Luận án Quy hoạch phát triển mạng lưới đường đô thị thành phố hải phòng hướng tới đô thị sinh thái
Hiện nay trên thế giới đô thị hóa diễn ra ở quy mô và tốc độ rất nhanh đặc biệt là
ở các nước đang phát triển, song hành sẽ đi kèm với việc khai thác và sử dụng tài
nguyên thiên nhiên ở mức độ rất lớn. Chính vì vậy từ 1950 trên thế giới đã xây
dựng các đô thị sinh thái nhằm mang lại cho con người chất lượng sống cao hơn
trong đó đô thị sẽ sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái, tiết kiệm
và nâng cao hiệu quả sử dụng đất góp phần tạo nên sự phát triển bền vững của các
đô thị. Theo một khảo sát toàn cầu vào năm 2011 trên thế giới hiện có khoảng 174
đô thị sinh thái [67], xây dựng ĐTST trên thế giới đã và đang phát triển mạnh mẽ và
trở thành một xu hướng phát triển đô thị được nhiều nước hướng tới.
Việt Nam là nước đang phát triển, hiện đang ở trong giai đoạn đầu của quá trình
đô thị hóa và có một lợi thế lớn để tăng trưởng thông minh hơn và tốt hơn nếu như
được hoạch định và áp dụng chiến lược phát triển đô thị đúng đắn. Theo số liệu
thống kê của Bộ Xây dựng năm tháng 5 năm 2019 nước ta có 833 đô thị [18], Quy
hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 dự kiến sẽ có
khoảng 1000 đô thị. Hiện nay có nhiều xu hướng phát triển đô thị, mục tiêu phát
triển hướng tới ĐTST đã được nhiều đô thị Việt Nam lựa chọn, TP Hải Phòng là
một trong những đô thị đó. Phát triển Hải Phòng theo hướng ĐTST đã được đưa
vào Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Khóa 14 về phát triển và
quản lý đô thị Hải Phòng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 xác định mục tiêu
như sau: “Xây dựng và phát triển đô thị Hải Phòng là đô thị cảng cửa ngõ quốc tế,
văn minh, hiện đại, là đô thị trung tâm cấp quốc gia, thành phố sinh thái - thành
phố kinh tế, bảo đảm phát triển bền vững ” [2]
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Quy hoạch phát triển mạng lưới đường đô thị thành phố hải phòng hướng tới đô thị sinh thái
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI THÂN ĐÌNH VINH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG HƯỚNG TỚI ĐÔ THỊ SINH THÁI LUẬN ÁN TIẾN SỸ CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT CƠ SỞ HẠ TẦNG HÀ NỘI - NĂM 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI THÂN ĐÌNH VINH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG HƯỚNG TỚI ĐÔ THỊ SINH THÁI LUẬN ÁN TIẾN SỸ CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT CƠ SỞ HẠ TẦNG MÃ SỐ: 62.58.02.10 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TS. Vũ Thị Vinh 2. TS. Vũ Anh HÀ NỘI - NĂM 2021 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Vũ Thị Vinh và TS. Vũ Anh đã dành thời gian hướng dẫn, giúp đỡ tận tình và chia sẻ rất nhiều kiến thức, tài liệu rất hữu ích giúp tôi hoàn thành luận án này. Đặc biệt hai Cô đã luôn kịp thời động viên, tạo động lực cho tôi những lúc tôi khó khăn nhất. Tôi trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Khoa Sau đại học, Khoa Đô thị, Bộ môn Giao thông đô thị đã tạo điều kiện cho tôi được làm nghiên cứu sinh. Tác giả xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô giáo, các nhà Khoa học, các Chuyên gia đầu ngành, đồng nghiệp, bạn bè đã tận tình góp ý, chỉ bảo trong thời gian nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, người thân đã luôn quan tâm, hỗ trợ, giúp đỡ và động viên tôi hoàn thành Luận án này. Tác giả luận án Thân Đình Vinh LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả đề xuất trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Thân Đình Vinh 1-i MỤC LỤC: LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ ii LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................iii DANH MỤC HÌNH ...........................................................................................1-iv DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................. 1-viii DANH MỤC PHỤ LỤC ....................................................................................1-ix DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... 1-x A. MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 2 4. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 2 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ........................................................................ 3 7. Những đóng góp mới của luận án ................................................................... 3 8. Một số thuật ngữ dùng trong luận án ............................................................ 4 9. Cấu trúc của Luận án ..................................................................................... 6 NỘI DUNG ............................................................................................................ 7 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG ĐÔ THỊ HƯỚNG TỚI ĐÔ THỊ SINH THÁI ...................................... 7 1.1. TỔNG QUAN QHPTMLĐ ĐÔ THỊ HƯỚNG TỚI ĐÔ THỊ SINH THÁI TRÊN THẾ GIỚI. ................................................................................................. 7 1.1.1. Lịch sử phát triển đô thị sinh thái ................................................................... 7 1.1.2. Quy hoạch phát triển MLĐ hướng tới ĐTST ở một số đô thị Châu Âu. ......... 8 1.1.3. Quy hoạch phát triển MLĐ hướng tới ĐTST ở một số đô thị Châu Mỹ ........ 11 1.1.4. Quy hoạch phát triển MLĐ hướng tới ĐTST ở một số đô thị Châu Á .......... 14 1.1.5. Một số nhận xét từ quy hoạch phát triển MLĐ đô thị hướng tới đô thị sinh thái trên thế giới. ................................................................................................... 17 1.2. TỔNG QUAN QHPTMLĐ HƯỚNG TỚI ĐTST TẠI VIỆT NAM. .......... 18 1.2.1. Giới thiệu khái quát về hệ thống đô thị Việt Nam ........................................ 18 1.2.2. Khái quát về QHPTMLĐ hướng tới ĐTST tại Việt Nam. ............................ 18 1.2.3. Đánh giá chung về quy hoạch PTMLĐ hướng tới ĐTST ở nước ta .............. 23 1-ii 1.3. THỰC TRẠNG QHPTMLĐ TẠI TP. HẢI PHÒNG .................................. 24 1.3.1. Giới thiệu chung về thành phố Hải Phòng .................................................... 24 1.3.2. Hiện trạng giao thông thành phố Hải Phòng ................................................. 29 1.3.3. Những đặc điểm cơ bản của MLĐ thành phố Hải Phòng. ............................. 38 1.3.4. BĐKH tác động tới quy hoạch phát triển MLĐ TP Hải Phòng. .................... 47 1.4. MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI 48 1.4.1. Một số công trình khoa học nghiên cứu ngoài nước ..................................... 48 1.4.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu ở trong nước. ..................................... 50 1.5. XÁC ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN .............................. 53 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG HƯỚNG TỚI ĐTST .. 55 2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT QHPTMLĐ HƯỚNG TỚI ĐTST ............................ 55 2.1.1. Tiêu chí xây dựng đô thị sinh thái ................................................................ 55 2.1.2. Nguyên tắc xây dựng đô thị sinh thái ........................................................... 59 2.1.3. Yêu cầu trong quy hoạch MLĐ đô thị hướng tới đô thị sinh thái .................. 62 2.1.4. Tiêu chí QHPTMLĐ hướng tới đô thị xanh, phát triển bền vững ................. 68 2.1.5. Một số yếu tố tác động đến QHPTMLĐ hướng đến đô thị sinh thái ............. 74 2.1.6. Một số phương pháp dự báo nhu cầu đi lại ................................................... 77 2.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ TRONG QHPTMLĐ ĐÔ THỊ HƯỚNG TỚI ĐTST TẠI HẢI PHÒNG........................................................................................................ 84 2.2.1. Định hướng phát triển MLĐ trong trong quy hoạch GTVT TP Hải Phòng đến năm 2020 tầm nhìn 2030. ...................................................................................... 85 2.2.2. Định hướng QHPTMLĐ trong điều chỉnh quy hoạch chung TP Hải Phòng đến năm 2025 tầm nhìn 2050. ................................................................................ 86 2.2.3. Định hướng trong Điều chỉnh Quy hoạch chung TP Hải Phòng đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050: ........................................................................................ 90 2.3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ QHPTMLĐ HƯỚNG ĐẾN ĐTST .......... 91 2.3.1. Kinh nghiệm quốc tế. ................................................................................... 91 2.3.2. Kinh nghiệm trong nước. ........................................................................... 100 CHƯƠNG 3: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG HƯỚNG TỚI ĐÔ THỊ SINH THÁI ......... 106 3.1. QUAN ĐIỂM, NGUYÊN TẮC QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN MẠNG 1-iii LƯỚI ĐƯỜNG ĐÔ THỊ TẠI TP. HẢI PHÒNG HƯỚNG ĐẾN ĐTST ......... 106 3.1.1. Quan điểm ................................................................................................. 106 3.1.2. Nguyên tắc QHPTMLĐ tại TP Hải Phòng hướng đến ĐTST ..................... 107 3.2. ĐỀ XUẤT TIÊU CHÍ QHPTMLĐ HƯỚNG TỚI ĐTST TẠI TP HẢI PHÒNG .............................................................................................................. 111 3.2.1. Đề xuất nhóm tiêu chí QHPTMLĐ hướng đến ĐTST tại TP Hải Phòng .... 111 3.2.2. Đề xuất các tiêu chí QHPTMLĐ hướng đến ĐTST tại TP Hải Phòng. ....... 113 3.2.3. Đánh giá QHPTMLĐ thành phố Hải Phòng theo tiêu chí ĐTST ................ 115 3.3. ĐỀ XUẤT PHÂN VÙNG TRONG QHPTMLĐ HƯỚNG TỚI ĐTST TẠI HẢI PHÒNG...................................................................................................... 115 3.3.1. Cơ sở đề xuất phân vùng ............................................................................ 115 3.3.2. Đề xuất phân vùng trong QHPTMLĐ hướng tới ĐTST tại Hải Phòng. ...... 118 3.4. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QHPTMLĐ TP. HẢI PHÒNG HƯỚNG TỚI ĐTST. ......................................................................................................... 121 3.4.1. Đề xuất tích hợp QHPTMLĐ với các quy hoạch. ....................................... 121 3.4.2. Ứng dụng mô hình 4 bước dự báo nhu cầu vận tải trong QHPTMLĐ thành phố Hải Phòng hướng tới ĐTST. ......................................................................... 122 3.4.3. Đề xuất QHPTMLĐ chung cho TP. Hải Phòng hướng tới ĐTST ............... 129 3.4.4. Đề xuất QHPTMLĐ cụ thể cho từng phân vùng ........................................ 134 3.5. BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 143 3.5.1. Bàn luận về một số tiêu chí QHPTMLĐ hướng tới ĐTST tại thành phố Hải Phòng. ................................................................................................................. 144 3.5.2. Bàn luận về đề xuất phân khu vực và ứng dụng mô hình 4 bươc dự báo nhu cầu GTVT trong QHPTMLĐ hướng tới ĐTST tại thành phố Hải Phòng. ............ 145 3.5.3. Bàn luận về một số giải pháp QHPTMLĐ hướng tới ĐTST tại Hải Phòng. 146 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 148 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 148 KIẾN NGHỊ ....................................................................................................... 149 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC .............. DM-1 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. TL-1 PHẦN PHỤ LỤC: ........................................................................................... PL-1 1-iv DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Mạng lưới đường của Thành Rome - Italia và Mạng lưới đường của thủ đô Paris - Pháp ....................................................................................................... 8 Hình 1.2: GTCC gắn kết chặt chẽ với giao thông xe đạp và đi bộ ở Freiburg ......... 11 Hình 1.3: Mạng lưới đường 5 ngón của Copenhaghen ........................................... 11 Hình 1.4: Mạng lưới đường thành phố San Francisco ............................................ 12 Hình 1.5: Hệ thống Muni tại San Francisco ........................................................... 12 Hình 1.6: Mối quan hệ tích hợp giữa quy hoạch giao thông và sử dụng đất ........... 14 Hình 1.7: Phát triển MLĐ Singapore qua các năm ................................................. 15 Hình 1.8: Phá dỡ đường cao tốc để khôi phục dòng suối Cheonggye ..................... 16 Hình 1.9: Bản đồ quy hoạch giao thông và GTCC TP Hà Nội ............................... 20 Hình 1.10: QHGT TP Hồ Chí Minh đến năm 2020 tầm nhìn sau 2020 ................. 21 Hình 1.11: Quy hoạch MLĐ GTCC TP Hồ Chí Minh đến năm 2020 tầm nhìn sau 2020 ...................................................................................................................... 21 Hình 1.12: Sơ đồ định hướng phát triển không gian và giao thông TP Đà Nẵng đến năm 2030 ............................................................................................................... 22 Hình 1.13: Định hướng phát triển Tp Cần Thơ đến năm 2030 ............................... 23 Hình 1.14: Ngập do mưa trên đường Lương Khánh Thiện, năm 2018 .................... 26 Hình 1.15: Sóng biển Đồ Sơn trong bão năm 2017 ................................................ 26 Hình 1.16: TP Hải Phòng, 1925 ............................................................................. 28 Hình 1.17: TP Hải Phòng, 1934 ............................................................................. 28 Hình 1.18: Quy hoạch TP Hải Phòng đến năm 2010 .............................................. 28 Hình 1.19: Điều chỉnh quy hoạch TP Hải Phòng đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 ............................................................................................................... 28 Hình 1.20: Hiện trạng giao thông đối ngoại đường bộ TP. Hải Phòng.................... 29 Hình 1.21: Khối lượng vận chuyển hành khách, triệu lượt ..................................... 31 Hình 1.22: Bến xe Thượng Lý ............................................................................... 31 Hình 1.23: Khối lượng vận chuyển hàng hóa, nghìn tấn ....................................... 32 Hình 1.24: Hiện trạng giao thông khu đô thị trung tâm TP Hải Phòng ................... 33 Hình 1.25: Hiện trạng giao thông nối khu đô thị cũ và các thị trấn ......................... 34 1-v Hình 1.26: Điểm ùn tắc khu vực đô thị cũ TP. Hải Phòng ...................................... 35 Hình 1.27: Khối lượng vận chuyển hành khách, triệu lượt ..................................... 37 Hình 1.28: Hiện trạng MLĐ TP Hải Phòng............................................................ 38 Hình 1.29: Hiện trạng MLĐ khu vực đô thị cũ ...................................................... 39 Hình 1.30: Hiện trạng xây dựng công trình khu vực đô thị cũ ................................ 39 Hình 1.31: Điểm đỗ xe dọc đường Đinh Tiên Hoàng, (nguồn internet) .................. 40 Hình 1.32: Hiện trạng 1 khu DAPT ....................................................................... 41 Hình 1.33: Các khu DAPT ..................................................................................... 41 Hình 1.34: Đường xe đạp đi chung với đường xe cơ giới tại phố Chùa Hàng ......... 42 Hình 1.35: Xe đạp đi trên phố Vũ Chí Thắng......................................................... 42 Hình 1.36: Hiện trạng MLĐ khu vực phát triển mới .............................................. 43 Hình 1.37: Mặt cắt ngang điển hình khu vực phát triển mới ................................... 44 Hình 1.38: Hiện trạng MLĐ khu vực thị trấn và nông nghiệp ................................ 45 Hình 1.39: Mặt cắt ngang điển hình đường đô thị khu vục thị trấn ......................... 46 Hình 1.40: Mặt cắt ngang điển hình đường khu vực nông thôn ...... ... i dự kiến (chuyến/ngày) Tổng số chuyến đi thu hút dự kiến (chuyến/ngày) Phát sinh chuyến đi (TripGen) Theo xe con quy đổi PCU Thu hút chuyến đi (TripAtt) Theo xe con quy đổi PCU 139 TAZ-CN-6 9162 5497 9162 5497 140 TAZ-CN-7 6060 3636 6060 3636 141 TAZ-CN-8 11569 6941 11569 6941 142 TAZ-CN-9 34933 20960 34933 20960 143 TAZ-CN-10 4639 2784 4639 2784 144 TAZ-CN-11 3749 2249 3749 2249 145 TAZ-CN-12 1614 968 1614 968 146 TAZ-CN-13 2182 1309 2182 1309 147 TAZ-CN-14 4463 2678 4463 2678 148 TAZ-CN-15 5386 3232 5386 3232 149 TAZ-CN-16 2966 1780 2966 1780 150 TAZ-CN-17 3669 2201 3669 2201 151 TAZ-CN-18 2005 1203 2005 1203 152 TAZ-CN-19 4946 2967 4946 2967 153 TAZ-CN-20 2520 1512 2520 1512 154 TAZ-CN-21 3618 2171 3618 2171 155 TAZ-CN-22 3316 1990 3316 1990 156 TAZ-CN-23 2151 1291 2151 1291 157 TAZ-CN-24 30930 18558 30930 18558 158 TAZ-CN-25 43339 26004 43339 26004 PL-17 PHỤ LỤC 3.3: BẢNG ĐÁNH GIÁ QHPTMLĐ THEO BỘ TIÊU CHÍ HƯỚNG TỚI ĐTST Bộ tiêu chí quy hoạch phát triển MLĐ hướng tới ĐTST (Theo đề xuất tác giả) QHC Hải Phòng (2009) Kiến nghị của luận án STT Nhóm tiêu chí Đơn vị Năm 2025 Năm 2025 Nhóm TC 1: Quy hoạch MLĐ với Quy hoạch đô thị QH.01 Mật độ MLĐ GTCC/ diện tích đất xây dựng đô thị Km/km2 Đã đề cập ≥2,0km/km2 Xây dựng tỷ lệ phù hợp với ĐTST QH.02 Mật độ MLĐ XĐ, ĐB/ diện tích đất xây dựng đô thị Km/km2 Chưa đề cập Xây dựng tỷ lệ phù hợp với ĐTST QH.03 Mật độ MLĐ cơ giới/ diện tích đất xây dựng đô thị Km/km2 Đã đề cập Xây dựng tỷ lệ phù hợp với ĐTST QH.04 Mật độ nút giao thông nút/1km2 Chưa đề cập Xây dựng tỷ lệ phù hợp với ĐTST QH.05 Tỷ lệ diện tích đất giao thông/ diện tích đất xây dựng đô thị % Đã đề cập ≥13% Xây dựng tỷ lệ phù hợp với ĐTST QH.06 Tỷ lệ diện tích đất MLĐ XĐ, ĐB/ diện tích đất xây dựng đô thị % Chưa đề cập Xây dựng tỷ lệ phù hợp với ĐTST QH.07 Diện tích đất giao thông trên người M2/người Chưa đề cập Xây dựng tỷ lệ phù hợp với ĐTST QH.08 Diện tích đất giao thông XĐ, ĐB/người M2/người Chưa đề cập Xây dựng tỷ lệ phù hợp với ĐTST Nhóm TC 2: Quy hoạch MLĐ với Phương tiện giao thông PT.01 Lượng sở hữu ô tô bình quân đầu người Xe/1000 người Chưa đề cập Xây dựng tỷ lệ phù hợp với ĐTST PT.02 Lượng sở hữu xe đạp bình quân đầu người Xe/1000 người Chưa đề cập Xây dựng tỷ lệ phù hợp với ĐTST PT.03 Tỷ lệ chuyến đi sử dụng % Chưa đề cập Xây dựng tỷ lệ PL-18 Bộ tiêu chí quy hoạch phát triển MLĐ hướng tới ĐTST (Theo đề xuất tác giả) QHC Hải Phòng (2009) Kiến nghị của luận án STT Nhóm tiêu chí Đơn vị Năm 2025 Năm 2025 phương tiện GTCC trong tổng các chuyến đi phù hợp với ĐTST PT.04 Tỷ lệ sử dụng giao thông xe đạp, đi bộ trong tổng các loại phương tiện giao thông % Chưa đề cập Xây dựng tỷ lệ phù hợp với ĐTST Nhóm TC 3: Quy hoạch MLĐ với Môi trường đô thị MT.01 Dấu chân sinh thái trong giao thông Gha Chưa đề cập Xây dựng tỷ lệ phù hợp với ĐTST MT.02 Diện tích trồng cây xanh trên MLĐ/tổng diện tích đất MLĐ % Chưa đề cập Xây dựng tỷ lệ phù hợp với ĐTST MT.04 Tỷ lệ sử dụng công nghệ năng lượng tái tạo trong chiếu sáng % Chưa đề cập Xây dựng tỷ lệ phù hợp với ĐTST MT.01 Dấu chân sinh thái trong giao thông % Chưa đề cập Xây dựng tỷ lệ phù hợp với ĐTST Nhóm TC 4: Quy hoạch MLĐ với quản lý nhu cầu giao thông đô thị QL.01 Quản lý phương tiện GT và khí thải từ PTGT Có/không Chưa đề cập Xây dựng tỷ lệ phù hợp với ĐTST QL.02 Có chiến lược phát triển GTĐT với cơ cấu PT hợp lý Có/không Chưa đề cập Xây dựng tỷ lệ phù hợp với ĐTST QL.03 Sử dụng vé dùng chung cho GTCC Có/không Chưa đề cập Xây dựng tỷ lệ phù hợp với ĐTST QL.04 Xây dựng chính sách xác định phí tắc nghẽn Có/không Chưa đề cập Xây dựng tỷ lệ phù hợp với ĐTST QL.05 Xây dựng chính sách xác định phí đỗ xe Có/không Chưa đề cập Xây dựng tỷ lệ phù hợp với ĐTST QL.06 Có chính sách trợ cấp giá Có/không Chưa đề cập Xây dựng tỷ lệ PL-19 Bộ tiêu chí quy hoạch phát triển MLĐ hướng tới ĐTST (Theo đề xuất tác giả) QHC Hải Phòng (2009) Kiến nghị của luận án STT Nhóm tiêu chí Đơn vị Năm 2025 Năm 2025 nhiên liệu sạch phù hợp với ĐTST Nhóm TC 5: Quy hoạch MLĐ với khoa học công nghệ CN.01 Có sử dụng công nghệ trong quy hoạch MLĐ (Sử dụng phần mềm, mô hình mô phỏng, tính toán) Có/không Chưa đề cập Xây dựng tỷ lệ phù hợp với ĐTST CN.02 Có sử dụng công nghệ giao thông thông minh trong quản lý, vận hành MLĐ Có/không Chưa đề cập Xây dựng tỷ lệ phù hợp với ĐTST CN.03 Tỷ lệ sử dụng công nghệ thân thiện môi trường, vật liệu tái chế/tổng lượng vật liệu trong xây dựng MLĐ % Chưa đề cập Xây dựng tỷ lệ phù hợp với ĐTST PL-20 PHỤ LỤC 3.4: BẢNG TỔNG HỢP CÁC BỘ TIÊU CHÍ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐTST STT Tác giả, công trình nghiên cứu Nền tảng đề xuất Số tiêu chí đề xuất 1. Tiêu chí ĐTST của (IES), o Cơ cấu đô thị o Giao thông đô thị; o Năng lượng: o Xã hội: o Nông nghiệp; o Quy hoạch, các công cụ quản lý; o Chính sách và thể chế quản lý; o Kinh tế. 8 2. Tổ chức Sinh thái đô thị của Úc o Kiến trúc công trình; o Sự đa dạng sinh học; o Giao thông; o Công nghiệp và kinh tế đô thị 4 3. Tiêu chí cụ thể về đô thị sinh thái tại Anh o Quy mô dân số o Lượng phát thải Carbon. o Hệ thống dịch vụ, tiện ích xã hội. o Nhà ở o Hệ thống cơ sở hạ tầng xanh 5 4. Chỉ tiêu xây dựng đô thị tăng trưởng xanh theo 01/2018/TT-BXD o Kinh tế o Xã hội o Môi trường o Thể chế 24 5. Bộ tiêu chí ĐTST theo hướng PTBV, GS. Đỗ Hậu, đề tài NCKH, Hà Nội o Kinh tế xanh o Xã hội xanh o Môi trường xanh 27 6. Tiêu chí giao thông đô thị phát triển bền vững, TS. Vũ Anh tổng hợp o Kinh tế o Xã hội o Môi trường 15 7. Tiêu chí giao thông đô thị phát triển bền vững, PGS.TS. Lưu Đức Hải o Kinh tế o Xã hội o Môi trường 55 8. Tiêu chí giao thông xanh theo đề xuất KOICA o Kinh tế xanh o Xã hội xanh o Môi trường xanh 15 9. Tiêu chí giao thông xanh, TS. Nguyễn Thị Nga o Cơ sở hạ tầng giao thông o Phương tiện giao thông o Chính sách, tổ chức quản lý giao thông 15 (Nguồn: Theo tổng hợp của tác giả) PL-21 PHỤ LỤC 3.5: ĐỀ XUẤT CẢI TẠO VÀ QUY HOẠCH MỚI MỘT SỐ TUYẾN ĐƯỜNG CHÍNH THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG HƯỚNG TỚI ĐTST - Đối với tuyến đường Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu, Cầu Đất (xem hình 3.22) chỉ giới đường đỏ là 17m trong đó hè đường mỗi bên 2.5m lòng đường 12m tiến hành tổ chức lại mặt cắt ngang giữ nguyên chỉ giới đường đỏ 17m. Hướng cải tạo mặt cắt ngang là ưu tiên phương tiện giao thông phi cơ giới trong đó đường đi bộ 3 làn mỗi bên (2.25m) dải trồng cây xanh 2m, đường xe đạp 1 làn mỗi bên rộng 1.5m, đường xe cơ giới 2 làn rộng 6.0m. Hình 3.22: Đề xuất cải tạo mặt cắt ngang tuyến đường Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu, Cầu Đất, Tô Hiệu Hình 3.23: Đề xuất cải tạo mặt cắt ngang tuyến đường Lê Lợi, Lê Lai, Trần Nhân Tông, Hoàng Văn Thụ, Điện Biên Phủ - Đối với tuyến đường Tô Hiệu chỉ giới đường đỏ là 20.5m (xem hình 3.22) trong đó hè đường mỗi bên 3.25m lòng đường 14m tiến hành tổ chức lại mặt cắt ngang giữ nguyên chỉ giới đường đỏ 20.5m. Hướng cải tạo mặt cắt ngang là ưu tiên phương tiện giao thông phi cơ giới trong đó đường đi bộ 4 làn mỗi bên (3m) dải trồng cây xanh 2m, đường xe đạp 2 làn mỗi bên rộng 2.5m, đường xe cơ giới 2 làn rộng 6.5m. Tuyến tầu điện đi ngầm dưới lòng đường, các ga đặt tại khu vực tập PL-22 trung dòng hành khách và có khả năng chuyển tuyến. - Đối với tuyến đường Lê Lợi, Lê Lai, Trần Nhân Tông, Hoàng Văn Thụ (xem hình 3.23) chỉ giới đường đỏ là 16m trong đó hè đường mỗi bên 2.80m lòng đường 10.5m tiến hành tổ chức lại mặt cắt ngang giữ nguyên chỉ giới đường đỏ 20.5m. Hướng cải tạo mặt cắt ngang là ưu tiên phương tiện giao thông phi cơ giới trong đó đường đi bộ 2 làn mỗi bên (1.5m) dải trồng cây xanh 2m, đường xe đạp 2 làn mỗi bên rộng 1.5m, đường xe cơ giới 2 làn rộng 6.0m. Tuyến tầu điện đi ngầm dưới lòng đường, các ga đặt tại khu vực tập trung dòng hành khách và có khả năng chuyển tuyến. - Đối với tuyến đường Điện Biên Phủ (xem hình 3.23) chỉ giới đường đỏ là 18m trong đó hè đường mỗi bên 2.50m lòng đường 13.0m tiến hành tổ chức lại mặt cắt ngang giữ nguyên chỉ giới đường đỏ 18m. Hướng cải tạo mặt cắt ngang là ưu tiên phương tiện giao thông phi cơ giới trong đó đường đi bộ 3 làn mỗi bên (2.25m) dải trồng cây xanh 2m, đường xe đạp 1 làn mỗi bên rộng 1.5m, đường xe cơ giới 2 làn rộng 7.0m. Hình 3.24: Đề xuất tổ cải tạo mặt cắt ngang đường Lạch Tray, Đà Nẵng - Đối với tuyến đường Lạch Tray (xem hình 3.24) chỉ giới đường đỏ là 22m trong đó hè đường mỗi bên 2m lòng đường 18m tiến hành tổ chức lại mặt cắt ngang giữ nguyên chỉ giới đường đỏ 26m. Hướng cải tạo mặt cắt ngang là ưu tiên phương tiện giao thông phi cơ giới trong đó đường đi bộ 4 làn mỗi bên (3.0m) dải trồng cây xanh 2m, đường xe đạp 2 làn mỗi bên rộng 2.5m, đường xe cơ giới 2 làn rộng 7.0m. - Đối với tuyến đường Đà Nẵng (xem hình 3.24) chỉ giới đường đỏ là 18m trong đó hè đường mỗi bên 2.50m lòng đường 13.0m tiến hành tổ chức lại mặt cắt ngang giữ nguyên chỉ giới đường đỏ 18m. Hướng cải tạo mặt cắt ngang là ưu tiên phương PL-23 tiện giao thông phi cơ giới trong đó đường đi bộ 3 làn mỗi bên (2.25m) dải trồng cây xanh 2m, đường xe đạp 1 làn mỗi bên rộng 1.5m, đường xe cơ giới 2 làn rộng 7.0m. Hình 3.25: Đề xuất cải tạo đường Trần Nguyên Hãn, Lê Hồng Phong - Đối với tuyến đường Trần Nguyên Hãn (xem hình 3.25) chỉ giới đường đỏ là 22m trong đó hè đường mỗi bên 5.0m lòng đường 12.0m tiến hành tổ chức lại mặt cắt ngang giữ nguyên chỉ giới đường đỏ 22m. Hướng cải tạo mặt cắt ngang là ưu tiên phương tiện giao thông phi cơ giới trong đó đường đi bộ 4 làn mỗi bên (3.0m) dải trồng cây xanh 2m, đường xe đạp 2 làn mỗi bên rộng 2.5m, đường xe cơ giới 2 làn rộng 7.0m. - Đối với tuyến đường Lê Hồng Phong (xem hình 3.25) chỉ giới đường đỏ là 64m trong đó hè đường mỗi bên 10.0m lòng đường 10.5+7.0m mỗi bên, dải phân cách giữa 3m dải phân cách bên 3m. Đây là trục đường chính đô thị tiến hành tổ chức lại mặt cắt ngang giữ nguyên chỉ giới đường đỏ 64m. Hướng cải tạo mặt cắt ngang là ưu tiên phương tiện giao thông phi cơ giới trong đó đường đi bộ 6 làn mỗi bên (4.50m) dải trồng cây xanh 2m, đường xe đạp 2 làn mỗi bên rộng 3.0m, đường xe cơ giới 3 làn rộng 11.5m mỗi bên, ở 2 bên tổ chức đường riêng cho GTCC và xe máy chiều rộng 6.0m. Ở dải phân cách giữa quy hoạch đường sắt trên cao kết nối với hệ thống xe buýt và phương tiện giao thông phi cơ giới. - Đối với tuyến đường Trường Chinh (xem hình 3.26) chỉ giới đường đỏ là 32m trong đó hè đường mỗi bên 5.0m lòng đường 22.0m tiến hành tổ chức lại mặt cắt ngang giữ nguyên chỉ giới đường đỏ 32m. Hướng cải tạo mặt cắt ngang là ưu tiên PL-24 phương tiện giao thông phi cơ giới trong đó đường đi bộ 4 làn mỗi bên (3.0m) dải trồng cây xanh 2m, đường xe đạp 2 làn mỗi bên rộng 2.5m, đường xe cơ giới 4 làn hai chiều rộng 14.0m, dải phân cách giữa rộng 2m. Hình 3.26: Đề xuất cải tạo đường Trường Chinh, Đường 353 đi Đồ Sơn - Đối với tuyến đường 353 (xem hình 3.26) chỉ giới đường đỏ là 44m trong đó hè đường mỗi bên 5.50m lòng đường 11.5m mỗi bên, dải phân cách giữa 10m. Với chức năng là đường chính đô thị tiến hành tổ chức lại mặt cắt ngang giữ nguyên chỉ giới đường đỏ 44m. Hướng cải tạo mặt cắt ngang là ưu tiên phương tiện giao thông phi cơ giới trong đó đường đi bộ 6 làn mỗi bên (4.50m) dải trồng cây xanh 2m, đường xe đạp 2 làn mỗi bên rộng 3.0m, đường xe cơ giới 3 làn rộng 10.5m mỗi bên trong đó làn ngoài cùng là làn GTCC, dải phân cách giữa rộng 3m. - Tuyến vành đai 1 và các đường chính đô thị có đường sắt đô thị (xem hình 3.27) thiết kế tuyến đường sắt đi trên cao ở dải phân cách giữa. Hè đường thiết kế rộng 8,0m trong đó có 4 làn đi bộ rộng 3m, dải trồng cây xanh 2m, 2 làn đường xe đạp rộng 3,0m. Phần đường dành riêng cho xe buýt 2 bên đường kết hợp với xe máy rộng 5,5m. Đường xe cơ giới 4 làn hai chiều rộng 7,5m mỗi bên. - Tuyến vành đai 2 đoạn mở rộng và các đường trục chính đô thị, có đường sắt đô thị thiết kế tuyến đường sắt đi trên cao ở dải phân cách giữa. Dải phân cách giữa rộng 4m, dải phân cách bên mỗi bên rộng 2m. Phần đường dành riêng cho xe buýt 2 bên đường kết hợp với xe máy rộng 6,0m. Đường xe cơ giới 4 làn hai chiều rộng 7,5m mỗi bên. Hè đường thiết kế rộng 8,0m trong đó có 4 làn đi bộ rộng 3m, dải PL-25 trồng cây xanh 2m, 2 làn đường xe đạp rộng 3,0m (xem hình 3.28). Hình 3.27: Đề xuất thiết kế mặt cắt ngang trục đường VĐ1 đoạn mở rộng đường chính đô thị Hình 3.28: Đề xuất thiết kế mặt cắt ngang trục đường VĐ2 đoạn mở rộng đường, trục chính đô thị Hình 3.29: Đề xuất thiết kế mặt cắt ngang đường liên khu vực. - Các đường liên khu vực quy hoạch mới (xem hình 3.29) tác giả đề xuất hè đường thiết kế rộng 7.5m trong đó có 4 làn đi bộ rộng 3m, dải trồng cây xanh 2m, 2 làn đường xe đạp rộng 2.50m. Đường xe cơ giới 6 làn hai chiều rộng 10.5m mỗi bên, 2 làn ngoài cùng là làn xe buýt, dải phân cách giữa rộng 3.0m. PL-26 Hình 3.30: Đề xuất thiết kế mặt cắt ngang đường cấp nội bộ và cấp khu vực Hình 3.31: Đề xuất thiết kế mặt cắt ngang đường cấp III, IV, V, VI - Các đường cấp khu vực (xem hình 3.30) quy hoạch mới đề xuất chiều rộng tối thiểu 22m trong đó hè đường 5m bố trí 4 làn đi bộ, dải cây xanh rộng 2m, phần đường xe đạp 2 làn xe rộng 2.5m mỗi chiều, lòng đường 2 làn xe cơ giới rộng 7.0m. - Các đường cấp nội bộ (xem hình 3.30) quy hoạch mới tác giả đề xuất chiều rộng tối thiểu 20m trong đó hè đường 5m bố trí 4 làn đi bộ, dải cây xanh rộng 2m, phần PL-27 đường xe đạp 1 làn xe rộng 1.5m mỗi chiều, lòng đường 2 làn xe cơ giới rộng 7.0m. - Đối với các tuyến đường cấp III (xem hình 3.31 khi phát triển sẽ là đường cấp liên khu vực, chính khu vực) vận tốc thiết kế là 80km/h mặt cắt ngang tác giả đề xuất như sau: Đường gồm 2 làn xe hai chiều vận tốc thiết kế 80km/h bề rộng 1 làn xe là 3.50m, lề đường 2 bên rộng 3m. Hành lang an toàn hai bên rộng từ 13-19m, phần hành lang an toàn sau khi phát triển thành đường đô thị sẽ cải tạo lại mặt cắt ngang và trên đó thiết kế đường cho GTCC, đi bộ và xe đạp. - Đối với các tuyến đường cấp IV-VI (xem hình 3.31 khi phát triển sẽ là đường cấp khu vực và nội bộ) vận tốc thiết kế là 30-60km/h mặt cắt ngang tác giả đề xuất như sau: Đường gồm 2 làn xe hai chiều vận tốc thiết kế 30-60km/h bề rộng 1 làn xe là 3.00m, lề đường 2 bên rộng 1.5m. Hành lang an toàn hai bên rộng từ 4-20.5m, phần hành lang an toàn sau khi phát triển thành đường khu vực và nội bộ sẽ cải tạo lại mặt cắt ngang và trên đó thiết kế đường cho người đi bộ và xe đạp.
File đính kèm:
- luan_an_quy_hoach_phat_trien_mang_luoi_duong_do_thi_thanh_ph.pdf
- 02_TomTatTiengViet.pdf
- 03_TomTatTiengAnh.pdf
- 04_Nhung dong gop moi cua luan an (ban tieng Viet).pdf
- 05_Nhung dong gop moi cua luan an (ban tieng Anh).pdf