Luận án Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi một lỗ điều trị các u tuyến thượng thận lành tính
Tuyến thượng thận (Glandula suprarenalis) là tuyến nội tiết nằm sâu sau phúc mạc, không liên quan đến hệ tiết niệu về phương diện sinh lý, nhưng liên quan chặt chẽ với thận về phương diện giải phẫu và gần với các mạch máu lớn, có vai trò quan trọng đối với hoạt động sống của cơ thể. Tuyến thượng thận (TTT) chế tiết ra các hocmon, tham gia quá trình chuyển hoá đường và điện giải. Đặc biệt sự bài tiết catecholamine có tác dụng điều hoà HA động mạch. U TTT là nguyên nhân gây tăng tiết bệnh lý các nội tiết tố.
Bệnh lý u TTT đặt ra những vấn đề khác nhau tùy thuộc vào bản chất của khối u là vùng tủy hay vùng vỏ, lành tính hay ác tính mà biểu hiện trên lâm sàng những triệu chứng và hội chứng khác nhau. Đại đa số các u TTT đều được điều trị bằng phẫu thuật và kết hợp điều trị nội khoa.
Năm 1926, S. Roux và C. Mayo là những người đầu tiên thực hiện thành công phẫu thuật u TTT, mở ra khả năng điều trị bệnh lý các u TTT. Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật về phương tiện mổ, cũng như gây mê hồi sức, phẫu thuật điều trị u thượng thận đã ngày càng được thực hiện rộng rãi và mang lại kết quả tốt.
Tại Việt Nam phẫu thuật này đã được Tôn Thất Tùng, Nguyễn Trinh Cơ và Nguyễn Bửu Triều thực hiện từ đầu những năm 1970 [1], [2], [3], [4].
Năm 1992 Gagner [5] là người đầu tiên thực hiện thành công phẫu thuật cắt bỏ u thượng thận qua nội soi mở ra trang mới trong lịch sử điều trị u TTT và từ đó phương pháp này đã được áp dụng có hiệu quả và lan rộng tại một số trung tâm phẫu thuật nội soi trên thế giới.
Ở Việt Nam: Phẫu thuật nội soi (PTNS) ổ bụng đã được áp dụng từ rất sớm. Bắt đầu mổ ổ bụng nội soi đầu tiên ở các trung tâm lớn tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội vào những năm 1992 – 1993 [6],[7],[8]. Đến nay hầu hết các bệnh viện tỉnh, thành trong cả nước đều đã và đang áp dụng kỹ thuật mổ nội soi một cách rộng rãi. Việc sử dụng nội soi để cắt bỏ khối u tuyến thượng thận lành tính đã tăng lên nhanh chóng, và sau đó đã có rất nhiều những công trình tại những trung tâm ngoại khoa lớn trong nước nghiên cứu về kinh nghiệm phẫu thuật này [6],[9],[10],[11],[12],[13]. Do tính chất ít xâm lấn của nó, phẫu thuật này được coi là ưu việt để cắt tuyến thượng thận.
Gần đây, một phương pháp mới thậm chí còn ít xâm lấn hơn so với phẫu thuật nội soi thông thường đã được phát triển, đó là phẫu thuật mổ nội soi với chỉ một lỗ vào ổ bụng (single port access surgery, single incision laparoscopic surgery, laparo – endoscopic single site). PTNS 1 lỗ là một nỗ lực nhằm tăng cường hơn nữa các lợi ích thẩm mỹ của phẫu thuật ít xâm lấn trong khi giảm thiểu biến chứng liên quan với nhiều vết mổ. Những tiến bộ ban đầu trong PTNS 1 lỗ đã chứng minh rằng kỹ thuật có tính khả thi với kỹ năng tiến bộ và dụng cụ tối ưu.
Năm 2010, tại Bệnh viện Việt Đức đã bắt đầu áp dụng PTNS 1 lỗ điều trị u TTT. Tuy nhiên chúng tôi chưa thấy một nghiên cứu quy mô nào về việc áp dụng PTNS 1 lỗ để điều trị u tuyến thượng thận lành tính. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi 1 lỗ điều trị các u tuyến thượng thận lành tính” nhằm mục đích:
1. Ứng dụng kỹ thuật cắt u tuyến thượng thận lành tính bằng phẫu thuật nội soi 1 lỗ.
2. Đánh giá kết quả kỹ thuật này tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi một lỗ điều trị các u tuyến thượng thận lành tính
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI ÔN QUANG PHÓNG NGHI£N CøU øNG DôNG PHÉU THUËT NéI SOI MéT Lç §IÒU TRÞ C¸C U TUYÕN TH¦îNG THËN LµNH TÝNH LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HÀ NỘI - 2017 BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI ÔN QUANG PHÓNG NGHI£N CøU øNG DôNG PHÉU THUËT NéI SOI MéT Lç §IÒU TRÞ C¸C U TUYÕN TH¦îNG THËN LµNH TÝNH Chuyên ngành: Ngoại tiêu hóa Mã số: 62720125 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Trần Bình Giang PGS.TS. Nguyễn Đức Tiến HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi là Ôn Quang Phóng, nghiên cứu sinh khóa 31 trường Đại học Y Hà Nội, chuyên ngành Ngoại tiêu hóa, xin cam đoan: Đây là luận án do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của: - GS.TS. Trần Bình Giang - PGS.TS. Nguyễn Đức Tiến Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này. Hà Nội ngày tháng năm 2017 Người viết Ôn Quang Phóng CÁC CHỮ VIẾT TẮT ACTH : Adreno-Cortico-Trophine-Hormone (Hóc môn kích thích vỏ thượng thận) ASA : American Sociaty of Anesthesiologist (Hiệp hội gây mê Hoa Kỳ) BN : Bệnh nhân BMI : Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể) BV : Bệnh viện CĐHA : Chẩn đoán hình ảnh CHT : Cộng hưởng từ CLVT : Cắt lớp vi tính CRH : Corticotropin Releasing Hormone (Hocmon giải phóng ACTH) CS : Cộng sự ĐM : Động mạch ĐMCB : Động mạch chủ bụng. ĐMTT : Động mạch thượng thận ĐTĐ : Đái tháo đường FSH : Follicle Stimulating Hormone (Hormon kích thích nang noãn) GPB : Giải phẫu bệnh HA : Huyết áp HC : Hội chứng HS : Hồ sơ LA : Laparoscopic adrenalectomy (Phẫu thuật nội soi tuyến thượng thận) LH : Luteinizing Hormone (Hocmon kích thích hoàng thể) LN : Lớn nhất NN : Nhỏ nhất NPUC : Nghiệm pháp ức chế NT : Nước tiểu P : Phải Pheo : Pheochromocytome (U tủy thượng thận) SA : Siêu âm SPA-A : Single port access adrenalectomy (Phẫu thuật nội soi 1 lỗ tuyến thượng thận) T : Trái TB : Trung bình TKGC : Thần kinh giao cảm TM : Tĩnh mạch TMCD : Tĩnh mạch chủ dưới TMGPG : Tĩnh mạch gan phải giữa. TMHD : Tĩnh mạch hoành dưới TMTT : Tĩnh mạch thượng thận TMTTC : Tĩnh mạch thượng thận chính TMTTP : Tĩnh mạch thượng thận phụ TTT : Tuyến thượng thận UIV : Urograhie Intra Veineuse (Chụp niệu đồ tĩnh mạch) XN : Xét nghiệm MỤC LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tổng hợp triệu chứng hội chứng Cushing 51 Bảng 2.2: Tổng hợp triệu chứng lâm sàng u tủy theo Hume DM 52 Bảng 3.1. Tuổi 66 Bảng 3.2: Tiền sử bệnh 67 Bảng 3.3. Tăng huyết áp trước mổ: 68 Bảng 3.4. Triệu chứng lâm sàng 69 Bảng 3.5. Bệnh lý u TTT và triệu chứng 70 Bảng 3.6. Bệnh lý u TTT và vị trí u 71 Bảng 3.7. Bệnh lý u TTT và kích thước u 72 Bảng 3.8. Kết quả siêu âm bụng 72 Bảng 3.9. Kích thước u TTT 73 Bảng 3.10. Giải phẫu bệnh 73 Bảng 3.11. Xét nghiệm sinh hóa hocmon TTT 74 Bảng 3.12: Tỷ lệ tăng hocmon nội tiết u TTT và GPB 75 Bảng 3.13: Cận lâm sàng 75 Bảng 3.14. Điện giải đồ trước mổ 75 Bảng 3.15: Bảng ASA 76 Bảng 3.16. Giải phẫu bệnh, vị trí u và tỷ lệ thêm trocart trong phẫu thuật 76 Bảng 3.17. Mối liên quan giữa vị trí khối u và tỷ lệ thêm 1 trocart 77 Bảng 3.18. Mối liên quan giữa kích thước khối u (theo CLVT hoặc CHT) và tỷ lệ thêm 1 trocart. 77 Bảng 3.19. Mối liên quan giữa giải phẫu bệnh, kỹ thuật cầm máu TMTTC và tỷ lệ chuyển mổ mở 78 Bảng 3.20. Mối liên quan giữa kích thước khối u (theo CLVT hoặc CHT), kỹ thuật cầm máu TMTTC và tỷ lệ chuyển mổ mở 79 Bảng 3.21. Kết quả phẫu thuật U TTT qua nội soi 79 Bảng 3.22: Các tai biến trong mổ 80 Bảng 3.23. Mối liên quan giữa thời gian mổ (phút) và bệnh học 80 Bảng 3.24. Mối liên quan giữa thời gian mổ và vị trí khối u 81 Bảng 3.25. Mối liên quan giữa thời gian mổ và kích thước khối u 82 Bảng 3.26. Biến chứng sau mổ 82 Bảng 3.27. Điện giải đồ sau mổ 83 Bảng 3.28. Xét nghiệm cortisol máu kiểm tra sau mổ 83 Bảng 3.29. Mối liên quan giữa thời gian dùng thuốc giảm đau (ngày) với kích thước khối u (theo CLVT hoặc CHT) (mm) 84 Bảng 3.30. Mối liên quan giữa thời gian trung tiện (giờ) với kích thước u (theo CLVT hoặc CHT) (mm) 85 Bảng 3.31. Mối liên quan giữa hời gian nằm viện (ngày) và giải phẫu bệnh 86 Bảng 3.32. Mối liên quan giữa thời gian nằm viện (ngày) và kích thước khối u (theo CLVT hoặc CHT) (mm) 87 Bảng 3.33. Khám lại sau mổ và một số triệu chứng 88 Bảng 3.34: Kết quả siêu âm và chụp cắt lớp vi tính kiểm tra sau mổ 88 Bảng 3. 35: Mối liên quan giữa tình trạng hài lòng và sẹo lồi vết mổ với giải phẫu bệnh khối u 89 Bảng 4.1: Bảng phân bố tuổi và giới theo Hu Q.Y 91 Bảng 4.2: Bệnh học và PTNS u TTT (theo Hu Q.Y 110 Bảng 4.3: So sánh ước tính lượng máu mất trong mổ nội soi một lỗ và nội soi thường 122 Bảng 4.4: So sánh thời gian PTNS một lỗ và PTNS thông thường 123 Bảng 4.5: Thang điểm đánh giá mức độ đau trực quan của PTNS một lỗ và PTNS thông thường 134 Bảng 4.6: Thời gian phục hồi ăn uống bằng đường miệng của phẫu thuật nội soi một lỗ và nội soi thường 134 Bảng 4.7: Thời gian nằm viện sau phẫu thuật của PTNS một lỗ và nội soi thường 137 Bảng 4.8: Biến chứng nhẹ sau phẫu thuật 140 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Giới 67 Biểu đồ 3.2. Thời gian sử dụng kháng sinh 86 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1: Giải phẫu mô bệnh học TTT 4 Hình 1.2: Liên quan giải phẫu tuyến thượng thận 6 Hình 1.3: Thiết đồ cắt ngang ổ bụng T12 7 Hình 1.4: Thiết đồ cắt ngang ổ bụng T12-L1 8 Hình 1.5: ĐM TT trên 11 Hình 1.6: ĐMTT giữa và dưới 12 Hình 1.7: TMTTC phải 14 Hình 1.8: TMTTC trái 15 Hình 1.9: Đường ngang 34 Hình 1.10: Đường giữa 34 Hình 1.11: Đường dưới sườn 2 bên 34 Hình 1.12: Đường ngực-bụng 36 Hình 1.13: Đường Frey 36 Hình 1.14: Đường sau 37 Hình 1.15: Tư thế mổ u TTT P 39 Hình 1.16: Tư thế mổ u TTT T 39 Hình 1.17: Hand port 41 Hình 1.18: Mổ u TTT P 42 Hình 1.19: Mổ u TTT T 42 Hình 2.1: Dàn máy nội soi 57 Hình 2.2: Trocart 1 lỗ của hãng Covidien 58 Hình 2.3. Kẹp phẫu thuật và kéo phẫu thuật cong của hãng Covidien 58 Hình 2.4: Tư thế bệnh nhân 59 Hình 2.5: Hình vị trí lỗ trocart 60 Hình 2.6. Đường rạch da 61 Hình 2.7. Mở phúc mạc thành sau bên trái 62 Hình 2.8. Mở phúc mạc thành sau bên phải 62 Hình 2.9. Kẹp, cắt TMTTC bên phải 63 Hình 2.10. Kẹp, cắt TMTTC bên trái 63 Hình 2.11. Kẹp, cắt bó mạch trên giữa, dưới và giải phóng mặt sau tuyến TMTTC bên trái 64 Hình 2.12. Kẹp, cắt bó mạch trên giữa, dưới và giải phóng mặt sau tuyến TMTTC bên phải 65 ĐẶT VẤN ĐỀ Tuyến thượng thận (Glandula suprarenalis) là tuyến nội tiết nằm sâu sau phúc mạc, không liên quan đến hệ tiết niệu về phương diện sinh lý, nhưng liên quan chặt chẽ với thận về phương diện giải phẫu và gần với các mạch máu lớn, có vai trò quan trọng đối với hoạt động sống của cơ thể. Tuyến thượng thận (TTT) chế tiết ra các hocmon, tham gia quá trình chuyển hoá đường và điện giải. Đặc biệt sự bài tiết catecholamine có tác dụng điều hoà HA động mạch. U TTT là nguyên nhân gây tăng tiết bệnh lý các nội tiết tố. Bệnh lý u TTT đặt ra những vấn đề khác nhau tùy thuộc vào bản chất của khối u là vùng tủy hay vùng vỏ, lành tính hay ác tính mà biểu hiện trên lâm sàng những triệu chứng và hội chứng khác nhau. Đại đa số các u TTT đều được điều trị bằng phẫu thuật và kết hợp điều trị nội khoa. Năm 1926, S. Roux và C. Mayo là những người đầu tiên thực hiện thành công phẫu thuật u TTT, mở ra khả năng điều trị bệnh lý các u TTT. Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật về phương tiện mổ, cũng như gây mê hồi sức, phẫu thuật điều trị u thượng thận đã ngày càng được thực hiện rộng rãi và mang lại kết quả tốt. Tại Việt Nam phẫu thuật này đã được Tôn Thất Tùng, Nguyễn Trinh Cơ và Nguyễn Bửu Triều thực hiện từ đầu những năm 1970 [1], [2], [3], [4]. Năm 1992 Gagner [5] là người đầu tiên thực hiện thành công phẫu thuật cắt bỏ u thượng thận qua nội soi mở ra trang mới trong lịch sử điều trị u TTT và từ đó phương pháp này đã được áp dụng có hiệu quả và lan rộng tại một số trung tâm phẫu thuật nội soi trên thế giới. Ở Việt Nam: Phẫu thuật nội soi (PTNS) ổ bụng đã được áp dụng từ rất sớm. Bắt đầu mổ ổ bụng nội soi đầu tiên ở các trung tâm lớn tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội vào những năm 1992 – 1993 [6],[7],[8]. Đến nay hầu hết các bệnh viện tỉnh, thành trong cả nước đều đã và đang áp dụng kỹ thuật mổ nội soi một cách rộng rãi. Việc sử dụng nội soi để cắt bỏ khối u tuyến thượng thận lành tính đã tăng lên nhanh chóng, và sau đó đã có rất nhiều những công trình tại những trung tâm ngoại khoa lớn trong nước nghiên cứu về kinh nghiệm phẫu thuật này [6],[9],[10],[11],[12],[13]. Do tính chất ít xâm lấn của nó, phẫu thuật này được coi là ưu việt để cắt tuyến thượng thận. Gần đây, một phương pháp mới thậm chí còn ít xâm lấn hơn so với phẫu thuật nội soi thông thường đã được phát triển, đó là phẫu thuật mổ nội soi với chỉ một lỗ vào ổ bụng (single port access surgery, single incision laparoscopic surgery, laparo – endoscopic single site). PTNS 1 lỗ là một nỗ lực nhằm tăng cường hơn nữa các lợi ích thẩm mỹ của phẫu thuật ít xâm lấn trong khi giảm thiểu biến chứng liên quan với nhiều vết mổ. Những tiến bộ ban đầu trong PTNS 1 lỗ đã chứng minh rằng kỹ thuật có tính khả thi với kỹ năng tiến bộ và dụng cụ tối ưu. Năm 2010, tại Bệnh viện Việt Đức đã bắt đầu áp dụng PTNS 1 lỗ điều trị u TTT. Tuy nhiên chúng tôi chưa thấy một nghiên cứu quy mô nào về việc áp dụng PTNS 1 lỗ để điều trị u tuyến thượng thận lành tính. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi 1 lỗ điều trị các u tuyến thượng thận lành tính” nhằm mục đích: 1. Ứng dụng kỹ thuật cắt u tuyến thượng thận lành tính bằng phẫu thuật nội soi 1 lỗ. 2. Đánh giá kết quả kỹ thuật này tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Chương 1 TỔNG QUAN Tuyến thượng thận được Batholomus Eustachius mô tả năm 1563 gồm hai tuyến hình chữ V ngược, nằm sát cực trên thận. Đến năm 1805 Georges Cuvier phân biệt được hai cấu trúc mô tạo nên tuyến thượng thận. Từ đó thuật ngữ vỏ, tuỷ thượng thận ra đời và được Emile Huschk sử dụng lần đầu tiên vào năm 1845 [14]. 1.1. Mô học Tuyến thượng thận được bọc ngoài bởi một bao xơ, tuyến có 2 phần: phần vỏ ở ngoài và phần tủy ở trung tâm [15], [16], [17], [18], [19]. 1.1.1. Vỏ thượng thận Vỏ thượng thận bao quanh tủy thượng thận, chiếm 85% thể tích tuyến gồm những tế bào biểu mô lớn, chứa đầy mỡ gọi là những tế bào xốp, xếp thành dải không đều nhau xung quanh những xoang. Vỏ thượng thận có màu vàng phân chia thành 3 lớp xếp đồng tâm với nhau từ ngoài vào trong: lớp cung, lớp bó và lớp lưới [15], [19]. - Lớp cung: lớp này mỏng, chiếm khoảng 15% khối lượng tuyến vỏ thượng thận, gồm những dây tế bào uốn cong ngay dưới vỏ xơ thành những hình cung hoặc tạo ra những đám giống như những nang tuyến ngoại tiết. Chúng cách nhau bởi những vách liên kết từ vỏ xơ tiến vào. Lớp cung sản xuất aldosterone, lớp này nhạy cảm với angiotensine và độ tập trung của kali. Đây là nguồn gốc của u tuyến vỏ thượng thận và tăng sản thể nốt gây nên hội chứng Conn trên lâm sàng. Hình 1.1: Giải phẫu mô bệnh học TTT (Nguồn: - Lớp bó: là lớp dày nhất, chiếm khoảng 78% khối lượng tuyến vỏ thượng thận, gồm những tế bào đa diện, bắt màu nhạt xếp thành những dây tế bào dài, tỏa từ trung tâm của tuyến ra ngoại vi và tiếp giáp với những dây tế bào trong lớp cung. Lớp bó sản xuất glucocorticoides (cortisol) và androgen. - Lớp lưới: lớp này mỏng nhất, chỉ chiếm 7% khối lượng tuyến vỏ thượng thận, gồm các chuỗi tế bào sắp xếp theo nhiều hướng khác nhau thành một lưới tế bào xen kẽ với một lưới mao mạch. Lớp này sản xuất hormone androgen và một lượng nhỏ estrogen. Cả ba lớp vỏ thượng thận đều chịu sự điều tiết của ACTH sản xuất từ tuyến yên. 1.1.2. Tủy thượng thận Tuyến tủy thượng thận ở người lớn có thể tích khoảng 8% đến 10% thể tích tuyến thượng thận, có trọng lượng trung bình 0,44g [19],[20]. Phần lớn tủy thượng thận nằm ở phần đầu tuyến thượng thận. Tỷ lệ vỏ: tủy thượng thận là 5:1 ở phần đầu của tuyến và 14,7:1 ở phần thân của tuyến. Còn phần đuôi tuyến thượng thận thường không chứa mô tủy [15]. Tuyến tủy thượng thận có màu đỏ, cấu tạo bởi những đám hay dây tế bào tuyến ngắn nối với nhau thành một lưới tế bào xen kẽ với lưới mao mạch hay tĩnh mạch nhỏ. Tế bào tuyến tủy thượng thận có hình lớn đa diện nhân nằm ở trung tâm tế bào, bào tương có phản ứng ưa crôm dương tính nên còn gọi là tế bào ưa crôm. Một vài tế bào tuyến tủy thượng thận, đặc biệt những tế bào ở vùng ranh giới sát với vùng vỏ, có thể lớn hơn, nhân tăng sắc và số lượng các tế bào này tăng theo tuổi [21],[15]. Các tế bào này tiết ra các catecholamin là adrenalin, noradrenalin và dopamine. Ngoài ra trong nhu mô tuyến còn có những sợi giao cảm trước hạch, sợi trục của các tiền nơron giao cảm tới tạo sinap với các tế bào tuyến và một số nơron hạch [19]. 1.1.3. Vỏ ngoài Vỏ ngoài của tuyến thượng thận là một vỏ mỏng, cấu tạo bởi các sợi collagen và sợi tạo keo. Vỏ tuyến có thể hòa chung vào bao chung giữa thượng thận và thận hay giữa thượng thận và gan. Vỏ tuyến được bao quanh bởi lớp mỡ chứa các động mạch, tĩnh mạch, thần kinh và các hạch giao cảm [15], [21]. 1.2. Cấu tạo giải phẫu tuyến thượng thận 1.2.1. Hình thể ngoài, vị trí liên quan Tĩnh mạch thắt lưng thứ 2 trái và chỗ thông nối với tĩnh mạch thắt lưng lên và hoặc với tĩnh mạch bán đơn Động mạch mạc treo tràng trên Động mạch mạc treo tràng dưới Động mạch chủ bụng Tĩnh mạch chủ dưới Động và tĩnh mạch tinh hoàn (buồng trứng) phải Động và tĩnh mạch tinh hoàn (buồng trứng) trái Động và tĩnh mạch thận trái Động và tĩnh mạch thận phải Nhánh niệu quản của động mạch thận trái Nhánh niệu quản của động mạch thận phải Động mạch thượng thận dưới phải Tĩnh mạch thượng thận phải Động mạch thượng thận giữa phải Các động mạch thượng thận trên phải Động mạch thượng thận dưới trái Tĩnh mạch thượng thận trái Động mạch thượng thận giữa trái Động mạch thân tạng Các động mạch hoành dưới và trái Các động mạch thượng thận trên trái Tĩnh mạch hoàn dưới trái Tĩnh mạch chủ dưới Thực quản Hình 1.2: Liên quan giải phẫu tuyến thượng thận (Atlas giải phẫu học của F. Nettle, người dịch Nguyễn Quang Quyền (1955). NXB Y học; tr 341 [22]) Tuyến thượng thận giống như một hình tháp hay hình chữ V ngược. Gồm 2 tuyến nằm bên phải và trái. Trọng lượng trung bình ở người trưởng thành là 5g thay đổi từ 4g đến 12g. Nam thường nặng hơn khoảng 30% so với nữ. Chiều dài 4-6 cm, rộng 2-3 cm, dày 3-8 mm. Tuyến có màu vàng nhạt, bề mặt không đều, có gờ được bao phủ bởi những đường rãnh, mặt trước được vạch bằng một rãnh sâu hơn gọi là rốn tuyến nơi thoát ra của tĩnh mạch thượng thận chính (TMTTC). Tuyến nằm sâu trong khoang sau phúc mạc sát cực trên thận và hai bên đốt sống ngực 12 và thắt lưng 1. Vị trí của tuyến được xác định dựa vào mốc liên quan với ... dosc; 26: 36–40. Trần Bình Giang et al (2013). Single-incision laparoscopic adrenalectomy at Viet Duc University Hospital. Asian J Endosc Surg, 6 (2013) 33–38. Wang L, Liu B, Wu Z, et al (2012). Comparison of single-surgeon series of transperitoneal laparoendoscopic single-site surgery and standard laparoscopic adrenalectomy. Urology; 79:577–583. Sasaki A, Nitta H, Otsuka K. et al (2013). Laparoendoscopic single site adrenalectomy: initial results of cosmetic satisfaction and the potential for postoperative pain reduction. BMC Urol. 13(1): 21. Masanori Hasegawa, Akira Miyajima, Masahiro et al (2013) “Visceral Fat Is Correlated With Prolonged Operative Time in Laparoendoscopic Single-site Adrenalectomy and Laparoscopic Adrenalectomy”, Urology 82 (6) 1312-1319. Akira Miyajima, Seiya Hattori, Takahiro Maeda, Masanori Hasegawa, et al (2012) “Transumbilical approach for laparo-endoscopic single-site adrenalectomy: Initial experience and short-term outcome”, International Journal of Urology 19, 331–335. Zhang X, Shi TP, Li HZ et al (2011). Laparoendoscopic Single site anatomical retroperitoneoscopic adrenalectomy using conventional instruments: initial experience and short-term outcome. J Urol. 185(2): 401-406. Linhui Wang, Chen Cai, Bing Liu, et al (2013). “Perioperative Outcomes and Cosmesis Analysis of Patients Undergoing Laparoendoscopic Single - site Adrenalectomy: A Comparison of Transumbilical, Transperitoneal Subcostal, and Retroperitoneal Subcostal Approaches”, Urology 82 (2) 358-365. Vidal O, Astudillo E, Valentini M, et al (2012). Single-incision transperitoneal laparoscopic left adrenalectomy. World J Surg; 36: 1395 – 1399. Hu Q.Y, Gou C, Sun K. et al (2013). A systematic review and meta-analysis of current evidence comparing laparoendoscopic single-site adrenalectomy and conventional laparoscopic adrenalectomy. J Endourol. 27(6): 676-683. Đặng Văn Chung (1971), Bệnh học nội khoa, tr 37-45. Nguyễn Thuyên (1972), “2 trường hợp phéochomocytome”, Tạp chí y học Việt Nam, tập 57, số 4, tr 5-11. Mai Thế Trạch, Nguyễn Thy Khuê (2004), “Nội tiết học đại cương”, Nhà xuất bản y học, tr 213-270. Ilias I, Pacak K. (2004), “Current approaches and recommended algorithm for the diagnostic localization of pheochromocytoma”, J Clin Endocrinol Metab, N0 89, pp. 479–91. Sheps.S. G et al (1990), “recents developments in the diagnosis and treatement of pheochromocytoma”, Mayo, Clin, Proc, N0 65, pp. 88-95. Brunaud. L. A et al (2005), “Les problemes diagnostiques du pheochromocytome”, Annales de chirurgie, N0 130, pp. 267–272. Lê Ngọc Từ (1996), “Một số nhận xét về các u tuyến thượng thận”, Tạp chí y học Việt Nam, tập 208, số 9, tr 64-66. Pannier. I et al (1999), “Pheochromocytoma”, E.M.C, 10-015-B-50, 4P. Aron. C. D (1981), “Cushing/ s syndrome: problem in diagnosis. Medcine” (bantimor), N0 60, pp. 25-35. Boggan. J. E e al (1983), “Transsphenoidal micrsurgical management of Cushing ‘s disease: report of 100 cases". J. Neuro. Surg, N0 59, pp. 195-200. Martino. P (1993), “The role of echography in the diagnosis of adrenal masses”, Arch Ital Urol Androl, Vol 65, N04, pp. 337-340. Ross. E et al (1966), “Cushing/’s syndrome: disganosis criteria”, Quaterly J. Med, N0 138, pp. 149-191. Lynnette. K, Nieman. MD, Ioannis Ilias, MD, DSc (2005), “Evaluation and treatment of Cushing’s syndrome”, The American Journal of Medicine, N0 118, pp. 1340-1346. Đỗ Trung Quân (1995), “Góp phần chẩn đoán và điều trị hội chứng Cushing”, Luận án Phó tiến sỹ khoa học Y - Dược. Hà Nội. Bruce. S., Stephan. H, “Energie sources: bipolar, hamonic and other”, http:/www.sages.org/01program/syllabi/ho l/ho l.ht Dudley. N. E and Harrison. B. J (1999), “Comparison of posterior versus transperitoneal laparoscopic adrenalectomy”, Br Surg, N0 86, pp. 656-660. Aron. C. D (1987), “Cushing/s syndrome: current concept in diagnosis and treatement”, Compr - Ther,N0 13, pp. 37-44. William E; Grizzle (1988), “Pathology of adrenal grands, “Seminas in Roentgenology”, N0 23, pp. 323-331. Plotz. C. M et al (1952), “The natural history of Cushing/ s syndrome”, Am. J. Med, N0 13, pp. 597-614. Carpenter. P. C (1988), “Diagnostic evolutin of Cushing/ s syndrome”, Endo. Metab. Clin. North. Am, 17, 445, 72. Hau Liu, MD, MBA, MPH and Lawrence Crapo, MD, PhD (2005), “Update on the Diagnosis of Cushing Syndrome”, The Endocrinologist Volume 15, Number 3, May/June. Marco Boscaro et al (2001), “Cushing/s syndrome”, Lancet, N0 357, pp. 783-91. Benjaminn J.T. et al (2004), “Laparoscopic adrenalectomy for pheochromocytoma: with caution”, ANZ J. Surg, N0 74, pp. 429–433. MarcosL. F et al (2004), “Laparoscopic Surgery for Pheochromocytoma”, European Urology, N0 45, pp. 226-23. Portnoi L.M; Kalinin A.P. (1994), “Radiodianostic prblems in adrenal diseases”, Ter Arkh, N0 66, pp. 12: 63-67. Đỗ Ngọc Giao (1999), “Nghiên cứu giá trị của siêu âm trong chẩn đoán bệnh u tuyến thượng thận”, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú các Bệnh viện trường đại học y Hà nội. Nguyễn Duy Huề, Nguyễn Đình Minh, Nguyễn Đức Tiến (2004), “Chụp cắt lớp vi tính trong chẩn đoán u tuyến thượng thận nhân 102 bệnh nhân”, Y học thực hành: Công trình nghiên cứu khoa học, Hội nghị ngoại khoa toàn quốc, tr. 590-594. Findling JW, Raff H. (2001), “Diagnosis and differential diagnosis of Cushing’s syndrome”, Endocrinol Metab Clin North Am, N0 30, pp. 729-747. Nieman LK. 2002, “Diagnostic tests for Cushing’s syndrome”, Ann N Y Acad Sci, N0 970, pp. 112-118. Christine F. K. M.D et al (1998), “Laparoscopic versus Open Posterior Adrenalectomy: Comparison of Acute-phase Response and Wound Healing in the Cushingoid Porcine Model”, World J. Surg. N0 22, pp. 613–620. Chrousos. G et al (1985), “Diffirential Diagnostic evolutin of Cushing/s syndrome”, Ann, Intern, Med, N0 7, pp. 102-346. Young. U. F (2003), “Primery aldosteronism changing concepts in diagnosis and treatement”, Endocrinology, N0 144, pp. 2208-13. Wheeler. M. H (2003), “Diagnosis and management of primery aldosteronism”, World J. Surg, N0 27, pp. 627-631. Nguyễn Như Bằng, Nguyễn Phúc Cương (1973), “Nhận xét giải phẫu bệnh hai trường hợp hội chứng Conn”, Ngoại khoa, tập 1, số 2, tr 111-117. Harris. D. A et al (2003), “Review of surgical management of aldosterone. secreting tumours of the adrenal cortex”, EJSO, N 6, pp. 467– 474. Tenenbaum. F et al (1992), “Incidentalomes Surrenaliens”, La lettre du cancerologue, Vol 1, N0 5, pp. 246-250. Agha A, Hornung M, Iesalnieks J. et al (2010). Single-incision retroperitoneoscopic adrenalectomy. J Endourol. 24(11): 1765-1770. Chung SD, Huang CY, Wang SM, Tai HC, Tsai YC, Chueh SC (2011) Laparoendoscopic single-site (LESS) retroperitoneal adrenalectomy using a homemade single-access platform and standard laparoscopic instruments. Surg Endosc, 25:1251–1256. Koji Yoshimura, M.D., Ph.D., Kazutoshi Okubo, et al (2011), “Laparoendoscopic Single-Site Surgery for Left Adrenalectomy: Standardization of Technique”. Journal Of Endourology. Volume 25, Number 6, June 2011. pp. 1031–1035. Xiaobin Yuan, MD, Dongwen Wang et al, (2014), “Retroperitoneal Laparoendoscopic Single-Site Adrenalectomy for Pheochromocytoma: Our Single Center Experiences”. Journal Of Endourology Volume 28, Number 2, February 2014. pp. 178–183. Gockel. I; W. Kneist; A. Heintz; J. Beyer; T. Junginger (2005), “Endoscopic adrenalectomy: An analysis of the transperitoneal and retroperitoneal approaches and results of a prospective follow-up study”, Surg Endosc, N 19, pp. 569–573. Rubinstein H, Gill IS, Aron M et al (2005). Prospective, randomized comparison of transperitoneal versus retroperitoneal laparoscopic adrenalectomy. J Urol. 174: 442-445. Berglund PK, Gill IS, Babineua D. et al (2007). A prospective comparison of transperitoneal and retroperitoneal laparoscopic nephrectomy in the extremely obese patient. BJU Int. 99: 871-874. Autorino R, Cadeddu JA, Desai MM et al (2011). Laparoendoscopic Single-site and Natural Orifice Transluminal Endoscopic Surgery in Urology; A Critical Analysis of the Literature. Eur Urol. 59: 26-45. Hattori S, Miyajima A, Maeda T. et al (2013). Does laparoendoscopic single-site adrenalectomy increase surgical risk in patients with pheochromocytoma. Surg Endosc. 27(2): 593-598. Wang L.Z, Wu M, Li C. et al (2013). Laparoendoscopic single-site adrenalectomy versus conventional laparoscopic surgery: a systematic review and meta-analysis of observational studies. J Endourol. 27(6): 743-50. Bonjer.H.J, Kazemier.G, Herder.de.W.W, (1997), “Comparision of three tecniques for adrenalectomy”, Br J Surg, N0 84, pp. 679-682. Gagner.M, Pomp. A, Heniford. B. TT, Pharand. D, Lacroix. A (1997), “Laparoscopic Adrenalectomy. Lessons Learned From 100 Consecutive Procesdures”, Ann Surg, Vol 226, N.3, pp. 238-247. Kazaryan. A. M; N. S. Kuznetsov; A. M. Shulutko (2004), “Evaluation of endoscopic and traditional open approaches to pheochromocytoma”, Surg Endosc, N0 18, pp. 937–941. Maccabee. D. L et al (2003), “Transition from open to laparoscopic adrenalectomy, The need for advanced training”, Surg Endosc, N0 17, pp. 1566–1569. Mo¨bius. E. C, Nies, M. Rothmund (1999), “Surgical treatment of pheochromocytomas Laparoscopic or conventional”?, Surg Endosc, 13: 35–39. Seiya Hattori, MD, 1 Akira Miyajima et al (2014) “Surgical Outcome of Laparoscopic Surgery, Including Laparoendoscopic Single-Site Surgery, for Retroperitoneal Paraganglioma Compared with Adrenal Pheochromocytoma”. Journal Of Endourology, Volume 28, Number 6, June 2014. P. 686–692. Cruiz. L. F (1996), “Laparoscopic adrenal surgery”, Br Surg, 83: 721-723. Imai.T, Kikumori. T, Ohiwa. M, Mase. T (1999), “Acase-Controlled study of laparoscopic Compared With Open Lateral Adrenalectomy American", J Surg, N0 178, pp. 50-54. Barnett. C. C, Varma DG, El-Naggar AK, et al (2000), “Limitations of size as a criterion in the evaluation of adrenal tumors”. Surgery, N0 128, pp. 973–983. Ikeda. Y, H. Takami, Y. Sasaki, J. Takayama, M. (2003), “Is Laparoscopic Partial or Cortical-Sparing Adrenalectomy Worthwhile”?, Eur. Surg. Vol. 35 No, 2: 89-92. Ikeda Y. et al (2001), “Laparoscopic partial or cortical-sparing Adrenalectomy by dividing the adrenal central vein”, Surg endosc, N0 15, pp. 745-750. Martin. K, Walz M.D (1998), “Subtotal Adrenalectomy by the Posterior Retroperitoneoscopic Approach”, World J. Surg, N0 22, pp. 621–627. Martin K. Walz M.D et al (2004), “Partial versus Total Adrenalectomy by the Posterior Retroperitoneoscopic Approach: Early and Long-term Results of 325 Consecutive Procedures in Primary drenal Neoplasia”, World J. Surg, N0 28, pp. 1323–1329. Walz MK, Peitgen K, Diesling D, et al. (2004), “Partial versus total adrenalectomy by the posterior retroperitoneoscopic approach: early and long-term results of 325 consecutive procedures in primary adrenal neoplasia”, World J Surg, N0 28, pp. 1323–1329. Lehnert H et al (2002), “Benign and malignant phaeochromocytoma”, Internist, N0 43, pp. 196-209. Clellan M et al (2000), “Laparoscopic partiel adrenalectomy in patient with hereditary forms of phaeochromocytoma”, J. Urol,N0 164, pp. 14-17. Brauckhoff. M et al (2003), “Functional Results After Endoscopic Subtotal Cortical-Sparing Adrenalectomy”, Surg Today, N0 33, pp. 342–348. Yao He, MD, Zhi Chen, MD, Yan-Cheng Luo et al (2014), “Laparoendoscopic Single-Site Retroperitoneoscopic Adrenalectomy for Pheochromocytoma. Case Selection, Surgical Technique, and Short-Term Outcome”. Journal Of Endourology, Volume 28, Number 1, January 2014. pp. 56–60. MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA Vị trí trocart u TTT T (nhóm nghiên cứu) Mở phúc mạc thành sau bên T (nhóm nghiên cứu) Phẫu tích, kẹp TMTTC (nhóm nghiên cứu) Kẹp động mạch thượng thận dưới giải phóng mặt sau tuyến (nhóm nghiên cứu) Sẹo mổ bệnh nhân u TTT P (bệnh nhân số 51) Sẹo mổ bệnh nhân u TTT T (bệnh nhân số 71) MẪU BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU 1. Hành chính Họ tên.. Tuổi.. Nam o Nữ o Nghề nghiệp Địa chỉ:.. Tel Ngày vào viện:. Ngày ra viện: Ngày mổ: - Hồ sơ số:.....Mã bệnh án:Mã hồ sơ: . 2. Tiền sử trước mổ Cao Huyết áp: . Hạ Kali máu: Các tiền sử khác (ghi rõ thời gian): 3. Lâm sàng Hội chứng Cushing Hội chứng Conn Pheochromoxytome U hạch TKGC Tăng cân Cao huyết áp Tăng huyết áp thường xuyên Cao huyết áp Béo cục bộ Co rút cơ Tăng huyết áp kịch phát Đau bụng U mỡ sau gáy Đái nhiều Đau đầu Khác Mặt tròn đỏ Khát nhiều Ra mồ hôi Đỏ da Suy nhược cơ thể Nhịp nhanh lo lắng Rạn da Rối loạn nhịp tim Run chân tay Thâm tím Mệt mỏi, suy nhược Trứng cá Khó thở Rậm lông Thay đổi thị lực Giảm trí nhớ Gày sút Trầm cảm-Rối loạn nhân cách Đau đầu Mệt mỏi Teo cơ Đau xương Mất-rối loạn kinh nguyệt Âm vật to Tăng huyết áp Đái tháo đường 4. Các thăm dò cận lâm sàng Thăm dò cận Lâm sàng Kết quả Điện tâm đồ Dày thất trái Siêu âm ĐM thận Bình thường Siêu âm tim Dày thất trái XQ phổi Bình thường Siêu âm bụng Có U CLVT( CHT) bụng Có U Hình thái, tính chất khối U (ghi rõ kích thước mm) Hình thái, tính chất Tính chất S Tính chất CT, CHT Kích thước S Kích thước CT,CHT Nang Hoại tử Vôi hóa Chảy máu Hạch ổ bụng Đè đẩy (ghi rõ cq) Xét nghiệm sinh hóa máu (ghi rõ kết quả): Xét nghiệm Bình thường Không bình thường Dopamin Adrenalin Noradrenalin Cortisol Kali Natri Canxi Clo Glucose 5. Chẩn đoán U TTT Phải: o U TTT Trái: o U tủy thượng thận: o U vỏ thượng thận: o U Thượng thận không chế tiết: o Nang thượng thận: o Kết quả Giải phẫu bệnh: Phân loại trước mổ theo ASA: 6. Đánh giá trong mổ - Số lượng Trocart: Trocart 1 lỗ o Thêm Trocart o o - Tình trạng ổ bụng: - Tình trạng khối U: - Thời gian mổ: - Cắt toàn bộ tuyến: o Cắt chọn lọc U: o - Lượng máu mất trong mổ: - Khó khăn, tai biến trong mổ (ghi rõ):.. - Chuyển phương pháp mổ: Chuyển PTNS TT: o Mổ mở: o - Dẫn lưu: 7. Biến chứng Trong mổ Sau mổ Tăng Huyết áp Tụt Huyết áp Hạ đường huyết Hạ Kali máu Suy TTT Ổ đọng dịch Nhiễm khuẩn Khác (ghi rõ) 8. Điều trị sau mổ - Số ngày điều trị kháng sinh: - Số ngày dung thuốc giảm đau: - Số ngày rút dẫn lưu: - Số ngày điều trị sau phẫu thuật: - Thời gian trung tiện: 9. Khám lại sau mổ - Lâm sàng Hội chứng Cushing Hội chứng Conn Pheochromoxytome U hạch TKGC Tăng cân Cao huyết áp Tăng huyết áp thường xuyên Cao huyết áp Béo cục bộ Co rút cơ Tăng huyết áp kịch phát Đau bụng U mỡ sau gáy Đái nhiều Đau đầu Khác Mặt tròn đỏ Khát nhiều Ra mồ hôi Đỏ da Suy nhược cơ thể Nhịp nhanh lo lắng Rạn da Rối loạn nhịp tim Run chân tay Thâm tím Mệt mỏi, suy nhược Trứng cá Khó thở Rậm lông Thay đổi thị lực Giảm trí nhớ Gày sút Trầm cảm-Rối loạn nhân cách Đau đầu Mệt mỏi Teo cơ Đau xương Mất-rối loạn kinh nguyệt Âm vật to Tăng huyết áp Đái tháo đường Xét nghiệm (ghi rõ kết quả số nếu có): Đánh giá sự hài lòng vết mổ: Có sẹo lồi: o Không có sẹo lồi: o Khác (ghi rõ ý kiến người bệnh) 4,6,7,8,11,12,14,15,41,57-65,67,86 1-3,5,9,10,13,16-40,42-56,66,68-85,87-170,172-
File đính kèm:
- luan_an_nghien_cuu_ung_dung_phau_thuat_noi_soi_mot_lo_dieu_t.doc
- LA English version.doc
- thong tin tom tat ket luan moi.doc
- Tom tat LA.doc