Luận án So sánh kết quả của phẫu thuật cắt đại tràng ở bệnh nhân có và không có chuẩn bị đại tràng trước mổ
Chuẩn bị đại tràng (CBĐT) trước mổ cắt đại tràng chương trình được
xem là một trong những khâu quan trọng trong phẫu thuật đại trực tràng trong
hơn một thế kỷ. CBĐT được cho là làm giảm khối lượng phân trong lòng ruột
và từ đó làm giảm lượng vi khuẩn trong lòng ruột. Với những tác dụng đó,
CBĐT trước mổ có thể giúp làm giảm biến chứng nhiễm trùng sau mổ như
bục xì miệng nối. Tuy nhiên, tất cả các lý thuyết trên đều dựa trên kinh
nghiệm lâm sàng và các ý kiến của chuyên gia.
Nghiên cứu đầu tiên về ích lợi của CBĐT trước mổ đã được thực hiện
từ năm 1972 [8], [82]. Kể từ đó, có rất nhiều nghiên cứu bao gồm hơn 14
nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng đa và đơn trung tâm, hơn 8
phân tích gộp thực hiện tại vài chục trung tâm khác nhau với hơn vài nghìn
bệnh nhân. Tuy nhiên, các tác giả đưa ra những bằng chứng mức độ I cho
thấy CBĐT trước mổ không làm giảm tỉ lệ biến chứng sau mổ bao gồm cả
biến chứng bục xì miệng nối [23], [25], [29], [34], [46], [57].
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án So sánh kết quả của phẫu thuật cắt đại tràng ở bệnh nhân có và không có chuẩn bị đại tràng trước mổ
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH MAI PHAN TƢỜNG ANH SO SÁNH KẾT QUẢ CỦA PHẪU THUẬT CẮT ĐẠI TRÀNG Ở BỆNH NHÂN CÓ VÀ KHÔNG CÓ CHUẨN BỊ ĐẠI TRÀNG TRƢỚC MỔ Chuyên ngành: Ngoại tiêu hóa Mã số: 62720125 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN VĂN HẢI PGS.TS. NGUYỄN TRUNG TÍN Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2018 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nghiên cứu sinh Mai Phan Tường Anh ii MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan ...................................................................................................... i Mục lục .............................................................................................................. ii Danh mục các chữ viết tắt ................................................................................ iv Bảng đối chiếu danh pháp Anh – Việt .............................................................. v Danh mục các bảng .......................................................................................... vi Danh mục các hình ........................................................................................... ix ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................ 4 1.1. Chuẩn bị đại tràng trước mổ .................................................................... 4 1.2. Phẫu thuật cắt đại tràng .......................................................................... 15 1.3. Các biến chứng liên quan đến miệng nối đại tràng ................................ 21 1.4. Các biến chứng sau mổ khác .................................................................. 29 1.5. Các nghiên cứu ảnh hưởng của chuẩn bị đại tràng trước mổ lên lành miệng nối và nhiễm trùng vùng mổ ....................................................... 34 CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 40 2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................. 40 2.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 42 2.3. Biến số nghiên cứu ................................................................................. 46 2.4. Phương pháp hạn chế sai lệch ................................................................ 54 2.5. Phương pháp quản lý và phân tích số liệu ............................................. 56 2.6. Đạo đức nghiên cứu ............................................................................... 58 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 60 3.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu và tính tương đồng của hai nhóm nghiên cứu .............................................................................................. 60 iii 3.2 So sánh tỉ lệ bục xì miệng nối giữa hai nhóm ........................................ 69 3.3 So sánh tỉ lệ nhiễm trùng vùng mổ giữa hai nhóm ................................ 74 3.4 So sánh tỉ lệ biến chứng ngoài bụng, thời gian nằm viện và tử vong giữa hai nhóm ......................................................................................... 79 CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................ 89 4.1 Cỡ mẫu và cách cbđt so với các nghiên cứu khác ................................. 89 4.2 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu và tính tương đồng của hai nhóm 92 4.3 So sánh tỉ lệ bục xì miệng nối giữa hai nhóm ...................................... 104 4.4 So sánh tỉ lệ nhiễm trùng vùng mổ giữa hai nhóm .............................. 110 4.5 So sánh tỉ lệ biến chứng ngoài miệng nối, thời gian nằm viện và tử vong giữa hai nhóm ..................................................................... 116 4.6 Hạn chế của nghiên cứu ....................................................................... 120 KẾT LUẬN .................................................................................................. 121 KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 122 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa CBĐT Chuẩn bị đại tràng DL Dẫn lưu ĐLC Độ lệch chuẩn KS Kháng sinh NTVM Nhiễm trùng vùng mổ TB Trung bình v BẢNG ĐỐI CHIẾU DANH PHÁP ANH – VIỆT Chữ viết tắt Chữ gốc – Nghĩa CDC Centers for Disease Control and Prevention: Cơ quan kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ ERAS Enhanced recovery after surgery: phục hồi sớm sau mổ GIST RCT Gastro intestinal stromal tumor: u mô đệm đường tiêu hóa Randomizied controlled trial: thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng SCFA Short chain fatty acid: a xít béo chuỗi ngắn vi DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1: Thang điểm DULK giúp chẩn đoán sớm xì miệng nối .................. 24 Bảng 1.2: Thang điểm DULK cải biên giúp chẩn đoán sớm xì miệng nối .... 25 Bảng 1.3: Tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm trùng vùng mổ theo Cơ quan kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ ....................................................................... 30 Bảng 1.4: Bảng tóm tắt các nghiên cứu so sánh tỉ lệ bục xì miệng nối và nhiễm trùng vết mổ ở hai nhóm có và không có CBĐT trước mổ. 39 Bảng 2.1: Định nghĩa biến số .......................................................................... 47 Bảng 3.1: So sánh đặc điểm trước mổ trong hai nhóm đối tượng .................. 60 Bảng 3.2: So sánh đặc điểm trong mổ trong hai nhóm đối tượng .................. 63 Bảng 3.3: So sánh đặc điểm sau mổ trong hai nhóm đối tượng ..................... 66 Bảng 3.4: Đặc điểm kết cuộc phẫu thuật ........................................................ 68 Bảng 3.5: Tỉ lệ bục xì miệng nối của hai nhóm đối tượng ............................. 69 Bảng 3.6: Mối liên quan giữa đặc điểm trước mổ của đối tượng nghiên cứu với biến chứng tại miệng nối trong hai nhóm đối tượng ................ 69 Bảng 3.7: Mối liên quan giữa đặc điểm trong mổ với biến chứng tại miệng nối trong hai nhóm đối tượng ................................................................ 72 Bảng 3.8: Mối liên quan giữa đặc điểm sau mổ với biến chứng tại miệng nối trong hai phương pháp can thiệp .................................................... 73 Bảng 3.9: Tỉ lệ nhiễm trùng vùng mổ ở nhóm có và không có CBĐT trước mổ .......................................................................................... 74 Bảng 3.10: Phân loại nhiễm trùng vùng mổ ................................................... 74 Bảng 3.11: Mối liên quan giữa đặc điểm trước mổ với nhiễm trùng vùng mổ trong hai phương pháp can thiệp .................................................... 75 Bảng 3.12: Mối liên quan giữa đặc điểm trong mổ với nhiễm trùng vùng mổ trong hai phương pháp can thiệp .................................................... 77 vii Bảng 3.13: Mối liên quan giữa đặc điểm sau mổ với nhiễm trùng vùng mổ trong hai phương pháp can thiệp .................................................... 78 Bảng 3.14: Tỉ lệ biến chứng ngoài bụng ở hai nhóm can thiệp ...................... 79 Bảng 3.15: Đặc điểm đối tượng nghiên cứu với biến chứng ngoài bụng trong hai phương pháp can thiệp .............................................................. 80 Bảng 3.16: Mối liên quan giữa đặc điểm đối tượng nghiên cứu với thời gian nằm viện trong hai phương pháp can thiệp ..................................... 82 Bảng 3.17: Mối liên quan giữa đặc điểm bệnh nhân trước mổ với thời gian nằm viện trong hai phương pháp can thiệp ..................................... 83 Bảng 3.18: Mối liên quan giữa đặc điểm trong mổ với biến chứng ngoài bụng trong hai phương pháp can thiệp .................................................... 85 Bảng 3.19: Mối liên quan giữa đặc điểm trong mổ với thời gian nằm viện ... 86 Bảng 3.20: Mối liên quan giữa đặc điểm sau mổ với biến chứng ngoài bụng trong hai phương pháp can thiệp .................................................... 87 Bảng 3.21: Mối liên quan giữa đặc điểm bệnh nhân sau mổ với thời gian nằm viện trong hai phương pháp can thiệp ............................................. 88 Bảng 4.1: Cỡ mẫu các nghiên cứu trước đây .................................................. 90 Bảng 4.2: Các phương pháp CBĐT của các nghiên cứu trước ....................... 91 Bảng 4.3: Tỉ lệ phần trăm các loại miệng nối trong nghiên cứu trước đây .... 97 Bảng 4.4: Cách sử dụng kháng sinh trong các nghiên cứu trước đây ........... 100 Bảng 4.5: Định nghĩa và tỉ lệ nhiễm trùng vết mổ/vùng mổ trong các nghiên cứu trước đây .................................................................... 111 Bảng 4.6: Thời gian nằm viện của nghiên cứu trước đây và nghiên cứu chúng tôi ........................................................................................ 117 viii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Trang Biểu đồ 2.1: Lưu đồ nghiên cứu ...................................................................... 45 Biểu đồ 3.1: Thời gian cho ăn lại ở hai nhóm can thiệp ................................. 66 Biểu đồ 3.2: Phần trăm số trường hợp dùng kháng sinh theo ngày ở hai nhóm có và không có CBĐT .......................................................... 67 Biểu đồ 4.1: Tỉ lệ bục xì miệng nối của các nghiên cứu trước đây và của chúng tôi ........................................................................................ 105 ix DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 1.1: Hình ảnh loét dạng áp-tơ tại đại tràng chậu hông nhìn thấy trên nội soi đại tràng sau khi chuẩn bị bằng Sodium phosphate. ........... 10 Hình 1.2: Hình ảnh ghi nhận tại đại tràng xích ma sau khi CBĐT bằng Sodium Phosphate. .......................................................................... 11 Hình 1.3: Cắt đại tràng phải. ........................................................................... 18 Hình 1.4: Cắt đại tràng trái. ............................................................................. 19 Hình 1.5: Cắt gần toàn bộ đại tràng. ............................................................... 19 Hình 1.6: Phân loại nhiễm trùng vùng mổ theo Cơ quan kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ. ........................................................................................... 30 Hình 3.1: Còn phân cục mềm tại chỗ cắt nối .................................................. 64 Hình 3.2: Còn phân lỏng tại chỗ cắt nối ......................................................... 65 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Chuẩn bị đại tràng (CBĐT) trước mổ cắt đại tràng chương trình được xem là một trong những khâu quan trọng trong phẫu thuật đại trực tràng trong hơn một thế kỷ. CBĐT được cho là làm giảm khối lượng phân trong lòng ruột và từ đó làm giảm lượng vi khuẩn trong lòng ruột. Với những tác dụng đó, CBĐT trước mổ có thể giúp làm giảm biến chứng nhiễm trùng sau mổ như bục xì miệng nối. Tuy nhiên, tất cả các lý thuyết trên đều dựa trên kinh nghiệm lâm sàng và các ý kiến của chuyên gia. Nghiên cứu đầu tiên về ích lợi của CBĐT trước mổ đã được thực hiện từ năm 1972 [8], [82]. Kể từ đó, có rất nhiều nghiên cứu bao gồm hơn 14 nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng đa và đơn trung tâm, hơn 8 phân tích gộp thực hiện tại vài chục trung tâm khác nhau với hơn vài nghìn bệnh nhân. Tuy nhiên, các tác giả đưa ra những bằng chứng mức độ I cho thấy CBĐT trước mổ không làm giảm tỉ lệ biến chứng sau mổ bao gồm cả biến chứng bục xì miệng nối [23], [25], [29], [34], [46], [57]. Với xu hướng giúp bệnh nhân phục hồi sớm sau mổ đại tràng nhằm giảm tỉ lệ biến chứng sau mổ cũng như tiết kiệm chi phí, các bệnh viện trên thế giới đang dần đưa phác đồ giúp bệnh nhân phục hồi sớm sau mổ đại trực tràng (ERAS – Enhanced Recovery After Surgery) vào thực hành. Trong phác đồ này, việc CBĐT trước mổ không chỉ không được khuyến cáo mà còn xem như là yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến sự phục hồi của bệnh nhân sau mổ xét về khía cạnh biến chứng lẫn thời gian nằm viện [36]. Điều nghịch lý là mặc dù với những bằng chứng y học thuyết phục nói trên, thái độ thực hành của phẫu thuật viên đại trực tràng đối với CBĐT trước mổ trong thực tế lại không thay đổi nhiều. Một khảo sát tại Hoa Kỳ năm 2003 2 cho thấy 99% phẫu thuật viên được hỏi vẫn sử dụng CBĐT truớc mổ [117]. Một nghiên cứu năm 2006 tại 295 bệnh viện tại Châu Âu và Mỹ với 1082 bệnh nhân cho thấy có 86% - 97% bệnh nhân được CBĐT trước mổ [46]. Những khảo sát này cho thấy sự khác biệt rất lớn giữa những bằng chứng y học và thực hành lâm sàng của phẫu thuật viên. Có lẽ việc tiếp cận các chứng cứ y khoa còn ít hoặc đơn giản là không muốn thay đổi thói quen bao đời nay là các lý do để giải thích cho hiện tượng trên. Ngoài ra, kết cuộc điều trị có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố kỹ thuật, sinh lý khác nhau mà không hẳn do có hay không có CBĐT. Việt Nam cũng không nằm ngoài các xu hướng thực hành lâm sàng trên thế giới. Phẫu thuật viên đại trực tràng hầu hết vẫn cho rằng CBĐT trước mổ là một tiêu chuẩn bắt buộc. Mặc dù có một nghiên cứu chứng minh có thể cắt đại tràng trái và nối ngay trong tình huống cấp cứu mà không cần rửa đại tràng trong mổ (một hình thức CBĐT) nhưng vẫn đảm bảo an toàn, hiệu quả và khả thi [2], [4]. Thế nhưng, hiện vẫn chỉ có trung tâm hiện nay của nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu đánh giá vai trò của CBĐT trước phẫu thuật đại tràng chương trình (mổ phiên) để giúp gợi ý thay đổi thực sự trong việc có hay không cần làm sạch đại tràng trước mổ [1], [3], [5]. Từ đó, việc thực hiện một nghiên cứu qui mô, hợp lý để đánh giá hiệu quả của CBĐT so với không CBĐT về khía cạnh biến chứng tại miệng nối và ngoài miệng nối sau mổ cần được đặt ra. 3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Có hay không sự khác biệt về hiệu quả phẫu thuật cắt đại tràng ở bệnh nhân có CBĐT và bệnh nhân không CBĐT trước mổ? MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. So sánh tỉ lệ bục xì miệng nối sau phẫu thuật cắt đại tràng giữa hai nhóm bệnh nhân có và không có CBĐT trước mổ. 2. So sánh tỉ lệ nhiễm trùng vùng mổ, các biến chứng ngoài miệng nối, thời gian nằm viện và tử vong sau phẫu thuật cắt đại tràng giữa hai nhóm bệnh nhân có và không có CBĐT trước mổ. 4 Chapter 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. CHUẨN BỊ ĐẠI TRÀNG TRƢỚC MỔ 1.1.1. Lịch sử và các phương pháp chuẩn bị đại tràng Tại các trung tâm ngoại khoa, đại tràng luôn được chuẩn bị rất sạch trước các phẫu thuật đại trực tràng nhằm giảm các biến chứng nhiễm trùng vùng mổ và bục xì miệng nối. Thói quen này có từ những năm 70 của thế kỷ XX khi những phẫu thuật viên như Cohn, Nichols ... 70. Martinez-Serrano MA, Grande L (2009), ―Management of lower gastrointestinal bleeding after colorectal resection and stapled anastomosis‖, Tech Coloproctol, 13 (1), pp. 49-53. 71. McIntyre A, Young GP (1993), ―Butyrate production from dietary fibre and protection against large bowel cancer in a rat model‖, Gut, 34 (3), pp. 386-391. 72. Meadows JO (1985), ―On the safety of Golytely‖, Gastrointest Endosc, 31 (2), pp. 108. 73. Meisel JL, Rubin CE (1977), ―Human rectal mucosa: proctoscopic and morphological changes caused by laxatives‖, Gastroenterology, 72 (6), pp. 1274-9. 74. Miettinen RP, Paakkonen ME (2000), ―Bowel preparation with oral polyethylene glycol electrolyte solution vsno preparation in elective open colorectal surgery: prospective, randomized study‖, Dis Colon Rectum, 43 (5), pp. 669-75. 75. Miller TE, Mythen M (2015), ―Fluid management and goal-directed therapy as an adjunct to Enhanced Recovery After Surgery (ERAS)‖, Can J Anaesth, 62 (2), pp. 158-68. 76. Moghadamyeghaneh Z, Stamos MJ (2015), ―Nationwide analysis of outcomes of bowel preparation in colon surgery‖, J Am Coll Surg, 220 (5), pp. 912-20. 77. Morris MS, Hawn MT (2015), ―Oral Antibiotic Bowel Preparation Significantly Reduces Surgical Site Infection Rates and Readmission Rates in Elective Colorectal Surgery‖, Ann Surg, 261 (6), pp. 1034-40. 78. Muir EG (1968), ―Safety in colinic resection‖, Proc R Soc Med, 61 (4), pp. 401-408. 79. Murphy MM, Kennedy GD (2016), ―Independent risk factors for prolonged postoperative ileus development‖, J Surg Res, 201 (2), pp. 279-85. 80. Murray AC, Kiran RP (2016), ―Benefit of mechanical bowel preparation prior to elective colorectal surgery: current insights‖, Langenbecks Arch Surg, 401 (5), pp. 573-80. 81. Neutzling CB, Matos D (2012), ―Stapled versus handsewn methods for colorectal anastomosis surgery‖, Cochrane Database Syst Rev, 2, CD003144. 82. Nichols RL, Nyhus LM (1973), ―Effect of preoperative neomycin- erythromycin intestinal preparation on the incidence of infectious complications following colon surgery‖, Ann Surg, 178 (4), pp. 453-62. 83. Nichols RL, Holmes JW (1997), ―Current practices of preoperative bowel preparation among North American colorectal surgeons‖, Clin Infect Dis, 24 (4), pp. 609-19. 84. Oliveira L, Bernstein M (1997), ―Mechanical bowel preparation for elective colorectal surgeryA prospective, randomized, surgeon- blinded trial comparing sodium phosphate and polyethylene glycol- based oral lavage solutions‖, Dis Colon Rectum, 40 (5), pp. 585-91. 85. Park JS, Kang H (2013), ―Multicenter analysis of risk factors for anastomotic leakage after laparoscopic rectal cancer excision: the Korean laparoscopic colorectal surgery study group‖, Ann Surg, 257 (4), pp. 665-71. 86. Pena-Soria MJ, Fernandez-Represa JA (2007), ―Mechanical bowel preparation for elective colorectal surgery with primary intraperitoneal anastomosis by a single surgeon: interim analysis of a prospective single-blinded randomized trial‖, J Gastrointest Surg, 11 (5), pp. 562-7. 87. Pena-Soria MJ, Fernandez-Represa JA (2008), ―Single-blinded randomized trial of mechanical bowel preparation for colon surgery with primary intraperitoneal anastomosis‖, J Gastrointest Surg, 12 (12), pp. 2103-8. 88. Platell C, Makin G (2007), ―The incidence of anastomotic leaks in patients undergoing colorectal surgery‖, Colorectal Dis, 9 (1), pp. 71-9. 89. Platell C, Hall J (1998), ―What is the role of mechanical bowel preparation in patients undergoing colorectal surgery?‖, Dis Colon Rectum, 41 (7), pp. 875-82. 90. Platell C, Hall JC (2001), ―The prevention of wound infection in patients undergoing colorectal surgery‖, J Hosp Infect, 49 (4), pp. 233-8. 91. Pollock AV, Evans M (1987), ―Peroperative lavage of the obstructed left colon to allow safe primary anastomosis‖, Dis Colon Rectum, 30 (3), pp. 171-3. 92. Powell-Tuck J, Hennessy EM (2003), ―A comparison of mid upper arm circumference, body mass index and weight loss as indices of undernutrition in acutely hospitalized patients‖, Clin Nutr, 22 (3), pp. 307-12. 93. Pryor KO, Goldstein PA (2004), ―Surgical site infection and the routine use of perioperative hyperoxia in a general surgical population: a randomized controlled trial‖, JAMA, 291 (1), pp. 79-87. 94. Ram E, Dreznik Z (2005), ―Is mechanical bowel preparation mandatory for elective colon surgery? A prospective randomized study‖, Arch Surg, 140 (3), pp. 285-8. 95. Rejchrt S, Langr F (2004), ―A prospective, observational study of colonic mucosal abnormalities associated with orally administered sodium phosphate for colon cleansing before colonoscopy‖, Gastrointest Endosc, 59 (6), pp. 651-4. 96. Rodriguez-Bigas MA (2017) "Overview of colon resection‖, UpToDate, www.uptodate.com. 97. Saha AK, Banu P (2014), ―Mechanical bowel preparation versus no preparation before colorectal surgery: A randomized prospective trial in a tertiary care institute‖, J Nat Sci Biol Med, 5 (2), pp. 421- 4. 98. Sakata T (1987), ―Stimulatory effect of short-chain fatty acids on epithelial cell proliferation in the rat intestine: a possible explanation for trophic effects of fermentable fibre, gut microbes and luminal trophic factors‖, Br J Nutr, 58 (1), pp. 95-103. 99. Sasaki J, Uchida E (2012), ―Objective assessment of postoperative gastrointestinal motility in elective colonic resection using a radiopaque marker provides an evidence for the abandonment of preoperative mechanical bowel preparation‖, J Nippon Med Sch, 79 (4), pp. 259-66. 100. Scabini S, Ferrando V (2010), ―Colon and rectal surgery for cancer without mechanical bowel preparation: one-center randomized prospective trial‖, World J Surg Oncol, 8, pp. 35. 101. Scarborough JE, Migaly J (2015), ―Combined Mechanical and Oral Antibiotic Bowel Preparation Reduces Incisional Surgical Site Infection and Anastomotic Leak Rates After Elective Colorectal Resection: An Analysis of Colectomy-Targeted ACS NSQIP‖, Ann Surg, 262 (2), pp. 331-7. 102. Schrock TR, Dunphy JE (1973), ―Factor contributing to leakage of colonic anastomoses‖, Ann Surg, 177 (5), pp. 513-8. 103. Slieker JC, Lange JF (2012), ―Long-term and perioperative corticosteroids in anastomotic leakage: a prospective study of 259 left-sided colorectal anastomoses‖, Arch Surg, 147 (5), pp. 447-52. 104. Solla JA, Rothenberger DA (1990), ―Preoperative bowel preparationA survey of colon and rectal surgeons‖, Dis Colon Rectum, 33 (2), pp. 154-9. 105. Tahirkheli MUI Shukr I, Iqbal RA (2013), ―Anastomotic leak in prepared versus unprepared bowel‖, Gomal J Med Sci, 11, pp. 73-7. 106. Tang R, Wang JY (2001), ―Risk factors for surgical site infection after elective resection of the colon and rectum: a single-center prospective study of 2,809 consecutive patients‖, Ann Surg, 234 (2), pp. 181-9. 107. Thomas G, Isenberg JI (1982), ―Patient acceptance and effectiveness of a balanced lavage solution (Golytely) versus the standard preparation for colonoscopy‖, Gastroenterology, 82 (3), pp. 435-7. 108. Van't Sant HP, Contant CM (2012), ―The influence of mechanical bowel preparation in elective colorectal surgery for diverticulitis‖, Tech Coloproctol, 16 (4), pp. 309-14. 109. van Geldere D, Boom RP (2002), ―Complications after colorectal surgery without mechanical bowel preparation‖, J Am Coll Surg, 194 (1), pp. 40-7. 110. Vlot J, Bax KN (2013), ―Optimizing working-space in laparoscopy: measuring the effect of mechanical bowel preparation in a porcine model‖, Surg Endosc, 27 (6), pp. 1980-5. 111. Watts DA, Ghosh S (2002), ―Endoscopic and histologic features of sodium phosphate bowel preparation-induced colonic ulceration: case report and review‖, Gastrointest Endosc, 55 (4), pp. 584-7. 112. Wolters U, Pichlmaier H (1994), ―Prospective randomized study of preoperative bowel cleansing for patients undergoing colorectal surgery‖, Br J Surg, 81 (4), pp. 598-600. 113. Yoshioka K, Keighley MR (2000), ―Randomized trial of oral sodium phosphate compared with oral sodium picosulphate (Picolax) for elective colorectal surgery and colonoscopy‖, Dig Surg, 17 (1), pp. 66-70. 114. Zmora O, Ayalon A (2006), ―Is mechanical bowel preparation mandatory for left-sided colonic anastomosis? Results of a prospective randomized trial‖, Tech Coloproctol, 10 (2), pp. 131-5. 115. Zmora O, Ayalon A (2003), ―Colon and rectal surgery without mechanical bowel preparation: a randomized prospective trial‖, Ann Surg, 237 (3), pp. 363-7. 116. Zmora O, Wexner SD (2001), ―Bowel preparation for colorectal surgery‖, Dis Colon Rectum, 44 (10), pp. 1537-49. 117. Zmora O, Weiss EG (2003), ―Trends in preparation for colorectal surgery: survey of the members of the American Society of Colon and Rectal Surgeons‖, Am Surg, 69 (2), pp. 150-4. 118. Zwas FR, Eisen RN (1996), ―Colonic mucosal abnormalities associated with oral sodium phosphate solution‖, Gastrointest Endosc, 43 (5), pp. 463-6. PHỤ LỤC 1: BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU 1. Số nhập viện: 2. Nhóm đối tượng: 1 Có chuẩn bị 0 Không chuẩn bị 3. Giới tính: 1 Nam 0 Nữ 4. Năm sinh: ____________ 5. Ngày nhập viện: ____/____/________ Ngày mổ: ____/____/________ 6. Ngày xuất viện: ____/____/________ 7. Chiều cao (cm): _____________ Cân nặng (kg): ___________ 8. Chẩn đoán trước mổ: 1 Ung thư 2 Túi thừa 3 Polyp 0 Khác 9. Cận lâm sàng Albumin (g/L) : ______________ Hemoglobin (g/L) : ______________ Ure : ______________ Na : ______________ K : ______________ Cl : ______________ 10. Bệnh kèm theo: 0 không 1 ĐTĐ 2 THA 3 bệnh MV 4 suy tim 5 Kháng đông 6 COPD/hen PQ/Lao cũ 7 suy thận 8 xơ gan 9 khác 11. Phẫu thuật viên: 1 H 2 S 3 T 4 L 5 TA 6 N 7 Kh 8 Khac 12. Loại phẫu thuật: 1 Hở 2 Nội soi 3 Chuyển hở 13. Lý do chuyển mổ hở 1 Chảy máu 2 U to 3 Thiết bị trục trặc 4 Kỹ thuật hạn chế 5 Xì phân 14. Kỹ thuật 1 Cắt đt T 2 Cắt đt P 3 Cắt đt P mở rộng 4 Cắt đt ngang 5 Cắt đt xichma 15. Phân tại chỗ cắt nối 0 sạch 1 Lỏng 2 Cục 3 Sệt 16. Miệng nối 1 1 lớp 2 2 lớp 17. Thời gian mổ (phút): _________ 18. Giai đoạn ung thư trước mổ: 19. Giai đoạn ung thư sau mổ: 20. Kháng sinh: 1 dự phòng 2 điều trị 21. Số ngày dùng kháng sinh (ngày): ___________ 22. Loại kháng sinh chính trước mổ: 0 Cepha 1 1 Cepha 2 2 Cepha 3 3 -penem 4 Tazocine 5 Khác 23. Loại kháng sinh chính sau mổ: 0 Cepha 1 1 Cepha 2 2 Cepha 3 3 -penem 4 Tazocine 5 Khác 24. Loại kháng sinh phụ 1: 1 Metro 2 Khác 25. Loại kháng sinh phụ 2: 1 Aminoglycoside 2 Khác 26. Loại kháng sinh phụ sau mổ 1: 1 Metro 2 Khác 27. Loại kháng sinh phụ sau mổ 2: 1 Aminoglycoside 2 Khác 28. Thời điểm rút thông mũi dd: ____/____/______ 29. Thời điểm cho ăn/uống lại: ____/____/______ 30. Thời điểm rút ống DL: 31. Thời điểm trung tiện lại: 32. Biến chứng ngoài bụng: 0 không 1 Hô hấp 2 Tim mạch 3 Nhiễm trùng tiểu 4 Khác 33. Biến chứng tại miệng nối: 0 không 1 Xì miệng nối khi mổ lại 2 Xì phân qua ODL 34. Nhiễm trùng vết mổ: 0 không 1 Độ 1 2 Độ 2 3 Độ 3 4 Độ 4 0 Áp-xe trong bụng 35. Tử vong trong vòng 30 ngày sau mổ 1 Có 0 Không PHỤ LỤC 2: PHIẾU CUNG CẤP THÔNG TIN VÀ ĐƠN TÌNH NGUYỆN THAM GIA NGHIÊN CỨU CHO BỆNH NHÂN NGƢỜI LỚN Mã nghiên cứu: Họ tên tắt bệnh nhân: Mã thu nhận: Tên nghiên cứu: SO SÁNH KẾT QUẢ PHẪU THUẬT CẮT ĐẠI TRÀNG Ở BỆNH NHÂN CÓ VÀ KHÔNG CÓ CHUẨN BỊ ĐẠI TRÀNG TRƯỚC MỔ Chúng tôi kính mời Ông/Bà tham gia một nghiên cứu lâm sàng vì Ông/Bà đang được chuẩn bị để mổ cắt đại tràng. Hầu hết các bệnh viện trên thế giới đều không cần rửa ruột (sau đây sẽ gọi là chuẩn bị đại tràng) trước mổ và việc không cần chuẩn bị đại tràng giúp tránh được nhiều phiền toái như bị tiêu chảy, mất nước, mệt mỏi khi. Tuy nhiên tại Việt Nam vẫn còn thực hiện việc chuẩn bị đại tràng trước khi mổ nên nghiên cứu được tiến hành để đánh giá tính an toàn và hiệu quả của việc không cần chuẩn bị đại tràng trước mổ đại tràng. Việc không cần chuẩn bị đại tràng trước mổ đã được áp dụng rông rãi trên thếgiới. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc không cần chuẩn bị đại tràng có hiệu quả tương tự việc có chuẩn bị đại tràng về khía cạnh nhiễm trùng vết mổ và việc có hay có chuẩn bị đại tràng trước mổ không ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật cắt đại tràng. Có khoảng 180 bệnh nhân khác cũng như Ông/Bà sẽ tham gia nghiên cứu này ĐIỀU GÌ SẼ XẢY RA VỚI TÔI NẾU TÔI THAM GIA? Ông/Bà sẽ được bốc thăm chia nhóm. Tùy theo kết quả bốc thăm ông bà sẽ được chúng tôi chuẩn bị mổ theo hai cách: có chuẩn bị đại tràng và không có chuẩn bị đại tràng. Bác sĩ sẽ theo dõi Ông/Bà trong suốt nghiên cứu và hầu như không thay đổi cách điều trị sau mổ dù Ông/Bà có hay không có được chuẩn bị đại tràng. Tại bất kỳ thời điểm nào trong quá trình nghiên cứu, Ông/Bà có quyền rút khỏi đánh giá và/hoặc điều trị của nghiên cứu. Điều này sẽ không ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc của Ông/Bà. Nếu Ông/Bà dừng tham gia nghiên cứu hoàn toàn, Ông/Bà cần thực hiện các thủ tục mà bác sĩ nghiên cứu cho là cần thiết. Từ lúc này, việc liên lạc và thu thập thông tin vềÔng/Bà sẽ chấm dứt. Nghiên cứu có thểkết thúc nếu bệnh nhân không được bảo đảm an toàn. Nghiên cứu cũng có thể dừng lại tại bệnh viện mà Ông/Bà tham gia nếu có vi phạm quy định. NHỮNG TÁC DỤNG PHỤ, NGUY CƠ VÀ KHÓ CHỊU CÓ THỂ GẶP KHI THAM GIA NGHIÊN CỨU LÀ GÌ? Nếu Ông/bà thuộc nhóm không chuẩn bị đại tràng thì không có tác dụng phụ gì liên quan đến thuốc CBĐT trong nghiên cứu. Nếu Ông/Bà thuộc nhóm có CBĐT thì sẽ có thể có các tác dụng phụ của thuốc chuẩn bị đại tràng. NHỮNG LỢI ÍCH CÓ THỂ CÓ KHI THAM GIA NGHIÊN CỨU LÀ GÌ? Dù không đảm bảo chắc chắn nhưng chúng tôi hy vọng những điều trị của nghiên cứu sẽ có ích cho Ông/Bà. Những thông tin chúng tôi có được từ nghiên cứu này có thể giúp chúng tôi điều trị tốt hơn cho những bệnh nhân cần mổ đại tràng sau này. ĐIỀU GÌ XẢY RA NẾU CÓ NHỮNG THÔNG TIN MỚI? Chúng tôi sẽ thông báo với Ông/Bà nếu có bất kỳ thông tin mới nào về quy trình chuẩn bị đại tràng trước mổ dù cho nó có thể ảnh hưởng đến quyết định của Ông/Bà vềviệc tiếp tục tham gia nghiên cứu. TUYÊN BỐ ĐỒNG Y THAM GIA __________________ _____________ Chữ ký của bệnh nhân Ngày và thời gian ký tên Bệnh nhân ký tên và tự ghi ngày ______________________________________________________________ Họ tên của bệnh nhân (CHỮ IN HOA) ___________________________ ________ _________________ Chữ ký của nhân viên thảo luận Ngày và thời gian ký tên Đơn tình nguyện tham gia _____________________________________________________________ Họ tên của nhân viên thảo luận đơn tình nguyện tham gia (CHỮ IN HOA) PHỤ LỤC 3: DANH SÁCH ĐỐI TƢỢNG THAM GIA NGHIÊN CỨU PHỤ LỤC 4: QUYẾT ĐỊNH THÔNG QUA HỘI ĐỒNG Y ĐỨC
File đính kèm:
- luan_an_so_sanh_ket_qua_cua_phau_thuat_cat_dai_trang_o_benh.pdf