của gia đình anh (chị) từ các hoạt động trên có ổn định không? 
 ¨ Ổn định	¨ Không ổn định
Theo anh (chị) lý do thu nhập không ổn định là gì?
...................
3. Anh (chị) đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng lần nào chưa .
¨ Chưa ¨ Có 
 Nếu có thì từ cây gì sang cây gì
...................................
4. Anh (chị) có được tập huấn hay học một khóa học sản xuất lâm nghiệp hay không
 ¨ Có 	¨ Không 
5. Khó khăn lớn nhất mà gia đình anh (chị) gặp phải trong việc sản xuất của mình là gì?
...................
6. Anh chi khắc phục những khó khăn đó như thế nào?
................ 
7. Trong những năm qua tình hình thời tiết có những thuận lợi và khó khăn trong việc sản xuất lâm nghiệp của anh (chị) như thế nào?
Thuận lợi:
...................
Khó khăn:
...................
Hướng khắc phục của anh (chị)
...........................
+ Thông tin về trang trại 
1. Trang trại anh ( chị) có mô hình gì
 	¨ Rừng vườn chuồng 	¨ Chuồng rừng 
 	¨ Vườn ao chuồng 	¨ Rừng vườn 
 	¨ Rừng ao chuồng 	¨ Vườn ao chuông rừng 
 	¨ Vườn chuồng 	¨ Vườn ao 
2. Chuồng anh (chị) nuôi con gì
 	¨ Heo ¨ Gà 
 	¨ Bò ¨ Các vật nuôi khác 
3. Rừng của anh (chị) trồng cây gì
¨ Keo ¨ Thông 
¨ Sa mộc ¨ Các loại cây khác 
Là cây gì
...................................................
4. Vườn của anh chị trồng cây gì.
¨ Xoài ¨ Chuối 
¨ Ổi ¨ Na 
¨ Nhãn ¨ Các loại cây khác 
¨ Vải 
5. Ao anh (chị) nuôi con gì
...................................................
6. Kinh tế của anh (chị) phụ thuộc vào cái gì
¨ Rừng ¨ Vườn 
¨ Chuồng ¨ Ao 
7. Thu nhập hoạt động trên anh chị có ổn định không.
¨ Ổn định ¨ Không ổn định 
Lý do không ổn định là gì.
.......................................

File đính kèm:

  • docluan_an_nghien_cuu_tinh_da_dang_thuc_vat_trong_cac_mo_hinh_n.doc
  • docx1_Tóm tắt luận án - Tiếng việt 2021.docx
  • pdf1_Tóm tắt luận án - Tiếng việt 2021.pdf
  • pdf2_Tóm tắt luận án - Tiếng Anh 2021.pdf
  • docx2_Tóm tắt luận án - Tiếng Anh 2021.docx
  • pdf3_ Luận án nộp đào tạo 2021.pdf
  • doc4_Trích yếu luận án.doc
  • doc5_Những đóng góp mới của luận án.doc
  • pdfĐóng góp mới.pdf
  • pdfTrích yếu luận án.pdf